Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Ảnh hưởng của hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

TRẦN TÂM ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

TRẦN TÂM ANH

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ

: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Ảnh hưởng của Hội đồng quản trị độc


lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty trên sở
giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi
thực hiện mà không có sự sao chép từ bất kỳ một nguồn tài liệu nào.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có liên quan và
tham khảo các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả khác nhau. Dữ liệu là dữ liệu
thật trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, phương pháp ước lượng và kết
quả đáng tin cậy.
Tất cả các sản phẩm nghiên cứu của các người khác được sử dụng trong luận
văn này đều được trích dẫn rõ ràng theo yêu cầu của nhà trường.
Luận văn này được thực hiện lần đầu và chưa nộp để nhận bất kỳ bằng cấp
nào tại các trường đại học khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11/10/2017
Tác giả

Trần Tâm Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
I.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

II. Xác định vấn đề nghiên cứu..........................................................................3

a. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
b. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
c. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
d. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
e. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 4
III. Đóng góp của luận văn ..................................................................................5
a. Về mặt lý luận ............................................................................................... 5
b. Về mặt thực tiễn............................................................................................ 5
IV. Kết cấu của luận văn .....................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI
NHUẬN .................................................................................................................... 7
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................7
1.2. Các nghiên cứu trong nước.........................................................................12
1.3. Nhận xét .......................................................................................................15
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1...................................................................................... 18


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN VÀ HÀNH VI QUẢN
TRỊ LỢI NHUẬN .................................................................................................. 19
2.1. Lợi nhuận .....................................................................................................19
2.2. Hành vi quản trị lợi nhuận .........................................................................19
2.2.1. Khái niệm................................................................................................ 19
2.2.2. Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận – Cơ sở dồn tích .......................... 21
2.2.3. Thủ thuật quản trị lợi nhuận ................................................................... 23
2.2.4. Động cơ dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận .......................................... 24
2.2.5. Các mô hình đo lường hành vi quản trị lợi nhuận .................................. 26
2.2.6. Các lý thuyết có liên quan ....................................................................... 29
2.3. Khái niệm Hội đồng quản trị độc lập ..................................................... 33
2.4. Khái niệm kiểm soát gia đình ................................................................. 34
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................... 35

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 36
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................36
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 36
3.1.2. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 37
3.2. Giả thiết nghiên cứu ....................................................................................38
3.2.1. Hội đồng quản trị độc lập ....................................................................... 38
3.2.2. Kiểm soát gia đình .................................................................................. 39
3.2.3. Biến tích hợp giữa hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình ....... 40
3.2.4. Quy mô công ty ....................................................................................... 41
3.2.5. Quy mô hội đồng quản trị ....................................................................... 41
3.3. Mô hình nghiên cứu và đo lường các biến trong mô hình ........................42


3.4. Chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu................................................................46
3.5. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................47
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................... 49
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................. 50
4.1. Xử lý số liệu..................................................................................................50
4.2. Kết quả thống kê mô tả ...............................................................................51
4.3. Phân tích tương quan ..................................................................................53
4.4. Phân tích hồi quy .........................................................................................56
4.4.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình......................................................... 56
4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến .......................................................... 60
4.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...............................................................63
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4...................................................................................... 65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH........................................ 66
5.1. Kết luận ........................................................................................................66
5.2. Gợi ý chính sách ..........................................................................................66
5.3. Hạn chế đề tài và định hướng nghiên cứu trong trương lai .....................70
5.3.1. Hạn chế đề tài ......................................................................................... 70

5.3.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

CEO

Tổng giám đốc điều hành

DA

Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh

DN

Doanh nghiệp

HAG

Hoàng Anh Gia Lai


HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HĐQT

Hội đồng quản trị

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

NDA

Biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh được

QMCT

Quy mô công ty

QMHD

Quy mô hội đồng quản trị

QTLN

Quản trị lợi nhuận

ROA


Tỉ số lợi nhuận trên tài sản

TA

Biến tổng kế toán dồn tích

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 37
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 42
Bảng 3.1. Mô tả cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ........................ 45
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả các biến độc lập, biến giả ...................................... 52
Bảng 4.3. Thống kê mô tả biến định tính kiểm soát gia đình................................... 53

Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan Pearson .......................................................... 54
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ............................................................... 55
Bảng 4.6. Hồi quy các biến theo mô hình Pooled OLS ........................................... 56
Bảng 4.7. Hồi quy các biến theo mô hình FEM....................................................... 57
Bảng 4.8. Hồi quy các biến theo mô hình REM ...................................................... 58
Bảng 4.9. Kiểm định Hausman ................................................................................ 59
Bảng 4.10. Kiểm định Wald .................................................................................... 59
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy theo mô hình FGLS..................................................... 60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam
đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế, ngày càng lớn mạnh và
trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm
2017, nền kinh tế trong nước có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực, hứa hẹn nhiều
triển vọng lạc quan đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một trong những yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm là chỉ tiêu lợi
nhuận, qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của công ty.
Chỉ tiêu lợi nhuận được coi là chỉ số tài chính quan trọng nhất cho các quyết định
đầu tư bền vững. Chính vì vậy, các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết thường
có xu hướng làm đẹp báo cáo tài chính (BCTC), đặc biệt là việc thổi phồng kết quả
kinh doanh. Trường hợp gần đây nhất là việc Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
vừa có giải trình về chênh lệch 118 tỷ đồng lợi nhuận giữa BCTC hợp nhất quý 2
trước và sau khi soát xét. Theo Quang Thắng (2017): “Trong công văn gửi Ủy ban
chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), Hoàng
Anh Gia Lai (HAG) đã lý giải nguyên nhân dẫn tới khoản chênh lệch lợi nhuận 118
tỷ đồng giữa BCTC hợp nhất quý II do công ty lập và báo cáo đã được soát xét bởi

Công ty Kiểm toán E&Y. Theo đó, lý do dẫn tới khoản chênh lệch 118 tỷ đồng lợi
nhuận của doanh nghiệp là do "sai sót trong khâu đánh máy văn bản”. Cùng thời
điểm, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM đã có thông báo về việc đưa cổ phiếu
HAG ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 22/8, sau khoảng thời gian dài bị kiểm soát vì
kết quả lợi nhuận lỗ ròng. Những thông tin sai lệch về lợi nhuận sẽ gây ảnh hưởng
rất lớn đến quyết định của các bên liên quan.
Thời gian gần đây, các công ty gia đình ngày càng khẳng định được vai trò
và vị thế trong các nền kinh tế. Dựa trên thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Chuyên
nghiệp hóa doanh nghiệp gia đình” do báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều
24/6/2017, có 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp khoảng
1/4 GDP của cả nước. Tại Hội thảo này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương


2
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Trong mọi nền kinh tế, doanh
nghiệp gia đình đóng vai trò như một hạt nhân quan trọng của nền kinh tế. Đặc biệt
tại Việt Nam, những doanh nghiệp thành đạt nhất trong những năm qua là những
doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp gia đình chứ không phải là doanh
nghiệp nhà nước”. Chính vì sự đóng góp quan trọng đó, mà việc nghiên cứu các vấn
đề xoay quanh các công ty gia đình nói chung và vấn đề về hành vi quản trị lợi
nhuận (QTLN) nói riêng là cần thiết.
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan có quyền lực cao nhất trong doanh
nghiệp, hoạch định những chiến lược, giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Vai trò của HĐQT ngày càng quan trọng ở các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng HĐQT độc lập cung cấp sự giám sát
hiệu quả hành vi QTLN. Các nghiên cứu dựa trên số liệu của các công ty Mỹ và
Anh cho thấy các công ty có HĐQT độc lập thường ít có hành vi QTLN (Peasnell et
al. (2000), Dechow and Dichev (2002)). Bộ luật Sarbanes-Oxley (2002) đặc biệt
nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự độc lập của HĐQT để cải tiến chất lượng thông
tin lợi nhuận bằng cách giảm hành vi QTLN. Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp

2014 nêu rõ trường hợp Công ty Cổ phần lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động
theo mô hình: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng
Giám đốc thì phải có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên
độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên
độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc
quản lý điều hành công ty. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu được thực hiện dựa trên
số liệu của các công ty niêm yết tại Việt Nam chỉ ra rằng sự độc lập của các thành
viên HĐQT nâng cao khả năng giám sát và điều hành, giảm thiểu hành vi QTLN
(Giáp Thị Liên (2004), Lê Văn Thừa (2017)). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chỉ ra
rằng sự độc lập của HĐQT không tác động đến hành vi QTLN (Bùi Văn Dương và
Ngô Hoàng Điệp (2017)). Như vậy, hiệu quả giám sát của HĐQT độc lập liệu có
ảnh hưởng đến hành vi QTLN trong các Công ty Cổ phần nói chung và các công ty
chịu sự kiểm soát quyền sở hữu gia đình nói riêng.


3
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng
của Hội đồng quản trị độc lập và kiểm soát gia đình đến hành vi quản trị lợi
nhuận tại các công ty trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh”.
II. Xác định vấn đề nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của HĐQT độc lập và sự kiểm soát gia đình
đến hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) trên BCTC tại các công ty niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE).
b. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu của nghiên cứu là thông qua nghiên cứu thực nghiệm để tìm hiểu và
đánh giá ảnh hưởng của HĐQT độc lập và KSGĐ đến hành vi QTLN tại các công
ty trên HOSE.
 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

-

Xác định mô hình ảnh hưởng của HĐQT độc lập và KSGĐ đến hành vi

QTLN trên BCTC tại các công ty niêm yết trên HOSE.
-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi QTLN trên

BCTC tại các công ty niêm yết trên HOSE.
-

Gợi ý chính sách hạn chế tác động tiêu cực của hành vi QTLN.

c. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các nhân tố HĐQT độc lập, KSGĐ liệu có ảnh hưởng đến hành vi QTLN

hay không? Đối với các công ty chịu sự kiểm soát gia đình, hiệu quả giám sát của
HĐQT độc lập có ảnh hưởng đến hành vi QTLN hay không?
-

Cách đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi QTLN tại

các công ty niêm yết trên HOSE?
-

Giải pháp và chính sách nào hạn chế tác động tiêu cực hành vi QTLN


tại các công ty niêm yết trên HOSE nói riêng và các Công ty Cổ phần tại Việt
Nam nói chung?


4
d. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu các công ty niêm yết trên
HOSE. Tuy nhiên, tác giả trừ ra tất cả các công ty thuộc ngành Tài chính, Ngân
hàng và Bảo hiểm, bởi vì các công ty thuộc ngành này có quy định hiện hành về lập
và trình bày BCTC không hoàn toàn đồng nhất với các ngành còn lại trong toàn bộ
mẫu này.
 Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được tiến hành trên báo cáo tài
chính và báo cáo quản trị của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
TP. HCM giai đoạn 2013-2016.
e. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng:
-

Tác giả nghiên cứu, phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài

nước kết hợp với các cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả.
Từ đó, xây dựng mô hình và các giả thiết nghiên cứu.
-

Thông qua quá trình thu thập dữ liệu trên BCTN của các công ty niêm

yết trên HOSE và phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Stata 14.0
để xem xét mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các nhân tố trong mô hình.
Mục đích của nghiên cứu này dùng để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với dữ
liệu nghiên cứu và kiểm định các giả thiết trong mô hình cũng như đo lường mức độ

ảnh hưởng của HĐQT độc lập và sự kiểm soát gia đình đến hành vi QTLN. Từ dữ
liệu đã thu thập, nghiên cứu sẽ thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1: Tiến hành đo
lường biến phụ thuộc đại diện hành vi QTLN trong mô hình nghiên cứu. Giai đoạn
2: Tiến hành phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các
nhân tố và hành vi QTLN. Như vậy, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử
dụng để giải quyết từng câu hỏi nghiên cứu như sau:
Để trả lời câu hỏi “Các nhân tố HĐQT độc lập và sự kiểm soát gia đình liệu
có ảnh hưởng đến hành vi QTLN? Đối với các công ty chịu sự kiểm soát quyền sở
hữu gia đình, hiệu quả giám sát của HĐQT độc lập có ảnh hưởng đến hành vi


5
QTLN hay không”, luận văn tiến hành tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở
Việt Nam. Từ đó xác định các nhân tố HĐQT độc lập, sự kiểm soát gia đình và
nhân tố HĐQT độc lập trong các công ty gia đình ảnh hưởng đến hành vi QTLN tại
các công ty niêm yết trên HOSE và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Để trả lời câu hỏi Cách đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
hành vi QTLN tại các công ty niêm yết trên HOSE? luận văn sử dụng phương pháp
định lượng thông qua các công cụ thống kê để tìm ra mô hình hồi quy nhằm xác
định mối quan hệ HĐQT độc lập, sự kiểm soát gia đình, HĐQT độc lập trong các
công ty chịu sự kiểm soát quyền sở hữu gia đình và hành vi QTLN.
Căn cứ vào kết quả đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến hành vi
QTLN, cùng với cách tiếp cận suy diễn từ thực tế, tác giả trả lời câu hỏi giải pháp
và chính sách nào giúp hạn chế tác động tiêu cực của hành vi QTLN tại các công ty
niêm yết trên HOSE nói riêng và các Công ty Cổ phần ở Việt Nam nói chung.
III. Đóng góp của luận văn
a. Về mặt lý luận
Trong bài luận văn, tác giả đã nghiên cứu mối tương quan giữa HĐQT độc
lập và sự kiểm soát gia đình đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, khía cạnh vẫn còn
ít nghiên cứu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu vai trò của HĐQT độc

lập trong các công ty có sự kiểm soát gia đình đối với việc điều chỉnh hành vi
QTLN, từ đó đưa ra sự so sánh, nhìn nhận chung về quản trị công ty đối với công ty
có sự kiểm soát gia đình và công ty không có sự kiểm soát gia đình.
b. Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu trình bày và đánh giá thực trạng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
trên BCTC của các công ty niêm yết trên HOSE. Kết quả nghiên cứu của đề tài
nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin có được cái nhìn về thông tin lợi nhuận
chính xác hơn để làm cơ sở cho các quyết định.
Trên cơ sở so sánh về vai trò của HĐQT độc lập nói riêng và quản trị công ty
nói chung đối với các công ty có sự kiểm soát gia đình và không có sự kiểm soát gia
đình, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hành vi


6
QTLN trên báo cáo tài chính để tăng cường tính trung thực của thông tin lợi nhuận
trên BCTC.
IV. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, luận văn gồm 5 chương:
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận.

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và hành vi quản trị lợi nhuận.

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.


-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

-

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
 Inna Sousa Paiva, Isabel Costa Lourenco, Manuel Castelo Branco,
“Earnings management in family firms: current state of knowledge and
opportunities for future research”, Review of Accounting and Finance (2016).
Bằng phương pháp định tính, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu trước đây
để đưa ra các đặc điểm của công ty gia đình, QTLN trong các công ty gia đình
nhằm mục đích thúc đẩy và tạo điều kiện nghiên cứu trong tương lai. Tác giả xem
xét ba thước đo để nắm bắt các khía cạnh khác nhau của QTLN: Các khoản dồn tích
bất thường, chất lượng dồn tích và việc che giấu các khoản lợi nhuận. Trong khi hai
chỉ số đo lường đầu tiên đo lường sự minh bạch của thông tin về lợi nhuận thì chỉ số
thứ ba cho thấy các biện pháp quản lý đối với các khoản thu nhập được báo cáo.
Bài báo đã đề cập nghiên cứu về QTLN trong các công ty gia đình bằng cách
xác định các khuôn khổ lý thuyết chính được sử dụng. Các nghiên cứu trước đây
kiểm tra mức độ QTLN chủ yếu tập trung vào các công ty lớn nhất ở Mỹ và châu
Âu và họ thấy rằng các công ty gia đình có liên quan đến mức QTLN thấp hơn.
Ngược lại, các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các công ty từ Trung Quốc và Đài

Loan cho thấy rằng quyền sở hữu gia đình gắn liền với việc QTLN cao hơn. Sự
khác biệt về mức độ tập trung quyền sở hữu và môi trường thể chế của các nước có
thể giải thích cho sự đa dạng trong các phát hiện này.
Như vậy, bài báo đã nghiên cứu về QTLN trong các công ty gia đình bằng
cách sử dụng các khuôn khổ lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Tác giả chưa
đưa ra các bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho các kết luận đưa ra. Đồng thời,
tác giả chưa đề cập đến các khía cạnh thể chế có liên quan như thế nào đến thực tiễn
QTLN trong các công ty gia đình.


8
 Bikki Jaggi, Sidney Leung, Ferdinand Gul, “Family control, board
independence and earnings management: Evidence based on Hong Kong firms”,
Journal of Accounting and Public Policy (2009).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến HĐQT độc lập và biến tích hợp
giữa HĐQT độc lập và kiểm soát gia đình là hai biến độc lập chính. Tác giả sử dụng
mô hình Kothari et al. (2005) để nhận diện, đo lường Biến phụ thuộc - Biến kế toán
dồn tích có thể điều chỉnh được. Kết quả cho thấy HĐQT độc lập có mối quan hệ
nghịch biến với hành vi QTLN. Tuy nhiên, hiệu quả giám sát của các giám đốc độc
lập không điều hành giảm xuống trong các công ty kiểm soát gia đình, do sự tập trung
quyền sở hữu gia đình hoặc do sự có mặt của các thành viên trong gia đình với tư
cách là thành viên HĐQT. Điều này cho thấy sự gia tăng tỷ lệ các giám đốc bên ngoài
để tăng sự giám sát của HĐQT là không hiệu quả trong các công ty gia đình.
Bài báo đã đánh giá sự liên quan giữa tính độc lập của HĐQT và QTLN tại
các công ty Hồng Kông. Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu việc kiểm soát gia đình có
ảnh hưởng đến sự kết hợp giữa thành phần HĐQT độc lập và chất lượng lợi nhuận.
Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đề cập đến mối quan hệ giữa kiểm soát gia đình và
hành vi QTLN. Đặc biệt, nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1998-2000, tác
giả đưa ra kết luận kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi biến kiểm soát ROA do điều
kiện suy thoái kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu.

 Pornsit Jiraporn, Peter J. DaDalt, “Does Founding Family Control Affect
Earnings Management? An Empirical Note”, Applied Economics Letters (2009).
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đặt ra giả thiết: Mức độ QTLN là thấp
trong các công ty gia đình. Tác giả lựa chọn mẫu bắt đầu bằng danh sách các công
ty do Anderson and Reeb cung cấp (2003a, 2003b, 2004). Danh sách này chứa hơn
1.500 công ty trong những năm 1990 và xác định mỗi công ty là công ty gia đình
hoặc không có gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty sở hữu gia đình có
một cấu trúc sở hữu rất bất thường. Bằng chứng gần đây cho thấy rằng kiểm soát
gia đình ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty (Anderson and Reeb, 2003a, 2003b).
Nghiên cứu này xem xét một vấn đề liên quan: Liệu các công ty do gia đình QTLN


9
ở mức độ thấp hơn so với các đối tác không thuộc quyền kiểm soát của họ. Kết quả
chỉ ra rằng QTLN thực sự xảy ra ở mức độ thấp hơn trong các công ty gia đình so
với các công ty không phải là gia đình.
 Iszmi Ishak, Mohamad Nor Haron, Nik Mohamad Zaki Nik Salleh and
Azwan Abdul Rashid, “Family Control and Earnings Management: Malaysia
Evidence”, International Conference on Economics, Business and Management (2011).
Trong bài tạp chí này, tác giả khảo sát tác động chín biến độc lập: Sự kiểm
soát gia đình, HĐQT độc lập, quy mô HĐQT, quy mô Ủy ban kiểm toán, Ủy ban
kiểm toán với những người có kinh nghiệm về tài chính, số cuộc họp của Ủy ban
kiểm toán, quy mô công ty kiểm toán, quy mô HĐQT, đòn bẩy tài chính và quy mô
công ty. Tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên 236 công ty niêm yết trên thị trường chính
của Bursa Malaysia và sử dụng mô hình Modified Jones (1994) để nhận diện, đo
lường biến phụ thuộc – biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được. Kết quả cho
thấy các biến kiểm soát gia đình, quy mô HĐQT, quy mô Ủy ban kiểm toán, quy
mô công ty có quan hệ đồng biến, trong khi đó, số cuộc họp của Ủy ban kiểm toán
có quan hệ nghịch biến đến hành vi QTLN. Các biến HĐQT độc lập, Ủy ban kiểm
toán với những người có kinh nghiệm về tài chính, quy mô công ty kiểm toán và

đòn bẩy tài chính không có ý nghĩa thống kê.
Tác giả đã khảo sát được sự ảnh hưởng của chín biến đối với hành vi QTLN,
trong đó kiểm soát gia đình được tác giả nghiên cứu thể hiện bằng số giám đốc
trong ban giám đốc có quan hệ gia đình với nhau. Kết quả cho thấy có tác động
đồng biến giữa kiểm soát gia đình và hành vi QTLN, có nghĩa là số thành viên gia
đình trong ban giám đốc càng lớn thì hành vi QTLN càng cao. Tuy nhiên, tác giả
không xác định và so sánh ảnh hưởng của các nhân tố khác trong công ty là gia đình
và công ty không phải gia đình.
 A’ieshah Abdullah Sani & Nor’azam Mastuki, “The Influence of Family
Controlled and Board Independence towards Earnings Management in Malaysian
Listed Family Firms”, Technology, Science, Social Sciences and Humanities
International Conference (2012).


10
Trong bài tạp chí, tác giả đã khảo sát các biến độc lập: HĐQT độc lập, Chủ
tịch HĐQT độc lập, mức độ kiểm soát quyền sở hữu gia đình, các biến kiểm soát:
Quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, thành quả công ty và giá trị thị trường của tỷ lệ
vốn chủ sở hữu. Tác giả sử dụng mô hình Kothari et al. (2005) để nhận diện, đo
lường Biến phụ thuộc - Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được. Kết quả cho
thấy đòn bẩy tài chính và thành quả hoạt động của công ty có mối quan hệ đồng
biến đối với hành vi QTLN, trong khi đó HĐQT độc lập, Chủ tịch HĐQT độc lập,
quyền kiểm soát gia đình, quy mô công ty, giá trị thị trường của tỷ lệ vốn chủ sở
hữu không ảnh hưởng đến hành vi QTLN.
 Park & Shin, “Board composition and earnings management in
Canada”, Journal of Corporate Finance (2004).
Nghiên cứu này đo lường sự ảnh hưởng của thành phần HĐQT đến QTLN.
Tác giả sử dụng mô hình của Dechow et al. (1995) – Modified Jones để đo lường
biến kế toán dồn tích với một mẫu gồm 539 quan sát tại các công ty Canada giai
đoạn 1991 –1997. Tác giả nhận thấy lợi nhuận được quản lý theo chiều hướng

tăng lên nhằm tránh sự tổn thất trên báo cáo và lợi nhuận bị tụt giảm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của thành viên HĐQT đến từ các trung gian tài
chính và sự hiện diện của cổ đông là tổ chức thì làm giảm hành vi QTLN. Đồng
thời, nghiên cứu còn cho thấy tăng tỷ lệ thành viên HĐQT bên ngoài làm tăng
hành vi QTLN, trái ngược với quan điểm cho rằng tăng tỷ lệ thành viên HĐQT
bên ngoài sẽ giúp HĐQT tăng tính độc lập, giải quyết xung đột lợi ích giữa cổ
đông nhỏ và cổ đông lớn.
 Biao Xie, Wallace N. Davidson III, Peter J. DaDalt, “Earnings
management and corporate governance: the role of the board and the audit
committee”, Journal of Corporate Finance (2003).
Bài tạp chí này kiểm tra vai trò của HĐQT, Ủy ban kiểm toán và ban điều
hành trong việc ngăn chặn hành vi QTLN trên mẫu gồm 281 công ty trong các năm
1992, 1994 và 1996 từ S&P 500. Nghiên cứu đã kết luận rằng: Ủy ban kiểm toán và
HĐQT độc lập, quy mô HĐQT, số lượng cuộc họp HĐQT, quy mô công ty có mối


11
quan hệ nghịch biến với hành vi QTLN. Các biến còn lại trong nghiên cứu không
ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận (sự kiêm nghiệm CEO và Chủ tịch
HĐQT, giám đốc bên ngoài có kinh nghiệm về luật pháp và tài chính, tỷ lệ phiếu
bầu của các cổ đông lớn).
 Roodposhti & Chashmi, “The impact of corporate governance mechanisms
on earnings management”, African Journal of Business Management (2011).
Nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của cơ chế quản trị công ty (bao gồm tập
trung quyền sở hữu, HĐQT độc lập, kiêm nhiệm hai chức danh Giám đốc điều hành
và Chủ tịch HĐQT và cổ đông tổ chức) đến QTLN. Quy mô công ty và đòn bẩy tài
chính là các biến kiểm soát trong mô hình. Mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này
bao gồm 196 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran (TSE) từ năm 2004 đến
2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa tập trung quyền sở hữu, HĐQT độc lập và
kiêm nhiệm hai chức danh Giám đốc điều hành và Chủ tịch HĐQT với QTLN có

tác động ngược chiều, trong khi các công ty có cổ phần thuộc sở hữu của tổ chức
cao thì QTLN nhiều hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm thấy một quan hệ cùng
chiều giữa các biến kiểm soát (quy mô công ty và đòn bẩy tài chính) và QTLN.
 Dwi Lusi Tyasing Swastika, “Corporate Governance, firm size, and
Earning management: Evidence in Indonesia Stock Exchange”, IOSR Journal of
Business and Management (2013).
Bài tạp chí đã khảo sát mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
QTLN, bao gồm: Số lượng thành viên trong HĐQT, tính độc lập của các thành viên,
quy mô công ty và chất lượng công ty kiểm toán. Tác giả đã sử dụng mô hình của
Deshow (1995) với các biến dồn tích như đại diện cho hành vi QTLN để khảo sát
mô hình. Kết quả cho thấy rằng, các biến về HĐQT có quan hệ đồng biến đối với
hành vi QTLN, chất lượng kiểm toán và quy mô công ty có ảnh hưởng nghịch biến
trong việc thực hiện hành vi QTLN.


12
1.2. Các nghiên cứu trong nước
 Huỳnh Thị Vân, “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các Công ty
Cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn
thạc sĩ (2012).
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính là số liệu trên báo cáo tài chính
năm 2008-2010 của các doanh nghiệp năm đầu niêm yết trên 2 sàn chứng khoán TP.
HCM và Hà Nội dựa trên 2 mô hình được lựa chọn là Mô hình DeAngelo (1986) và
Mô hình Friedlan (1994). Tác giả đã đưa ra 3 nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận đối với những doanh nghiệp niêm yết gồm năm đầu niêm yết trên sàn
chứng khoán, ưu đãi thuế, quy mô doanh nghiệp. Qua khảo sát kết quả cho thấy rằng
phần lớn các tổ chức niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết
trên thị trường chứng khoán, điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết quan
hệ thuận chiều với điều kiện ưu đãi thuế TNDN mà doanh nghiệp được hưởng. Trong
khi đó, mức điều chỉnh lợi nhuận không ảnh hưởng bởi quy mô công ty. Qua đó, tác

giả cũng đưa ra các kiến nghị về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài
chính trong đó nhấn mạnh về vấn đề công bố thông tin.
 Phạm Thị Bích Vân, “Mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM”, Tạp chí
kinh tế phát triển (2012).
Nghiên cứu đã phân tích sự phù hợp của mô hình Modified Jones trong việc
nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của 54 doanh nghiệp niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán TP. HCM trong năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình
Modified Jones không hiệu quả trong việc nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE. Thông qua phân tích
môi trường vĩ mô của thị trường chứng khoán TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói
chung, tác giả đã đề nghị một mô hình khác để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi
nhuận cho các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, tác giả này đã thay biến TSCĐ
bằng biến khấu hao.


13
 Nguyễn Anh Hiền, Phạm Thanh Trung, “Kiểm định và nhận diện mô
hình nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt
Nam”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ (2015).
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều mô hình khác nhau để nhận diện hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý. Trong đó, có ba mô hình được nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới kế thừa gồm: Mô hình của Jones (1991), mô hình Jones cải
tiến của Dechow, Sloan và Sweeney (1995) và mô hình của Kothari, Leone and
Wasley (2005). Nghiên cứu này thực hiện kiểm định nhằm tìm ra mô hình phù hợp
nhất để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt
Nam. Qua đó, nhận diện xu hướng điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý các công ty
này. Kết quả kiểm định cũng cho thấy mô hình của Kothari, Leone and Wasley
(2005) là phù hợp nhất trong việc nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

 Giáp Thị Liên, “Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán”, luận
văn thạc sĩ (2014).
Thông qua mẫu dữ liệu gồm 101 công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn 2009
–2013, nghiên cứu đã sử dụng mô hình của Dechow et al. (1995) để nhận diện hành
vi điều chỉnh lợi nhuận, sau đó thực hiện mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là hành
vi điều chỉnh lợi nhuận cùng 8 biến độc lập thuộc yếu tố quản trị công ty và 1 biến
kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tách vai trò Chủ tịch HĐQT và Tổng
giám đốc, tăng tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành, tăng tỷ lệ thành viên HĐQT
độc lập và tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của BGĐ sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi
nhuận. Đồng thời, các công ty có lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh càng
lớn thì càng làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Thêm vào đó, nghiên cứu không
tìm ra mối quan hệ giữa quy mô công ty, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát không kiêm
nhiệm chức vụ trong công ty, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về tài
chính - kế toán - kiểm toán, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của Ban kiểm soát cũng như tỷ lệ sở
hữu cổ phiếu của thành viên HĐQT với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.


14
 Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp, “Đặc điểm hội đồng quản trị và
hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Mở TP. HCM (2017).
Nghiên cứu này xem xét tác động của các nhân tố HĐQT, quy mô công ty,
đòn bẩy tài chính và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của công ty đến hành vi
QTLN dựa trên cơ sở dồn tích (Accrualbased Earnings Management). Tác giả sử
dụng mô hình Kothari, Leone và Wasley (2005) để xác định biến phụ thuộc DA (biến
kế toán dồn tích có thể điều chỉnh – đại diện cho hành vi QTLN) của mô hình hồi quy
đa biến. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng độ lớn của HĐQT, tỷ lệ thành
viên HĐQT có chuyên môn tài chính, tỷ lệ thành viên nữ thuộc HĐQT có mối quan
hệ cùng chiều với biến dồn tích bất thường DA (Discretionary Accruals- đại diện của

hành vi QTLN của người quản lý doanh nghiệp). Quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài
chính và ROA có mối quan hệ ngược chiều với biến DA. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy mô hình kiêm nhiệm hai chức danh (Chủ tịch HĐQT kiêm
Giám đốc điều hành), tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành, số lần họp
HĐQT không ảnh hưởng đến hành vi QTLN của người quản lý doanh nghiệp.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu Báo cáo tài chính và Báo cáo
quản trị của 430 công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, giai đoạn 2010-2015.
 Trần Thị Vũ Tuyền, “Ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị
lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh”, Luận văn thạc sĩ (2017).
Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát các biến độc lập: Mức độ tập trung
quyền sở hữu, quyền sở hữu của nhà đầu tư tổ chức, quyền sở hữu của nhà quản lý,
quyền sở hữu của nhà nước và quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, các biến
kiểm soát: Quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, chất lượng kiểm toán. Tác giả sử
dụng mô hình Modified Jones của Dechow et al. (1995) để tính toán biến kế toán
dồn tích có thể điều chỉnh - đại diện hành vi QTLN. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý càng cao có tác động làm hạn chế hành vi QTLN; Tỷ


15
lệ sở hữu của nhà nước có tác động ngược chiều với hành vi QTLN; Tỷ lệ sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài cũng có tác động tiêu cực đến hành vi quản trị tài chính;
Đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến mức độ hành vi quản trị tài chính; Tỷ
suất lợi nhuận trên tổng tài sản và hành vi QTLN có quan hệ cùng chiều; Quy mô
công ty, kiểm toán có tác động ngược chiều với hành vi QTLN.
 Lê Văn Thừa, “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận
trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ (2017).
Luận văn này nghiên cứu sự ảnh hưởng của 6 nhân tố: Đòn bẩy tài chính, đa

dạng đầu tư, tích hợp đòn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư, quy mô công ty, chất lượng
kiểm toán và tỷ lệ độc lập HĐQT trong 4 năm: từ 2013 đến 2016 với mẫu quan sát là
270 công ty. Mô hình Modified Jones của Dechow et al. (1995) được vận dụng để đo
lường biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh – đại diện cho hành vi QTLN. Để hiểu rõ
hơn về mối quan hệ giữa các nhân tố và hành vi QTLN, luận văn đã khảo sát nghiên
cứu trước đây và những lý thuyết liên quan đến hành vi QTLN. Kết quả cho thấy ba
biến có quan hệ nghịch biến với hành vi QTLN (chất lượng kiểm toán, tỷ lệ độc lập
HĐQT, quy mô công ty), 2 biến quan hệ đồng biến (đa dạng đầu tư, đòn bẩy tài chính)
và biến tích hợp đòn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
1.3. Nhận xét
Trên đây, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên
quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
QTLN. Nhận thấy nhân tố kiểm soát gia đình và nhân tố tích hợp giữa HĐQT độc
lập và sự tập trung sở hữu gia đình chỉ được tác giả Bikki Jaggi, Sidney Leung,
Ferdinand Gul (2009) nghiên cứu và chưa nhận thấy nghiên cứu trong nước nào
khảo sát nhân tố này. Theo Kim Thủy (2015), từ năm 1986 đến nay, cùng với biến
chuyển của nền kinh tế, hội nhập toàn cầu, những thành phần kinh tế ngoài nhà
nước, các công ty gia đình Việt Nam đóng góp lớn vào sự thay đổi bộ mặt kinh tế
Việt Nam khi đóng góp cùng những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khác gần
50% GDP cả nước, cho nên việc nghiên cứu về công ty gia đình là nghiên cứu cần


16
thiết. Vì thế, trong luận văn này, tác giả sẽ đi vào nghiên cứu và khảo sát ba nhân
tố: HĐQT độc lập, sự kiểm soát gia đình và nhân tố tích hợp HĐQT độc lập với
kiểm soát gia đình đối với các công ty niêm yết trên HOSE.
Ngoài nhân tố kiểm soát gia đình và HĐQT độc lập thì hành vi QTLN còn bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, do đó một số biến kiểm soát được đưa vào mô hình
hồi quy để đánh giá một cách có hiệu quả tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi QTLN. Dựa vào các tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả

nhận thấy hai nhân tố quy mô HĐQT và quy mô công ty có những xu hướng tác
động khác nhau đến hành vi QTLN.
Một số nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa số lượng thành viên HĐQT và
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Hỗ trợ quan điểm quy mô HĐQT lớn sẽ cung cấp một
số lượng lớn các thành viên HĐQT có chuyên môn và kinh nghiệm giúp tăng vai trò
giám sát, Xie et al. (2003) cung cấp bằng chứng cho thấy công ty với quy mô HĐQT
lớn sẽ làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Ngược lại với kết quả trên, theo nghiên
cứu của Bùi Văn Dương và cộng sự (2017), Rahman and Ali (2006) cho thấy một
HĐQT nhỏ sẽ phát huy hiệu quả giám sát hơn, với quan điểm cho rằng quy mô
HĐQT nhỏ thì các thành viên HĐQT sẽ tập trung hơn trong việc giải quyết bất kì vấn
đề nào phát sinh, hơn nữa quy mô HĐQT nhỏ sẽ giảm xung đột lợi ích giữa các thành
viên. Iszmi Ishak et al. (2011), Swastika (2013), Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp
(2017) kết luận rằng độ lớn HĐQT có quan hệ đồng biến đối với hành vi QTLN. Kết
quả nghiên cứu về quy mô HĐQT là khác nhau giữa các nghiên cứu, tác giả không
dự đoán được xu hướng tác động của quy mô HĐQT lên hành vi điều chỉnh lợi
nhuận. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn nhân tố quy mô HĐQT để khảo sát lại.
Quy mô công ty có ảnh hưởng đến QTLN Chen et al. (2011). Nghiên cứu
của Noe and Rebello (1996) đã kết luận rằng ở các công ty nhỏ, các nhà phân tích
chịu sự bất đối xứng thông tin cao hơn và chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều gian lận kế
toán so với công ty lớn hơn. Trong khi đó, công ty lớn cung cấp nhiều thông tin hơn
và được giám sát kỹ lưỡng bởi các nhà phân tích và nhà đầu tư nên họ có ít động lực
để QTLN (Xie, 2003; Rahman and Ali, 2006). Bùi Văn Dương và Ngô Hoàng Điệp


17
(2017) cũng kết luận rằng quy mô công ty có mối quan hệ ngược chiều với hành vi
vi QTLN. Tuy nhiên, công ty lớn có thể có nhiều cơ hội hơn để QTLN vì sự phức
tạp của các hoạt động và những khó khăn cho các nhà quan sát để hiểu các hoạt
động phức tạp (Swastika, 2013). Như vậy, tác giả sẽ khảo sát lại nhân tố quy mô
công ty tác động như thế nào đến hành vi QTLN.



×