Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thu hoạch môn Tâm lý Sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.61 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Phương pháp dạy học là sản phẩm của sự liên kết giữa lí thuyết và thực hành
sư phạm, nhằm giúp người học chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách. Trong những năm gần đây, Bộ
Giáo dục và đào tạo cũng ban hành cải tiến phương pháp giảng dạy, trong đó tập
trung vào phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.
Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm đã có ảnh hưởng lớn đến
phương pháp giảng dạy hiện đại và thay thế cho phương pháp giảng dạy trực tiếp
hay phương pháp giảng dạy lấy giáo viên làm trung tâm. Phương pháp mới này
khuyến khích người học tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, giáo viên đóng vai trò
hướng dẫn. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm đã phát nguồn từ
thế kỷ thứ 18 với nhà giáo dục, triết gia Pháp nổi tiếng Jean Jacques Rousseau. Tiếp
đến là sự đóng góp của các nhà giáo dục Pestalozzi, Francis Parker, Ovide Decroly
và Maria Montessori. Quan điểm giảng dạy này đặt trên căn bản học tập cá nhân,
học tập nhóm, học tập nghiên cứu, học tập hỗ tương, học tập các giá trị nhân bản và
học tập qua tài liệu, tiện nghi kỹ thuật. Để hiểu rõ và vận dụng có hiệu quả trong quá
trình dạy học, người dạy cần nắm chắc nguồn gốc và đặc điểm của phương pháp
này. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “ Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung
tâm- nguồn gốc và đặc điểm” làm chủ đề thu hoạch của mình.

1


NỘI DUNG
1. Một số quan điểm giảng dạy lấy người học làm trung tâm
1.1.Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm khởi sự với Jean
Jacques Rousseau
Jean Jacques Rousseau là nhà giáo dục, triết gia nổi tiếng của Pháp. Trong tác
phẩm về giáo dục nổi tiếng Émile hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, một tác
phẩm 4 cuốn đưa ra quan điểm mới về giáo dục. Rousseau nhận định việc giáo dục
một đứa trẻ còn ngây thơ để sống thích hợp với mọi hoàn cảnh xã hội. Đứa trẻ đó là


Émile. Trong việc giáo dục, Émile sống trong một thế giới nhỏ hẹp có em và người
thầy. Những đặc điểm của xã hội sẽ dần dần thâm nhập vào thế giới nhỏ bé qua
người thầy mà Émile được học hỏi và ghi nhận. Chủ đích giáo dục của Rousseau là
đưa ra một đường lối giáo dục tự nhiên, quan tâm đến cá nhân người học mà ngày
nay trở thành "phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm - student centred
method of teaching", rất phổ biến trong hiện tại, khác với đường lối giáo dục cổ
truyền "phương pháp giảng dạy lấy giáo viên làm trung tâm - teacher centred
method of teaching", giáo viên đóng vai trò chủ động, người học nghe và ghi nhận.
Trong cuốn 1, Rousseau trình bày Émile là một đứa trẻ từ khi lọt lòng mẹ tới
lúc tập nói. Điều quan trọng trong việc săn sóc sức khỏe và phát triển bình thường
của Émile ở giai đoạn này là em phải được học hỏi sinh hoạt cử động tay chân và
quan trọng nhất là việc sử dụng các giác quan. Người nuôi dưỡng phải quan tâm đặc
biệt đến các nhu cầu thực sự và các nhu cầu giả tạo, hình thức không có lợi cho đứa
trẻ vào giai đoạn này. Trong cuốn 2, Émile là đứa trẻ từ khi biết nói tới 12 tuổi. Trò
chơi giáo dục, các hình thức giải trí nên được áp dụng và đứa trẻ không vì bất cứ lý
do nào đó phải học hỏi quá nhiều so với trí óc non nớt của em. Cậu bé Émile không
chỉ học hỏi ở sách vở, mà còn học hỏi qua kinh nghiệm, cần thiết cho cuộc sống
thực tế. Trong cuốn 3, tác giả trình bày tuổi thiếu niên từ 12 đến 15 của Émile. Ở
đây, Émile không chỉ được học tập qua sách vở, qua kinh nghiệm thực tế, mà còn
học hỏi kiến thức thực nghiệm về nghề nghiệp tương lai. Émile học hỏi khoa học
2


không phải với những con số, về những hiện tượng, mà cần thực hành những thí
nghiệm để nhận biết rõ ràng về các sự kiện cũng như thực hành việc áp dụng khoa
học vào đời sống. Émile học về lịch sử con người, về những kinh nghiệm xã hội ngõ
hầu có thể ứng xử một cách thích đáng với mọi hoàn cảnh trong khuôn khổ đạo đức,
lẽ phải và lương tâm. Trong giai đoạn này, Émile đi vào ngưỡng cửa của tuổi trưởng
thành nên cần phải được học hỏi phân tích, lý luận để tìm ra lẽ phải. Trong cuốn 4,
tác giả đề cập đến Sophie, cô gái sẽ lập gia đình với Émile. Theo Rousseau, phương

pháp giáo dục phụ nữ cũng tương tự như phương pháp giáo dục nam giới, nhưng vì
hoàn cảnh lịch sử vào giữa thế kỷ thứ 18, mục đích giáo dục phụ nữ có hơi khác.
Quan điểm giáo dục mới của Rousseau cũng quan tâm đến vai trò của giáo viên.
Giáo viên phải có được một nhận định thích đáng về khả năng tiếp nhận kiến thức
của người học. Đây là vấn đề tâm lý sư phạm. Rousseau đã mở đường cho nhiều nhà
giáo dục khác trong việc phát triển quan điểm về phương pháp giảng dạy lấy người
học làm trung tâm.
1.2. Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm với Johann
Pestalozzi.
Pestalozzi là nhà giáo dục Thụy Sĩ. Ông đóng góp một cách lớn lao vào vào
việc phát triển quan điểm giáo dục hiện đại "phương pháp giảng dạy lấy người học
làm trung tâm". Qua tác phẩm Gertrude dạy con thế nào? - How Gertrude Teaches
her Children? cũng như qua những gì ông đã giảng dạy. Điều căn bản trong quan
điểm của ông là giáo dục cần phải được tổ chức có thống thuộc và bao gồm cả giáo
dục thể chất lẫn tinh thần. Nói cách khác, giáo dục phải bao gồm ba phương diện là
kiến thức, đạo đức và thể chất. Theo ngôn ngữ của Pestalozzi thì giáo dục là sự phát
triển của “trí tuệ, tâm hồn và thể chất - head, heart and body”. Cả ba phương diện
này liên kết để đào tạo một con người nhân bản, một con người thực sự của xã hội.
Giáo dục thể chất đào tạo con người với sức khỏe để có khả nặng chịu đựng và nhất
là thành công trong các sinh hoạt tay chân. Giáo dục đạo đức đào tạo con người biết
hành động theo lẽ phải và lương tâm, không bị lôi cuốn vào các hành động bất
3


chính. Giáo dục kiến thức đào tạo con người biết sử dụng các giác quan để học hỏi
từ mọi hoàn cảnh từ học đường đến gia đình xã hội, biết lý luận, so sánh, chọn lựa lẽ
phải và đi đến kết luận một cách chính xác và sáng suốt. Kiến thức, hành động, đạo
đức chỉ có ý nghĩa khi liên quan đến các sự kiện thực tế. Nói khác đi, chương trình
giáo dục phải thực tế, tránh viễn vông hão huyền.
Quan điểm giáo dục trên phải được thực hiện với phương pháp giáo dục thực

dụng. Kinh nghiệm phải đi trước sáng kiến và óc tưởng tượng. Những bài học phải
liên quan đến thực tế để người học dễ dàng liên tưởng đến cuộc sống chung quanh.
Từ thực tế, các ý niệm trừu tượng sẽ được học hỏi dần dần. Chúng ta chỉ có thể hành
động khi biết hành động như thế nào. Điều này có nghĩa là tất cả các điều học hỏi
phải được hướng về người học, lấy người học làm trung làm thay cho “lấy giáo viên
làm trung tâm”. Để thực hiện "phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm"
này, người thầy đóng vai trò hướng dẫn, giải thích khi cần thiết, thúc đẩy các sinh
hoạt giáo dục, kiểm soát sự tiến triển học tập của người học qua bài tập, cũng như
tìm hiểu các khó khăn trở ngại, theo dõi tâm lý người học, quyết định việc thay đổi
chương trình cũng như phương pháp giảng dạy. Điều này cũng có nghĩa là chương
trình giáo dục phải phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển thể xác và tâm lý của người
học. Ở đây, vấn đề tâm lý sư phạm được đặt ra. Cuối cùng, các sinh hoạt học tập về
cả kiến thức, đạo đức, thể chất cùng được tiếp nhận.
1.3. Quan điểm giảng dạy lấy người học làm trung tâm của Friedrich
Froebel
Froebel là nhà giao dục có cùng quan điểm với Pestalozzi về “phương pháp
giảng dạy lấy người học làm trung tâm”. Theo Froebel, giáo dục có hai ý nghĩa: giáo
viên có nhiệm vụ hướng dẫn người học vượt qua các khó khăn để tự tin, tự lập; mặt
khác, giáo viên cũng có nhiệm vụ sửa chữa những lỗi lầm của người học. Như vậy
giáo dục có nghĩa là ra chỉ thị như sửa chữa sai lầm, và ban tặng hay hướng dẫn. Tuy
nhiên, giáo viên không nên ra chỉ thị, can thiệp và áp dụng thẩm quyền giáo dục một
khi đứa trẻ tỏ vẻ bất thường như hiếu động, dễ xúc cảm, ngang bướng nhất là vào
4


thời tuổi trẻ. Trong trường hợp này, thầy cô phải tìm hiểu lý do thầm kín của cái bất
thường để có thể hướng dẫn, giáo dục đứa trẻ trở thành bình thường. Điều quan
trọng ở đây là giáo viên không thể ra chỉ thị và ban tặng tùy hứng. Thái độ của giáo
viên phải được cân nhắc đúng mức đặt trên căn bản thành thực, thân tình và nhiệt
tâm. Giáo dục ở đây chính là sự quan tâm của giáo viên đến từng cá nhân người học.

Học đường, theo Froebel, không phải chỉ là một cơ sở để người học tiếp nhận
một số kiến thức, cũng không phải là nơi các em thu nhận những kiến thức qua sách
vở, qua giáo viên, mà chính là nơi người học được giáo dục về sự liên quan giữa cá
nhân, cộng đồng và thiên nhiên. Để thực hiện mục đích này, người học cần phải học
các môn học về toán, khoa học, lịch sử, đạo đức. Không những thế, mỗi bài học của
bất cứ môn học nào cũng phải đáp ứng được sở thích, thu hút được sự chú ý của mỗi
cá nhân người học. Như vậy, điều này chứng tỏ rằng, theo quan điểm sư phạm của
Froebel, học đường không những có mối quan tâm lớn là truyền bá kiến thức thực
dụng đến người học, mà còn tạo điều kiện học tập, áp dụng phương pháp giáo dục
thích đáng, quan tâm đến cá nhân người học, để mỗi cá nhân có thể tiếp nhận kiến
thức một cách có hiệu quả. Ở đây, Froebel đã đề cập đến phương pháp giảng dạy lấy
người học làm trung tâm.
1.4. Quan điểm của Francis Parker về giảng dạy lấy người học làm trung
tâm
Parker (1837-1902) là nhà giáo dục Mỹ, là giám đốc Trung tâm giáo dục
Quincy thuộc tiểu bang Massachusetts từ năm 1875. Ông chỉ trích đường lối giáo
dục cổ điển bắt buộc người học phải thực hiện những chỉ thị, những hướng dẫn của
giáo viên với kỷ luật nghiêm khắc. Ông đưa ra đường lối giáo dục mới với việc tìm
hiểu tâm lý và khả năng tiếp nhận kiến thức của mỗi cá nhân người học, để khuyến
khích óc sáng tạo, động lực thúc đẩy học, với không khí học tập sống động trong lớp
học. Năm 1883, Parker trở thành hiệu trưởng trường sư phạm Cook County tại
Chicago và đã áp dụng quan điểm giáo dục lấy người học làm trung tâm để đào tạo
5


giáo viên. Năm 1899, ông thành lập Học viện Chicago, sau trở thành Đại học Sư
phạm trong Đại học Chicago.
1.5. Ovide Decroly với phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm
Ovide Decroly (1871-1932) là bác sĩ, nhà tâm lý người Bỉ, rất quan tâm đến
tình trạng phát triển kiến thức của các trẻ em bình thường cũng như những trẻ em

khuyết tật. Do đó, ông nhiệt thành với việc giáo dục trẻ em. Năm 1901, ông thiết lập
Trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật - Institude of Abnormal Children. Tại đây,
Decroly tổ chức sinh hoạt lớp học như tại gia đình. Nhờ vậy, mặc dầu gặp khó khăn
về thể chất, các em học tập vui vẻ, hứng thú và gặt hái được kết quả khả quan. Kết
quả khả quan này còn hơn ở một số trẻ em bình thường. Kết quả tốt đẹp này khuyến
khích ông thành lập một trường học khác dành cho người học bình thường cũng như
người học khuyết tật. Quan điểm và phương pháp giáo dục của Decroly là lớp học
cần phải được tổ chức như “một phòng thực tập - workhop classroom”. Chương
trình giảng dạy phải đặt trên căn bản thực tế, phân tích nhu cầu người học và chia
thành bốn loại: thực phẩm, gia cư, sinh hoạt và phòng ngừa. Phương pháp giảng dạy
phải được chú trọng đến trình độ kiến thức, tâm ký cá nhân để khuyến khích người
học học hỏi, phát thêm kiến thức qua các tài liệu cũng như trò chơi giáo dục. Đây là
quan điểm giảng dạy lấy người học làm trung tâm.
2. Đặc điểm của phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm
2.1. Xây dựng kiến thức
Các nhà tâm lý giáo dục với quan điểm xây dựng kiến thức là những học giả
ủng hộ nhiệt thành phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm. Học giả các
ngành nghiên cứu khác như triết học, khoa học, kỹ thuật cũng nhiệt thành với quan
điểm này. Các nhà tâm lý giáo dục từ trước như Piaget, Vygotsky (Xem thêm:
Chương 19) với quan điểm xây dựng ký ức giải quyết vấn đề khó khăn, óc sáng tạo,
học tập khám phá, động lực thúc đẩy học tập là những ý niệm rất cần thiết cho việc
xây dựng kiến thức.
6


Một trong những đường lối xây dựng kiến thức hữu hiệu nhất là việc giảng
dạy môn toán. Các nhà phê bình phương pháp giảng dạy trực tiếp trong môn toán là
giáo viên làm thế nào để người học nhớ kỹ những công thức, những định lý, mà
không biết làm thế nào để hướng dẫn người học tìm hiểu tại sao lại có công thức này,
làm sao lại có định lý kia. Ở đây vấn đề xây dựng kiến thức phải được đặt ra. Như

vậy, việc chứng minh định lý, công thức là quan trọng. Hiểu và chấp nhận đường lối
chứng minh, không cần học cũng có thể nhớ được lâu dài. Trong khi chứng minh
công thức định lý, giáo viên hướng dẫn và yêu cầu người học đưa ra những thí dụ cụ
thể.
Gần như không có một lý thuyết nào hoàn hảo nào về việc xây dựng kiến
thức. Nhưng nhiều nhà tâm lý giáo dục đã đưa ra những nhận định về học hỏi môi
trường phức tạp, hội nhập xã hội, nội dung đa dạng của vấn đề học tập và nhận định
diễn liên nay dựng kiến thức trong việc xây dựng kiến thức. Sau đây, ta bàn về
những nhận định này qua bốn yếu tố quan trọng trong quan điểm giảng dạy xây
dựng kiến thức.
2.2. Bốn yếu tố trong quan điểm giảng dạy xây dựng kiến thức
* Học hỏi môi trường xã hội phức tạp
Đây là yếu tố thứ nhất, người học không chỉ tìm hiểu xã hội qua ghế nhà
trường mà cần đi sâu vào nhiều vấn đề phức tạp của xã hội về đủ mọi phương diện,
quan sát, nhận định, rút ra những kinh nghiệm thực tế. Trong khung cảnh chật hẹp
của lớp học, xã hội không cống hiến nhiều, người học phải tìm hiểu qua cuộc sống
thực tại. Ở đây, óc quan sát, khả năng thẩm định đóng vai trò quan trọng. Học hỏi
môi trường xã hội phức tạp còn chính là những kinh nghiệm bản thân của người học
khi phải tiếp xúc với mọi thành phần xã hội. Qua các tiếp xúc này, người học rút ra
những kinh nghiệm sống. Nhiều khi, những khó khăn trở ngại do các tiếp xúc này
đưa đến, người học phải có nhưng cố gắng để giải quyết. Đây là những kinh nghiệm
sống bản thân quý báu về học hỏi môi trường xã hội phức tạp. Trong việc học hỏi
này, người học cần được cung cấp đầy đủ những tài liệu, đặc biệt là những tài liệu
7


hình ảnh. Giáo viên hướng dẫn người học trong việc cung cấp hay sưu tầm, cũng
như hướng dẫn việc giải thích các tài liệu trên. Người học còn cần được giáo viên
hướng dẫn để thực hiện các cuộc phỏng vấn các bậc thức giả địa phương hay thực
hiện các cuộc thăm dò ý kiến các tầng lớp xã hội.

* Hội nhập xã hội
Đây là yếu tố thứ hai, người học phải sống thực với xã hội, hội nhập vào xã
hội như một thành viên thực sự, để tìm hiểu và thích nghi hóa. Trong lớp học, việc
thảo luận với bạn bè, tìm hiểu ý kiến, quan điểm khác nhau, chấp nhận hay dung
hòa, hay chối bỏ với lời giải thích những ý kiến này, cũng là hội nhập trong khung
cảnh học đường. Ngoài xã hội, bạn bè, hàng xóm, cộng đồng còn có nhiều khác biệt
hơn nữa. Để hội nhập vào xã hội phức tạp này, vì không một cá nhân nào có thể
sống ngoài lề cộng đồng, người học được giáo viên hướng dẫn cũng như qua các đề
tài học tập, có khả năng, tùy theo tuổi tác, tìm hiểu, chấp nhận và hội nhập. Hội nhập
để tạo dựng một xã hội ổn định, giảm thiểu những bất bình, những va chạm đáng
tiếc. Người học hơn ai hết, được hướng dẫn chu đáo, có khả năng thực hiện được
việc này và đóng một vai trò tích cực trong việc học tập cũng như trong cuộc sống
thực tế tương lai. Không hội nhập được với bạn bè trong lớp học, với cộng đồng, sẽ
trở thành những cá nhân sống lê loi, tự xa lánh xã hội rất phương hại cho cuộc sống
nghề nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân. Tham dự những tổ chức cộng đồng là
hình thức hữu hiệu nhất để hội nhập xã hội.
* Nội dung đa dạng của vấn đề học tập
Đây là yếu tố thứ ba. Có nhiều đề tài học tập phức tạp, người học cần phải
được hướng dẫn để tìm hiểu một cách xác thực vì đề tài có nội dung đa dạng. Đề tài
này có thể giải thích theo nhiều quan điểm khác khau, phân loại dưới nhiều thể thức
khác nhau, có nhiều dụng ý khác nhau, tùy theo giải thích của mỗi cá nhân. Ở đây,
người học cần được cung cấp hay được hướng dẫn để sưu tập đầy đủ tài liệu về
nhiều phương diện, ngõ gầu có thể tìm hiểu được nhiều khía cạnh khác nhau của đề
tài. Kiến thức người học cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc tìm hiểu
8


này. Người học có kiến thức rộng rãi nhờ hoàn cảnh xã hội hay gia đình, có nhiều
dịp quan sát rộng rãi, sẽ tìm hiểu và đánh giá tài liệu một cách dễ dạng hơn. Trái lại,
người học với hoàn cảnh gia đình khó khăn, giới hạn kiến thức, sẽ phải đương đầu

với vấn đề một cách chật vật hơn và kết quả tìm hiểu, thẩm định cũng vì thế mà
không được hoàn hảo. Giáo viên nhận định được rõ ràng hoàn cảnh và khả năng
kiến thức của mỗi người học trong lớp, chú ý đặc biệt đến một số người học thiệt
thòi và đưa ra nhiều hướng dẫn cụ thể hơn. Để giúp làm quen với việc tìm hiểu nội
dung đa dạng của vấn đề, giáo viên nên cho người học áp dụng việc tìm hiểu vấn đề
qua một số tài liệu nhất định nhưng với những khía cạnh, quan điểm, thẩm định giá
trị khác nhau và nhân đó người học nhận ra được nội dung đa dạng của vấn đề.
* Nhận định diễn tiến xây dựng kiến thức
Đây là yếu tố thứ tư. Việc nhận định này thể hiện qua các nguyên tắc 1, 3, 9,
12 của 12 nguyên tắc của Hiệp hội các nhà tâm lý Mỹ như đã trình bày ở trên. Đó là
Bản chất của diễn tiến việc học tập, Xây dụng kiến thức, Xã hội và văn hóa đa diện,
Gạn lọc kiến thức. Các chi tiết của các hướng dẫn này giúp người học nhận định ra
diễn tiến xây dựng kiến thức.
3. Một số biện pháp để triển khai và áp dụng vào thực tế quan điểm giảng
dạy lấy người học làm trung tâm
Dạy học lấy người học làm trung tâm có nội hàm rộng hơn phương pháp dạy
học tích cực. Quan điểm này cần được quán triệt trong tất cả các khâu của quá trình
dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá.
Khi vận dụng phương pháp không nên máy móc và hình thức. GV phải biết
lựa chọn mức độ thích hợp với từng ngành học, bậc học, môn học, phù hợp với
phương tiện thiết bị dạy học và điều kiện học tập của người học.
Việc dạy học phải xuất phát từ đầu vào (người học), tức là từ nhu cầu, động
cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Ở đây, cần thấy người học là người học
như nó đang tồn tại, với những ưu điểm và nhược điểm, những điều chưa biết và đã
biết. Phải tiến hành việc học tập trên cơ sở hiểu biết năng lực đã có của người học.
9


Cần đòi hỏi người học tham gia tích cực vào quá trình học tập, không tiếp thu
một cách thụ động. Người học cần tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động.

Thực hiện phân hóa, chú ý đến tư duy của từng người học, không gò bó theo
cách suy nghĩ đã định trước của giáo viên.
Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để người học tự kiểm tra, tự đánh
giá quá trình học tập của mình tiến tới tự đào tạo và giải quyết các vấn đề lí luận và
thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo.
Mềm hóa quá trình đào tạo. Đây là biện pháp chung và cơ bản để phát huy
cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên. Bản chất của học chế là sự mềm
dẻo từ mục tiêu, nội dung, phương thức đến quy trình học tập. Có thể cho phép sinh
viên không phải lên lớp nghe giảng ở một số môn, cho phép sinh viên học vượt, học
chậm lại … Phương thức và quy trình đào tạo cũng không nhất thiết phải giống
nhau. Mục đích của việc tổ chức quá trình đào tạo mềm dẻo là nhằm kích thích tinh
thần tích cực, chủ động của sinh viên thông qua việc sinh viên tự xây dựng mục tiêu
và kế hoạch học tập, cũng như việc lựa chọn phương thức học tập thích hợp cho bản
thân trong phạm vi cho phép. Học chế mềm dẻo đòi hỏi phải cải tiến việc quản lí và
kiểm tra kết quả học tập, đòi hỏi việc xây dựng các quy chế mới về giáo vụ.
Thực hiện cá biệt hóa, phân hóa và sàng lọc qua các giai đoạn và các năm
học.
Nhà trường, khoa, bộ môn công bố mục tiêu, nội dung, kế hoạch, các giai
đoạn và quy trình đào tạo cho sinh viên biết ngay từ đầu khóa học, năm học, môn
học để họ có thể chủ động thiết kế quá trình học tập của mình;
Giảm tỉ lệ diễn giảng tùy theo bộ môn, chú ý sử dụng kết hợp các kiểu dạy
thông báo, nêu vấn đề, nghiên cứu, chương trình hóa.
Tăng cường và nâng cao hiệu suất quá trình tự học của người học.
Tăng cường giúp đỡ riêng bằng cách cho người học đăng kí lần lượt gặp gỡ,
trao đổi những vấn đề về học tập và nghiên cứu khoa học.
10


Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn học tập chung và cho từng bộ môn, in và
bán tài liệu cho học viên.

Phát huy vai trò của các đoàn thể người học, các nhóm nhà khoa học trẻ, câu
lạc bộ khoa học để tạo không khí hăng say học tập, nghiên cứu trong sinh viên.
Tăng cường các loại bài tập sáng tạo, bài tập tình huống để người học suy
nghĩ tìm ra các phương án giải quyết tối ưu.
Kiểm tra, thi cử khách quan, khuyến khích người học có những ý kiến sáng
tạo, tránh gò ép theo quan điểm duy nhất của giáo viên. - Định mục tiêu đào tạo cụ
thể đạt các yêu cầu: thích đáng, thực hiện được.
Chú trọng đến yêu cầu về năng lực thực hành nghề nghiệp khi xây dựng đầu
ra của bộ môn;
Thay đổi cách tuyển chọn người học (đầu vào) sao cho phù hợp với yêu cầu
đầu ra của từng chuyên ngành. Vì vậy, khi xét đầu vào phải xét đủ các mặt về thể
lực, tâm lí, trình độ văn hóa, năng khiếu … sao cho phù hợp với yêu cầu của đầu ra;
Hướng các bộ môn cơ bản, chuyên ngành vào mục tiêu đào tạo;
Chú ý rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp từ thấp đến cao theo những qui luật và
qui trình nhất định;
Thực hiện việc đánh giá sinh viên chủ yếu dựa trên kĩ năng vận dụng và sự
thành thạo trong nghề nghiệp mà không phải chỉ dựa trên một số các tri thức người
học đã nắm được;
KẾT LUẬN
Quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” là một xu hướng tất yếu có
lí do lịch sử. Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân
người học – với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể,
vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với
sự trợ giúp của các phương tiện, thiết bị hiện đại để cho tiềm năng của mỗi người
học được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào xây dựng cuộc sống có chất
lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong
11


dạy học lấy người học làm trung tâm. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi

hỏi sự hoạt động mạnh mẽ, có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp, ban, ngành và
đội ngũ giáo viên. Giải quyết tốt vấn đề dạy học lấy người học làm trung tâm sẽ
nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục, thúc đẩy quá trình học tập của
người học dẫn tới giải quyết tốt vấn đề đầu ra, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của
xã hội.

12



×