Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.68 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
1. Khái quát chung về huyện Phú Lương..............................................................3
2. Thực trạng sản xuất chè tại huyện Phú Lương.................................................6
2.1. Tình hình sản xuất chè của hộ.........................................................................7
2.2. Phương tiện sản xuất của hộ............................................................................8
2.3. Thực trạng tiêu thụ chè của hộ........................................................................8
2.4. Kết quả sản xuất chè của hộ.............................................................................9
3. Kết quả và hạn chế của các hộ sản xuất chè....................................................10
3.1 Những kết quả chủ yếu....................................................................................10
3.2. Những hạn chế cần khắc phục.......................................................................11
4. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế..............12
4.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương........................................12
4.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ....................................................................15
KẾT LUẬN.............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 80% dân số sống ở nông thôn và
có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam, chè là cây công nghiệp truyền thống và là cây có giá trị kinh tế cao. Nhân dân
Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè, đồng thời đã biết tận
dụng điều kiện về đất đai, khí hậu tạo nên sản phẩm chè Việt Nam nổi tiếng trên thế
giới.
Ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Cây chè
được bắt đầu trồng mới và phát triển từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, thời kỳ
này chè Phú Lương chủ yếu là chè trung du lá nhỏ, nhân dân tự trồng chưa có quy
hoạch tập trung vùng nguyên liệu mà chủ yếu được trồng rải rác ở các xã miền núi
của huyện. Đến nay một số diện tích chè đã có tuổi từ 30 năm trở nên, cần được cải


tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè. Nhiều diện tích chè được
trồng bằng hạt nên bị lai tạp không thuần, mật độ trồng dày, lạm dụng quá nhiều
phân hoá học làm cho cây chè kém phát huy năng suất, hiệu quả.
và Vấn đề chế biến chè được tổ chức chủ yếu là hình thức nhân dân tự xao,
sấy bằng phương pháp thủ công. Việc tiêu thụ chè trên địa bàn huyện cơ bản là
nhân dân tự tiêu thụ nội địa, chè của huyện cơ bản chưa có thương hiệu mặc dù có
khu vực chè búp khô ngon như vùng Tức Tranh, Yên Lạc… Mặc dù còn tồn tại
nhất định, nhưng sản xuất chè ở huyện Phú Lương đã góp phần hết sức quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Để khai thác hết tiềm năng của huyện Phú Lương trong phát triển sản xuất chè sao
cho đạt hiệu quả cao nhất cần phải có những giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh thực tế địa phương. Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài: “Thực trạng
giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài tiểu luận môn học Kinh tế phát triển.

2


NỘI DUNG
1. Khái quát chung về huyện Phú Lương
Vị trí địa lý
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm
huyện là thị trấn Đu cách thành phố Thái Nguyên 22 km theo quốc lộ III.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên;
- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ;
- Phía Tây giáp huyện Định Hóa.
Huyện Phú Lương nằm kề với thành phố Thái Nguyên và dọc theo quốc lộ
III nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Với vị trí địa lý, giao thông
thuận lợi như trên, huyện Phú Lương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo

hướng công nghiệp hóa. Do năm gần trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của Tỉnh
nên huyện Phú Lương sẽ là địa bàn quan trọng để phát triển mạnh các khu công
nghiệp, điểm xây dựng các khu dân cư tập trung, khu hành chính, khu du lịch…
góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội cho Huyện, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư trong
nước và nước ngoài.
Khí hậu thời tiết
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng của khí hậu
Phú Lương là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa, mùa đông lạnh và mùa
hè nắng nóng rõ rệt. Trong mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp, có khi tới 30 độ,
thường xuyên có các đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô. Mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 23,7 độ.
Chế độ thủy văn
3


Phú Lương có mật độ sông suối lớn (bình quân 0,2km/km2 ), trữ lượng thủy
văn cao, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong Huyện. Các
sông suối phân bố tương đối đều trong Huyện, chảy qua hầu hết các xã, thuận tiện
cho phát triển thủy lợi và vận tải thủy. Sông Chu và các hợp thủy của nó nằm ở khu
vực phía Bắc của huyện, có nhánh chính dài 10km. Sông Đu bắt nguồn từ phía Bắc
huyện, chảy dọc theo địa bàn Huyện qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại
xã Sơn Cẩm. Sông Đu được tạo thành bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ
Tây Bắc tại xã Hợp Thành, nhánh kia từ phía Bắc tại xã Động Đạt. Hai nhánh gặp
nhau ở phía trên thị trấn Đu và chảy về sông Cầu qua đoạn sông Giang
Tiên, tổng chiều dài toàn hệ thống khoảng 45km. Sông cầu chảy từ phía Bắc xuống
theo đường ranh giới phía Đông của huyện Phú Lương (tiếp giáp với huyện Đồng
Hỷ) qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm. Đoạn sông Cầu chảy qua
địa bàn huyện Phú Lương dài khoảng 17 km vừa là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực phía Nam Huyện vừa là một trong tuyến

giao thông đường thủy quan trọng của Huyện.
Hệ thống sông suối góp phần vào việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân đồng thời cũng tiêu thoát nước vào mùa mưa. Thủy chế của các
sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng
chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước nhiều, dồn nhanh về nhánh sông
chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đường chính
làm ách tắc giao thông. Về mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông rất
thấp. Tiềm năng về nguồn nước trên địa bàn huyện khá dồi dào, nhưng do các công
trình thủy lợi và hệ thống kênh mương dẫn nước chưa hoàn chỉnh nên việc tưới tiêu
nước chưa chủ động và lượng nước thất thoát nhiều. Do vậy để phát triển sản xuất
nông nghiệp cần thiết phải đầu tư các công trình thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh lý, sinh thái của các loại cây trồng, đồng nghĩa với việc khai thác và quản lý
tốt nguồn tài nguyên nước.
4


Tài nguyên đất
Phú Lương là huyện có diện tích thấp của tỉnh, theo số liệu thống kê của
huyện năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 36.894,65 ha. Phân theo
địa giới hành chính thì diện tích lớn nhất thuộc về xã Yên Ninh là 4.718,61 ha
chiếm 12,79%, đơn vị có diện tích đất thấp là thị trấn Giang Tiên gồm 381.23 ha
chiếm 1.03% tổng diện tích trong toàn huyện, có 08 xã có diện tích đất tự nhiên
dưới 2.000 ha và 08 đơn vị có diện tích trên 2.000 ha [1].
Tài nguyên nước
Phú Lương có hệ thống sông suối khá dày, đây là nguồn mặt nước với trữ
lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của các xã trong toàn huyện.
Nước ngọt từ các hồ, đập nước dẫn tới các khu sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống
kênh mương dẫn nước tưới ổn định cho khoảng 3000 ha lúa vụ xuân, 4000 ha lúa
vụ mùa và hàng trăm ha cây rau vụ mùa, vụ đông, đồng thời tạo nguồn nước tưới
cho trên 500ha chè vụ đông.

Nguồn nước tại các ao, hồ: Phú Lương có các hồ thủy lợi, hồ nuôi trồng thủy
sản rất có giá trị như hồ Ô Rô (Phủ Lý), hồ Đầm Ấu, Tuông Lậc (ôn Lương), hồ
19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân lân, phủ Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mún (Cổ Lũng),
hồ Khuối Mạ, Nặm Giất (Yên Trạch).
Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân chủ lấy từ nguồn nước ngầm do dân tự
khai thác, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây là nguồn nước được
nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khoan, giếng khơi.
Nguồn nước ngầm: Phú Lương có trữ lượng nước ngầm khá lớn, chất lượng
khá tốt đảm bảo chi nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đây là nguồn nước được nhân
dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp ở Phú Lương khá dồi dào, tuy nhiên còn nhiều khó khăn vào mùa khô.
5


Trong thời gian tới cần có các biện pháp cải tạo, xây dụng hệ thống cấp nước đô thị
để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
Tài nguyên rừng
Phú Lương là huyện miền núi thấp có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ
lớn. Tổng diện tích đất lâm nghiệp (có rừng) của huyện hiện nay là 17.113,84 ha,
chiếm 46.39% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện bao gồm: Rừng tự nhiên là
3.328 ha; đất rừng trồng là 13.785,84 ha [1]. Rừng Phú Lương có ý nghĩa rất quan
trọng trong đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái khu
vực, giữ nguồn nước, tạo cảnh quan, giữ gìn các khu di tích lịch sử, nền văn hóa
của các dân tộc trên địa bàn. Vì vậy, cần có chính sách đầu tư khai thác hợp lý và
bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
2. Thực trạng sản xuất chè tại huyện Phú Lương
Huyện Phú Lương có diện tích chè tương đối lớn (4.300 ha năm 2016), hầu
hết các xã trong huyện đều sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất
đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, phù hợp với cây chè. Sản xuất chè ở huyện còn

chủ yếu là sản xuất quy mô hộ. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học,
tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa
qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè của huyện không ngừng tăng:
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện qua 3 năm 2014
-2016
Chỉ tiêu

Đvt

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tốc độ ptbq

Dt chè kinh
doanh

ha

2.182

2.395

2.585

108,85


Tạ/ha

100

102,8

110,00

104,9

Tấn

21.820

24.621

28.435

114,16

Năng suất
Sản lượng

(Nguồn: Thống kê huyện Phú Lương, 2017)
6


Qua bảng trên cho thấy năng suất chè của huyện qua 3 năm có sự biến động
liên tục tăng. Năm 2015 năng suất chè bình quân đạt 102,8 tạ/ha tăng 2,8 % so với
năm 2014. Đến năm 2016 năng suất chè bình quân đạt 110 tạ/ha tăng 7,2 tạ/ha tức

là tăng 7,00% so với năm 2015. Như vậy, qua 3 năm tốc độ phát triển bình quân
của năng suất chè vẫn tăng ở mức độ 4,9% /năm. Đây là một kết quả tốt trong quá
trình sản xuất chè của huyện nhằm nâng cao đời sống của người trồng chè.
Về sản lượng chè liên tục có sự biến động, năm 2015 sản lượng chè búp tươi
đạt 24.621 tấn. So với năm 2014 sản lượng chè năm 2015 tăng 12,83%. Năm 2016
sản lượng chè búp tươi đạt 28.435 tấn, tăng 15,49 % so với năm 2015.
2.1. Tình hình sản xuất chè của hộ
Để đánh giá được tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ, ngoài việc phân
tích các chỉ tiêu chung, còn có các tiêu chí khác được nghiên cứu như: Diện tích,
năng suất, sản lượng chè... các tiêu chí này được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình sản xuất chè của hộ năm 2016
Loại hộ
Chỉ tiêu

Đvt

Dt chè kinh
doanh

Bình quân

Hộ khá

Hộ TB

Hộ nghèo

Sào/hộ

19,79


13,25

7,4

17,45

Năng suất

Kg/hộ

71

7,03

67,95

70,55

Sản lượng

Kg/hộ

1.408,53

927,92

502,8

1.236,93


(Nguồn: Thống kê huyện Phú Lương, 2017)
Bảng số liệu trên cho thấy diện tích đất trồng chè của hộ khá chiếm diện tích
cao BQ 19,79 sào/hộ 13,25 sào/hộ còn hộ nghèo chỉ đạt 7,4 sào/hộ cho thấy diện
tích chè ảnh hưởng lớn tới thu nhập của hộ. Do điều kiện chăm sóc khác nhau nên
năng suất chè đạt được của từng hộ là khác nhau. Ở hộ khá có điều kiện chăm sóc

7


tốt hơn nên năng suất chè đạt cao hơn đạt 71 kg/sào. Còn hộ nghèo chỉ đạt 67,95
kg/sào.
2.2. Phương tiện sản xuất của hộ
Hiện nay trên địa bàn huyện, 100% các hộ đã có tôn quay máy vò chè, sao
chè và bình phun thuốc. Mức độ đầu tư phương tiện phục vụ sản xuất ở hộ khá có
mức đầu tư cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo. Cụ thể tôn quay và máy sao chè
bình quân ở hộ khá là 1,93 cái/ hộ trung bình là 1,75 cái/hộ và hộ nghèo có mức
đầu tư thấp nhất là 1,2 cái/hộ.
Máy vò chè 100% số hộ đã có và một số hộ có 2 cái. Ở hộ khá bình quân
1,14 cái/hộ. Ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo tỷ lệ này có thấp hơn, nhưng nhìn
chung việc trang bị phương tiện chế biến khá tốt và đầy đủ. Điều này ảnh hưởng tốt
đến quá trình chế biến chè, góp phần phát triển sản xuất nâng cao được hiệu quả
kinh tế trong hộ.
Máy đốn chè chỉ tập trung ở hộ khá, hộ nghèo không có sự đầu tư về máy
đốn chè vì diện tích ít mỗi năm chỉ đốn một lần nên họ đi thuê.
2.3. Thực trạng tiêu thụ chè của hộ
Lượng chè khô hộ nông dân sản xuất ra được tiêu thụ toàn bộ chủ yếu là tại
nhà và chợ địa phương người dân tự tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình
chủ yếu bán dưới hình thức bán tự do bán lẻ không có hợp đồng buôn bán. Thị
trường tiêu thụ chè của huyện chưa phát triển mạnh, người dân chưa tìm được

nguồn tiêu thụ phù hợp. Người mua và người bán hoàn toàn dựa trên giá cả thị
trường.
Người nông dân sản xuất chè chủ yếu là mang ra chợ bán, ở Phú Lương
người dân thường mang chè bán ngay tại chợ huyện hay mang đi các chợ ở các
huyện quanh khu vực. Khách hàng tại chợ có thể là người tiêu dùng hay là những
tư thương lớn họ mua chè sau đó mang đi bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng ở
những tỉnh khác hoặc lại đem bán buôn cho nơi khác.
8


Một phần chè được sản xuất ra các hộ nông dân bán cho các tư thương nhỏ
đến thu mua ngay tại nông hộ. Các tư thương nhỏ này thường mua chè với giá thấp
hơn so với giá ở chợ. Chè của các hộ dân bán tại nhà sẽ được đấu trộn sau đó bán
cho các tư thương lớn ở chợ hoặc là bán cho các hộ bán lẻ tại các tỉnh khác hoặc
trong tỉnh sau đó mới bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.
Một phần chè cũng được bán trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng. Đây là
kênh phân phối đảm bảo nhất đối với người tiêu dùng tuy nhiên bán theo kênh phân
phối này là không nhiều, chỉ xuất hiện vào dịp cuối năm khi lượng chè khan hiếm
và nhu cầu chè lại cao hơn.
Trong quá trình tiêu thụ chè người nông còn gặp nhiều khó khăn đến mùa
chè tháng 5, tháng 6 sản lượng thu nhiều thì giá cả bị giảm do thương lái ép giá,
người dân muốn bán được sản thì phải chấp nhận giá mà các thương lái đưa ra. Vào
mùa khô, rét cây chè hầu như không sinh trưởng khiến cho sản lượng xuống thấp,
thị trường khan hiếm thì giá bán lại được đẩy lên cao. Như vậy người dân không
chủ động được hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái và thị trường, giá cả thị trường
không ổn định.
2.4. Kết quả sản xuất chè của hộ
Tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè ở hộ khá cao hơn hộ trung bình và
hộ nghèo. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất thu được của cây chè bình quân một hộ khá
đạt 210,068 triệu đồng/ha gấp 1,28 lần so với hộ trung bình và đạt 1,77 lần so với

hộ nghèo [1].
Mức độ đầu tư của hộ cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo cụ thể, chi phí
trung gian cho sản xuất cây chè ở hộ khá bình quân là 60,286 triệu đồng/ha gấp
1,23 lần so với hộ trung bình và 1,64 lần so với hộ nghèo. Tổng chi phí của hộ khá
là 122,782 triệu đồng/ha so với hộ trung bình gấp 1,07 lần và với hộ nghèo là 1,25
lần. Nguyên nhân của sự chênh lệch trên là do nhóm hộ khá đầu tư nhiều hơn cho
cây chè, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cao hơn hẳn
9


so với hộ trung bình và hộ nghèo. Ở nhóm hộ khá do áp dụng tiến bộ kỹ thuật và
đầu tư phân bón một cách hợp lý nên năng suất, chất lượng và giá thành chè cao
hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình và nghèo.
Do đó mà kết quả sản xuất chè của hộ khá cũng đạt hiệu quả hơn cụ thể thu
nhập hỗn hợp của hộ khá là 144,594 triệu đồng/ha so với hộ trung bình gấp 1,3 lần
với hộ nghèo gấp 1,84 lần. Lợi nhuận của hộ khá cũng cao hơn hẳn so với hộ trung
bình gấp 1,75 lần và hộ nghèo là 4,3 lần [1].
Như vậy hiệu quả sản xuất chè là đạt ở mức khá. Ở hộ khá do có diện tích
trồng chè lớn hơn hộ trung bình, hộ nghèo và điều kiện chăm sóc tốt hơn nên đạt
giá trị sản xuất cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo.
3. Từ khảo sát thực tế đến kết quả phân tích trên báo cáo, có thể rút ra
nhận xét về hiệu quả sản xuất chè, về kết quả và hạn chế của các hộ sản xuất
chè trên địa bàn huyện Phú Lương như sau:
3.1 Những kết quả chủ yếu
Năm 2016 với tổng DT chè là 625 ha trong đó chè trung du là 621,7 ha và
chè lai LDP1 chỉ đạt 106,3 ha. Mặc dù chè lai LDP1 cho năng suất và chất lượng
cao hơn chè trung du. Nhưng do địa hình chủ yếu là đồi núi thích hợp cho chè trồng
chè trung du hơn vì điều kiện chăm sóc dễ hơn chè lai LDP1 vì vậy mà diện tích
chè trung du vẫn chiếm chủ yếu.
Trong năm tùy vào từng mùa từng tháng mà cây chè cho năng suất và sản

lượng là khác nhau. Sự chênh về năng suất và sản lượng giữa các tháng trong thời
vụ thu hoạch là do đặc tính của chè quy định. Thời gian thu hoạch chè trong năm
khá dài suốt từ tháng 3 cho tới tháng 12. Sản lượng chè tăng dần qua các tháng.
Đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 4 là thời gian thu hoạch chè xuân, sản lượng đạt
được còn rất thấp. Sau đó tăng dần lên, nông hộ thực sự bước vào mùa chè tính từ
tháng 5. Sản lượng chè búp tươi tăng lên nhanh chóng, cao điểm tập trung vào các
tháng 7, 8 và 9. Thời kỳ này cây chè phát triển mạnh cho năng suất tối đa, đòi hỏi
10


người làm chè phải hết sức khẩn trương chăm sóc thu hái cho kịp lứa. Từ tháng 10
trở đi năng suất chè giảm dần và giảm mạnh ở gần cuối tháng 11 đến cuối tháng 12.
Hai tháng này sản lượng chè thu được rất thấp. Do đó cũng ảnh hưởng lớn tới thu
nhập của các hộ.
+ Năm 2016 huyện phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Phú Lương nghiệm thu đất và cấp giống chè được 338 hộ với tổng diện
tích là 31,74 ha. Hiệu quả của các giống chè mới đạt năng xuất và chất lượng rất
cao đem lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Hầu hết các hộ nông dân đã sử dụng các công cụ chế biến, máy sao quay
tay, máy vò chè và lò đốt cải tiến. Do áp dụng công cụ chế biến cải tiến đã giảm
thời gian, công chế biến và tiết kiệm được chất đốt cho sản xuất chè.
+ Giải quyết vấn đề lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, góp
phần vào việc giải quyết công ăn việc làm trong nông thôn, từng bước thực hiện
công cuộc xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giầu từ cây chè.
+ Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất chè đã được hộ nông dân áp
dụng, tạo được nhận thức mới về ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất chế biến chè,
nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
3.2. Những hạn chế cần khắc phục
+ Hộ nông dân chưa tập trung vào trồng mới và thâm canh đúng quy trình kỹ
thuật do vậy một số diện tích chè đang không mang lại hiệu quả.

+ Quy mô sản xuất của người dân manh mún nhỏ lẻ, không tập chung.
+ Mức độ đầu tư vốn cho quá trình sản xuất chè của một số hộ nông dân còn
thấp, nguyên nhân chủ yếu là hộ nông dân thiếu vốn để đầu tư.
+ Việc tiêu thụ chè cho nhân dân chưa ổn định chủ yếu là bán tự do bán lẻ,
chưa có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chè cho toàn bộ người dân địa phương. Mặt
khác chưa có hệ thống thông tin thị trường từ tỉnh đến huyện, huyện do vậy việc
11


cập nhật thông tin về thị trường sản xuất chè không được nhanh nhạy và kịp thời,
dẫn đến nhiều tiểu thương ép giá xuống thấp.
+ Nhiều hộ gia đình lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho cây chè để lại
nhiều tàn dư trên sản phẩm do thời gian cách ly chưa đủ điều kiện dẫn đến giảm
chất lượng thành phẩm gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng
4. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất chè cho huyện Phú Lương
4.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương
Quy hoạch vùng sản xuất chè: Để phát triển sản xuất chè, các cơ quan chức
năng cần phải có quy hoạch và xác định rõ vùng phát triển sản xuất chè. Từ đó có
những chính sách cụ thể về tổ chức, quản lý sản xuất cũng như các chính sách về
hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Phải xác định rõ
chiến lược phát triển sản xuất chè có chất lượng cao theo quy hoạch của huyện.
Điều tra xác định diện tích đất trồng mới chè, cải tạo chè. Chuyển đổi đất không
chủ động nước, gò đồi soi bãi đủ điều kiện chuyển sang trồng chè.
Giải pháp về giống: Huyện Phú Lương vẫn chủ yếu sản xuất sử dụng giống
chè trung du và một phần đã chuyển sang giống chè nhập nội chất lượng cao nhưng
diện tích vẫn còn thấp.
Trong những năm gần đây các nhà khoa học đã lai tạo ra những giống chè
mới có năng suất, chất lượng cao hơn chè trung như chè Bát Tiên, Phúc Văn Tiên,
Kim Tuyên, LDP1, TRI777. Các hộ nông dân nên thực hiện chuyển đổi giống chè

cũ sang giống các giống chè mới để đạt hiệu quả cao hơn. Các hộ nông dân cần tìm
hiểu và xem xét các loại giống chè khác nhau để lựa chọn giống phù hợp với
tình hình cụ thể. Tiếp tục duy trì hệ thống vườn ươm giống chè tập trung để có đủ
cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo diện tích
chè địa phương đã thoái hóa, già cỗi.
12


Giải pháp kỹ thuật: Hướng dẫn người dân chăm sóc thâm canh các diện tích
diện tích chè kiến thiết cơ bản, thu hái chè nguyên liệu búp tươi đúng kỹ thuật để
nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến. Hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực
vật, áp dụng triệt để chương trình quản lý dịch hại tổng hợp. Xây dựng những bể
nước lớn trên đỉnh đồi chè và hệ thống tưới ở những nơi có điều kiện để phục vụ
việc tưới chè, đặc biệt là trong thời kỳ nắng hạn, khô hanh vụ đông.
Trồng cải tạo thay thế những đồi chè năng suất thấp: Thực hiện biện pháp
đánh gốc, phá bỏ hoàn toàn chè cũ, trồng mới luân phiên cả diện tích đồi chè cần
thay thế theo đúng hướng dẫn.
Phát triển các mô hình canh tác chè tiên tiến tạo sản phẩm chè an toàn chất
lượng cao gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Đào tạo, tập huấn cho các đối
tượng tham gia các đề án chè nâng cao kỹ năng quản lý - sản suất- chế biến - tiêu
thụ sản phẩm chè.
Giải pháp thị trường: Các thông tin thị trường về tình hình cung cầu, giá
cả…rất cần thiết đối với hộ sản xuất và kinh doanh chè. Nắm bắt thông tin này sẽ
giúp cho người dân có các phương án khác nhau góp phần giảm thiểu rủi ro trong
quá trình sản xuất kinh doanh chè.
Huyện Phú Lương cần có Nhà máy chế biến mang thương hiệu của huyện.
Nhằm thu mua chè tươi cho các hộ trồng chè. Khoanh định khu vực trồng chè để
cung cấp cho Nhà máy và ổn định đầu ra cho các hộ trồng chè, hình thành một
kênh tiêu thụ chủ yếu và ổn định.
Kênh tiêu thụ thứ hai là Nhà máy là nơi thu mua ổn định cho các hộ, các hộ

hợp đồng bán chè tươi cho Nhà máy, Nhà máy xây dựng và khẳng định thương
hiệu chè Phú Lương, Nhà máy định hướng sản phẩm của mình tới các thị trường
yêu cầu chất lượng cao như Đài Loan, Nhật Bản. Còn hiện tại các kênh mà người
dân đang làm là: Tự do bán chè khô cho Nhà máy, Nhà máy sơ chế bán chè cho các
Công ty khác ở ngoại tỉnh hoặc các đại lý ở tỉnh khác phục vụ nội tiêu hoặc
13


xuất khẩu. Người sản xuất chè bán chè khô cho các hộ kinh doanh chè tại các chợ
ở địa phương, người mua người bán dựa trên giá cả của thị trường không có những
ràng buộc về mặt chất lượng thông qua hợp đồng, các hộ hoàn toàn không biết sản
phẩm của mình sẽ được tiêu thụ ở thị trường nào, nên người dân không có động lực
để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phú Lương cần có bộ phận đưa thông tin định kỳ hàng tuần thị trường giá cả
chè tại các đầu mối thu mua chè, các cơ chế chính sách của tỉnh, huyện, huyện cho
đông đảo nhân dân và người làm chè biết. Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ
chè. Có đầu ra ổn định.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng chè: Cơ sở vật chất kỹ thuật của
huyện Phú Lương còn nhiều khó khăn. Các cấp các ngành địa phương cùng với
người dân tập trung huy động vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình
phục vụ cho sản xuất kinh doanh chè.
- Nâng cấp hệ thống đường giao thông bao gồm cả con đường tới các đồi chè.
- Đầu tư xây dựng đập nước, hệ tống tưới tiêu, hệ thống điện đảm bảo phục
vụ cho sản xuất chè đạt hiệu quả.
- Xây dựng lại chợ địa phương vì đây là nơi diễn ra hoạt động mua bán sản
phẩm chè.
Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Đầu tư vốn cho xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Hỗ trợ vốn và giống chè mới cho người dân trồng mới và cải tạo chè.
- Cho vay vốn với lãi suất thấp để tập trung đầu tư cho phát triển cây chè và

hoàn lại vốn trong khoảng thời gian nhất định.
- Các hộ tự huy động các nguồn vốn của mình tập trung phát triển cây chè.
- Cần huy động vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước vào quá trình
sản xuất chè.
14


- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè: Nhà nước đầu tư làm những
đường trục lớn qua các vùng chè trong đó người dân đóng góp 30% nhà nước
đóng góp 70% kinh phí, nâng cấp hệ thống điện lưới tại các vùng trong xa trung
tâm huyện.
Giải pháp về công tác khuyến nông:
Người dân sản xuất chè huyện Phú Lương có truyền thống trồng chè lâu đời,
các kiến thức sản xuất chè dựa trên kinh nghiệm là chính. Đối với các giống chè
mới được trồng tại địa phương thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Chính vì vậy
huyện cần áp dụng các biện pháp khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia
công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nông dân,
khi đưa các giống mới vào sản xuất. Cung cấp các thông tin cần thiết kịp thời như
tình hình sâu bệnh, biện pháp phòng trừ, nhu cầu thị trường giá cả…Đồng thời tư
vấn các dịch vụ khuyến nông.
Đối với các hộ nông dân: cũng phải có những đề xuất kịp thời về những vấn
đề cần thiết trong sản xuất chè với chính quyền các cấp, với các tổ chức doanh
nghiệp sản xuất chế biến, thu mua chè của người dân.
4.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ
Giải pháp về vốn đầu tư cho cây chè
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy đa phần các hộ nông dân trồng chè đều
thiếu vốn sản xuất đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo mà trong quá trình nghiên cứu
về đầu tư vốn đã cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn.
- Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm được trong thực tế của nông hộ, nên
khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ nông dân kết hợp với sự hỗ

trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽ đạt được lượng vốn đầu tư phù hợp cho mục tiêu
phát triển cây chè.

15


- Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, đơn giản về thủ tục,
mức độ tỷ lệ lãi suất, các hình thức cho vay theo thời gian của các giai đoạn trong
sản xuất chè. Bởi vì với ngành chè thì việc đầu tư cho một quá trình sản xuất từ
trồng mới cho đến khi thu hoạch để thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm. Đây cũng
chính là trở ngại lớn cho người dân không yên tâm vào việc đầu tư cho quá trình
sản xuất.
Giải pháp về kỹ thuật
- Về công tác cải tạo giống: Huyện Phú Lương hiện nay hầu hết diện tích cây
chè vẫn là giống chè trung du, ưu điểm của giống này đó là chất lượng chè xanh
cao, khả năng chống chịu thời tiết tương đối tốt nhưng năng suất lại thấp hơn so với
các loại chè lai LDP1. Việc đưa những giống mới vào trong sản xuất là một việc
làm khó khăn. Là do chi phí mua những giống mới này khá cao, trong khi các
nương chè chủ yếu là giống chè trung du lại vẫn đang phát triển, những khoản chi
phí ban đầu như trồng mới, chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản khá lớn, chu kỳ kinh
doanh của cây chè lại dài nên chưa thể thu hồi được vốn. Mặt khác yêu cầu chăm
sóc cho chè lai LDP1 khắt khe hơn mà diện tích chè chủ yếu là đồi núi khó khăn
cho việc chuyển đổi sang các giống mới. Tuỳ vào từng địa hình và điều kiện của
mỗi hộ mà có phương hướng kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Quá trình này phải được thực hiện từng bước, trước hết tạm thời sẽ đưa
giống mới vào diện tích trồng mới hoặc là thay thế cho nương chè đã trở lên cằn cỗi
để từ đó phát triển diện tích chè này.
- Về kỹ thuật canh tác: Bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm
canh như việc xây dựng các đồi, nương chè (mật độ trồng, tạo hình nương chè) đến
việc chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh, cỏ dại, kể cả kỹ thuật hái chè. Việc bón

phân cần được chú ý với từng loại đất để bảo đảm năng suất và chất lượng chè, bón
phân theo quy trình, chú trọng bón phân vi sinh để bảo vệ môi trường.

16


Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực là cần thiết nhất, để nâng cao hiệu quả sử
dụng và tiết kiệm chi phí thì người dân cân áp dụng đúng quy trình khoa học. hiện
nay trên thị trường các loại thuốc trừ sâu sinh học đang được áp dụng rất hiệu quả
nhưng giá thành khá cao.
Giải pháp về chế biến
Bảo quản sản phẩm sau chế biến đúng cách sẽ giữ chất lượng sản phẩm
luôn mới, khi nhu cầu thị trường tăng cao sản phẩm sẽ bán được giá cao. Tập
trung sản xuất vào vụ đông vì đó là thời điểm chè có giá trị cao, để làm được việc
đó người dân cần chuẩn bị các phương tiện để chủ động nước tưới cho chè khi
khô hạn kéo dài.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ chè của
huyện Phú Lương đã chỉ rõ cho ta thấy hiệu quả thu được từ sản xuất chè mang lại
cao. Việc đầu tư cao sẽ cho kết quả cao hơn thể hiện cụ thể qua các nhóm hộ với
tổng chi phí cho 1ha chè ở hộ khá đầu tư 122,678 triệu đồng hộ trung bình là
114,163 triệu đồng và hộ nghèo là 98,303 triệu đồng với các mức đầu tư như vậy sẽ
cho kết quả sản xuất là khác nhau cụ thể tổng giá trị sản xuất ở hộ khá đạt 210,068
triệu đồng/ha hộ trung bình đạt 164,089 triệu đồng và hộ nghèo là 118,654 triệu
đồng/ha. Như vậy mức độ đầu tư ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của người
dân. Ở hộ khá do có điều kiện kinh tế nên việc đầu tư vào chè cũng dễ hơn so với
hộ trung bình và hộ nghèo.
Điều kiện kinh tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
chè hộ, hộ có điều kiện về kinh tế có vốn nên đầu tư cao vào sản xuất thì sẽ đạt hiệu
quả cao. Qua điều tra thấy ở những hộ có điệu kiện kinh tế thì trình độ văn hóa của

họ cũng cao hơn hẳn hộ nghèo. Và quy mô diện tích chè của họ cũng nhiều hơn.
Như vậy họ vừa có điều kiện kinh tế có vốn vừa có trình độ cao hơn mức độ hiểu
biết tiếp thu khoa học kĩ thuật của họ cũng cao hơn và quy mô lớn lại thuận tiện
17


cho việc chăm sóc giảm được một số chi phi nhất định. Kết hợp cả ba yếu tố trên
thì sẽ cho sản phẩm đồng đều chất lượng tốt hơn như vậy giá bán sẽ cao hơn và
hiệu quả sản xuất chè sẽ cao hơn.
Hiệu quả kinh tế của các giống chè mới được người dân trồng đã thể hiện
giá trị vượt trội so với giống chè trung du. Cụ thể trên 1ha chè tổng giá trị sản
xuất chè trung du đạt 155,717 triệu đồng còn chè lai LDP1 đạt tới 271,545 triệu
đồng/ha mặc dù tổng chi phí cho chè lai LDP1 là cao hơn chè trung du nhưng chè
lai LDP1 vẫn đem lại hiệu quả cao hơn. Nhưng do điều kiện địa hình của huyện
chủ yếu là đồi núi nên diện tích chè lai LDP1 chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ trong tổng
diện tích chè..
Trong những năm qua các công cụ chế biến đã được cải tiến nhiều nhằm nâng
cao giá trị sản phẩm và nâng cao năng xuất tất cả các hộ 100% đã có máy sao chè,
song vẫn còn nhiều tồn tại trong khâu chế biến cần được chú ý hơn để sản phẩm sản
xuất ra có sự đồng đều về chất lượng và mẫu mã. Sản phẩm chè của địa phương đã
có mặt trên thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên đầu ra thị trường không ổn định người dân
chủ yếu là bán tự do bán lẻ giá cả bấp bênh thường bị tư thương ép giá.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên
năm 2014, 2015, 2016, 2017.
2. Lê Tất Khương (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả

năng nhân giống vô tính của một số giống chè mới tại Thái Nguyên
3. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quỹ (2000), Cây chè sản xuất và chế biến, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
4. Lịch sử đảng bộ huyện Phú Lương (1930-2015), 2015, Huyện ủy Phú Lương
xuất bản, tr.23.
5. UBND huyện Phú Lương, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm
2016 và kế hoạch phát triển năm 2017.
6. UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định 3130/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy
hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
7. UBND tỉnh Thái Nguyên, Tài liệu hội thảo Quốc tế chè Thái Nguyên,
Việt Nam 2015.

19



×