Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố việt trì tỉnh phú thọ ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.54 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN TIẾN MINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN TIẾN MINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LÊ


Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN
Luân văn “Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” đƣợc
thực hiện từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014.
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông
tin đã đƣợc chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đƣa vào luận văn theo
đúng quy định.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực
và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Tiến Minh

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng chân thành, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và cán bộ phòng Sau Đại học; Khoa Tâm lý giáo

dục, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên; Các thầy cô giáo đã tham gia quản lý,
giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. NGUYỄN VĂN LÊ,
ngƣời thầy đã hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu cho tác
giả trong suốt quá trình nghiên cứu để bản luận văn này đƣợc hoàn thành.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên
của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Ban Giám hiệu, các tổ trƣởng chuyên môn,
trƣởng các đoàn thể và giáo viên các trƣờng THPT công lập trên địa bàn thành phố
Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ đã cung cấp tƣ liệu, động viên giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
để tác giả hoàn thành bản luận văn.
Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc
sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn
ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 04 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Tiến Minh

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỤC LỤC
Trang bìa phụ


Trang

Lời cam đoan. ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn.. ................................................................................................................. ii
Mục lục........................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. iv
Danh mục các bảng ...................................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................................. vi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................4
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................5
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................5
8. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................6
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KTĐG KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...........................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................7
1.1.1. Ngoài nƣớc: ......................................................................................................7
1.1.2. Trong nƣớc: .......................................................................................................8
1.2. Các khái niệm của đề tài ......................................................................................9
1.2.1. Quản lý ..............................................................................................................9
1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................11
1.2.3. Kiểm tra ...........................................................................................................14
1.2.4. Đánh giá ..........................................................................................................15
1.3. Lý luận về KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT ....................................16
1.3.1. Vị trí, ý nghĩa của kiểm tra đánh giá. ..............................................................16

1.3.2. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT..............19

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1.3.3. Hình thức, phƣơng pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh THPT ....................................................................................................24
1.3.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT .............28
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh THPT .......................................................................................33
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KTĐG KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................37
2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội và giáo dục THPT Thành phố Việt Trì .................37
2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của Thành phố Việt Trì ...........................................37
2.1.2. Tình hình giáo dục THPT Thành Phố Việt Trì ...............................................39
2.2. Thực trạng hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT trên địa
bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ ...................................................................45
2.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của KTĐG kết quả học tập của học sinh ...........47
2.2.2. Thực trạng về hình thức, phƣơng pháp KTĐG quả học tập của học sinh ......49
2.2.3. Thực trạng về các khâu soạn đề kiểm tra ........................................................52
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS THPT ...............54
2.3.1. Thực trạng tổ chức các kỳ KTĐG ...................................................................54
2.3.2. Thực trạng quản lý quy trình KTĐG kết quả học tập của học sinh ................59
2.3.3. Thực trạng quản lý công tác chấm, trả bài và ghi điểm ..................................61
2.4. Đánh giá chung ..................................................................................................62
2.4.1. Ƣu điểm ...........................................................................................................62

2.4.2. Nhƣợc điểm .....................................................................................................62
2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................63
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KTĐG KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ ..................................................................................65
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................65
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo các quy định đã đƣợc ban hành về KTĐG. ...................65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................65

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3.1.3. Nguyên tắc kế thừa và phát triển.....................................................................65
3.1.4. Nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tiễn ....................................................66
3.2. Các biện pháp đề xuất ........................................................................................66
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm
đối với KTĐG kết quả học tập của học sinh cho giáo viên và cán bộ quản lý .........66
3.2.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình KTĐG cho các môn học ................69
3.2.3. Tập huấn kỹ năng xây dựng cấu trúc đề kiểm tra ...........................................79
3.2.4. Tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công
tác KTĐG kết quả học tập của học sinh....................................................................80
3.2.5. Mối liên hệ giữa các biện pháp .......................................................................83
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ..........................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90
PHỤ LỤC


v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nội dung

1

BCH

Ban chấp hành

2

BNV

Bộ nội vụ

3

CNN

Chuẩn nghề nghiệp


4

CNH

Công nghiệp hóa

5

CNTT

Công nghệ thông tin

6

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

7

GV

Giáo viên

8

HĐH

Hiện đại hóa


9

HS

Học sinh

10

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

11

NXB

Nhà xuất bản

12

NV

Nhân viên

13

QLGD

Quản lý giáo dục


14

TTLT

Thông tƣ liên tịch

15

TH

Trung học

16

THCS

Trung học cơ sở

17

THPT

Trung học phổ thông

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Quy mô phát triển số lƣợng học sinh từ năm học 2010 - 2011 đến kỳ
I năm học 2013 - 2014 ......................................................................... 40
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm từ năm học 2010 - 2011 đến hết kỳ I
năm học 2013 - 2014............................................................................ 40
Bảng 2.3: Kết quả xếp loại học lực từ năm học 2010 - 2011 đến hết kỳ I năm
học 2013 – 2014 ................................................................................... 41
Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ CBQL, GV, nhân viên ................................................ 42
Bảng 2.6: Đánh giá của GV về thực trạng sử dụng các phƣơng pháp KTĐG đối
với các bài kiểm tra định kỳ ................................................................. 51
Bảng 2.7: Đánh giá của CBQL, GV về ngân hàng đề kiểm tra ............................. 53
Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL, GV về công tác ra đề kiểm tra ........................... 53
Bảng 2.9: Đánh giá của CBQL, HS về mức độ nghiêm túc trong khi coi kiểm tra........ 56
Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, HS về mức độ phản ánh chất lƣợng của học
sinh qua kết quả kiểm tra.................................................................... 56
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV về khâu chấm, trả bài kiểm tra .................... 57
Bảng 2.12: Đánh giá của học sinh về khâu trả bài kiểm tra .................................. 58
Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL, GV về khâu ghi và quản lý điểm kiểm tra ......... 58
Bảng 2.14: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc tổ chức quản lý
một kỳ KTĐG kết quả học tập của học sinh (%).................................. 59
Bảng 2.15: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc quản lý công
tác chấm, trả bài và ghi điểm ............................................................. 61
Bảng 2.16: Đánh giá của CBQL, GV về những nguyên nhân của những hạn chế
trong hoạt động KTĐG kết học tập của học sinh. ................................ 63
Bảng 3.1: Kế hoạch KTĐG kết quả học tập của học sinh ...................................... 71
Bảng 3.2: Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp ..... 84

v


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc hệ thống quản lý đƣợc đặt trong môi trƣờng quản lý ................ 11
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ biểu diễn sự liên hệ giữa các yếu tố của quản lý giáo dục ............. 13
Sơ đồ 1.3: Cấu trúc hệ thống quản lý KTĐG trong quá trình dạy và học ................. 17
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của CBQL, GV về vai trò hoạt động KTĐG (%) ................ 48
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ áp dụng hình thức, phƣơng
pháp KTĐG (%) ........................................................................................ 50
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của HS về thái độ của GV trong khi coi kiểm tra .................. 55
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .................... 85
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp ............................... 85
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp ................................. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 87

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài




-

-

,“

).
Luật giáo dục năm 2005 của nƣớc ta đã khảng định “Mục tiêu của giáo dục
phổ thông là gúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và
các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cánh và trách
nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào công cuộc lao động,
tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc”. Để đáp ứng đƣợc mục tiêu trên cần có những
biện pháp đổi mới đồng bộ trên tất cả các khâu của quá trình dạy học từ mục tiêu dạy
học, nội dung dạy học, phƣơng pháp dạy học, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản
lý, ngƣời học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, cơ sở vật chất trang thiết bị, nguồn
tài chính…Trong đó, đổi mới KTĐG là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng
lực nhận thức ngƣời học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới
phƣơng pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lƣợng đào tạo con ngƣời
theo mục tiêu giáo dục.
Ở nƣớc ta cải cách giáo dục phổ thông là vấn đề thời sự nóng bỏng. Bốn vấn
đề nổi cộm trong ngành giáo dục đƣợc nhận diện là: chất lƣợng giáo dục chƣa đáp
ứng đƣợc nhu cầu, mất cân đối trong giáo dục, xu hƣớng không lành mạnh trong
giáo dục tăng lên, cuối cùng là cơ sở vật chất còn quá lạc hậu. Trong đó, nhƣ đồng
chí Nguyễn Khoa Điềm phát biểu tại hội nghị lần VI Ban chấp hành trung ƣơng

1


Đảng khóa IX, “chất lƣợng giáo dục vẫn là vấn đề day dứt nhất”. Muốn nâng cao

chất lƣợng và hiệu quả dạy học thì một trong những việc cần làm là phải coi trọng
khâu đánh giá vì đánh giá có vai trò quan trọng nhƣ nội dung. Trong đó, đánh giá
học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng vì học sinh là chủ thể còn nhân cách học sinh
là sản phẩm của quá trình giáo dục. Dù vậy, công tác đánh giá học sinh vẫn chƣa
đƣợc coi trọng đúng mức ở các trƣờng phổ thông. Muốn giải quyết đƣợc vấn đề này,
cần phải xem xét lại mục đích, chức năng, yêu cầu của đánh giá và thực trạng về
nhận thức, hành vi của cả giáo viên và học sinh đối với kiểm tra, đánh giá.
Tuy nhiên, trong nhiều năm thực hiện đổi mới giáo dục đã trôi qua, ngoài
những kết quả đạt đƣợc về quy mô, về đa dạng hoá các loại hình đào tạo, về xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học…thì chất lƣợng giáo dục vẫn là
một vấn đề làm cho chúng ta vẫn phải băn khoăn nhiều nhất. Hiệu quả của đổi mới
phƣơng pháp giáo dục ở nhiều nơi còn quá chênh lệch và không cao mà nguyên nhân
chủ yếu là do nhận thức và đổi mới phƣơng pháp KTĐG còn chƣa cập với đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy “ thi thế nào thì học thế ấy”.
Hiện nay, do nhiều lí do mà việc KTĐG kết quả học tập của học sinh trong các
trƣờng phổ thông, giáo viên chƣa đề cao đến việc KTĐG ở lĩnh vực nhận thức của
học sinh. Nhƣ giáo viên mới chỉ đánh giá để biết đƣợc mức độ tiếp thu kiến thức và
kỹ năng của ngƣời học mà chƣa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc có ý
nghĩa giống với những thách thức đời thƣờng sẽ gặp sau này để xem ngƣời học hình
thành kỹ năng đến mức nào. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng
nhất trong việc đào tạo ở THPT là dạy cách học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh
giá cần đƣợc quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng nhƣ hình thức đánh giá và
đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc “KTĐG của giáo viên phải kích thích được sự
tự KTĐG của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập
và mức độ đạt được mục tiêu dạy học”.
Trong nhà trƣờng hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà
còn dạy học nhƣ thế nào? Tức là muốn nâng cao chất lƣợng dạy và học phải tiến hành
đổi mới phƣơng pháp dạy học, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy và học đã trở thành

2



yêu cầu mang tính cấp bách, là giải pháp đột phá. Tuy nhiên đổi mới phƣơng pháp
dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ từ nội dung chƣơng trình sách giáo
khoa, phƣơng pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh giá chất lƣợng dạy và học. Nhƣ
vậy song song với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học cần đổi mới hoạt động KTĐG.
Bởi lẽ kết quả học tập của học sinh đƣợc đánh giá chính xác qua quá trình kiểm tra sẽ
giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động học, giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy và
nhà quản lý giáo dục có những chỉ đạo kịp thời, quyết định phù hợp để điều chỉnh
hoạt động dạy và học. Còn đánh giá là quá trình hình thành những nhận định về kết
quả công việc dựa vào sự phân tích thông tin thu đƣợc đối chiếu với mục tiêu đề ra.
Đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình đào tạo bởi nó ảnh hƣởng tới toàn bộ quá
trình dạy học.
Hiện nay, vấn đề KTĐG trong thực tiễn dạy học ở bậc THPT phần nào đã đáp
ứng đƣợc nhiệm vụ, vai trò của nó trong quá trình dạy học. Mục đích, nội dung, hình
thức đánh giá đã phản ánh tính toàn diện của quá trình dạy học. Đánh giá đã đƣa ra
nhận xét định tính về kết quả kiểm tra gồm nhiều kiến thức, kỹ năng, góp phần phân
loại HS theo hƣớng điểm số. Đây là mặt mạnh của hệ thống đánh giá hiện hành. Tuy
nhiên việc đánh giá kết quả học tập của HS THPT nhƣ hiện nay vẫn còn một số hạn
chế nhƣ:
- Mục đích đánh giá còn hạn chế, chỉ xác định kết quả của nội dung học tập
đầu vào theo hƣớng chƣơng trình và sách giáo khoa, chƣa tập trung vào năng lực của
HS theo hƣớng mục tiêu đào tạo.
- Nội dung đánh giá dựa theo hƣớng chuẩn kiến thức kỹ năng nhƣng chƣa có
nhiều nội dung đánh giá vận dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống.
- Công cụ đánh giá chƣa thực sự góp phần tạo ra sự phân loại tích cực. Tức là
ít có khả năng phân biệt trình độ của HS khá, gỏi, trung bình, yếu.
- Khâu sử lý kết quả đánh giá còn đơn giản. Chủ yếu đánh giá để cung cấp
thông tin mà chƣa phân tích thông tin để giúp ngƣời học điều chỉnh quá trình học tập,
ngƣời dạy điều chỉnh quá trình dạy cho phù hợp.

- Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng chƣa có những đổi
mới căn bản. Đánh giá kết quả học tập hiện nay chủ yếu dựa trên nội dung (kiến thức,
kỹ năng và thái độ) và quá phụ thuộc vào sách giáo khoa.

3


- Kỹ năng soạn đề kiểm tra chƣa đáp ứng đƣợc việc đổi mới kiểm tra đánh giá,
chủ yếu theo mức độ tái hiện, ít ở mức độ vận dụng.
- Việc đánh giá các môn học (kể cả các môn đánh giá bằng điểm số và các môn
đánh giá bằng nhận xét) nhìn chung còn nặng về điểm số và thành tích chƣa hƣớng
tới đánh giá đƣợc các năng lực, phẩm chất của ngƣời học.
Xuất phát từ những hạn chế về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa
chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ” với mong muốn đóng góp một
số giải pháp nhằm dần khắc phục những hạn chế còn tồn tại ở các trƣờng THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ và đề
xuất một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động này nhằm góp phần nâng cao chất
lƣợng dạy và học ở các trƣờng THPT của địa phƣơng..
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập và chất lƣợng học
thực tế của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT sẽ góp phần
quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn những

tồn tại, những bất cập ảnh hƣởng đến hiệu quả của công tác này. Nếu áp dụng một số
biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT theo hƣớng
nâng cao năng lực và theo một quy trình thống nhất thì sẽ góp phần năng cao hiệu
quả của hoạt động KTĐG, nâng cao chất lƣợng dạy và học ở các trƣờng THPT trên
địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.

4


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của
học sinh THPT.
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của
học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập
của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu công tác quản lý
hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Việt Trì
- Tỉnh Phú Thọ.
- Giới hạn về khách thể khảo sát: Luận văn chỉ khảo sát đối với các bài kiểm
tra 1 tiết trở lên, kiểm tra học kỳ.
- Giới hạn về thời gian và địa điểm
+ Thời gian: Khảo sát và sử dụng số liệu từ năm học 2010 - 2011 trở lại đây.
+ Địa điểm: Các trƣờng THPT công lập trên địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh
Phú Thọ bao gồm: THPT Việt Trì, THPT Công nghiệp Việt Trì, THPT Kỹ Thuật
Việt Trì và THPT Chuyên Hùng Vƣơng.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, sử lý tài liệu. Nghiên cứu các văn kiện, Nghị

định, Chỉ thị của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục; Tiến hành tổng quan các tài liệu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát, điều tra viết, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, nhằm thu thập các số liệu
về quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT theo tiếp cận năng lực.
7.3. Phương pháp khảo nghiệm, thăm dò
Sau khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của
học sinh THPT theo tiếp cận năng lực, đề tài lấy ý kiến của các cấp quản lí, giáo viên
về tính khả thi và hiệu quả của biện pháp này.

5


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc cấu trúc làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh THPT.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.

6


Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KTĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ngoài nước
Ngay từ khi xuất hiện mô hình nhà trƣờng các hình thức KTĐG mức độ của
ngƣời học cũng gia đời. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia có những
hình thức KTĐG khác nhau nhƣng đều đƣa ra những qui định chuẩn, phù hợp với
yêu cầu của xã hội hiện tại. Chẳng hạn: Thời kì phong kiến sử dụng thi, kiểm tra để
đánh giá kết quả của ngƣời học; Thời kì tiền công nghiệp thi, kiểm tra phải phù hợp
với trình độ ngƣời học và coi đó là một cách thức dạy và học, có vai trò khuyến
khích học sinh tích cực, tự giác học tập; Thời kì hậu công nghiệp KTĐG phát triển
theo tiêu chí hƣớng vào mục đích, yêu cầu của chƣơng trình giảng dạy.
Đầu thế kỷ XVI, nhà giáo dục vĩ đại J.A Comenxki (1592-1670) đã đƣa ra mô
hình nhà trƣờng và đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đó là nhà trƣờng đƣợc
phân theo cấp học, bậc học ở những lứa tuổi nhất định; các môn học trong nhà
trƣờng đƣợc quy định chặt chẽ có trƣơng trình, có nội dung cụ thể thống nhất; thời
gian đào tạo cũng đƣợc ấn định, đƣơng nhiên cách KTĐG kết quả học tập của học
sinh cúng đƣợc quy định rõ ràng.
Đến thế kỷ XVIII thì hệ đánh giá chất lƣợng đầu tiên đƣợc áp dụng phổ biến
trong nhà trƣờng. Lúc đầu hệ đánh giá có 3 bậc chính: Tốt - Trung bình - Kém. Tuy
nhiên để đánh giá đƣợc theo 5 bậc chất lƣợng học sinh thì phải kiểm tra nhƣ thế nào
để đánh giá đƣợc chính xác, phù hợp với đối tƣợng học sinh nhằm không ngừng
nâng cao chất lƣợng dạy và học mới là vấn đề đƣợc các nhà giáo dục quan tâm.
Từ những năm 1970 trở lại đây có rất nhiều công trình nghiên cứu từng vấn
đề cụ thể, trong đó xác định một cách khoa học nội dung đánh giá kết quả của học
sinh nhƣ: Những vấn đề lý luận dạy học của việc đánh giá trí thức (V.M.Palomxki);
con đƣờng hoàn thiện việc triểm tra tri thức kỹ năng (X.V.Uxova). Cũng trong giai
đoạn này nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu các nguyên tắc của việc KTĐG nhằm

7



đảm bảo tính khách quan nhƣ: Các hƣớng nâng cao tính khách quan trong việc đánh
giá tri thức học sinh (A.M.Levitop).
1.1.2. Trong nước
Thời nhà Lý thế kỷ XI – XIII thông qua các kì thi Hƣơng để chọn tú tài, cử
nhân; thi Hội để chọn Thái học sinh, phó bảng, thi Đình để chọn Trạng nguyên,
Bảng nhãn, Thám hoa với 3 hình thức cơ bản là thi văn, thi võ, thi Lại viên. Trong
các kì thi này đƣợc quy định rất chặt chẽ nhiệm vụ của các lực lƣợng, sự thƣởng phạt
nghiêm minh. Tuy nhiên có nhiều phiền toái, gò bó, không phát huy hết khả năng
sáng tạo của thí sinh. Cạnh đó kết quả của các kì thi thi này hoàn toàn phụ thuộc vào
sự nhận xét chủ quan của giám khảo.
Thời kỳ Pháp thuộc, nền giáo dục Việt Nam mang tính nô dịch thuộc địa
với chủ trƣơng đào tạo một số ít ngƣời làm tay sai, còn đại đa số nhân dân là mù chữ
(chính sách ngu dân để dễ cai trị). Song ở thời kỳ này các kỳ thi tuyển đƣợc tổ chức
rất nghiêm túc và đƣợc bảo đảm bằng pháp luật, trung tâm khảo thí là đơn vị độc lập
với Bộ Giáo dục. Công tác KTĐG chất lƣợng giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu
đào tạo của thực dân phong kiến.
Từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay KTĐG đã có nhiều biến đổi căn bản
so với chế độ xã hội cũ. Nền giáo dục Việt Nam đã trải qua 3 lần cải cách, với mỗi
lần mục tiêu giáo dục đào tạo đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình đất nƣớc.
Đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giáo dục - đào tạo, hoạt
động nghiên cứu KTĐG; nghiên cứu công tác quản lý hoạt động KTĐG có những
phát triển mới. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những yêu cầu về quản lý nhằm nâng
cao chất lƣợng KTĐG góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.
Một số tài liệu nghiên cứu về KTĐG trong lĩnh vực giáo dục của các chuyên
gia nhƣ: Trần Thị Tuyết Oanh, Đo lƣờng và đánh giá kết quả học tập, Nxb Đại học sƣ
phạm Hà Nội, 2007; Dƣơng Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lƣờng thành quả học tập,
Nxb Khoa học xã hội, 2005...
Các đề tài luận văn thạc sỹ nhƣ: Nghiên cứu cải tiến quy trình tổ chức KTĐG
kết quả học tập của sinh viên tại khoa du lịch – Viện Đại học mở Hà Nội của tác giả


8


Lê Quỳnh Chi, năm 2006; Biện pháp quản lý công tác KTĐG kết quả học tập của
sinh viên trƣờng Cao đẳng du lịch Hà Nội của tác giả Nghiêm Nữ Diễm Quỳnh, năm
2008; Quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh trƣờng THCS Ngô
Quyền thành phố Hải Phòng của tác giả Trần Thị Kim Xuyến, năm 2011…..
Do vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn là cần thiết trong công tác dạy và
học cấp THPT trên địa bàn Thành Phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay.
1.2. Các khái niệm của đề tài
1.2.1. Quản lý
Khoa học quản lý xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Nó
là phạm trù tồn tại khách quan, đƣợc ra đời một cách tất yếu do nhu cầu của mọi chế
độ xã hội, mọi tổ chức, mọi quốc gia và mọi thời đại.
Từ điển tiếng việt viết: “ Quản lý là hoạt động của con người tác động vào
tập thể người khác để phối hợp điều chỉnh phân công thực hiện mục tiêu
chung”[29]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [14].
Nhƣ vậy, Quản lý là một khái niệm có nội hàm xác định song lâu nay thƣờng
có các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và đƣợc thể hiện bằng các thuật ngữ
khác nhau. Thực chất của Quản lý là gì? Cũng có những quan điểm không hoàn toàn
giống nhau. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học, Quản lý cơ bản đã đƣợc
làm sáng tỏ để có một cách hiểu thống nhất.
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý
một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm
đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Quản lý bao gồm các yếu tố:
- Phải có chủ thể quản lý là các tác nhân tạo ra tác động quản lý và một đối
tƣợng bị quản lý. Đối tƣợng bị quản lý phải tiếp nhận và thực hiện tác động quản lý.
Tác động quản lý có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.

- Phải có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tƣợng. Mục tiêu này là căn cứ
chủ yếu để tạo ra các tác động. Chủ thể quản lý có thể là một ngƣời, nhiều ngƣời.

9


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full







×