Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

NHỮNG LỢI ÍCH CẦN BIẾT KHI CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG TỪ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ SANG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.51 KB, 19 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

NHỮNG LỢI ÍCH CẦN BIẾT
KHI CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG
TỪ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ SANG
DOANH NGHIỆP

Quảng Nam, tháng 11 năm 2017


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BKHCN

Bộ Khoa học Công nghệ

BNV

Bộ Nội vụ

BTC

Bộ Tài chính

CP

Chính phủ

DN



Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTGT

Giá trị gia tăng



Nghị định

QH

Quốc hội



Quyết định

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


TTg

Thủ tướng

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân

VND

Việt Nam đồng

1


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày
12/6/2017;
2. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
3. Luật Doanh nghiệp số 68/2015/QH13 ngày 26/11/2014;
4. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
5. Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

6. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
7. Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ
về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
8. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính
phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu;
9. Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về Hỗ
trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
10. Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ về
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017;
11. Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
12. Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày
01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại
các Nghị định quy định về thuế;
2


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

13. Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày
26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp;
14. Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số
12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa
đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014,
Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số
151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;
15. Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân
hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt
Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu
cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế;
16. Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của Ngân
hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định
số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
17. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân
hàng Nhà nước Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;
18. Thông tư số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của
liên Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài Chính và Nội Vụ về hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính
phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

3


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

19. Văn bản số 5396/BTC-TCT ngày 25/4/2017 của Bộ Tài chính
về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp;
20. Công văn số 5294/NHNN-TD ngày 20/8/2012 về việc cho
vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra và Công
văn số 8062/NHNN-TD ngày 31/10/2014 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam về việc cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia

cầm, cá tra và tôm;
21. Quyết định số 1425/QĐ-NHNN ngày 07/7/2017 của Ngân
hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng
Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực,
ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016;
22. Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Thống đốc
NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số
30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ;
23. Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của
UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy chế quản lý kinh phí
khuyến công, quy định mức ngân sách hỗ trợ và nhiệm vụ chi ngân
sách địa phương cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.

4


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

II. LỢI ÍCH CHUNG
Hộ kinh doanh cá thể khi chuyển đổi loại hình hoạt động sang doanh
nghiệp sẽ:
1. Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được tự do kinh
doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm;
2. Nhà nước bảo hộ quyền kinh doanh, bảo hộ thương hiệu, bảo
đảm tính pháp lý khi giao kết hợp đồng, tạo uy tín trong kinh doanh,
giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh;

3. Được tự do kinh doanh, áp dụng các mô hình quản trị hiệu quả,
ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch và giải quyết các thủ
tục hành chính;
4. Dễ dàng hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
5. Không giới hạn số thành viên/ cổ đông góp vốn, không giới
hạn số lượng lao động;
6. Được thuê đất mở rộng sản xuất kinh doanh, được tiếp cận và
hưởng các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp của nhà nước
(hỗ trợ tín dụng, đào tạo lao động, chính sách miễn giảm thuế, thuê
đất,...);
7. Được lựa chọn phương pháp tính thuế, khai thuế, tự chủ quản
lý hóa đơn, chứng từ; được xuất hóa đơn giá trị gia tăng; minh bạch,
rõ ràng khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế.

5


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

III. LỢI ÍCH CỤ THỂ
1. Về tín dụng
Pháp nhân là doanh nghiệp sẽ:
- Được tiếp cận nhiều chương trình tín dụng ưu đãi1;
- Khoản chi phí trả lãi vay sẽ tính vào chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế TNDN2.
Pháp nhân là doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi
tín dụng sau:
1.1. Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn3
a. Lĩnh vực hoạt động được hỗ trợ:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn (không bao

gồm kinh doanh bất động sản, khai khoáng, sản xuất thủy điện, nhiệt điện);
- Hoạt động cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất
nông nghiệp và hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các
sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
b. Nội dung hỗ trợ:
- Được vay không có tài sản đảm bảo từ 50 triệu đồng đến 3 tỷ đồng;
- Được vay không có tài sản đảm bảo tối đa từ 70% đến 80% giá
trị dự án, phương án vay phát triển nông nghiệp theo mô hình liên
kết, ứng dụng công nghệ cao;

1

Khoản 3 điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016

2

Văn bản số 5396/BTC-TCT ngày 25/4/2017

3

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015

6


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

- Lãi suất vay theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và tổ chức tín
dụng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
từng thời kỳ;

- Khi mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình
thành từ nguồn vốn vay, được giảm lãi suất vay với mức tối thiểu
0,2%/năm so với lãi suất của các khoản vay cùng loại và có thời hạn
tương ứng.
1.2. Hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực,
ngành kinh tế
a. Lĩnh vực, ngành kinh tế được hỗ trợ:
- Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính
phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định
tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
- Trợ giúp phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
theo quy định của Chính phủ;
- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính
phủ;
- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
theo quy định của Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn
Luật công nghệ cao.
b. Nội dung hỗ trợ:
Mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là
6,5%/năm4.
4

Khoản 1 điều 1 Quyết định số 1425/QĐ-NHNN ngày 07/7/2017

7


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động


1.3. Chính sách hỗ trợ khác
- Lĩnh vực giảm tổn thất trong nông nghiệp: Được vay tối đa
100% giá trị hàng hóa và được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong hai
năm đầu, 50% trong năm thứ ba đối với các khoản vay dài hạn, trung
hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy móc, thiết bị nhằm
giảm tổn thất trong nông nghiệp. Đồng thời được hỗ trợ phần chênh
lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung
hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị
giảm tổn thất trong nông nghiệp5.
- Lĩnh vực phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra
và tôm: Lãi suất ngắn hạn tối đa 7%/năm6.
- Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
sạch: Cho vay đối với các nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn bằng
đồng Việt Nam với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến
1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn của
ngân hàng thương mại7.
1.4. Các chương trình, gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi
nghiệp
- Tại Vietinbank: Chương trình “Kết nối Ngân hàng - Doanh
nghiệp” lãi suất từ 4,3-8,5%/năm; Lãi suất nhỏ cho ước mơ lớn, Hợp
tác vươn xa, tiếp sức thành công DNNVV lãi suất từ 5,8-8,5%/năm.
- Tại Vietcombank: Gói tín dụng “An tâm lãi suất” từ 8,6%10%/năm; Chương trình cho vay trung, dài hạn VND lãi suất cố định
5

Điều 1, điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-Ttg ngày 14/11/2013

6


Công văn số 8062/NHNN-TD ngày 31/10/2014

7

Điều 3 Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017

8


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

từ 1 năm đến 5 năm, năm 2017 lãi suất từ 7,6%-10,3%/năm.
- Tại BIDV: Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đồng hành cùng khách
hàng doanh nghiệp lớn lãi suất 5%/năm.
- Tại Sacombank: Có “Nguồn ưu đãi dành cho khách hàng doanh
nghiệp mới” lãi suất 3 tháng đầu từ 7,8-8,5%/năm; Nguồn ưu đãi
dành cho khách hàng VIP lãi suất 3 tháng đầu: 7,3- 8,5%/năm.
- Tại Eximbank: Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp dành cho
DNNVV lãi suất 6 tháng đầu lãi suất 8,5%/năm; Tài trợ mua xe ô tô với
lãi suất ưu đãi dành cho DN lãi suất 8,5%/năm 12 tháng đầu; Hợp tác
toàn diện lãi suất điều hòa nội bộ áp dụng + Biên độ 1,75%/ năm; Tiếp
vốn DN lãi suất điều hòa nội bộ áp dụng + Biên độ 2%/ năm.
- Tại DongA bank: Gói “Tri ân khách hàng 2017” lãi suất từ 5,58%/năm...
2. Về thực hiện nghĩa vụ thuế
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp chỉ phát sinh thuế TNDN phải nộp khi thu nhập
tính thuế lớn hơn 0, trường hợp trong kỳ tính thuế bị lỗ (doanh thu
lớn hơn chi phí) thì khi đó, doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế
TNDN.
- Ưu đãi thuế TNDN 8(áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện

chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp theo kê khai)
Tùy theo địa bàn kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh, doanh
nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi về thuế TNDN: Thuế suất 10%, 15%
8

Chương VI Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014; Thông tư số 96/2015/TTBTC ngày 22/6/2015

9


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

hoặc 20% trên thu nhập chịu thuế trong thời hạn 10 năm, 15 năm
hoặc trong suốt thời gian hoạt động; được miễn thuế trong thời gian 2
năm và được giảm 50% trong 4 năm tiếp theo hoặc miễn thuế trong
thời gian 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo kể từ ngày có thu
nhập chịu thuế.
2.2. Thuế Giá trị gia tăng
Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 hình thức kê khai: Phương pháp
khấu trừ thuế hay phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu.
- Phương thức khấu trừ:
Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp

=

Số thuế
GTGT đầu ra


-

Số thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ

Trong kỳ tính thuế, nếu có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, thì doanh nghiệp không phải nộp thuế
GTGT cho kỳ tính thuế đó. Chênh lệch số thuế GTGT đầu vào và
đầu ra còn thừa được tiếp tục khấu trừ vào kỳ kê khai thuế tiếp theo.
- Hoàn thuế:
Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh
doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đang
trong giai đoạn đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc
cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) thì doanh nghiệp thực
hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế
GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa
được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT
10


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

cho dự án đầu tư, nếu nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số
thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
Đối với doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất khẩu, sẽ
được hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu; số thuế GTGT đầu vào
của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu sau khi bù trừ với số thuế

GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ
300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu, nếu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
nhân (x) với 10%.
3. Ưu đãi trong một số lĩnh vực hoạt động
Tùy theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp sẽ được hưởng những
chính sách hỗ trợ khác nhau:
3.1. Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại
các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó
khăn. Mức hỗ trợ 8 triệu đồng/doanh nghiệp để lập kế hoạch kinh
doanh và chi phí liên quan đến thành lập doanh nghiệp9.
3.2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải
Đối tượng được phép kinh doanh: Chỉ có doanh nghiệp, hợp tác
xã được kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận
tải khách bằng xe buýt, bằng taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ
theo quy định tại Khoản 2, khoản 3 điều 67 Luật Giao thông đường
bộ 2008.
3.3. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

9

Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND ngày 04/12/2014

11


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ được hưởng các ưu đãi10:

- Thuế TNDN: Áp dụng mức thuế suất TNDN là 10% kể từ khi
được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN; được miễn thuế
TNDN trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9
năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu
thuế;
- Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà;
- Được hưởng chính sách về tín dụng đầu tư phát triển đối với
doanh nghiệp KH&CN có dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng
(bao gồm cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu
tư)11;
- Không phải trả phí dịch vụ tư vấn, đào tạo từ các cơ sở ươm tạo
công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp của Nhà nước; được ưu tiên sử
dụng trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học trong phòng thí
nghiệm trọng điểm, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh
nghiệp, cơ sở nghiên cứu KH&CN của Nhà nước; hưởng các hỗ trợ
ưu đãi từ Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ
quốc gia;
- Được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
tế, khu công nghệ cao cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp
nhất trong khung giá thuê; được chính quyền địa phương cho thuê
đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo khung giá của nhà
nước.

10

Mục III Thông tư số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008

11


Theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006

12


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

4. Hỗ trợ về thủ tục hành chính và các ưu đãi khác khi
chuyển từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp12
4.1. Các hỗ trợ và ưu đãi
1. Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh
nghiệp;
2. Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin
doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh
doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ
phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
3. Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và
chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
4. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy
định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
5. Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật
về đất đai;
6. Sẽ được áp dụng riêng chế độ kế toán đơn giản đối với
DNNVV.
4.2. Về tính pháp lý
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa
toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo
quy định của pháp luật.


12

Điều 16 Luật hỗ trợ DNNVV 2017

13


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

Tóm lại, khi hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể tuy
cũng có một số thuận lợi như: thủ tục cấp phép, thủ tục giải thể đơn
giản, không phải báo cáo khai thuế định kỳ, sổ sách giản đơn,…
Song về lâu dài thì hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp sẽ lợi hơn
nhiều như có cơ hội tiếp cận và hưởng các chương trình, chính sách
hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước như đã nêu trên. Đặc biệt trong bối cảnh
hiện nay, nhà nước đang hoàn thiện để ban hành các chính sách
khuyến khích, hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa đối với doanh nghiệp, tạo
điều kiện để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, vươn ra hội nhập
quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển.
Chuyển đổi hình thức hoạt động từ loại hình hộ kinh doanh cá thể
sang loại hình doanh nghiệp đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ trên
cả nước. Các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh hãy tận dụng cơ
hội này chuyển sang loại hình doanh nghiệp để nâng tầm phát triển
của mình vì sự thịnh vượng chung của tỉnh và của cả nước.

14


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động


15


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

PHỤ TRANG
1. Các kênh thông tin về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp
 Phòng Hợp tác đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: Số 02 Trần Phú, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3810.866
 Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam
Địa chỉ: Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư - 159B Trần Quý Cáp,
P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3815.807
 Trung tâm Thông tin Tư vấn, Hỗ trợ DN NVV – Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Quảng Nam13
Địa chỉ: Số 02 Trần Phú, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3822.889
 Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế - Cục thuế tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 594 Hùng Vương, P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3852.536
 Phòng Tiếp nhận quản lý hồ sơ – Bảo hiểm Xã hội tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 108 Trần Quý Cáp, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3810.009
 Phòng Lao động – Việc làm – Sở Lao Động- Thương binh Xã hội tỉnh
Quảng Nam
Địa chỉ: 11 Nguyễn Chí Thanh, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3852.520
13


Trung tâm cung cấp các dịch vụ nhanh, thuận tiện và hiệu quả trong các lĩnh vực
sau:
- Tư vấn hồ sơ pháp lý về đăng ký thành lập; thay đổi nội dung đăng ký kinh
doanh, tạm ngừng hoạt động… của doanh nghiệp;
- Tư vấn, xúc tiến và hỗ trợ lập hồ sơ, thủ tục đăng ký thực hiện các dự án đầu tư
trong nước và FDI;
- Liên kết hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng
điều hành doanh nghiệp theo nhu cầu.

16


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động
 Phòng Quản lý Thương mại – Sở Công thương tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 7 Trần Hưng Đạo, P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3852.876
2. Các chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp
 Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Địa chỉ: Phòng 1101, Tầng 11, Tòa nhà D25 – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngõ 7 –
Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 043.795.7855, máy lẻ 204/205
Email:
 Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam
Địa chỉ: Số 90 - Phan Bội Châu, Tp Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (0235) 3814.179
Fax: (0235) 3811.825.
Email:
 Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 102 Trần Quý Cáp, Tp Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 02353.859.085



17


Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động

Những lợi ích cần biết khi chuyển đổi loại hình hoạt động
từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp

1. Cơ quan chủ trì
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam
2. Các cơ quan phối hợp
1. Cục thuế tỉnh Quảng Nam
2. Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Quảng Nam
3. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam
4. Sở Công thương tỉnh Quảng Nam
5. Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
7. Các cơ quan khác có liên quan

18



×