Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là vấn đề về cán bộ quản lý. Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh năng lực cán bộ quản lý là vấn đề quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung và Quản lý kinh tế nói riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.76 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................2
NỘI DUNG ĐỀ TÀI........................................................................................3
I. Tổng quan về cán bộ quản lý......................................................................3
1. Khái niệm.....................................................................................................3
2. Phân loại cán bộ quản lý.............................................................................3
2.1. Theo cấp quản lý.......................................................................................3
2.2. Theo phạm vi quản lý...............................................................................4
2.3. Theo tính chất của hoạt động..................................................................4
3. Vai trò của cán bộ quản lý..........................................................................4
3.1. Là người liên kết, người làm việc với người khác.................................5
3.2. Là người xử lý thông tin..........................................................................5
3.3. Là người ra quyết định............................................................................5
4. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý...................................................................5
II. Năng lực của cán bộ quản lý.....................................................................6
1. Khái niệm về năng lực.................................................................................6
2. Năng lực cán bộ quản lý là vấn đề quan trọng quyết định đến kết quả
và hiệu quả quản lý Nhà nước........................................................................6
3. Năng lực cán bộ quản lý là vấn đề quan trọng quyết định đến kết quả
và hiệu quả quản lý kinh tế............................................................................7
4. Thực tế tại địa phương................................................................................8
III. Những yêu cầu về năng lực của người lãnh đao quản lý hiện nay.......8
KẾT LUẬN....................................................................................................10


LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình điều hành và phát triển đất nước hiện nay vấn đề cán bộ
quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Một vài năm vừa qua và những năm tới
Đảng và Nhà Nước đã có những chủ trương và chính sách thực hiện việc điều chỉnh
cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương nhằm hoàn thiện hệ thống cán bộ
quản lý trong quá trình quy hoạch nền kinh tế quốc dân.


Việt Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới, những thay đổi về kinh tế xã
hội đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Một mặt, chúng ta cố gắng huy động
mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp có nền kinh tế phát
triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, mặt khác, lại phải luôn tỉnh táo, cảnh
giác để hướng sự phát triển này không đi chệch mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Cán bộ là
những người gánh trên vai trọng trách nặng nề của đất nước, vì vậy họ phải thực sự
là những người có năng lực, phải là “con người xã hội chủ nghĩa”.
Với mục đích nghiên cứu về năng lực cán bộ quản lý, em xin chọn đề tài:
“Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là vấn đề về cán bộ quản lý.
Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh năng lực cán bộ quản lý là vấn đề quan
trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung và Quản lý
kinh tế nói riêng” cho bài viết này. Để hoàn thành bài viết này, em xin chân thành
cảm ơn cô Phạm Thị Minh Nguyệt đã hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, vấn đề cần
tìm hiểu hết sức phong phú và phức tạp, cộng với khả năng chuyên môn có hạn nên
đề tài khó có thể đề cập hết được trong một bài viết mang tính chất là “Tiểu luận
môn học”. Vì vậy, đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự
đóng góp ý kiến của cô để cho những bài viết sau được hoàn thiện hơn.

2


NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Tổng quan về cán bộ quản lý
1. Khái niệm
- Theo nghĩa rộng: cán bộ quản lý bao gồm tất cả những người tham gia vào
hệ thống quản lý và hình thành chức năng nhất định. Đó là tất cả những người
không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. theo chức năng thì cán bộ quản lý
chia làm 3 loại:

+ Cán bộ lãnh đạo: chỉ huy trong bộ máy quản lý có một chức danh nhất
định do nhà nước cấp hoặc do cấp trên bổ nhiệm. Phải chịu trách nhiệm trước nhà
nước và cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của tổ chức do mình phụ trách. Hoạt
động đặc trưng của họ là đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định
quản lý.
+ Các chuyên gia: là những người có trình độ chuyên môn trong 1 lĩnh vực
nào đó như kinh tế, toán học, kĩ sư,…Chức năng của họ là chuẩn bị các phương án
cho người cán bộ lãnh đạo ra quyết định . ngoài ra còn được người cán bộ lãnh
đạo giao cho nhiệm vụ theo dõi kiểm tra một số công tác nào đó theo nguyên tắc
quản lý.
+ Các nhân viên quản lý như: nhân viên kế toán, thống kê, thư kí,… Chức
năng của họ là thu thập, chỉnh lý và truyền đạt những thông tin ban đầu. Chuẩn bị
và hình thành các loại tư liệu cần thiết đảm bảo cho cán bộ lãnh đạo và chuyên gia
điều hành sản xuất kinh doanh của một tổ chức nào đó.
- Theo nghĩa hẹp: cán bộ quản lý tương ứng với người lãnh đạo cao nhất
trong tổ chức, được định nghĩa như sau: cán bộ quản lý kinh tế là những người thực
hiện chức năng quản lý kinh tế, đứng đầu một hệ thống với những chức danh nhất
định và hoàn toàn chiu trách nhiệm về hệ thống do mình phụ trách.
2. Phân loại cán bộ quản lý
2.1. Theo cấp quản lý
- Cán bộ quản lý cấp cao: là những người chịu trách nhiệm ra những chiến
lược quyết định hoặc có những ảnh hưởng lớn tới các quyết định chiến lược, đề ra
các chính sách chỉ đạo quan hệ giữa tổ chức và môi trường. Đây là những người
chịu trách nhiệm toàn diện đối với hoạt động của tổ chức.
- Cán bộ quản lý cấp trung: là người điều hành việc thực hiện ra quyết
định ,các chính sách đưa ra bởi cấp cao. Thiết lập mối quan hệ giữa người đòi hỏi
của nhà quản lý với năng lực của nhân viên. Họ thương là những người phụ trách
các phân hệ, các bộ phận trong tổ chức.

3



- Cán bộ quản lý cấp cơ sở: là những người chịu trách nhiệm vể công việc
của các nhân viên là những người lao động trực tiếp. Chỉ đạo, điều hành, giám sát
hoạt động của người lao động.
2.2. Theo phạm vi quản lý
- Cán bộ quản lý tổng hợp: là người phụ trách tổ chức hay đơn vị tương đối
độc lập trong tổ chức.
- Cán bộ quản lý chức năng: là những người quản lý chức năng chuyên môn
riêng biệt như quản lý trong bộ phận tài chính, nghiên cứu, nhân lực….
2.3. Theo tính chất của hoạt động
- Cán bộ lãnh đạo là những người giữ cương vị chỉ huy trong điều hành công
việc của tổ chức, đơn vị. Đây là bộ phận quan trọng nhất, quyết định tính hiệu lực
và hệu quả của bộ máy quản lý.
- Chuyên gia: là những người có trình độ chuyên môn nhất định, có khả
năng nghiên cứu. Họ là những người tư vấn cho lãnh đạo, đồng thời cũng là những
nhà chuyên môn thực thi những công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn
phức tạp.
- Cán bộ thực thi, thực hành công vụ nhân danh quyền lực. Họ là những
người mà bản thân họ không có thẩm quyền ra quyêt định mà là những người thừa
hành công việc, thực thi công việc. Đây là lực lượng đông đảo trong hệ thống cán
bộ trực tiếp thực thi các thủ tục hành chính.
- Nhân viên là những người thực hành nhiệm vụ do cá cán bộ lãnh đạo giao
phó. Họ là những người làm công tác phục vụ, bản thân họ có những trình độ
chuyên môn kỹ thật ở mức thấp nên chỉ tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên.
3. Vai trò của cán bộ quản lý
- Cán bộ quản lý là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành
công hay thất bại của cả hệ thống trong hoạt động.
- Họ thực hiện những vai trò chung, cụ thể sau:
+ Vai trò quản lý: liên kết các bộ phận riêng rẽ, tổ chức các mối quan hệ

qua lại một cách nhẹ nhàng để tạo thành một hệ thống trọn vẹn. Đồng thời họ là
những người trực tiếp vận dụng các quy luật khách quan vào hoạt động kinh tế của
hệ thống.
+ Vai trò chính trị: cán bộ quản lý là những người có nhiệm vụ tham gia xây
dựng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, đồng thời họ cũng là những
người tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế. ở mức độ nhất định cán bộ lãnh đạo
đại diện cho quyền lợi của giai cấp họ.
+ Vai trò giáo dục: ở mức độ nhất định người quản lí là hình mẫu để cấp dưới
noi theo, mọi hành vi của họ trong công việc, trong cuộc sống có ý nghĩa giáo dục
đối với mọi người.

4


3.1. Là người liên kết, người làm việc với người khác
Nhà quản lý đại diện cho đơn vị mình trong các cuộc gặp mặt chính thức tạo
ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm hướng cố gắng của họ tới mục tiêu
chung của tổ chức.
3.2. Là người xử lý thông tin
Bao hàm sự trao đổi thông tin với những người khác. Nhà quản lý tìm kiếm
nhữnh thông tin phản hồi cần thiết cho quản lý. Chia sẻ thông tin với những người
trong đơn vị.
3.3. Là người ra quyết định
Đây là vai trò quan trọng để tác động lên con người nhằm tìm kiếm cơ hội để tận
dụng xác định vấn đề để giải quyết chỉ ddạo việc thực hiện quyết định. Phân bổ nguồn
lực cho những mục đích khác nhau và tiến hành đàm phán với những đối tác khác.

4. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
- Yêu cầu về phẩm chất chính trị: Thể hiện ở các điểm sau:
+ Phải có quan điểm chính trị sâu rộng, có ý chí vững vàng, kiên định trong

công việc, biết đánh giá kết quả theo những tiêu chuẩn chính trị.
+ Có khả năng tạo được long tin của tập thể đối với bản thân.
- Yêu cầu về năng lực chuyên môn:
+ Phải có những kiến thực về mặt kinh tế, hành chính, kĩ thuật, tương xứng
với giá trị của mình để tổ chức công việc của hệ thống đạt hiệu quả mong muốn.
+ Năng lực chuyên môn được thể hiện cụ thể ở các điểm sau:
1, khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề như: Phân tích tình huống,
phát hiện các cơ hội, thực thi các giải pháp để tận dụng các cơ hội có lợi, tập trung
tiềm lực để giải quyết các câu xung yếu nhất của hệ thống.

5


2, khả năng xác định đúng đắn phương hướng phát triển của hệ thống do
mình phụ trách.
- Yêu cầu về năng lực tổ chức:
Đó là những yêu cầu về các kĩ năng khác nhau trong công việc tổ chức, điều
hành, công việc của cán bộ quản lý thể hiện ở những điểm cụ thể sau:
+ Tổ chức công việc của bản than bao gồm: Các phương pháp, quá trình, quy
trình làm việc hằng ngày của cán bộ quản lý, khả năng kết hợp giữa công việc hằng
ngày vớ công việc chuẩn bị cho hướng phát triển tương lai của hệ thống.
+ Khả năng làm việc với mọi người: Thể hiện ở những năng lực hợp tác,
năng lực tham gia vào các công việc cụ thể, năng lực tạo ra môi trương trong đó con
người cảm thấy an toàn và dễ dàng phát biểu ý kiến của mình.
+ Biết đánh giá và sử dụng đúng khả năng của từng người. Có khả năng kiểm
tra công việc và giữ vững kỉ luật lao động.
+ Khả năng thấy được vấn đề tổng quát và vấn đề chi tiết, khả năng nhân
được những nhân tố chính trong những hoàn cảnh, những mối quan hệ cơ bản,
những phần tử.
- Yêu cầu về đạo đức: Thể hiện ở 4 khía cạnh sau:

+ Có ước muốn làm việc quản lý.
+ Quan hệ đồng cảm với mọi người.
+ Chính trực và trung thực, công bằng và phân tâm, có văn hóa, biết tôn
trọng con người, có thiện chí con người, không làm điều ác với con người.
+ Thường xuyên học hỏi để trau dồi trí tuệ.
II. Năng lực của cán bộ quản lý
1. Khái niệm về năng lực
Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng
những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao.
2. Năng lực cán bộ quản lý là vấn đề quan trọng quyết định đến kết quả
và hiệu quả quản lý Nhà nước
Chính từ vai trò của cán bộ quản lý ta có thể thấy cán bộ quản lý là những
người có nhiệm vụ tham gia xây dựng, hoạch định các chính sách phát triển kinh
tế, đồng thời họ cũng là những người tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế; họ
là người liên kết các bộ phận riêng rẽ, tổ chức các mối quan hệ qua lại một cách
nhẹ nhàng để tạo thành một hệ thống trọn vẹn. Đồng thời họ là những người trực
tiếp vận dụng các quy luật khách quan vào hoạt động kinh tế của hệ thống. Chính
vì vậy năng lực của cán bộ quản lý là vấn đề quyết định đến kết quả, hiệu quả
quản lý nhà nước. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ phát huy được vai trò, từ đó tạo ra
những hoạch định phát triển, đưa ra những quyết định và tổ chức thực hiện các

6


quyết định quản lý góp phần tạo kết quả tốt trong việc quản lý nhà nước nói chung
và quản lý kinh tế nói riêng. Ngược lại nếu cán bộ quản lý không có năng lực hay
năng lực yếu thì không thể đưa ra được những hoạch định phát triển; không liên kết
được các bộ phận riêng rẽ; không vận dụng được các quy luật khách quan vào công
tác quản lý; không đưa ra được các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định
một cách đúng đắn, dẫn đến không phát huy được hiệu quả quản lý Nhà nước.

3. Năng lực cán bộ quản lý là vấn đề quan trọng quyết định đến kết quả
và hiệu quả quản lý kinh tế
Trong doanh nghiệp, cán bộ quản lý có thể phân chia theo nhiều tiêu chí sau:
* Theo cấp bậc quản lý: Theo cấp bậc quản lý thì trong doanh nghiệp, cán
bộ quản lý cũng được phân chia thành: Cán bộ quản lý cấp cao, cán bộ quản lý cấp
trung và cán bộ quản lý cấp cơ sở.
* Phân chia theo lĩnh vực quản lý có: Cán bộ quản lý Marketing, cán bộ
quản lý nhân sự, cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ quản lý tài chính...
- Cán bộ quản lý Marketing: Là những người có quyền ra các quyết định về
chiến lược Marketing và các kế hoạch tác nghiệp.
- Cán bộ quản lý nhận sự: Là những người có quyền ra các quyết định mang
tính chiến lược về lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, tập thể lao động, phân tích
nguồn nhân lực và kế hoạch tác nghiệp.
- Cán bộ quản lý sản xuất: Là những có thẩm quyền ra các quyết định mang
tính tác nghiệp và các chiến lược sản phẩm, ngân quỹ phi tiền tệ.
- Cán bộ quản lý tài chính: Là những người có quyền ra các quyết định chiến
lược về nguồn lực tài chính, ngân sách...
* Theo chức năng của cán bộ quản lý thì cán bộ quản lý được chia làm 3 loại:
- Cán bộ lãnh đạo: Là người đứng đầu hệ thống, có một chức danh nhất định.
Chịu trách nhiệm về hệ thống mình phụ trách.
- Các chuyên gia: Là những người nằm trong bộ máy quản lý có trình độ
chuyên môn sâu trong một lĩnh vực nào đó.
Một chuyên gia có chức năng nhiệm vụ như sau:
+ Thực hiện quá trình thông tin trong đó cơ bản là phân tích thông tin.
+ Tham gia xây dựng các phương án quyết định, đề xuất kiến nghị về lựa
chọn phương án tối ưu.
+ Giúp cán bộ lãnh đạo chỉ đạo, thực hiện quyết định.
+ Có thể được ra quyết định khi được cấp trên uỷ quyền.
- Nhân viên: là những người đảm bảo vật chất, thông tin cho cho hai loại cán
bộ nói trên.


7


Chính vì thế dù ở cấp bậc nào, lĩnh vực nào, chức năng nào thì cán bộ quản
lý cũng phải cần có năng lực (phải biết liên kết, biết xử lý thông tin, và ra được
quyết định đúng đắn) vì nó là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành
công hay thất bại của cả hệ thống trong hoạt động và sự phát triển kinh tế của đất
nước hay tổ chức đó.
4. Thực tế tại địa phương
Huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên nơi em đang công tác gồm có nhiều cán bộ
quản lý của huyện có năng lực, sáng tạo trong công việc và là những người có tầm
nhìn, biết xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm góp phần quản
lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Nhưng bên cạnh đó còn có những cán bộ quản lý chưa thực sự bộc lộ được
những năng lực của người lãnh đạo; cụ thể trong năm 2017 từ những quyết định sai
lầm dẫn đến Chủ tịch và 02 phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nậm Pồ đã bị kỷ
luật kiển trách vì các hành vi vi phạm về quản lý đất đai và dự án, chính sách hỗ trợ
người dân. Từ những hành vi và sai phạm đó đã chứng tỏ năng lực của một số cán
bộ quản lý trên địa bàn huyện còn kém, làm giảm sút niềm tin từ nhân dân, ảnh
hưởng đến công tác quản nhà nước nói trung trên địa bàn huyện và sự phát triển
kinh tế nói riêng của huyện Nậm Pồ.
III. Những yêu cầu về năng lực của người lãnh đao quản lý hiện nay
* Óc quan sát: Óc quan sát là một thuộc tính cơ bản của năng lực tổ chức ở
người lãnh đạo quản lý và đây là kỹ năng để nắm được tình hình chung. Với tầm
nhìn bao quát đầy đủ, toàn diện, người lãnh đạo quàn lý sẽ thấy được cái chính, cái
chủ yếu, đồng thời thấy được cả cái chi tiết, cục bộ. Chính vì vậy người lãnh đạo
quản lý cần có óc quan sát để nhận ra những cái to lớn, cái quan trọng ở một hiện
tượng nhỏ, nhằm định hướng một cách chính xác những tình huống không có trong
dự kiến sẽ xảy ra. Với óc quan sát tốt người lãnh đạo. quàn lý nhanh chóng tìm ra

nguyên nhân những khó khăn và trì tuệ trong công việc.
* Tự tin: Tự tin là một trong những tố chất hết sức cần thiết đối với con
người nói chung và người lãnh đạo quàn lý nói riêng. Trong chúng ta chắc nhiều
người đã nghe nói rằng: thất bại sẽ đến với những ai nuôi sẵn ý tưởng thất bại và
thành công sẽ đến với những ai tin rằng mình sẽ thành công. Chính vì vậy những ai
muốn trở thành người lãnh đạo quản lý cần phải rèn luyện đức tự tin; phát biểu sự bi
quan, tự ti thành niềm tin, thành ý chí sắt đá.
* Ý chí, nghị lực: Muốn trở thành người lãnh đạo quản lý phải có ý chí, nghị
lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm. Khi đã hoạch định một chiến lược kinh doanh
thì không bao giờ được phép nghĩ tới sự ``không thể`` hay ``khó lòng đạt được”. Là
người lãnh đạo quản lý thì không bao giờ được nản chí, đầu hàng ngoại cảnh, không
bỏ dở ý định khi vấp phải những khó khăn và trở ngại nhất thời vì trên thương trường

8


không có ai là chưa nếm mùi thất bại. Tóm lại chỉ có khát vọng, niềm tin, ý chí, nghị
lực và lòng quyết tâm mới có thể đưa con người đi đến thành công.
* Phong cách người cán bộ lãnh đạo: Người lãnh đạo quản lý phải có những
phẩm chất chính trị riêng. Phải tự đánh giá được kết quả mình làm về mặt chính trị
và xã hội, phải mang lại lợi ích cho nhân đân, từ đó góp phần nâng cao uy tín của
Đảng. Phải biết đánh giá con người, đánh giá sự việc theo quan điểm chính trị.
Người lãnh đạo quàn lý phải hiểu được tâm trạng chính trị của tập thể do mình lãnh
đạo và đồng thời phải biết giải quyết mọi vấn đề về mặt chính trị trong doanh
nghiệp. Phải có quan điểm sống tích cực, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu
cực, luôn gương mẫu và có tinh thần trách nhiệm trong việc tìm cách giải quyết tốt
mọi vấn đề chính trị ngay cả trong những điều kiện gặp nhiều khó khăn.
Người lãnh đạo quản lý phải luôn tu dưỡng mình về mặt chính trị, đặc biệt
phải chú trọng học tập chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối,
chính sách của Đảng. Qua đó nâng cao trình độ tư duy chính trị, kinh tế trong sản

xuất kinh doanh của mình. Ngoài những tố chất trên người lãnh đạo quản lý còn
phải là một nhà ngoại giao thuyết khách. Đó chính là “sức quyến rũ” khả năng chế
ngự người khác thông qua phong cách của mình, một tư chất không kém phần quan
trọng đối với người lãnh đạo quản lý. Phong cách của người lãnh đạo quản lý
thường biểu hiện dưới hai hình thức là phong cách hữu hình và phong cách vô hình.
Phong cách hữu hình được biểu lộ thông qua cử chỉ và và hành động mà người ta
nhìn thấy, nghe thấy như giọng nói, tiếng cười, cái bắt tay, cách đi đứng...Còn
phong cách vô hình phát lộ ra bên ngoài thông qua nhận thức mang tính linh cảm
của người khác.
* Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ: Phải là người được đào tạo cơ bản
ngành nghề trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Là người lãnh dạo quản lý kinh
doanh phải thạo nghề, phải am hiểu sâu sắc nhiệm vụ phụ trách, biết dồn tiềm lực
vào những khâu trọng yếu và sung yếu nhất khi cần thiết, cơ chế thị trường luôn
xuất hiện những tình huống mới, thời cơ vận hội mới . Vì vậy người lãnh đạo phải
biết phân biệt, lường trước mọi tình huống có thể xảy và đón bắt những cơ hội tốt
nhát, đồng thời phải biết nắm bắt những sự kiện, hiện tượng xảy ra hàng ngày một
cách nhanh chóng bằng việc thu thập thông tin và xử lý các thông tin nhanh một
cách khoa học và đề ra các quyết định chính xác kịp thời.
* Năng lực tổ chức điều hành sản xuất:
- Người lãnh đạo quản lý kinh doanh không những có năng lực chuyên môn
mà còn phải có năng lực tổ chức một cách có nghệ thuật, bởi vì lãnh đạo là chỉ huy,
là điều hành do đó phải có khả năng quan sắt nắm bắt tình hình thị trường, bạn hàng
đối thủ, các thay đổi cơ chế quản lý chung, luôn luôn rèn luyện kỹ năng và phải có
kiến thức sử dụng người biết tổ chức chỉ đạo bộ máy để thực hiện các quyết định.
Biết tổ chức sắp xếp bộ máy chuyên môn, cán bộ quản lý giúp mình, giải quyết tốt
những vấn đề thuộc chuyên môn, nhất là chuyên môn hẹp. Biết phân công nhiệm vụ

9



cho đội ngũ cán bộ quản lý do mình phụ trách và cho cấp dưới thuộc quyền khác
trong công việc hàng ngày, phải luôn luôn thực hiện hàng loạt nghĩa vụ cấu thành
nội dung hoạt động của bản thân, chỉ huy việc xây dựng kế hoạch, cải thiện cơ cấu
vận hành hệ thống quản lý, tổ chức lao động tập thể, sử dụng mọi nguồn tài nguyên
để ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nghiên cứu, ... để đạt được hiệu quả sản
xuất, nhịp độ sản xuất.
* Năng lực sư phạm: Người lãnh đạo, quản lý điều hành doanh nghiệp còn
phải có năng lực sư phạm bởi vì năng lực sư phạm là hệ thống những đặc điểm tâm
lý cá nhân đảm bảo cho nhà quản trị có những ảnh hưởng tích cực trên phương diện
giáo dục đối với các nhân viên dưới quyền và cả những thành viên khác trong
doanh nghiệp. Sở dĩ nhà quản trị phải có khả năng sư phạm là do tập thể lao động
kinh doanh nghiệp là một nhóm không thống nhất, không phải mọi người đều được
giáo dục đào tạo một cách đầy đủ toàn điện như nhau. Vì vậy người quản trị phải có
sự giám sát đặc điểm tinh tế mới hiểu được ưu khuyết điểm của mỗi cá nhân, những
khó khán mà họ vấp phải cũng như khả năng hay đinh hướng nghề nghiệp của mỗi
người, có khả năng sư phạm người lao động quản lý dễ dàng truyền đạt những
mệnh lệnh, phương hướng, định hướng, quyết định của mình một cách nhanh chóng
rõ ràng dễ hiểu, làm cho người nghe, người dưới quyền hiểu rõ ràng chính xác
không sai lệch để nghiêm túc thực hiện một cách nhanh chóng.
KẾT LUẬN
Từ lý luận và thực tiễn như đã nêu ở trên chúng ta có thể thấy “Một trong
những vấn đề được quan tâm hiện nay là vấn đề về cán bộ quản lý. Năng lực cán bộ
quản lý là vấn đề quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả quản lý Nhà nước
nói chung và Quản lý kinh tế nói riêng”.
Nhìn chung công tác cán bộ quản lý trong vài năm vừa qua đã có những
bước phát triển đáng kể đáp ứng những yêu cầu trước mắt của quá trình phát triển
đất nước, nâng cao một bước quá trình phát triển công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất
nước.. Thực hiện những chủ trương , chính sách của Đảng và nhà nước về công tác
cán bộ đã cung cấp cho đất nước nhiều cán bộ giỏi có trình độ chuyên môn, trình
độ, năng lực, quản lý tốt đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới. Tuy nhiên

bên cạnh đó còn gặp phải những khó khăn đáng kể như trong công tác triển khai,
một số cán bộ quản lý có năng lực thực sự nhưng có tư tưởng bị thao túng, cố tính
để xẩy ra những vi phạm. Để thực hiện tốt những công tác này Đảng và nhà nước
cần hoàn thiện những chính sách mục tiêu, biện pháp và những giải pháp để thực
hiện tốt công tác này.

10



×