Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRƯƠNG Á BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRƯƠNG Á BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Võ Văn Nhị

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trương Á Bình – Mã số học viên: 7701250350A, là học viên lớp Cao học
Kinh tế Khóa 25 chuyên ngành Kế toán, Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam”. (Sau đây gọi
tắt là “Luận văn”).
Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện. Tất cả các phần kế
thừa từ những nghiên cứu trước tác giả đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể trong mục
tài liệu tham khảo. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách
quan và trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Trương Á Bình


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................................. 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 3

6. Những đóng góp của đề tài .................................................................................................. 3
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán công trong việc nâng cao trách nhiệm
giải trình ............................................................................................................................ 4
1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình khu vực công...... 7
1.2. Các nghiên cứu trong nước.......................................................................................... 18
1.2.1. Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán công liên quan đến trách nhiệm giải
trình khu vực công Việt Nam ........................................................................................... 18
1.2.2. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình khu vực công Việt
Nam ................................................................................................................................. 22
1.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả.......... 26
1.3.1. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu ................................................................ 26
1.3.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả ...................................................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 29
2.1. Tổng quan về trách nhiệm giải trình ........................................................................... 29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 29


2.1.2. Khái niệm .............................................................................................................. 29
2.1.3. Vai trò.................................................................................................................... 30
2.1.4. Đặc điểm ............................................................................................................... 31
2.1.5. Nội dung ................................................................................................................ 32
2.2. Tổng quan về khu vực công, kế toán công và báo cáo tài chính khu vực công .......... 32
2.2.1. Tổng quan về khu vực công ................................................................................... 32
2.2.2. Tổng quan về kế toán công ................................................................................... 34
2.2.3. Tổng quan về BCTC khu vực công........................................................................ 36
2.4. Ý nghĩa của việc giải trình BCTC trong khu vực công ............................................... 38

2.5. Lý thuyết nền nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC
khu vực công ...................................................................................................................... 40
2.5.1. Lý thuyết quản lý công mới (New Public Management – NPM) .......................... 40
2.5.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ...................................................................... 41
2.5.3. Lý thuyết quỹ (Fund Theory) ................................................................................. 42
2.5.4. Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision Usefulness Theory) ................................... 43
2.6. Phân tích tài liệu và mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................... 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 49
3.1. Khung nghiên cứu ....................................................................................................... 49
3.2. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 50
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 50
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................................... 50
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................... 51
3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu............................................................ 52
3.4. Kết quả phỏng vấn chuyên gia và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ............................ 53
3.4.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia .............................................................................. 53
3.4.2. Hiệu chỉnh mô hình ............................................................................................... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 58
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................................. 59
4.1. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................... 59
4.1.1. Thống kê mô tả ...................................................................................................... 59
4.1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát ............................................... 60


4.1.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA và mức độ giải thích các biến quan sát với
nhân tố ............................................................................................................................. 61
4.1.4. Ma trận tương quan giữa các nhân tố .................................................................. 63
4.1.5. Mô hình hồi quy bội .............................................................................................. 64
4.2. Phân tích và bàn luận về thực trạng............................................................................. 66

4.2.1. Về nhân tố hệ thống chính trị ................................................................................ 66
4.2.2. Về nhân tố hệ thống pháp lý.................................................................................. 70
4.2.3. Về nhân tố giáo dục nghề nghiệp .......................................................................... 80
4.2.4. Về nhân tố văn hóa xã hội ..................................................................................... 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 92
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 93
5.1. Kết luận ....................................................................................................................... 93
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 94
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 99
5.3.1. Những hạn chế của luận văn................................................................................. 99
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Chữ viết tắt Tiếng Việt
 BCTC: Báo cáo tài chính
 CNTT: Công nghệ thông tin
 CQHCNN: Cơ quan hành chính Nhà nước
 HCSN: Hành chính sự nghiệp
 HĐND: Hội đồng nhân dân
 KBNN: Kho bạc Nhà nước
 KTNN: Kiểm toán Nhà nước
 NSĐP: Ngân sách địa phương
 NSNN: Ngân sách Nhà nước
 NSTW: Ngân sách Trung ương

2. Chữ viết tắt Tiếng Anh
 IPSAS (International Public Sector Accounting Standards): Chuẩn mực kế toán công

quốc tế
 MTFE (Medium Term Expenditure Framework): Khuôn mẫu chi tiêu trung hạn
 MTSS (Medium Term Sector Strategies): Chiến lược ngành trung hạn
 NPM (New Public Management): Quản lý công mới
 OECD (Organization for Economic Co-operation and Development): Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế
 TABMIS (Treasury And Budget Management Information System): Hệ thống Thông
tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về xu hướng cải cách kế toán công trong
việc nâng cao trách nhiệm giải trình ........................................................................................ 6
Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến trách nhiệm
giải trình khu vực công .......................................................................................................... 13
Bảng 1.3. Tổng hợp các nhận định về những nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình17
Bảng 1.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình ................................ 17
Bảng 1.5. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về xu hướng cải cách kế toán công liên quan
đến trách nhiệm giải trình khu vực công Việt Nam ............................................................... 20
Bảng 1.6. Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải
trình khu vực công Việt Nam................................................................................................. 24
Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu nước ngoài ............................................ 44
Bảng 3.1. Thống kê đối tượng khảo sát theo Đơn vị công tác .............................................. 52
Bảng 3.2. Thống kê đối tượng khảo sát theo Lĩnh vực hoạt động ......................................... 53
Bảng 3.3. Thống kê đối tượng khảo sát theo Vị trí công tác ................................................. 53
Bảng 4.1. Tổng hợp thống kê mô tả các nhóm nhân tố ......................................................... 59
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định thang đo .................................................................................. 60
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test .......................................................... 62
Bảng 4.4. Kết quả hệ số tải nhân tố ....................................................................................... 62
Bảng 4.5. Kết quả tổng phương sai trích và giá trị Eigenvalue ............................................. 63

Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các nhân tố .................................................................... 63
Bảng 4.7. Kết quả giá trị hệ số R2 đã điều chỉnh ................................................................... 65
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy ........................................................................... 65
Bảng 4.9. Xác định mức độ tác động của từng nhân tố ......................................................... 66
Bảng 4.10. Tổng hợp hệ thống báo cáo của các chế độ kế toán khu vực công ..................... 70
Bảng 4.11. Thống kê các hệ thống kế toán khu vực công ..................................................... 78
Bảng 4.12. Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam ................................................................. 89
Bảng 5.1. Các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công VN .......... 93


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình
BCTC khu vực công Việt Nam.............................................................................................. 46
Hình 3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................................... 49
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải
trình BCTC khu vực công Việt Nam ..................................................................................... 55
Hình 4.1. Biểu đồ Scree Plot .................................................................................................. 63
Hình 4.2. Sơ đồ tổng hợp hệ số hồi quy ................................................................................ 64
Hình 4.3. Chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam so với một số nước............................. 84


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kế toán công của nhiều quốc gia
trên thế giới, có thể thấy rằng hầu hết các quốc gia đều hướng đến việc cải cách nhằm nâng
cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công. Đối với Việt Nam, trải
qua một chặng đường dài đổi mới, hệ thống khu vực công Việt Nam được đánh giá là đạt
được nhiều thành quả đáng kể, BCTC khu vực công ngày càng công khai, minh bạch hơn.

Có thể nói, lòng tin của công chúng vào hệ thống quản lý tài chính của Nhà nước ngày càng
được củng cố. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận hệ thống kế toán khu vực công còn nhiều
hạn chế, trong đó trách nhiệm giải trình BCTC là nội dung còn nhiều bất cập.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, với mục tiêu thực hành dân chủ, đảm bảo quyền
của người dân trong tham gia quản lý đất nước và xã hội, đặc biệt trong công tác phòng
chống tham nhũng, trách nhiệm giải trình ngày càng trở nên quan trọng và là một trong
những vấn đề cấp thiết Nhà nước ta đang quan tâm. Đối với công tác kế toán, khi BCTC là
một sản phẩm đặc thù và có ý nghĩa trong công tác quản lý thì việc giải trình BCTC để hiểu
rõ tình hình hoạt động, dự toán thu, chi ngân sách và kết quả tài chính cuối năm lại càng có
ý nghĩa cấp thiết. Dù đã có nhiều cuộc cải cách diễn ra và thu được một số kết quả như áp
dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh, áp dụng mô hình quản lý công mới NPM, tuy
nhiên, việc áp dụng này chưa hoàn toàn và chỉ một số tỉnh, thành phố áp dụng hiệu quả mô
hình này. Vì vậy, hiện nay công tác giải trình còn nhiều hạn chế. “Hệ thống trách nhiệm
giải trình ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào cơ chế giải trình lên trên thông qua nhiều cấp
bậc, khiến công chức lo sợ về các nguy cơ rủi ro, công chức thường thụ động nếu không
được giao thẩm quyền rõ ràng” (Bùi Thị Ngọc Hiền, 2016), đồng thời công tác giải trình
cũng chưa có hiệu quả, chưa thể hiện rõ ý nghĩa các thông tin trên BCTC cho việc ra quyết
định. Trong thực tế, khi đời sống xã hội ngày càng được nâng lên, yêu cầu của người dân
đặt ra với cơ quan Nhà nước cũng ngày càng cao. Đặt ra vấn đề cơ quan Nhà nước phải
cung cấp, giải thích và làm rõ các thông tin, các kết quả đạt được và chịu trách nhiệm kết
quả cũng như hậu quả trong thẩm quyền được giao của mình. Rõ ràng, trước nhu cầu ngày
một tăng cao này, Nhà nước cần thẳng thắn nhìn nhận công tác giải trình nói chung và giải
trình BCTC nói riêng để nâng cao công tác quản lý, thực hiện và giám sát của mình. Do đó,
Nghị quyết trung ương 5 (khóa XII) đã đề ra mục tiêu đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý,
giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong


2

quản lý tài chính Nhà nước. Chính vì thế, làm thế nào hoàn thiện cơ chế giám sát, nâng cao

tính minh bạch, cải thiện trách nhiệm giải trình là vấn đề cần quan tâm đúng mức. Trước
yêu cầu cấp thiết đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách
nhiệm giải trình báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến
trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam.
 Mục tiêu cụ thể:
1. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt
Nam.
2. Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, làm cơ sở đề xuất các chính sách phù
hợp.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của luận văn, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực
công Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến trách nhiệm giải trình BCTC khu
vực công Việt Nam?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công
Việt Nam để có những đề xuất phù hợp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách
nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác giải trình BCTC khu vực công nước ta. Tuy nhiên, khu vực công Việt Nam khá
rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, mỗi lĩnh vực mang tính chất đặc thù, vì thế tác
giả chọn các đơn vị thuộc khu vực công được tài trợ bằng ngân sách Nhà nước làm đối
tượng nghiên cứu chính. Về phạm vi khảo sát, luận văn tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp tại

TP. HCM, Đà Nẵng và Đồng Nai. Dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ các tài liệu


3

chuyên khảo, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các bài báo hội thảo
trong nước về kế toán công và các bài báo khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên các
website.
 Phạm vi thời gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 4 đến
tháng 10/2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp phương pháp định tính và định lượng.
Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính giúp tác giả nhận diện các nhân tố ảnh hưởng
đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công ở Việt Nam. Cụ thể luận văn sử dụng một số
phương pháp sau đây: (1) Phương pháp tiếp cận hệ thống, (2) Phương pháp tổng hợp, tiếp
cận, so sánh, (3) Phương pháp lý luận khách quan, (4) Phương pháp phỏng vấn điều tra.
Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp tác giả kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp. Công cụ kỹ thuật bảng khảo sát
được sử dụng để thu thập ý kiến của những người làm việc trong khu vực công, kết hợp với
phần mềm SPSS để thống kê và phân tích dữ liệu.
6. Những đóng góp của đề tài
Thông qua việc nhận diện và kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng, tác giả đã đưa ra
một số gợi ý chính sách góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công Việt
Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận văn gồm 5 chương:
 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
 Chương 2: Cơ sở lý luận
 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

 Chương 5: Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán công trong việc nâng cao trách
nhiệm giải trình
Đối mặt với nỗi thất vọng ngày càng gia tăng của người dân Australia về kết quả hoạt
động của Chính phủ, Hoque, Z. và Moll, J. (2001) đã thực hiện nghiên cứu của mình tập
trung vào 2 mục tiêu. Thứ nhất, kiểm tra xem công cuộc cải cách được diễn ra thế nào ở khu
vực công Australia nói chung và Chính phủ bang Queensland nói riêng. Thứ hai, nghiên cứu
đánh giá tác động của cải cách kế toán khu vực công trong việc thay đổi hệ thống kế toán,
hệ thống hoạt động và trách nhiệm giải trình. Nghiên cứu khẳng định rằng cải cách kế toán
có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình, hiệu quả và hiệu suất các
dịch vụ khu vực công.
Trong một nghiên cứu về quá trình cải cách khu vực công ở Australia, Bowrey, G.
(2007) thấy rằng kể từ đầu những năm 1990, khu vực công của Australia đã trải qua cuộc
cải cách tài chính đáng kể, chủ yếu là do Chính phủ liên bang muốn thúc đẩy trách nhiệm
giải trình khu vực công Khối thịnh vượng chung Australia. Những cải cách này bao gồm
việc áp dụng kế toán dồn tích, phát triển và thực hiện khuôn mẫu về vấn đề thu nhập. Sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tổng hợp từ các nghiên cứu trước kết hợp
phân tích, diễn giải, nghiên cứu này tập trung vào 2 mục tiêu: (1) Tìm hiểu quá trình áp
dụng kế toán dồn tích, lập ngân sách cũng như việc thực hiện khuôn mẫu về vấn đề thu nhập
ở khu vực công Khối thịnh vượng chung, (2) kiểm tra xem liệu rằng các cuộc cải cách về tài
chính có đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ liên bang về việc nâng cao tính minh bạch
và trách nhiệm giải trình tài chính hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy cải cách về tài
chính áp dụng kế toán dồn tích cho việc lập ngân sách đã góp phần làm nâng cao hiệu quả,
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khu vực công Khối thịnh vượng chung của

Australia.
Nghiên cứu của Alan, M. & Nadan, R. (2008) khẳng định tầm quan trọng của việc vận
dụng mô hình quản lý công mới NPM trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình đặc biệt
đối với khu vực công. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phân tích tình
huống ở Fiji, Anh Quốc, tác giả khẳng định rằng (1) phương thức quản lý công mới cần
thiết vận dụng trong khu vực công nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, (2) nghiên cứu đề
cao vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị trong bước đầu thực hiện NPM phù hợp
với các quan điểm về quản lý khu vực công. Tuy nhiên, mức độ thực hiện NPM còn phụ


5

thuộc vào các điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa khác nhau của từng quốc gia.
Mir, M. & Sutiyono, W. (2013) trong nghiên cứu của mình nhận thấy rằng Indonesia
là quốc gia có nhiều sáng kiến về cải cách tài chính khu vực công. Một trong những nội
dung của cuộc cải cách là áp dụng kế toán dồn tích, theo đó BCTC sẽ được cải thiện về tính
minh bạch, trách nhiệm giải trình và hỗ trợ các cơ quan Chính phủ trong việc ra quyết định.
Tuy nhiên, nghiên cứu nhận thấy thực trạng có sự gia tăng đáng kể về báo cáo kiểm toán
cho ý kiến “ngoại trừ” khi soát xét các BCTC. Đặc biệt là sau cuộc cải cách tài chính công
đã nổi lên vấn đề rằng các BCTC này chưa cung cấp đủ thông tin chính xác về hoạt động
của Chính phủ và không hỗ trợ họ trong việc giải trình với người dân. Kết quả nghiên cứu
cho thấy nhu cầu cung cấp và đảm bảo chất lượng kết quả đầu ra BCTC ở các chính quyền
địa phương không ngang bằng nhau, điều này là nguyên nhân dẫn đến việc một số địa
phương thực hiện các BCTC không đủ tiêu chuẩn, không sử dụng được và ảnh hưởng đến
quá trình ra quyết định và thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ địa phương đó.
Nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của BCTC đối với tính minh bạch và trách nhiệm
giải trình, đồng thời đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng BCTC ở một số địa
phương.
Harun, H. và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu về cải cách kế toán công ở
Indonesia với mục đích hiểu rõ ảnh hưởng của cải cách kế toán đến hiệu quả hoạt động của

tổ chức công. Dữ liệu được thu thập từ việc phỏng vấn 29 người bao gồm những người lập
pháp, tư pháp, hành pháp và những người bị ảnh hưởng bởi những cải cách kế toán từ năm
1998 đến năm 2009. Nghiên cứu này cho thấy rằng bên cạnh những cải cách về kinh tế,
chính trị, cải cách kế toán công cũng là một nội dung cần được chú trọng, có tác động đến
hiệu quả hoạt động của các tổ chức công.
Nghiên cứu của Okoroafor, E. N. (2016) xem xét tác động của cải cách kinh tế vĩ mô
đối với các hệ thống kế toán và ngân sách khu vực công của Nigeria. Đạo luật trách nhiệm
tài chính 2007 được sử dụng làm khuôn mẫu cho cuộc cải cách này. Bằng việc sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Nigeria đã áp dụng cả khuôn
mẫu chi tiêu trung hạn (Medium Term Expenditure Framework – MTEF) và chiến lược
ngành trung hạn (Medium Term Sector Strategies - MTSS), có sự chuyển dịch dần sang áp
dụng mô hình quản lý công mới NPM, đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy những quy định
trong Đạo luật trách nhiệm tài chính 2007 đòi hỏi phải cải cách hệ thống BCTC khu vực
công, qua đó khẳng định việc cải cách hệ thống kế toán và ngân sách khu vực công có tác
động tích cực đến việc cải cách kinh tế đất nước và góp phần cải thiện tính hiệu quả, minh


6

bạch và trách nhiệm giải trình khu vực công ở Nigeria.
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về xu hướng cải cách kế toán công
trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
S
T
T

1

2


Tên tác giả
(năm)

Tên đề tài

Hoque, Z.
và Moll, J.
(2001)

Public sector reform:
Implications for
accounting,
accountability and
performance of state –
owned entities – an
Australian perspective

Bowrey, G.
(2007)

Have recent financial
reforms improved
financial
accountability in the
Autralian
Commonwealth public
sector?

Nơi công bố
nghiên cứu

The
international
journal of public
sector
management;
2001; 12, 4/5;
Proquest
Central
The Australian
accounting
business &
Finance Joural,
Volume 1,
No.3, August,
2007

Phương
pháp
nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu
định tính

Nghiên cứu khẳng định khu vực công Australia đã thực
hiện cải cách hệ thống kế toán theo hướng dẫn của
Chuẩn mực kế toán khu vực công Australia. Các tổ
chức công được yêu cầu phải lập các báo cáo hằng năm
để làm hài lòng yêu cầu của các tổ chức bên ngoài.

Điều này góp phần làm gia tăng trách nhiệm giải trình
khu vực công.

Nghiên cứu
định tính

Công cuộc cải cách về tài chính bao gồm chuyển đổi
sang kế toán dồn tích, áp dụng khuôn mẫu về thu nhập
đã góp phần tích cực làm thay đổi khu vực công. Các
yêu cầu bắt buộc trong BCTC tăng lên đòi hỏi một hệ
thống thông tin kế toán minh bạch, hiệu quả, đây cũng
là nền tảng góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình.

3

Alan, M. &
Nadan, R
(2008)

Management control
systems and public
sector reform: A Fijian
case study

Accounting,
accountability
& Performance,
Volume 14,
No.1, 2008


Nghiên cứu
định tính

4

Mir, M. &
Sutiyono,
W. (2013)

Public sector financial
management reform:
A case study of local
government agencies
in Indonesia

AABFJ,
Volume 7,
No.4, 2013

Nghiên cứu
định tính

Harun, H.
và cộng sự
(2015)

Indonesian public
sector accounting
reforms: dialogic
aspirations a step too

far?

Accounting,
Auditing &
Accountability
Joural, Volume
28, No.5, 2015

Nghiên cứu
định tính,
nghiên cứu
tình huống
kết hợp
phỏng vấn

Okoroafor,
E. N.
(2016)

Public sector reforms
in Nigeria:
Implications for the
public sector
accounting and
budgeting systems

International
Journal of
Developing and
Emerging

Economies
Vol.4, No.1,
pp.34-49,
February 2016

Nghiên cứu
định tính kết
hợp định
lượng thống
kê mô tả

5

6

Nghiên cứu kết luận 2 vấn đề quan trọng:
(1) Do các tổ chức công ở Fiji hoạt động không hiệu
quả đã thúc đẩy việc áp dụng mô hình quản lý công
mới NPM để cải thiện hoạt động và nâng cao tính minh
bạch cũng như trách nhiệm giải trình.
(2) Nghiên cứu khẳng định vai trò của kế toán (đặc biệt
là kế toán quản trị trong NPM) là nhất quán và phù hợp
với những thay đổi trong quản trị khu vực công.
Mặc dù Indonesia đã tiến hành nhiều cuộc cải cách về
tài chính khu vực công nhưng sau cải cách, số lượng
báo cáo kiểm toán cho ý kiến “ngoại trừ” lại tăng lên.
Nguyên nhân là do nhu cầu cung cấp và đảm bảo chất
lượng kết quả đầu ra BCTC ở các chính quyền địa
phương không ngang bằng nhau. Nghiên cứu đề xuất
một số biện pháp để nâng cao chất lượng BCTC ở một

số địa phương để BCTC có ý nghĩa, cũng như hỗ trợ
cho việc ra quyết định và trách nhiệm giải trình.
Nghiên cứu cho thấy Indonesia cũng chuyển đổi hệ
thống kế toán từ cơ sở tiền sang cơ sở dồn tích, một số
yêu cầu khác như bắt buộc phải có kiểm toán độc lập,
thông tin phải được công bố ở Trung ương và địa
phương. Đây là những biện pháp hỗ trợ nâng cao chất
lượng thông tin BCTC và trách nhiệm giải trình.
Nigeria đã sử dụng Đạo luật trách nhiệm tài chính 2007
để làm khuôn mẫu cho công cuộc cải cách kinh tế vĩ
mô về hệ thống kế toán và ngân sách khu vực công.
Trong đó, khuôn mẫu chi tiêu trung hạn (Medium Term
Expenditure Framework – MTEF) và chiến lược ngành
trung hạn (Medium Term Sector Strategies - MTSS)
được áp dụng, dịch chuyển dần sang mô hình quản lý
công mới NPM. Đây là những biện pháp giúp cho hệ
thống kế toán và hệ thống ngân sách Nigeria trở nên
linh hoạt hơn, nâng cao hiệu suất, hiệu quả và trách
nhiệm giải trình khu vực công.

Tóm lại, các nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán công liên quan đến trách nhiệm
giải trình chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
(i) Nghiên cứu mục tiêu thực hiện cải cách kế toán công tại các quốc gia: Nguyên
nhân của việc cải cách kế toán công phát sinh do hiệu ứng toàn cầu hóa ngày một gia tăng
và nỗi thất vọng của người dân về kết quả hoạt động trong Chính phủ (Hoque, Z. và Moll, J.;


7

2001). Do tình trạng hệ thống kế toán chưa thống nhất, thông tin về tình hình tài chính còn

trùng lặp, chưa phản ánh đầy đủ, chính xác, không có khả năng so sánh. Bên cạnh đó, để
phát triển hệ thống thông tin trong việc lập BCTC thì hệ thống trên cơ sở tiền là không phù
hợp, cần chuyển đổi sang cơ sở dồn tích để thông tin trên BCTC được thu thập đầy đủ, phản
ánh chính xác hơn tình hình tài chính của Chính phủ (Bowrey, G., 2007). Ngoài ra, việc cải
cách nhằm thúc đẩy dân chủ, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khu vực
công, hạn chế sự khác biệt so với thông lệ quốc tế, cải thiện hiệu quả hoạt động Chính phủ
(Bowrey, G., 2007; Harun, H. và cộng sự; 2015; Okoroafor, E. N., 2016).
(ii) Nội dung của cuộc cải cách: Cải cách hệ thống kế toán công tập trung vào việc
chuyển đổi từ kế toán cơ sở tiền sang kế toán cơ sở dồn tích (Bowrey, G., 2007; Harun, H.
và cộng sự, 2015) nhằm đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ liên bang về việc nâng cao
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình tài chính (Hoque, Z. và Moll, J., 2001; Bowrey, G.,
2007; Harun, H. và cộng sự; 2015; Okoroafor, E. N.; 2016). Bên cạnh đó, một số quốc gia
áp dụng mô hình quản lý công mới NPM vào cuộc cải cách với mong muốn thay đổi hệ
thống hoạt động, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh
trong bối cảnh toàn cầu hóa (Alan, M. & Nadan, R; 2008; Okoroafor, E. N., 2016). Các
nghiên cứu đều khẳng định tầm quan trọng của trách nhiệm giải trình tài chính trong việc
nâng cao chất lượng thông tin kế toán.
1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình khu vực công
Nghiên cứu của Ouda, H. (2004) ở các nước đang phát triển cho rằng việc cải cách hệ
thống kế toán công tại các nước này có những hạn chế nhất định bắt nguồn từ những nguyên
nhân như việc thâm hụt ngân sách, những yếu kém trong quản lý tài chính công dẫn đến tình
trạng tham nhũng, tỷ lệ lạm phát cao, những hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như
nguồn lực về tài chính để thực hiện. Từ những nguyên nhân này tác giả thấy rằng hệ thống
kế toán của các nước này là rất kém, BCTC chưa phản ánh đầy đủ thông tin tài chính. Do đó,
tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố giúp các nước đang phát triển thực hiện cải cách kế
toán trên cơ sở dồn tích như sau: AC (ps) = f (MC + PBS + PAS + CS + WC + CC + BAC
+ SAI + ABC+ ITC + IFS). Trong đó: Quản lý thay đổi văn hóa (MC); hỗ trợ chính trị
(PBS); hỗ trợ học thuật (PAS); chiến lược truyền thông (CS); động lực sẵn sàng thay đổi
(WC); tư vấn và điều phối (CC); ngân sách và các chi phí cập nhật kế toán (BAC); các vấn
đề kế toán cụ thể (SAI); sự nhất quán giữa ngân sách và kế toán (ABC); năng lực công nghệ

thông tin (ITC); sự hỗ trợ tài chính của quốc tế (IFS). Tác giả cho rằng việc thực hiện kế


8

toán trên cơ sở dồn tích giúp BCTC trở nên minh bạch, phản ánh thông tin tài chính đầy đủ,
chính xác hơn, từ đó nâng cao trách nhiệm giải trình về BCTC.
Nhận thấy sự khác biệt trong hệ thống kế toán của mỗi quốc gia, Zhang (2005), dựa
trên các nghiên cứu trước đây của Muller (1967), Cộng đồng kế toán Mỹ (1977), Nobes
(1984), Arpen và Radebaugh (1981),… đã nghiên cứu thực trạng quá trình phát triển của hệ
thống kế toán Trung Quốc giai đoạn 1949 -2005 và nhận thấy rằng sự phát triển kế toán của
Trung Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố khác nhau bao gồm: chính trị, quốc tế,
kinh tế, văn hóa, luật pháp, giáo dục và tính chuyên nghiệp. Trải qua các giai đoạn phát triển,
kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng và nhanh chóng hòa mình vào môi trường kinh tế
quốc tế và do đó nền kinh tế của nó không thể tránh khỏi việc phát triển theo hướng toàn
cầu. Điều này thúc đẩy Trung Quốc tiến hành các cuộc cải cách toàn diện, trong đó việc thu
hẹp với thông lệ quốc tế về BCTC là ưu tiên hàng đầu. Xây dựng môi trường, hệ thống kế
toán minh bạch, toàn vẹn, nâng cao trách nhiệm giải trình là nhiệm vụ trung tâm trong các
cuộc cải cách tài chính. Mặc dù nghiên cứu này được thực hiện đối với hệ thống kế toán tài
chính thuộc khu vực tư, song có thể vận dụng để đánh giá khu vực công vì mục đích cuối
cùng của cả 2 khu vực đều như nhau, đều mong muốn hoàn thiện hệ thống kế toán, cung cấp
thông tin tài chính chất lượng, đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy, đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng.
Trong một nghiên cứu tại tiểu bang Osun, Nigeria, Salawu, R. O & Agbeja, O. (2007)
cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là một nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
trách nhiệm giải trình khu vực công. Dữ liệu thu thập qua các bảng câu hỏi được gửi đến
các nhân viên của Văn phòng Tổng Kiểm toán Nhà nước kết hợp với cuộc phỏng vấn Tổng
Kiểm toán Nhà nước về các vấn đề phải đối mặt liên quan đến hệ thống kiểm toán và trách
nhiệm giải trình khu vực công. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Chi bình
phương kết hợp với thống kê mô tả và kết luận rằng một hệ thống kiểm soát nội hiệu quả

giúp cho việc lập BCTC được chính xác, đầy đủ và minh bạch hơn, đây là tiền đề nâng cao
trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp
giúp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ như cải thiện kỹ năng của cán bộ, nhân
viên kiểm toán trong việc thực hiện công việc chuyên môn, cần phải tuân thủ các quy định
của pháp luật và nghề nghiệp.
Greiling, D & Spraul, K (2010) trong nghiên cứu của mình cho rằng chất lượng thông
tin là một nhân tố quyết định đến trách nhiệm giải trình. Theo các tác giả thì có 2 dạng
truyền tải thông tin đó là truyền tải thông tin quá mức và không muốn tiết lộ thông tin.


9

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết kinh tế, tâm lý học và xã hội học để phân tích hành vi không
muốn tiết lộ thông tin và sử dụng nghiên cứu thực nghiệm để làm sáng tỏ hành vi truyền tải
thông tin quá mức. Nghiên cứu chỉ ra rằng dù ở dạng nào thì các tác động đến tính hiệu quả
của việc thực hiện trách nhiệm giải trình luôn tồn tại. Nếu người giải trình truyền tải thông
tin quá mức nhưng những thông tin này không phải là những thông tin chọn lọc, cần thiết
thì sẽ gây nhiễu cho người yêu cầu giải trình và không làm rõ được các vấn đề mà người
yêu cầu giải trình đang muốn hướng đến. Ngược lại, khi người giải trình không muốn tiết lộ
thông tin hoặc tiết lộ thông tin chưa đầy đủ sẽ gây ra tâm lý hoài nghi cho người yêu cầu
giải trình, đồng thời thông tin tiếp nhận của người yêu cầu giải trình còn mơ hồ, thiếu chính
xác dẫn đến mục đích giải trình cũng chưa được đáp ứng. Nghiên cứu kết luận rằng hiểu
được tâm lý của người giải trình từ đó có những biện pháp cần thiết để thúc đẩy việc truyền
tải thông tin hiệu quả là việc làm quan trọng để nâng cao trách nhiệm giải trình.
Reginato, E. (2010) thực hiện một nghiên cứu tại Ý về mức độ thực hiện các phương
diện giải trình bao gồm giải trình về tài chính, giải trình về quản lý và giải trình về chuyên
môn trong mối liên hệ với mô hình quản lý công mới NPM. Nghiên cứu xem xét liệu rằng
NPM có ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình hay không, có tồn tại khoảng cách giữa thực
tiễn và lý thuyết trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình hay không. Bằng việc thực hiện
một cuộc khảo sát trên một mẫu ngẫu nhiên với hơn 5.000 dân kết hợp với các cuộc phỏng

vấn bán cấu trúc, nghiên cứu kết luận rằng mặc dù giải trình về quản lý và giải trình về
chuyên môn vẫn phổ biến nhưng trách nhiệm giải trình thật sự của Chính phủ địa phương
vẫn là trách nhiệm giải trình về tài chính, trong đó Chính phủ phải tập trung vào việc làm
sáng tỏ tình hình tài chính cũng như giải trình về BCTC với người dân.
Kluvers, R & Tippet, J. (2011) thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm nhằm cố gắng
tìm hiểu tác động của mô hình quản lý công mới NPM lên trách nhiệm giải trình trong chính
quyền bang Victoria. Nghiên cứu thực hiện ở 79 đô thị Victoria, đối tượng bao gồm các
nghị viên và nhà quản lý, với mức độ phản hồi là 32% tương đương 325 câu trả lời, nghiên
cứu khẳng định mô hình quản lý công mới NPM có tác động tích cực đến trách nhiệm giải
trình. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến tính chất của NPM chính là BCTC, vì doanh nghiệp
tư nhân xem BCTC là sản phẩm quan trọng nói lên sức mạnh và hiện trạng của doanh
nghiệp nên việc lập BCTC luôn được xem trọng. Do đó, khi áp dụng NPM vào khu vực
công, NPM cũng có tác động mạnh mẽ đến việc lập BCTC khu vực này trong đó nhấn mạnh
đến các quy định về BCTC và quy định về kế toán khu vực công. Khi hành lang pháp lý ổn


10

định, việc lập BCTC trở nên công khai, minh bạch, hiệu quả thì trách nhiệm giải trình
BCTC cũng được nâng cao.
Nurunnabi, M. và Islam, S.K (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trách
nhiệm giải trình khu vực y tế tư nhân Bangladesh. Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua bảng
câu hỏi với mẫu gồm 533 bệnh nhân sử dụng dịch vụ tại 45 bệnh viện tư nhân thành phố
Dhaka kết hợp với thang đo Likert 5 điểm (1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn
đồng ý), kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình bao
gồm: (1) Nghề nghiệp, (2) Quản lý và điều hành, (3) Quy định về pháp luật và đạo đức, (4)
Quy định của Chính phủ.
Eivani, F. & Nazari, K. & Emami, M. (2012) trong một nghiên cứu của mình tại Iran
đã khẳng định rằng con người là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện có hiệu quả các
chính sách, cụ thể là phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên như hành động trong sạch,

mục đích thực hiện công việc đúng đắn, tính trung thực và liêm khiết, không có xung đột lợi
ích, tham nhũng. Con người cũng chính là nhân tố quan trọng của trách nhiệm giải trình và
tính minh bạch. Nghiên cứu cho rằng BCTC là chỉ số tốt nhất về trách nhiệm giải trình do
đó cần cải thiện chất lượng BCTC, nâng cao bộ máy quản lý, trách nhiệm của mỗi cá nhân
cần phải được xem xét một cách nghiêm túc và toàn diện.
Lê Thị Nha Trang (2012) cho rằng trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, để thích nghi
với sự đa dạng hóa và hội nhập, Việt Nam cũng cần có những thay đổi trong hệ thống kế
toán và cần thiết xây dựng chuẩn mực kế toán công trong sự vận dụng IPSAS. Nghiên cứu
đã khảo sát thực trạng các chế độ kế toán thuộc khu vực công Việt Nam, phân tích những
khác biệt so với IPSAS, chỉ ra các hạn chế ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS, đồng thời
đề xuất những điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho
thấy thu hẹp khoảng cách với thông lệ quốc tế trong đó việc chuyển đổi hoàn toàn sang cơ
sở kế toán dồn tích là một trong những điều kiện giúp nền tài chính công Việt Nam trở nên
minh bạch, hiệu quả hơn, trách nhiệm giải trình được thúc đẩy và nâng cao.
Cristina, S. N. và cộng sự (2013) dựa nên nền tảng nghiên cứu của Zhang (2005) và
các nghiên cứu trước đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng tại Romania đã tìm
ra 6 nhân tố thuộc về môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán bao gồm: (1) Môi
trường chính trị, (2) Môi trường pháp lý, (3) Môi trường kinh tế, (4) Môi trường giáo dục, (5)
Môi trường văn hóa xã hội, (6) Môi trường nghề nghiệp. Từ nghiên cứu, Cristina, S. N. và
cộng sự khẳng định nếu hệ thống kế toán không phát triển, không hoàn thiện thì thông tin tài


11

chính còn bị trùng lặp, chưa mang tính thống nhất, chưa phản ánh chính xác tình hình tài
chính, gây khó khăn trong việc ra quyết định và trách nhiệm giải trình BCTC.
Haque, S & Pathrannarakul, P (2013) thực hiện nghiên cứu tại Pakistan về tính minh
bạch và trách nhiệm giải trình khu vực công. Nghiên cứu đưa ra 2 nhân tố liên quan đến vấn
đề nghiên cứu bao gồm (1) sự dễ dàng tiếp cận thông tin và (2) mức độ trao quyền cho nhân
viên. Sau đó nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 8 tổ chức công – những nơi đang áp dụng

chính phủ điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ thông tin và mức độ trao quyền
cho nhân viên đóng vai trò quan trọng và góp phần làm nâng cao tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình. Hệ thống thông tin hiện đại giúp cho thông tin được truy xuất nhanh chóng,
việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn sẽ thúc đẩy gia tăng tính minh bạch. Bên cạnh đó, tăng
cường trao quyền và cải thiện năng lực của nhân viên tạo điều kiện cho nhân viên dễ dàng
thực hiện tốt công việc của mình, nâng cao khả năng chịu trách nhiệm trong công việc sẽ là
những yếu tố quan trọng làm gia tăng trách nhiệm giải trình của họ trong phạm vi công việc
được giao.
Munoz, L. A. & Bolivar, M. P. R. (2015) thấy rằng ngày nay trách nhiệm giải trình và
tính minh bạch đóng vai trò quan trọng trong khu vực công. Dù trước đây đã có nhiều
nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình giữa các địa phương
tuy nhiên vẫn có sự không đồng nhất đáng kể giữa các kết quả thu được. Do đó nghiên cứu
đã thực hiện một phân tích tổng hợp để xem xét các nhân tố có tác động đến trách nhiệm
giải trình. Nghiên cứu cho rằng các nhân tố về thể chế và các nhân tố về môi trường có sự
tác động đáng kể. Các nhân tố về thể chế bao gồm tình hình tài chính, trợ cấp liên Chính
phủ, sự phối hợp giữa các Chính phủ địa phương và cạnh tranh chính trị; các nhân tố về môi
trường bao gồm dân số địa phương và mức thu nhập bình quân đầu người địa phương đó. (1)
Ở khía cạnh tài chính, nghiên cứu sử dụng nợ công làm công cụ đo lường và cho rằng mức
độ nợ công phản ánh tình hình tài chính của Chính phủ, nếu mức nợ công cao Chính phủ
cần sự giải trình thích hợp với người dân về các hoạt động cũng như các kế hoạch trong
tương lai để huy động vốn thực hiện các chính sách, chương trình và thanh toán các khoản
nợ. (2) Sự trợ cấp, sự phối hợp giữa các Chính phủ địa phương gia tăng giúp cho các địa
phương tăng cường khả năng giám sát lẫn sau và có trách nhiệm giải trình về các khoản trợ
cấp đó. (3) Cạnh tranh chính trị thể hiện trong việc khi các cán bộ muốn gia tăng tín nhiệm
của nhân dân họ phải tăng cường hiệu quả công tác quản lý và có trách nhiệm trong mọi
hoạt động để sẵn sàng giải trình với người dân trong mọi trường hợp cần thiết. (4) Ở khía
cạnh dân số địa phương, địa phương nào có dân số đông hơn thì trách nhiệm giải trình cũng


12


cao hơn do số lượng người yêu cầu giải trình nhiều hơn. (5) Bên cạnh đó, mức thu nhập của
người dân càng cao họ càng mong đợi các dịch vụ tốt hơn từ Chính phủ địa phương, đồng
thời họ cũng muốn có nhiều thông tin giải trình về việc tiền thuế mình đóng có được sử
dụng hiệu quả hay không. Trong các nhân tố trên, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng
của nhân tố tài chính, khi Chính phủ tập trung quản lý tài chính hiệu quả, nợ công sẽ giảm
đi, BCTC được lập đầy đủ, chính xác, thông tin được công bố công khai, minh bạch thì việc
thực hiện trách nhiệm giải trình BCTC sẽ được cải thiện.
Trong một nghiên cứu của mình tại Malaysia, Aziz, M. A. A. và cộng sự (2015) đã
phân tích thực trạng việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong các tổ chức công ngày nay
và thấy rằng quản trị hành chính công vẫn còn nhiều yếu kém. Nghiên cứu tập trung thảo
luận về các nhân tố nội bộ và kết luận rằng hệ thống hoạt động minh bạch, hệ thống kiểm
soát nội bộ hiệu quả, chất lượng quản lý, các quy định về trách nhiệm giải trình, chất lượng
thông tin là những nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình. Nghiên cứu cho rằng sự
minh bạch sẽ kích thích nhân viên tuân thủ và cam kết hành động có đạo đức. Nghiên cứu
này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách thiết lập trách nhiệm giải trình giữa các
phòng ban và các cơ quan Chính phủ khác nhau.
Nghiên cứu về trách nhiệm giải trình và các hoạt động trong tổ chức khu vực công,
Ahyaruddin, M. & Akbar, R. (2016) dựa trên số liệu điều tra của 137 cán bộ tại chính quyền
địa phương tỉnh Yogyakarta, Indonesia kết hợp với các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, sử
dụng kiểm định Mann-Whitney, kiểm định Kruslal-Wallis, mô hình bình phương cấu trúc
(Structural Equation Modelling - SEM), phương pháp bình phương tối thiểu từng phần
(Partial Least Square - PLS), nghiên cứu phát hiện rằng chất lượng quản lý và mức độ tuân
thủ pháp luật có mối liên quan đến trách nhiệm giải trình nói chung và trách nhiệm giải trình
BCTC nói riêng. Nghiên cứu cho rằng tập trung nâng cao chất lượng quản lý và tuân thủ
pháp luật giúp xây dựng một BCTC chính xác, đầy đủ, kịp thời, công khai, minh bạch, từ đó
nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC cũng như hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức
công.
Mục đích nghiên cứu của Kewo, C. L. (2017) là để kiểm tra xem liệu trách nhiệm giải
trình về tài chính (cụ thể là trách nhiệm giải trình BCTC) có bị ảnh hưởng bởi hệ thống

kiểm soát nội bộ, hoạt động quản lý và sự giám sát của chính quyền địa phương Indonesia
hay không. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu gồm 345 công chức, sử dụng mô hình bình
phương cấu trúc (Structural Equation Modelling - SEM) và phương pháp bình phương tối
thiểu từng phần (Partial Least Square - PLS) để kiểm định giả thiết. Nghiên cứu kết luận


13

rằng có sự tác động tích cực của hệ thống kiểm soát nội bộ, chất lượng quản lý và sự giám
sát của chính quyền lên việc thực hiện trách nhiệm giải trình tài chính, cụ thể là trách nhiệm
giải trình BCTC ở chính quyền địa phương Indonesia.
Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến trách
nhiệm giải trình khu vực công (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
S
T
T

1

Tên tác
giả (năm)

Ouda, H.
(2004)

Tên đề tài

Basis Requirements
Model For Successful
Implementation Of

Accounting In The
Public Sector

Nơi công bố
nghiên cứu
International
Consortium on
Governmental
Financial
Management.
Public Fund
Digest Volume IV,
No.1

Phương pháp
nghiên cứu

Nghiên cứu định
lượng

Environmental Factor in
China's Financial
Accounting
Development since
1949

The Erasmus
University,
Rotterdam


Nghiên cứu định
tính

3

Salawu,
R. O &
Agbeja,
O. (2007)

Auditing and
accountability
mechanism in the public
sector

The international
journal of applied
economics and
finance 1 (1): 4554, 2007 ISSN
1991-0886

Nghiên cứu định
lượng sử dụng
bảng khảo sát
phỏng vấn, kiểm
định Chi bình
phương kết hợp
thống kê mô tả

4


Greiling,
D&
Spraul, K
(2010)

Accountability and the
challenges of
information disclosure

PAQ FALL 2010

Nghiên cứu định
tính

5

Reginato,
E. (2010)

Accountability
perspectives in Italian
municipality accounting
systems: The gap
between regulations and
practices

PAQ WINTER
2010


Nghiên cứu định
lượng bao gồm
bảng khảo sát và
phỏng vấn bán
cấu trúc

6

Kluvers,
R&
Tippet, J.
(2011)

The view of councilors
and managers on
accountability in local
government: An
empirical study in
Australia

International
journal of
management,
Volume 28, No.2,
June 2011

Nghiên cứu định
lượng sử dụng
bảng khảo sát


7

Nurunnabi
, M. &
Islam, S.
K (2011)

Accountability in the
Bangladeshi privated
healthcare sector

International
Journal of
Healthcare Quality
Assurance Vol.25
No.7

Nghiên cứu định
lượng sử dụng
bảng khảo sát

2

Zhang
(2005)

Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu nhận ra nhiều hạn chế trong hệ
thống kế toán của các nước đang phát triển và
đề xuất mô hình gồm 11 nhân tố giúp các

nước đang phát triển thực hiện cải cách kế
toán trên cơ sở dồn tích như sau: AC (ps) = f
(MC + PBS + PAS + CS + WC + CC +
BAC + SAI + ABC+ ITC + IFS).
Nghiên cứu tìm hiểu bối cảnh Trung Quốc
qua các giai đoạn phát triển kinh tế và nhận
thấy sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh
kết hợp với toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
đòi hỏi Trung Quốc cần có cuộc cải cách toàn
diện hơn, thu hẹp với thông lệ quốc tế. Từ đó,
nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển kế toán
của Trung Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi
các nhân tố khác nhau như: chính trị, quốc tế,
kinh tế, văn hóa, luật pháp, giáo dục và tính
chuyên nghiệp.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát
nội bộ hiệu quả là một nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện trách nhiệm giải trình khu vực
công, và đề xuất một số biện pháp cải thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ như nâng cao kỹ
năng cán bộ kiểm toán, tăng cường tuân thủ
các quy định của pháp luật và nghề nghiệp.
Nghiên cứu kết luận rằng chất lượng thông
tin là một nhân tố quyết định đến trách nhiệm
giải trình. Có 2 dạng truyền tải thông tin đó là
truyền tải thông tin quá mức và không muốn
tiết lộ thông tin. Do đó, cần có sự nắm bắt
tâm lý của người giải trình để có những biện
pháp phù hợp kiểm soát quá trình truyền tải
thông tin để trách nhiệm giải trình trở nên có

hiệu quả.
Nghiên cứu thấy rằng có mối liên hệ giữa mô
hình quản lý công mới NPM và trách nhiệm
giải trình, đồng thời kết luận rằng mặc dù
trách nhiệm giải trình về quản lý và chuyên
môn là phổ biến nhưng trách nhiệm giải trình
thật sự của Chính phủ vẫn là trách nhiệm giải
trình về tài chính.
Nghiên cứu khẳng định mô hình quản lý công
mới NPM có tác động tích cực đến trách
nhiệm giải trình. Tính chất của NPM là
BCTC nên áp dụng NPM góp phần thúc đẩy
lập BCTC minh bạch, tăng cường trách
nhiệm giải trình.
Nghiên cứu chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến
trách nhiệm giải trình bao gồm:
(1) Nghề nghiệp
(2) Quản lý và điều hành
(3) Quy định về pháp luật và đạo đức
(4) Quy định của Chính phủ.


14

Eivani, F.
& Nazari,
K. &
Emami,
M. (2012)


Public accountability
and government
financial reporting

African journal of
business
management
Volume 6 (29), pp.
8475-8482, 25
July, 2012

9

Lê Thị
Nha Trang
(2012)

Application of IPSAS
Standards to the
Vietnamese
Government
Accounting and
Financial Statements

University of
Tampere, Master
Program in Public
Finance
Management


10

Cristina,
S. N. và
cộng sự
(2013)

The influence of
environment factors on
the evolution of
Romania public
accounting

Joural of business
economics and
management,
ISSN 1611-1699,
09 May 2013

Nghiên cứu định
lượng

11

Haque, S
&
Pathranna
rakul, P
(2013)


The role of technology
in enhancing
transparency and
accountability in public
sector organizations of
Pakistan

International
journal of
economics
business and
management study
– IJENMS ISSN:
2226-4809;
EISSN: 2304-6945
Volume 2, No. 1
(January, 2013)
20-24

Nghiên cứu định
lượng sử dụng
bảng khảo sát

12

Munoz, L.
A. &
Bolivar,
M. P. R.
(2015)


Determining factors of
transparency and
accountability in local
governments: A metaanalytic study

Lex Localis –
Journal of local
self-government

Phân tích tổng
hợp (MetaAnalysis)

Procedia
economics and
finance 28 (2015)
163 – 169.

Nghiên cứu định
tính

Journal of
Indonesian
economy and
business, Volume
31, No.1, 2016, 122

Nghiên cứu định
lượng sử dụng
bảng khảo sát và

phỏng vấn bán
cấu trúc

8

13

Aziz, M.
A. A. và
cộng sự
(2015)

14

Ahyaruddi
n, M. &
Akbar, R.
(2016)

15

Kewo, C.
L. (2017)

Enhancement of the
accountability of public
sectors through integrity
systems, internal control
system and leadership
practices: A review

study
The relationship
between the use of a
performance
measurement system,
organizational factors,
accountability, and the
performance of public
sector organizations
The influence of
internal control
implementation and
managerial performance
on financial
accountability local
government in
Indonesia

International
journal of
economics and
financial issues,
2017, 7 (1), 293297
ISSN: 2146-4138

Nghiên cứu định
tính

Nghiên cứu định
lượng


Nghiên cứu cho rằng con người là một nhân
tố quan trọng của trách nhiệm giải trình và
tính minh bạch, cụ thể là phẩm chất đạo đức
của cán bộ như hành động trong sạch, mục
đích đúng đắn, tính trung thực và liêm khiết.
BCTC cũng là một chỉ số tốt về trách nhiệm
giải trình. Nâng cao chất lượng BCTC, tập
trung vào con người góp phần cải thiện tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Nghiên cứu cho rằng hệ thống khu vực công
Việt Nam còn nhiều lỗ hổng, còn nhiều khác
biệt so với IPSAS, điều này làm cản trở quá
trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.
Việc chuyển đổi sang cơ sở dồn tích là cần
thiết giúp cải thiện bộ hành chính công và hệ
thống kế toán, nâng cao tính minh bạch và
trách nhiệm giải trình.
Nghiên cứu cho rằng trách nhiệm giải trình
chịu ảnh hưởng bởi hệ thống kế toán và tìm ra
6 nhân tố thuộc về môi trường ảnh hưởng đến
sự phát triển kế toán bao gồm:
(1) Môi trường chính trị
(2) Môi trường pháp lý
(3) Môi trường kinh tế
(4) Môi trường giáo dục
(5) Môi trường văn hóa xã hội
(6) Môi trường nghề nghiệp
Nghiên cứu cho rằng có 2 nhân tố tác động
đến tính minh bạch và trách nhiệm giải trình

bao gồm (1) sự dễ dàng tiếp cận thông tin và
(2) mức độ trao quyền cho nhân viên. Nghiên
cứu cho rằng cần nâng cấp hệ thống thông tin,
sử dụng hệ thống Chính phủ điện tử, tạo điều
kiện dễ dàng tiếp cận và truy xuất thông tin,
đồng thời tăng cường trao quyền để nhân viên
có điều kiện thực hiện tốt công việc và sẵn
sàng giải trình khi cần thiết, từ đó tăng cường
trách nhiệm giải trình.
Nghiên cứu cho rằng các nhân tố về thể chế
và các nhân tố về môi trường có sự tác động
đáng kể đến trách nhiệm giải trình giữa các
địa phương. Các nhân tố về thể chế bao gồm
tình hình tài chính, trợ cấp liên Chính phủ và
cạnh tranh chính trị; các nhân tố về môi
trường bao gồm dân số địa phương và mức
thu nhập bình quân đầu người địa phương đó.
Nghiên cứu cho thấy hệ thống quản trị hành
chính công Malaysia còn nhiều yếu kém, do
đó nghiên cứu tập trung thảo luận về các nhân
tố nội bộ và kết luận rằng hệ thống hoạt động
minh bạch, hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu
quả, chất lượng quản lý là những nhân tố ảnh
hưởng đến trách nhiệm giải trình.
Nghiên cứu phát hiện rằng chất lượng quản lý
và mức độ tuân thủ pháp luật có mối liên
quan đến trách nhiệm giải trình nói chung và
trách nhiệm giải trình BCTC nói riêng. Theo
đó, cần nâng cao chất lượng quản lý và tuân
thủ pháp luật giúp xây dựng BCTC chính xác,

minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình
khu vực công.
Nghiên cứu khẳng định hệ thống kiểm soát
nội bộ và chất lượng quản lý là 2 nhân tố tác
động đến trách nhiệm giải trình. Nâng cao hệ
thống kiểm soát nội và chất lượng quản lý
thúc đẩy trách nhiệm giải trình được nâng
cao.

Tóm lại, các nghiên cứu trên tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:


15

Trách nhiệm giải trình khu vực công trong mối quan hệ với các chủ thể khác: Thể hiện
mối quan hệ về trách nhiệm giải trình liên quan đến công dân, các quan chức được bầu và
các nhà quản lý công. Những mối quan hệ này được thể hiện qua các phương diện như
phương diện tài chính, phương diện quản lý và phương diện nghề nghiệp (Reginato, E.,
2010).
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong khu vực công:
Ouda, H. (2004) và Lê Thị Nha Trang (2012) cho rằng cải cách kế toán dồn tích là cơ sở
nâng cao trách nhiệm giải trình, Ouda, H. (2004) đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng bao
gồm: Nhân tố quản lý thay đổi văn hóa (MC); hỗ trợ chính trị (PBS); hỗ trợ học thuật (PAS);
chiến lược truyền thông (CS); động lực sẵn sàng thay đổi (WC); tư vấn và điều phối (CC);
ngân sách và các chi phí cập nhật kế toán (BAC); các vấn đề kế toán cụ thể (SAI); sự nhất
quán giữa ngân sách và kế toán (ABC); năng lực công nghệ thông tin (ITC); sự hỗ trợ tài
chính của quốc tế (IFS). Năm 2005, Zhang nghiên cứu quá trình phát triển cải cách quốc gia
toàn diện thì nhận thấy các nhân tố chính trị, quốc tế, kinh tế, văn hóa, luật pháp, giáo dục
và tính chuyên nghiệp ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán, tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình. Nurunnabi, M. và Islam, S.K. (2011) tìm ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến trách

nhiệm giải trình bao gồm: (1) Nghề nghiệp, (2) Quản lý và điều hành, (3) Quy định về pháp
luật và (4) Đạo đức và Chính phủ. Ngoài ra, trách nhiệm giải trình còn chịu ảnh hưởng bởi
hệ thống kiểm soát nội bộ (Salawu, R. O & Agbeja, O., 2007; Aziz, M. A. A. và cộng sự,
2015; Kewo, C. L., 2017), kỹ năng của cán bộ, nhân viên kiểm toán (Salawu, R. O &
Agbeja, O., 2007), sự tuân thủ pháp luật (Ahyaruddin, M. & Akbar, R., 2016) và chất lượng
quản lý (Aziz, M. A. A. và cộng sự, 2015; Ahyaruddin, M. & Akbar, R., 2016; Kewo, C. L.,
2017) . Bên cạnh đó, chất lượng thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực
hiện trách nhiệm giải trình (Greiling, D & Spraul, K , 2010), kiểm soát quá trình truyền tải
thông tin thông qua việc tìm hiểu tâm lý của người giải trình, tăng cường mức độ tiếp cận
thông tin và mức độ trao quyền cho nhân viên (Munoz, L. A. & Bolivar, M. P. R., 2015) là
cơ sở giúp trách nhiệm giải trình được nâng cao. Một nhân tố quan trọng khác của trách
nhiệm giải trình và tính minh bạch chính là con người (Eivani, F. & Nazari, K. & Emami,
M., 2012), người có phẩm chất đạo đức tốt sẽ thực hiện các công việc chính xác, hoàn thiện
và sẵn sàng giải trình khi cần thiết. Không dừng lại ở đó, theo Reginato, E. (2010) và
Kluvers, R & Tippet, J. (2011) thì mô hình quản lý công mới NPM cũng là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi trách nhiệm giải trình khu vực công. Thực hiện NPM
góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính công, giúp chuyển mô hình hành chính công truyền


16

thống sang hành chính công hiện đại, tạo ra một nền hành chính gần gũi với thị trường hơn
và hoạt động hiệu quả hơn. Hiệu quả trong công tác hoạt động hằng ngày, hiệu quả trong
việc sử dụng nguồn lực, phân bổ chi phí, phân cấp, trao quyền quản lý, hướng đến đến kết
quả hơn là điều kiện giúp hệ thống thông tin tài chính trở nên chính xác, công khai, hỗ trợ
cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình và ra quyết định.
Như vậy, thông qua các nghiên cứu về cải cách kế toán công trong việc nâng cao trách
nhiệm giải trình trên thế giới và những nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình BCTC
khu vực công, tác giả thấy rằng để nâng cao trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công các
quốc gia trên thế giới hầu hết có xu hướng cải cách với mục tiêu xây dựng một hệ thống kế

toán công thống nhất, từ đó nâng cao chất lượng thông tin kế toán, BCTC trung thực, có ý
nghĩa, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Đứng trước mục tiêu này, các
quốc gia thực hiện các cải cách như chuyển đổi cơ sở kế toán từ cơ sở tiền sang cơ sở dồn
tích, áp dụng mô hình quản lý công mới NPM, vận dụng IPSAS. Đây cũng là một trong
những nhân tố quan trọng tác động đến trách nhiệm giải trình BCTC khu vực công.
 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình khu vực công
Tóm lại, thông qua những quan điểm của các nhà nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn và
kế thừa nghiên cứu của 3 tác giả bao gồm: Thứ nhất, Ouda, H. (2004) chỉ ra 11 nhân tố ảnh
hưởng đến việc cải cách hệ thống kế toán. Căn cứ vào nội dung tác giả phân chia các nhân
tố thành 4 nhóm nhân tố như sau:
 Nhóm nhân tố về hệ thống pháp lý: Sự nhất quán giữa ngân sách và kế toán (ABC).
 Nhóm nhân tố về hệ thống chính trị: Hỗ trợ chính trị (PBS); Sự hỗ trợ tài chính của
quốc tế (IFS).
 Nhóm nhân tố văn hóa: Động lực sẵn sàng thay đổi (WC); Quản lý thay đổi văn hóa
(MC).
 Nhóm nhân tố về giáo dục và nghề nghiệp: Hỗ trợ học thuật (PAS); các vấn đề kế
toán cụ thể (SAI); Chiến lược truyền thông (CS); Tư vấn và điều phối (CC); Ngân
sách và các chi phí cập nhật kế toán (BAC); Năng lực công nghệ thông tin (ITC).
Thứ hai, Nurunnabi, M. và Islam, S.K. (2011) tìm ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến trách
nhiệm giải trình bao gồm: (1) Nghề nghiệp, (2) Quản lý và điều hành, (3) Quy định về pháp
luật và đạo đức (4) Quy định của Chính phủ. Xét về bản chất, quy định về pháp luật thuộc
hệ thống pháp lý, đạo đức thuộc văn hóa xã hội và quy định của Chính phủ thuộc hệ thống
chính trị. Dù nghiên cứu này thực hiện cho khu vực tư nhưng vẫn có thể áp dụng cho khu
vực công vì khu vực công cũng có lĩnh vực y tế và xét cho cùng mục đích của cả 2 khu vực


×