Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MODULE MN 1 BẢN WORD ĐÃ CHỈNH SỬA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.04 KB, 21 trang )

Tháng 9 năm 2013

NỘI DUNG HỌC
MN1
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT, NHỮNG MỤC TIÊU VÀ
KẾT QUẢ MONG ĐỢI Ở TRẺ MẦM NON VỀ THỂ CHẤT

@&?
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ MẦM NON
I. Đặc điểm phát triển thể chất.
- Thể chất là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào
thực hiện một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao…
- Thể chất gồm có 4 mặt:
+Tầm vóc cơ thể.
+ Năng lực cơ thể.
+ Năng lực thích ứng của cơ thể.
+ Trạng thái tâm lý.
- Nhân tố ảnh hưởng đến thể chất là duy truyền, biến dị, bệnh tật,
môi trường, điều kiện dinh dưỡng, rèn luyện thể lực và hoạt động thể
thao…. Trong đó hoạt động thể dục thể thao khoa học, thích với trẻ thơ là
một nhân tố tích cực nhất, có hiệu quả nhất để tăng cường thể chất cho
trẻ.
- Phát triển thể chất là quá trình thay đổi hình thái và chức năng
sinh học của cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của
cơ thể, đặc trưng cho quá trình trưởng thành của nó ở mỗi giai đoạn phát
triển.
- Nói đến sự phát triển thể chất của trẻ em là đề cập đến sự lớn lên
của trẻ về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức
năng của các cơ quan tương ứng với từng độ tuổi.
- Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào các chỉ số về
hình thái và chức năng sinh học của cơ thể.


o Chỉ số hình thái bao gồm: chiều cao, cân nặng, vòng đầu,
mọc
răng…
o Chức năng sinh học là chỉ số hoạt động của các cơ quan và
hệ
cơ quan của cơ thể ở trạng thái tĩnh hoặc dưới tác động của lượng vận
động. Một số các chỉ số như: nhịp tim, nhịp hô hấp, huyết áp…
- Sự phát triển thể chất của trẻ em khác nhau ở các lứa tuổi khác
nhau. Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi sự phát triển thể chất diễn ra
theo những quy luật nhất định.


- Sự phát triển thể chất có liên quan chặt chẽ với các yếu tố duy
truyền và môi trường sống của trẻ em. Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
dán tiếp đến các lĩnh vực phát triển vận động và tinh thần của trẻ.
- Trong 6 năm đầu, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả
các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Trẻ em sinh ra được thừa hưởng
các đặc điểm sinh vật. Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể
chất và tâm lý ở giai đoạn sau. Những yếu tố quyết định từ những tháng
đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ đó là môi trường xung quanh và sự giáo
dục.
- Trẻ từ 0-3 tuổi: Một trong những chỉ số quan trọng của sự phát
triển đúng là sự tăng cân bình thường. Ngoài ra, cần chú ý đến chỉ số
chiều cao, kích thước vòng đầu, mọc răng…tình trạng của các hệ cơ, hệ
xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng cũng như sự phát triển tâm lý
có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cân đối của trẻ.
- Trẻ từ 3-6 tuổi: Trẻ lớn nhanh, cảm thấy như gầy hơn, mất vẻ
tròn chĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ. Đặc trưng của trẻ em ở lứa tuổi
này là cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận độngcòn hạn chế.
1.Hệ thần kinh:

- Từ lúc trẻ mới sinh, hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ để
thực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vật được phát triển
hơn. Đối với trẻ mẫu giáo hệ thần kinh phát triển ở mức độ cao hơn. Sự
trưởng thành của các tể bào thần kinh của đại não kết thúc. Tuy nhiên quá
trình ức chế và hưng phấn chưa cân bằng. Sự hưng phấn mạnh hơn ức chế
do đó phải thận trọng, tránh để trẻ vận động quá sức hoặc kéo dài thời
gian sẽ làm trẻ mệt mỏi. Trẻ từ 4-6 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần
phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng kĩ
xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh.
- Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơ
thể, vì vậy hoạt động vận động của trẻ có 2 tác dụng:
+ Thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp.
+ Thúc đẩy sự phát triển công năng của hệ thần kinh.
 Vận động cơ thể của trẻ có thể cải thiện tính không cân
bằng
của quá trình thần kinh của chúng. Song cần chú ý tới sự luân phiên giữa
độngvà tĩnh trong quá trình vận động của trẻ.
2. Hệ vận động:
- Bao gồm hệ xương hệ cơ và khớp.
+ Hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hóa, thành phần hóa học
xương chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn
nên có nhiều sụn xương, xương mềm nên dễ bị cong, gãy vì vậy vận động
cơ thể hợp lý có thể làm cho hình thái cấu trúc xương của trẻ có thể
chuyển biến tốt.


+ Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ
mảnh thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp
còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi do đó không thích với sự căng thẳng lâu của
cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời gian

luyện tập.
+ Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung
quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp
tương đối kém. Hoạt động vận động phù hợp giúp khớp được rèn luyện,
tăng dần tính bền vững chắc của khớp.
 Để hệ vận động của trẻ thực hiện tốt chức năng vận động
của
Mình, cần phải thường xuyên cho trẻ luyện tập hợp lý, vừa sức và chú ý
đến tư thế thân người đúng của trẻ trong đời sống hàng ngày.
3. Hệ tuần hoàn.
- Sức co bóp cơ tim của trẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi
được một lượng máu rất ít, nhưng mạch đập nhanh hơn ở người lớn. Trẻ
càng nhỏ tuổi thì tần số mạch đập càng nhanh. Điều hòa thần kinh tim của
trẻ còn chưa hoàn thiện, nên hịp co bóp dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng
phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài nhưng khi thay đổi
hoạt động, tim của trẻ nhanh hồi phục.
- Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập nên đa
dạng hóa các bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận
động, phối hợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng.
4. Hệ hô hấp:
- Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc mềm, mao mạch
phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm, khí quản nhỏ, không khí đưa vào ít,
trẻ thở nông nên khả năng trao đổi khí ở phổi kém dẫn đến chưa ổn định
tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành thể dục ở ngoài
trời, nơi không khí thoáng mát.
- Bộ máy hô hấp còn nhỏ, không chịu đựng được những vận động
quá sức kéo dài liên tục sẽ làm cho các cơ đang vận động thiếu ô xi. Việc
tăng dần lượng vận động trong quá trình luyện tập sẽ tạo điều kiện cho cơ
thể trẻ thích ứng với việc tăng lượng ô xi cần thiết và ngăn ngừa được sự
xuất hiện lượng ô xi quá lớn của cơ thể.

5. Hệ trao đổi chất:
- Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung luên tục năng lượng
tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô.
Quá trình hấp thụ các chất của trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt
cháy. Tuổi càng nhỏ thì quá trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và
mô của trẻ diễn ra càng mạnh. Khác với người lớn, ở trẻ năng lượng tiêu
hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp. Do
vậy khi trẻ hoạt động vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ
thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ bắp và đọng lại


những sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao đổi chất. Điều
này gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng không tốt đến công năng
hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảm giữa hệ
thần kinh trung ương và những giây thần kinh điều khiển sự hoạt động cơ
bắp. Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nếu kéo dài hoạt
động liên tục của từng nhóm cơ. Do đó, cần thường xuyên thay đổi vận
động của các nhóm cơ, chọn hình thức vận động phù hợp với trẻ.
II. Đặc điểm phát triển vận động:
1. Phát triển vận động của trẻ trong năm đầu:
* Trẻ sơ sinh chưa có vận động, chỉ có những phản xạ đơn giản
thực hiện một số vận động có liên quan đến sự nuôi dưỡng, thích ứng với
môi trường xung quanh. Các vận động riêng lẻ của tay và chân xuất hiện
hỗn loạn và ngắt quãng. Trẻ hầu như ngủ suốt ngày, nên ở thời kì này ta
không tập cho trẻ.
* Trẻ từ 1,5-3 tháng: Có xu thế muốn di chuyển trong không gian,
ta thường thấy trẻ nắm tay, 2 tay co về phía ngực, chân co về hướng
bụng, trương lực của cơ chân và tay chiếm ưu thế. Để phát triển đầy đủ
thể lực và thần kinh tâm lý cho trẻ có trạng thái xúc cảm tốt, có thể áp
dụng các bài tập xoa vuốt nhẹ các ngón tay và chân. Đến cuối tháng thứ 2

hoặc sang tháng thứ 3 tập dần cho trẻ nâng và giữ đầu cao. Động tác đó
chỉ tập khi trẻ nằm sấp hoặc do người lớn bế trẻ ở tư thế đúng.
* Trẻ 3- 4 tháng: Có sự cân bằng về trương lực cơ co và cơ duỗi,
có thể áp dụng các bài tập thụ động: cho trẻ duỗi các ngón tay, sờ vào tay
của mình, với, lắc, giữ đồ chơi. Trong tháng thứ 3, hệ cơ sau cổ của trẻ đã
được củng cố, xuất hiện những phản xạ về tư thế: ngóc đầu, đầu có khả
năng giữ thăng bằng tốt, khi nằm sấp trẻ có thể tỳ vào 2 tay, có thể lăn từ
tư thế sấp sang nghiêng rồi ngửa. Cần tập cho trẻ các bài tập phản xạ về
các tư thế lẫy. sấp, duỗi của xương sống. Chân của trẻ chưa có sự cân
bằng trương lực giữa cơ co và duỗi. Do đó cần tập các bài tập xoa vuốt
nhẹ, bài tập phản xạ cho chân và bàn chân.
* Trẻ 4-6 tháng: Xuất hiện động tác trườn. Các nhóm cơ tay, cơ
chân, ngực và bụng được củng cố: Có thể dang tay với, lấy, cầm nắm đồ
chơi ở phía trước mặt. Cần tiếp tục cho trẻ tập các bài tập thụ động của
tay và chân. Khi tập phối hợp đếm nhịp nhàng để rèn luyện phản xạ vận
động đối với âm thanh.
- Trẻ biết hóng truyện vào tháng thứ 5, tháng thứ 6 có thể lẫy từ
ngửa sang nghiêng rồi sấp, trẻ có thể đứng hoặc ngồi nếu được đỡ lưng và
bò. Cần áp dụng các bài tập về thay đổi tư thế trong không gian.
* Giai đoạn từ 6-9 tháng:
- Từ 6 tháng trẻ có thể cầm giữ đồ chơi trong tay được lâu có thể
cho trẻ tập thể dục với vòng, hoa…trẻ tự lật thành thạo.


- Tháng thứ 7: Trẻ biết năng người bằng 2 tay, chân và bò là giai
đoạn trong quá trình phát triến là vận động chuyển từ nằm sang đứng,
củng cố các cơ lưng, bả vai, tác động đến cột sống.
- Tháng thứ 8: Trẻ biết tự ngồi và đứng vịn. Trong giai đoạn này,
cần dạy trẻ các bài tập củng cố cơ toàn thân nhằm phát triển khả năng
ngồi, bò, đứng và đi men cho trẻ.

* Giai đoạn 9-12 tháng: Ở giai đoạn này trẻ có thể thay đổi tư thế
trong không gian dễ dàng. Có thể tập cho trẻ có tư thế chuẩn bị là đứng
ngồi và các bài tập thay đổi tư thế và cho trẻ tập kết hợp với các đồ chơi
khác nhau. Tập bắt trước các vận động của người hướng dẫn kết hợp với
việc dùng lời nói để hướng sự chú ý của trẻ vào bài tập.
* Phát triển vận động của trẻ 2 tuổi: Được diễn ra trên cơ sở của
những vận động tự đi bộ. Một số trẻ có thể biết đi từ cuối năm đầu.
Nhưng hầu hết phải sang đầu năm thứ hai trẻ mới bắt đầu tập đi.
- Những bước đi đầu tiên của trẻ: 2 chân dang rộng, tay đưa sang
hai bên, thân dao động sang 2 phía, đầu cúi về trước, chưa phối hợp được
chân và tay, bước ngắn, không đều, dễ ngã. Nên sử dụng bài tập hệ thấng
từ đơn giản đến phức tạp.
- Cảm giác thăng bằng: Biết phối hợp giữa tay và chân khi đi chậm,
cần sử dụng bài tập đi với các kiểu khác nhau: Đi trên đường thẳng, đi
trong đường hẹp…
- Vận động bò: Cuối năm thứ nhất trẻ có thể bò thành thạo, lúc này
trẻ sử dụng vận động bò như một phương tiện di chuyển cần áp dụng các
bài tập bò khác nhau.
- Vận động lăn và ném: Có thể lăn bóng bằng 2 tay, ném bóng bằng
một tay về phía trước. Nên cho trẻ tập lăn và ném với các dụng cụ như
bóng, túi cát.

Tháng 9 năm
2013
Bài 2: NHỮNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Ở TRẺ MẦM NON
I. Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.
- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.

- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng
cơ thể).
- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.


- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh
cá nhân.
1) Phát triển vận động:
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
- Trẻ 3 - 36 tháng, tập các nội dung:
a. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
o Tập thụ động:
- Hô hấp: tập hít thở. tập hít vào, thở ra.
- Tay: co, duỗi tay.
- Tay: co, duỗi, đưa lên cao, bắt chéo tay trước ngực.
- Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang.
- Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau.
- Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với
lắc
bàn tay.
- Chân: co duỗi chân.
- Chân: co duỗi chân, nâng 2 chân duỗi thẳng.
- Chân: dang sang 2 bên, nhấc cao từng chân, 2 chân.
- Chân: dang sang 2 bên, ngồi xuống, đứng lên.
- Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.
- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên.
- Nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên.
b)Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu
- Tập lẫy.

- Tập trườn.
- Tập trườn, xoay người theo các hướng.
- Tập bò.
- Tập trườn, bò qua vật cản.
- Tập bò, trườn:
+ Bò, trườn tới đích.
+ Bò chui (dưới dây/ gậy kê cao).
- Tập bò, trườn:
+ Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.
+ Bò chui qua cổng.
+ Bò, trườn qua vật cản.13
- Tập ngồi.
- Tập đứng, đi.
- Tập đi.
- Ngồi lăn, tung bóng.
- Tập đi, chạy:
+ Đi theo hướng thẳng.
+ Đi trong đường hẹp.


+ Đi bước qua vật cản.
- Tập đi, chạy:
+ Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp.
+ Đi có mang vật trên tay.
+ Chạy theo hướng thẳng.
+ Đứng co 1 chân.
- Tập bước lên, xuống bậc thang.
- Tập tung, ném:
+ Ngồi lăn bóng.
+ Đứng ném, tung bóng.

- Tập nhún bật:
+ Bật tại chỗ.
+ Bật qua vạch kẻ.
- Tập tung, ném, bắt:
+ Tung - bắt bóng cùng cô.
+ Ném bóng về phía trước.
+ Ném bóng vào đích.
c) Tập các cử động của bàn tay, ngón tay.
- Xoè và nắm bàn tay.
- Cầm, nắm, lắc đồ vật, đồ chơi.
- Vẫy tay, cử động các ngón tay.
- Cầm, nắm lắc, đập
- Cầm bỏ vào, lấy ra, buông thả, nhặt đồ vật.
- Chuyển vật từ tay này sang tay kia.
- Xoay bàn tay và cử động các ngón tay.
- Gõ, đập, cầm, bóp.
- Đóng mở nắp không ren.
- Tháo lắp, lồng hộp tròn.
- Xếp chồng các khối vuông.
- Co, duỗi ngón tay, đan ngón tay.
- Cầm, bóp, gõ, đóng.
- Đóng mở nắp có ren.
- Tháo lắp, lồng hộp tròn, vuông.
- Xếp chồng khối trụ, khối vuông.
- Vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay.
- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé.
- Đóng cọc bàn gỗ.
- Nhón nhặt đồ vật.
- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.
- Chắp ghép hình.

- Chồng, xếp đồ vật.
- Tập cầm bút tô, vẽ.
- Lật mở trang sách


- Cử động bàn tay, ngón tay.
2) Giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ:
- Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.
- Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ.
- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
- Trẻ 3 - 36 tháng gồm có nội dung:
a) Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
- Tập ăn uống bằng thìa.
- Làm quen chế độ ăn bột nấu với các loại thực phẩm khác nhau.
- Làm quen chế độ ăn cháo nấu với các thực phẩm khác nhau.
- Làm quen với chế độ ăn cơm nát có thức ăn khác nhau.
- Làm quen chế độ ăn cơm với các loại thức ăn khác nhau.
- Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống.
- Làm quen chế độ ngủ 3 giấc
- Làm quen chế độ ngủ 2 giấc.
- Làm quen chế độ ngủ 1 giấc.
- Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa.
- Tập một số thói quen vệ sinh tốt:
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống.
+ “Gọi" cô khi bị ướt, bị bẩn.
- Luyện thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống: ăn chín,
uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi
ăn; vứt rác đúng nơi quy định.
b) Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ

- Tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc.
- Tập ngồi vào bàn ăn.
- Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập tự phục vụ:
+ Xúc cơm, uống nước.
+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.
+ Chuẩn bị chỗ ngủ.
- Tập thể hiện bằng lời nói khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập ngồi bô khi đi vệ sinh.
- Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Làm quen với rửa tay, lau mặt.  Tập một số thao tác đơn giản trong
rửa tay, lau mặt.
c) Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không
được
phép sờ vào hoặc đến gần.
- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.


II. Đối với trẻ từ 3-6 tuổi.
- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp
nhàng, biết định hướng trong không gian.
- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với
sức khoẻ.
- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và
đảm bảo sự an toàn của bản thân.

1. Phát triển vận động
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong
vận động.
- Tập các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
- Trẻ 3 - 6 tuổi gồmcác động các nội dung
a)Tập tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên.
+ Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn
tay,nắm, mở bàn tay).
+ Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu).
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn
tay,quay cổ tay, kiễng chân).
+ Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước
ngực, đưa lên cao
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước.
+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau.
+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang phải.
- Lưng, bụng, lườn:
+ Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang

trái.
+ Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay
dangngang, chân bước sang phải, sang trái.


+ Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang
phải, sang trái.
- Chân:
+ Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm; đứng lên; bật tại
chỗ.
+ Co duỗi chân.
- Chân:
+ Nhún chân.
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
+ Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối.
- Chân:
+ Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
+ Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía
trước,
một chân về sau.
b) Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất
trong vận động
- Đi và chạy:
+ Đi kiễng gót.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
+ Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
+ Đi trong đường hẹp.
- Đi và chạy:
+ Đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi khuỵu gối.
+ Đi trong đường hẹp; đi trên ghế thể dục.

+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật
chuẩn.
+ Chạy 15m.
+ Chạy chậm 60m.
- Đi và chạy:
+ Đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu
gối.
+ Đi trên dây (dây đặt trên sàn).
+ Đi nối bàn chân tiến, lùi.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.
+ Chạy 18m.
+ Chạy chậm 80m.
- Bò, trườn, trèo:
+ Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc.
+ Bò chui qua cổng.
+ Trườn, trèo qua vật cản.
+ Bước lên, xuống bục cao (cao 30cm).
- Bò, trườn, trèo:


+ Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m.
+ Bò dích dắc qua 5 điểm.
+ Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m.
+ Trườn, trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.
+ Trèo lên, xuống 5 gióng thang.
- Bò, trườn, trèo:
+ Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m.
+ Bò dích dắc qua 7 điểm.
+ Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m.
+ Trườn trèo qua ghế dài1,5m x 30cm.

+ Trèo lên xuống 7 gióng thang.41
- Tung, ném, bắt:
+ Lăn, đập, tung bóng.
+ Ném xa bằng 1 tay.
+ Ném trúng đích bằng 1 tay.
+ Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc.
- Tung, ném, bắt:
+ Tung bóng lên cao và bắt.
+ Tung bắt bóng với người đối diện.
+ Đập và bắt bóng tại chỗ.
+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
+ Ném trúng đích bằng 1 tay.
+ Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Tung, ném, bắt:
+ Tung bóng lên cao và bắt.
+ Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
+ Đi và đập bắt bóng.
+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.
+ Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay.
+ Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Bật - nhảy:
+ Bật tại chỗ.
+ Bật về phía trước.
+ Bật xa 20 - 25 cm.
- Bật - nhảy:
+ Bật liên tục về phía trước.
+ Bật xa 35 - 40cm.
+ Bật - nhảy từ trên cao xuống (cao 30 - 35cm).
+ Bật tách chân, khép chân qua 5 ô.
+ Bật qua vật cản cao10 - 15cm.

+ Nhảy lò cò 3m.
- Bật - nhảy:
+ Bật liên tục vào vòng.


+ Bật xa 40 -50cm.
+ Bật - nhảy từ trên cao xuống (40 - 45cm).
+ Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
+ Bật qua vật cản 15 - 20cm.
+ Nhảy lò cò 5m.
c) Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử
dụng một số đồ dùng, dụng cụ
- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay cổ tay, cuộn cổ tay.
- Đan, tết.
- Xếp chồng các hình khối khác nhau.
- Xé, dán giấy.
- Sử dụng kéo, bút
- Tô vẽ nguệch ngoạc.
- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay,
ngón
tay, gắn, nối ...
- Gập giấy.
- Lắp ghép hình.
- Xé, cắt đường thẳng.
- Tô, vẽ hình.
- Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây.
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay.
- Bẻ, nắn.
- Lắp ráp.
- Xé, cắt đường vòng cung.

- Tô, đồ theo nét.
- Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu,luồn, buộc dây.
2) Dinh dưỡng - sức khoẻ
- Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng
đối với sức khỏe.
- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Giữ gìn sức khoẻ và an toàn.
- Trẻ 3 - 6 tuổi gồm nội dung:
a) Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi
của
chúng đối với sức khoẻ.
- Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc.
- Nhận biết thực phẩm thông thường
trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng).
- Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn.
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm
thực phẩm.
- Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn,


thức uống.
- Các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh
dưỡng, béo phì…).
b)Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
- Làm quen cách đánh răng, lau mặt.
- Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập đánh răng, lau mặt.
- Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng.

- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tập luyện kĩ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
c) Giữ gìn sức khoẻ và an toàn
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe.
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với
sức khoẻ con người.
- Nhận biết trang phục theo thời tiết. 
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
- Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm.  Nhận biết một số biểu hiện khi
ốm và cách phòng tránh đơn giản.
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân và cách phòng tránh.
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi
không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.


Tháng 10 năm 2013
BÀI 3: KẾT QUẢ MONG ĐỢI GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT
I/ Đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ:
1) Phát triển vận động
a. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
- Phản ứng tích cực khi được giáo viên tập bài tập phát triển các nhóm cơ
và hô hấp.
- Tích cực thực hiện bài tập. Làm được một số động tác đơn giản cùng cô:
giơ cao tay, ngồi cúi về phía trước, nằm giơ cao chân.

- Bắt chước một số động tác theo cô: giơ cao tay - đưa về phía trước
-sang ngang.
- Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/
bụng và chân.
b. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban
đầu:
- Tự lẫy, lật. Tự ngồi lên, nằm xuống.
- Tự đi tới chỗ giáo viên (khi được gọi) hoặc đi tới chỗ trẻ muốn.
- Giữ được thăng bằngcơ thể khi đi theo đường thẳng (ở trên sàn) hoặc
cầm đồ vật nhỏ trên hai tay và đi hết đoạn đường 1,8 - 2m.
- Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh
-chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên
tay.
- Chống tay ưỡn ngực, xoay người theo các hướng.
- Thực hiện bò tới các hướng khác nhau.


- Bò theo bóng lăn/ đồ chơi được khoảng 2,5 - 3m.
- Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: biết lăn - bắt bóng với cô.
- Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung -bắt bóng với cô ở khoảng
cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m.22
c)Tự bám vịn vào đồ vật đứng lên được và đi men.
- Thực hiện các vận động có sự phối hợp: biết lăn, bắt bóng với cô.2.3.
Phối hợp tay, chân, cơ thể trong bò, trườn chui qua vòng, qua vật cản.
- Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.
- Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động: chống khuỷu tay, đẩy
trườn người lên phía trước.
- Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động lăn, ném bóng: ngồi, lăn
mạnh bóng lên trước được khoảng 2,5m; có thể tung (hất) bóng xa được
khoảng 70cm.

- Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: Ném bằng
một tay lên phía trước được khoảng 1,2m; đá bóng lăn xa lên trước tối
thiểu 1,5m.2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá
bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m).
d) Thực hiện vận động cử động của bàn tay ngón tay
- Cầm, nắm túm đồ vật bằng cả bàn tay.
- Bắt chước vẫy tay/ chào/ tạm biệt.
- Thực hiện được cử động bàn tay, ngón tay khi cầm, gõ, bóp, đập đồ vật.
- Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay.
- Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”.
- Cầm, nắm, lắc đồ chơi, chuyển vật từ tay này sang tay kia.
- Lồng được 2-3hộp, xếp chồng được 2 - 3 khối vuông.
- Tháo lắp, lồng được 3-4 hộp tròn, xếp chồng được 2-3 khối trụ.
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các
hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cô. 23
2) Dinh dưỡng- sức khỏe
a. Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
- Thích nghi với chế độ ăn bột. Thích nghi với chế độ ăn cháo. Thích nghi
với chế độ ăn cơm, có thể ăn các loại thức ăn khác nhau. Thích nghi với
chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau.
- Ngủ ngon, đủ 3 giấc theo chế độ sinh hoạt. Ngủ ngon, đủ 2giấc theo chế
độ
sinh hoạt. Ngủ ngon, 1 giấc buổi trưa. Ngủ ngon, 1 giấc buổi trưa.Chấp
nhận
ngồi bô khi đi vệ sinh.
- Biết “gọi” người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh. Đi vệ sinh đúng nơi qui
định.
b. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe



- Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (đi đến bàn ăn,
cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước).Làm được một số việc với sự giúp
đỡ (lấy nước uống, đi vệ sinh...).
- Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời
lạnh.
c. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
- Biết tránh vật dụng, nơi nguy hiểm (phích nước nóng, bàn là, bếp đang
đun..) khi được nhắc nhở.Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp
đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở.Biết
tránh một số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế..)
khi được nhắc nhở. Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo
lên lan can,
chơi nghịch các vật sắc nhọn…(được người lớn nhắc nhở)
II/ Đối với lứa tuổi mẫu giáo
1) Phát triển vận động
a) Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn. Thực
hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu
lệnh.Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu
lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng
đúng nhịp.
b. Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
+ Đi hết đoạn đường hẹp (20 cm x 3m).
+ Đi kiễng gót liên tục 3m.
- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
+ Bước đi liên tục trên ghế thể dục hay trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
+ Đi bước lùi liên tiếp được 3 m.
- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
+ Đi lên, xuống trên tấm ván dài 2m, rộng 30cm đặt dốc khoảng 30cm.

+ Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế thể dục.
+ Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
- Kiểm soát được vận động:
+ Đi/ chạy thay đổi tốc độ theo đúng
hiệu lệnh.
+ Chạy liên tục trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc) không chệch
ra ngoài.
- Kiểm soát được vận động:
+ Đi/ chạy thay đổi hướng vận động đúng tín hiệu vật chuẩn (4 – 5 vật
chuẩn, đặt dích dắc).
- Kiểm soát được vận động:
+ Đi/ chạy thay đổi kiểu vận động, thay đổi hướng theo đúng hiệu lệnh.
- Phối hợp tay- mắt trong vận động:


+ Tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liền không rơi bóng (khoảng cách
2,5m).
+ Tự đập - bắt bóng được 3 lần liền (đường kính bóng 18cm).
- Phối hợp tay- mắt trong vận động:
+ Tung bắt bóng với người đối diện (cô/bạn): bắt được 3 lần liền không
rơi
bóng (khoảng cách 3 m).
+ Ném trúng đích đứng (xa 1,5 m x cao 1,2 m). Tự đập bắt bóng dược 45 lần liên tiếp.
- Phối hợp tay- mắt trong vận động:
+ Bắt và ném bóng với người đối diện ( khoảng cách 4 m).
+ Ném trúng đích đứng (xa 2 m x cao 1,5 m).
+ Đi, đập và bắt được bóng nảy 4 -5 lần liên tiếp.
- Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
+ Chạy được 15 m liên tục theo hướng thẳng.
+ Ném trúng đích ngang (xa 1,5 m).

+ Bò trong đường hẹp (3 m x 0,4 m) không chệch ra ngoài.
- Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
+ Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m trong 10 giây.
+ Ném trúng đích ngang (xa 2 m).
+ Bò trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc, cách nhau 2 m) không
chệch ra ngoài.
- Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
+ Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.
+ Ném trúng đích đứng (cao 1,5 m, xa 2m).
+ Bò vòng qua 5 - 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 m theo đúng yêu cầu.
c. Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón
tay,phối hợp tay - mắt.
- Thực hiện được các vận động:
+ Xoay tròn cổ tay. Gập, đan ngón tay vào nhau.
- Thực hiện được các vận động:
+ Cuộn - xoay tròn cổ tay, Gập, mở, các ngón tay.
- Thực hiện được các vận động:
+ Uốn ngón tay, bàn tay; xoay cổ tay. Gập, mở lần lượt từng ngón tay.
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động:
+ Vẽ được hình tròn theo mẫu. Cắt thẳng được một đoạn 10 cm. Xếp
chồng 8 - 10 khối không đổ. Tự cài, cởi cúc.
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một
số hoạt động:
+ Vẽ hình người/ nhà, cây. Cắt thành thạo theo đường thẳng.Xây dựng,
lắp ráp với 10 - 12 khối. Biết tết sợi đôi.Tự cài, cởi cúc, buộc dây giày.
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong
một số hoạt động:


+ Vẽ hình và sao chép các ký tự. Cắt được theo đường viền của hình vẽ.

+ Xếp chồng 12-15 khối theo mẫu. Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu.
+ Tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, đóng mở phecmơtuya.
2) Dinh dưỡng - sức khỏe
a. Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của
chúng đối với sức khỏe
- Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh
ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau...).
- Biết một số thực phẩm cùng nhóm: Thịt, cá, ...có nhiều chất đạm.Rau,
quả chín có nhiều vitamin.
- Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: Thực phẩm
giàu chất đạm: thịt, cá...Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau,
quả…
- Biết tên một số món ăn hàng ngày: trứng rán, cá kho, canh rau…
- Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau
có thể luộc, nấu canh; thịt có thểluộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo...
- Biết một số hành vi ăn uống có lợi cho sức khỏe: ăn nhiều loại thức ăn,
ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh.
- Biết ăn để chóng lớn, khoẻ mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn
khác nhau.
- Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thực
phẩm khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.
- Biết một số hành vi ăn uống không có lợi cho sức khoẻ: uống nhiều
nước ngọt, nước có gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì.
b. Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
- Thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:
Rửa tay, lau mặt, súc miệng.Tháo tất, cởi quần, áo .....
- Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở:
Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự lau mặt, đánh răng.Tự thay quần, áo khi bị
ướt, bẩn.
- Thực hiện được một số việc đơn giản: Tự rửa tay bằng xà phòng. Tự

lau mặt, đánh
răng. Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định. Đi vệ sinh
đúng nơi qui điṇh , biết đi xong dội/ giật nước cho sacc̣h.
- Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.
- Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo.
c. Có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức
khoẻ
- Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở:
- Không nói khi đang ăn. Uống nước đã đun sôi.
- Có một số hành vi tốt trong ăn uống:


- Mời cô, mời bạn khi ăn; ăn từ tốn, nhai kĩ.Chấp nhận ăn rau và ăn
nhiều loại thức ăn khác nhau…Không uống nước lã.
- Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống:
- Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn. Không đùa nghịch, không làm đổ
vãi thức ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.Không uống nước lã, ăn quà
vặt ngoài đường.
- Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:
- Chấp nhận: Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất
khi trời lạnh, đi dép giầy khi đi học. Biết nói với người lớn khi bị đau,
chảy máu.
- Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc
nhở:
- Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh.
đi dép giầy khi đi học. Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc
sốt.... Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Bỏ rác đúng nơi qui định.
- Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh:
- Vệ sinh răng miệng: sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy

- Ra nắng đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh.
- Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt....Che miệng khi ho,
hắt hơi.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Bỏ rác đúng nơi qui định; không nhổ
bậy ra lớp.
d. Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh
- Nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun,
phích nước nóng ... ) khi được nhắc nhở.
- Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng.... là nguy hiểm không
đến gần. Biết các vật sắc nhọn không nên nghịch
- Biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng....là những vật
dụng nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần; không nghịch
các vật sắc, nhọn.
- Biết tránh nơi nguy hiểm (hồ, ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi …) khi
được nhắc nhở.
- Nhận ra những nơi như: hồ, ao, mương nước, suối, bể chứa nước…là
nơi nguy hiểm, không được chơi gần.
- Biết những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm ... là nguy
hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần.
- Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở:
- Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt....
Không tự lấy uống thuốc.
- Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở:
Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt....
- Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh:


- Biết cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị
hóc sặc,.... Không leo trèo bàn ghế, lan can.Không nghịch các vật sắc
nhọn.

- Không theo người lạ ra Không ăn thức ăn có mùi ôi; không ăn lá, quả
lạ... không uống rượu, bia, cà phê; không tự ý uống thuốc khi không được
phép của người lớn.
- Biết không tự ý uống thuốc.
- Biết ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia,
cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khoẻ.
- Không ra khỏi khu vực trường lớp.  Không được ra khỏi trường khi
không được phép của cô giáo.
- Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ:
- Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp: cháy, có người
rơi xuống nước, ngã chảy máu.
- Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình, số
điện thoại người thân. khi cần thiết.
- Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ
- Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/người rơi
xuống nước, ngã chảy máu ...
- Biết tránh một số trường hợp không an toàn:
- Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi.
- Ra khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn,
cô giáo.
- Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và khi bị lạc
biết hỏi, gọi người lớn giúp đỡ
- Thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn:
- Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi.
- Đi bộ trên hè; đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ an toàn khi
ngồi trên xe máy.
- Không leo trèo cây, ban công, tường rào...





×