Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THU

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TAM DƢƠNG TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THU

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TAM DƢƠNG TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ QUANG QUÝ



THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập, nghiên cứu chương trình
Cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh Thái Nguyên đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy, Cô, gia đình, bè bạn và đồng nghiệp.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến quý Thầy, Cô trong và
ngoài Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã cùng
với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu,

phương pháp nghiên cứu khoa học cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu ở trường và tại Chi cục Thuế huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đỗ Quang Quý đã giành nhiều
thời gian, công sức để hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài Luận
văn: “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Tôi gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, bè bạn và đồng nghiệp luôn tạo
những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu
hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều
nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô, các nhà khoa học và bạn
bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện và mang ý nghĩa thực tiễn hơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 2
4. Đóng góp mới của Luận văn ......................................................................... 3
5. Bố cục của Luận văn ..................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa......... 5
................................ 5
1.1.2. Lý luận chung về Thuế ............................................................................ 9
1.1.3. Lý luận về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 20
1.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một
số huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................................ 27
1.2.1.

- tỉnh Vĩnh Phúc ....... 27

1.2.2.

- tỉnh Vĩnh Phúc .... 29

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

n Tam Dương........................................ 31

Chƣơng 2:


.............................. 33

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................ 33
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 33
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ............................................. 36
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 36
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 37
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của doanh nghiệp .......................... 37
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp ............. 37
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và chấp hành Luật thuế của
doanh nghiệp ................................................................................................... 38
2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thu thuế của Chi cục Thuế ............. 38
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TAM DƢƠNG ............................................................................................... 39
3.1. Tình hình cơ bản của huyện Tam Dương ................................................ 39
................................................................. 39
-

...................................... 42

3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội


.. 46

3.2. Tình hình cơ bản của Chi cục Thuế huyện Tam Dương .......................... 47
3.2.1. Vị trí, chức năng .................................................................................... 47
3.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn ............................................................................. 47
..... 48
3.3. Thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giai
đoạn 2011 - 2013 tại Chi cục thuế huyện Tam Dương ................................... 51
3.3.1.

t

thu ngân

ch giai

n 2011 - 2013 ....................................... 51

3.3.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại huyện Tam Dương ................................................................... 53
..... 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

v

3.4. Đánh giá chung tình hình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại huyện Tam Dương .......................................................................... 65

3.4.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 65
3.4.2. Những mặt còn hạn chế......................................................................... 67
3.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với
DNNVV trên địa bàn huyện Tam Dương ....................................................... 68
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TAM DƢƠNG ............................................................................................... 69
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý thu thuế đối với doanh
nghiệp tại huyện Tam Dương.......................................................................... 69
4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 69
4.1.2. Định hướng chung ................................................................................. 70
4.1.3. Chỉ tiêu dự kiến ..................................................................................... 70
4.2. Giải pháp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện
Tam Dương ..................................................................................................... 71
4.2.1. Giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành .............................................. 71
4.2.2. Giải pháp về thu ngân sách nhà nước ................................................... 71
4.2.3. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp .............................................................. 73
4.2.4. Giải pháp quản lý trong ngành .............................................................. 74
4.2.5. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 74
4.3. Kiến nghị để thực hiện các giải pháp đề ra .............................................. 82
4.3.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 82
4.3.2. Đối với Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế ................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU

STT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

BCTC

Báo cáo tài chính

CBCC

Cán bộ công chức

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTGT


Giá trị gia tăng

KK KTT &TH

Kê khai kế toán thuế và tin học

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NNT

Người nộp thuế

NH

Ngân hàng

NQD

Ngoài quốc doanh

TNCN

Thu nhập cá nhân

QCT

Hệ thống quản lý thuế cá thể


QLT

Hệ thống quản lý thuế tự khai tự nộp

QTT

Hệ thống phân tích tình trạng thuế

QHS

Hệ thống quản lý, theo dõi trả kết quả hồ sơ

QLCV

Hệ thống quản lý công văn

SDĐNN

Sử dụng đất nông nghiệp

SDĐPNN

Sử dụng đất phi nông nghiệp

TTR

Hệ thống quản lý thanh tra, kiểm tra

TINCC


Hệ thống quản lý thông tin đối tượng nộp thuế

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

TK – TN

Tự khai - Tự nộp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................... 5

Bảng 1.2.
1991 - 2011 ......................................... 14
1.3.
2011 - 2013 .............................. 27

1.4.
Thạc

2011 - 2013 ...................................................... 30

Bảng 2.1.

Số lượng mẫu điều tra phân theo loại hình doanh nghiệp .......... 34

Bảng 3.1.

Dân số lao động Tam Dương 2011- 2013 ................................. 44

Bảng 3.2.

, viên chức theo Đội chức năng
2013 ................................................. 51

Bảng 3.3.

Kết quả thu ngân sách của Chi cục thuế Tam Dương
2011 – 2013 ........................................................................ 52

Bảng 3.4.

giai đoạn
2011 – 2013................................................................................. 53

Bảng 3.5.


Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT giai đoạn 2011 – 2013 ........ 55

Bảng 3.6.

Tình hình doanh thu, lợi nhuận và thuế phát sinh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2013 .................................. 56

Bảng 3.7.

Tình hình nộp hồ s
2011 - 2013................................... 57

Bảng 3.8.
2011 - 2013 ........................................................................ 58
Bảng 3.9.

Tình hình nợ thuế của DNNVV huyện Tam Dương giai đoạn
2011 – 2013................................................................................. 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

viii

Bảng 3.10. Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp nhỏ và
vừa giai đoạn 2011 - 2013 .......................................................... 60
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giai
đoạn 2011 - 2013 ........................................................................ 61
Bảng 3.12. Đánh giá công tác quản lý thu thuế qua Phiếu điều tra của

Doanh nghiệp ............................................................................. 62
Bảng 3.13. Đánh giá công tác quản lý thu thuế qua Phiếu điều tra của
công chức thuế ........................................................................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Mô hình tổ chức Chi cục Thuế huyện Tam Dương ........................ 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thuế ra đời và tồn tại cùng với nhà nước. Đây là nguồn thu chủ yếu của
NSNN phản ánh bản chất của chế độ xã hội. Do vậy trong quản lý thuế Nhà nước
cần phải luôn phải đổi mới hoàn thiện chính sách, pháp luật thuế để một mặt đảm
bảo nguồn thu, mặt khác động viên sự đóng góp của toàn dân trong việc tạo ra
nguồn lực tài chính đủ mạnh để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
Kể từ năm 1990 Ngành Thuế được thành lập dưới sự quản lý trực tiếp
của Bộ Tài chinh đến nay đã trả qua nhiều lần cải cách. Hiện nay ngành thuế
đã hình thành được một hệ thống chính sách thuế bao quát được hầu hết

nguồn thu của đất nước và luôn được sửa đổi bổ sung kịp thời với tình hình
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thuế đã trở thành công cụ của Đảng
và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu, khuyến
khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ
đó công tác quản lý thuế đảm bảo thực thi tốt và thống nhất thực thi luật thuế
trong cả nước, đất nước ta đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài
và đang trong thời ký tăng trưởng cao. Số thu từ thuế và phí hàng năm chiếm
khoảng gần 90% tổng thu Ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh
doanh hạn chế nhưng kinh doanh đa ngành nghề, khai thác các nguồn lực, lợi
thế mang tính vùng miền, tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động và có
đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Với chủ trương khuyến khích
phát triển kinh tế nhiều thành phần, hội nhập và phát triển đối với Doanh
nghiệp nói chung và Doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, trong những năm
qua số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập ngày càng nhiều. Doanh
nghiệp nhỏ và vừa theo quy định cơ bản là phân cấp cho các Chi cục thuế
quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

2

Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa đóng góp trực tiếp đối với thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương nơi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân cả chủ quan và khách quan nên công tác quản lý thuế đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những hạn chế, tồn
tại và đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa, em nghiên cứu và chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh

Phúc” làm luận văn tốt nghiệp chương trình Cao học chuyên ngành Quản lý
kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực hiện, chấp
hành pháp luật thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tam
Dương tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đề xuất đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại huyện Tam Dương.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại huyện Tam Dương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tại Chi cục thuế huyện Tam Dương về công
tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Nghiên cứu tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về mặt thời gian: Sử dụng dữ liệu giai đoạn từ 2011 - 2013.
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu về công tác tổ chức

quản lý thu thuế đối với thuế GTGT (giá trị gia tăng) và TNDN (thu nhập
doanh nghiệp) của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do Chi cục Thuế
huyện Tam Dương quản lý.
4. Đóng góp mới của Luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và
thực tiễn, luận văn có những đóng góp chủ yếu sau:
- Trên cơ sở các quy định hiện hành về chính sách thuế, các cơ sở lý
luận về thuế, luận văn làm rõ và nêu bật vai trò quan trọng của việc quản lý
thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Là tài liệu khoa học được đánh giá trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn,
luận văn có ý nghĩa thực tiễn đóng góp cho công tác quản lý thu thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hiệu quả cao.
- Kết hợp giữa lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn về công tác
quản lý thu thuế tại huyện Tam Dương và những kinh nghiệm quản lý thu
thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số huyện trên địa bàn tỉnh có
điều kiện tương. Luận văn đã, rút ra một số bài học kinh nghiệm, đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở huyện Tam Dương cũng như các địa phương
khác có điều kiện tương đồng trong hiện tại và trong thời gian tới.
5. Bố cục của Luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
được chia thành 4 chương nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4


.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tam Dương.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Tam Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện hoạt động kinh doanh.
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về định
nghĩa Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định Pháp luật, được chia thành ba
cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên),
cụ thể như sau (bảng 1.1)
Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy mô


Khu vực

Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Số lao
động

I. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản

10 người
trở xuống

II. Công nghiệp
và xây dựng

10 người
trở xuống

III. Thương mại
và dịch vụ

10 người
trở xuống

Doanh nghiệp nhỏ
Tổng
nguồn

vốn

Số lao
động

từ trên 10
20 tỷ đồng
người đến
trở xuống
200 người
từ trên 10
20 tỷ đồng
người đến
trở xuống
200 người
từ trên 10
10 tỷ đồng
người đến
trở xuống
50 người

Doanh nghiệp vừa
Tổng
nguồn vốn

Số lao động

từ trên 20 tỷ
đồng
đến

100 tỷ đồng
từ trên 20 tỷ
đồng
đến
100 tỷ đồng
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng

từ trên 200
người đến
300 người
từ trên 200
người đến
300 người
từ trên 50
người đến
100 người

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full











×