Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật do tại nạn lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.88 KB, 17 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
BÀI HẾT MÔN
NGƯỜI KHUYẾT TẬT: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH
Đề tài : Công tác xã hội cá nhân với người khuyết tật do
tại nạn lao động
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên : STT: 9. Lê Thị Thu Hằng
Lớp : CTXH 1
Khóa : QH - 2012 – X
Hà Nội, tháng 04 năm 2014
MỤC LỤC
Mở đầu 2
Nội dung 3
I. Cơ sở lý luận 3
1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1. Khái niệm khuyết tật, người khuyết tật 3
1.2. Khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật 3
1.3 Tai nạn lao động 4
2. Phân loại người khuyết tật và nguyên nhân 5
2.1. Phân loại 5
2.2. Nguyên nhân 5
3. Tiến trình quản lý ca đối với người khuyết tật 5
II. Tiến trình quản lý ca 6
1. Mô tả về case cần can thiệp 6
2. Kế hoạch can thiệp và trị liệu 7
2.1.Tiếp nhận ca và Tạo lập mối quan hệ tin tưởng (3 buổi) 7
2.2. Đánh giá thân chủ (2 buổi) 8
2.3. Xác định vấn đề 9


3. Xây dựng kế hoạch trợ giúp 11
4. Lựa chọn giới thiệu dịch vụ 12
5. Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ giới thiệu cho TC 13
6. Theo dõi hỗ trợ TC và Duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ 14
Kết luận
2
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống của con người gắn bó mật thiết với hoạt động lao động, tuy nhiên
trong quá trình lao động có thể xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn. Tai nạn lao động
là loại rủi ro đặc trưng vì nó gây ra thiệt hại lớn về tài sản và sức khỏe, suy giảm
khả năng lao động.
Việc một người lao động khỏe mạnh bỗng chốc trở thành người khuyết tật là
một cú sốc mạnh cho bản thân người lao động và gia đình họ. Tổn thương về thể
xác, về tinh thần, những khủng hoảng tâm lý để chấp nhận sự thật mình bị khuyết
tật và những bỡ ngỡ để chăm sóc người bị tai nạn lao động, cũng như khó khăn khi
tìm các dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật là những thách thức lớn. Thêm vào đó, sức
lao động bị mất đi hoặc giảm sút sẽ làm khó khăn chồng lên khó khăn.
Mặc dù pháp luật đã quy định rõ các chính sách hỗ trợ cho người bị tai nạn
lao động nhưng trên thực tế các quy định đó vẫn đang gặp nhiều bất cập, mức hỗ
trợ chưa thỏa đáng cho người lao động và chỉ áp dụng đối với những lao động
đóng bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, người lao động ở nước ta phần đông là lao
động tự do, không có bảo hiểm xã hội, không có hợp đồng lao động và môi trường
làm việc của họ không được đảm bảo an toàn.
Chính vì lý do nêu trên, em xin chọn đề tài “ Công tác xã hội cá nhân với
người khuyết tật do bị tai nạn lao động” nhằm làm rõ hơn những khó khăn mà
người lao động bị khuyết tật gặp phải, từ đó nhằm nâng cao ý thức chấp hành an
toàn lao động đến người sử dụng lao động và người lao động.
3
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận

1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm khuyết tật, người khuyết tật
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về khuyết tật. Theo tổ chức y tế thế
giới:
+ Khiếm khuyết: (ở cấp độ bộ phận cơ thể): là tình trạng bị mất hay bị bất thường
một trong các bộ phận của cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lí
+ Tàn tật: (ở cấp độ xã hội): là những thiệt thòi mà một người phải chịu do bị
khuyết tật
Trong hệ thống phân loại Quốc tế ICF, WHO định nghĩa khuyết tật như sau:
“ Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và
tham gia, thể hiện những mặt tích cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một
người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao
gồm yếu tố môi trường với các yếu tố cá nhân khác)”
Khái niệm người khuyết tật
Theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật – 2006 thì “Người
khuyết tật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ,
thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản
trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công
bằng như những người khác trong xã hội”.
Theo luật người khuyết tật được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày
17/06/2010: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
1.2. Khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật
Khái niệm công tác xã hội:
Có nhiều quan niệm khác nhau về công tác xã hội nhưng ta có thể sử dụng
định nghĩa của Hiệp hội nhân viên Công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7-
4
2000 tại Montreal, Canada: công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ
cá nhân, nhóm hoặc cộng dồng nhằm tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các

chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục
tiêu đề ra. Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề
trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng con người nhằm
giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về
hành vi con người với môi trường và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác
vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng
xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.
Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân
viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục
việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những
dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt
động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự
tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những
người khác trong xã hội
1.3 Tai nạn lao động
Theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT TLĐLĐVN của
Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao
động Việt Nam thì: tại điểm 2.1: Tai nạn lao động (TNLĐ) là tai nạn gây tổn
thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử
vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm
vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm
việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng
hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và
kết thúc công việc).
Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và nơi tai
nạn.
- Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn
5
Tai nạn lao động được chia thành 3 loại: Tai nạn lao động chết người; Tai nạn

lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương (được quy
định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này); Tai nạn lao động nhẹ.
2. Phân loại người khuyết tật và nguyên nhân
2.1. Phân loại
Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại người khuyết tật, tuy nhiên, tại Việt Nam
việc phân loại người khuyết tật được cụ thể hóa luật Người khuyết tật Việt Nam
năm 2010.
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật nghe, nói
- Khuyết tật nhìn
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật khác
Về mức độ khuyết tật: Điều 3 nghị định số: 28/2012/NĐ-CP Nghị định quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật chia thành 3
mức:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng
- Người khuyết tật nặng
- Người khuyết tật nhẹ
2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân do môi trường sống: Đói nghèo, suy dinh dưỡng, ô nhiễm môi
trường; chấn thương do tai nạn; do chiến tranh và bạo lực…
Những nguyên nhân do xã hội như: Sự bất lực của y học và khoa học kỹ
thuật; căng thẳng và áp lực dẫn đến sang chấn tâm lý; kết hôn trực hệ….
Những nguyên nhân do bẩm sinh và trong khi sinh
3. Tiến trình quản lý ca đối với người khuyết tật
Quản lý ca là một quá trình hợp tác trong việc đánh giá, lập kế hoạch, điều
phối và biện hộ cho những quyền lựa chọn và các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
sức khoẻ của cá nhân thông qua việc giao tiếp và sử dụng các nguồn lực để thúc
đẩy những kết quả có chất lượng cao và hiệu quả về mặt chi phí (CMSA 2009).

Hiệp hội quản lý ca (trường hợp) Mỹ xem quản lý ca như một tiến trình bao
gồm các hoạt động đánh giá, xây dựng kế hoạch, thúc đẩy và biện hộ
6
Có 6 bước trong quản lý ca gồm:
- Đánh giá thân chủ
- Đề ra mục tiêu và Lập thứ tự ưu tiên
- Chọn lựa dịch vụ chuyển tiếp phù hợp
- Chuẩn bị người khuyết tật tiếp cận dịch vụ chuyển tiếp
- Theo dõi hỗ trợ người khuyết tật
- Duy trì mối quan hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ
II. Tiến trình quản lý ca
1. Mô tả về case cần can thiệp
Anh Lê N, 42 tuổi, nhà ở thị xã Đức Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, là lao động
chính của gia đình gồm mẹ anh đã 75 tuổi, sức khỏe yếu và cần có người chăm
sóc; vợ anh 40 tuổi và 2 con. Vợ anh ở nhà làm ruộng và chăm sóc gia đình, thu
nhập rất thấp; cô con gái 7 tuổi học lớp hai, con trai 13 tuổi học lớp 7, cả 2 cháu
đều chăm chỉ và ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ, bà nội.
Anh N vốn bị hen suyễn bẩm sinh mức độ nhẹ, anh là lao động tự do, lúc đi
xây, lúc chạy xe ôm hoặc khuân vác ở chợ, nhà ga. Năm 2010, anh được người
quen giới thiệu vào làm ở một cơ sở sản xuất đá lạnh nhỏ, hợp đồng lao động giữa
anh và chủ cơ sở được thỏa thuận bằng miệng, công việc chính của anh là nghiền
đá và chuyển đá cho các tàu cá ở biển. Tuy nhiên, đầu năm 2013 thì anh gặp
chuyện không may khi trong một lần sơ suất, anh bị tai nạn cụt hai tay khi anh
đang chạy máy nghiền đá.
Hoàn cảnh hiện nay của anh hết sức khó khăn: anh chịu thương tật 65%, sức
khỏe anh vốn yếu nay lại tồi tệ hơn, tiền thuốc men chạy chữa cho anh, thêm vào
đó anh không đi làm được việc nặng nên không có thu nhập mà còn nợ nần nhiều
hơn. Anh thường xuyên lo lắng, cáu bẳn, cảm giác như mình là người vô tác dụng,
anh thường xuyên chửi mắng con, có lúc lại khóc. Mẹ anh ốm yếu, các con anh rất
thương anh nên rất ngoan và nghe lời. Mọi việc trong thời gian qua hầu như dồn

lên vai vợ anh, anh lại hay cáu gắt với vợ nên hai vợ chồng thường xuyên cãi cọ,
xúc phạm nhau. Vợ anh đang có ý định ly hôn với anh.
Trước vấn đề này, nhân viên CTXH đã lập kế hoạch can thiệp và tiếp nhận
quản lý ca theo hướng tiếp cận thủ tục (tiếp nhận quản lý trường hợp từ cán bộ chi
7
hội phụ nữ xã), vận dụng mô hình thực hành làm việc với cá nhân người khuyết tật
và gia đình thân chủ.
2. Kế hoạch can thiệp và trị liệu
2.1.Tiếp nhận ca và Tạo lập mối quan hệ tin tưởng (3 buổi)
Hướng tiếp nhận ca:
Tiếp nhận ca theo theo hướng tiếp cận thủ tục: gia đình anh N gần đây
thường xuyên mâu thuẫn và cãi nhau, vợ chồng anh còn có ý định ly hôn, do đó,
cán bộ hội phụ nữ, cán bộ văn hóa và trong thôn đã có không ít lần quan tâm, nhắc
nhở. Nhận diện vấn đề cần có sự trợ giúp của nhân viên Công tác xã hội nên hội
phụ nữ đã chuyển hồ sơ cho nhân viên công tác xã hội.
Nhân viên công tác xã hội đã được sự hỗ trợ rất đắc lực từ phía hội phụ nữ
xã và thu thập được khá đầy đủ các thông tin về thân chủ, về mối quan hệ của gia
đình thân chủ với hàng xóm.
Tạo lập mối quan hệ:
Nhân viên CTXH đã có 2 buổi nói chuyện thân thiện, tôn trọng và tin tưởng
vào bản thân thân chủ nhằm hiểu được suy nghĩ, cảm xúc mà thân chủ đang trải
qua, đồng thời hiểu được nhu cầu của thân chủ.
Nhân viên CTXH đến gặp TC với một thành viên trong hội cựu chiến binh,
để có những câu chuyện chia sẻ trải nghiệm của bác thương binh với TC, nhằm
trấn an tinh thần và giúp TC bình tĩnh, chấp nhận thực tại để tìm cách khắc phục.
Nhân viên CTXH có thể nói những câu nhằm khích lệ năng lực của bản thân TC
“Tôi ở đây là để cùng anh tìm cách vượt qua giai đoạn khó khăn này”, “Tôi hoàn
toàn tin tưởng vào khả năng của anh”…
Nhân viên CTXH cần trau dồi thêm các kiến thức về sức khỏe, về bệnh hen
suyễn, về các chấn thương gây nên mất máu để có thể hiểu, thông cảm và tư vấn

thêm sức khỏe cho TC, đồng thời tìm các nguồn hỗ trợ về y tế cho TC.
TC cảm nhận được sự quan tâm, thấu hiểu và qua sự chia sẻ trải nghiệm của
bác thương binh, TC đã có những buổi nói chuyện thẳng thắn, thân thiện, tin
tưởng. TC chia sẻ cảm xúc lo lắng, chán nản khi sức khỏe suy giảm; lo lắng cho
gia đình đã nghèo đói nay lại ngày càng khó khăn. Đặc biệt TC cảm nhận mình là
người không làm được việc gì, không đáng là người đàn ông trụ cột gia đình, là
8
người bỏ đi. Đã nhiều lần nghĩ tới việc chấp nhận ly hôn để vợ đỡ vất vả. Cuộc
sống của TC như đi vào bế tắc và không có lối thoát.
TC là người chịu khó làm ăn, rất muốn nhận được sự trợ giúp từ phía các
đơn vị, tổ chức, từ nhân viên CTXH.
Sau 3 buổi đầu gặp gỡ tiếp xúc, TC và NVCTXH đã tạo lập được mối quan
hệ thân thiết, cởi mở và đã thu thập khá đầy đủ các thông tin. TC cảm nhận được
sự thấu hiểu của NVCTXH đối với mình.
2.2. Đánh giá thân chủ (2 buổi)
Sau khi tiếp cận và tạo lập mối quan hệ tin tưởng và thu thập thông tin từ
TC, từ cán bộ các chi hội trong xã, từ các thành viên trong gia đình và từ hàng
xóm, NVCTXH tiến hành đánh giá thân chủ thể hiện qua biểu đồ sinh thái, bảng
thể hiện điểm mạnh, yếu của TC:
Biểu đồ sinh thái các mối quan hệ của TC với môi trường xung quanh
9
Phân tích biểu đồ sinh thái:
Qua biểu đồ sinh thái, chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa TC và các tổ
chức xã hội khá lỏng lẻo, TC chưa biết đến các chương trình hỗ trợ về y tế, thuốc
men, kinh tế… Mối quan hệ với Chủ cơ sở sản xuất đá lạnh nơi TC đã xảy ra tai
nạn cũng là mối quan hệ lỏng lẻo, không có sự liên lạc hay bất cứ một mối liên hệ
nào sau khi TC nhận tiền bồi thường tai nạn.
TC nhận được sự quan tâm của giáo viên con anh, của hàng xóm và của cán
bộ thôn xã, hội phụ nữ. Mọi người đều hiểu về TC và gia đình TC là người tốt,
hiền lành, nay gặp chuyện không may nên nhiều người cảm thông và muốn giúp đỡ

anh.
Mẹ anh và các con anh đều rất yêu thương anh, mọi người đều nhẫn nhịn khi
anh cáu giận, mắng chửi. Vợ anh mặc dù thương chồng nhưng vì gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống, vất vả lo cho anh và cả gia đình, nên không bình tĩnh trước
những tâm lý bất thường của anh, dẫn đến to tiếng, cãi vã và có ý định muốn ly
hôn.
Phân tích điểm mạnh yếu của TC:
Điểm mạnh: TC là người chăm chỉ, sống hòa đồng với mọi người; TC nhận
được sự quan tâm của chính quyền, của các chi hội trong địa phương và hàng xóm,
người thân; TC có ý chí quyết tâm phát triển kinh tế;
Điểm yếu: đang gặp khủng hoảng tâm lý, vợ chồng không hòa hợp, gia cảnh
nghèo khó.
2.3. Xác định vấn đề
Nhân viên CTXH xác định vấn đề cùng TC, hỗ trợ thân chủ xác định
từng vấn đề thông qua phương pháp xác định hành vi. Cùng TC vẽ cây vấn đề
để TC tự mình nhận diện được những khó khăn mình đang gặp phải.
Cây vấn đề:
10
Phân tích cây vấn đề:
TC từ một người là lao động chính của gia đình gồm 5 thành viên thì đột
ngột bị tai nạn lao động mất sức hơn 66%, anh bị khuyết tật vận động, lại bị hen
suyễn nên sức khỏe ngày một yếu. Gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, khó khăn
chồng chất khó khăn. Chính vì biến cố đột ngột này mà anh cảm giác tự ti, hay cáu
gắt, nổi giận, thỉnh thoảng lại tủi thân than thân trách phận. Các thành viên còn
chưa hiểu tâm lý của anh, chưa biết chăm sóc người khuyết tật và gia đình anh
cũng chưa kết nối được với tổ chức xã hội nào để nhận được sự giúp đỡ. Hai vợ
Đứng trước nguy cơ ly hôn, không đủ sức
khỏe, điều kiện cải thiện kinh tế
Sức khỏe yếu, bị
thương tật ở tay

Kinh tế gia đình
khó khăn
Bị bệnh
hen
suyễn, bị
tai nạn
lao động
gây
thương
tật 2 tay
Ít người
lao động,
người
phụ thuộc
đông
TC cảm
thấy tự ti,
bế tắc nên
hay cáu gắt,
cảm thấy
mình là
gánh nặng
Hai vợ chồng mâu
thuẫn, không hạnh
phúc
Nhà nghèo,
người nhà
chưa quen
việc chăm
sóc sức

khỏe cho
người
khuyết tật
Không
nhận
được sự
hỗ trợ từ
địa
phương
Vợ chưa
thông
cảm và
hiểu tâm
lý của
người
chồng khi
bị thương
tật
11
chồng anh ngày một có nhiều mâu thuẫn và có ý định ly hôn, TC có suy nghĩ muốn
giải phóng cho vợ khi sống trong cảnh khó khăn mà mình không giúp gì được vợ.
3. Xây dựng kế hoạch trợ giúp
NVCTXH cùng TC xác định các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và lập kế
hoạch thực hiện nhằm đạt mục tiêu.
Mục đích dài hạn: Vợ chồng thân chủ hòa thuận, phát triển kinh tế để thoát nghèo
và có cuộc sống ổn định hơn
Mục tiêu ngắn hạn:
Mục tiêu 1: Ổn định tâm lý cho TC, hai vợ chồng hiểu nhau và thông cảm cho
nhau.
Mục tiêu 2: TC được hỗ trợ về y tế để được theo dõi về sức khỏe

Mục tiêu 3: TC được hỗ trợ về điều kiện làm ăn kinh tế để tự phát huy năng lực
của TC
TT Mục tiêu Hoạt động Thời
gian
Người tham
gia
Kết quả mong đợi
1 TC ổn định
tâm lý, hai
vợ chồng
hòa thuận,
thấu hiểu
nhau
- Trò chuyện, tham vấn
tâm lý, khuyến khích TC
bộc lộ cảm xúc dồn nén.
Đặc biệt là những cảm
xúc của anh đối với vợ
- Cho TC thấy những
điểm mạnh và năng lực
của TC để TC tự tin hơn.
- Cung cấp thông tin,
kiến thức về tâm lý, sức
khỏe cho người thân
trong gia đình TC để họ
hiểu thêm về những suy
nghĩ, cảm xúc của anh N
khi anh đột ngột trở
thành người khuyết tật,
1

tuần
- TC
- Vợ TC
- Mẹ TC và
2 con
- Thành viên
hội cựu
chiến binh
- TC bộc lộ cảm
xúc, người vợ
hiểu được cảm
giác tự ti, không
giúp gì được cho
vợ con nên anh
mới có hành vi
như vậy
- TC thoái mái tư
tưởng hơn, tự tin
hơn vào bản thân
- mẹ TC, 2 con,
vợ anh đã hiểu
hơn về TC, có
kiến thức và biết
cách chăm sóc
12
và để họ có thêm kiến
thức kỹ năng chăm sóc
anh khi đau yếu
người khuyết tật
2 TC được hỗ

trợ về y tế để
được theo
dõi về sức
khỏe
- Cung cấp tài liệu chăm
sóc sức khỏe cho người
khuyết tật vận động.
-Liên kết với y tế xã,
trung tâm chăm sóc y tế
tại địa phương.
- Tư vấn bảo đảm an toàn
lao động
3
ngày
- vợ, con TC
- TC
- Cán bộ y tế

- Nhận được sự hỗ
trợ thuốc men của
hội chữ thập đỏ xã
và trạm xá
- sức khỏe của TC
được theo dõi
thường xuyên và
ngày một tốt lên
3 TC được hỗ
trợ về điều
kiện làm ăn
kinh tế

- Tư vấn thêm cho TC
Luật về tai nạn lao động
để cùng TC làm việc với
chủ cơ sở sản xuất đá
lạnh.
- Phổ biến về mô hình
sinh kế cho TC và gia
đình, chính quyền địa
phương để TC được hỗ
trợ vay vốn phát triển
kinh tế gia đình
1
tuần
TC, gia đình
TC
- cán bộ địa
phương
- chủ cơ sở
sản xuất đá
lạnh
- Địa phương
đồng ý giúp TC
vay vốn,
- Chủ cơ sở sản
xuất đồng ý bồi
thường thêm 10
triệu đồng cho TC
(ngoài ra TC đã
nhận 30 triệu cho
việc chạy chữa vết

thương từ chủ cơ
sở khi vừa xảy ra
tai nạn)
4: Lựa chọn giới thiệu dịch vụ
Hiện tại ở địa phương có hội chữ thập đỏ sẽ hỗ trợ những thuốc men cơ bản cho
TC, NVCTXH cũng đã tiến hành hoàn tất các thủ tục đưa lên trung tâm phục hồi
chức năng của thành phố Đồng Hới nhằm lắp tay giả cho TC.
13
Trong tháng tới, địa phương TC sẽ có chương trình cho hộ nghèo vay vốn và dự
án bò lai sin. TC thuộc diện hộ nghèo nên đã vay vốn một lần vào đầu năm 2013,
theo quy định của địa phương thì lần này TC không được tiếp tục vay vốn nữa,
nhưng dự án nuôi bò thì sẽ tạo điều kiện cho TC tham gia. Do đó, NVCTXH đã
cùng TC bàn bạc và đi đến thống nhất tiếp cận những dịch vụ hỗ trợ trên.
NVCTXH đã làm cầu nối để liên hệ tốt nhất các dịch vụ miễn phí đến TC.
5. Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ giới thiệu cho TC
STT Mục tiêu Hoạt động Thời
gian
Người
liên lạc
Kết quả mong đợi
1 Hỗ trợ tay
giả miễn phí
- Hoàn tất hồ sơ của
TC, giấy chứng nhận
thương tật, chứng
nhận hộ nghèo, hoàn
cảnh khó khăn
- Viết đơn và chuyển
hồ sơ lên trung tâm
phục hồi chức năng

thành phố
3 tuần - hồ sơ được xét
duyệt
2 Được nhận
nuôi bò dự
án
- NVCTXH liên hệ với
địa phương để biết tiêu
chuẩn được nhận nuôi
bò.
- Trong quá trình họp
dân họp dân để bầu
chọn người nhận nuôi
bò, NVCTXH có thể
tham gia góp ý kiến
một cách khách quan,
giúp mọi người hiểu
2 tuần TC được nhận nuôi

14
những khó khăn của
TC và cùng mọi người
hỗ trợ TC giúp TC cải
thiện kinh tế gia đình
3 Được cấp sổ
bảo hiểm để
khám chữa
bệnh, phát
thuốc miễn
phí

- Gặp gỡ trò chuyện
với cán bộ y tế xã,
trưởng chi hội chữ
thập đỏ
- Tìm hiểu thủ tục cấp
phát sổ bảo hiểm ở địa
phương
- Trình bày hoàn cảnh
và đưa đầy đủ hồ sơ
của bệnh lý của TC
1 tuần Được cấp sổ bảo
hiểm
6: Theo dõi hỗ trợ TC
Hỏi han TC qua điện thoại hoặc đến nhà thăm hỏi về sức khỏe, về công việc
làm ăn, về những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Việc quan tâm hỏi han mật
thiết sẽ là một phần động lực giúp TC cố gắng phấn đấu. NVCTXH quan tâm đến
việc TC sử dụng dịch vụ như thế nào? Có hiệu quả hay không?
NVCTXH cũng giữ liên hệ với chính quyền địa phương để nắm tình hình của
TC sau khi nhận trợ giúp.
Duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ
NVCTXH cảm ơn và chia sẻ về hiệu quả sử dụng dịch vụ của khách hàng tới
trung tâm phục hồi chức năng. Trao đổi và giữ liên lạc với các tổ chức dự án đã
cung cấp các dự án tới cho TC
KẾT LUẬN
15
Tai nạn lao động là nỗi đau lớn nhất của người lao động. Chúng ta luôn nhắc
nhở nhau “an toàn là bạn, tai nạn là thù” vậy nhưng những mất mát về sức khỏe,
tính mạng người lao động vẫn đang diễn ra hàng ngày.
Chịu hậu quả trước hết chính là người lao động và gia đình, từ một người lao
động khỏe mạnh, nay họ phải dựa vào sự chăm sóc của người khác, gây nên khủng

hoảng tâm lý và tổn thất rất nhiều về kinh tế. Các chính sách hỗ trợ xét cho cùng
chỉ trợ giúp một phần cho người lao động và gia đình khi gặp rủi ro tai nạn lao
động. So với sự mất mát và suy giảm sức khỏe của người lao động thì sự hỗ trợ đó
là rất nhỏ. Chính vì thế, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm tuân thủ quy
định của pháp luật về An toàn lao động, người lao động cần nâng cao nhận thức để
biết bảo vệ mình.
Việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật do bị tai nạn lao động về
sức khỏe, tâm lý và công ăn việc làm là rất cần thiết, nhằm giúp họ sống hòa nhập
xã hội, chấp nhận sự khác biệt và tiếp tục vượt qua cú sốc tâm lý để tiếp tục lao
động ổn định kinh tế bằng chính năng lực của mình.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Chí An (1999), Nhập môn Công tác xã hội, Đại học Mở Bán công, thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Bản
thảo Giáo trình dung cho bậc Đại học và Sau đại học, Chỉnh sửa lần thứ 5)
3. Luật người khuyết tật, 2010.
4. Báo Anninhthudo.vn />dong-tuan-le-quoc-gia-ve-an-toan-ve-sinh-lao-dong-phong-chong-chay-
no/541955.antd
5. Báo điện tử bhxhtravinh- bài chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
17

×