Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CTXH cá NHÂN với TRẺ KHUYẾT tật tại TRƯỜNG mù NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.28 KB, 16 trang )

PHẦN 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đặt vấn đề

Con người sinh ra ai cũng phải trải qua thời kì khó khăn những thử thách trong
cuộc sống, đối với những người may mắn trong cuộc sống thì chỉ cần vượt qua bằng
nghị lực của bản thân nhưng đối với nhiều người họ còn không nhớ được tuổi thơ của
mình, không nhớ được họ đến từ nơi nào, ai sinh ra họ? Thậm chí họ còn không biết
tên của mình là gì? Ngày nay với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, con người dần dần
không phải lo đói rét nữa thì hàng loạt các vấn đề khác xảy ra: người ta mất khả năng
của một người bình thường ngay từ khi sinh ra, hay chịu tổn thương về tâm lí, tình
cảm, cần được hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần, cần được bày tỏ cảm xúc của
mình....Vì vậy hơn một trăm năm hình thành và phát triển, ngành công tác xã hội ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội ở các nước phát
triển. Vị thế của Nghề Công tác xã hội, cũng như của các cán bộ xã hội trong các xã
hội phát triển là hết sức quan trọng đối với cộng đồng, xã hội, gia đình và từng cá
nhân. Ở Việt Nam mầm mống Công tác xã hội vốn đã có từ rất sớm, trên cơ sở tình
cảm cao đẹp giữa con người với con người, với lòng tương thân tương ái sự hỗ trợ
nhau khi khó khăn, hỗ trợ cho những người thiếu thốn về vật chất. TRẺ EM HÔM
NAY THẾ GIỚI NGÀY MAI. Thế nhưng ước ao được phát triển như các bạn cùng lứa
tuổi với mình cũng là một ước ao lớn đối với niều trẻ nhỏ tại ngôi trường THPT
Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu mà em đã từng được thực hành. Tại đây biết bao
nhiêu trẻ nhỏ, biết bao nhiêu hoàn cảnh éo le và cũng có biết bao nhiêu người trưởng
thành từ mái trường này, mỗi người đều có mỗi hoàn cảnh khác nhau thế nhưng các
em sống rất vui vẻ, vô tư, hồn nhiên và trong sáng. Nhìn các em vui chơi tôi càng
mong mình học hỏi được nhiều kiến thức và kỹ năng để giúp đỡ các em một phần nào
đó.

1

1



2. Mục tiêu

+ Đạt được các kỹ năng làm việc với người khuyết tật và phát triển sự tự tin làm việc
với người khuyết tật
+ Qua đó vận dụng các kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội với người khuyết tật để
nhận diện vấn đề vtaajhoox trợ cho thân chủ.
+ Tạo được sự tin tưởng với thân chủ và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kế
hoạch để nâng cao khả năng làm việc với người khuyết tật
+ Rèn luyện và phát triển tác phong làm việc của một nhân viên công tác xã hội với
thân chủ.
3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Những phương pháp thu thập dữ liệu:
• Phương pháp quan sát
- Quan sát, nghiên cứu những tài liệu có sẵn: thu thập, nghiên cứu những thông tin
đã dược ghi chép, lưu trữ tại cơ sở đã có trong những khoảng thời gian đã có trước
đó…
Hình thức quan sát này có thể phân làm 4 loại:
- Thái độ không lời: gồm những động tác, sự vận động, cái nhìn, ánh mắt...
- Thái độ ngôn ngữ: Gồm việc nghiên cứu nội dung trình bày phát biểu hoặc nội
dung, cách thức và số lượng thông tin được truyền tải trong một tình huống nào đó.
- Thái độ ngoài ngôn ngữ: Bao gồm âm thanh, nhịp độ, sự tham gia (khuynh
hướng, ngắt lời, áp đảo hay e dè) và phong thái (từ ngữ, cách phát âm).
- Mức độ tương quan: Biểu lộ qua sự tương quan với người khác.
• Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi
Ưu điểm:
- Gặp những câu hỏi khó hiểu người hỏi có thể giải thích hoặc điều chỉnh để thân
chủ có thể hiểu rõ hơn
- Người hỏi được trực tiếp, đối diện với thân chủ nên khả năng thân chủ trả lời sẽ

cao hơn
Nhược điểm:
- Thân chủ e dè, ngại tiếp xúc hoặc không nói chuyện với người lạ
- Thái độ và sự cứng nhắc của nhân viên CTXH sẽ khiến họ không mở lòng và chia
sẻ với mình
2

2


• Phương pháp vãng gia
- Nhân viên CTXH trực tiếp đến gia đình để quan sát, gặp gỡ trực tiếp nói chuyện
với các thành viên trong gia đình qua đó có thể thu thập thông tin để hỗ trợ cho quá
trình trợ giúp thân chủ.
Ưu điểm:
- Có thể được gặp gỡ và tiếp xúc với tất cả các thành viên trong gia đình
- Quan sát được cách giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình với thân chủ
- Biết được cách thức duy trì và các quy định trong gia đình của thân chủ
- Biết được hoàn cảnh sống hiện tại của thân chủ….
Nhược điểm:
- Nhiều gia đình ngại khi có người lạ đến thăm nhà mình..
- Họ ngại để cho người khác biết hoàn cảnh sống của thân chủ (thân chủ là một
người có vấn đề)
- Họ bận rộn, không có thời gian để nhân viên CTXH vãng gia…v..v
• Vận dụng một số kỹ năng như:
+ Kỹ năng lắng nghe
+ Kỹ năng xử lí im lặng
+ Kỹ năng đặt câu hỏi
+ Phỏng vấn chuyên sâu


3

3


PHẦN II. NỘI DUNG
- Trong chuyến đi thực tế xuống trường Nguyễn Đình Chiểu, em được phân vào lớp
của cô Nguyễn Thị Minh Hiếu, thân chủ mà em làm việc rất rụt rè và nhút nhát, phải
mất một thời gian dài mới có thể nói chuyện với em ấy, cũng chính vì điều đó mà em
đã chọn em ấy là thân chủ và lên kế hoạch hỗ trợ cho em ấy.
1. Thông tin cá nhân thân chủ
- Họ và tên: Trần Lê Kim Th..
- Phái tính: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: Ngày 12 tháng 08 năm 2006
- Nơi sinh:
- Hiện cư ngụ tại: Tổ 54b – Thanh Vinh – Phường Hòa Khánh Bắc – Q. Liên
Chiểu – Tp. Đà Nẵng
+ Các thông tin khác về thân chủ :
- Hiện nay em đã 9 tuổi và đang theo học lớp 1C2 Trường THPT Chuyên biệt
Nguyễn Đình Chiểu.
+ Thành phần gia đình:
- Bố: Trần Bá Lũy

Nghề nghiệp: cơ khí

- Mẹ: Lê Thị Thơm

Nghề nghiệp: nội trợ

- Mẹ đang mang thai em trai

- Em rất sợ tiếp xúc với người lạ, đến lớp Th.. còn rất rụt rè, không thể tự viết bài
cũng không đọc được những chữ mà cô dạy.
- Theo thông tin từ mẹ của Th.., chị cho biết cháu bị tật 2 bàn chân trong suốt thời
gian mang thai, sau khi sinh em xong em đã được các bác sĩ đưa đến khoa chỉnh
hình để mổ và bó bột để khắc phục tình trạng, may mắn chân của em đã phục hồi
và đi đứng bình thường, cũng kể từ đó em đã bị ảnh hưởng đến thần kinh cho đến
bây giờ.
- Hiện tại tình trạng sức khỏe của em có phần khá ổn hơn so với ban đầu, 2 chân
của em đã phục hồi và có thể vui chơi bình thường như các bạn khác, tuy nhiên em
vẫn hay đau ốm, dáng nhỏ, gầy, cuộc sống của gia đình vẫn còn gặp nhiều khó
khăn nên về mặt thể chất em ốm yếu hơn so với các bạn khác.
- Th.. rất thích hát, hay hát, thích vẽ nhưng khi có người lạ thì em không hát nữa.
Mẹ của Thảo và cô giáo chủ nhiệm cũng cho biết như vậy.

4

4


+ Thông tin môi trường thân chủ

: nam

: nữ : nữ

: nam mất

: nữ mất

:quan hệ bình thường


:quan tâm, yêu thương

- Trong sơ đồ phả hệ ta thấy ông bà nội và ông ngoại của thân chủ đã mất, hiện thân
chủ chỉ còn bà ngoại, bà với gia đình thân chủ có mối quan hệ bình thường. Th.. còn
nhỏ lại bị bệnh, ít giao tiếp nói chuyện thế nhưng Th.. vẫn được ba mẹ quan tâm và
yêu thương, cũng qua thời gian thực hành ở cơ sở có những hôm mẹ Th.. bận không
thể đón Th.. thế là phải nhờ cô đón Th.. hộ, cô cũng rất vui vẻ và hay cười, nhìn cách
nhắc nhở Th.. đội nón bảo hiểm, quay lại xem Th.. ngồi có vững không cho thấy cô
của Th.. cũng quan tâm và lo lắng cho cháu. Về mặt tình cả gia đình Th.. được đáp ứng
đầy đủ, ai cũng yêu thương Th.., có lần tôi hỏi “ ba Th.. làm nghề gì?” em im một lát
rồi mới trả lời “ba làm xa lắm”. Khuôn mặt Th.. thoáng một chút buồn, vì vậy mà
trong suốt một tháng em chưa thấy ba đến đón Th.. lần nào. Ba đi làm xa không thể tới
đón, không thể chăm sóc Th.. hằng ngày đó cũng chính là một khó khăn lớn đối với
thân chủ, thiếu đi sự quan tâm trực tiếp của ba.
- Em nhận được sự yêu thương, quan tâm của nhiều thành viên trong gia đình, sự thu
mình lại của Th.. không phải do bị đối xử lạnh nhạt hay bị la mắng đánh đập.
+ Môi trường xung quanh thân chủ:
- Ở trường các em đều được vui chơi học tập một cách rất thoải mái, đặc biệt thầy cô
giáo ở đây rất vui vẻ với các em. Vì điều kiện gia đình, bố mẹ đi làm cả ngày bận rộn
nên buổi trưa các em ở lại trường ăn cơm và ngủ, mỗi phụ huynh chuẩn bị cho mỗi em
5

5


một chiếc gối nhỏ để khi các em ở lại nghỉ trưa tại trường đến chiều phụ huynh lại tới
đón các em. Một số em do gia đình ở xa nên nội trú tại trường đến cuối tuần phụ
huynh tới đón các em về nhà chơi rồi khi học lại đưa các em tới trường. Bác bảo vệ ở
đây cũng rất vui vẻ, các em được trông nom rất chặt chẽ, em nào chưa có phụ huynh

tới đón bác bảo vệ đứng ở cổng không cho các em ra ngoài. Đặc biệt các thầy cô rất
nhiệt tình, tận tụy với các em, ngay cả cô hiệu trưởng cũng thường xuyên đi tới các lớp
trong giờ ra chơi để hỏi thăm, cười đùa cùng với các em. Trong sân trường cũng bố trí
rất hiều nơi cho các em vui chơi, có ghế đá, xích đu để các em ngồi khi trời nóng, có
sân bóng đá để các em chơi trong giờ giải lao. Vào cuối tuần thầy tổng phụ trách đều
tổ chức hoạt động để các em vui chơi, thỉnh thoảng có các anh chị sinh viên về trường
để tổ chức tuyên truyền bảo vệ môi trường…v..v và phát quà cho các em. Theo quy
định của trường các em đều được mua bảo hiểm theo quy định hay được cấp bảo hiểm
miễn phí đối với những e có hàn cảnh khó khăn…


HỘI
Ytế
CỘNG
ĐỒNG

Luật
pháp

Bạn
GIA ĐÌNH
Trường
học

B


Hàng

THÂN

CHỦ
C

M


c

Họ

Họ

Chính
quyền
Nhân viên xã
hội

Chính sách xã
hội

Tổ chức đoàn
thể

: quan tâm, yêu thương
: mối quan hệ bình thường
6

6



- Với tình trạng hiện tại của Th môi trường sinh thái xung quanh em gồm có gia đình,
cộng đồng, xã hội. đặc biệt là trong gia đình Th được bố mẹ yêu thương và chăm sóc,
mối quan hệ giữa Th với mọi người trong gia đình vẫn bình thường không xảy ra mâu
thuẫn gì. Ngoài cộng đồng, bạn bè ở lớp có những lúc trêu chọc Th nhưng các bạn
trong lớp cũng rất yêu thương nhau. Họ nội, họ ngoại và hàng xóm vẫn bình thường,
mọi thứ vẫn tốt. Gia đình Th khó khăn nên chính quyền địa phương cũng đang tiến
hành xét điều kiện để gia đình Th được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước.
Gia đình, bạn bè, trường học, cơ sở y tế đây là những nguồn lực cần huy động bởi em
cần tập làm quen dần và kết thân trong phạm vi vừa đủ, tránh để em sợ hãi và dẫn đến
mắc căn bệnh nặng hơn.
+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ:
Thân chủ

Bố, mẹ

Bà ngoại

Cô, bác

Môi trường
xung quanh

- Gia đình
không mâu
thuẫn

- Thương cháu

- Thương cháu


- Hàng xóm
tốt, thầy cô quý
mến

Điểm mạnh
- Ngoan, hiền,
vâng lời cô
giáo

- Sống gần
cháu

- Thân với ba,
- Thương con
mẹ, yêu thương
ba mẹ
Điểm yếu
- Ít giao tiếp
với người lạ

- Ba thiếu thời
gian chăm sóc

- Cũng có con
nhỏ nên thiếu
thời gian chơi
với em hơn

- Hạn chế trong
cách diễ đạt

ngôn ngữ
- Không kiểm
soát được
những việc
mình đang làm

- Môi trường
mới, hoàn toàn
lạ lẫm
- Chưa có sự
can thiệp, hỗ
trợ nào từ phía
xã hội

- Chỉ làm theo
sở thích của
bản thân
Qua bảng phân tích trên ta thấy được điểm mạnh điểm yếu của thân chủ, những nguồn
lực có thể huy động được là từ nhà trường, gia đình ( bố mẹ, cô, bác..)
2. Vấn đề của thân chủ
7

7


- Trong quá trình trò chuyện cùng với thân chủ thì thân chủ có rất nhiều vấn đề nhưng
liên quan đến một trong những vấn đề khó nhất mà em đang gặp phải là những khó
khăn về giao tiếp với mọi người xung quanh. Đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ, thân chủ
nói không có trọng âm…Lý do em chọn ưu tiên giải quyết vấn đề này trước vì đây là
vấn đề cơ bản nhất, nếu em không tiếp xúc, không tró chuyện với mọi người xung

quanh thì sẽ ít nhận được sự quan tâm giúp đỡ của mọi người và hơn nữa sẽảnh hưởng
đến việc học tập cũng như tương lai của em sau này, vấn đề này được giải quyết thì em
có thể sẵn sàng chia sẻ với mọi người vấn đề của mình và sẽ nhận được sự trợ giúp
nhiều hơn…..Vì vậy em xác định vấn đề ưu tiên trong tiến trình can thiệp này là cải
thiện, tăng cường khả năng giao tiếp cho thân chủ.
- Tên của kế hoạch này là : cải thiện, tăng cường khả năng giao tiếp cho thân chủ.
- Mục đích: + Giúp thân chủ mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống.
- Sau đây là nội dung của tiến trình trợ giúp:
3. Nhận diện vấn đề của thân chủ
- Qua những quan sát và tiếp xúc với thân chủ thì vấn đề mà thân chủ đang gặp phải là
vấn đề trong giao tiếp, rụt rè, ngại giao tiếp với người lạ.
- Vấn đề mà thân chủ đang gặp phải là vấn đề trong giao tiếp, thân chủ rụt rè nhút
nhát, sợ nói chuyện với người lạ, ít nói ngay cả với bạn bè xung quanh, khi nói thì rất
nhỏ, có chăng cũng rất khó nghe.Những giờ ra chơi em ít khi chơi dùa chạy nhảy cùng
các bạn, chỉ ngồi một mình trên chiếc ghế đá trước lớp học, em chạy lại ngồi xuống trò
chuyện cùng Thảo nhưng Th chỉ cười chứ không trả lời, môi mím chặt và đứng dậy đi
ra phía bạn khác. Th chỉ mới học lớp một, từ khi lọt lòng mẹ phải chịu một sự chấn
động lớn là ca phẫu thuật chỉnh hình để chân em có thể di chuyển được. Đối với một
trẻ sơ sinh như thế là quá sức chịu đựng rồi, chình ca phẫu thuật đó đã làm ảnh hửng
đến thần kinh của em (theo như mẹ Th nói) nên về mặt nhận thức Th không giống với
những bạn khác, Th không có khả năng nhận biết được vấn đề của chính bản thân
mình, chỉ làm theo những gì mình thích và suy nghĩ. Có những lúc mình chủ động trò
chuyện nhưng e ấy lại không thích, có những lúc e ấy lại chủ động tìm mình chơi
cùng. Hỏi thì cô giáo chủ nhiệm của Th nói rằng “khi mới vào trường em ấy còn e dè,
sợ sệt hơn rất nhiều so với bây giờ, học được một năm quen trường, quen cô, quen với
bạn bè nên em đã mạnh dạn hơn lúc trước rất nhiều rồi” qua đó có thể thấy được nhờ
môi trường xung quanh, gia đình, bạn bè, thầy cô… mà em tiến bộ hơn, vấn đề của em
không đi theo hướng tiêu cực, trầm trọng hơn.
- Mẹ của Th cũng chia sẻ: trong nhà cháu đi lại cũng nhiều, chạy lọan xạ cả lên, nhiều
lúc cứ như có chuyện gì gấp gáp lắm, hỏi thì không nói hoặc nói rất huyên thuyên,

chẳng đâu vào đâu.
4. Tìm hiểu về vấn đề sợ giao tiếp
8

8


+ Những biểu hiện của vấn đề sợ giao tiếp :
- Không chịu nói chuyện hay trả lời câu hỏi của người khác, dù đó là những câu hỏi
rất đơn giản hoặc rõ ràng.
- Không thích chơi đùa và tham gia các hoạt động tập thể.
- Không thích ra chơi ở những không gian công cộng, đông người hoặc thoáng rộng
(như sân trường chẳng hạn), trừ phi đi với một người thực sự thân thiết.
- E ngại mỗi khi được người khác quan tâm chú ý, kể cả khi đó là sự ch ú ý tích cực.
+ Trẻ em nhút nhát, ngại giao tiếp kéo dài có thể do một hay nhiều nguyên nhân như:
- Di truyền: cấu trúc gen của trẻ có những yếu tố gây ra tính nhút nhát được thừa
hưởng từ bố mẹ.
- Bản tính: những em bé nhạy cảm quá mức hoặc dễ hoảng sợ có nhiều nguy cơ nhút
nhát kéo dài hơn các trẻ khác khi lớn lên.
- Bắt chước người lớn: trẻ con học hỏi bằng cách bắt chước hành vi của những người
lớn xung quanh chúng, mà gần gũi nhất chính là phụ huynh. Bố mẹ có tính cách nhút
nhát cũng có thể vô tình truyền tính cách này cho con mình thông qua các hoạt động
hàng ngày.
- Do mối quan hệ gia đình: trẻ em thiếu tình thương của bố mẹ hoặc không được chăm
sóc thường xuyên trong gia đình sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu và trở nên nhút nhát.
- Sống khép kín: những trẻ em không được tạo điều kiện tiếp xúc với cộng đồng hoặc
thế giới bên ngoài trong những năm đầu đời sẽ dễ trở nên nhút nhát do thiếu hụt các kỹ
năng giao tiếp và tương tác với mọi người.
- Thường xuyên bị chê bai: những đứa trẻ hay bị chọc ghẹo hoặc ức hiếp bởi bạn bè
hoặc người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em, họ hàng... cũng sẽ có xu hướng

nhút nhát và dễ hoảng sợ.
- Sợ thất bại: nhút nhát cũng thường xuất hiện ở những trẻ em được người lớn kỳ vọng
quá nhiều, nhất là khi những kỳ vọng đó vượt ngoài khả năng của trẻ. Trẻ sẽ trở nên
rụt rè, không dám làm gì cả vì sợ hỏng việc.
+ Thực chất, tính cách nhút nhát ở trẻ em cũng có những ưu điểm nhất định, bao gồm:
- Rất nhiều trẻ em nhút nhát là học sinh khá giỏi, nhờ vào khả năng tập trung cao. Các
bé có thể học bài một mình và không cần bảo ban.
- Trẻ em nhút nhát cũng thường rất ngoan hiền và cư xử lễ phép, vì chúng không muốn
dây dưa với rắc rối.
- Cũng do tính cách ngoan hiền dễ bảo, trẻ nhút nhát thường được người lớn yêu
thương quý mến hơn cả.
9

9


- Trẻ em nhút nhát được nhiều bạn bè quan tâm và chơi chung, vì các em không ngỗ
nghịch hay hiếu động như nhiều bé khác.
- Trẻ nhút nhát rất vâng lời và biết lắng nghe.
+ Tuy nhiên, những lợi ích trên chỉ mang tính ngắn hạn. Nếu tình trạng nhút nhát kéo
dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, các em có thể bị thiệt thòi nhiều mặt trong cuộc
sống, chẳng hạn như:
- Trẻ nhút nhát thường cô độc và không có nhiều niềm vui.
- Các em khó hòa đồng với mọi người xung quanh, nên cũng thường ít bạn bè.
- Trẻ em nhút nhát có nhiều nguy cơ sút giảm lòng tự trọng, cảm thấy bản thân mình
không có giá trị. Các em khó lòng phát huy những tài nghệ hoặc kỹ năng tiềm ẩn vì lo
sợ bị người khác phán xét.
- Do ngại giao tiếp, nên trẻ nhút nhát thường dễ bị bỏ quên, không được người lớn
quan tâm đầy đủ.
- Sự nhút nhát hoặc lo sợ thường xuyên có thể gây stress, dẫn đến các vấn đề về thể

chất như đau dạ dày hoặc nhức đầu. Về lâu dài, trẻ có nguy cơ mắc phải những chứng
tâm lý nghiêm trọng hơn như chứng dễ hoảng sợ, các bệnh sợ xã hội hay sợ đám
đông.
- Trẻ nhút nhát thường đánh mất nhiều cơ hội tốt để rèn luyện bản thân và phát triển
các kỹ năng sống, từ đó các em sẽ dễ gặp thất bại trong cuộc sống khi lớn lên.
- Ít giao tiếp với mọi người xung quanh, bạn bè đôi khi bị nhiều bạn khác bắt nạt
- Vô tình đánh mất những người bạn tốt, đáng trân trọng
- Mất đi những mối quan hệ tốt trong xã hội
- Nếu cứ tiếp tục sau này thân chủ sẽ đánh mất đi tuổi trẻ, tương lai của mình
- Ngại giao tiếp, tiếp xúc với người lạ sẽ khiến cho thân chủ dần dần trở nên ít nói hơn,
tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn và thân chủ sẽ bị cô lập với cộng đồng
- Rụt rè, e sợ k dám nói chuyện sẽ khiến cho bản thân chịu nhiều thiệt thòi.
Vd: Khi trong giờ học vẽ, cô giáo yêu cầu một bạn lên vẽ bông hoa, Thảo rất thích học
vẽ muốn lên vẽ bông hoa đó nhưng khi cô giáo gọi Th… sợ sệt, không dám giơ tay
cũng không dám nói gì vậy thì cơ hội được vẽ lại nhường cho bạn khác, đó là những
thiệt thòi trong học tập.
- Im lặng, nhút nhát, ít nói kéo dài sẽ khiến cho thân chủ có nguy cơ bị trầm cảm =>
mắc bệnh tự kỷ.
Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
10

10


Ít giao tiếp lâu sẽ
khiến thân chủ bị
stress
Bị cô lập với
môi trường
xung quanh


Vô tình đánh mất
những
người bạn tốt
11

Dễ dẫn đến bị
bệnh trầm cảm

11


Mất đi cơ hội rèn
luyện bản thân

Bị các bạn khác bắt
nạt

Khiến người lớn ít
quan tâm

Cô độc, không có
niềm vui

NGẠI
GIAO
TIẾP VỚI
NGƯỜI
LẠ


Sợ bị bạn bè bắt
nạt
Do di truyền, trong
gen của bố hoặc mẹ
có tính chất này

Do bản
tính

Nói ra sợ
người lớn
Do mối quan hệ,
mắng là hỗ trợ cho thân
- Vai trò của nhân
công tác xã hội trong trường hợp nàylachính
môi viên
trường
xung quanh
chủ cảm thấy mạnh
dạn hơn, giúp cho thân chủ không còn e ngại, rụt rè khi gặp người
Do sống
khép kín

lạ nữa.
+ Kế hoạch trợ giúp thân chủ:
- Mục tiêu tổng quát của kế hoạch trợ giúp thân chủ trong tình huống này là nhằm cải
thiện khả năng giao tiếp cho Th.
12

12



Các mục tiêu cụ thể, các hoạt động và thời gian dự kiến hoàn thành được trình bày
trong bảng sau:


Các nội dung trong bản kế hoạch giúp đỡ:

Mục tiêu

Hoạt động

Thời gian dự kiến
hoàn thành

Người tổ chức/ chịu
trách nhiệm

Bước đầu làm quen
để tạ lập mối quan
hệ với thân chủ, tạo
sự tin tưởng với gia
đình và mọi người
xung quanh nơi
thân chủ đang sống

- Giới thiệu bản
1 buổi
thân mình với thân
chủ (giới thiệu tên,

tuổi, học trường gì,
nói về mục đích của
mình đến đây.

NVXH

- Làm quen với cô
giáo chủ nhiệm lớp
Th.., làm quen với
bạn bè của Th…và
cuối cùng là ba mẹ
Th…

1 tuần

NVXH

- Gặp gỡ thân chủ,
trò chuyện làm
quen tìm hiểu các
thông tin cá nhân
về thân chủ.

4 buổi

NVXH
Thân chủ

- Xác định vấn đề
mà thân chủ đang

gặp phải
Trò chuyện, hướng
dẫn tận tình cho em
cách diễn đạt tình
cảm

- Làm quen với một -1 tuần
chị sinh viên khác
đang thực tế tại
trường
- Đầu tiên là khi
gặp chị ấy thân chủ
không cúi đầu nữa

NVXH cùng thân
chủ lên kế hoạch
Thân chủ
Một sinh viên khác

- 1tuần

- Sau đó là cười với
chị ấy
- Hỏi tên của chị ấy

- 1tuần

- Trò chuyện cùng
chị ấy


- 1tuần
- 3 tuần

Tăng cường khả
năng giao tiếp

- Tổ chức trò chơi
đơn giản như: vẽ

- 1 tuần
13

NVXH
13


thông qua các trò
chơi

tranh, tô màu, các
trò chơi cới con vật
hay bất cứ đồ vật
nào mà em yêu
thích ví dụ như: vẽ
tranh…..
- Chơi những trò
chơi của các em
hay những trò chơi
có liên quan đến sở
thích: ô chữ…


Tăng cường khả
năng trao đổi ngôn
từ, giúp thay đổi
trọng âm khi giao
tiếp

- Hướng dẫn một
cách kiên trì những
câu nói, lặp đi lặp
lại để giúp em thay
đổi dần dần

Thân chủ
Các bạn khác

- 1 tuần

- 3 tuần

NVXH
Thân chủ
Bạn bè ở trường

- Tìm cách gần gũi
và thường xuyên
trò chuyện với em
- Thông qua các trò
chơi để thực hiện
quá trình hỗ trợ

Trò chuyện với
người lạ

- Đứng trước gương - 1 tuần
tập nói chuyện
- Chủ động cười
trước với người
khác
- Chủ động chào
hỏi họ trước
- Trò chuyện với họ
một cách thoải mái
- Trò chuyện được
với bất kỳ một
người lạ

Thân chủ
NVXH

- 3 ngày

- 3 ngày
- 1 tuần
- 1 tuần

 Ngoài ra về phía gia đình (nhất là đối với mẹ..)

- Giới thiệu trang web cho phụ huynh để phụ huynh tham khảo và giúp con mình tự tin
hơn trong giao tiếp như:
14


14


/> />- Tuy thời gian không dài nhưng em đã có những lần trò chuyện cùng với mẹ của Th..,
mỗi lần đến đón Th.. em chia sẻ một ít về những thông tin cần thiết nhất khi chăm sóc
sức khỏe cho Th.., giúp em có khả năng giao tiếp với người lạ, điều quan trọng nhất là
biết sử dụng ngôn ngữ với cách phát âm phù hợp với trạng thái cảm xúc đang có.
- Em đã nói cho Th.. biết rằng Th.. vẫn sẽ là bạn của em dù tiến trình trợ giúp có kết
thúc, Th.. có thể nói chuyện cùng em hoặc có thể gọi cho em khi cần sự giúp đỡ về
tâm lý.
+ Những kiến nghị hỗ trợ đối tượng:
- Về gia đình: cần thời gian quan tâm chăm sóc thân chủ hơn nữa, liên hệ với các địa
chỉ bổ ích để có những lời khuyên bổ ích về phương pháp giáo dục hiệu quả. Ngoài ra,
cô, dì và bà ngoại của Th.., bởi với Th.. mất đi một người quan tâm là một sự hụt hẫng
lớn khiến cho vấn đề của em ngày càng trầm trọng hơn. Hơn nữa gia đình cần quan
tâm tới thân chủ về mọi mặt trong cuộc sống như học tập, sinh hoạt, sức khỏe, tình
cảm để thân chủ thấy được mình đang được quan tâm rất nhiều, được chia sẻ mọi nỗi
niềm.
- Về phía xã hội: cộng đồng xã hội phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ các em hòa nhập
tránh sự xa lánh, phân biệt, giúp đỡ những đối tượng có khó khăn trong cuộc sống, tạo
điều kiện cho họ có thẻ bảo hiểm y tế để họ được khám chữa bệnh và được cấp thuốc
miễn phí.
- Về phía nhà trường: thầy cô giáo chủ nhiệm thường xuyên động viên và giúp các em
mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, thường xuyên gọi em ấy phát biểu bài trong giờ
học. Cần có những buổi trò chuyện trực tiếp với các em nhằm tạo cho các em thể hiện
những suy nghĩ của mình và tạo cho các em thói quen mở lòng với người khác.

15


15


16

16



×