Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Trường hợp em Lò Văn P

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.62 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
²
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: NGƯỜI KHUYẾT TẬT, CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH
MÔN: NGƯỜI KHUYẾT TẬT, CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
( Trường hợp em Lò Văn P, bản Sin Lao Lù, xã Nậm Mạ,
( Trường hợp em Lò Văn P, bản Sin Lao Lù, xã Nậm Mạ,
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu)
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu)

Giáo viên hướng dẫn
: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà
: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên
: Vàng Văn Minh
: Vàng Văn Minh
Lớp
: CTXH 1 -2012
: CTXH 1 -2012
Hà Nội – 04/2014
MỤC LỤC
1
Hiện nay theo điều tra, trên địa bàn xã Nậm Mạ hiện có tổng số người tàn tật tượng đối cao, 67
người so với dân số chiếm 3,8% 9
MỞ ĐẦU


Trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng mong ước có được một cuộc sống tốt
đẹp, hạnh phúc, được thưởng thức và trải nghiệm những gì tốt đẹo nhất trong
cuộc đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn đạt được niềm mơ ước đó,
cuộc sống của con người không phải lúc nào cũng êm ả, thuận buồm xuôi gió
mà ngược lại con người luôn phải đối mặt với rủi ro, thiên tai, địch hoạ, bệnh
tật, ốm đau, sức yếu tuổi già, khủng hoảng kinh tế – xã hội Tất cả luôn rình
rập, đe doạ tới sự an toàn đến cuộc sống của con người. Nhiều số phận không
may mắn đã rơi vào những rủi ro ấy và không thể tự họ đứng lên được để đối
phó với những thách thức của cuộc sống. Đặc biệt, nhóm những đối tượng yếu
thế là nhóm có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất, trong đó có nhóm đối tượng là
người khuyết tật.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, cùng với việc thúc đẩy sự
phát triển về kinh tế xã hội, ổn định chính trị, thì chính sách an sinh xã hội cũng
được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm và coi đó là tiền đề để
phát triển kinh tế xã hội. Chính sách an sinh của nước ta nhằm hướng tới bảo
vệ, chăm sóc và tạo những điều kiện tốt nhất cho nhóm đối tượng yếu thế trong
xã hội, trong đó người khuyết tật chính là một trong những đối tượng được quan
tâm hơn cả.
Trong những năm qua vấn đề chăm sóc người tàn tật của nước ta đã đạt
được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều
những khó khăn thách thức, nhiều đối tượng là người khuyết tật vẫn chưa được
tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc
biệt là nhóm đối tượng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp. Họ không biết thông tin và
không đủ khả năng để tìm kiếm sự trợ giúp cho mình. Vì vậy, họ rất cần có sự
trợ giúp của các hệ thống dịch vụ xã hội, các cấp chính quyền và đặc biệt là
những nhiên viên công tác xã hội (CTXH).
2
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân với
người khuyết tật bị bạo lực gia đình (Trường hợp em Lò Văn P, bản Sin Lao

Lù, xã Nậm Mạ, huyện Sìng Hồ, tỉnh Lai Châu)” làm đề tài nghiên cứu của
mình. Bằng cách vận dụng kiến thức CTXH cá nhân để hỗ trợ thân chủ giải
quyết vấn đề của bản thân, vượt qua khó khăn, vươn lên hòa nhập với cộng
đồng.
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
I. Cở sở lý luận
1. Một số khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm Công tác xã hội:
Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, là một nghề chuyên môn
có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của con người, của mỗi quốc gia. Sự
ra đời và phát triển của công tác xã hội đã đóng góp đáng kể vào việc ngăn ngừa
và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia.
Theo Từ điển Công tác xã hội ( 1995): “ Công tác xã hội là một khoa học
xã hội ứng dụng nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã
hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất cho con
người”.
Theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thì: “ Công tác xã hội là
hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường
hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều
kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Nghề công tác xã hội thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng
năng lực và giải phóng cho con người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày
càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ
thống xã hội. Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi
trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của
ngành”.
1.2. Khái niệm khuyết tật:
Trong hệ thống phân loại Quốc tế ICF, WHO định nghĩa khuyết tật như

sau: “ Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận
động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá
3
nhân một người ( về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của
người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác).
1.3. Khái niệm người khuyết tật:
Theo tuyên ngôn về quyền người khuyết tật năm 1975 thì người khuyết
tật được hiểu là bất cứ người nào mà không có khả năng tự bảo đảm cho bản
thân, toàn bộ hay từng phần, những sự cần thiết của một số sinh hoạt cá nhân
bình thường hay cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt (bẩm sinh hay không bẩm
sinh) về hững khả năng về thể chất hay tâm thần của họ.
Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 định nghĩa người
khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng
kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là:
khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm
khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên
quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng
hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất
lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường
xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999).
Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam định nghĩa người tàn tật như sau: “không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn
tật, người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc
chức năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả
năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
Mới đây nhất trong dự thảo Luật người khuyết tật (1/9/2009): Điều 2 có
định nghĩa: “Người khuyết tật là người bị suy giảm về thể chất, trí tuệ, tinh
thần hoặc giác quan được biểu hiện dưới dạng khuyết tật, khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn và cản trở tham gia đầy đủ vào hoạt

động xã hội.”
1.4. Khái niệm Người khuyết tật vận động:
Người khuyết tật được hiểu theo nhiều cách, do vậy theo chúng tôi người
khuyết tật vận động là những người bị tổn thương về những chức năng của cơ
thể, nhẹ thì họ bị ảnh hưởng về các bộ phận của cơ thể như tay, chân, nặng thì
họ có thể bị bại não, bại liệt, bị tổn thương cột sống Họ khó khăn trong việc đi
lại hoặc không thể đi lại được.
1.5. Khái niệm Bạo lực gia đình:
4
Khái niệm bạo lực gia đình vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp của
chuyên ngành chính trị học.Với cách định nghĩa này, bạo lực vẫn thường được
hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị. “Bạo lực là sức
mạnh dùng để trấn áp lật đổ” [4; 25]. “Bạo lực là dùng sức mạnh để trấn áp,
chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền” [4; 26]. Do vậy, Bạo lực gia
đình theo nghiên cứu về “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Trung
tâm ngiên cứu giới và phát triển: “Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo
lực xã hội. Nó là việc các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để quản
lý các vấn đề của gia đình” [4; 27]. Và có nhiều hình thức bạo lực gia đình: bạo
lực thân thể, bạo lực lao động, bạo lực tâm lý và bạo lực tình dục.
1.6. Khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật:
Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của
nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi
phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định
những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển
khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào
cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công
bằng như những người khác trong xã hội.
2. Phân loại người khuyết tật
Dựa vào các căn cứ khác nhau, người khuyết tật được chia làm một số
nhóm:

2.1. Về độ tuổi:
Có trẻ em khuyết tật (1 tháng tuổi - 18 tuổi)
Người lớn khuyết tật (18 tuổi trở lên).
2.2. Về nguồn gốc khuyết tật:
Khuyết tật từ nhỏ, ngay từ khi sinh ra đã bị khuyết tật về một phần, chức
năng nào đó của cơ thể.
Khuyết tật do chiến tranh (thương binh): là người bình thường khi tham
gia chiến đấu do hậu quả của bom đạn, kẻ thù… làm ảnh hưởng đến cơ thể.
Khuyết tật do tai nạn lao động: trong quá trình sinh hoạt, làm việc do
không cẩn thận đã dẫn đến chấn thương lớn làm ảnh hưởng lâu dài tới cơ thể
dẫn đến hậu quả không đáng có. Vì vậy, việc đề cao vấn đề an toàn lao động là
hết sức cần thiết.
Khuyết tật do bệnh nói chung: là nhóm người khuyết tật do di chứng của
những căn bệnh cũ để lại.
5
Ví dụ: Một số người do tai biến mạch máu não đã bị liệt nửa người hoặc
toàn thân…
2.3. Về mức độ khả nang lao động:
- Những người khuyết tật nhóm 1: mất kahr năng lao động.
- Những người khuyết tật nhóm 2: tạm thời mất khả năng lao động hoặc
còn khả năng lao động trong những lĩnh vực hạn chế.
Ví dụ: Người tàn tật do bị mất một chân họ vẫn có thể tham gia hoạt động
và làm việc ở lĩnh vực khác như bán hàng, học tập…
- Những người khuyết tật nhóm 3: còn khả năng lao động trong những
điều kiện được ưu ái.
Ví dụ: Người mù tại nhiều nơi được tạo điều kiện làm việc và học tập
(chữ nổi), làm tăm…
2.4. Về tính chất bệnh tật:
Những người khuyết tật có thể được liệt vào các nhóm:
- Cơ động được: vẫn có thể có hoạt động, tham gia làm việc ở lĩnh vực có

thể.
- Ít cơ động: hạn chế mức độ hoạt động.
- Bất động: không thể hoạt động cơ thể được (liệt).
à Tùy theo sự quy thuộc nhóm này hay nhóm khác mà giải quyết các
vấn đề về bố trí công ăn việc làm và tổ chức sinh hoạt đời sống cho người
khuyết tật.
Đối với những người khuyết tật ít cơ động (có khả năng di chuyển chỉ khi
nhờ có xe lăn hay nạng chống) có thể làm việc ở nhà hoặc chuyên chở giúp họ
đến nơi làm việc.
Đối với những người khuyết tật bất động không di chuyển được nếu
không có người khác giúp đỡ họ có thể làm những công việc về trí óc như:
nghiên cứu khoa học, viết sách báo, sáng tác văn học nghệ thuật…
Đối với những người bị mù nhưng vẫn đi lại được thì những người làm
Công tác xã hội hay các tổ chức xã hội cần trực tiếp giúp đỡ họ…
3. Đặc điểm sinh lý, tâm lý và nhu cầu của người khuyết tật
Người tàn tật là người không bình thường, có khuyết tật do thiếu, hỏng
hoặc không bình thường về thể lực, trí lực làm cho các chức năng của họ bị
giảm sút. Nếu bị khuyết tật các chức năng giác quan, thần kinh thì khả năng tiếp
6
nhận các thông tin của người tàn tật bị hạn chế. Nếu bị tật vận động thì việc đi
lại, giao tiếp, quan hệ xã hội, xung quanh bị thu hẹp.
Do có sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của
người khuyết tật có thể bị suy giảm; ở người khuyết tật có cơ chế bù trừ chức
năng các cơ qua cảm giác.
Họ là thường có tâm lý bi quan, chán nản, tự ti, mặc cảm, tủi phận, cho
mình là người bỏ đi, là gánh nặng của gia đình, người thân, ngại giao tiếp với
mọi người, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường
khác.
Họ là người rất giàu nghị lực để vượt qua những khó khăn, tật nguyền để
đạt thành tích trong lao động, học tập nếu có sự hỗ trợ thích hợp của gia đình và

xã hội.
Mặt khác, họ cũng là người có đời sống nội tâm rất nhạy cảm, tế nhị, dễ
thông cảm với những khó khăn của người khác hơn so với bình thường.
Họ có nhu cầu được giao lưu, được tôn trọng, được chấp nhận như những
người bình thường khác và được đáp ứng các phương tiện, tiện nghi sinh hoạt
phù hợp với dạng tật, tình trạng sức khoẻ; nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi
chức năng (thẩm mĩ, tâm lý, sinh lý, xã hội…)
II. Cơ sở thực tiễn
1. Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật
Trong nhiều năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách đối với người khuyết tật, như: Pháp lệnh về người tàn
tật(1998) gồm 8 chương 35 điều được ban hành nhằm để “bảo vệ, chăm sóc và
tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập cộng đồng”. Pháp lệnh này quy định
trách nhiệm của gia đình, xã hội và Nhà nước đối với người tàn tật và quyền lợi
của người tàn tật. Bên cạnh đó còn có 20 Luật khác có quy định riêng liên quan
trực tiếp đến người khuyết tật, như: Bộ Luật dân sự, Luật Bảo vệ và Chăm sóc
trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm y tế
Nghị định số 07/200/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ đã quy định
một số chính sách và chế độ nhằm hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho một
số đối tượng yếu thế, trong đó người tàn tật.
Thông tư số 13/2000/TT-BLDTBXH, ngày 12/5/2000 của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn một số điều của Nghị định số
55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
7
số pháp lệnh về người tàn tật, trong đó trọng tâm là các trợ cấp xã hội,trợ giúp
trong khám chữa bệnh và chế độ trợ giúp trong học tập.
Đến tháng 9 năm 2009, căn cứ Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết só
51/2001/QD10, Quốc hội đã ban hành bản dự thảo để tiến tới hoàn thiện và ban
hành rộng rãi Luật người khuyết tật đã quy định quyền và nghĩa vụ củ người

khuyết tật cũng như trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc
bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
Đặc biệt, gần đây nhất: vào ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật người khuyết tật (số 51/2010/ QH12)
Gồm có 10 chương, 53 điều, Luật Người khuyết tật sẽ có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2011.Có giá trị thay thế Pháp Lệnh về người tàn tật năm 1998, với
những nội dung mở rộng hơn về quyền của người khuyết tật, việc chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật; bảo trợ xã hội
đối với người khuyết tật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về công tác
người khuyết tật… Luật Người khuyết tật được kỳ vọng sẽ phát huy được vai
trò, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình và xã hội đối với những đối tượng thiệt
thòi là người khuyết tật. Giao trách nhiệm cho các cơ quan Nhà nước trong việc
xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật.
2. Vài nét sơ lược về xã Nậm Mạ - Sìn Hồ - Lai Châu
Xã Nậm Mạ là một xã nghèo của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Xã nằm ở
độ cao hơn 22°9′49″B 103°22′22″Đ so với mực nước biển, nằm ở khu vực ngã
ba suối Nậm Mạ và Sông Đà, cách trung tâm huyện 114 km tính theo đường bộ,
gồm các đơn vị hành chính sau: Các bản Nậm Mạ I; Nậm Mạ II; Co Kẹ, Co Sọ;
Huổi Ca; Sin Lao Lù; Tả Van; Co Đớ; Co Hát. Diện tích tự nhiên của xã là
3034,11 ha. Cơ cấu kinh tế của xã là nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và dịch vụ
nhỏ lẻ.
Dân số trung bình tính đến thời điểm 31/12/2014 là: 1780 người (Nữ
888. Nam 892). Trên địa bàn xã chỉ có 06 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc
Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 89,2%, dân tộc Kinh chiếm 8,4%, còn lại là
các dân tộc Mường, Phù Lá, Tày, Lào. Số hộ nghèo là 102 hộ, chiê,s tỷ lệ
27,7%.
Xã Nậm Mạ thuộc khu vực tái định cư của thủy điện Sông Đà (Sơn La).
Từ khi được nhà nước hỗ trợ di dời và quan tâm đầu tư để phát triển về kinh tế,
xã hội. Đời sống, trình độ dân trí, y tế… của nhân dân đã được nâng cao hơn so
với trước kia. Tuy nhiên, vấn đề an sinh xã hội và công bằng xã hội vẫn còn tồn

tại nhiều khó khăn, thách thức. Các đối tượng yếu thế trong xã hội đáng được
8
hưởng chế độ và sự quan tâm của nhà nước vẫn còn chưa được quan tâm đúng
mức, còn gặp nhiều khó khăn, chưa được đảm bảo quyền lợi và sự trợ giúp cần
thiết để họ vươn lên trong cuộc sống.
3. Thực trạng người khuyết tật tại xã Nậm Mạ - Sìn Hồ - Lai Châu
Hiện nay theo điều tra, trên địa bàn xã Nậm Mạ hiện có tổng số người
tàn tật tượng đối cao, 67 người so với dân số chiếm 3,8%
- Trong đó:
Thương binh: 11 Người chiếm 0,63%
Tàn tật: 56 Người chiếm 3,14%. Trong đó chia ra như sau:
Tật thị giác: 9 người. Trong đó trẻ em: 3.
Tật thính giác: 5 người. Trong đó trẻ em: 0.
Tật vận động: 18 người. Trong đó trẻ em: 8.
Tật ngôn ngữ: 6 người. Trong đó trẻ em: 4.
Tật tâm thần: 2 người. Trong đó trẻ em: 2.
Tật trí tuệ: 3 người. Trong đó trẻ em: 2.
Tật khác: 13 người. Trong đó trẻ em: 5.
- Phân theo độ tuổi:
Tuổi từ 0 – 15 = 21 người chiếm: 1,2%
Tuổi từ 16 – 59 = 37 người chiếm: 2,1%
Tuổi từ 60 trở lên = 9 người chiếm: 0,5 %
Theo các số liệu báo cáo trên, số lượng người khuyết tật tại xã Nậm Mạ
còn chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng số dân sống trên địa bàn. Nhìn chung trong
những năm gần đây số người tàn tật tăng chậm do tác động của công tác giáo
dục, tuyên truyền, các chính sách pháp luật của nhà nước đã thực sự đi vào cuộc
sống như: Chính sách về dân số kế hoạch hoá gia đình, về luật lệ giao thông, về
công tác phòng chống lụt bão, về công tác bảo vệ sức khoẻ, về bảo vệ môi
trường, về bài trừ mê tín dị đoan. Tuy nhiên, các chỉnh hình phục hồi chức
năng, các hoạt động về chăm sóc y tế, về giáo dục và , trợ cấp xã hội của các

đối tượng khuyết tật tại xã còn được thực hiện chưa được đầy đủ, đúng đối
tượng, chưa kịp thời cũng như chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người khuyết
tật tại địa bàn.
Chương II. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật
(
Trường hợp ông Lò Văn Phái – Xã Nậm Mạ - huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai hâu)
9
I. Sơ lược về thân chủ và hoàn cảnh gia đình
Em Lò Văn P, 15 tuổi, bản Sin Lao Lù, xã Nậm Mạ, Sìn Hồ, Lai Châu, bị
khuyết tật vận động (cụt chân phải) đi lại rất khó khăn. Hiện nay P đang sống
cùng gia đình gồm 6 thành viên gồm: Bố, mẹ, và 3 đứa em (02 gái, 01 trai) và P
là con cả trong gia đình, hoàn cảnh gia đình P rất khó khăn, bố mẹ P chủ yếu
làm nông nghiệp nương dãy. Trước đây, P phát triển bình thường nên cũng
được bố mẹ, gia đình chiều chuộng thương yêu, nhưng đến năm 13 tuổi, sau
một lần tai nạn giao thông cùng người chú hàng xóm, P không may bị mất 1
chân phải, vết thương đã lành nhưng P đi lại rất khó khăn. Không những thế,
với hình dạng cơ thể thay đổi, các bạn cùng lứa lại thường xuyên trêu chọc và
không còn thích chơi cùng P. Ở trường các thầy cô giáo cũng ít quan tâm đến P.
Ở nhà, P thường xuyên bị bố, mẹ mắng chửi, đánh đập và bị coi là đồ bỏ đi. Sau
những lần như thế, rất may P được bác họ bên cạnh nhà can ngăn và nói đỡ. Sau
tết Nguyên Đán 2014, P đã không đi học nữa mặc dù em vẫn muốn được đi học.
Hiện nay, em đang được hưởng chế độ trợ cấp người tần tật
(180.000đ/tháng), nhưng với số tiền ít ỏi, không đủ để em giúp đỡ gia đình vượt
qua khó khăn, P đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cả về thể chất và
tinh thần, P đang rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng về tâm lý, em rất
chán nản, tự ti, khó hòa nhập với cộng đồng, đang rất cần được sự giúp đỡ của
nhân viên công tác xã hội.
II. Tiến trình trợ giúp
1. Bước 1: Tiếp cận thông tin và đánh giá sơ bộ về thân chủ
Sau khi tìm hiểu địa bàn và nghe chia sẻ của người dân địa phương cũng

như xác nhận của chính quyền xã và tiếp xúc với thân chủ, nhân viên CTXH đã
bắt đầu thu thập được một số thông tin sơ lược về tên, tuổi, điều kiện, hoàn cảnh
gia đình, các nhu cầu và các thông tin liên quan đến vấn đề của thân chủ.Nhân
viên CTXH cũng đưa ra những tổng quan sơ lược và những đánh giá về tâm lý
thái độ hành vi suy nghĩ cảm xúc của thân chủ khuyết tật vận động bị bạo lực gia
đình:
Thứ nhất: Thân chủ bị khuyết tật vận động, bị cụt chân phải, đi lại khó
khăn , em mặc cảm tự ti về sự khuyết tật của bản thân mình nhiều khi bi quan
chán nản.
Thứ hai: Gia đình thân chủ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình đông con,
bố mẹ làm nghề nương dãy, không nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng hay Nhà
nước.
10
Thứ ba: Thân chủ là người khuyết tật vận động, bị ảnh hưởng không
những về mặt tâm lý, tinh thần mà cả mặt thể xác do bạo lực gia đình (Cha mẹ
hay chửi mắng, đánh đập, bạn bè chê bai).
2. Bước 2: Mô tả và xác định chính xác vấn đề của thân chủ
Từ những thông tin thu thập được từ việc gặp gỡ chia sẻ của hàng xóm,
chính quyền xã và chính thân chủ, nhân viên CTXH cùng với thân chủ tiến hành
vẽ các sơ đồ mô tả để xác định chính xác vấn đề của thân chủ:
11
* Cây vấn đề:
12
13
P Bị khuyết tật, bị bạo lực, mặc cảm, tự ti
Tai nạn
giao
thông
Kinh
tế gia

đình
khó
khăn
Thiếu
tinh yêu
thương
của cha
mẹ
Bố mẹ
hay
đánh và
mắng
chửi
Cô giáo
chưa
quan
tâm,
giúp đỡ
Bạn
bè hay
trêu
chọc
Chính
quyền xã
chưa hỗ trợ
nghèo cho
gđ P, chưa
can thiệp
giúp P
Bố mẹ làm

nghề
nương dãy,
thu nhập
thấp
Bố mẹ
mải đi
làm và
có ác
cảm,
kỳ thị
với P
Thầy
cô coi
P là
tàn
phế,
không
học
được
Gia
đình
không
quan
tâm
Bản
tính
nhút
nhát,
mặc
cảm,

bị
cụt
chân
Chưa có
dịch vụ
can thiệp
P bị tai nạn
giao thông,
cụt chân
* Sơ đồ phả hệ gia đình P:
Hình 4: Biểu đồ gia đình em P
Kí hiệu mối quan hệ:
Quan hệ mật thiết 2 chiều
Quan hệ một chiều
Quan hệ mâu thuẫn
Kết hôn

Đã chết
Phụ nữ Đàn ông
14
Em
P
Bố P
P
Em
trai
Bác
P
Em
P

Mẹ
P
Kết luận: Nhìn vào sơ đồ chúng ta thấy mối quan hệ của P với bố mẹ là
mâu thuẫn, chỉ có bác họ của P là yêu thương và có tác động tới P, mặc dù các
em của P cũng có mối quan hệ rất thân thiết với P nhưng các em còn nhỏ chưa
thể bảo vệ cho P được. Nhân viên CTXH cần tập trung vào giải quyết mối quan
hệ giữa bố mẹ và P.
* Vẽ Sơ đồ sinh thái:
Hình 5: Biểu đồ sinh thái em P
15
Bạn bè
Chính
quyền

Hàng
xóm
Dịch
vụ hỗ
trợ
Bệnh
viện, y
tế
Nhân
viên
CTXH
M

Bố
P
Trườn

g học
Kí hiệu: Mối quan hệ rời rạc
Quan hệ hai chiều
Quan hệ xa cách
Quan hệ một chiều
Nhìn vào biểu đồ nhân viên CTXH có thể thấy rõ được mối quan hệ giữa
các hệ thống tác động đến P và gia đình P, hầu hết các hệ thống đều có mối
quan hệ rất rời rạc, chỉ có hàng xóm là có mối quan hệ thân thiết với P, bảo vệ P
mỗi lần em bị gia đình bạo hành, đây là yếu tố mà nhân viên CTXH cần phát
huy và tiếp tục vận động các hệ thống khác tham gia hỗ trợ cho P. P là người
khuyết tật vận động nặng, bản thân p cần được sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ
về mặt vật chất cũng như tinh thần, hơn hết đó là sự giúp đỡ của gia đình và
cộng đồng xã hội.
* Điểm mạnh, điểm yếu của P:
Điểm mạnh Điểm yếu
- P và các em thương yêu nhau, có
bác ngay cạnh nhà thương và che
chở.
- Hàng xóm yêu thương và lên tiếng
bảo vệ em khi bị bố mẹ đánh, mắng.
- P đang được hưởng các chính sách
trợ cấp xã hội (180.000đ/tháng), thẻ
bảo hiểm y tế.
- P là người con hiếu thảo, không hề
trách mọc bố mẹ.
- P là người biết chia sẻ và có ước
mơ, em vẫn muốn được đi học.
- P hiểu được hoàn cảnh của mình,
- Gia đình P khó khăn, em hay bị bố,
mẹ đánh mắng, không quan tâm.

- P bị chấn thương tâm lý, thể xác, em
buồn chán, mặc cảm, tự ti, ít giao tiếp
với bạn bè.
- Các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và trợ
giúp P tại cộng đồng còn ít. Thậm chí
chưa có dịch vụ hỗ trợ nào khi em bị
bạo lực gia đình.
- Thầy cô giáo không quan tâm và các
bạn che cười, không chơi với P
- Ngoài bác họ, P không có người
thân nào khác (Ông, bà nội ngoại đã
16
bản thân em là một người có nghị lực. mất…)
Bảng 1: Bảng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ
3.Bước 3: Lập kế hoạch trợ giúp
Lên kế hoạch trị liệu là bước vô cùng quan trọng của nhân viên CTXH,
đây là yếu tố trực tiếp quyết định sự thành công trong công tác trị liệu cho thân
chủ. Nhân viên CTXH sau khi xác định vấn đề thân chủ bị bạo lực gia đình. Lúc
này nhân viên CTXH cùng thân chủ lập kế hoạch trợ giúp nhưng lấy thân chủ
làm trung tâm của kế hoạch. Mục đích của việc lập kế hoạch trước hết là để thân
chủ tự nhận định vấn đề của mình, tự thân chủ sẽ đưa ra giải pháp và thực hiện
giải pháp dựa trên sự giúp đỡ của nhân viên CTXH, từ đó tinh thần thân chủ
được cải thiện, vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Đưa ra các hoạt
động
Mục tiêu Người tham gia Thời gian
1.Tham vấn
thông qua các
buổi vãng gia.
- Giải tỏa vấn đề tâm lý

cho thân chủ, giúp thân
chủ và gia đình hàn gắn
mối quan hệ.
- Giúp thân chủ cũng
như gia đình tìm ra được
hướng giải quyết vấn đề
của mình. Bố, mẹ hiểu
và thương P hơn
- Nhân viên
CTXH
- Thân chủ
- Các thành viên
trong Gia đình
thân chủ (Bố,
mẹ)
Tuần 3
2.Can thiệp liệu
pháp tâm lý bằng
kỹ năng: “Chiếc
ghế trống” ;
- Thân chủ tham gia tự
tin, tích cực và vấn đề
được giải quyết hiệu
quả.
- Nhân viên
CTXH
- Thân chủ
Kết hợp
tuần 3,4
17

3. Kể cho thân
chủ câu chuyện
“Người khuyết
tật vượt khó”
- Thân chủ tự cảm nhận
và rút ra cách thức suy
nghĩ và hành động hợp
lý, thân chủ có nghị lực
hơn
- Nhân viên
CTXH
- Thân chủ
Tuần 5
4. Huy động
nguồn lực hỗ trợ
từ: - Chính
quyền xã (Hội
Phụ nữ, Đoàn
TN…
- Nhà trường
- Hàng xóm
- Gia đình
- Bạn bè
- Chính quyền xã quan
tâm, tạo điều kiện cho
gia đình P được vào hộ
nghèo, được nhà nước
hỗ trợ vốn, giống cây,
vật nuôi để gia đình P
thoát khỏi nghèo đói.

Đồng thời, vận động
chính quyền xã quan
tâm và chú ý can thiệp
sớm khi P bị đối xử
không tốt.
Nhà trường: Nhờ sự
giúp đỡ của các thầy cô
giáo đến động viên bố
mệ P cho P được trở lại
học: Các thầy cô quan
tâm hơn nữa đến việc
học tập của P. và cho P
được tham gia các hoạt
động hòa nhập với bạn
bè trong trường.
- Chính quyền
xã (Đoàn TN;
Hội PN…)
- Gia đình
- Nhà trường
- Thân chủ
- Nhân viên
CTXH
Tuần 4, 5, 6.
18
- Hàng xóm: Tiếp tục
động viên, an ủi và che
chở, giúp đỡ P vượt qua
khó khăn, đặc biệt là gia
đình bác họ, nên thường

xuyên quan tâm và
khuyên bố mẹ P đối xử
tốt với con cái.
- Gia đình: Xác định
những khó khăn của P,
vận động gia đình để gia
đình quan tâm và dành
tình thương, chăm sóc
tốt hơn cho P .
- Bạn bè: vận động bạn
bè cùng trang lứa hiểu,
thông cảm, động viên,
an ủi, giúp đỡ P để P trở
lại học tập, tự tin hơn
trong cuộc sống.
Bảng 2: Xây dựng bảng kế hoạch trị liệu cho thân chủ
4. Bước 4: Triển khai kế hoạch trợ giúp
19
Sau khi đã cùng thân chủ lập được kế hoạch trị liệu, Nhân viên CTXH
định hướng, hỗ trợ thân chủ thực hiện các kế hoạch đã đề ra, đồng thời đánh giá
phản ánh lại với đối tượng những cái mà thân chủ đã thực hiện. Nhân viên
CTXH động viên, khuyến khích thân chủ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch
đã thỏa thuận.
Các hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH với P được thực hiện một
cách liên tục và xen kẽ các hoạt động theo mô hình vòng tròn sau:
20
*Huy động nguồn
lực hỗ trợ em P:
- Chính quyền xã, Gia
đình, trường học,

hàng xóm và bạn bè
thân chủ
* Nói chuyện bằng
các kỹ năng:
- Chiếc ghế trống
*Kể về tấm gương
người khuyết tật vượt
khó.
*Vãng gia: (Tham
vấn)
Thân chủ
Bố mẹ
thân chủ
Hinh 6: Mô hình can thiệp của nhân viên CTXH
Đầu tiên, sau khi đã hiểu được hoàn cảnh vấn đề thân chủ nhân viên
CTXH đã sử dụng cách can thiệp với thân chủ bằng cách sử dụng kỹ năng tham
vấn. Trong quá trình trợ giúp tâm lý trong đó, nhân viên CTXH sử dụng kiến
thức kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương
tác tích cực với thân chủ nhằm giúp thân chủ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề
để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và tự tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của
mình.
Ngoài ra để kết quả trị liệu mang lại kết quả hơn nữa nhân viên CTXH đã
lồng ghép việc kể về tấm gương người khuyết tật gặp khó khăn trong cuộc sống
trong tiến trình này: Cho P xem clíp những nghị lực vượt khó… Kể về tấm
gương của Lê Vinh - người khuyết tật gặp khó khăn vượt qua khó khăn vươn
lên trong cuộc sống… để thân chủ hiểu được ý nghĩa của câu chuyện, giúp thân
chủ tự tin hơn, có nghị lực hơn để vượt qua hoàn cảnh của mình, từ đó thân chủ
có suy nghĩ, biểu hiện hành vi tích cực hơn.
Thông qua các hoạt động vui chơi và sinh hoạt nhóm, động viên P và lôi
kéo P cùng tham gia, giúp em tự tin hơn và sãn sàng hòa nhập với mọi người.

Việc giải quyết vấn đề thân chủ bị bạo lực gia đình nhân viên CTXH không
chỉ tiến hành trị liệu với chính thân chủ của mình mà việc tiếp cận với người
gây ra bạo lực cho thân chủ là rất cần thiết. Chính vì vậy, nhân viên CTXH đã
tiến hành cuộc vãng gia trực tiếp đến nhà và tiến hành tham vấn với bố, mẹ thân
chủ, giúp bố mẹ thân chủ hiểu hơn về con họ và có cách xư xử, thương yêu hơn
với P, động viên gia đình để P được tiếp tục đến trường.
Có thể mô hình hoá nguồn lực hỗ trợ thân chủ về gia đình, chính quyền
xã, hàng xóm, nhà trường, bạn bè như sau:
21
Hình 7: Mô hình hỗ trợ nguồn lực cho thấn chủ
- Chính quyền địa phương (Hội phụ nữ, Đoàn TN xã):
Nhân viên công tác xã hội đã làm việc với chính quyền xã, đề nghị chính
quyền xã xem xét cho gia đình em P vào danh sách hộ nghèo, đồng thời có
những phương án hỗ trợ giúp gia đình em cải thiện kinh tế. Mặt khác, chính
quyền xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến bố mẹ P, giúp bố
mẹ P hiểu và không có những hành vi bạo lực với P và có những cam kết với
chính quyền trong việc bảo vệ quyền trẻ em, nghĩa vụ chăm sóc giáo dục con
cái, đặc biệt là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như P. Ngoài ra, cùng với
chính quyền xã, nhân viên CTXH đã viết đề xuất và xây dựng hồ sơ gửi phòng
LĐTB&XH huuyện Sìn Hồ xem xét cấp chân giả cho P.
22
Thân
chủ
Gia
đình
Chính
quyền

Hàng
xóm

Nhà
trường
Nguồn lực hỗ trợ
Bạn bè
- Gia đình:
Đối với gia đình em thì sự góp mặt của tất cả các thành viên từ bố, mẹ, và
các em P luôn là nguồn động viên đối với em mà đặc biệt là bố, mẹ P, giúp P
nhận được tình yêu thương thực sự từ gia đình. Nhân viên CTXH tiếp xúc và
tác động với các thành viên này để mọi người đóng góp là nguồn lực tinh thần
chính gúp em thay đổi nhận thức và tâm lý.
- Bạn bè:
Nhân viên CTXH tiếp xúc và tìm hiểu thêm về bạn bè của P, tổ chức
cho các em chơi cùng nhau và tham vấn để các em hiểu và chia sẻ về hoàn cảnh
của P và chấp nhận P, không trêu chọc P, an ủi và động viên giúp đỡ P vượt qua
khó khăn, thoát khỏi những mặc cảm tự ti trước đât, bạn bè P không xa lánh, kỳ
thị với P nữa (Bao gồm cả các bạn cùng xóm và trong nhà trường).
- Nhà trường:
Nhân viên xã hội làm việc trực tiếp với nhà trường, đề nghị nhà trường
giúp đỡ, động viên P và bố mẹ P để P được tiếp tục đi học như mong muốn của
em, đồng thời nhà trường cũng chú ý đến P hơn, và tổ chức các hoạt động để P
được tham gia và các bạn có thể gần gũi, chia sẻ với P, giúp đỡ cho P. Việc giáo
dục, học tập cho em P là một vấn đề lớn song sự quan tâm giữa nhà trường và
em P không chỉ thể hiện trong việc tổ chức các hoạt động mà sự liên hệ giữa các
dịch vụ hỗ trợ, giữa các thầy cô giáo đối với em, sự liên hệ, trao đổi giữa nhà
trường với gia đình em P cũng rất quan trọng trong việc giúp đỡ P về sau này.
- Hàng xóm – Nơi gia đình P sinh sống:
Tiếp tục vận động sự quan sát, giúp đỡ của hàng xóm với P, đặc biệt là
ông bác của P. Hàng xóm là đơn vị gần nhất, kịp thời nhất, sẵn sàng giúp đỡ P
bất cứ lúc nào. Vận động hàng xóm động viên P và cùng gia đình P thương yêu,
chăm sóc cho P, đồng thời cũng động viên, khuyên giải cho bố mẹ P có những

thay đổi trong cách dạy con và chăm sóc con cái. Đặc biệt là tình thương yêu
dành cho P.
Như vậy vấn đề mà thân chủ đang gặp phải đó là những chấn thương tâm
lý, những khủng hoảng tinh thần. Vì vậy song song với công tác trị liệu, việc
huy động nguồn lực hỗ trợ là không thể thiếu, nhằm giảm thiểu được những
khủng hoảng, những chấn thương tâm lý, xóa bỏ những suy nghĩ và hành động
lệch lạc, giúp cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và thân chủ. Công tác trị liệu
23
còn lên tiếng cảnh báo với gia đình thân chủ trước những hậu quả của nạn bạo
lực gia đình gây ra.
5. Bước 5: Lượng giá và kết thúc
5.1. Lượng giá:
5.1.1. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình giúp đỡ giải quyết
vấn đề của P.
* Khó khăn:
- Khi bắt đầu bố mẹ phản ứng không hợp tác với NVCTXH và gây gắt
với P hơn. Và hay đi làm vắng nhà. NVCTXH thường xuyên đến làm việc vào
buổi tối.
- Mới đầu P còn rụt rè, khó gần, không muốn thổ lộ, chia sẻ thông tin,
chưa có sự tin tưởng.
- Sự thờ ơ, thiếu quan tâm của chính quyền xã và nhà trường khiến
NVCTXH phải mất nhiều thời gian làm việc và thuyết phục.
- Đường xá đi lại khó khăn, địa phương thiếu các dịch vụ hỗ trợ cần thiết.
* Thuận lợi:
- Huy động được sự tham gia của các nguồn lực vào quá trình giải quyết vấn
đề (Chính quyền xã Nậm Mạ; Nhà trường, hàng xóm…).
- Hàng xóm yêu thương P nên khi được giải thích, tham vấn đã nhanh chóng
nhận ra vấn đề của P và sẵn sàng giúp đỡ, cung cấp thông tin, tham gia vào kế
hoạch trị liệu. Họ nhận thấy rõ được vai trò của mình trong việc giải quyết vấn
đề của P.

- Sự thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng tốt của P. Đã đạt được một
số mục tiêu đề ra.
5.1.2. Đánh giá sự thay đổi của thân chủ và kinh nghiệm của nhân
viên CTXH
* Sự thay đổi phía thân chủ:
Thân chủ tuy có bi quan chán nản, mặc cảm về bản thân nhưng sau quá
trình tham vấn của nhân viên CTXH, P đã lấy lại được sự tự tin, vui vẻ và hòa
đồng cùng các bạn.
Thân chủ được chấp nhận đi học lại tại trường, bạn bè không còn xa lánh.
24
Chính quyền xã đã vào cuộc để giúp đỡ cho P và gia đình P.
Bản thân P đã vui vẻ trở lại với gia đình, bố mẹ P hiểu được tâm lý của P
hơn và có cam kết không có hành vi bào lực với con cái, đặc biệt là với P.
=> P không thấy tự ti, chán nản như trước, em vui vẻ trở lại và sẵn sàng
vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
* Kinh nghiệm của NVCTXH trong quá trình can thiệp cá nhân:
Sau quá trình can thiệp đối với thân chủ là NKT bị BLGĐ nhân viên
CTXH đã rút ra được một số kinh nghiệm quý giá như sau: Nhân viên CTXH
ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân nên có sự linh hoạt, phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh của thân chủ, quan trọng là phải phù hợp với nhu cầu và nguyện
vọng của thân chủ. Luôn luôn tôn trọng nguyên tắc tự quyết trong quá trình làm
việc.
Nhân viên CTXH luôn chú trọng cách làm việc, tổ chức, quản lý thời gian
cũng như lựa chọn các kỹ năng dễ thực hiện, đảm bảo trị liêu phù hợp với thân
chủ và thực hiện một cách chuyên nghiệp và có kế hoạch rõ ràng.
Trong quá trình can thiệp thì cần đưa ra mục tiêu cụ thể của từng giai
đoạn để không bị bối rối, quan sát thái độ của thân chủ, nếu thân chủ không hài
lòng với cách làm việc của mình thì cần điều chỉnh, bổ sung và thay đổi ngay.
Như vậy, qua thời gian can thiệp trực tiếp với quá trình trợ giúp cho thân
chủ, nhân viên CTXH trên thực tế đã đạt được nhiều thành công nhất định:

- Đã vận dụng được các kỹ năng trong quá trình giúp đỡ.
- Xác định được hướng đi đúng để giải quyết vấn đề của P.
- Có kế hoạch rõ ràng, cụ thể cho các hoạt động giúp đỡ.
- Khai thác tốt các nguồn lực và sự tham gia trợ giúp của những người có
liên quan.
25

×