Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

ĐỀ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ GIAI ĐOẠN 2017-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.01 KB, 48 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN BA CHẼ GIAI
ĐOẠN 2017-2020

Ba Chẽ, tháng 12 năm 2016
1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:
Ba Chẽ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh,
có diện tích tự nhiên là 60.658,71 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm
nghiệp là 55.622,3 ha, chiếm 91,6% diện tích tự nhiên, đây là tiềm năng, lợi thế to
lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, nhận thức về rừng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện
được nâng lên, quan điểm đổi mới xã hội hoá về bảo vệ rừng và phát triển rừng được
triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả; tài nguyên rừng và đất rừng được sử dụng
ngày càng bền vững thỏa mãn các yêu cầu về phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh
thái đồng thời đảm bảo cung các nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và các
ngành kinh tế khác; thu hút được các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm
nghiệp; lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định, giá trị sản xuất và xuất khẩu tăng
nhanh góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng
trưởng kinh tế của huyện. Kết quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian
qua đạt được nhiều tiến bộ, thể hiện trên cả ba mặt: số vụ vi phạm giảm; thiệt hại
tài nguyên rừng do hành vi trái pháp luật gây ra giảm; diện tích đất có rừng tăng.


Tuy vậy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn bộc lộ nhiều vấn đề
hạn chế; rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép và diễn biến phức tạp, chất lượng
rừng tự nhiên ngày càng suy giảm; năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế của rừng
trồng thấp; diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao chưa được quản lý bảo vệ chặt
chẽ, đời sống của người dân sống trong và gần rừng còn gặp nhiều khó khăn, tác
động tiêu cực đến công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng; cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém; hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; việc sắp xếp tổ chức sản xuất và
quản lý bảo vệ rừng còn chưa hợp lý...
Với tình hình thực trạng hiện nay, đòi hỏi sự quan tâm của cấp ủy chính
quyền các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo ra
những chuyển biến mới cho hoạt động lâm nghiệp của huyện, đóng góp nhiều hơn
nữa cho phát triển kinh tế, xã hội và phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thực hiện Thông báo số 144-TB/HU ngày 14/7/2016 của Huyện ủy Ba Chẽ
về kết luận chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy. UBND huyện Ba Chẽ xây dựng Đề
án bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 20172020 nhằm phát huy tổng thể tác dụng phòng hộ đa mục tiêu, bảo vệ môi trường,
tài nguyên, tăng khả năng cung cấp các lâm sản từ rừng, góp phần phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn toàn huyện và làm
cơ sở để tổ chức chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn
tiếp theo.
2. Các căn cứ để xây dựng Đề án:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ngày 03/12/2004 có hiệu lực ngày
01/5/2005;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật bảo vệ và phát triển rừng;
2


- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng phòng hộ;
- Quyết định số 4009/QĐ-UBND, ngày 08/12/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch nông, lâm, thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ 03 loại rừng tỉnh Quảng
Ninh;
- Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh phê duyệt
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 2030;
- Quyết định số 1446/QĐ-UBND, ngày 28/5/2015 của Ủy ban nhân tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBN tỉnh Quảng Ninh
về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ khóa XXIV, nhiệm kỳ 2015 –
2020;
- Thông báo số 144-TB/HU ngày 14/7/2016 của Huyện ủy Ba Chẽ về kết
luận chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy.
- Quyết định 2161/QĐ-UBND, ngày 16/11/2011 của Ủy Ban nhân dân
huyện về việc phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp huyện Ba
Chẽ giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 1388/QĐ-UBND, ngày 24/7/2015 của Ủy ban nhân dân huyện
về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung huyện
Ba Chẽ đến năm 2020;
PHẦN I
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA CHẼ GIAI ĐOẠN 2010- 2015

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
- Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km đi theo đường quốc lộ 18A từ
Hạ Long đi Móng Cái. Từ ngã ba Hải Lạng đi thị trấn Ba Chẽ có 15km đường rải nhựa.
Ba Chẽ có vị trí nằm trên tọa độ địa lý:
21o7’40” đến 21o23’15” Vĩ Độ Bắc
107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.
Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả.
Phía Đông giáp huyện Tiên Yên.
3


Phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Huyện Ba Chẽ tuy không nằm trên đường quốc lộ 18A nhưng trên địa bàn
huyện có 04 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn
Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ);
Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả); Tỉnh lộ 330B: Nam Sơn –
Cầu Ba Chẽ phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội của huyện với các địa
phương lân cận. Tỉnh lộ 329, đường Cửa Cái - Cái Gian đã được đầu tư tạo thuận
lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cẩm Phả và TP. Hạ Long.
- Ba Chẽ là huyện có vị trí giáp ranh với các huyện lân cận như Tiên Yên,
Hoành Bồ, các huyện này có thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp do vậy có
điều kiện để tạo nên vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm
sản ngoài gỗ.
- Tuy Ba Chẽ không gần các trung tâm kinh tế lớn trong tỉnh như các
huyện khác nhưng lại khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu
đường bộ là Móng Cái (TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu); cảng Mũi
Chùa (huyện Tiên Yên) là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi,
tiêu thụ hàng hóa.

2. Đặc điểm khí hậu
- Ba Chẽ nằm trong vùng khu hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm
mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng
Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 21oC – 230C, về mùa hè nhiệt độ trung
bình dao động từ 26 – 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,6 0C vào tháng 6.
Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung
bình dao động từ 12 - 160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 01 đạt tới 10C.
- Độ ẩm không khí: tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao
nhất vào tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%.
Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí
tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không
khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hoá
theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng
mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không
đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: mùa mưa
nhiều và mùa mưa ít.
+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm
85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm).
+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ
chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm).
Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm
cao (trên 2.00mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực
vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng
trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi
4


đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền

kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5 - 6m, lũ mạnh cuốn trôi
những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt hại lớn đến tài sản
và hoa màu của nhân dân.
Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập
trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.
Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
+ Gió Đông Bắc: thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và
Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo
dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6,
thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió nam và đông nam,
tốc độ gió trung bình cấp 2 - 3.
Điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới
và cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp
… đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, đô thị.
3. Đất đai, địa hình
- Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành
những thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún. Độ cao
trung bình so với mặt nước biển từ 300 - 500m với độ dốc trung bình từ 20-25o. Nhìn
chung với đặc điểm địa hình dốc, đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún, không tập
trung như huyện Ba Chẽ, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong
công tác đầu tư kinh phí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, nước sinh
hoạt và vệ sinh môi trường, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
- Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức tạp nên phần lớn
là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế, tiềm năng
đất đai chủ yếu thích hợp cho kinh tế lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi đại gia súc.
- Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh
tác, chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma
axit và phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối. Nhìn chung, các loại đất đều
có tầng dày trung bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng các loại

cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.
- Hướng sử dụng: Chủ yếu trồng rừng kinh doanh. Khoanh nuôi diện tích
rừng tự nhiên tái sinh và kết hợp trồng rừng sản xuất kinh doanh kết hợp phòng
hộ trong vùng.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ GIAI ĐOẠN 2010- 2015

1. Hiện trạng tài nguyên rừng:
1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng:
Theo kết quả kiểm kê rừng huyện Ba Chẽ năm 2015 được phê duyệt tại
Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh, tổng
diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện là 56.736,7 ha. Trong đó, diện tích
quy hoạch cho 3 loại rừng là 56.622,24 ha (rừng phòng hộ: 7.022,94 ha, rừng sản
xuất: 49.599,3 ha), diện tích ngoài 3 loại rừng là 114,5 ha. Cụ thể như sau:
5


Bảng 01: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng
TT

QH 3 loại rừng


Tổng (ha)

Tổng
1

Đạp Thanh


2

Đồn Đạc

3

56.736,7

Tổng (ha)

56.622,24

Phòng hộ

Sản xuất

7.022,94

49.599,3

Ngoài ba
loại rừng

114,5

8.612,27

8.555,96

1.160,95


7.395,01

56,31

12.382,95

12.380,03

1.862,41

10.517,62

2,92

Lương Mông

6.205,65

6.175,30

1.440,53

4.734,77

30,35

4

Minh Cầm


3.175,37

3.173,28

948,71

2.224,57

2,09

5

Nam Sơn

7.534,58

7.533,59

7.533,59

0,99

6

Thanh Lâm

7.774,32

7.753,16


637,05

7.116,11

21,16

7

Thanh Sơn

10.556,37

10.555,75

973,29

9.582,46

0,62

8

TT. Ba Chẽ

495,19

495,19

495,19


Tổng diện tích đất quy hoạch cho phòng hộ là 7.022,94 ha, chiếm 11,6% diện
tích toàn huyện. Trong đó, xã Đồn Đạc có diện tích đất quy hoạch cho phòng hộ lớn
nhất là 1.862,41 ha, chiếm 14,0% diện tích của xã và chiếm 2,65 % diện tích đất quy
hoạch cho phòng hộ của huyện. Tiếp theo là các xã Lương Mông và Đạp Thanh lần
lượt chiếm 2,05% và 1,6% diện tích đất quy hoạch cho phòng hộ của huyện. Các xã
không có đất quy hoạch cho phòng hộ là Nam Sơn và TT.Ba Chẽ.
Tổng diện tích đất quy hoạch cho sản xuất là 49.599,3 ha, chiếm 81,8% diện
tích tự nhiên của huyện. Trong đó, xã Đồn Đạc có diện tích đất quy hoạch cho sản
xuất lớn nhất là 10.517,62 ha, chiếm 79,3 % diện tích của xã và chiếm 21,2% diện
tích đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp của huyện. Tiếp theo là các xã Thanh Sơn
và Nam Sơn lần lượt chiếm 19,3% và 15,2% diện tích đất quy hoạch cho sản xuất
lâm nghiệp của huyện.
Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 56.622,24 ha. Trong đó xã Đồn
Đạc có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 12.380,03 ha, chiếm 21,9% diện
tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của huyện, tiếp theo là các xã Thanh Sơn, Đạp
Thanh, Thanh Lâm lần lượt chiếm 18,6%, 15,1% và 10,9 diện tích đất quy hoạch cho
lâm nghiệp của huyện Ba Chẽ.
1.2. Diện tích các loại rừng theo chủ quản lý:
a. Diện tích phân theo loại chủ quản lý
Kết quả kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ
theo chủ quản lý đã xác định được 9 loại chủ quản lý trong đó, chia ra hai
nhóm chủ quản lý rừng:
- Nhóm I, gồm cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, UBND xã.

6


Bảng 02: Diện tích các loại chủ quản lý nhóm I theo xã
STT



Tổng

Hộ gia đình
28.328,96

Cộng đồng
1.017,66

UBND xã
12.206,26

Tổng
41.552,88

4.747,16

274,86

1.920,61

6.942,63

6.843,7

16,17

2.581,69


9.441,56

1

Đạp Thanh

2

Đồn Đạc

3

Lương Mông

1.995,41

227,63

2.542,08

4.765,12

4

Minh Cầm

1.141,32

130,65


954,69

2.226,66

5

Nam Sơn

4.880,07

10,07

724,14

5.614,28

6

Thanh Lâm

3.991,38

66,25

1.409,44

5.467,07

7


Thanh Sơn

4.452,98

292,03

1.855,36

6.600,37

8

TT. Ba Chẽ

276,94

218,25

495,19

Diện tích chủ quản lý nhóm I quản lý là 41.552,88ha. Trong đó:
+ Hộ gia đình có 3.089 chủ rừng, diện tích quản lý là 28.328,96 ha;
+ Cộng đồng có 27 chủ rừng, diện tích quản lý là 1.017,66 ha;
+ Ủy ban nhân dân xã có diện tích quản lý là 12.206,26ha.
- Nhóm II: Ban quản lý rừng phòng hộ
Bảng 03: Diện tích các loại chủ quản lý nhóm II theo xã
Stt


Tổng


BQL rừng
PH
7.022,94

Cty Lâm
nghiệp
3.260,24

Doanh
nghiệp TN
3.769,71

Đối tượng
khác
1.130,93

508,69

Tổng
15.183,82

1

Đạp Thanh

1.160,95

1.669,64


2

Đồn Đạc

1.862,41

3

Lương Mông

1.440,53

1.440,53

4

Minh Cầm

948,71

948,71

5

Nam Sơn

6

Thanh Lâm


637,05

7

Thanh Sơn

973,29

1.078,98

2.941,39

1.920,3
260,96

1.920,3
751,96

918,24

2.307,25

2.509,06

212,69

3.956

Diện tích chủ quản lý nhóm II quản lý là 15.183,82ha:
+ Ban quản lý rừng phòng hộ Ba Chẽ: 7.022,94 ha;

+ Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại TKL: 1.484,93ha;
+ Công ty cổ phần phát triển rừng bền vững: 1.532,82 ha;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Ba Chẽ: 3.260,24 ha;
+ Công ty cổ phần Kim Long: 751,96 ha;
+ Hợp tác xã Toàn Dân: 1.130,93 ha.
7


Bảng 04: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý
ĐVT: Ha
Phân loại rừng

TỔNG
I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC
1. Rừng tự nhiên
- Rừng thứ sinh
2. Rừng trồng
- Trồng mới trên đất chưa có rừng
- Trồng lại sau khi k.thác rừng đã có
Trong đó rừng trồng cây đặc sản:
- Rừng trồng đặc sản

BQL rừng
PH

Tổng

Doanh
nghiệp
NN


DN ngoài
QD

Hộ gia
đình,
cá nhân

Các tổ
chức
khác

Cộng
đồng

UBND

56.736,
7
41.377,
5
12.549,
7
12.549,
7
28.827,
8
-

7.022,

9
5.377,
1
4.800,
1
4.800,
1
577,
0
-

3.260,
2
1.949,
2
302,
9
302,
9
1.646,
3
-

3.769,
7
2.314,
1
1.081,
5
1.081,

5
1.232,
6
-

28.329,
0
20.783,
6
2.140,
8
2.140,
8
18.642,
8
-

1.017,
7
890,
8
545,
4
545,
4
345,
5
-

1.130,

9
806,
7
223,
9
223,
9
582,
8
-

12.206,
3
9.256,
0
3.455,
2
3.455,
2
5.800,
8
-

28.827,
8

577,
0

1.646,

3

1.232,
6

18.642,
8

345,
5

582,
8

5.800,
8

-

-

-

-

3,
0
3,
0


339,
8
339,
8

4,
4
4,
4

504,
1
504,
1

-

156,
9
156,
9

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN
LẬP ĐỊA

41.377,
5

5.377,
1


1.949,
2

2.314,
1

20.783,
6

890,
8

806,
7

9.256,
0

1. Rừng trên núi đất

41.377,
5

5.377,
1

1.949,
2


2.314,
1

20.783,
6

890,
8

806,
7

9.256,
0

2. Rừng trên núi đá

-

-

-

-

-

-

-


-

12.549,
7
9.166,
8

4.800,
1
2.634,
7

302,
9
302,
9

1.081,
5
870,
3

2.140,
8
1.843,
5

545,
4

340,
4

223,
9
223,
9

3.455,
2
2.951,
1

9.166,
8

2.634,
7

302,
9

870,
3

1.843,
5

340,
4


223,
9

2.951,
1

596,
3
596,
3
2.786,
7
845,
2
1.941,
5

152,
6
152,
6
2.012,
9
323,
3
1.689,
6

187,

9
187,
9
23,
3
23,
3

94,
5
94,
5
202,
8
130,
4
72,
3

53,
6
53,
6
151,
3
126,
3
25,
0


9.166,
8

2.634,
7

1.843,
5

340,
4

223,
9

56,
5
184,
2
7.871,
0
1.055,
0
-

56,
5
150,
2
2.302,

0
125,
9
-

-

-

-

V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO
LN

15.359,
2

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng

III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI CÂY
1. Rừng gỗ
- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa
rụng lá
2. Rừng tre nứa
- Các loài khác
3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
- Gỗ là chính
- Tre nứa là chính
IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO TRỮ
LƯỢNG

1. Rừng giàu
2. Rừng trung bình
3. Rừng nghèo
4. Rừng nghèo kiệt
5. Rừng chưa có trữ lượng

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh
3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh
4. Núi đá không cây
5. Đất có cây nông nghiệp
6. Đất khác trong LN

-

-

302,
9

870,
3

-

-

-

107,
6

107,
6
396,
5
241,
9
154,
6
2.951,
1
-

-

-

302,
9
-

424,
6
445,
7
-

20,
0
1.789,
2

34,
4
-

336,
6
3,
8
-

174,
6
49,
2
-

14,
0
2.844,
0
93,
1
-

1.645,
8

1.311,
0


1.455,
6

7.545,
4

126,
8

324,
3

2.950,
3

8.470,
7

151,
2

1.279,
7

291,
0

5.410,
1


56,
9

102,
8

1.179,
1

3.052,
9
3.631,
0
3,
7

666,
1
819,
2

0,
3
9,
8

552,
0
607,
3


867,
7
1.216,
3

45,
1
22,
0

23,
6
193,
9

-

-

-

-

-

-

898,
1

762,
6
3,
7

36,
0

3,
6

-

1,
1

20,
5

0,
3

0,
2

10,
3

164,
9


5,
8

21,
2

4,
2

30,
8

2,
6

3,
8

96,
5

-

8

-


1.3. Diện tích, trữ lượng rừng theo loài cây, cấp tuổi:

a. Diện tích rừng trồng theo loài cây cấp tuổi

Bảng 05: Thống kê diện tích rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi

Tổng diện tích rừng trồng toàn huyện là 37.298,5 ha. Diện tích trồng Keo và
Thông chiếm 89,2 % diện tích rừng trồng. Diện tích rừng trồng chưa thành rừng là
8.471 ha. Rừng trồng của huyện chủ yếu tập trung ở cấp tuổi 1và 2, điều này cho ta
thấy chu kỳ khai thác chủ yếu ở cấp tuổi 2, rừng trồng của huyện biến động mạnh
do chu kỳ khai thác ngắn. Rừng trồng của huyện chủ yếu là ba loài Keo, Thông và
Sa mộc (sa mu).
b. Trữ lượng rừng trồng theo loài cây cấp tuổi

9


Bảng 06: Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây, cấp tuổi

Căn cứ vào bảng trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây, cấp tuổi ta thấy tổng
trữ lượng của toàn huyện là 1.046.805 m 3. Trữ lượng các loài Keo và Thông chiếm
phần lớn trữ lượng của toàn huyện. Tổng trữ lượng của hai loài này là 952.345 m 3,
chiếm 91% tổng trữ lượng của toàn huyện Ba Chẽ. Đây cũng là hai loài cây chính
trong quy hoạch phát triển trồng rừng sản xuất và phòng hộ của huyện.
c. Trữ lượng rừng phân theo mục đích sử dụng:

10


Bảng 07: Thống kê trữ lượng phân theo mục đích sử dụng
QH 3 loại rừng


Tổng trữ lượng
TT


Gỗ (m3)

1
2
3
4
5
6
7
8

Tổng
Đạp Thanh
Đồn Đạc
Lương Mông
Minh Cầm
Nam Sơn
Thanh Lâm
Thanh Sơn
TT. Ba Chẽ

Tre nứa
(1.000
cây)

Phòng hộ


Gỗ (m3)

Tre nứa
(1.000
cây)

1.739.733 30.579 276.666 19.959
301.414 7.146 31.045 3.536
323.849
250.190
116.614
157.998
238.894
334.350
16.424

6.219 89.342
761 61.611
6.627 35.833
338
4.487 13.395
4.981 45.440
21 276.666

5.234
6.318
1.578
3.293


Sản xuất

Ngoài
ba loại
rừng

Gỗ (m3)

Tre
nứa
(1.000
cây)

Gỗ
(m3)

1.459.40
268.9133
234.381
187.660
80.756
157.951
224.471
288.881
16.424

10.62
3.6100
985
761

309
338
2.909
1.687
21

3.664
1.456
126
920
25
47
1.028
29
3.664

Trữ lượng chủ yếu thuộc về rừng sản xuất (trữ lượng gỗ chiếm 83,9%, tre
nứa chiếm 34,7%). Rừng phòng hộ có trữ lượng gỗ là 15,9% và trữ lượng tre nứa
chiếm 65,3 % trữ lượng của huyện.
1.4. Tài nguyên động thực vật rừng
- Tính đến 31/12/2015, diện tích đất lâm nghiệp là 56.736,7 ha, trong đó:
Diện tích đất có rừng là 41.377,5 ha; rừng trồng chưa thành rừng là 8.470,7 ha;
diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 6.888,5 ha; tỷ lệ che phủ
rừng đạt 68,2%.
- Diện tích rừng và đất rừng theo 3 loại rừng: Diện tích rừng và đất rừng sản
xuất: 49.599,3 ha, trong đó: Đất có rừng là 35.909,6 ha, đất chưa có rừng là
13.689,7 ha. Diện tích rừng và đất rừng phòng hộ là 7.029,6 ha (rừng tự nhiên do
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Ba Chẽ quản lý). trong đó: Đất có rừng là
5.377,1 ha, đất chưa có rừng là 1.645,8 ha.
- Hệ động, thực vật rừng:

+ Theo thống kê, hệ thực vật Ba Chẽ có 1.027 loài, 80 họ và 6 ngành, một số
ngành lớn như: Ngành Mộc lan (Magnolio phyta): 951 loài; Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta): 58 loài; ngành Thông (Pinophyta): 11 loài .... Trong đó có các
loài dược liệu quý hiếm cần được bảo vệ như: Trà Hoa vàng, Ba kích tím, Bẩy lá
một hoa ...
+ Hệ động vật: Có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó: thú: 8 bộ,
22 họ, 59 loài; chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài; bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài (trong
đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài).
1.5. Lâm sản ngoài gỗ:
Với đặc điểm tự nhiên, phân vùng sinh thái phong phú nên Ba Chẽ có nhiều
chủng loại lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên cũng như gây trồng để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống như:
11


- Nhóm dầu nhựa: Nhựa thông, Quế.
- Các loại măng, tre, nứa, dóc.
- Các loài song, mây, ràng ràng..
- Các loài cây dược liệu: Trà hoa vàng, Ba kích, đẳng sâm, cát sâm, hà thủ ô,
kim tiền thảo…
- Ngoài ra còn rất nhiều các loại cây khác như: Cây làm thực phẩm, gia vị,
các loại lá để xông hơi, tắm, làm thuốc chữa bệnh phân bố hầu hết dưới tán rừng.
Mặc dù số lượng LSNG của huyện Ba Chẽ rất đa dạng về chủng loại nhưng
lại không tập trung nên rất khó cho việc quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung.
Hiện nay các loại LSNG như Quế, Nhựa thông, Trà hoa vàng, Ba kích đang được
coi là nguồn LSNG có tiềm năng trong phát triển kinh tế của huyện nên đang được
ưu tiên gây trồng và phát triển.
1.6. Diễn biến diện tích rừng, đất rừng theo chức năng:
Bảng 08: So sánh kết quả kiểm kê rừng và kết quả rà soát ba loại rừng
Loại rừng


Kết quả rà soát QH
3 loại rừng 2014

Kết quả kiểm kê
rừng 2015

Chênh lệch: tăng
(+), giảm (-)

Tổng cộng

55.530,0

56.622,3

+1.092,3

2. Rừng phòng hộ

7.029,6

7.022,9

-6,7

- Diện tích có rừng

4.624,9


5.377,1

+752,2

- Đất chưa có rừng

2.404,7

1.645,8

-758,9

3. Rừng sản xuất

48.500,4

49.599,3

+1.098,9

- Diện tích có rừng

34.006,6

35.909,6

+1.903,0

- Đất chưa có rừng


14.493,8

13.689,7

-804,1

Nguyên nhân chính trong việc giảm diện tích đất lâm nghiệp do khi tiến
hành kiểm kê thì toàn bộ diện tích được kế thừa theo diện tích thửa của ngành Tài
nguyên môi trường cung cấp. Ranh giới rừng và đất lâm nghiệp theo rà soát 3 loại
rừng trên địa bàn huyện tại Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/ 2014 của
UBND tỉnh đã được cập nhật trên cơ sở giải đoán ảnh vệ tinh. Tuy nhiên số liệu
thống kê trên bảng biểu lại được thừa kế theo số liệu Quy hoạch 3 loại rừng của
Quyết định số 4903/QĐ – UBND tỉnh Quảng Ninh.
Diện tích rừng tăng là do một số diện tích rừng trồng từ những năm 1990 –
1995 được thống kê số liệu theo hồ sơ thiết kế. Diện tích được tính theo phương
pháp thủ công (khoanh vẽ, đếm lưới ô vuông..) có độ chính xác không cao. Còn
diện tích theo kiểm kê rừng được tính tự động và thống kê bằng phần mềm quản lý
cơ sở dữ liệu nên có độ chính xác cao, dẫn đến diện tích rừng và đất lâm ngiệp trên
địa bàn huyện tăng.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp theo số liệu điều tra năm 2015 tăng 1.092,3 ha
so với số liệu rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2014, trong đó rừng phòng hộ
giảm 6,7 ha, rừng sản xuất tăng 1.098,9ha.
12


1.7. Độ che phủ của rừng:
Bảng 09: Thống kê độ che phủ của rừng

Căn cứ vào bảng thống kê độ che phủ của rừng ta thấy toàn huyện Ba chẽ có
độ che phủ là 68,2% diện tích tự nhiên. Xã có độ che phủ lớn nhất huyện là Minh

Cầm với độ che phủ là 84,2%, sau đó đến các xã như Lương Mông, Đạp Thanh,
Thanh Sơn lần lượt là 75,8%, 71,7% và 69,2%. Thấp nhất là TT. Ba Chẽ cũng đạt
độ che phủ 47,6%.
2. Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
2.1. Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp:
Tính đến năm 2015, huyện Ba Chẽ đã cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, hoàn thành quy hoạch 3 loại rừng và
việc cắm mốc 3 loại rừng đảm bảo cho quản lý, sử dụng rừng đúng mục đích.
Bảng 10: Diện tích cấp sổ cho các chủ quản lý
Loại CQL

Tổng diện
tích (ha)

Đã giao đất

Đã cấp
GCNQSD đất

Đang cấp
GCNQSD đất

Tổng

56.736,70

52.530,44

48.581,68


8.155,02

Hộ gia đình

32.462,10

32.462,10

29.072,40

Cộng đồng

1.591,26

1.591,26

1032,2

UBND xã

4.206,26

BQL rừng
phòng hộ
Cty lâm nghiệp

7.022,94

7.022,94


7.022,94

3.260,24

3.260,24

3.260,24

DN Tư nhân

7.068,40

7.068,40

7.068,40

Hợp tác xã

1.125,50

1.125,50

1.125,50

Chưa cấp
GCNQSD
đất

3.389,70
559,06

4.206,26

Công tác giao đất trên địa bàn huyện được thực hiện rất tốt, theo số liệu
thống kê kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thì trên địa
bàn huyện đã cấp được 48.581,68 ha, chiếm 92,5 tổng diện tích đã giao và 85,6 %
13


tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó hộ gia đình được giao đất và cấp quyền sử
dụng đất là lớn nhất với diện tích là 29.072,4 ha.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
a. Bảo vệ và phát triển rừng:
- Giai đoạn 2010-2015, trồng rừng sản xuất đã trở thành phong trào phát
triển rộng lớn trên địa bàn huyện. Tổng diện tích trồng rừng mới toàn huyện là
19.057,4 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng mới hơn 3.100 ha rừng, trong đó loài
cây trồng rừng chủ yếu là cây keo tai tượng, sa mộc, quế, thông. Rừng trồng được
chăm sóc, bảo vệ tốt, lượng tăng trưởng khá, rừng keo sau 7 năm khai thác có sản
lượng 60-70 m3/ha. Các cơ quan chuyên môn từng bước tham mưu, chỉ đạo, triển
khai các mô hình canh tác bền vững, tập trung vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
đưa các loài cây có năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn, phù hợp với điều kiện
địa phương vào gây trồng trên địa bàn huyện. Hỗ trợ và khuyến khích nhân dân
trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao về mặt y dược và kinh tế như trà
hoa vàng, ba kích, nấm linh chi ... để từng bước hình thành vùng nguyên liệu dược
liệu cung cấp cho các nhà máy, cơ sở sản xuất dược liệu trong và ngoài tỉnh.
- Trong những năm qua công tác khuyến lâm đã được chú trọng thông qua
việc xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật như: MH trồng thử nghiệm cây Ba
kích tím, MH trồng trà hoa vàng, tre mai, đinh lăng... Tổ chức các lớp tập huấn kỹ
thuật gieo ươm cây giống lâm nghiệp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên đã góp phần nâng cao nhận thức và
trình độ sản xuất cho bà con nông dân. Để nâng cao chất lượng rừng, huyện đã chú

trọng khâu giống, đưa tiến bộ kỹ thuật mô, hom vào sản xuất. Rừng trồng bằng
giống cây nuôi cấy mô, hom có tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng đồng đều, rút
ngắn chu kỳ sản xuất, đem lại hiệu quả cao, giúp người trồng rừng nhanh chóng
thu hồi vốn và lợi nhuận tăng.
- Diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ hàng năm bình quân 2.000 ha, chăm
sóc rừng bình quân 8.599 ha/năm, không để xảy ra hiện tượng cháy rừng.
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, bình quân 1.742 ha/ năm. Sau thời gian
khoanh nuôi 5-6 năm, tỉ lệ đạt tiêu chuẩn rừng phục hồi đạt 70-80%. Rừng sau
khoanh nuôi có kết cấu bền vững, tổ thành loài đa dạng, đặc biệt thích hợp với khu
vực phòng hộ.
Bảng 11: Kết quả trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
TT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Trồng mới (ha)
Khoanh nuôi tái
sinh rừng (ha)
Chăm sóc rừng
(ha)
Bảo vệ rừng (ha)

2010

2011

2012


2013

2014

2015

2.891,1

2.458,9

3.515,9

3.194,1

3.577,4

3.420

2.200

810,6

2.200

2.000

1.500

1.300


9.460,4

8.740,1

6.854,3

8.664,9

9.276,7

9.384,3

2.000

2.000

2.265,5

1.738,2

2.826,1

1.948

- Công tác quản lý bảo vệ rừng hiện được các cấp, các ngành quan tâm và sự
tham gia tích cực của người dân nên đã ngăn ngừa tình trạng cháy rừng, đốt nương
14



làm rẫy. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức quản lý bảo vệ rừng phù hợp với
đặc điểm văn hóa, tập quán, trình độ nhận thức của nhân dân để tăng cường công
tác quản lý bảo vệ rừng. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, các ngành
được tăng cường và nâng cao. Hoàn thành công tác quy hoạch 3 loại rừng và công
tác cắm mốc 3 loại rừng theo kết quả rà soát. Thực hiện tốt công tác theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.
- Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và xây dựng quy ước bảo vệ rừng cộng
đồng; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập PCCCR từ cấp thôn bản trở lên để
kịp thời huy động lực lượng và ngăn chặn không để cháy lan ra diện rộng.
Nhìn chung công tác bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua đã được
quan tâm và đạt được những kết quả khả quan. Diện tích, chất lượng rừng tăng lên
góp phần điều tiết nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp, bảo vệ môi trường và góp
phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống của người dân. Khai thác gỗ rừng
trồng đã thay thế cơ bản việc khai thác rừng tự nhiên giúp cho tỷ lệ che phủ rừng
ngày càng tăng, từ 50% vào năm 2010 lên 68,2% năm 2015. Bên cạnh những kết
quả tích cực, trên địa bàn huyện vẫn xảy ra tình xâm lấn đất rừng, khai thác lâm sản
trái. Từ năm 2010-2015, chỉ tính riêng diện tích rừng trồng nhận bàn giao hiện do
UBND các xã quản lý đã phát hiện, lập biên bản 48 vụ vi phạm khai thác, mua bán,
vận chuyển nhựa thông trái phép, tịch thu 7.826 kg.
b. Hoạt động khai thác, chế biến:
- Khai thác gỗ rừng trồng đã thay thế cơ bản việc khai thác rừng tự nhiên và
có xu hướng tăng lên theo từng năm. Khai thác tre, nứa, dóc, tre nguyên liệu giấy,
song mây, giàng giàng trong tự nhiên giảm theo từng năm góp phần vào việc bảo
tồn đa dạng sinh học trong rừng tự nhiên. Cụ thể như sau:
Bảng 12: Kết quả khai thác lâm sản giai đoạn 2010- 2015:
TT
1

Hạng mục
Khai thác gỗ

rừng trồng

ĐVT

2010

2011

2012

2013

2014

2015

m3

15.338

9.850

35.824,84

31.806

17.054

23.978


654,7

409

300

70

86

75

1000

2

Tre, nứa, dóc

3

Nhựa thông

Tấn

7

0

0


0

0

0

4

Vỏ quế tươi
Tre nguyên



120

75

315

231

184

219



4.100

4.231


4.755

2.559

3.433,5

1.876



20

139,1

58

25

35,7

5
6

liệu giấy
Song mây,
giàng giàng

cây


49,5

- Chế biến gỗ và lâm sản: Hiện nay trên địa bàn huyện có 04 tổ chức doanh
nghiệp và 27 hộ gia đình kinh doanh chế biến lâm sản. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn huyện. Nhìn chung các cơ sở sản
xuất chế biến, tiêu thụ gỗ và lâm sản trên địa bàn huyện hoạt động đảm bảo đúng các
15


quy định hiện hành về chế biến gỗ và lâm sản. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động
chế biến gỗ và chế biến giấy từ tre nứa đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản
xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Các hộ gia đình tham gia hoạt động chế
biến lâm sản, đóng đồ mộc gia dụng đã đầu tư máy cưa, máy bào, máy khoan, đục…
để sản xuất các sản phẩm gia dụng phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Nguồn
cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến chủ yếu từ sản phẩm gỗ rừng trồng được
khai thác xuất bán hàng năm trên địa bàn huyện, cây trồng phân tán và gỗ có nguồn
gốc nhập khẩu.
- Trên cơ sở khả năng của nguồn nguyên liệu hiện có, huyện đã khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư, chuyển hướng vào chế biến các sản phẩm từ gỗ
rừng trồng như: đồ gỗ xuất khẩu, ván dăm, ván ép, bột giấy, ... nhằm nhanh chóng
thúc đẩy chuyển chế biến từ thô sang tinh. Quan tâm, tạo thuận lợi cho sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp và chế biến lâm sản ngoài gỗ.
c. Các dự án lâm nghiệp:
Giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện các dự án
lâm nghiệp sau:
- Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất: Tổng diện tích đã thực hiện trong giai
đoạn này là 2.152,8 ha.
- Dự án trồng rừng Việt- Đức: Diện tích trồng rừng mới năm 2010 là 203,4
ha. Thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ rừng trồng những năm trước và diện tích
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên không để xảy ra cháy rừng, mất rừng.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn nhiều dự án của các doanh nghiệp, HTX
thực hiện góp phần tăng nhanh diện tích rừng trồng.
Nhìn chung, các dự án đã triển khai thực hiện đều có sự kiểm tra, giám sát
chặt chẽ, bước đầu đem lại kết quả khả quan.
2.3. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh
* Tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp:
Hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp ở huyện đã từng bước được kiện
toàn, cụ thể như sau:
- Cấp huyện: Phòng Nông nghiệp&PTNT là cơ quan tham mưu giúp UBND
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và phát triển lâm nghiệp. Hạt
Kiểm lâm huyện là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Bảo vệ và phát
triển rừng trên địa bàn huyện.
- Cấp xã: Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm giúp chủ tịch UBND xã
quản lý về công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã.
* Tổ chức quản lý, bảo về và sản xuất kinh doanh rừng:
Trên địa bàn huyện hiện có 01 tổ chức trực tiếp tham gia vào công tác quản
lý bảo vệ rừng phòng hộ và 05 doanh nghiệp, HTX trực tiếp đầu tư sản xuất kinh
doanh thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, gồm:
- Ban quản lý rừng phòng hộ
- Công ty TNHH1TV Lâm nghiệp Ba Chẽ
16


- Hợp tác xã Toàn dân
- Công ty cổ phần phát triển rừng Bền vững
- Công ty cổ phần Kim Long
- CT cổ phần thương mại xây dựng TKL
3. Tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
3.1. Tồn tại:
- Tác động của ngành lâm nghiệp đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo còn

hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; Thu nhập của người làm nghề rừng còn
thấp và chưa ổn định. Đa số người dân ở các vùng sâu, vùng xa chưa thực sự có
thu nhập từ rừng và chưa thể sống bằng nghề rừng; Đời sống của cán bộ, công
nhân làm nghề lâm nghiệp còn rất nhiều khó khăn.
- Tốc độ trồng rừng nhanh, diện tích trồng rừng năm sau luôn cao hơn năm
trước nhưng thiếu tính bền vững, chưa có quy hoạch trồng rừng tập trung theo
hướng thâm canh, chưa kết hợp được lợi ích kinh tế của việc trồng rừng với mục
tiêu bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Còn một bộ phận nhân dân
trồng rừng theo phong trào, chưa chú trọng đến công tác chăm sóc rừng trồng, mật
độ trồng rừng luôn cao hơn quy định nên giá trị kinh tế thu được chưa cao. Một số
người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, không có
hỗ trợ thì không tự bỏ vốn để đầu tư trồng rừng.
- Công tác kiểm tra, phát hiện và huy động 4 tại chỗ ngăn chặn, xử lý tình
trạng khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép một số nơi chưa
quyết liệt, đặc biệt là việc khai thác, thu hái một số cây dược liệu quý hiếm bán cho
tư thương nước ngoài vẫn diễn ra một cách phổ biến, chưa có biện pháp ngăn chặn
hiệu quả.
- Việc phối hợp giữa chủ rừng với chính quyền địa phương và các cơ quan
chức năng trong tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và xử lý vi phạm, chưa
chặt chẽ, thường xuyên, nên hiệu quả bảo vệ rừng chưa cao.
- Suất đầu tư cho khoán bảo vệ rừng còn thấp trong khi công tác bảo vệ rừng
rất phức tạp, khó khăn, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân và chính
quyền địa phương.
- Công tác gieo tạo cây giống tại chỗ phục vụ nhân dân trồng rừng chưa đáp
ứng được nhu cầu sử dụng cây giống của người dân về chủng loại, số lượng và
chất lượng cây giống. Qua kiểm tra thực tế 21 cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống
trên địa bàn huyện năm 2016, chỉ có 01 cơ sở đạt loại B và có sử dụng hạt giống có
xuất xứ để gieo ươm cây giống, các cơ sở còn lại đều sử dụng nguồn hạt giống
không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để sản xuất cây giống phục vụ nhu cầu trồng
rừng của nhân dân, do đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng rừng trồng

và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật
chỉ huy, kỹ thuật chữa cháy rừng đến các thôn còn thiếu đặc biệt là công cụ hỗ trợ
trong công tác quản lý bảo vệ rừng và khi xảy ra cháy lớn.
17


- Rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm cả về diện tích, chất lượng và đa dạng
sinh học. Cùng với việc khai thác gỗ trái phép thì tình trạng săn bắt động vật rừng
trái phép và khai thác dược liệu, lâm sản ngoài gỗ quá mức, tùy tiện, thiếu kiểm
soát đã làm cho hệ sinh thái rừng bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài động, thực
vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều
chương trình, nhiệm vụ, giải pháp đã đưa ra trong quy hoạch kế hoạch nhưng chưa cụ
thể hóa bằng các hoạt động cụ thể, thiếu sự quan tâm chỉ đạo thực hiện và thiếu nguồn
lực đầu tư nên kết quả thực hiện chưa đạt mục tiêu đề ra ban đầu. Bên cạnh đó hàng
năm chưa xây dựng kế hoạch để thực hiện việc giám sát đánh giá tình hình thực hiện
quy hoạch nhằm có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời.
- Tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép và
lấn chiếm rừng, đất rừng vẫn xảy ra thường xuyên, có nơi nghiêm trọng.
- Việc huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát
triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư bảo vệ,
phát triển rừng tự nhiên, chỉ mới dừng lại ở khâu bảo vệ là chính và tập trung cho
rừng phòng hộ. Chưa thu hút được các thành phần kinh tế, nhất là các Doanh
nghiệp đầu tư vào chiều sâu sản xuất kinh doanh tổng hợp theo hướng bền vững,
lâu dài, đặc biệt là làm giàu rừng tự nhiên sản xuất, trồng cây gỗ lớn, cây lâm sản
phi gỗ gắn với chế biến các sản phẩm đồ gỗ cao cấp.
- Việc phát triển rừng sản xuất chưa thực sự đi theo hướng thâm canh, tăng
năng suất và giá trị; tình trạng trồng rừng quảng canh, thiếu kỹ thuật của các hộ
dân vẫn còn phổ biến.

- Hệ thống chế biến lâm sản phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự kiểm soát
của Nhà nước; công nghệ chế biến chậm đổi mới, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh,
giá trị gia tăng chưa cao (đang chủ yếu bán sản phẩm thô, nhất là nguyên liệu gỗ
rừng trồng).
3.2. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân khách quan:
- Điều kiện địa hình không thuận lợi, nhiều núi cao, sông suối chia cắt, ảnh
hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
- Kết cấu hạ tầng thấp kém và không đồng bộ, đặc biệt là mạng lưới giao
thông đến các thôn bản, chưa có đường vận suất lâm nghiệp đến các cánh rừng ở
sâu, xa dân cư, rất khó khăn cho công tác trồng rừng và khai thác lâm sản.
- Rừng phân bố tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, sức ép gia tăng
dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng tăng nhất là các khu vực vùng sâu, vùng
xa, nơi thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
- Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài ngày, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro bởi
ảnh hưởng của thời tiết. Thị trường lâm sản chậm phát triển và tính cạnh tranh thấp.
- Hệ thống cơ sở chế biến chậm phát triển, thị trường lâm sản còn bị ảnh
hưởng phụ thuộc nhiều từ các đối tác nước ngoài dẫn đến mất ổn định trong sản
xuất kinh doanh.
18


- Mặt bằng dân trí không đồng đều, tập quán sản xuất lạc hậu còn tồn tại
trong một bộ phận dân cư, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
- Các chính sách ưu đãi đầu tư chưa thỏa đáng vì vậy chưa thu hút được các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư vào nghề rừng, chưa tạo ra môi trường tốt
để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức về vai trò của lâm nghiệp trong công tác phát triển kinh tế xã hội
của các ngành, các cấp chưa thực sự đầy đủ và toàn diện, chưa đánh giá đúng các giá

trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chưa xác định rõ vị thế lâm nghiệp là
một ngành kinh tế hoàn chỉnh từ khâu tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản và cung
cấp dịch vụ từ rừng …
- Việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt, quản lý
rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập như: Ranh giới giữa các chủ rừng chưa
được cắm mốc ngoài thực địa; giao đất lâm nghiệp chưa gắn với giao rừng, việc giao
đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân chưa hợp lý.
- Khoa học công nghệ áp dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa tạo được sức
bật làm chuyển biến căn bản hiệu quả kinh tế của nghề rừng, chưa gắn kết với sản
xuất và thị trường; việc chuyển đổi giống cây lâm nghiệp còn chậm, năng suất rừng
thấp chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của ngành.
- Công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất của một số chính quyền cơ sở còn hạn
chế, thiếu sâu sát cơ sở, chưa có nhiều cán bộ cơ sở mạnh dạn đầu tư phát triển
kinh tế lâm nghiệp, tạo mô hình tốt để nhân dân học tập làm theo.
- Hệ thống cơ sở chế biến chậm phát triển, hệ thống giao thông chưa đồng bộ
dẫn đến chi phí vận chuyển và dịch vụ cao và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp thấp.
3.3. Bài học kinh nghiệm:
- UBND các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ
sở thường xuyên làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp tuyên truyền vận
động nhân dân trồng rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp đạt kết quả, coi nhiệm
vụ phát triển sản xuất lâm nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của mỗi
địa phương và đơn vị.
- Quan tâm thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút vốn đầu
tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện vào trồng rừng và quản lý bảo vệ
rừng, từng bước xã hội hoá nghề rừng; Tạo môi trường thuận lợi thông thoáng, đúng
pháp luật để thu hút đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền vững.
- Chú trọng làm tốt công tác khuyến lâm, xây dựng các mô hình tiêu biểu để
nhân ra diện rộng.
- Làm tốt công tác tham mưu đề xuất với tỉnh, để có cơ chế chính sách hỗ trợ
nhân dân trồng rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tích cực xây dựng các dự án

kêu gọi vốn đầu tư của các nhà tài trợ, phát triển sản xuất lâm nghiệp hiệu quả cao.
- Làm tốt công tác gieo tạo cây giống lâm nghiệp, cung ứng cây giống cho bà
con đảm bảo chất lượng, chủng loại và kịp thời vụ trồng rừng, góp phần nâng cao
tỷ lệ cây sống, thành rừng xanh tốt.
19


- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng, phòng chống gia súc phá hoại rừng trồng, phát triển an toàn vốn rừng.
- Để đảm bảo trồng rừng mang lại cho người dân hiệu quả kinh tế cao và bền
vững thì phải đa dạng hoá các loại cây trồng lâm nghiệp, tuỳ vào điều kiện đất đai,
vị trí khu rừng mà lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp. Nên giảm diện tích trồng
mới cây Keo, tăng diện tích trồng mới cây Quế, Sa mộc, Lát mê hy cô, trám ghép,
Ba Kích... Có như vậy mới mang lại cho người dân hiệu quả kinh tế cao và ổn
định, giảm thiểu được những rủi ro do biến động của thị trường mang lại.
III. NHỮNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC

1. Lợi thế
- Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã nhận được
sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, sự tham gia tích cực của nhân dân các dân
tộc trong việc phát triển kinh tế lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng. Huyện đã ban
hành các chủ trương, chiến lược định hướng phát triển ngành theo hướng bền vững,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.
- Hệ thống giao thông tiếp tục được củng cố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển lâm nghiệp nhất là giảm các chi phí về vận chuyển và dịch vụ.
- Nhu cầu thị trường lâm sản ngày một tăng mạnh, nền kinh tế - xã hội của
tỉnh và cả nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình
hội nhập quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh
lâm nghiệp.
2. Hạn chế, thách thức

- Điều kiện tự nhiên thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp tương đối phức tạp, địa
hình chia cắt mạnh, khí hậu đất đai không đồng nhất tạo thành các tiểu vùng khác
nhau, diện tích đất trống có khả năng trồng rừng hiện nay rất manh mún, nhỏ lẻ, vì
vậy rất khó khăn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung.
- Trình độ, năng lực quản lý ngành lâm nghiệp chưa thực sự mạnh, thiếu biên
chế và chưa đồng bộ, thống nhất... để đáp ứng yêu cầu thực tế của nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển rừng.
- Trình độ nhận thức của một bộ phận dân cư còn chưa cao, đời sống còn
nghèo, thu nhập từ rừng còn hạn chế, do vậy để đáp ứng các nhu cầu trong đời
sống người dân vẫn tác động tiêu cực vào rừng.
- Dân số tiếp tục gia tăng gây áp lực về nhu cầu sử dụng đất và lâm sản.
- Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp còn nhiều hạn chế
về điều kiện, cơ sở, khả năng tiếp nhận và chuyển giao nên thiếu tính đột phá.
- Phát triển lâm nghiệp đỏi hỏi vốn đầu tư lớn, chu kỳ dài, nhiều rủi ro, dẫn
đến chưa thu hút được các nguồn lực đầu tư.
- Việc phát triển lâm nghiệp bền vững, bên cạnh những cơ hội để phát triển
là những thách thức lớn, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành.
Phần II
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIÁI PHÁP
20


PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2017- 2020
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của toàn dân, các cấp, các ngành.
Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả kinh tế - xã
hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài và đặc biệt
phải gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng; Phát triển lâm nghiệp bền vững
toàn diện, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác

chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái … Bảo đảm phát triển cân
đối, ổn định rừng phòng hộ, sản xuất, sử dụng, khai thác có hiệu quả chức năng của
từng loại rừng.
- Chủ rừng phải chịu trách nhiệm chính trên diện tích rừng, đất rừng được
Nhà nước giao; nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở, huy động cả
hệ thống chính trị tham gia quản lý bảo vệ rừng; Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý, kiểm tra, giám sát và tuyên truyền cho các tổ chức và cá nhân thực thi theo
quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách vẫn đang phát huy có hiệu quả
trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng; đề xuất sửa đổi, bổ sung một số cơ chế,
chính sách phù hợp với chủ trương đổi mới quản lý hiện nay đặc biệt là chủ trương
xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, hướng tới cấp xã và cộng đồng thôn bản;
- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà
nước, các tổ chức quốc tế, để bảo đảm mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững tài
nguyên rừng.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Tổ chức quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững 56.736,7 ha đất được quy
hoạch cho lâm nghiệp, tăng cường công tác quản lý lâm sản; đẩy mạnh xã hội hóa
công tác quản lý, bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và tổ chức
xã hội tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái môi trường, bảo tồn đa dạng
sinh học; cung cấp các dịch vụ môi trường rừng; góp phần vào việc thích ứng và
giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống
cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Chuyển dịch cơ cấu nông lâm nghiệp theo hướng lâm - nông - dịch vụ.
Đưa lâm nghiệp trở thành ngành sản xuất mũi nhọn, chiếm vị trí chủ đạo trong sản
xuất nông nghiệp.
- Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp

bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; Gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa trên địa bàn huyện.
21


- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần
kinh tế và toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, khai thác có hiệu
quả tiềm năng, lợi thế về rừng, đất rừng, vì mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường
sinh thái và tăng trưởng bền vững.
- Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu
nguồn. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng chống cháy rừng, lấn
chiếm rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép.
- Hoàn thiện công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất
lâm nghiệp, trong đó quan tâm cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh thuê để phát triển sản xuất. Khuyến khích và hỗ trợ trồng rừng thâm
canh, trồng cây bản địa gỗ lớn, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với
chế biến sâu các sản phẩm. Cắm mốc ngoài thực địa đối với rừng phòng hộ. Bảo
đảm 100% diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp đều có chủ quản lý cụ thể.
- Giảm căn bản tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng, sang nhượng đất lâm
nghiệp trái pháp luật và thiệt hại do cháy rừng gây ra, xử lý nghiêm minh, đúng pháp
luật các hành vi vi phạm lâm luật và tình trạng chống người thi hành công vụ.
3. Mục tiêu phấn đấu thực hiện đến năm 2020:
- Độ che phủ rừng đạt 73%, chất lượng của rừng tự nhiên ngày càng được
cải thiện.
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt trên 100 tỷ đồng/năm.
- Kiểm soát chặt chẽ khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản;
- Toàn bộ diện tích rừng, đất rừng đều có chủ quản lý.
- Đưa năng suất bình quân rừng trồng chuyển hóa từ gỗ nhỏ sang kinh doanh
gỗ lớn đạt từ 12m3/ha/năm trở lên.

- Nâng cao năng suất bình quân rừng trồng mới và trồng lại bằng cây sinh
trưởng nhanh để kinh doanh gỗ lớn đạt trên 15m 3/ha/năm. Đối với cây sinh trưởng
chậm, chu kỳ kinh doanh dài năng suất bình quân đạt trên 10m3/ha/năm.
- Đối với rừng kinh doanh gỗ lớn: Đưa tỷ lệ gỗ lớn bình quân (gỗ xẻ có
đường kính ≥15cm) từ 30- 40% sản lượng khai thác hiện nay lên 50- 60% vào năm
2020 và trên 60% từ năm 2020 trở đi.
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
1. Bảo vệ rừng:
Là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên và quan trọng nhất nhằm phát huy khả
năng phòng hộ của rừng, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn
xã hội. Để công tác bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao trong thời gian tới cần thực hiện
tốt các nội dung sau

22


* Xác định đối tượng: Bao gồm diện tích rừng hiện có, diện tích khoanh
nuôi phục hồi, rừng trồng mới sau khi hết thời gian đầu tư xây dựng cơ bản và đạt
tiêu chuẩn thành rừng.
* Khối lượng bảo vệ rừng:
Bảng 13: Tổng hợp khối lượng bảo vệ rừng giai đoạn 2017-2020

TT

Hạng mục

ĐVT

1


2

3

1

Rừng tự nhiên

2

Rừng trồng

lượt
ha
lượt
ha

Tổng cộng

Khối lượng thực hiện hàng năm
Rừng
Chia theo 03 loại rừng
ngoài
đất quy
Cộng
Rừng
Rừng
hoạch
phòng hộ
sản xuất

lâm
nghiệp
4=5+6+7

5

6

Khối lượng
thực hiện
trong giai
đoạn 20162020
8=4*4 (năm)

7

12.549,7

4.800,1

7.750

50.198,8

28.827,8

577

28.160


90,8

115.311,2

41.377,5

5.377,1

35.910

90,8

165.510

* Biện pháp quản lý bảo vệ rừng:
- Tiến hành thiết kế, xác định diện tích chất lượng của từng lô rừng, lập hồ
sơ quản lý bảo vệ.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu
bệnh hại.
- Tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.
Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
khen thưởng và biểu dương kịp thời những người, đơn vị làm tốt.
- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động
tiêu cực tới rừng như: Khai thác lâm sản trái phép; chuyển đổi mục đích sử dụng
đất lâm nghiệp trái phép…
* Tổ chức thực hiện:
- Kiện toàn bộ máy Quản lý rừng từ huyện đến xã, thôn thông qua việc bố trí
sắp xếp lực lượng bảo vệ rừng ở những vùng trọng điểm, có nguy cơ xâm hại đến
rừng cao. Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền xã và các hộ
gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ rừng.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vậy chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương
tiện cho lực lượng kiểm lâm, quần chúng bảo vệ rừng, nhằm nâng cao hiệu quả cho
công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Rừng phòng hộ: Ban quản lý rừng phòng hộ tiến hành lập kế hoạch bảo vệ
rừng hàng năm, giao khoán bảo vệ cho tập thể, các nhân đến từng lô, kiểm tra giám
sát, nghiệm thu và thanh toán theo đúng quy định.

23


- Rừng sản xuất: Các doanh nghiệp, HTX, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình,
cá nhân tự xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ rừng thuộc phạm vi quản lý.
- Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương.
- Tiến hành lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng, duy trì việc theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.
2. Phát triển rừng:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng tập trung, liền vùng, liền
khoảnh và có cấu trúc nhiều tầng tán; những diện tích rừng phòng hộ có điều kiện
có thể kết hợp phòng hộ với sản xuất nông nghiệp, kinh doanh cảnh quan môi
trường, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, khai thác lâm sản ngoài gỗ và các lợi ích
khác của rừng phòng hộ. Tiến hành bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và
trồng rừng với loài cây đa dạng, đa tác dụng vừa đảm bảo yêu cầu phòng hộ, kết
hợp cho hiệu quả kinh tế và phát triển du lịch.
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên cần có tác động lâm sinh cần thiết nhằm đạt
tối đa năng suất và hiệu quả. Đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển rừng tự nhiên
thông qua các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng và làm giàu rừng bằng cây đa tác
dụng và lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao giá trị của rừng và tăng thu nhập cho
nhân dân. Những diện tích rừng nghèo kiệt, tái sinh kém, hiệu quả kinh tế thấp tiến
hành cải tạo rừng.
- Đối với trồng rừng sản xuất, chuyển dịch từng bước kinh doanh gỗ nhỏ

cung cấp nguồn nguyên liệu dăm giấy sang trồng rừng gỗ lớn cung cấp cho chế
biến đồ mộc dân dụng và xuất khẩu, phát triển rừng trồng sản xuất chủ yếu theo
hướng thâm canh, coi trọng băng suất và chất lượng; kết hợp sản xuất nông lâm
nghiệp, du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường; ưu tiên phát triển các vùng
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ mọc
nhanh, khuyến khích gây trồng các loài cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ. Phát
triển rừng trồng sản xuất trên cơ sở nhu cầu thị trường và tập trung vào các vùng
có lợi thế cạnh tranh, sản xuất ổn định và hiệu quả kinh tế, gắn với quản lý rừng
bền vững (Chứng chỉ rừng FSC).
- Tập trung cải thiện giống và năng suất rừng trồng thông qua áp dụng công
nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh.
- Phát triển mạnh việc trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả
nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho nhân dân địa phương.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các
vùng nguyên liệu tập trung có quy mô nhằm đảm bảo nguyên liệu cho chế biến và
tăng hiệu quả sử dụng đất. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và
thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.
Bảng 14: Tổng hợp nhiệm vụ phát triển rừng giai đoạn 2017-2020
TT

Hạng mục

ĐV
T

Khối lượng thực hiện hàng năm
Tổng
Chia theo loại rừng
Rừng


24

Khối
lượng


1

2

3

cộng

Rừng
phòng
hộ

Rừng
sản xuất

ngoài
đất quy
hoạch
lâm
nghiệp

4=5+6+7

5


6

7

thực hiện
trong giai
đoạn

8=4*4 (năm)

TỔNG CỘNG
1
1.1
.

Trồng rừng

3.500

50

3.450

0

14.000

50


1.250

5.200

100

400

4.800

Trồng rừng mới

ha

1.300

-

Trồng rừng gỗ lớn

ha

100

-

Trồng rừng gỗ nhỏ

ha


1.200

50

1.150

1.2

Trồng lại rừng sau
khai thác

ha

2.200

0

2.200

-

Trồng rừng gỗ lớn

ha

120

120

480


-

Chuyển hóa rừng gỗ
nhỏ sang gỗ lớn

ha

410

410

1.640

-

Trồng rừng gỗ nhỏ

ha

1.670

1.670

6.680

2

Khoanh nuôi xúc
tiến tái sinh rừng

tự nhiên

lượt
ha

1.800

800

1.000

-

Khoanh nuôi mới

800,0

300

500

3.200

1.000,0

500

500

4.000


3

Khoanh nuôi chuyển
tiếp
Hoạt động lâm sinh
khác

lượt
ha
lượt
ha

0

-

20.000

8.800

9.000

-

Trồng cây phân tán

cây

200.000


180.000

-

Chứng chỉ rừng bền
vững (FSC)

ha

1.000

1.000

5.000

-

Phát triển lâm sản
ngoài gỗ

CT

1

1

5

Các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển rừng bền vững như sau:

* Trồng rừng:
25

1.000.000


×