Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 86 trang )

Header Page 1 of 95.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày 11 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Vũ Thị Hậu

i 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page1 of


Header Page 2 of 95.

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan
Hồng Mai - Viện Ngân hàng – Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân, đã tận tình hƣớng
dẫn trong suốt quá trình viết luận văn thạc sĩ.
Tôi chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Viện Đào tạo sau Đại học,
Trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn
trong những năm qua. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập
cộng với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, đã tạo nền tảng vững chắc
cho quá trình nghiên cứu luận văn của tôi.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Thƣơng Mại và Giao
Nhận Minh Trung cùng toàn thể các nhân viên các phòng ban đã tạo điều kiện
thuận lợi về thời gian cũng nhƣ cung cấp số liệu để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên


cứu của mình tại Công ty.
Cuối cùng tôi xin kính chúc Quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc tập thể cán bộ nhân viên trong Công ty
Minh Trung luôn đoàn kết và đạt đƣợc nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Trân trọng kính chào.
HVTH: Vũ Thị Hậu

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page2 iiof 95.


Header Page 3 of 95.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP ................................4
1.1. Khái quát về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ...........................4
1.1.1. Khái niệm giao nhận hàng hóa....................................................................4
1.1.2. Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa .........................................................4
1.1.3. Khái niệm, vai trò trách nhiệm của ngƣời giao nhận ....................................7
1.1.4. Sự cần thiết phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa ................................10
1.2. Tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại doanh nghiệp .....................12
1.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa XNK .............................12
1.2.2. Quy trình giao nhận hàng hoá XNK ..........................................................14

1.2.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả giao nhận hàng hóa XNK ............................18
1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động giao nhận hàng hoá XNK tại doanh nghiệp 20
1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ...........................................................20
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp...........................................................23
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ GIAO NHẬN MINH
TRUNG............................................................................................................26
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Thƣơng mại và Giao nhận Minh Trung26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................26
2.1.2. Nội dung hoạt động của công ty ...............................................................27
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ......................................................................28

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page3 iii
of 95.


Header Page 4 of 95.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................................30
2.2. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại Công ty TNHH Thƣơng Mại
và Giao Nhận Minh Trung .................................................................................31
2.2.1. Khối lƣợng hàng hoá đƣợc giao nhận........................................................31
2.2.2 Khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK ..............................40
2.2.3 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK ................................42
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại Công ty TNHH
Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung .............................................................45
2.3.1 Thành công ..............................................................................................45
2.3.2 Hạn chế ....................................................................................................47
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế:.........................................................................48
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG

HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ GIAO
NHẬN MINH TRUNG .....................................................................................59
3.1 Phƣơng hƣớng phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa XNK của Công ty
TNHH Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung..................................................59
3.2 Biện pháp phát triển hoạt động giao nhận hàng hoá XNK tại Công ty TNHH
Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung. ............................................................60
3.2.1 Đầu tƣ thêm các thiết bị phục vụ công tác giao nhận vận tải .......................60
3.2.2 Bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên và kỹ
năng quản lý cho đội ngũ cán bộ ........................................................................62
3.2.3 Hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của công ty ...........................................64
3.2.4 Nâng cao uy tín doanh nghiệp ...................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................78

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page4 iv
of 95.


Header Page 5 of 95.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

B/L

Bill of Lading (Vận đơn đƣờng biển)

CFS


Container Freight Station (Trạm đóng gói hàng lẻ)

CIF

Cost Insurance and Freight (Tiền hàng, phí bảo hiểm, cƣớc phí)

D/O

Delivery Order (Lệnh giao hàng)

FCL

Full Container Load (hàng nguyên container)

FIATA

Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận

FOB

Free on board (Giao trên tàu)

GNĐB

Giao nhận đƣờng biển

GNHK

Giao nhận hàng không


GNVTĐPT

Giao nhận vận tải đa phƣơng thức

GTVT

Giao thông vận tải

HB/L

House Bill of Lading (Vận đơn của ngƣời gom hàng)

L/C

Letter of Credit (Thƣ tín dụng)

LCL

Less than Container (hàng xếp không đủ một container, hàng lẻ)

NK

Nhập khẩu

NVL

Nguyên vật liệu

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page5 vof 95.


Header Page 6 of 95.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình nhân sự của Công ty

30

2.2


Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014

31

2.3

Khối lƣợng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2010 - 2014

32

2.4

Khối lƣợng hàng hóa giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (hàng
NK)

2.5

Khối lƣợng hàng hóa giao nhận theo cơ cấu mặt hàng (hàng
XK)

34

35

2.6

Khối lƣợng hàng hóa giao nhận theo phƣơng thức vận tải

37


2.7

Giá trị giao nhận hàng hóa XNK theo khách hàng

41

2.8

Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK

43

2.9

Kết quả giao nhận theo phƣơng thức vận tải

44

2.10

Bảng tổng hợp trình độ nhân viên công ty

49

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page6 vi
of 95.


Header Page 7 of 95.


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ Bộ máy quản lý của công ty

29

2.2

Khối lƣợng hàng hóa giao nhận giai đoạn 2010 - 2014

33

2.3

Khối lƣợng hàng hóa giao nhận của phƣơng thức đƣờng biển

38

2.4

Khối lƣợng hàng hóa giao nhận của phƣơng thức hàng không


39

2.5

Khối lƣợng hàng hóa giao nhận của phƣơng thức VTĐPT

40

2.6

Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu của hoạt động kinh doanh dịch vụ

43

giao nhận hàng hoá XNK

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page7vii
of 95.


Header Page 8 of 95.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trải qua một thời gian dài mở cửa và hội nhập, cùng với sự điều tiết của nhà
nƣớc, nền kinh tế Việt Nam đã dần đƣợc công nhận là nền kinh tế thị trƣờng hoàn
chỉnh. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thƣơng mại quốc tế phát triển, đảm
bảo sự lƣu thông hàng hóa với các nƣớc, khai thác tiềm năng và thế mạnh trong
nƣớc cũng nhƣ thế giới. Nhờ đó mà tốc độ tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta tăng
mạnh, quan hệ buôn bán với nƣớc ngoài ngày càng mở rộng, lƣợng hàng hóa xuất

nhập khẩu(XNK) hàng năm tăng đáng kể. Một trong những dịch vụ phục vụ đắc
lực cho hoạt động XNK đó là giao nhận hàng hóa XNK. Chính sách mở cửa hội
nhập với nƣớc ngoài đã tạo ra cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra thị
trƣờng to lớn đầy tiềm năng nhƣng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK.
Trong kinh doanh ngoại thƣơng, giao nhận hàng hóa XNK càng có vai trò
quan trọng, nó ảnh hƣởng tới phạm vi mặt hàng, khối lƣợng và kim ngạch buôn
bán của các quốc gia. Và đối với nƣớc ta hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa
thƣơng mại quốc tế, việc phát triển các hoạt động giao nhận có một ý nghĩa hết sức
quan trọng, góp phần làm cho kinh tế đất nƣớc phát triển nhanh mạnh hòa nhịp
cùng xu thế phát triển của thời đại.
Là một doanh nghiệp nhỏ, mới tham gia thị trƣờng, công ty TNHH Thƣơng
Mại và Giao Nhận Minh Trung đã đạt đƣợc một số thành tựu bƣớc đầu nhƣng nhìn
chung, giá trị hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu còn khiêm tốn, vẫn tồn tại
những mặt hạn chế nhƣ: Chƣa khai thác tốt nguồn hàng xuất khẩu với vai trò ngƣời
giao nhận; doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa XNK chủ yếu từ lƣợng
khách hàng truyền thống; chất lƣợng dịch vụ chƣa thực sự tốt. Do vậy, cần có một
nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra những giải pháp khả thi, giúp khắc phục các hạn
chế nêu trên, tạo tiền đề phát triển doanh nghiệp. Việc phát triển hoạt động giao
nhận hành hóa xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết, bởi nó giúp

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page8 1of 95.


Header Page 9 of 95.

cho doanh nghiệp đứng vững chắc trên thị trƣờng, gia tăng lợi nhuận trong kinh
doanh và tạo ra hƣớng phát triển bền vững, lâu dài cho doanh nghiệp. Đây cũng là
lý do để tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất

nhập khẩu tại Công ty TNHH Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận căn bản về hoạt động giao nhận hàng
hóa xuát nhập khẩu.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
tại công ty TNHH Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung, đánh giá thành tựu,
hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới hạn chế đó.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu tại công ty TNHH Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại
Công ty TNHH Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung trong 5 năm: 2010 đến
2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp phân tích: Phân tích các thông số, dữ liệu liên quan đến công
ty để biết đƣợc tình hình hoạt động của công ty, những kết quả mà công ty đã đạt
đƣợc cũng nhƣ những phần công ty chƣa hoàn thành.
- Phƣơng pháp thống kê: Thống kê, tìm hiều các chỉ tiêu về số lƣợng giao
nhận, các chỉ tiêu về kinh doanh…
- Phƣơng pháp logic: Tổng hợp đánh giá về thị trƣờng hoạt động cũng nhƣ
đƣa ra giải pháp trên cơ sơ khoa học và mang tính thực tiễn.
- Phƣơng pháp so sánh: Dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác
định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích của năm nghiên cứu
so với năm gốc.

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page9 2of 95.



Header Page 10 of 95.

5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn:
- Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa XNK
- Ý nghĩa thực tiễn:
Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại Công ty TNHH
Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung, đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ ra
những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại Công ty Minh Trung.
6. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn đƣợc
trình bày trong ba chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công
ty TNHH Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Công ty TNHH Thƣơng Mại và Giao Nhận Minh Trung

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page103 of 95.


Header Page 11 of 95.

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm giao nhận hàng hóa

Giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình
vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (ngƣời gửi hàng)
đến nơi nhận hàng (ngƣời nhận hàng) [7].
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) về
dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận đƣợc định nghĩa nhƣ là bất kỳ loại dịch vụ
nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lƣu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân
phối hàng hóa cũng nhƣ các dịch vụ tƣ vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên,
kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên
quan đến hàng hóa [7].
Nhƣ vậy, có thể hiểu về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là tập
hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải hàng hóa xuất
nhập khẩu, nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận
hàng.
1.1.2. Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa
Dịch vụ giao nhận hàng hóa bao gồm bốn loại thông dụng trên thế giới hiện nay
đó là:
a) Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo những chỉ dẫn của ngƣời gửi hàng, ngƣời giao nhận sẽ thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Chọn tuyến đƣờng, phƣơng thức vận tải và ngƣời chuyên chở thích hợp.
- Lƣu cƣớc với ngƣời chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp nhƣ: giấy chứng nhận hàng
của ngƣời giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của ngƣời giao nhận…

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page114 of 95.


Header Page 12 of 95.

- Nghiên cứu tất cả những luật lệ của Chính phủ áp dụng vào việc giao hàng

ở nƣớc xuất khẩu, nƣớc nhập khẩu cũng nhƣ ở bất kỳ nƣớc quá cảnh nào, và
chuẩn bị tất cả những chứng từ cần thiết.
- Đóng gói hàng hóa (trừ phi việc này do ngƣời gửi hàng làm trƣớc khi giao
hàng cho ngƣời giao nhận) có tính đến tuyến đƣờng, phƣơng thức vận tải, bản chất
của hàng hóa và những luật lệ áp dụng nếu có ở nƣớc xuất khẩu, nƣớc quá cảnh và
nƣớc gửi hàng đến.
- Lo liệu việc lƣu kho hàng hóa nếu cần.
- Cân, đo hàng hóa.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu ngƣời gửi hàng yêu cầu.
- Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục
chứng từ liên quan và giao hàng cho ngƣời chuyên chở.
- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối, nếu có.
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cƣớc.
- Nhận vận đơn đã ký của ngƣời chuyên chở giao cho ngƣời gửi hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đƣờng nếu cần thiết.
- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đƣờng gửi tới ngƣời nhận hàng thông qua
những mối liên hệ với ngƣời chuyên chở và đại lý của ngƣời giao nhận ở nƣớc
ngoài.
- Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa, nếu có.
- Giúp đỡ ngƣời gửi hàng tiến hành khiếu nại với ngƣời chuyên chở về tổn thất
hàng hóa, nếu có.
b) Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, ngƣời giao nhận sẽ:
- Thay mặt ngƣời nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi ngƣời nhận
hàng lo liệu vận tải hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển
hàng hóa…
- Nhận hàng của ngƣời chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cƣớc.

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page125 of 95.



Header Page 13 of 95.

- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho Hải
quan và những cơ quan khác.
- Thu xếp việc lƣu kho quá cảnh nếu cần.
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho ngƣời nhận hàng.
- Giúp đỡ ngƣời nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với ngƣời chuyên chở về tổn
thất hàng hóa nếu cần.
- Giúp ngƣời nhận hàng trong việc lƣu kho và phân phối nếu cần.
c) Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
- Vận chuyển hàng công trình
Chủ yếu là vận chuyển máy móc nặng, thiết bị... để xây dựng những công trình
lớn nhƣ sân bay, nhà máy hóa chất, nhà máy thủy điện, cơ sở lọc dầu... từ nơi sản
xuất đến công trƣờng xây dựng. Việc di chuyển những hàng hóa này cần phải có
kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn và có thể cần phải sử dụng
cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ, tàu chở hàng loại đặc biệt... Đây là một lĩnh
vực chuyên môn hóa của ngƣời giao nhận.
- Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc
Những quần áo may mặc đƣợc chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo trên giá
trong những container đặc biệt, và ở nơi đến đƣợc chuyển trực tiếp từ container vào cửa
hàng để bày bán. Cách này loại bỏ đƣợc việc phải chế biến lại quần áo nếu đóng nhồi
trong container và đồng thời tránh đƣợc ẩm ƣớt, bụi bẩn…
- Triển lãm ở nƣớc ngoài
Khi đƣợc ngƣời tổ chức triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triển
lãm ở nƣớc ngoài. Ngƣời giao nhận phải tuân thủ những chỉ dẫn đặc biệt của ngƣời
tổ chức triển lãm về phƣơng thức chuyên chở đƣợc sử dụng, về nơi cụ thể làm thủ
tục hải quan ở nƣớc đến khi giao hàng triển lãm, về những chứng từ cần lập…
d) Dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ nêu trên, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, ngƣời
giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác phát sinh trong quá trình chuyên

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page136 of 95.


Header Page 14 of 95.

chở và cả những dịch vụ đặc biệt nhƣ gom hàng, có liên quan đến hàng công trình,
các dự án chìa khóa trao tay…
Ngƣời giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu
tiêu dùng, những thị trƣờng mới, tình hình cạnh tranh, chiến lƣợc xuất khẩu, những
điều khoản thích hợp cần đƣa vào hợp đồng mua bán ngoại thƣơng và nói chung là
tất cả những vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng.
1.1.3. Khái niệm, vai trò trách nhiệm của ngƣời giao nhận
1.1.3.1. Khái niệm về ngƣời giao nhận
Ngƣời kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là "Ngƣờ i giao nhận - Freight
Forwader" [5]. Ngƣời giao nhận có thể là:
- Chủ hàng.
- Chủ tàu.
- Công ty xếp dỡ hay kho hàng.
- Ngƣời giao nhận chuyên nghiệp.
- Bất kỳ một ngƣời nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa.
Cho đến nay chƣa có một định nghĩa thống nhất đƣợc quốc tế chấp nhận về
thuật ngữ "Ngƣời giao nhận". Ở nhiều nƣớc khác nhau có tên gọi khác nhau nhƣ:
Đại lý hải quan, Môi giới hải quan, Đại lý gửi hàng và giao nhận, Ngƣời chuyên
chở chính...
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao
nhận hàng hóa trong xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp giao nhận chính là các

dịch vụ trong giao nhận mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò ngƣời giao nhận
[5].
1.1.3.2. Vai trò, trách nhiệm của ngƣời giao nhận
(i) Vai trò của người giao nhận
a) Môi giới hải quan/ Người giao nhận tại biên giới
Thuở ban đầu, ngƣời giao nhận chỉ hoạt động ở trong nƣớc với nhiệm vụ là
làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Sau đó, mở rộng hoạt động phục vụ

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page147 of 95.


Header Page 15 of 95.

cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lƣu cƣớc với
các hãng tàu theo sự ủy thác của ngƣời xuất khẩu hoặc ngƣời nhập khẩu tùy thuộc
vào quy định của hợp đồng mua bán. Trên cơ sở đƣợc Nhà nƣớc cho phép, ngƣời
giao nhận thay mặt ngƣời xuất khẩu, ngƣời nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải
quan hay môi giới hải quan.
b) Làm đại lý
Trƣớc đây, ngƣời giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của ngƣời chuyên
chở, mà chỉ hoạt động nhƣ một cầu nối giữa ngƣời gửi hàng và ngƣời chuyên chở
nhƣ một đại lý của ngƣời chuyên chở hoặc của ngƣời gửi hàng. Ngƣời giao nhận
nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ ngƣời chuyên chở để thực hiện các công việc
khác nhau nhƣ nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lƣu
kho… trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
Ngƣời giao nhận khi là đại lý:
- Nhận ủy thác từ ngƣời chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa ngƣời
gửi hàng với ngƣời vận tải, ngƣời vận tải với ngƣời nhận hàng, ngƣời bán với
ngƣời mua.

- Hƣởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa, chỉ chịu
trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của ngƣời
làm thuê cho mình hoặc cho chủ hàng.
c) Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa
Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nƣớc thứ ba, ngƣời giao
nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phƣơng
tiện vận tải này sang phƣơng tiện vận tải khác, hoặc giao hàng đến tay ngƣời
nhận.
d) Lưu kho hàng hóa
Trong trƣờng hợp phải lƣu kho hàng hóa trƣớc khi xuất khẩu hoặc sau khi
nhập khẩu, ngƣời giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phƣơng tiện của mình hoặc
thuê ngƣời khác và phân phối hàng hóa nếu có yêu cầu.

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page158 of 95.


Header Page 16 of 95.

e) Người gom hàng
Xét về lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không
thể thiếu nhằm biến các lô hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) góp
phần tận dụng sức chở của container đồng thời giảm thiểu cƣớc vận tải và các phụ
phí khác. Khi là ngƣời gom hàng, ngƣời giao nhận có thể đóng vai trò nhƣ là một
ngƣời chuyên chở hay đại lý.
f) Người chuyên chở
Khi đó ngƣời giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu
trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Ngƣời giao
nhận đóng vai trò là ngƣời thầu chuyên chở nếu ký hợp đồng mà không trực tiếp
chuyên chở. Nếu ngƣời giao nhận trực tiếp chuyên chở thì anh ta là ngƣời chuyên
chở thực tế. Tất cả đều chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình không

những về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những ngƣời anh ta sử dụng và có thể
phát hành vận đơn.
g) Người kinh doanh vận tải đa phương thức ( MTO/CTO)
Trong trƣờng hợp ngƣời giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay còn
gọi là "Vận tải từ cửa đến cửa" thì ngƣời giao nhận đã đóng vai trò là ngƣời kinh
doanh VTĐPT. MTO thực chất là ngƣời chuyên chở, thƣờng là chuyên chở theo
hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.
(ii) Trách nhiệm của người giao nhận
Ngƣời giao nhận luôn phải chăm sóc chu đáo hàng hóa đƣợc ủy thác và thực
hiện chính xác những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến
vận tải hàng hóa.
 Khi ngƣời giao nhận là đại lý
Ngƣời giao nhận phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm, sai sót của bản thân
mình khi thực hiện dịch vụ. Lỗi lầm sai sót đó có thể là: giao hàng trái chỉ dẫn,
giao hàng sai địa chỉ, quên mua bảo hiểm hoặc sai sót trong việc bảo hiểm cho
hàng hóa mặc dù đã có chỉ dẫn, lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan, lập chứng từ

Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page169 of 95.


Header Page 17 of 95.

nhầm lẫn, tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế,
quên thông báo khiến hàng phải lƣu kho tốn kém…
Ngƣời giao nhận không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai sót của bên
thứ ba (ngƣời chuyên chở, ngƣời ký hợp đồng phụ, nhận lại dịch vụ…) miễn là
ngƣời giao nhận đã biểu hiện sự cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba
đó.
 Khi ngƣời giao nhận đóng vai trò ngƣời ủy thác, với tƣ cách là một bên ký
hợp đồng độc lập đảm nhận trách nhiệm với danh nghĩa của mình thực hiện các

dịch vụ do khách hàng yêu cầu, thì ngoài những trách nhiệm của đại lý nói trên,
ngƣời giao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi và sơ suất của bên thứ
ba mà ngƣời giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng. Trong trƣờng hợp này
ngƣời giao nhận thƣờng thƣơng lƣợng với khách hàng giá dịch vụ (giá khoán, giá
cả gói), chứ không chỉ nhận hoa hồng nhƣ đại lý.
Ngƣời giao nhận thƣờng đóng vai trò ngƣời ủy thác khi thu gom hàng lẻ, khi
kinh doanh vận tải đa phƣơng thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hàng hóa hay
nhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình.
1.1.4. Sự cần thiết phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, cùng với sự tác động
của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thƣơng mại quốc tế, các hoạt động giao nhận
ngày một lớn mạnh, góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lƣu kinh tế, nối liền
các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nƣớc, giữa trong nƣớc với nƣớc
ngoài và làm cho nền kinh tế đất nƣớc phát triển cân đối, nhịp nhàng.
Ngƣời làm dịch vụ giao nhận hàng hóa đƣợc coi là "nhà tổ chức - kiến trúc
sƣ của vận tải" vì ngƣời giao nhận có khả năng tổ chức quá trình chuyên chở một
cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất. Họ phải lựa chọn phƣơng tiện, ngƣời
vận tải thích hợp, tuyến đƣờng thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và đứng ra trực
tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải của toàn chặng với nhiều loại
phƣơng tiện vận tải khác nhau nhƣ tàu thủy, máy bay, ô tô… vận chuyển qua nhiều
nƣớc và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng [6]. Vì vậy khi cần chủ hàng có

10of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page17


Header Page 18 of 95.

thể dễ dàng tìm đến một công ty dịch vụ giao nhận để ký kết một hợp đồng nhằm
mang đến lợi ích tối ƣu nhất khi mà hàng hóa đƣợc vận chuyển đúng tiến độ, đảm

bảo an toàn với chi phí hợp lý từ nơi xuất khẩu tới nơi nhập khẩu, khi đó sẽ tiết
kiệm đƣợc thời gian, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Nhƣ vậy sự phát triển của
hoạt động giao nhận hàng hóa ở một nƣớc gắn liền cả với sự phát triển vận tải ở
chính nƣớc đó.
Tiền đề cho sự phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của
nƣớc ta là rất nhiều và có triển vọng lớn. Cùng với sự phát triển của đất nƣớc, hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải cũng đƣợc
Nhà nƣớc quan tâm phát triển. Hệ thống bến cảng, sân bay, đƣờng quốc lộ trên bộ,
đƣờng sông, đƣờng sắt… đƣợc nâng cấp xây sửa thƣờng xuyên. Nhà nƣớc liên tục
tiếp nhận khoa học công nghệ mới trong giao nhận vận tải nhƣ: hiện đại hoá hệ
thống máy nâng hạ container, cần cẩu, tin học hoá hoạt động giao nhận vận tải…
Phát triển hoạt động giao nhận ở nƣớc ta có ý nghĩa hết sức quan trọng, không
những góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lƣu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nƣớc
trên thế giới mà còn tạo điều kiện đơn giản hóa thủ tục thƣơng mại, hải quan và
các thủ tục pháp lý khác, thu hút các bạn hàng nƣớc ngoài nhằm mở rộng hoạt
động kinh doanh thƣơng mại với các doanh nghiệp trong nƣớc, khi đó sức cạnh
tranh hàng hóa ở nƣớc ta trên thị trƣờng quốc tế sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho đất
nƣớc có thêm nguồn thu ngoại tệ đáng kể, cải thiện một phần cán cân tài chính của
đất nƣớc. Nhƣ vậy có thể nói rằng việc phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu gắn liền với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Còn đối với riêng
doanh nghiệp, việc phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là thực
sự cần thiết, bởi nó giúp cho doanh nghiệp đứng vững chắc trên thị trƣờng, gia
tăng lợi nhuận trong kinh doanh và tạo ra hƣớng phát triển bền vững, lâu dài cho
doanh nghiệp.

11of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page18


Header Page 19 of 95.


1.2. Tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại doanh nghiệp
1.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa XNK
Ngoài mối liên hệ với ngƣời gửi hàng và ngƣời nhận hàng, ngƣời giao nhận
cần phải liên hệ với rất nhiều các cơ quan tổ chức khác nhau trong suốt giai đoạn
làm dịch vụ cho khách, nhƣ: (i) Cơ quan quản lý Nhà nƣớc: Các Bộ ban ngành cấp
giấy phép liên quan đến lĩnh vực XNK hàng hóa; cơ quan Hải quan để thông quan
hàng hóa; cơ quan Cảng làm công tác giao nhận; ngân hàng trung ƣơng để giao
dịch thực hiện tín dụng chứng từ và thanh toán; Viên chức lãnh sự đại sứ quán để
xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ ; các cơ quan kiểm soát mậu dịch xuất nhập
khẩu . (ii) Các tổ chức vận tải: Các công ty (hãng) kinh doanh vận tải đƣờng biển,
đƣờng hàng không, đƣờng thủy, đƣờng sắt, đƣờng bộ… ; (iii) Các tổ chức dịch vụ
có liên quan: Đại lý hãng tàu; các công ty dịch vụ giao nhận; Kho hàng ga, cảng…;
ngƣời giữ kho để lƣu kho hàng hóa; tổ chức đóng gói để đóng gói hàng; công ty
bảo hiểm để bảo hiểm hàng hóa;
Hoạt động giao nhận hàng hóa XNK chịu sự điều tiết của pháp luật trong
nƣớc và quốc tế. Mỗi quốc gia ban hành những quy định riêng để quản lý hoạt
động này. Cụ thể, nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, quy
phạm pháp luật quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán,
vận tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ... nhƣ:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam- luật số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005.
- Luật hàng không dân dụng Việt Nam-Số 66/2006/QH11, ngày 29/6/2006
- Quyết định 2106/QĐ-BGVT ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Bộ Giao thông
vận tải về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng
biển Việt Nam.
- Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990.
- Luật thƣơng mại 2005
- …


12of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page19


Header Page 20 of 95.

Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện giao nhận hàng hóa XNK cần tuân thủ
các luật lệ quốc tế : Các công ƣớc, các định ƣớc, các hiệp ƣớc, các hiệp định, các
nghị định thƣ, các quy chế… về buôn bán, vận tải, bảo hiểm… mà việc giao nhận
bắt buộc phải phù hợp mới bảo vệ đƣợc quyền lợi của chủ hàng. Các loại hợp
đồng, các tập quán thƣơng mại, hàng hải và luật tập tục của mỗi nƣớc nhƣ:
(i) Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, điều ƣớc quốc tế điều chỉnh loại hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là Công ƣớc Liên Hiệp Quốc năm 1980 về
mua bán hàng hóa quốc tế, đƣợc ký kết tại Viên năm 1980 [8].
Việt Nam chƣa gia nhập Công ƣớc Viên năm 1980. Tuy nhiên, pháp luật của Việt
Nam cũng cho phép các bên đƣợc sử dụng Công ƣớc Viên 1980 để điều chỉnh các
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ƣớc Viên 1980 sẽ không đƣơng nhiên
có hiệu lực nếu các bên không lựa chọn và ghi rõ trong hợp đồng. Khi các bên đã
dẫn chiếu đến Công ƣớc Viên 1980 thì toàn bộ các điều khoản và nội dung của
Công ƣớc Viên 1980 sẽ đƣợc áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng.
(ii) Trong lĩnh vực vận tải hàng hải, các điều ƣớc quốc tế đang đƣợc ngƣời
chuyên chở sử dụng để điều chỉnh hợp đồng vận chuyển bao gồm [8]:
- Công ƣớc quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đƣờng biển
(International Convention for the unification of certain rules relating to
Bills of lading) – Công ƣớc Brussel 1924/ Quy tắc Hague
- Nghị định thƣ sửa đổi Công ƣớc quốc tế để thống nhất một số quy tắc
về vận đơn đƣờng biển – Quy tắc Hague Visby 1968
- Nghị định thƣ SDR 1979

- Công ƣớc của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đƣờng
biển (United Nation Convention on the carriage of goods by sea) –
Công ƣớc/ Quy tắc Hamburg 1978
(iii) Trong lĩnh vực hàng không: Nguồn luật cơ bản nhƣ: Công ƣớc Sicagô
1944 về hàng không dân dụng quốc tế và các bản phụ lục kèm theo (những chuẩn
mực quốc tế và sự giải thích chúng), Công ƣớc Vacsava 1929 về thống nhất hoá

13of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page20


Header Page 21 of 95.

một số quy định liên quan tới vận chuyển hàng không cùng với biên bản 1955 về
một số điểm sửa đổi, ...
(iv) Một số tập quán thƣơng mại quốc tế áp dụng cho hợp đồng thƣơng mại
quốc tế [9]:
- Incoterms 2000, 2010
- Tập quán khu vực nhƣ: Điều kiện thƣơng mại theo UCC (áp dụng
đối với khu vực Bắc Mỹ).
- UCP 600.
- Một số tập quán Thƣơng mại Quốc tế khác.
1.2.2. Quy trình giao nhận hàng hoá XNK
Có nhiều quy trình giao nhận hàng hóa, trong đó trình tự nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa là khác nhau, vì tùy thuộc vào phƣơng thức vận tải hay loại hàng
hóa. Trong bài nghiên cứu này chỉ để cập đến quy trình giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển.
1.2.2.1. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Chuẩn bị hàng để giao cho
ngƣời vận tải


Giao hàng cho ngƣời vận tải
Lập bộ chứng từ thanh toán
Quyết toán
(Học viên tự tổng hợp và đưa ra quy trình)
Bước 1: Chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải
 Chuẩn bị hàng hoá, nắm tình hình tàu:
- Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C hay phƣơng thức thanh toán khác quy
định theo hợp đồng để chuẩn bị hàng hoá.
- Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan

14of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page21


Header Page 22 of 95.

- Tiến hàng lƣu cƣớc
- Lập Bảng danh mục hàng xuất khẩu gửi hãng tàu.
 Kiểm tra hàng hoá
- Kiểm tra bao gồm: Số lƣợng, trọng lƣợng, …xem có phù hợp với hợp đồng
thƣơng mại đã ký kết hay không
- Xin kiểm nghiệm chất định, giám định, kiểm dịch (nếu cần).
Bước 2: Giao hàng cho người vận tải


Làm thủ tục hải quan
- Đăng ký khai truyền tờ khai hải quan điện tử
- Xuất trình chứng từ kiểm tra (nếu hải quan yêu cầu)
- Kiểm hoá thực tế hàng bằng phƣơng pháp thủ công hoặc máy soi (nếu phát


sinh)
- Nộp thuế theo quy định (nếu có).
 Giao hàng hoá xuất khẩu cho tàu
+ Nếu gửi hàng nguyên container (FCL)
- Bên gửi hàng ban đầu sẽ cung cấp các thông tin về lô hàng cần xuất để xin cấp
container rỗng với hãng tàu
- Yêu cầu hãng tàu xác nhận và cho thông tin chi tiết có liên quan nhƣ tên tàu,
số chuyến, ngày tàu đi, địa điểm xuất tàu…
- Hãng tàu sẽ phản hồi lại để ký xác nhận Booking note( bản đăng ký chỗ trên
tàu)
- Cấp lệnh giao vỏ cotainer để chủ hàng mƣợn.
- Bên gửi hàng sẽ bố trí phƣơng tiện nhằm mang container rỗng về kho của
mình và đóng hàng vào
- Lập Bản chi tiết đóng gói (packing-list)
- Hàng hóa đƣợc vận chuyển tập kết tại Cảng để làm thủ tục hải quan thông
quan cho lô hàng xuất khẩu.
Tại cảng, container sẽ đƣợc xếp lên tàu
- Bên gửi hàng nhận đƣợc vận đơn thuyền phó
- Đến hãng tàu hoặc đại lý để lấy B/L gốc.
15of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page22


Header Page 23 of 95.

+ Nếu giao hàng lẻ (LCL)
- Bên gửi hàng sẽ mang hàng đến giao cho ngƣời vận tải tại kho CFS quy định
và lấy HB/L
- Làm thủ tục thông quan tờ khai hải quan tại chi cục quản lý theo quy định

- Ngƣời chuyên chở hoặc ngƣời gom hàng sẽ đóng các lô hàng lẻ đó vào
container
- Xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
Bước 3: Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng mua bán, xem điều kiện thanh toán thống nhất của hai
bên mà bộ phận giao nhận phải lập các chứng từ liên quan hay lấy các chứng từ
cần thiết khác sau đó tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngân
hàng để thanh toán tiền hàng cho bên ngân hàng của nhà nhập khẩu.
Bước 4: Quyết toán
Đó là toàn bộ các khâu liên quan đến việc thanh toán chi phí liên quan đến
quá trình giao nhận hoàng hóa xuất nhập khẩu: chi phí bốc xếp, vận chuyển, bảo
quản, lƣu kho…
1.2.2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
Chuẩn bị trƣớc khi nhận hàng
Tổ chức dỡ và nhận hàng từ
ngƣời vận tải
Làm thủ tục hải quan
Quyết toán
(Học viên tự tổng hợp và đưa ra quy trình)
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nhận hàng

16of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page23


Header Page 24 of 95.

- Bên nhận hàng cần phải nắm các thông tin về hàng và tàu, nhận các giấy tờ
nhƣ: thông báo tàu đến, B/L và bộ chứng từ về hàng hoá đã quy định theo hợp
đồng thƣơng mại…

- Chuẩn bị xin giấy phép(nếu hàng hóa thuộc diện phải thực hiện đăng ký
kiểm tra chuyên ngành theo quy định)
- Tiến hành khai quan tờ khai điện tử để thông quan cho lô hàng.
Bước 2: Tổ chức dỡ và nhận hàng từ người vận tải
* Đối với hàng nguyên container (FCL)
- Trƣớc tiên: Khi bên nhận hàng có đƣợc giấy thông báo hàng đến từ hãng tàu
hay đại lý, sẽ trực tiếp hoặc ủy quyền cho bên khác thay mặt mình đến hàng tàu để
lấy lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí liên quan (Localcharge) – (Lƣu ý việc có
cần xuất trình BL gốc hay không sẽ theo thỏa thuận ban đầu)
- Mang D/O, vận đơn sao kèm tất cả các chứng từ liên quan đến lô hàng đến Hải
quan để làm thủ tục thông quan hàng hóa
- Nộp thuế nhập khẩu và đăng ký kiểm hoá thực tế hoặc bằng máy soi(nếu có
yêu cầu hay phát sinh).
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nghĩa là trên hệ thống tờ khai đã đƣợc
thông quan, doanh nghiệp đã kiểm tra đƣợc và in mã vạch số hiệu cont
- Ngƣời nhận hàng sẽ mang D/O gốc đến hải quan giám sát ký trên máy
- Đổi thành lệnh thực hiện tại văn phòng giao nhận cảng
- Bố trí phƣơng tiện vận tải để nhận hàng.
* Đối với hàng lẻ (LCL)
- Sau khi có giấy thông báo hàng đến, chủ hàng mang B/L gốc hoặc HB/L đến
hãng tàu hoặc đại lý của ngƣời gom hàng để lấy D/O
- Tập hợp đủ các chứng từ để khai truyền thông quan tờ khai hải quan điện tử
- Kiểm tra hàng đã đƣợc khai thác về kho CFS hay chƣa, nếu xong
- Mang lệnh đến phòng nghiệp vụ giao nhận của kho để đổi lệnh thực hiện kèm
tờ khai đã thông quan
- Bố trí phƣơng tiện vận tải lấy hàng ra khỏi kho.

17of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page24



Header Page 25 of 95.

Bước 3: Làm thủ tục hải quan
Bao gồm:
- Chuẩn bị chứng từ khai truyền hải quan điện tử. Thông thƣờng bộ chứng từ:
Hợp đồng, hóa đơn thƣơng mại, phiếu đóng gói hàng, vận đơn, giấy báo hàng,
giấy chứng nhận xuất xứ(nếu có), các giấy tờ liên quan khác tùy từng loại hàng
hóa.
- Khai báo hải quan điện tử và kiểm tra tính thuế nhập khẩu
- Xuất trình hồ sơ giấy để kiểm tra tại chi cục hải quan. Đăng ký kiểm hoá và tiến
hành kiểm hóa thực tế hàng (nếu có)
- Hoàn thành nghĩa vụ về thuế
- Nhận thông báo thông quan điện tử, hoàn thành đóng lệ phí hải quan.
Bước 4: Quyết toán
Thanh toán các chi phí cho cảng: tiền thƣởng phạt xếp dỡ, tiền phạt lƣu
container, tiền lƣu kho bãi…
1.2.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả giao nhận hàng hóa XNK
Các chỉ số tài chính trong một kỳ nhất định sẽ giúp cho ngƣời đánh giá biết rõ
hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian đó. Bởi ngay khi khối lƣợng hàng
hóa và số lƣợng hợp đồng tăng thì công ty vẫn có thể bị lỗ nếu nhƣ Tổng chi phí
lớn hơn doanh thu. Trong bài này sẽ đánh giá đến các chỉ tiêu cụ thể sau:
a) Doanh thu giao nhận hàng hóa XNK
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu đƣợc do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thƣờng đƣợc xác định bằng giá bán nhân với
sản lƣợng.
Doanh thu trong doanh nghiệp phản ánh mức độ phát triển hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Nó là một trong các chỉ tiêu kết
quả kinh doanh mà mọi doanh nghiệp quan tâm và đƣợc xây dựng trên các báo cáo

kế toán, thống kê.

18of 95.
Footer Page - Footer Page - Footer Page -Footer Page25


×