Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 3 qua hoạt động nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐOÀN THỊ HIỀN

GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 3 QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐOÀN THỊ HIỀN

GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC
CHO HỌC SINH LỚP 3 QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM
Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Phạm Quang Tiệp

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Quang Tiệp đã tận tình


hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu, giáo viên và các em học sinh trường tiểu
học Xuân Hòa, Đồng Xuân, Cao Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình tìm hiểu thực trạng và thực hiện thực nghiệm của đề tài.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Phạm Quang Tiệp. Kết quả thu được trong đề tài hoàn toàn
khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong công trình khoa
học nào khác.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3

8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 QUA HOẠT ĐỘNG
NHÓM ............................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 5
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng học hợp tác ............................................. 5
1.1.2. Những nghiên cứu về hoạt động nhóm học tập ..................................... 8
1.2. Kĩ năng học hợp tác ................................................................................ 9
1.2.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm của học hợp tác ..................................................................... 11
1.2.3. Nguyên tắc của học hợp tác .................................................................. 13
1.2.4. Hệ thống kĩ năng học hợp tác của học sinh tiểu học........................... 15
1.3. Hoạt động nhóm .................................................................................... 21
1.3.1. Khái niệm Nhóm và Nhóm học tập ....................................................... 21
1.3.2. Phân loại nhóm học tập......................................................................... 22
1.3.3. Quy trình tổ chức hoạt động học tập theo nhóm ................................. 23


1.4. Định hướng lí luận về giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 3
qua hoạt động nhóm ..................................................................................... 25
1.4.1. Đặc điểm học sinh lớp 3 ................................................................. 25
1.4.2. Vai trò của hoạt động nhóm trong rèn luyện kĩ năng học hợp tác của
học sinh ............................................................................................................. 27
1.4.3. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng học hợp tác qua hoạt động nhóm......... 29
1.4.4. Tiến trình giáo dục kĩ năng học hợp tác qua hoạt động nhóm ........... 30
1.4.5. Một số kĩ thuật dạy học theo nhóm hướng tới rèn luyện kĩ năng hoc
hợp tác............................................................................................................... 32
1.4.6. Hình thức giáo dục kĩ năng học hợp tác qua hoạt động nhóm ........... 37
1.5. Thực trạng của việc giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 3

qua hoạt động nhóm ..................................................................................... 38
1.5.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .......................................................... 38
1.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng .................................................................. 40
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 50
Chương 2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC
SINH LỚP 3 QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM .................................................... 52
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 52
2.1.1. Đảm bảo phù hợp với quy luật hình thành kĩ năng ở học sinh ........... 52
2.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng của hoạt động nhóm........................ 52
2.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp 3 ............................ 53
2.1.4. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn dạy học ở tiểu học............. 53
2.2. Một số biện pháp ................................................................................... 53
2.2.1. Xây dựng quy trình thiết kế hoạt động nhóm rèn kĩ năng học hợp tác . 53
2.2.2. Tổ chức và hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng học hợp tác
theo nhóm .................................................................................................. 59


2.2.3. Vận dụng hợp lý các kĩ thuật dạy học theo nhóm hướng vào rèn
luyện kĩ năng học hợp tác cho học sinh .................................................... 60
2.2.4. Thiết kế và tổ chức môi trường rèn luyện kĩ năng học hợp tác ...... 65
2.2.5. Áp dụng kĩ thuật đánh giá kĩ năng học hợp tác qua hoạt động nhóm .. 67
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 70
Chương 3. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC..................................................... 71
3.1. Khái quát về thực nghiệm ..................................................................... 71
3.1.1. Mục đích, quy mô, địa bàn thực nghiệm .............................................. 71
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 71
3.1.3. Tiến trình, phương pháp thực nghiệm .................................................. 71
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................. 74
3.2.1. So sánh mức độ tích cực hợp tác của HS trước thực nghiệm ............. 74
3.2.2. So sánh mức độ tích cực hợp tác sau thực nghiệm ở các lớp TN và ĐC 76

3.2.3. Phân tích mức độ phát triển của kĩ năng học hợp tác của HS qua hoạt
động nhóm ........................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Nội dung chữ viết tắt

Chữ viết tắt

1

Điểm trung bình

ĐTB

2

Độ lệch chuẩn

ĐLC

3

Đối chứng


ĐC

4

Giáo viên

GV

5

Học sinh

HS

6

Học sinh tiểu học

HSTH

7

Kĩ năng

KN

8

Kĩ năng học hợp tác


KNHHT

9

Số lượng

SL

10

Thực nghiệm

TN


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đánh giá của GV về mức độ các kĩ năng học hợp tác của HS ............ 39
Bảng 1.2 Thực trạng nhận thức của GV về vai trò của giáo dục kĩ năng
học hợp tác cho học sinh lớp 3 qua hoạt động nhóm ......................... 42
Bảng 1.3 Thực trạng nhận thức của GV về những yêu cầu cần thiết của
việc giáo dục kĩ năng học hợp tác cho HS lớp 3 qua hoạt động
nhóm.................................................................................................... 43
Bảng 1.4 Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học .................................... 45
Bảng 1.5 Thực trạng việc sử dụng các kĩ thuật dạy học hợp tác của GV ........... 46
Bảng 1.6 Bảng thực trạng việc kiểm tra đánh giá của GV khi tổ chức hoạt
động nhóm cho HS.............................................................................. 47
Bảng 3.1 So sánh mức độ tích cực hợp tác của HS trước TN ............................ 73
Bảng 3.2 So sánh mức độ tích cực hợp tác sau thực nghiệm ở các lớp TN
và ĐC .................................................................................................. 75
Bảng 3.3 Mức độ phát triển của kĩ năng học hợp tác của HS qua hoạt động

nhóm.................................................................................................... 77


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình khăn trải bàn ......................................................................... 31
Hình 2.2 Mô hình mảnh ghép ............................................................................. 32
Hình 3.1 So sánh mức độ tích cực hợp tác của HS trước thực nghiệm .............. 74
Hình 3.2 So sánh mức độ tích cực hợp tác sau thực nghiệm ở các lớp TN và
ĐC ....................................................................................................... 75
Hình 3.3 So sánh ĐTB các nhóm KNHHT của HS lớp TN và ĐC sau thực
nghiệm................................................................................................. 77
Hình 3.4 So sánh ĐTB các nhóm KNHHT của học sinh lớp thực nghiệm
trước và sau TN................................................................................... 78


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
đã đặt ra cho giáo dục Việt Nam một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp
thiết, đó là đào tạo những con người có đầy đủ các năng lực và phẩm chất sẵn
sàng thích ứng với sự thay đổi. Để đạt mục tiêu đó, giáo dục Việt Nam đang
bước vào đổi mới căn bản, toàn diện. Đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục Việt Nam, nghị quyết 29 - NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ và giải
pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển
năng lực”. Như vậy, người học ngoài việc trang bị tri thức khoa học cần phải

được trang bị phương pháp học tập, kĩ năng học tập.
Kĩ năng học tập luôn đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc học
tập có đạt hiệu quả hay không. Đó chính là lí do mỗi người học cần trang bị
cho bản thân những kĩ năng cần thiết và đầy đủ trong quá trình học tập. Có rất
nhiều kĩ năng học tập, một trong những kĩ năng học tập mang lại hiệu quả cao
cho người học đó là kĩ năng học hợp tác. Việc tổ chức học hợp tác nhóm giúp
người học học tập hiệu quả, nhanh chóng đồng thời phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của người học.
Đối với cấp tiểu học, việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết tạo điều kiện cho các em được
giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân
cách cho học sinh. Học sinh tiểu học là lứa tuổi có hoạt động chủ đạo là hoạt
động học. Tuy nhiên các em còn nhỏ tuổi nên thường chưa biết được làm thế


2
nào để học tập hiệu quả. Khi dạy học cho học sinh tiểu học cần dạy cho các
em cách học quan trọng hơn là học nội dung gì. Cách học tốt nhất là để các
em tự tiếp cận, tự phát hiện và tự chiếm lĩnh. Các em không chỉ học những
người thầy mà còn học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tìm kiếm tri thức qua việc học
hợp tác. Muốn học sinh có kĩ năng học hợp tác, giáo viên cần đặt học sinh vào
môi trường học tập phù hợp. Môi trường đó là môi trường học sinh được hoạt
động nhóm. Với môi trường hoạt động nhóm cùng các bạn, không khí lớp học
sẽ thoải mái hơn. Khi hoạt động theo các nhóm các em sẽ được hợp tác để
giải quyết các nhiệm vụ học tập. Các em học sinh sẽ được tự do trao đổi, chia
sẻ, cảm thấy hứng thú hơn. Từ đó, kiến thức bài học là của chính các em, do
các em khám phá nên sẽ ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời, các em được hình thành
và phát triển một số kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, lắng nghe và trình bày ý
kiến, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề...
Vì vậy, kĩ năng học hợp tác đối với học sinh tiểu học rất quan trọng và

cần thiết đòi hỏi các nhà giáo dục phải có những biện pháp thích hợp nhằm
hình thành và rèn luyện kĩ năng học hợp tác cho học sinh tiểu học. Nhận thức
được ý nghĩa của vấn đề này, tôi lựa chọn “Giáo dục kĩ năng học hợp tác
cho học sinh lớp 3 qua hoạt động nhóm” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 3
qua hoạt động nhóm, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 3.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hoạt động nhóm với việc giáo dục kĩ năng học hợp
tác cho học sinh lớp 3.


3

4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho
học sinh lớp 3 khai thác được ưu thế của hoạt đông nhóm, đồng thời phù hợp
với đặc điểm học tập, rèn luyện kĩ năng của học sinh lớp 3 thì sẽ nâng cao
được hiệu quả học tập kĩ năng học hợp tác cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh
tiểu học qua hoạt động nhóm.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng kĩ năng học hợp tác và giáo dục kĩ năng
học hợp tác cho học sinh lớp 3 qua hoạt động nhóm.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh
lớp 3 qua hoạt động nhóm.

- Thực nghiệm khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát thực trạng ở một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một trường tiểu học thuộc
Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích tư liệu lí luận trong và ngoài nước để tìm hiểu tình hình
nghiên cứu có liên quan về kĩ năng học hợp tác và giáo dục kĩ năng học hợp
tác cho học sinh qua hoạt động nhóm. Đó là những căn cứ lí luận quan trọng
của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp lịch sử và logic nhằm xây dựng quan niệm của đề tài và
những quan điểm lí luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu.


4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình học tập và hoạt động của
học sinh lớp 3 qua các môn học để đánh giá kĩ năng học hợp tác của học sinh,
đánh giá vấn đề giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh của giáo viên.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu: Lập phiếu điều tra nhằm tìm hiểu
thực trạng kĩ năng học hợp tác của học sinh lớp 3 và việc giáo dục kĩ năng
học hợp tác cho học sinh lớp 3 qua hoạt động nhóm của giáo viên.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên và học sinh lớp 3 ở một
số trường tiểu học để định hướng nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng giáo dục
kĩ năng học hợp tác cho học sinh tiểu học.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Nhằm khẳng định tính khả thi
của các biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh lớp 3 qua hoạt
động nhóm.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu điều tra và thực nghiệm khoa học bằng phương pháp
thống kê toán học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận kiến nghị và phụ lục, luận văn có 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng học hợp
tác cho học sinh lớp 3 qua hoạt động nhóm
Chương 2: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng học hợp tác cho học sinh
lớp 3 qua hoạt động nhóm
Chương 3: Thực nghiệm khoa học


5

NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
KĨ NĂNG HỌC HỢP TÁC CHO HỌC SINH LỚP 3 QUA HOẠT
ĐỘNG NHÓM
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng học hợp tác
1.1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng
Kĩ năng là một trong những yếu tố giúp con người làm việc hiệu quả.
Những vấn đề lí luận về kĩ năng được rất nhiều các nhà khoa học như V.A.
Krutrexki, A.G. Côvaliôp, K.K. Platonov, G.G. Golubev, Lêvitôp, A.V.
Pêtrôvxki, và nhiều người khác quan tâm và bàn luận. Họ nghiên cứu và đưa
ra những quan niệm về kĩ năng dưới nhiều góc độ khác nhau.
- V.A. Krutrexki quan niệm kĩ năng là phương thức thực hiện hành
động đã được con người lĩnh hội, nếu nắm được phương thức hành động là
người có KN [33]. Ta thấy cách hiểu này dường như không thích hợp với
thực tế hoạt động của con người. Nắm được phương thức hành động khác với

việc thực hiện được hành động.
- Theo A.G. Côvaliôp thì kĩ năng là phương thức thực hiện hành động
phù hợp với mục đích và điều kiện của hoạt động [6]. Cách diễn đạt này cùng
bản chất với quan điểm trên. Biết phương thức thực hiện hành động nhưng
không hành động thì chưa có kĩ năng.
- K.K. Platonov và G.G. Golubev giải thích kĩ năng là năng lực của
con người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong
những điều kiện mới và khoảng thời gian tương ứng [7]. Ta thấy kĩ năng chỉ là
một phần của năng lực.
- N.D. Lêvitôp cho rằng kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một động
tác nào đó hay một hoạt động phức tạp bằng cách áp dụng hay lựa chọn


6
những cách thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định [38]. Cách
hiểu này nhấn mạnh tính kĩ thuật của kĩ năng nên chưa phản ánh đầy đủ khái
niệm kĩ năng.
- Theo A.V. Pêtrôvxki, kĩ năng là sự vận dụng tri thức, kĩ xảo đã có để
lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích
đề ra [44].
Cách hiểu này đưa ra đúng bản chất kĩ năng hành động, nhưng bỏ qua
những kĩ năng tâm lí như kĩ năng hoạt động trí tuệ, kĩ năng tri giác, kĩ năng
tư duy.
Các quan điểm trên đã nghiên cứu KN ở mức độ khái quát.
Theo cách tiếp cận khác, Đặng Thành Hưng giải thích kĩ năng là một
dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả
năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân như
nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân,… để đạt được kết quả theo
mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay qui
định [26]. Theo ông, kĩ năng là hành động được thực hiện có ý thức, kĩ thuật

và kết quả.
Nguyễn Thị Thu Hằng (2013) giải thích kĩ năng là khả năng chủ thể thực
hiện được hành động dựa trên vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để đạt được kết
quả theo những tiêu chí nhất định, phù hợp với mục đích và điều kiện hành
động [17]. Ta thấy kĩ năng không là khả năng vì khả năng chỉ là cái tiềm ẩn.
Những vấn đề cụ thể về kĩ năng được đưa ra trong rất nhiều các công
trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác nhau như Nguyễn Như An [1],
Phan Thanh Long [36] nghiên cứu về kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm
và giáo viên THCS; Nguyễn Thị Thu Hằng [18] xem xét các vấn đề KN sống;
Ngô Thị Thu Dung [11], [13] và Trương Thị Thu Yến [62] bàn về KN học
nhóm nhóm ở tiểu học. Trần Thị Tuyết Oanh nghiên cứu việc đánh giá các kĩ


7
năng dạy học [42]. Nguyễn Quang Uẩn và Trần Quốc Thành nghiên cứu các
KN học tập cơ bản [60]...vv.
1.1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng học hợp tác
Dạy học hợp tác đã có từ rất lâu và được các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm bàn luận. Với việc tổ chức cho học sinh học tập dưới
hình thức học theo nhóm nhỏ, người học cùng trao đổi, chia sẻ, hợp tác giúp
đỡ nhau tìm hiểu khám phá đối tượng nhận thức để đạt kết quả tốt nhất.
Nhiều nhà nghiên cứu đã xây dựng lí thuyết nền tảng và phát triển về
dạy học hợp tác như Kurt Lewin, David W. Johnson & Roger T. Johnson
[63], [64], [65], L.X. Vygotxki [67], Karrie A. Jones [66], Mary Ransdell
[68],... Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh nhiều khía cạnh khác nhau để cho
thấy ích lợi của hợp tác trong học tập và trong cuộc sống.
Các nhà nghiên cứu còn đề cập một số kĩ năng và nhóm kĩ năng giúp
người học học hợp tác có hiệu quả như:
- Johnson D.W, Johnson R.T (1999) chia KNHHT thành 4 nhóm: Kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin cậy, kĩ năng

lãnh đạo, kĩ năng tạo dựng sự tranh luận sáng tạo.
- George Jacobs (1999) phân loại KNHHT thành 3 nhóm: KN tập hợp
nhóm; KN hoạt động nhóm; KN giao lưu tư tưởng.
- Schmuck và Runkel (1985) chia KNHHT thành 6 KN cơ bản: KN giải
thích; KN hiểu rõ hành vi của người khác; KN tiếp thu; KN truyền đạt; KN
biểu hiện hành vi; KN biểu đạt tình cảm.
Các nghiên cứu này thể hiện ở các góc độ khác nhau phù hợp với từng thời
điểm khác nhau.
Ngoài ra các nghiên cứu trong nước cũng góp phần làm rõ về kĩ năng học
hợp tác như trong một số nghiên cứu cụ thể về dạy học hợp tác, Đặng Thành
Hưng đã đề cập đến việc thiết kế phương pháp dạy học theo chiến lược học


8

hợp tác [29]; Nguyễn Thị Thúy Hạnh [15] và Nguyễn Thị Thanh [49] [50]
[51] bàn về kĩ năng học hợp tác của sinh viên.
1.1.2. Những nghiên cứu về hoạt động nhóm học tập
Hoạt động nhóm trong dạy học cũng là vấn đề được rất nhiều công trình
khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Tại nước Anh, Joseph Lancaster và Andrew Bell đã thực nghiệm hình
thức học tập theo nhóm nhỏ. Ý tưởng này đã được hưởng ứng và nhanh
chóng được áp dụng tại Mỹ vào năm 1806. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
nhà giáo dục người Mỹ John Dewey đã đề xướng và thực thi tư tưởng đề cao
khía cạnh xã hội của việc học và vai trò của nhà giáo dục trong việc giáo dục
học sinh một cách dân chủ. Ông cho rằng muốn học cách để cùng chung
sống trong xã hội thì người học phải trải nghiệm quá trình hợp tác ngay trong
nhà trường.
Kurt Koffka đã đề xuất quan niệm rằng: “Nhóm là phải có sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các thành viên”.

Kurt Lewin - một nhà tâm lý học xã hội đã đề ra “thuyết tương tác xã
hội” dựa trên cơ sở của Kurt Koffka. Trong thập niên 1920 - 1930, ông đã
đưa ra khái niệm nhóm phải có hai yếu tố: 1/ Phải có sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các thành viên, nhóm phải năng động hơn, có tác động tích cực đến các
thành viên; 2/ Tình trạng căng thẳng giữa các thành viên trong nhóm sẽ là
động lực để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu.
Một số nhà tâm lý học, giáo dục học như Aronson, hai anh em nhà
Johnson nghiên cứu về hoạt động nhóm trong dạy học. Đặc biệt là Elliot
Aronson với mô hình Jigsaw yêu cầu HS phải biết chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm với nhau để cả nhóm học tập đạt kết quả tốt.
Johnson D. W, Johnson R. T đã nghiên cứu 193 trường hợp và cho
rằng với họat động nhóm, học sinh được học hỏi nhiều hơn so với học kiểu
truyền thống [65].


9
Các công trình nghiên cứu sau đó cũng tiếp tục phát triển về vấn đề hoạt
động nhóm trong tổ chức dạy học.
Những nghiên cứu trong nước cũng góp phần làm rõ về hoạt động nhóm
như Đặng Thành Hưng [28] nghiên cứu về vấn đề tương tác và hoạt động của
thầy trò trên lớp học cũng đề cập đến hoạt động nhóm , nghiên cứu của Trần
Duy Hưng [32] về tổ chức dạy học cho nhóm nhỏ cho HS trung học cơ sở ,
nghiên cứu về phương pháp học tập theo nhóm của Trần Thị Thu Mai, “Làm
việc theo nhóm - một phương pháp học tập phát huy sức mạnh tập thể” của
Phạm Thị Huyền và nhiều nghiên cứu về hoạt động nhóm dành cho sinh viên
sư phạm.
Có thể thấy các nghiên cứu về KNHHT và hoạt động nhóm trong dạy
học đã được đề cập khá nhiều. Tuy nhiên, chưa có công trình nào bàn về
KNHHT cho HS lớp 3 qua hoạt động nhóm nên việc nghiên cứu vấn đề này
trở nên cần thiết góp phần hình thành kĩ năng cho học sinh tiểu học nói chung,

học sinh lóp 3 nói riêng.
1.2. Kĩ năng học hợp tác
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm học hợp tác
Những vấn đề lí luận chung về học hợp tác đã được xem xét trong các
công trình của Slavin R. E. (1983); Sharan (1983); Sodier (1982), Johnson D.
W.; Johnson R. T…và một số công trình nghiên cứu trong nước.
Theo Đặng Thành Hưng (2002), HHT là phương thức học tập dựa vào
môi trường và quan hệ hợp tác, thân thiện, trong đó người học trao đổi, chia sẻ
với nhau trong hoạt động chung, kết hợp những kinh nghiệm, tư tưởng và năng
lực cá nhân thành sức mạnh chung, đồng thời phát triển cá nhân nhờ chỗ dựa
là sức mạnh chung này [23].
Theo Nguyễn Thị Thanh hiểu học hợp tác là cách thức học tập trong đó
người học được tổ chức thành các nhóm làm việc cùng nhau nhằm hoàn thành


10
các nhiệm vụ học tập, giữa họ có sự tương tác, hỗ trợ, phụ thuộc lẫn nhau, từ
đó thói quen và các KN hợp tác được hình thành và phát triển [52].
Vậy ta có thể hiểu rằng: học hợp tác chỉ phương thức học tập dựa trên sự
hợp tác của người học theo nhóm nhỏ để cùng nhau trao đổi, chia sẻ giải
quyết nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, giám sát của giáo viên.
1.2.1.2. Khái niệm kĩ năng học tập
Theo Đặng Thành Hưng, kĩ năng học tập cơ bản là những dạng chuyên
biệt của hành động cá nhân trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Khi
thực hiện nhiệm vụ học tập thì người học phải có những kĩ năng khác nhau để
thực hiện nhiều hoạt động cụ thể khác nhau. Theo ông, kĩ năng học tập gồm 3
nhóm kĩ năng tương ứng: 1/ Nhóm kĩ năng nhận thức học tâp; 2/ Nhóm kĩ
năng giao tiếp và quan hệ học tập; 3/ Nhóm những kĩ năng quản lí học tập,
bao gồm 54 kĩ năng học tập chung trong môi trường học hiện đại [24].

Theo Nguyễn Thị Thanh, KN học tập là việc thực hiện có hiệu quả
những hành động và kĩ thuật học tập trên cơ sở vận dụng kiến thức và kinh
nghiệm học tập đã có một cách linh hoạt vào những tình huống khác nhau
nhằm đạt được mục tiêu học tập đã xác định.
Từ việc phân tích các khái niệm về kĩ năng học tập, luận văn sử dụng
khái niệm như sau:
Kĩ năng học tập là những hành động thực hiện nhiệm vụ học tập của
người học được tiến hành một cách tự giác, linh hoạt trong các điều kiện, môi
trường học tập khác nhau dựa trên kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết về việc
học, khả năng vận động và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội khác
của cá nhân để giải quyết nhiệm vụ học tập đạt được kết quả theo mục đích
hay tiêu chí đã định. Hay nói cách khác kĩ năng học tập là dạng kĩ năng được
cá nhân sử dụng để học tập.


11
1.2.1.3. Khái niệm kĩ năng học hợp tác
Kĩ năng học hợp tác là kĩ năng học tập trong môi trường hợp tác nhóm.
Trong luận văn này đưa ra quan niệm như sau:
Kĩ năng học hợp tác là những hành động thực hiện nhiệm vụ học tập của
người học được tiến hành một cách tự giác, linh hoạt trong điều kiện, môi
trường học tập hợp tác nhóm dựa trên kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết về việc
học, những điều kiện tâm sinh lý, xã hội khác của cá nhân và của nhóm nhằm
đạt được kết quả theo mục đích, tiêu chí đã định.
1.2.2. Đặc điểm của học hợp tác
Theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại, học hợp tác có một số đặc
điểm sau:
- Nhiệm vụ học tập
Học sinh không chỉ lĩnh hội các tri thức khoa học, kĩ năng môn học một
cách tốt nhất trong môi trường học hợp tác mà còn hình thành và phát triển

một số kĩ năng xã hội khác như KNHHT, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết
vấn đề,... và tinh thần đồng đội, thái độ ứng xử trong học tập. Đây là tiền đề
quan trọng để phát triển kĩ năng học tập ở các lớp tiếp theo. Như vậy, kĩ năng
học hợp tác vừa giúp người học lĩnh hội kiến thức vừa phát triển các kĩ năng
xã hội cho người học.
- Nội dung
Nội dung học hợp tác đa dạng, phong phú. Nội dung học hợp tác không
chỉ là những tri thức khoa học mà còn là những bài tập, những tình huống cần
xử lý, những vấn đề cần giải quyết, các dạng tìm tòi, phát hiện.
- Hoạt động của GV
+ Thiết kế các nhiệm vụ học hợp tác cho HS. Với học sinh tiểu học cần
thiết kế những nhiệm vụ cụ thể để các em dễ thực hiện và hoàn thành phần
việc của mình.


12
+ Tổ chức các hoạt động: Đặc trưng của học hợp tác là học tập theo
nhóm nhỏ nên GV cần biết cách chia nhóm cho hợp lý với nội dung học tập
và với trình độ của các em, đảm bảo quy mô nhóm phù hợp. GV có thể chia
nhóm cặp đôi, nhóm bốn hoặc đông hơn nhưng không nên vượt quá 6 HS.
Mỗi nhóm cần phân nhóm trưởng điều hành và thư kí để ghi chép kết quả làm
việc, thảo luận. GV bao quát cả lớp.
+ Bố trí không gian vị trí làm việc cho các nhóm, chuẩn bị các phương
tiện cần thiết.
+ Điều khiển, hỗ trợ HS trong quá trình học hợp tác: GV bao quát cả lớp
và hỗ trợ khi học sinh khó khăn đồng thời giáo dục cho các em những kĩ năng
học hợp tác để các em giải quyết nhiệm vụ một cách tốt nhất.
+ Tạo môi trường khuyến khích học sinh học tập hợp tác. GV động viên
khích lệ các em, ân cần chỉ bảo để học sinh thoải mái trao đổi, chia sẻ, cùng
nhau thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để tạo ra sự tương tác giữa học
sinh với nhau một cách cụ thể. Tùy vào nội dung dạy học, GV có thể sử dụng
kĩ thuật dạy học phù hợp như kĩ thuật khăn trải bàn, bể cá, phòng tranh, mảnh
ghép...
- Hoạt động của học sinh
+ Chuẩn bị tâm thế tham gia hoạt động nhóm, chuẩn bi các đồ dùng
dụng cụ cần thiết.
+ Nhanh chóng thành lập nhóm và ổn định tổ chức nhóm, tiếp nhận
nhiệm vụ được phân công.
+ Các cá nhân chia sẻ ý kiến trong nhóm sau đó thống nhất ý kiến chung.
Việc chia sẻ ý kiến và tương tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng, dân chủ. Các
thành viên trong nhóm chia sẻ và lắng nghe một cách tích cực.
+ Các nhóm báo cáo kết quả dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các
nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm cho hoạt
động tiếp theo.


13
- Đánh giá kết quả hoạt động nhóm
Kết thúc hoạt động nhóm, GV tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá
lẫn nhau về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV cần tổ chức linh hoạt
nhằm tạo nên sự đồng thuận cao nhất trong HS. GV nhận xét cuối cùng và
nhận xét sự tham gia của HS trong lớp khi làm việc nhóm.
Như vậy, với kĩ năng học hợp tác thì HS chủ động, tích cực làm việc
theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và động
viên của GV. GV là người thiết kế và tổ chức hoạt động học hợp tác. HS có
học hợp tác tốt hay không là dựa vào việc tổ chức hoạt động của GV và sự tự
giác, tích cực của các em.
1.2.3. Nguyên tắc của học hợp tác
Kế thừa có chọn lọc trên cơ sở phân tích các nghiên cứu về dạy học hợp

tác như Johnson D. W.; Johnson R. T [65]; Đặng Thành Hưng [24]; Nguyễn
Thị Thanh [52], Lương Phúc Đức [8], ta thấy khi tổ chức học hợp tác cần đảm
bảo một số nguyên tắc sau:
- Sự tương tác, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm
Khi thực hiện một nhiệm vụ học tập, các thành viên chia sẻ những kinh
nghiệm, tư tưởng, đáp án, ý kiến của mình. Các thành viên còn lại sẽ lắng
nghe và phản hồi, tạo sự gắn bó của các thành viên trong nhóm thông qua
giao tiếp. Ngoài việc giải quyết nhiệm vụ của bản thân, các cá nhân còn hỗ trợ
nhau để cùng giải quyết nhiệm vụ của cả nhóm. Mỗi cá nhân như là một mắt
xích trong dây chuyền hoạt động nhóm nên mọi người phải cùng bàn bạc, trao
đổi, hỗ trợ và đi đến thống nhất phương án. Tất cả các thành viên phải tương
tác, hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung của nhóm. Nếu không hợp tác sẽ là trở ngại
lớn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực
Khi học hợp tác, người học phải tham gia vào các hoạt động trong nhóm,


14
phải liên kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. Các cá nhân
không chỉ tự giác hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn hỗ trợ các thành
viên khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong nhóm. Chính vì thế
tạo nên sự phụ thuộc một cách tích cực của các thành viên trong nhóm. Trong
việc giáo dục kĩ năng học hợp tác, GV cần làm cho sự phụ thuộc này tích cực
tức là HS không ỷ lại vào các bạn khác và hỗ trợ không có nghĩa là làm thay,
làm hộ bạn. Mỗi cá nhân cần cố gắng nỗ lực và quan tâm đến hoạt động của
các thành viên khác để cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
- Trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm
Trong học hợp tác nhóm, các thành viên phải đảm bảo cùng tham gia
giải quyết nhiệm vụ của nhóm. Mỗi người đều phải có trách nhiệm hoàn
thành nhiệm vụ của mình và hỗ trợ, tương tác với mọi người trong nhóm,

không được ỷ lại vào người khác. Vì kết quả hoạt động nhóm là kết quả của
quá trình hợp tác của các thành viên nên mỗi thành viên cần thực hiện trách
nhiệm của mình.
- Sử dụng những kĩ năng hợp tác nhóm
Khi học theo phương thức học hợp tác, người học cần sử dụng các kĩ
năng khác nhau trong quá trình hợp tác nhóm như kĩ năng hình thành nhóm,
giao tiếp, giải quyết bất đồng, giải quyết vấn đề, ra quyết định, chấp nhận và
ủng hộ nhau...
- Phản hồi và điều chỉnh
Sau quá trình học hợp tác, dưới sự hướng dẫn của GV, các thành viên
xem xét, đánh giá hoạt động của nhóm và có những đề xuất cần thiết. Hoạt
động này giúp mối quan hệ giữa các thành viên được củng cố và hoàn thiện.
Đồng thời phát hiện và điều chỉnh những gì chưa phù hợp giúp hoạt động
nhóm đạt hiệu quả hơn. Các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. GV là
người quan sát các nhóm, đánh giá hoạt động từng cá nhân và hoạt động của


15

cả nhóm.
Cần đánh giá khách quan, thường xuyên hoạt động của các thành viên
trong nhóm và hoạt động chung của cả nhóm.
1.2.4. Hệ thống kĩ năng học hợp tác của học sinh tiểu học
Dựa vào nghiên cứu về hệ thống kĩ năng học tập của Đặng Thành Hưng
[24], về hệ thống kĩ năng học hợp tác của học sinh tiểu học của Lương Phúc
Đức [8],trên cơ sở phân tích những đặc điểm về học hợp tác và đặc điểm tâm
sinh lý, xã hội của lứa tuổi tiểu học, ta có thể phân chia kĩ năng học hợp tác
của học sinh tiểu học thành các nhóm cơ bản như sau:
1.2.4.1. Nhóm kĩ năng hình thành và tổ chức nhóm
- Kĩ năng di chuyển để phối hợp công việc

HS di chuyển nhanh và hợp lý, chọn vị trí phù hợp theo yêu cầu của GV
để làm việc cùng nhau. Sau khi GV chia nhóm, dựa vào cách chia nhóm của
GV để các em biết được mình ở nhóm nào và vị trí của nhóm để di chuyển
nhanh về vị trí.
Việc di chuyển nhóm của HSTH thường tốn nhiều thời gian và gây mất
trật tự. Vì vậy GV thường chia nhóm theo bàn, tổ để các em hạn chế di
chuyển.
- Kĩ năng giới thiệu
HS giới thiệu ngắn gọn về bản thân và các bạn trong nhóm. Kĩ năng này
thường được HS hoạt động sau khi thành lập nhóm. Các em giới thiệu để có
thể biết thông tin của nhau nhất là điểm mạnh, điểm yếu để có cơ sở phân
công nhiệm vụ.
Với HSTH, các em thường chỉ giới thiệu với nhau về tên, tuổi, quê quán.
Việc giới thiệu thường được sử dụng trong thời gian đầu làm việc nhóm.
Sau này các em thường biết thông tin về nhau nên thường bỏ qua việc này.
- Kĩ năng phân công nhiệm vụ cá nhân


×