Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THOÁI HÓA KỲ ĐẦU NĂM 2015 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.23 MB, 221 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THOÁI HÓA KỲ ĐẦU
NĂM 2015 TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bình Dương – 2016


i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
I. TÍNH CẤP THIẾT ................................................................................... 1
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN ............................................................. 2
III. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ............ 3
III.1. Mục tiêu dự án ...................................................................................... 3
III.2. Phạm vi, đối tượng thực hiện dự án ....................................................... 4
IV. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN............................................... 4
V. NGUỒN TƯ LIỆU CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .............. 5
VI. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ...................................................................... 12
VII. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU TRA THOÁI HÓA ĐẤT 12
PHẦN 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI......................... 18
VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ........................................... 18
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ........................................................................... 18
I.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 18
I.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................... 20
I.4. Đặc điểm thủy văn ................................................................................. 24
I.5. Thảm thực vật ........................................................................................ 28


II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................ 31
II.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ................................................ 31
II.2. Dân số và lao động ............................................................................... 32
III. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT ........................................................... 33
III.1. Phân loại đất ....................................................................................... 33
III.1.1. Nhóm đất đỏ vàng ............................................................................ 34
III.1.2. Nhóm đất xám .................................................................................. 39
III.1.3. Nhóm đất phù sa............................................................................... 41
III.1.4. Nhóm đất phèn ................................................................................. 44
III.1.5. Nhóm đất dốc tụ ............................................................................... 45
III.1.6. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá ............................................................ 45
III.2. Kết quả đánh giá độ phì đất ................................................................. 46
ii


III.2.1. Yếu tố đánh giá độ phì đất ................................................................ 46
III.2.2. Kết quả đánh giá độ phì đất .............................................................. 46
IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT............................................... 51
IV.1. Khái quát tình hình quản lý sử dụng đất .............................................. 51
IV.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất ................................................... 51
IV.2.1 Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................... 51
IV.2.2 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 ..................................... 52
V. NHẬN XÉT CHUNG .............................................................................. 55
V.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến thoái hóa đất ................................... 55
V.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thoái hóa đất ...... 56
V.3. Tình hình quản lý sử dụng đất có ảnh hưởng đến thoái hóa đất ............ 57
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THOÁI HÓA ĐẤT TỈNH BÌNH
DƯƠNG ...................................................................................................... 58
I. ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT THEO LOẠI HÌNH THOÁI HÓA......... 58
I.1. Đất bị khô hạn ....................................................................................... 58

I.2. Đất bị kết von, đá ong ............................................................................ 64
I.3. Đất bị xói mòn ....................................................................................... 69
I.4. Đất bị suy giảm độ phì ........................................................................... 73
I.5. Sạt lở đất và yếu tố thoái hóa khác ......................................................... 97
II. ĐÁNH GIÁ THOÁI HOÁ ĐẤT THEO HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG....... 100
II.1. Đất nông nghiệp ................................................................................. 100
II.2. Đất chưa sử dụng ................................................................................ 105
III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT .................... 105
III.1. Thoái hóa đất theo mức độ ................................................................ 106
III.2. Thoái hóa đất theo nhóm đất ............................................................. 107
III.3. Thoái hóa đất theo loại hình sử dụng đất ........................................... 108
III.4. Thoái hóa đất theo đơn vị hành chính ................................................ 111
III.5. Nhận xét chung về thực trạng thoái hóa đất ....................................... 116
IV. BỘ BẢN ĐỒ VÀ CHỈ TIÊU THÔNG KÊ THOÁI HÓA ĐẤT KỲ ĐẦU
................................................................................................................... 118
IV.1. Bộ bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu ......................................................... 118
IV.2. Bộ chỉ tiêu thoái hóa đất kỳ đầu ........................................................ 120
iii


PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THOÁI HÓA ĐẤT ............................... 121
I. NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA ĐẤT .................................................. 121
I.1. Nguyên nhân tự nhiên .......................................................................... 121
I.2. Nguyên nhân từ các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội .......................... 122
II. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ QUÁ TRÌNH THOÁI HÓA ĐẤT ..... 126
II.1. Giải pháp về chính sách và giải pháp về quản lý, sử dụng đất ............ 126
II.2. Giải pháp về vốn đầu tư ...................................................................... 127
II.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ .................................................. 128
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................... 132

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 134
I. KẾT LUẬN ............................................................................................ 134
II. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 135

iv


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phương pháp đánh giá khô hạn ........................................................ 137
Phụ lục 2. Phương pháp đánh giá xói mòn đất ................................................ 146
Phụ lục 3. Phân bố các loại đất theo đơn vị hành chính (theo diện tích điều tra)
........................................................................................................................... 163
Phụ lục 4. Phương pháp đánh giá độ phì đất ..................................................... 164
Phụ lục 5. Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng chất hữu cơ tổng
số (%OM) ......................................................................................................... 170
Phụ lục 6. Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng cation trao đổi (CEC)
........................................................................................................................... 173
Phụ lục 7. Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng đạm................... 176
Phụ lục 8. Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng kali tổng số (%K 2O)
........................................................................................................................... 179
Phụ lục 9. Kết quả đánh giá chỉ tiêu suy giảm hàm lượng lân tổng số (%P2O5)
........................................................................................................................... 182
Phụ lục 10. Kết quả đánh giá suy giảm độ phì đất theo đơn vị hành chính ...... 185
Phụ lục 11. Kết quả đánh giá thoái hóa đất theo đơn vị hành chính ................. 188
Phụ lục 12. Phương pháp đánh giá tổng hợp thoái hóa đất ............................... 191
Phụ lục 13. Sơ đồ các điểm điều tra, lấy mẫu đất ............................................. 194
Phụ lục 14. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa, lý đất ...................................... 195
Phụ lục 15. Thống kê diện tích đất bị thoái hóa ................................................ 205
Phụ lục 16. Một số hình ảnh hoạt động trong quá trình thực hiện dự án .......... 206


v


DANH SÁCH BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
A. DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Các nguồn tư liệu chính sử dụng trong dự án.......................................... 6
Bảng 2. Diện tích các loại đất ............................................................................. 33
Bảng 3. Diện tích đất có độ phì cao theo đơn vị hành chính .............................. 46
Bảng 4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 .......................................................... 51
Bảng 5. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2014 ......................................... 53
Bảng 6. Một số chỉ tiêu yếu tố khí tượng ............................................................ 59
Bảng 7. Phân cấp mức độ khô hạn đất ................................................................ 60
Bảng 8. Diện tích đất bị khô hạn theo đơn vị hành chính ................................... 61
Bảng 9. Diện tích đất bị khô hạn theo nhóm đất ................................................. 61
Bảng 10. Diện tích đất bị khô hạn theo hiện trạng sử dụng đất .......................... 62
Bảng 11. Diện tích đất bị kết von theo đơn vị hành chính .................................. 66
Bảng 12. Diện tích đất bị kết von theo hiện trạng sử dụng ................................. 68
Bảng 13. Thang điểm phân cấp mức độ xói mòn đất ......................................... 69
Bảng 14. Diện tích đất bị xói mòn theo đơn vị hành chính ................................ 70
Bảng 15. Diện tích đất bị xói mòn theo hiện trạng sử dụng đất ......................... 70
Bảng 16. Phân cấp mức đánh giá suy giảm pH................................................... 73
Bảng 17. Diện tích đất bị suy giảm pH theo đơn vị hành chính ......................... 76
Bảng 18. Diện tích đất bị suy giảm chất hữu cơ theo đơn vị hành chính. .......... 79
Bảng 19. Diện tích đất bị suy giảm CEC theo đơn vị hành chính ...................... 82
Bảng 20. Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng đạm tổng số theo đơn vị hành
chính .................................................................................................................... 84
Bảng 21. Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng kali tổng số theo đơn vị hành
chính .................................................................................................................... 87
Bảng 22. Diện tích đất bị suy giảm hàm lượng lân tổng số theo đơn vị hành chính

............................................................................................................................. 89
Bảng 23. Diện tích suy giảm độ phì với loại hình trồng cây lâu năm ................ 95
Bảng 24. Diện tích suy giảm độ phì với loại hình trồng cây hàng năm .............. 96
Bảng 25. Diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa ....... 101
Bảng 26. Diện tích đất lâm nghiệp bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa ......... 103
vi


Bảng 27. Thang điểm đánh giá tổng hợp thoái hóa đất .................................... 106
Bảng 28. Diện tích đất bị thoái hóa huyện Dầu Tiếng năm 2015 theo xã, thị trấn
........................................................................................................................... 111
Bảng 29. Diện tích đất bị thoái hóa huyện Phú Giáo năm 2015 theo xã, thị trấn ... 112
Bảng 30. Diện tích đất bị thoái hóa huyện Bắc Tân Uyên năm 2015 theo xã ...... 112
Bảng 31. Diện tích đất bị thoái hóa huyện Bàu Bàng năm 2015 theo xã ......... 113
Bảng 32. Diện tích đất bị thoái hóa thị xã Bến Cát năm 2015 theo xã, phường
........................................................................................................................... 114
Bảng 33. Diện tích đất bị thoái hóa thị xã Tân Uyên năm 2015 theo xã, phường
........................................................................................................................... 114
Bảng 34. Diện tích theo các yếu tố thoái hóa đất .............................................. 116
Bảng 35. Diện tích thoái hóa đất theo loại đất và loại hình sử dụng đất .......... 117
Bảng 36. Loại sử dụng đất theo khoanh đất ...................................................... 119
B. DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương ..................................................... 19
Hình 2. Bản đồ các dạng địa hình tỉnh Bình Dương .......................................... 21
Hình 3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bình Dương ..................................................... 36
Hình 4. Bản đồ độ phì nhiêu đất tỉnh Bình Dương năm 2015 ............................ 50
Hình 5. Bản đồ đất bị khô hạn............................................................................. 63
Hình 6. Bản đồ đất bị kết von............................................................................. 65
Hình 7. Đất đỏ vàng bị kết von ............................................................................ 67
Hình 8. Đất xám bị kết von .................................................................................. 68

Hình 9. Bản đồ đất bị xói mòn ........................................................................... 72
Hình 10. Bản đồ đất bị suy giảm độ phì ............................................................. 93
Hình 11. Hình ảnh khu vực bị sạt lở tại huyện Phú Giáo ................................... 98
Hình 12. Hình ảnh khu vực bị sạt lở tại huyện Dầu Tiếng ................................. 99
Hình 13. Bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 102
Hình 14. Bản đồ Thoái hóa đất năm 2015 tỉnh Bình Dương ........................... 110
C. DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ (%) diện tích độ phì đất theo đơn vị hành chính ...................... 48
Biểu đồ 2. Cơ cấu đất bị thoái hóa .................................................................... 106
Biểu đồ 3. Tỷ lệ (%) đất bị thoái hoá theo đơn vị hành chính .......................... 115
vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BS

: Độ no bazơ

CNQSDĐ

: Chứng nhận quyền sử dụng đất

CR

: Chỉ số nhất quán

CEC

: Tổng dung tích hấp thu


CCN

: Cụm công nghiệp

DTĐT

: Diện tích điều tra

DTTN

: Diện tích tự nhiên

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý

GPS

: Hệ thống định vị toàn cầu

K2 O

: Hàm lượng kali tổng số (%)

KCN

: Khu công nghiệp

MCE


: Multiple Criteria Evaluation

me/100gđ

: Mili equivalent trên 100 gram đất

N

: Hàm lượng Nitơ tổng số (%)

OM

: Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (%)

P 2 O5

: Hàm lượng lân tổng số (%)

pHKCl

: Độ chua trao đổi

P

: Phường

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất


TX

: Thị xã

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT
Đất đai là tài nguyên quý giá của nhân loại và mỗi quốc gia, có ý nghĩa
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng. Đồng
thời, đất đai lại là nguồn tài nguyên có giới hạn về không gian và luôn chịu
những tác động tiêu cực từ thiên nhiên cũng như con người làm cho đất ngày
càng suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, từ
trước đến nay, công tác quản lý đất đai chỉ mới quan tâm quản lý, điều tra về
số lượng đất thông qua các công tác như cấp giấy chứng nhận, thống kê,
kiểm kê đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý hồ sơ đất đai, thống kê
theo dõi biến động giá đất...chưa quan tâm đến các vấn đề quản lý, điều tra
chất lượng đất như đánh giá tiềm năng đất đai; đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm
đất và điều tra, phân hạng đất nông nghiệp.
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng bộ chỉ tiêu
thoái hóa đất và thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa
và loại đất đến đơn vị hành chính cấp tỉnh với định kỳ 2 năm một lần1. Ủy
ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá
chất lượng đất, tiềm năng đất đai, điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh định kỳ 5
năm một lần và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện nội dung
điều tra đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, điều tra thoái hóa đất của
cả nước và các vùng kinh tế.
Thoái hóa đất là quá trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa
và các nhu cầu sử dụng đất của con người. Khả năng sản xuất của đất bị ảnh
hưởng bởi thoái hóa biểu hiện ở năng suất cây trồng bị giảm sút. Hệ quả là
giảm lợi nhuận, tăng chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh
hưởng đến đời sống của người dân và kèm theo đó là sự phá vỡ cân bằng tự
nhiên của các khu hệ sinh vật, rừng tự nhiên, rừng trồng và hệ thống cây
trồng.

Mã số 2113 - Hệ số Chỉ tiêu Thống kê Quốc gia tại Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
1

1


Trước thực trạng và căn cứ pháp lý như trên, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố giai đoạn 2015 – 2019 thực hiện tổng điều
tra đánh giá đất đai toàn quốc trong đó điều tra thoái hóa đất là một trong những
nội dung của dự án “Tổng điều tra đánh giá đất đai toàn quốc”. Qua đó, đồng
thời cho thấy nhiệm vụ điều tra thực trạng tài nguyên đất nói chung và đánh
giá thoái hóa đất nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường
xuyên của lĩnh vực quản lý đất đai trong thời gian tới.

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có diện tích 2.695
km2, chiếm 11% diện tích của vùng và 0,83% diện tích cả nước. Địa hình chủ
yếu ở dạng bậc thềm, khá bằng phẳng, bao gồm các dải đồng bằng hẹp ven
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài ven hợp
thủy, các bậc thềm phù sa cổ và một số khu vực đồi dốc. Tài nguyên đất chủ
yếu là đất đỏ vàng và đất xám trên nền phù sa cổ có độ dốc chủ yếu dưới 3 0
với loại hình sử dụng đất chủ yếu là đất trồng cây lâu năm. Từ năm 1987 đến
2010, đất đai tỉnh Bình Dương đã được điều tra, phân loại và xây dựng hoàn
chỉnh bản đồ đất tỷ lệ 1:100.000 và 1:50.000 nên đất đai được khai thác đưa
vào sử dụng khá hiệu quả, theo tiềm năng và phục vụ tốt nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên do sự phát triển nhanh về kinh tế lẫn đô thị
hóa đã làm cho việc sử dụng đất hiện nay đã bộc lộ nhiều vấn đề như thoái
hóa, ô nhiễm...Vì vậy, việc điều tra, đánh giá thoái hóa đất là một trong
những nội dung rất cần thiết phải thực hiện nhằm phát hiện các khu vực đất
đã và đang bị thoái hóa cũng như xác định các nguyên nhân dẫn đến thoái
hóa, từ đó đề xuất các giải pháp theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế thoái hóa đất,
đồng thời báo cáo chỉ tiêu báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy
định.
Xuất phát từ những yêu cầu trên việc thực hiện dự án: “Điều tra thoái
hóa đất kỳ đầu năm 2015 tỉnh Bình Dương” là cần thiết nhằm đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai theo đúng quy định hiện hành, cơ sở để
tiếp tục thực hiện các nội dung còn lại của dự án “Tổng điều tra đánh giá đất
đai” và thực hiện điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ bổ sung vào năm 2020.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN
- Luật Thống kê năm 2003;
- Luật Đất đai năm 2013;
2


- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
- Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa
đất;
- Thông tư số 15/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật điều tra
thoái hóa đất;
- Thông tư số 29/2013/TT-BTNMT ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài
nguyên và môi trường;
- Thông tư số 02/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chế độ báo cáo thống kê ngành tài
nguyên và môi trường;
- Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc điều tra, đánh giá đất đai.
- Công văn số 5750/BTBMT-TCQLĐĐ ngày 27 tháng 12 năm 2014
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện Tổng điều tra, đánh giá
tài nguyên đất đai toàn quốc;
- Công văn số 173/UBND-KTN ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai.
- Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt dự án và dự toán kinh phí Điều tra thoái
hóa đất kỳ đầu tỉnh Bình Dương;
III. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
III.1. Mục tiêu dự án
- Xác định diện tích đất bị thoái hóa theo loại hình thoái hóa và loại đất
thoái hóa trên địa bàn tỉnh phục vụ xây dựng chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị
thoái hóa thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và phục vụ nhu cầu
thông tin về tài nguyên đất cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nghiên cứu
khoa học và các nhu cầu khác của Nhà nước;

3


- Đánh giá được thực trạng thoái hóa đất theo loại đất và loại hình
thoái hóa; xác định cụ thể nguyên nhân cũng như xu thế và các quá trình
thoái hóa đất làm cơ sở để các cấp, các ngành đề ra giải pháp ngăn chặn tiến
trình thoái hóa đất, cải tạo, phục hồi và khai thác sử dụng đất theo hướng bền
vững, thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Cung cấp thông tin, số liệu tài liệu làm căn cứ lập, điều chỉnh quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2030;
- Xây dựng bộ bản đồ chuyên đề về thoái hóa đất, bao gồm: bản đồ độ
phì nhiêu của đất; bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp; bản đồ đất suy giảm
độ phì; bản đồ đất bị khô hạn; bản đồ đất bị kết von. Cung cấp dữ liệu cho
việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai theo hướng hiện đại
và phục vụ đa mục tiêu.
III.2. Phạm vi, đối tượng thực hiện dự án
Phạm vi thực hiện dự án trong ranh giới hành chính tỉnh Bình Dương.
Đối tượng điều tra thoái hóa đất là các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác và đất bằng chưa
sử dụng. Đối với diện tích thuộc các đối tượng điều tra theo số liệu kiểm kê
đất đai năm 2014 của tỉnh, trong đó chi tiết các loại đất:
- Đất sản xuất nông nghiệp:
195.327ha (trong đó bao gồm đất trồng
cây hàng năm là 9.708ha, đất trồng cây lâu năm là 185.619ha).
- Đất lâm nghiệp:

10.542ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản:


417ha.

- Đất nông nghiệp khác:

1.273ha.

- Đất chưa sử dụng:

4.981ha.

IV. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Nội dung và trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 10 đến Điều 20
Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, cụ thể theo sơ đồ sau:

4


Công tác chuẩn bị

Nội nghiệp

Thu thập tài liệu liên quan đến nội dung của
dự án

Đánh giá, lựa chọn các
thông tin đã thu thập

Ngoại nghiệp


Điều tra phục vụ chỉnh lý
bản đồ đất và xây dựng
bản đồ độ phì nhiêu của
đất
Điều tra phục vụ xây dựng
bản đồ loại sử dụng đất
nông nghiệp

Xử lý, tổng hợp, chỉnh lý
các loại bản đồ chuyên đề

Điều tra xác định các loại
hình thoái hóa
Xác định nội dung và kế
hoạch điều tra thực địa

Điều tra tình hình sử dụng
đất nông nghiệp

Tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu nội và
ngoại nghiệp
Xây dựng bản đồ
thoái hóa đất kỳ đầu
Đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu
Sơ đồ 1. Nội dung và trình tự thực hiện điều tra thoái hóa đất
V. NGUỒN TƯ LIỆU CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
V.1. Nguồn tư liệu, tài liệu chính phục vụ thực hiện dự án
5



Bảng 1. Các nguồn tư liệu chính sử dụng trong dự án
STT
I

Tên tài liệu

Đơn vị cung cấp

Tài liệu, tư liệu cấp vùng

I.1

Sản phẩm báo cáo và bản đồ của dự án: Điều tra, đánh
giá thực trạng môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững, được
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện giai đoạn 2009 –
2010.

I.2

Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 vùng Đông Nam Bộ.

II

Tài liệu, tư liệu cấp địa phương

Tổng cục Quản
lý đất đai
Cục Đo đạc và
Bản đồ Việt Nam


II.1

Bản đồ thổ nhưỡng cấp tỉnh tỷ lệ 1:50.000 (được điều
tra, chỉnh lý tháng 06/2010)

Sở Khoa học và
Công nghệ

II.2

Bản đồ và số liệu hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, huyện
Sở Tài nguyên và
giai đoạn 2010 đến 2014 (Kết quả dự án thống kê, kiểm
Môi trường
kê đất đai)

II.3

Bản đồ địa hình tỉnh Bình Dương tỷ lệ 1:25.000 (gồm 27 Sở Tài nguyên và
mảnh bản đồ)
Môi trường

II.4

Báo cáo và bản đồ của đề tài Điều tra, đánh giá sự xói
mòn, bạc màu và ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp
tỉnh Bình Dương, đề xuất giải pháp khắc phục và phòng
ngừa (thực hiện năm 2009-2013)


Sở Khoa học và
Công nghệ

V.2. Các phương pháp thực hiện dự án
V.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin tài liệu
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: Điều tra tại các
Bộ, ban, ngành Trung ương; các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị xã,
thành phố của tỉnh Bình Dương. Gồm các tài liệu:
+ Các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và thoái hóa đất, gồm: tài liệu, thông tin về đất, thoái hóa đất; khí hậu;
thủy lợi, thủy văn nước mặt,...
+ Các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế - xã hội và tình hình quản lý,
sử dụng đất, gồm: tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; số
liệu, bản đồ về sử dụng đất (thống kê, kiểm kê đất đai, mô hình sử dụng
đất…);
- Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ (PRA): Điều tra các thông
tin về phương thức sử dụng đất, cơ cấu cây trồng, đầu tư đầu vào, thời vụ,

6


đầu ra, tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại điểm lấy mẫu
(theo mẫu sẵn có).
Các đối tượng phỏng vấn là các chủ sử dụng đất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản...Ưu tiên phỏng vấn những người có kinh nghiệm (cán bộ
địa chính xã, trưởng ấp, khu phố…) để có thể thu thập được những thông tin
có độ tin cậy về các vấn đề có liên quan đến quản lý, sử dụng đất của địa
phương.
V.2.2. Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu phân tích để đánh giá môi trường đất được áp

dụng theo quy định chung của phương pháp lấy mẫu phân tích tính chất hóa
học và vật lý của đất. Độ sâu lấy mẫu là đến 30cm, đối với một số điểm khảo
sát về kết von sẽ lấy đến 60cm để thăm dò đặc tính kết von đất. Ngoài ra, còn
đào 24 phẫu diện chính tại các vị trí đại diện để khảo sát đặc tính thay đổi
tầng đất trong quá trình canh tác trên địa bàn (trong đó có 46 phẫu diện2
phân tích trùng với điểm phẫu diện đã lấy trong nội dung điều tra chỉnh lý
bản đồ đất tỷ lệ 1:50.000).
Tổng số mẫu khảo sát là 166 mẫu (phân bố mẫu và kết quả phân tích
mẫu đất xem chi tiết tại phụ lục 13, 14) và phân tích toàn bộ các mẫu này
(chỉ phân tích tầng đất mặt) với các chỉ tiêu:
- Vật lý đất: thành phần cơ giới, dung trọng.
- Hóa học đất: pH, OM, CEC, N, P 2O5, K2O tổng số
V.2.3. Phương pháp phân tích đất
Phân tích các chỉ tiêu lý, hóa học của đất gồm:
- Thành phần cơ giới: Phương pháp pipet (TCVN 8567:2010).
- Độ chua (được thể hiện bằng chỉ số pHKCl): Đo bằng máy đo pH.
Chiết đất theo tỷ lệ đất: dung dịch KCl 1M = 1: 5 (TCVN 5979:2007).
- CEC: Phương pháp Amôn axetat (pH=7) (TCVN 8568:2010).
- OM tổng số: Phương pháp Walkley – Black (TCVN 6644:2000).
- Dung trọng: phương pháp ống trụ.
- N tổng số: Phương pháp Kjeldahl (TCVN 6498:1999)
- P2O5 tổng số: Phương pháp so màu (TCVN 4052:1985)

2

Trong đó có 7/24 phẫu diện chính trùng khớp vị trí trên thực địa

7



- K2O tổng số: Phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN 8660:2010)
V.2.4. Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE)
Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là một phép phân tích tổ hợp các chỉ
tiêu khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng. Phương pháp này chủ yếu được
ứng dụng để đánh giá tác động của một quá trình đến môi trường, hỗ trợ bài
toán quy hoạch để lựa chọn vị trí phù hợp nhất cho mục đích xác định. Các
bước trong đánh giá theo phương pháp này gồm:
- Định ra các chỉ tiêu
- Phân nhóm các chỉ tiêu đó
- Xác định trọng số cho các chỉ tiêu
- Tích hợp các chỉ tiêu
Trong quá trình đánh giá, do có rất nhiều dữ liệu trong từng nhóm chỉ
tiêu sử dụng để đánh giá, vì vậy để kiểm tra độ hợp lý và nhất quán của nó
giáo sư T.Saaty (Saaty, 2001) 3 đề xuất tỷ số so sánh mức độ nhất quán với
tính khách quan (ngẫu nhiên) của dữ liệu (ký hiệu là CR) được xây dựng thỏa
mãn điều kiện CR < 10% là có thể chấp nhận được.
Dựa trên phương pháp này cho thấy rất phù hợp để áp dụng trong đánh
giá thoái hóa đất tỉnh Bình Dương hiện nay. Phương pháp có 2 cách tiếp cận
là: tiếp cận theo kiểu các chỉ tiêu có mức ảnh hưởng khác nhau và có quan hệ
tuyến tính. Do đó, xét thấy các quá trình gây thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh là
tương đối phức tạp có quan hệ tuyến tính nên có thể lựa chọn phương pháp
này trong cách tiếp cận thứ 2 để đánh giá một cách khách quan các mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố gây thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh.
Để tính trọng số cho các chỉ tiêu trong thang điểm thoái hóa, thang
điểm so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu trong phương pháp được sử
dụng để xây dựng ma trận như sau:

Dựa trên thang điểm so sánh này, các chỉ tiêu được lựa chọn tương ứng với
3


Xem mục Tài liệu tham khảo [5]

8


mức độ quan trọng, được xây dựng dưới dạng ma trận cặp đôi trọng số, cụ thể áp
dụng cho từng nội dung cần đánh giá.
V.2.5. Phương pháp xây dựng các loại bản đồ chuyên đề
Dự án sử dụng các công cụ GIS chồng xếp các lớp thông tin, xây dựng
dữ liệu tổng hợp đánh giá thoái hóa đất, phân tích xử lý và thống kê số liệu.
Bản đồ nền để thể hiện các nội dung dự án là bản đồ nền địa hình hệ tọa độ
VN-2000 với tỷ lệ 1:25.000. Từ bản đồ nền địa hình chồng xếp bản đồ đất và
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 để xây dựng bản đồ nền theo từng
khoanh đất, vì vậy khoanh đất được xác định cơ bản với 3 yếu tố: địa hình,
loại đất và loại hình sử dụng đất.
Các thông tin được khoanh vẽ trực tiếp ngoài thực địa lên bản đồ nền
sau đó được xây dựng thành bản đồ tác giả, số hóa biên tập thông tin thành
lập bản đồ chuyên đề. Các bản đồ thoái hóa đất theo chuyên đề bao gồm:
a) Bản đồ đất bị kết von
Các thông tin trên bản đồ phân bố các khu vực xuất hiện kết von do sự
tích tụ sắt, nhôm vào mùa khô được tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng kết hợp
với kết quả điều tra lấy mẫu đất và mô tả ngoài thực địa sau. Tài liệu được sử
dụng từ bản đồ đất của tỉnh Bình Dương và kết quả nghiên cứu 02 đề tài về
đất của Sở Khoa học và công nghệ Bình Dương cung cấp; sau đó tiến hành
điều tra bổ sung bằng khảo sát thực địa, quan sát, mô tả và phân tích
b) Bản đồ độ phì và suy giảm độ phì đất
Bản đồ độ phì được xây dựng bằng cách kết hợp một số cơ sở dữ liệu
có sẵn, các kết quả phân tích mẫu đất về các chỉ tiêu OM (%); pH; CEC. Các
chỉ tiêu này được chia thành các cấp khác nhau sau đó tổ hợp theo đa số để
phân ngưỡng ra các mức cao, trung bình và thấp.

Nguồn tư liệu được sử dụng từ kết quả phân tích các mẫu đất của đề tài
về đất của Sở Khoa học và công nghệ Bình Dương cung cấp, ngoài ra yếu tố
độ dốc và địa hình được sử dụng từ nguồn bản đồ địa hình. Kết quả so sánh
các giá trị theo từng khoanh đất và cho mức độ suy giảm độ phì cũng như độ
phì năm 2015 của tỉnh Bình Dương.
Bản đồ suy giảm độ phì được xây dựng bằng cách: xác định được sự
thay đổi (tănghay giảm) hàm lượng các chỉ tiêu OM (%); pH; CEC; N, P 2O5,
K2O so với tiêu chuẩn nền được xác định theo kết quả phân tích đất của các
điểm phẫu diện đất của đề tài điều tra chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Bình Dương
năm 2010 đối với từng khoanh đất trên bản đồ ((∆s = ∆ (t) - ∆2010)). Kết quả
xử lý so sánh thông tin được thực hiện trong cơ sở dữ liệu bằng phần mềm
ArcGIS sau đó chiết xuất thông tin về sự tăng giảm và biên tập thông tin như
thành lập bản đồ chuyên đề.
c) Bản đồ đất bị khô hạn đất
9


- Chỉ số khô hạn theo các trạm đo:
Chỉ số khô hạn tháng (Kth) =

Lượng bốc hơi tháng (E (th))
Lượng mưa tháng (R(th))

Trong đó:
Kth: chỉ số khô hạn tháng
R(th): Lượng mưa bình quân tháng
E0(th): Lượng bốc hơi bình quân tháng
Lượng bốc hơi khả năng (E 0) được xác định theo công thức thực
nghiệm của Ivanốp như sau:
E0 = 0,0018 x (T+25) 2 x (100-U)

T là nhiệt độ không khí ( 0C), U là độ ẩm không khí tương đối (%),
0,0018 là hệ số kinh nghiệm không đổi.
Các dữ liệu khô hạn được xác định cho từng trạm theo từng tháng, căn
cứ vào số tháng khô hạn trong năm để xác định mỗi khu vực ở mức độ hạn
nào. Sau đó nội suy có tính đến tác động của địa hình để xây dựng bản đồ
khô hạn cho toàn khu vực thực hiện dự án.
- Chỉ số hoang mạc hóa, sa mạc hóa:
Chỉ số hoang mạc hóa, sa mạc hóa (K2) =

Lượng mưa (R(n))
Lượng bốc hơi (E0(n))

Trong đó:
R(n): Lượng mưa bình quân năm
E0(n): Lượng bốc hơi bình quân năm
Đất bị hoang mạc hóa, sa mạc hóa có K 2 = 0,05 - 0,65.
Nguồn tư liệu được sử dụng gồm: số liệu khí hậu (lượng mưa bình
quân tháng, nhiệt độ tháng, độ ẩm tương đối, lượng bốc hơi khả năng,...) của
Trung tâm Khí tượng thủy văn Bình Dương, ngoài ra còn kết hợp mô tả tại
thực địa các hiện tương do khô hạn. Kết quả đưa vào công thức tính toán như
trên sẽ được chỉ số khô hạn (K1) của từng trạm khí tượng, từ kết quả đánh giá
chỉ số khô hạn của từng tháng trong năm, từng trạm tiến hành nội suy bằng
phương pháp Kringking trong phần mềm ArcGis.
d) Bản đồ loại sử dụng đất
Sử dụng bản đồ nền là hiện trạng sử dụng đất năm 2014, tiến hành điều
tra xác định ranh giới khoanh đất theo loại sử dụng đất nông nghiệp lên bản
10


đồ dã ngoại tại thực địa (bản đồ dã ngoại được in ấn phục vụ điều tra thực địa

cấp huyện ở tỷ lệ 1:25.000 hoặc 1:10.000). Chấm điểm điều tra lên bản đồ dã
ngoại và định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS, chụp ảnh minh họa
điểm điều tra và mô tả các thông tin về điểm điều tra như: hiện trạng thảm
thực vật, chuyển đổi sử dụng đất, loại cây trồng chính, hình thức canh
tác…Trên cơ sở đó, tiến hành khoanh vẽ và biên tập bản đồ chuyên đề loại sử
dụng đất nông nghiệp.
e) Bản đồ đất bị xói mòn
Bản đồ đất bị xói mòn được xây dựng theo phương pháp mô hình hóa
trong GIS và Viễn thám tính toán lượng đất xói mòn theo phương trình mất đất
phổ dụng của Wischmeier và Smith có dạng:
A = R.K.L.S.C.P
A: Lượng đất mất trung bình năm chuyển tới chân sườn (kg/m2.năm).
R: Hệ số xói mòn do mưa thể hiện mức độ ảnh hưởng của lượng mưa
hàng năm tới xói mòn đất.(KJ.mm/m2.h.năm).
K: Hệ số xói mòn của đất thể hiện ảnh hưởng của các tính chất vật lý (cấu
trúc, kết cấu, thành phần cấp hạt) và hóa học của đất (hàm lượng chất hữu cơ
trong đất) đến khả năng xói mòn của các loại đất khác nhau.(kg.h/KJ.mm).
L: Hệ số chiều dài sườn dốc thể hiện ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến
khả năng xói mòn của đất trên các khu vực địa hình sườn khác nhau.
S: Hệ số độ dốc thể hiện ảnh hưởng của các cấp độ dốc đến lượng đất bị
xói mòn.
C: Hệ số che phủ thực vật, thể hiện khả năng che phủ của các loại thực
vật khác nhau theo mức độ phát tán ở từng thời kỳ sinh trưởng của chúng và
theo mùa từ đó ảnh hưởng đến khả năng ngăn ngừa các tác động của mưa lên
quá trình xói mòn đất.
P: Hệ số canh tác bảo vệ đất thể hiện ảnh hưởng của việc áp dụng các kỹ
thuật canh tác, các phương thức canh tác khác nhau đến khả năng xói mòn của
đất.
Trong đó: Mỗi một yếu tố đều được thể hiện và tính toán số liệu trên bản
đồ chuyên đề dưới dạng dữ liệu RASTER. Tổng hợp chồng ghép, phân tích các

lớp dữ liệu bản đồ RASTER đơn tính để có bản đồ đất bị xói mòn.
Nguồn bản đồ sử dụng để xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa
gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xây dựng hệ số ), số liệu khí hậu (lượng
mưa bình quân năm), kết quả phân tích đất (cơ giới, hàm lượng hữu cơ), bản
đồ đất (loại đất), bản đồ địa hình (độ dốc), riêng hệ số lớp phủ thực vật và

11


quản lý đất (C) được xác định dựa theo Bảng tra hệ số C theo Hội khoa học
đất quốc tế.
V.2.6. Các phương pháp khác
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng phương pháp này nhằm chọn lọc các
thông tin có tính chất pháp lý, thời sự và khoa học góp phần tăng chất lượng
sản phẩm của dự án, đồng thời nâng cao giá trị các thông tin kết quả dự án.
- Phương pháp thống kê: được áp dụng trong áp dụng xử lý tổng hợp số
liệu.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến chuyên gia trong
ngành, các cán bộ quản lý đất đai cơ sở có kinh nghiệm trong triển khai các
dự án liên quan đến công tác đánh giá tài nguyên đất đai.
VI. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp kết quả “Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu
năm 2015 tỉnh Bình Dương”.
- Bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu của tỉnh Bình Dương tỉ lệ 1:50.000.
VII. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU TRA THOÁI HÓA
ĐẤT
VII.1. Tình hình tổ chức thực hiện tại một số địa phương
Luật đất đai quy định, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất nói chung
và điều tra, đánh giá thoái hóa đất nói riêng là một trong những nội dung quản lý
nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, công tác này nhìn chung ở các tỉnh, thành phố chỉ

được thực hiện thông qua các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học riêng lẻ mà
chưa được xem là một trong các nhiệm vụ thường xuyên của ngành, nhất là công
tác điều tra, đánh giá thoái hóa đất.
Nhận thấy thực trạng đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn tổ chức thực hiện thử nghiệm điều tra đánh giá thoái hóa đất cấp
tỉnh lần đầu vào năm 2012, triển khai trên 5 tỉnh của cả nước4, đại diện cho các
vùng kinh tế và đã được nghiệm thu phê duyệt tại Quyết định số 1940/QĐBTNMT ngày 15/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả
dự án gồm báo cáo thuyết minh tổng hợp và bản đồ thoái hóa đất (tỷ lệ 1:100.000
đến 1:50.000) và tài liệu Hướng dẫn điều tra tổng hợp chỉ tiêu thống kê Diện tích
đất bị thoái hóa thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Thoái hóa đất cấp tỉnh
thử nghiệm bước đầu xác định các các nội dung, quy trình và yêu cầu về điều tra
thoái hóa đất nhằm làm căn cứ phục vụ xây dựng cơ sở pháp lý về điều tra thoái
4

05 tỉnh thử nghiệm bao gồm: Cao Bằng, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai và An Giang.

12


hóa đất cấp tỉnh, từ đó cấp tỉnh tiến hành điều tra thoái hóa đất và công bố các chỉ
tiêu theo hệ thống thống kê quốc gia theo quy định tại Quyết định số
43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Ngoài ra, từ năm 2008 – 2010, Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất
được giao thực hiện Chương trình “Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường đất
các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững”,
trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Nội dung của dự án nhằm nghiên
cứu, đánh giá thực trạng và nguyên nhân thoái hóa và ô nhiễm môi trường đất; đề
xuất các giải pháp và các biện pháp hạn chế ô nhiễm, thoái hóa đất phục vụ quản lý
sử dụng đất bền vững cho 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; xây

dựng bản đồ hiện trạng môi trường đất cấp vùng ở tỷ lệ 1:250.000.
Từ sau thời điểm Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định kỹ thuật điều tra thoái
hóa đất; các dự án thử nghiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường được nghiệm thu,
một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu triển khai, phê duyệt tổ chức thực hiện dự án
điều tra, đánh giá tài nguyên đất như: ở khu vực miền Bắc một số tỉnh đã triển khai
từ năm 2013 đến nay cơ bản đã hoàn thành như Bắc Ninh (hoàn thiện 5/2016),
Thái Bình (hoàn thiện 10/2015), Bắc Kạn (hoàn thiện 10/2015)...còn đối với
khu vực miền Trung và miền Nam đến nay một số tỉnh, thành phố vừa mới triển
khai như Kontum (triển khai 2016), Cần Thơ (triển khai 2016) và một số tỉnh
đang trong quá trình hoàn thiện báo cáo như: Thanh Hóa (triển khai 2013),
Quảng Bình (triển khai 2015), Hậu Giang (triển khai 2015), Vĩnh Long (triển
khai 2013), Đồng tháp (triển khai 2015), An Giang (chương trình dự án thử
nghiệm 2013 và thực hiện kỳ bổ sung năm 2014), Bà Rịa Vũng Tàu (triển
khai 2015)….
Qua kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất của một số tỉnh, thành đã
hoàn thiện và kết quả sơ bộ của một số tỉnh đang hoàn thiện cho thực trạng
thoái hóa đất đang có xu hướng gia tăng do đó trong thời gian tới cần có
những giải pháp đồng bộ để giảm thiểu sự gia tăng thoái hóa đất cả về diện
tích và loại hình thoái hóa.
VII.2. Tình hình tổ chức thực hiện tại tỉnh Bình Dương
VII.2.1. Tình hình tổ chức thực hiện một số dự án, đề tài liên quan
a/ Về lập điều tra bản đồ đất
- Bản đồ đất tỉnh Bình Dương, 1:50.000 (Phạm Quang Khánh, Ngô Xuân
Nhiệm và ctg, 2003). Trong khuôn khổ của chương trình ”Xây dựng và hoàn
13


thiện hệ thống phân loại đất Việt Nam phục vụ chỉnh lý, xây dựng và hoàn thiện
bản đồ đất cấp tỉnh” từ giữa năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT từ năm

2003-2006, bản đồ đất tỉnh Bình Dương được xây dựng năm 2003. Bản đồ đất
lần này được xây dựng khá công phu, chi tiết và có chất lượng khá cao. Tài liệu
này đã được Cục bản quyền tác giả Bộ Văn hóa- Thông tin cấp giấy chứng nhận
bản quyền tác giả số: 299/2004/QTG ngày 14/04/2004. Trong tài liệu này đất
tỉnh Bình Dương có 5 nhóm, với 11 đơn vị bản đồ đất. Trong đó: (1) Nhóm đất
xám 150.569ha; (2) Nhóm đất phù sa 16.537ha; (3) Nhóm đất phèn 3.322ha; (4)
Nhóm đất đỏ vàng 67.128ha; (5) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 25ha.
- Đề tài Chỉnh lý điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Bình
Dương tỷ lệ 1:50.000 (Phạm Quang Khánh, Ngô Xuân Nhiệm và ctg, 2010) và
Điều tra, xây dựng bản đồ đánh giá đất đai tỉnh Bình Dương. Kết quả xây dựng
chỉnh lý bản đồ đất có 6 nhóm đất chính với 11 loại đất.
+ Đánh giá đất cũng được thực hiện với 9 loại hình sử dụng đất được đề
xuất (3 loại hình cây hàng năm, 5 loại hình cây lâu năm và 1 loại hình thủy sản).
+ Có 28 đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất với 3 đặc trưng (đất, địa hình
và nước) và 9 yếu tố được phân cấp theo từng đặc trưng. Kết quả đánh giá xác
định các khu vực thích nghi với từng loại hình sử dụng được đề xuất theo các
vùng gồm: vùng ven sông Đồng Nai (6.356ha), vùng ven sông Sài Gòn
(12.748ha), vùng Bắc Dầu Tiếng - Bến Cát- Phú Giáo (153.208ha), vùng Đông
Phú Giáo - Tân Uyên (29.516ha), vùng Nam Bến Cát- Tân Uyên (67.692ha).
b/ Về công tác lập quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ)
Thực hiện Luật Đất đai 2003, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cấp chính
quyền, đơn vị liên quan thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
theo quy định. Toàn bộ công tác lập quy hoạch, kế hoạch được lập hoàn chỉnh ở
cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và từng bước đưa quỹ đất vào khai thác đúng tiềm
năng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị và chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Luật Đất đai 2013, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 cho cấp huyện và cấp tỉnh, công tác lập kế hoạch
cũng được quan tâm thực hiện nghiêm túc và đúng quy định, từ đó đã góp phần
đưa quỹ đất vào khai thác hiệu quả hơn, tránh tình trạng quy hoạch treo và bỏ

hoang đất. Điều này giúp công tác quản lý đất đai được hiệu quả, chặt chẽ và
khoa học.

14


Cũng trong giai đoạn này, vấn đề thoái hóa đất được quan tâm và lồng ghép
vào quy hoạch sử dụng đất, nhưng vẫn chưa có một dự án chính thống nào được
thực hiện nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa triệt để thoái hóa đất đã và đang xảy ra
trên địa bàn.
c/ Các chương trình nghiên cứu liên quan đến thoái hóa đất
Năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương triển khai thực
hiện đề tài “Điều tra, đánh giá sự xói mòn, bạc màu và ô nhiễm môi trường đất
nông nghiệp tỉnh Bình Dương, đề xuất giải pháp khắc phục và phòng ngừa” và
được hoàn thành năm 2013. Nội dung của đề tài nghiên cứu các vấn đề về xói
mòn, bạc màu, ô nhiễm đất nông nghiệp và bước đầu xác định được các khu vực
có sự thoái hóa với các dạng đã nêu, trong đó còn xác định các khu vực có dấu
hiệu ô nhiễm cũng như các nguồn ô nhiễm đất nông nghiệp. Sản phẩm gồm các
báo cáo thuyết minh tổng hợp đề tài và bản đồ chuyên đề xói mòn, bạc màu và ô
nhiễm. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu xói mòn theo phương trình
mất đất phổ dụng của Wischmeier và Smith; bạc màu và ô nhiễm đất được đánh
giá trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu hóa, lý đất. Tuy nhiên việc nội dung thoái hóa
đất trong đề tài chưa xác định rõ ràng, chưa phân tích được sự biến đổi các giá trị
phân tích đất đai cũng như cơ sở so sánh các yếu tố bị suy giảm hoặc gia tăng giá
trị. Nội dung ô nhiễm đất được thực hiện độc lập và ở dạng điểm, điều này phù hợp
với thực tế xây dựng bản đồ nhưng kết quả chưa lồng ghép được vào bản đồ thành
quả nghiên cứu5 để đưa ra các mức độ thoái hóa và ô nhiễm đất nông nghiệp. Vì
vậy, điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh chỉ kế thừa các nội dung phân tích mẫu, vị trí và
các nội dung về nguyên nhân gây xói mòn, bạc màu đất nông nghiệp.
Năm 2012 UBND tỉnh Bình Dương đã cho phép Sở Khoa học và Công

nghệ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất định hướng sử dụng tài nguyên đất
cho huyện Phú Giáo và huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương trên cơ sở điều tra
bổ sung lập bản đồ đất và bản đồ đánh giá đất đai tỷ lệ 1:25.000”, và được hoàn
thành năm 2014. Nội dung của đề tài nghiên cứu điều tra bổ sung, xây dựng bản
đồ đất, bản đồ đánh giá đất đai tỷ lệ 1:25.000 và đề xuất sử dụng tài nguyên đất
huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng, nhằm cung cấp những thông tin về tài nguyên
đất làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đai trên địa bàn.
Bản đồ thành quả môi trường đất vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã thực hiện lồng ghép được cả yếu tố
thoái hóa và ô nhiễm.
5

15


VII.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện dự án
a) Công tác tổ chức thực hiện
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số
5750/BTBMT-TCQLĐĐ ngày 27 tháng 12 năm 2014 về việc thực hiện Tổng
điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai toàn quốc. Ngày 22/01/2015, Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương đã có Công văn số 173/UBND-KTN ngày 22
tháng 01 năm 2015 chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện
tổng điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai.
Ngày 14/10/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số
2649/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án và dự toán kinh phí Điều tra thoái
hóa đất kỳ đầu tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở Quyết định này, Sở Tài nguyên
và Môi trường đã triển khai thực hiện dự án Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu
tỉnh Bình Dương.
Từ tháng 2/2015 đến tháng 11/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường đã
thực hiện hoàn thiện các bước thu thập thông tin, điều tra ngoại nghiệp và

tiến hành nghiệm thu theo tiến độ thực hiện nội dung các bước công việc
trong năm 2015.
Từ cuối tháng 12/2015 đến nay, trình thông qua Hội đồng thẩm định
chuyên môn, lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan có liên quan và đã
hoàn thiện theo tiến độ được phê duyệt.
b) Đánh giá công tác tổ chức thực hiện dự án
- Thuận lợi
+ Công tác triển khai thực hiện dự án được sự quan tâm UBND tỉnh đã
giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ban ngành
có liên quan thực hiện dự án.
+ Điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Bình Dương được kế thừa từ nhiều
nguồn tài liệu chính quy khác nhau tại các địa phương khác trên cả
nước.
+ Nguồn tư liệu phục vụ xây dựng báo cáo tổng hợp dự án khá dồi dào
và phong phú gồm: tư liệu về đất, nước, môi trường, kinh tế xã hội,
quy hoạch....
+ Được sự hỗ trợ chuyên môn của Tổng cục Quản lý đất đai, Chi nhánh
Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên đất phía Nam, trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM.
+ Được sự góp ý của các nhà khoa học chuyên về thổ nhưỡng, tài
nguyên đất trong quá trình góp ý thẩm định làm cho chất lượng báo cáo
được cao hơn.
- Khó khăn
16


×