Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Nâng Cao Hiệu Quả Lồng Ghép Giáo Dục Kĩ Năng Sống Ở Trường Tiểu Học Trong Giai Đoạn Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 13 trang )

Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

PHÒNG GD-ĐT TP PHAN RANG THÁP CHÀM
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HẢI

NĂM HỌC : 2016– 2017
ĐỀ TÀI

Họ và tên tác giả: TRƯƠNG ĐỖ VIÊN
Chức vụ : Giáo viên
Lĩnh vực công tác : Giảng dạy tiểu học
Lĩnh vực sáng kiến: Chuyên môn

Mỹ Hải, ngày 28 tháng 2 năm 2017
1

Trương Đỗ Viên


Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Người xưa thường nói: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ”. Ai cũng biết
câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người phải học
để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn
minh.
Đặc biệt, lứa tuổi tiểu học, học sinh cần rèn, uốn nắn từng li từng tí vì các


em dễ bắt chước người khác cả cái tốt lẫn cái xấu. Điều này vừa là một lợi thế
cũng là mối nguy hiểm đối với các em. Mà vai trò của nhà trường cũng như
giáo viên chủ nhiệm là giáo dục các em về mọi mặt. Vì thế chúng ta cần định
hướng cho học sinh tới những cái tốt, rèn cho các em sự giao tiếp để học sinh có
thể tự tin hơn. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là
yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của
trẻ.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc dạy cho học sinh nên người thực
sự là một thách thức. Xung quanh các em luôn bị hấp dẫn bởi các chương trình
ti-vi với đầy rẫy những bộ phim đầy ắp các cảnh quay bạo lực, sex, lừa lọc;
chưa đủ còn có cả game online, internet đã thâm nhiễm vào suy nghĩ, hành động
non nớt của các em.
Để chọn lọc lại, trẻ cần được trang bị các nhóm kỹ năng như: nhóm kĩ
năng làm chủ bản thân, nhóm kĩ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh và
xã hội và nhóm kĩ năng ứng phó một cách có hiệu quả.
Nếu học sinh không được va chạm với thực tế, dù cho được học nhiều kỹ
năng đến đâu, các em sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp
lý. Mặt khác, khi các em đã được trang bị các kĩ năng cần thiết thì sẽ dễ dàng

2

Trương Đỗ Viên


Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

cho việc học tập, giao tiếp được thuận lợi từ đó mang lại lợi ích cho bản thân và
cho xã hội
Chính những lý do trên đã phát sinh trong tôi ý tưởng cần nghiên cứu về đề
tài “Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong

giai đoạn hiện nay”.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Phân loại kĩ năng sống :
a. Khái niệm kĩ năng sống:
Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một
hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công
việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc
đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con
người. KNS bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của
con người. KNS có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc
rèn luyện của con người.
Cần rèn KNS cho học sinh
- Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen, biết cách
đối diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập cũng
như trong mọi hoạt động khác. Giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự
tin vào bản thân, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng diễn đạt, thuyết
phục, hình thành lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, tương thân tương
ái, biết chia sẻ, giúp đỡ người khác. Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp
mỗi người đạt được thành công trong đời.
- Việc học kỹ năng sống không chỉ quan trọng đối với học sinh ở thành
phố hay các vùng nông thôn. Mà đó là điều cần thiết cho tất cả các em. Chỉ khi
được trang bị kỹ năng sống một cách đầy đủ các em mới có thể học và phát triển
toàn diện. Chúng ta nắm bắt được tâm sinh lý phát triển của các em. Gia đình và
nhà trường là môi trường giáo dục cần thiết nhất cho việc học tập và phát triển
nhân cách của trẻ. Vậy nên giáo dục kỹ năng sống là điều hết sức cần thiết.
3

Trương Đỗ Viên



Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

b. Phân loại kỹ năng sống:
Trong các chương trình giáo dục kĩ năng sống cho HSTH , người ta nhắc đến
những nhóm kỹ năng sống sau đây:
*Nhóm kĩ năng nhận thức:
- Nhận thức bản thân.
- Xây dựng kế hoạch.
- Kĩ năng học và tự học
- Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo.
- Giải quyết vấn đề
* Nhóm kĩ năng xã hội:
- Kĩ năng giao tiếp .
- Kĩ năng thuyết trình và nói được đám đông.
- Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.
- Kĩ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội)
* Nhóm kĩ năng quản lý bản thân:
- Kĩ năng làm chủ.
- Quản lý thời gian
- Giải trí lành mạnh
*Nhóm kĩ năng giao tiếp
- Xác định đối tượng giao tiếp
- Xác định nội dung và hình thức giao tiếp
*Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực:
- Phòng chống xâm hại thân thể.
- Phòng chống bạo lực học đường.
- Phòng chống bạo lực gia đình.
- Tránh tác động xấu từ bạn bè.
2. Một số biện pháp để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống :

a. Các nguyên tắc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:

4

Trương Đỗ Viên


Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Nguyên tắc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống

Trải nghiệm

Kỹ năng sống
chỉ được hình
thành
khi
người học trải
nghiệm qua
thực tế và nó
trở thành kĩ
năng khi các
em được làm
việc đó.

Thay đổi
hành vi

Tương tác


Một số kĩ năng sẽ
được hình thành tốt
chỉ khi các em tương
tác với bạn bè và
những người xung
quanh. Tạo điều kiện
để các em có cơ hội
thể hiện ý kiến của
mình và xem xét ý
kiến
của
người
khác...

Chúng ta không thể
giáo dục kỹ năng
sống trong một lần
mà kỹ năng sống là
cả một quá trình từ
nhận thức- hình
thành thái độ- thay
đổi hành vi. Thay
đổi hành vi của một
con người đặc biệt
trở thành hành vi
tốt là quá trình khó
khăn.

Môi trường và
thời gian

Giáo dục kỹ năng
sống phải được
thực hiện trong
mọi môi trường
như gia đình, nhà
trường, xã hội và
được thực hiện
mọi lúc mọi nơi;
vì thế cần tạo điều
kiện tối đa cho HS
tham gia vào các
tình huống thật
trong cuộc sống.

b. Một số biện pháp rèn luyện KNS cho học sinh tiểu học :
- Trong thực tế các KN này được đưa vào mục tiêu cụ thdể từng môn học, bài
học mà tập trung nhiều nhất là môn Đạo đức,Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội hay
Khoa học. Muốn có hiệu quả cao, chúng ta cần tổ chức tốt các biện pháp sau:
+ Dùng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo
của học sinh gắn với thực tiễn, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực,
hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở
thân thiện của lớp, của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các
em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn
hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy KNS cho các em.
Tạo được sự thân thiện, hợp tác, các giao tiếp ứng xử trong giờ học giữa giáo

5

Trương Đỗ Viên



Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

viên và học sinh, học sinh và học sinh, động viên, tạo cơ hội cho mọi đối tượng
học sinh cùng tham gia.

Giờ Kĩ thuật : Bài Điều kiện ngoại cảnh của
cây rau, hoa
( Các em đang đóng vai là không khí, nước,
ánh sáng,... cần cho cây rau hoa. Nhóm này
có vài em chưa mạnh dạn, nhưng khi cho thể
hiện vai diễn các em rất thoải mái, tự tin và
tiếp thu bài học dễ dàng hơn)

Tiết Địa lý, bài 8 : Đồng bằng Nam Bộ (t2)
(Với NV3 : Làm hướng dẫn viên du lịch. Việc
các nhóm thảo luận và giới thiệu trước lớp
những hình ảnh, những hiểu biết về đồng
bằng Nam Bộ đã kích thích sự chủ động,
phát huy tính sáng tạo, tích cực, hứng thú
trong học tập của các em ;tạo cơ hội cho HS
được chia sẻ hiểu biết, vốn sống từ thực tế
lẫn bài học.)

+ Trong giảng dạy môn Đạo đức, cần chú ý hình thành các hành vi đạo đức ở
tiết 2. Rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc và phục vụ bản thân, biết
lễ phép, hiếu thảo và vệ sinh cá nhân.Rèn kĩ năng trình bày ý kiến, thể hiện sự tự
tin, giao tiếp, ứng xử với mọi người.

Hình ảnh các nhóm thể hiện đóng vai trong giờ Đạo đức


6

Trương Đỗ Viên


Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

+ Có thể lồng ghép rèn luyện kĩ năng sống vào hoạt động ngoại khóa hằng
tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân
gian vào trường học để rèn luyện KNS cho HS.

Hình ảnh tập hát, múa biểu diễn chuẩn bị chohoạt động ngoại khóa tháng 11

Hình ảnh các em đang chơi trò chơi dân gian

Hình ảnh các em đang trang trí cành hoa
trong HĐNK tháng 1

Những hoạt động trên đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến
thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, đồng thời phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui, biết
thêm và vận dụng nhiều kiến thức.
+ Tổ chức linh hoạt các buổi chào cờ đầu tuần. Làm sao để mục tiêu buổi chào
cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong
7

Trương Đỗ Viên



Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới của BGH nhà trường mà cần thay đổi hình
thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.
Chẳng hạn như để các em giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ,
kể chuyện, câu đố, trò chơi… do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ
và hướng dẫn của GVCN.
+ Xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn. Và cần chú trọng việc tạo
môi trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như các câu khẩu hiệu ở các cây
xanh, bồn hoa, trong lớp học để thông qua đó mà giáo dục ý thức BVMT ở các
em.
+ Cũng không thể bỏ qua việc phối kết hợp với gia đình, các tổ chức xã
hội trong và ngoài nhà trường để cùng góp phần giáo dục KNS cho các em.

Hình ảnh các em đang làm vệ sinh sân trường và Đài liệt sĩ
(Sự phối hợp giữa Liên đội trường và Đoàn Thanh niên phường Mỹ Hải, nhằm GDKN chăm sóc,
vệ sinh trường lớp, Đài liệt sĩ, cũng là hoạt động tưởng nhớ,biết ơn công lao của các liệt sĩ)

Hình ảnh các em đang
viếng Đài liệt sĩ phường, thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
8

Trương Đỗ Viên


Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

+ Ngoài ra, với học sinh tiểu học, các em luôn luôn nghe lời và tin tưởng
những gì thầy cô dạy bảo, vậy nên thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo

đức, mẫu mực về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm.
c. Một số biện pháp để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
c.1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học:
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh đạo đức càng đi xuống theo
lứa tuổi phát triển. Biểu hiện ở chỗ thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỉ luật
của nhà trường, sống không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc
Việt Nam, gian lận trong học tập và thi cử....Đó là những biểu hiện đáng lo ngại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng một nguyên nhân được coi
là nguồn gốc sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng sống là
một nội dung rất quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện
của một nền giáo dục tiên tiến.
Vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học
là một nội dung quan trọng mà bất cứ trường học nào cũng phải đề cập đến.
Thông qua nội dung bài học, cách tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên hình
thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống như: quan sát, nhận xét, giao
tiếp, phân tích, ....Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học được thực
hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục, nhưng
không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kinh nghiệm sống vào nội dung các môn
học và hoạt động giáo dục một cách quá tải, mà theo một cách tiếp cận mới: đó
là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội
cho học sinh thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Từ đó
lồng ghép một cách nhẹ nhàng những kinh nghiệm sống vào bài học đến từng
đối tượng học sinh. Trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học thông qua các môn học cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của
các em bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không nên áp đặt, không
nên phê bình khi các em làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ

9

Trương Đỗ Viên



Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện
mình.
Và trong chương trình giáo dục tiểu học vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh tiểu học được thể hiện rõ nhất trong một số phân môn như: Tiếng Việt,
Đạo đức, Tự nhiên và xã hội hay Khoa học.
* Cách thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống:
Dù là môn học nào, khi tiến hành giáo dục KNS cho học sinh cũng cần
tiến hành các bước như sau:

Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống

10

Trương Đỗ Viên


Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt:
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển
ở học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt
góp phần rèn luyện thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã
hội và con người. Kĩ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là kĩ
năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung
quanh, tự nhận thức, ra quyết định. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, có

nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kĩ năng giao
tiếp xã hội như: lập danh sách học sinh, lập thời gian biểu, viết nhắn tin, viết
thư, làm biên bản cuộc họp, ...
Khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của môn Tiếng Việt không
chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp của
giáo viên. Để hình thành các kiến thức và kĩ năng mà chương trình môn Tiếng
Việt đặt ra với học sinh Tiểu học, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương
pháp dạy phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh như: thực hành
giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp
tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi - đáp...Thông qua các hoạt động học
tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng
vai... HS có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kinh nghiệm sống cần thiết.
Ví dụ : Tiếng Việt, bài 7B : Thế giới ước mơ, tiết 2,
Với mục tiêu kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng, GV dẫn dắt HS
khám phá từ NV1 : “đọc tên truyện, xem tranh và phần lời dưới mỗi tranh” đã
kích thích sự tò mò của HS về câu chuyện mới này. Rồi lại kết nối từ NV1 đến
NV2 bằng cách kể câu chuyện cho HS nghe. Tiếp đến HD các nhóm thảo luận
về nội dung câu chuyện (NV3). Và cuối cùng các nhóm tập kể câu chuyện
thông qua phương pháp làm việc nhóm(NV4), NV4 này không chỉ cho HS được
thực hành mà các em có thể sáng tạo lời kể, ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ theo cách
của mình.Thông qua cách chia sẻ thông tin, nhận xét bạn giúp học sinh rèn kĩ

11

Trương Đỗ Viên


Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

năng phân tích, phán đoán tình huống xảy ra trong câu chuyện, có cơ hội phát

triển tư duy sáng tạo để hoàn thành câu chuyện theo ý diễn đạt cá nhân mà vẫn
đảm bảo nội dung, đồng thời cũng giúp các em thể hiện sự tự tin, mạnh dạn khi
kể chuyện, trình bày trước tập thể.
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức:
Vốn dĩ môn Đạo đức đã hàm chứa nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng
sống như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông, bà, cha, mẹ, anh chị em, bạn bè,
thầy cô giáo và mọi người xung quanh), kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ
năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi, kĩ năng giữ gìn vệ
sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ và tự quản lý thời gian, kĩ năng thu thập và xử
lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở cộng đồng có
liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Tiểu học trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ
năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng
xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy
cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương, đất
nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ
động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, tiết
kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh,...để trở thành người con ngoan trong gia
đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội.
Khả năng hình thành và giáo dục các kĩ năng sống cho HS của môn Đạo
đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện ở phương pháp
dạy học đặc trưng của môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở
thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của HS, phương pháp dạy học
môn Đạo đức đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS. Quá trình dạy học tiết Đạo đức là quá trình tổ chức cho HS
thực hiện các hoạt động học tập phong phú đa dạng như: kể chuyện theo tranh,
quan sát tranh ảnh, phân tích, xử lý tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm,
múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh....Thông qua các hoạt động đó sự tương tác giữa GV

12


Trương Đỗ Viên


Sáng kiến : Nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

- HS, HS - HS được tăng cường và HS có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức
mới. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, bao gồm
nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án;
giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, ....Và thông qua việc sử dụng
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, HS đã được tạo cơ hội để thực
hành, trải nghiệm, nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Tuỳ từng
bài học, chúng ta nên giáo dục kĩ năng phù hợp cho các em.
Ví dụ : Đạo đức, bài 3 : Biết bày tỏ ý kiến
Nhờ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật nói cách khác các em
được rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, ý kiến thông qua bài tập 1,2,3 sgk.
Cũng như phương pháp đóng vai giúp các em được hợp tác, giao tiếp ứng xử
trong giờ học, rèn kĩ năng lắng nghe tích cực.

Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />
Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />Tải tài liệu bản đầy đủ tại: />------------------------------------------------------

Tổng Hợp Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sư Phạm:
/>
13

Trương Đỗ Viên




×