Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Đánh giá một số nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hợp Lý giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.25 KB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá quá trình học tập và rèn luyện, áp dụng những kiến thức đã học
vào trong thực tiễn cũng như hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam, được sự nhất trí cua Ban giám hiệu trường, Ban giám
hiệu Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn của Thầy
ThS. Vũ Ngọc Chuẩn, em đã tiến hành thực tập tại UBND xã Hợp Lý, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam từ ngày 13/02/2017 – 13/5/2017 với đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá nội dung một số công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hợp Lý,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, trước hết em xin chân
thành cảm ơn các thầy các cô. Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo hướng dẫn, các
thầy, các cô trong Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn đã trang bị cho
em kiến thức về chuyên ngành quản lý đất đai để áp dụng vào thực tiễn.
Trong suốt quá trình thực tập tại địa phương, em xin chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo xã, các cô, các chú cán bộ địa chính xã đã giúp đỡ nhiệt tình tạo
điều kiện thuận lợi, cung cấp các số liệu, tài liệu đầy đủ chính xác, chia sẻ kinh
nghiệm quản lý đất đai tại địa phương để em hoàn thành tốt đề tài của mình.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng đề tài không tránh khỏi những sai
sót, em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn. Đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho công việc của
em sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017
Sinh viên


1


Nguyễn Thị Phòng

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................I
Mục lục.............................................................................................................................II
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................................V
Danh mục các bảng........................................................................................................VI
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ.......................................................................................VII
Phần 1 MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của vấn đề.......................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2

1.2.1

Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể......................................................................................................2


1.2.3

Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2

Phần 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................3
2.1

Khái quát nội dung quản lý Nhà nước về đất đai..................................................3

2.1.1

Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai................................................................3

2.1.2

Đối tượng, mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai.. . .3

2.1.3

Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai............................................................6

2.2

Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai......................................7

2.3

Công tác quản lý đất đai tại Việt Nam trong những năm gần đây.......................10


2.3.1

Về công tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai...........................................10

2.3.2

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai........................................11

2.3.3

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.........................................................11

2.3.4

Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất....................................11

2.3.5

Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.....12

2.3.6

Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai................................................................12

Phần 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................13
3.1

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................13

3.1.1


Địa điểm nghiên cứu...........................................................................................13
3


3.1.2

Thời gian nghiên cứu...........................................................................................13

3.1.3

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................13

3.1.4

Nội dung nghiên cứu...........................................................................................13

3.2

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................14

3.2.1

Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu...................................................14

3.2.2

Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu........................................14

3.2.3


Phương pháp chuyên gia.....................................................................................14

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................15
4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hợp Lý..............................................15

4.1.1

Điều kiện tự nhiên...............................................................................................15

4.1.2

Các nguồn tài nguyên..........................................................................................16

4.1.3

Tình hình phát triển kinh tế xã hội......................................................................17

4.1.4

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội..........................................19

4.2

Hiện trạng sử dụng đất của xã Hợp Lý................................................................21

4.2.1


Hiện trạng sử dụng đất của xã Hợp Lý theo loại đất...........................................21

4.2.2

Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng, quản lý...............................................25

4.2.3

Phân tích đánh giá biến động các loại đất...........................................................26

4.3

Đánh giá một số nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn xã Hợp Lý.....................................................................................................29

4.3.1

Đánh giá việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó...............................................29

4.3.2

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính......................................................................................................29

4.3.3

Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất...........................................32


4.3.4

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...........................................................33

4.3.5

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 38

4.3.6

Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất............40
4


4.3.7

Thống kê, kiểm kê đất đai...................................................................................45

4.3.8

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lý
các vi phạm pháp luật về đất đai.........................................................................49

4.3.9

Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
quản lý và sử dụng đất đai...................................................................................49

4.3.10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất......51

4.4

Những mặt tích cực và và tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất của xã
Hợp Lý trong thời gian qua.................................................................................52

4.4.1

Thuận lợi.............................................................................................................52

4.4.2

Khó khăn.............................................................................................................53

4.4.3

Giải pháp.............................................................................................................54

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................57
5.1

Kết luận...............................................................................................................57

5.2

Khuyến nghị........................................................................................................58

Danh mục các tài liệu tham khảo..................................................................................59
Phụ lục.............................................................................................................................60

5



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTC

Bộ tài chính

BC

Báo cáo Chính phủ

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị


ĐGHC

Địa giới hành chính

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HSĐC

Hồ sơ địa chính

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT – XH

Kinh tế - Xã hội



Nghị định




Quyết định

QH

Quốc Hội

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

V/v

Về việc


6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Hợp Lý năm 2015......32
Bảng 4.2 Biến động diện tích đất đai xã Hợp Lý giai đoạn 2005 –
2015................................................................................37
Bảng 4.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất xã Hợp Lý
năm 2015........................................................................44
Bảng 4.4 Các trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ ở của xã
Hợp Lý năm 2015............................................................53
Bảng 4.5 Kết quả thống kê năm 2013 và kiểm kê năm 2014. . .57
Bảng 4.6 Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu
nại, tố cáo đất đai xã Hợp Lý giai đoạn 2010 - 2015.......58

Danh mục các biểu đồ, sơ đ

7


Biểu đồ 4.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Hợp Lý
năm 2015..................................................................................32
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của xã Hợp Lý
năm 2015........................................................................34
Biểu đồ 4.3 Tình hình biến động diện tích đất đai của xã Hợp Lý
giai đoạn 2005 – 2015...............................................................35

Sơ đồ 4. 1 Sơ đồ chu chuyển đất xã Hợp Lý đến năm 2020......47


8


PHẦN 1

1.1

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của vấn đề

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối
với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó
quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên
quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai
chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan
hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất
đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh
đó Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản
phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó
các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức tạp, đòi hỏi
phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người sử dụng đất.
Đối với xã Hợp Lý, là một xã đồng bằng còn gặp nhiều khó khăn về phát
triển kinh tế xã hội, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý và sử dụng một cách

hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của xã nói riêng và của huyện Lý Nhân nói chung. Mục tiêu
đó đã và đang được Đảng bộ và nhân dân xã Hợp Lý quyết tâm thực hiện và đã
đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của xã Hợp Lý. Để có thể đạt được mục tiêu mà xã Hợp Lý đề ra cần phải có
sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan. Vì
những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Đánh giá một số nội dung trong công tác

1


quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hợp Lý giai đoạn 2010 - 2015” làm
chuyên đề tốt nghiệp.

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng một số nội dung trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai tại xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai của
xã.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam giai đoạn 2010 2015.
- Đánh giá thực trạng một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai tại xã
Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà
nước về đất đai tại xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Hợp Lý,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được cập nhật trong khoảng thời gian từ năm
2005 – 2015.

2


PHẦN 2

2.1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khái quát nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

2.1.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
2.1.2 Đối tượng, mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của quản lý nhà nước về

đất đai.
a) Đối tượng của quản lý đất đai
Các chủ thể quản lý và sử dụng đất đai
- Các chủ thể quản lý đất đai: Các chủ thể quản lý đất có thể là cơ quan Nhà
nước, có thể là tổ chức.
Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan Nhà nước gồm 2 loại là:
+ Các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý Nhà nước về
đất đai ở địa phương theo cấp hành chính, đó là Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ
quan chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp.
+ Các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với những diện tích đất
chưa sử dụng, đất công ở địa phương. Các cơ quan này đều là đối tượng quản lý
trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan cấp trên trực tiếp và chủ yếu theo nguyên
tắc trực tuyến.
3


Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như các Ban quản lý khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp sử
dụng đất mà được Nhà nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản
lý đất đai. Vì vậy, các tổ chức này được Nhà nước giao quyền thay
mặt Nhà nước cho thuê đất gắn liền với cơ sở hạ tầng trong khu
công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đó. Các ban quản
lý này là các tổ chức và cũng trở thành đối tượng quản lý của
các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
- Các chủ thể sử dụng đất đai: các chủ thể sử dụng đất đai gồm:
+ Tổ chức
+ Cơ sở tôn giáo
+ Cộng đồng dân cư
+ Hộ gia đình
+ Cá nhân

+ Tổ chức nước ngoài
+ Cá nhân nước ngoài
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Đất đai
Đất đai là nhóm đối tượng thứ hai của quản lý nhà nước về đất đai. Các cơ
quan quản lý đất đai của bộ máy nhà nước thay mặt Nhà nước quản lý đến từng
thửa đất, từng diện tích đất cụ thể
b) Mục đích, yêu cầu của quản lý Nhà nước về đất đai.
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ
theo đúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành
chính.
4


c) Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai.
Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo nguyên tắc sở hữu toàn dân về đất đai
Luật đất đai 2013 khẳng định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do
Nhà nước là người đại diện và thống nhất quản lý.
Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý được ghi nhận tại Điều 53, 54 Hiến pháp 2013; Điều
4 Luật đất đai 2013 nội dung của nguyên tắc được thể hiện:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, được

hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải
tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia. Vì vậy, đất
đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân, không thể thuộc về bất cứ một cá
nhân, tổ chức nào
- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước.
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy,
không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản
chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước chủ thể duy nhất đại
diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận
pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước
trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng
đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất
Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất
đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất đai.
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ sở hữu
chuyển giao quyền sử dụng.

5


Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong
tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước, vừa có ở trong
từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện
quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng... từ những chủ
thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước
phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang
pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa

đảm bảo lợi ích của Nhà nước.
Vấn đề này được thể hiện ở việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất.
- Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý
đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc
này.Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý
đất đai được thể hiện bằng việc:
+ Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả
thi cao
+ Quản lý và giám sát việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất
Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ cho chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được
mục đích đề ra.
2.1.3 Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (Điều 22) quy định: Nội
dung của quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm 15 nội dung:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
6


- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

2.2

Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai

Hiện nay, phần lớn các quan hệ đất đai trên thế giới là sở hữu tư nhân về
đất đai. Ở nước ta tồn tại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: Sở hữu toàn
dân, Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực
hiện quyền làm chủ của mình bằng việc được Nhà nước trao cho QSDĐ. Nhà
nước thực hiện quyền sở hữu của mình bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về
quản lý và sử dụng đất của cơ quan quyền lực dựa trên những đặc điểm thực tiễn
của đất nước qua các giai đoạn. Ngoài ra, hệ thống các cơ quan chuyên môn của
7



các cấp thực hiện giám sát việc quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch và theo
pháp luật.
Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý và sử dụng đất này được Nhà nước thể
hiện thông qua hàng loạt các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý”. Trong thời gian này, tuy chưa có Luật đất đai
nhưng hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà nước về đất đai đã
được ra đời.
- Quyết định số 201/QĐ – CP ngày 01/07/1980 của Chính phủ ban hành về
việc “ thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất
trong cả nước”.
- Chỉ thị số 299/CT – TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng chính phủ ban
hành về “ Công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất”.
- Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và có hiệu lực
thi hành ngày 08/01/1988. Luật đất đai đầu tiên ra đời đánh dấu một bước ngoặt
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm đưa công tác quản lý đất đai đi
vào nề nếp và đúng pháp luật.
- Năm 1992, Hiến pháp ra đời đã mở ra thời kỳ đổi mới hệ thống chính trị.
Lần đầu tiên chế độ sở hữu về quản lý đất đai được ghi vào Hiến pháp, trong đó
quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ
đất đai theo quy hoạch và pháp luật”.
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, ngày 14/07/1993 Luật đất đai 1993 được ban
hành.
- Năm 1998, Nhà nước ban hành Luật đất đai sửa đổi, bổ sung một số điều
nhằm cải thiện tình hình quản lý, sử dụng đất trong cả nước sau khi có Luật đất
đai năm 1993.
- Nghị định 04/2000/NĐ – CP ngày 11/02/2000 của Chính phủ về thi hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật đất đai.

- Nghi định 66/2002/ NĐ - CP ngày 29/09/2001 của Chính phủ về thi hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 04/2000/NĐ - CP.

8


Năm 2001, Nhà nước ban hành Luật đất đai sửa đổi, bổ sung một số điều
khoản không còn hợp lý trong quá trình quản lý và sử dụng đất của Luật đất đai
năm 1998.
Qua nhiều lần chỉnh sửa và lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước Luật đất
đai năm 2003 được ra đời và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2003. Luật đất đai
2003 ra đời đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế
quản lý cũ.
Luật đất đai 2003 gồm 7 chương và 146 điều, trong đó nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai được hoàn thiện và phù hợp với điều kiện KT – XH tạo cơ
sở pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất trong cả nước.
Để quản lý tốt quỹ đất sau khi Luật đất đai năm 2003 ra đời hàng loạt các
văn bản cũng được ban hành, cụ thể như sau:
- Nghị định số 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai 2003.
- Nghị định số 182/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tư số 28/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN & MT
về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN & MT
về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 30/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TN & MT
về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 01/2005/TT – BTNMT ngày 13/04/2005 về hướng dẫn thực

hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Ngày 09/12/2013, Hiến pháp mới của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được công bố và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2014 khẳng định: “ Đất
đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời,
tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
9


quản lý” Trên cơ sở đó, ngày 29/11/2013 Luật đất đai 2013 ra đời và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/07/2014 và kèm theo đó là hàng loạt các văn bản pháp luật
cụ thể như sau:
- Nghị định số 43/2014/ NĐ – CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 44/2014/ NĐ – CP ngày 15/05/2014 của Chính
phủ quy định về giá đất.
- Nghị định số 45/2014/ NĐ – CP ngày 15/05/2014 của Chính
phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư 76/2014/TT – BTC ngày 16/06/2014 hướng dẫn
một số điều của nghị định số 45/2014/ NĐ – CP quy định về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 46/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 của Chính
phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
- Thông tư 77/2014/TT – BTC ngày 16/06/2014 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 46/2014/NĐ – CP về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước.
- Nghị định sô 47/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 của Chính
phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất.

- Thông tư số 23/2014/TT – BTNMT ngày 19/05/2014 về
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 24/2014/TT – BTNMT 19/05/2014 về hồ sơ địa
chính.
- Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT 19/05/2014 về bản đồ địa
chính.
- Thông tư số 28/2014/TT – BTNMT ngày 02/06/2014 về
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Thông tư số 02/2015/TT – BTNMT ngày 27/01/2015 quy định một số
điều của nghị định số 43/2014/NĐ – CP và nghị định 44/2014/NĐ – CP.
10


2.3

Công tác quản lý đất đai tại Việt Nam trong những năm gần

đây
Theo Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về đất đai năm 2014, tháng 6 đầu
năm 2015 và tình hình triển khai thi hành luật đất đai và những vấn đề cần giải
quyết tháo gỡ của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp công tác quản lý Nhà
nước về đất đai tính đến đầu năm 2015 như sau:
2.3.1 Về công tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai
Xây dựng chính sách, pháp luật về đất đai là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về đất đai của năm 2014 và năm 2015.
Cho đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường về cơ bản đã hoàn thành các văn bản
quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai được giao theo kế hoạch đề ra. Cụ thể Bộ
đã chủ động, khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định;
phối hợp với Bộ Tài chính trình chính phủ ban hành 02 Nghị định. Phối hợp với

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành 01 Nghị
định. Bộ đã xây dựng, ban hành 24 Thông tư và Thông tư Liên tịch.
Nhìn chung, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai ban
hành theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo kịp thời có hiệu lực ngay khi Luật Đất
đai có hiệu lực thi hành; khắc phục được tình trạng Luật chờ các văn bản hướng
dẫn. Việc ban hành đồng thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực
cùng với Luật Đất đai đánh dấu một bước tiến quan trọng, được xã hội ghi nhận
và đánh giá cao trong việc chuẩn bị thi hành Luật Đất đai.
2.3.2 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Tại địa phương, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai công tác
phổ biến Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đến các tổ
chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhiều địa phương đã triển khai
cụ thể đến cả các đối tượng là cán bộ cấp huyện, cấp xã.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đã được triển khai rộng
rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp được
các Bộ, ngành, các địa phương và được dư luận nhân dân đánh giá cao. Qua đó

11


đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.
2.3.3 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015): Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011 - 2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số
17/2011/QH13. Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và
địa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số
190/BCCP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC
CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc
hội
2.3.4 Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là sau khi Luật Đất đai
có hiệu lực thi hành, Bộ TN&MT đã tích cực, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các
địa phương thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bảo đảm theo
đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Bộ đã có Công văn số
1662/BTNMTTCQLĐĐ
ngày
06/05/2014

Công
văn
số
3398/BTNMTTCQLĐĐ ngày 14/8/2014 gửi UBND các tỉnh, thành phố về
việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng để thực hiện các công trình, dự án của các địa phương. Bộ cũng đã thực
hiện việc rà soát hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
2.3.5 Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính
Đến nay cả nước đã cấp được 41.757.000 Giấy chứng nhận với diện tích
22.963.000 ha, đạt 94,9% diện tích cần cấp các loại đất chính. Tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đều cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội.

12



2.3.6 Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện đã có:10840 đơn vị hành chính
cấp xã đã hoàn thành việc điều tra khoanh vẽ các chỉ tiêu kiểm kê ngoài thực địa
(chiếm 97,09% tổng số xã); 8.662 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc
xây dựng bản đồ kết quả điều tra điều tra kiểm kê (chiếm 77,58% số xã); 5.875
đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành tổng hợp số bộ số liệu cấp xã (chiếm
52,61% tổng số xã); 3.492 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất (chiếm 31,27% tổng số xã); 2.924 đơn vị hành chính
cấp xã đã hoàn thành xây dựng báo cáo kết quả thực hiện kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2014 (chiếm 26,29% tổng số xã).
Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy
định của Luật Đất đai, phục vụ cho việc đánh giá và hoàn thiện chính sách pháp
luật về đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, góp phần xây dựng
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

13


PHẦN 3

3.1

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại UBND xã Hợp Lý, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam.Ủy ban nhân dân xã Hợp lý thực hiện nhiệm vụ chung của
cơ quan hành chính cấp cơ sở quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai trong

phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam và cơ quan chuyên môn của Uỷ ban
nhân dân huyện Lý Nhân quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Là cơ
quan hành chính cấp cơ sở gần dân nhất,tại đây tổng hợp các tài liệu, cập nhật
các vấn đề nổi trội nhất về lĩnh vực đất đai, cung cấp các tài liệu cần thiết cho đề
tài nghiên cứu.
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Phạm vi thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ ngày 13/02/2017 –
13/05/2017
- Phạm vi thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ năm 2005 - 2015
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu
Một số nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hợp Lý,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015.
3.1.4 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Hợp Lý, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá tình hình hiện trạng đất đai của xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam.
- Đánh giá một số nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai xã
Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015.

14


+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai.
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
+ Khảo sát, đo đạc,đánh giá phận hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất .

+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
+ Thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
+ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
+ Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về
đất đai xã Hợp Lý.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hợp Lý.

3.2

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
Đây là phương pháp dùng để điều tra điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực
nghiên cứu: Tài liệu về vị trí địa lý, đất đai, lao động, kinh tế, các báo cáo điều

15


tra, báo cáo tổng kết. Thu thập các văn bản pháp lý, các đề tài có liên quan đến

vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp của đề tài.
3.2.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu
Đây là phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu thu thập được về công tác
quản lý Nhà nước về đất đai tại địa bàn nghiên cứu từ đó tiến hành phân tích kết
hợp với so sánh, đối chiếu với các quy định trong hệ thống pháp luật đất đai để
thấy được kết quả thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Hợp
Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
3.2.3 Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh
vực đất đai cụ thể là các cán bộ địa chính của xã.

16


PHẦN 4

4.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hợp Lý

4.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hợp Lý nằm ở phía Tây Bắc huyện Lý Nhân, có tổng diện tích tự nhiên là
525,93 ha, là vùng đất bằng phẳng có tiếp giáp với các xã như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Trác Văn huyện Duy Tiên
- Phía Nam: giáp xã Văn Lý
- Phía Đông: giáp xã Chính Lý
- Phía Tây: giáp xã Yên Nam huyện Duy Tiên

Xã Hợp Lý cách trung tâm huyện 10km tương đối thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế và giao thông liên lạc với bên ngoài.
b) Địa hình địa mạo
Xã Hợp Lý có địa hình tương đối bằng phẳng, thuộc vùng đất đồng bằng
sông Hồng, nhưng so với địa bàn huyện, xã Hợp Lý có địa hình cao. Do vậy về
mùa khô thường bị hạn, làm cho sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn.
c) Khí hậu
Xã Hợp Lý nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt
đó là mùa khô và mùa mưa.
d) Nhiệt độ
Theo số liệu khí tượng thủy văn cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 24,5°C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6,7
là 32,5°C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 6,5°C vào tháng 12 và tháng 1 năm
sau. Tổng tích ôn trung bình trong năm là 8502°C.
- Lượng bốc hơi bình quân từ 50 - 55% lượng mưa.
- Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.300 – 1.400 giờ
17


×