Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI XÃ HỘI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.66 KB, 39 trang )

HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
1. Khái niệm hành động xã hội
2. Các đặc điểm của hành động xã hội
3. Cấu trúc của hành động xã hội
4. Phân loại hành động xã hội
5. Những yếu tố quy định hành động xã hội


HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
Khái niệm
Max Weber
Hành động xã hội là hành động được
chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ
quan nào đó, là hành động có tính đến
hành vi của người khác và vì vậy
được định hướng tới người khác,
trong đường lối, quá trình của nó.
1.


4.Phân loại hành động xã hội
Hành động cảm xúc (duy cảm)
Hành động mang tính truyền thống

M.Weber
Hành động duy lý giá trị
Hành động hợp lý mục đích (duy lý công cụ)


-


Hành động duy cảm: Là hành động của con
người thực hiện theo cảm xúc nhất thời: sự
tự hào, sự yêu thương, sự căm giận…

-

Hành động mang tính truyền thống: là hành
động cá nhân thực hiện theo phong tục tập
quán, truyền thống văn hóa. VD: tục lệ ma
chay, cưới hỏi…


-

Hành động duy lý giá trị: là hành động của cá
nhân con người hướng tới các giá trị xã hội.
Trong đời sống thông qua tương tác xã hội từ
đời này sang đời khác, đã hình thành nên
một hệ giá trị xã hội. VD: sự giàu có, sức
khỏe, sự hiếu thảo…

-

Hành động duy lý công cụ: là hành động mà
cá nhân phải lựa chọn kỹ lưỡng để đạt mục
tiêu. VD: hoạt động kinh tế, quân sự….


I. VỊ THẾ XÃ HỘI
1.


Khái niệm
- Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng đều có
nhiều mối quan hệ xã hội và trong từng mối
quan hệ, cá nhân đều có vị thế xã hội nhất
định giúp người khác biết cá nhân đó là ai
trong xã hội.


1. Khái niệm
* Lintơn:
Vị thế
trí tương
của
một cá
Vị thế
xã xã
hộihộilàlàvịvị trí
xã hộiđối
với
những
nhân trong bối cảnh xã hội giới hạn nhất định, mà
trách
quyền
từ
đó cónhiệm
những và
kỳ vọng
về lợi
vai gắn

trò. kèm theo.

Nói VỊ
cách
khác,
vị
thế

hội
chính

một
TRÍ
ĐỊA VỊ
khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí cùng
* Nhàvới
xã những
hội học quyền
J.H.Fischer:
Vịnghĩa
thế là vụ
vị trítương
của
lợi

một người trong cơ cấu tổ chức xã hội theo sự
ứng.
thẩm định, đánh giá của
xã hội.



2. Các loại vị thế

Lintơn

• Vị thế gán cho
• Vị thế đạt được
• Vị thế vừa gán cho vừa đạt được


3. Các thành tố của vị thế xã hội
Các yếu tố sinh học
Trình độ học vấn

Thành tố
của vị thế
xã hội

Nghề nghiệp
Tài sản
Chức vụ
Dòng dõi


Yếu tố sinh học
+ Giới tính
+ Sắc đẹp
+ Tuổi tác
+ 1 số năng khiếu khác
 Trình độ học vấn

Ngày nay, nền kinh tế tri thức đóng vai trò chủ
đạo thì việc cá nhân tham gia vào hoạt động
xã hội với những vị thế nhất định luôn gắn
với trình độ học vấn.
Những người có trình độ học vấn cao thì có vị
thế xã hội cao








Nghề nghiệp
Của cải vật chất dưới các hình thức là một
tiêu chuẩn của vị thế xã hội. Đó là một đơn
vị, là cơ sở đánh giá một cách khách quan về
vị thế xã hội. Tài sản ở đây bao gồm đất đai,
nhà máy,….
Chức vụ
Tiêu chuẩn quan trọng của vị thế. Người có
chức vụ cao thì có vị thế xã hội cao




Dòng dõi
Một người sinh ra trong một gia đình danh
giá hay không cũng có một giá trị nào đó về

mặt xã hội, dù đó là một xã hội dân chủ nhất.
“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa”


II. Vai trò xã hội
1. Khái niệm
* I.Robertsons: “Vai trò là một tập hợp các chuẩn
mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với
một vị thế nhất định.”
* I.H.Fischer: “Vai trò là những hành động, hành
vi ứng xử, những khuôn mẫu tác phong mà xã
hội chờ đợi hay đời hỏi ở một người hay một
nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở
vị thế của họ.”


III. Mối quan hệ của vị thế xã hội và
vai trò xã hội

VỊ THẾ XÃ HỘI

VAI TRÒ XÃ HỘI


Vị thế quy định vai trò:
 Vị thế là cơ sở để xác định vai trò của cá nhân.
 Vai trò xã hội nảy sinh trên cơ sở vị thế xã hội
đã được quyết định.
 Một vị thế có thể có nhiều vai trò, nhiều vị thế

dẫn đến nhiều vai trò.
 Vị thế thường ổn định hơn vai trò.
 Vị thế như thế nào thì vai trò như thế ấy, vị thế
biến đổi thì vai trò biến đổi theo, vị thế càng
cao vai trò càng quan trọng.


Sự tác động trở lại của vai trò đối với vị thế:
Việc thực hiện tốt hay không tốt vai trò đều
ảnh hưởng đến vị thế xã hội của các cá nhân
theo các hướng sau:
+ Thăng tiến vị thế
+ Giữ nguyên vị thế
+ Suy giảm vị thế
+ Triệt tiêu hoàn toàn vị thế


VĂN HÓA
1. Khái niệm
2. Cơ cấu của văn hóa
3. Tiểu văn hóa và phản văn hóa
4. Đặc điểm của văn hóa
5. Các loại hình văn hóa
6. Các lý thuyết về văn hóa




Các nhà Triết học: “Văn hóa là toàn bộ
những giá trị vật chất, tinh thần do con người

tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội
và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự
phát triển của lịch sử xã hội.”



Chủ nghĩa Mác: “Văn hóa là một bộ phận
của kiến trúc thượng tầng, có liên hệ trực
tiếp và tác động mạnh mẽ trở lại với cơ sở
hạ tầng.”


Dưới góc độ xã hội học, “Văn hóa là những
chân lý, những giá trị, những chuẩn mực,
những mục tiêu mà con người chia sẻ với
nhau trong tương tác trải qua thời gian”.

Văn hoá được xem là sản phẩm của con
người, là cách quan niệm cuộc sống, tổ
chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy.


2. Cơ cấu của văn hóa
Giá trị

Mục tiêu

VĂN HÓA

Chân lý


Chuẩn mực


2.1. GIÁ TRỊ
Giá trị được hiểu là điều mà các thành viên
trong xã hội, trong một nhóm, một cộng đồng
cho là tốt, đẹp, đúng, nên, đáng có, là quan
trọng để hướng dẫn cho hành động của cá
nhân, để cá nhân dựa vào đó mà suy nghĩ,
ứng xử.


2.2. CHUẨN MỰC
Chuẩn mực là những quy tắc của ứng xử,
chúng quy định hành vi của con người là tốt
hay xấu, là thích hợp hay không thích hợp, là
nên làm hay không nên làm và cần phải xử
sự như thế nào cho đúng trong các tình
hưống khác nhau.


2.3. CHÂN LÝ
Có nhiều quan niệm khác nhau về chân lý như
“Chân lý là tính chính xác, rõ ràng của tư
duy”, “Chân lý là những nguyên lý được
nhiều người tán thành và thừa nhận”.
Xã hội học quan niệm “Chân lý là những quan
niệm về cái thật và cái đúng”.












Chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua
nhóm người.
Chân lý luôn cụ thể vì hiện thực khách quan là
nguồn gốc của nó.
Chân lý nảy sinh qua thời gian.
Mỗi thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có
các chân lý khác nhau.
Mỗi nền văn hóa đều có quan niệm về cái thật,
cái đúng khác nhau. Do đó có cái là chân lý với
nền văn hóa này nhưng không phải là chân lý
với nền văn hóa kia.


Nhờ vào chân lý mà các thành viên hợp tác
được với nhau, và nhờ vào những quan niệm
họ phân biệt được cái gì là đúng, cái gì là
sai. Nhờ đó họ điều chỉnh hành vi trong hoạt
động cùng với những người khác mình.

Ví dụ: Người Việt Nam sang sống ở Anh hay

Côlômbia đều phải thích nghi và tuân thủ
những quy định riêng của họ.


×