Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của các tỷ số tài
chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam”
là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS
Trần Thị Giang Tân.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công
bố trong công trình nào khác trước đây.
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
MỤC LỤC ..............................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .........................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2.


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 2
2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................... 2

2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3

5.

Điểm mới của đề tài ................................................................................... 4

6.

Kết cấu của luận văn .................................................................................. 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ẢNH
HƯỞNG CỦA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI
NHUẬN .................................................................................................................. 5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 5
1.1.1. Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ............................................ 5

1.1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận.............................................................................................................. 6
1.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 12
2.1. Tổng quan về hành vi điều chỉnh lợi nhuận .............................................. 12
2.1.1.

Khái niệm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.......................................... 12

2.1.2.

Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận ...................................... 12

2.1.3.

Các thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận .................................................. 15


2.1.4.

Mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận ............................ 17

2.2. Tổng quan về các tỷ số tài chính ............................................................... 18
2.2.1.

Tỷ số khả năng thanh toán .............................................................. 18

2.2.2.

Tỷ số khả năng hoạt động ............................................................... 19


2.2.3.

Tỷ số khả năng sinh lời ................................................................... 21

2.2.4.

Tỷ số đòn bẩy tài chính ................................................................... 21

2.2.5.

Tỷ số tăng trưởng công ty ............................................................... 22

2.2.6.

Tỷ số dòng tiền từ hoạt động .......................................................... 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 25
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 25
3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 26
3.3. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu .................................................. 30
3.4. Đo lường các biến trong mô hình ............................................................. 30
3.5. Phương pháp ước lượng mô hình hồi quy ................................................. 33
3.6. Phương pháp kiểm định các khuyết tật của mô hình ................................. 35
3.6.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 35
3.6.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi ........................................... 36
3.6.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ............................................ 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 38
4.1. Tổng quan dữ liệu nghiên cứu .................................................................. 38
4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................... 39

4.3. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ................................... 42
4.4. Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..... 45
4.4.1.

Mô hình đề xuất.............................................................................. 45

4.4.2.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình ....................... 46

4.5. Kết quả hồi quy ......................................................................................... 47
4.6. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước ........... 52
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4 ................................................................................... 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 56


5.1. Kết luận .................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 57
5.2.1. Đối với nghề nghiệp kiểm toán ............................................................. 57
5.2.2. Đối với người sử dụng báo cáo tài chính ............................................... 59
5.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 60
5.4. Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BDS


Bất động sản

CK

Chứng khoán

KTV

Kiểm toán viên

LSDV

Mô hình biến giả bình phương tối thiểu

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ký hiệu, đo lường các biến và dấu tác động dự kiến trong mô hình ....... 31
Bảng 4.1: Số lượng các công ty phân theo nhóm ngành ......................................... 38
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 39
Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình ................................................. 43
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp các biến được lựa chọn đưa vào mô hình hồi quy .......... 45
Bảng 4.5: Hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF) ............................................ 46
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình lần 1 ............................................................... 47
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với mô hình FEM lần 2 ................................................ 49
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với mô hình FEM lần 3 ................................................ 50
Bảng 4.9: So sánh kết quả nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu trước .......... 53



DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 25
Hình 3.2: Mô hình ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam ........................................................ 29


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Chính phủ, các doanh nghiệp tạo vốn và tăng vốn phục vụ
cho các hoạt động. Để thu hút nhà đầu tư thì lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng mà
các công ty cần phải quan tâm. Chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như tốc độ tăng trưởng của công ty. Chính vì lý do
này mà các nhà quản trị luôn tìm cách tác động đến lợi nhuận nhằm đạt được mục
tiêu của mình. Đặc biệt đối với các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng
khoán thì việc thu hút nhà đầu tư thông qua chỉ tiêu lợi nhuận là rất quan trọng.
Điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị là hành động làm thay
đổi lợi nhuận kế toán nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán.
Tùy theo mục tiêu khác nhau của nhà quản trị, việc điều chỉnh lợi nhuận nhằm tăng
giá cổ phiếu, giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu hút vốn đầu
tư. Việc điều chỉnh lợi nhuận gây một thiệt hại không nhỏ không chỉ đối với các
doanh nghiệp mà còn với cả những nhà đầu tư và có thể dẫn đến phá sản công ty.
Và việc điều chỉnh lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến sự minh bạch và phát triển lành
mạnh của thị trường chứng khoán. Không những thế, các công ty kiểm toán thực
hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty có hành vi điều chỉnh lợi nhuận có
thể bị thiệt hại về danh tiếng, uy tín trong công việc cũng như có khả năng phá sản

nếu như đưa ra ý kiến kiểm toán sai.
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia về các
vấn đề, các khía cạnh khác nhau liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Như
nghiên cứu của Ashari và các cộng sự (1994) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc
điều chỉnh lợi nhuận trong các công ty niêm yết tại Singapore”, Burgstahler và
cộng sự (1997) đã nghiên cứu về “Điều chỉnh lợi nhuận để tránh lợi nhuận giảm và
thua lỗ”, nghiên cứu của Chung và các cộng sự (2005) về “Điều chỉnh lợi nhuận,
dòng tiền tự do thặng dư (surplus free cash flow) và giám sát bên ngoài”. Về mối
quan hệ giữa các tỷ số tài chính và hành vi điều chỉnh lợi nhuận, cũng đã có một số


2

nghiên cứu được thực hiện như: nghiên cứu của Sadeghi và Zareie (2015) về “Mối
quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận và các tỷ số tài chính của các công ty tư nhân
niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran”, Pranesh Debnath (2017) nghiên cứu
về “Phân tích tác động của tăng trưởng và hiệu quả của doanh nghiệp đối với điều
chỉnh lợi nhuận: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Ấn Độ” hay nghiên cứu của Jang
và các cộng sự (2017) về “Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính chính đến điều
chỉnh lợi nhuận trong ngành công nghiệp bê tông trộn sẵn của Hàn Quốc”.
Tại Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận,
mỗi nghiên cứu tập trung vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, với các
mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn, Nguyễn Thị Phương Thảo (2011),
Huỳnh Thị Vân (2012), Đào Thị Ngọc Thương (2015), Lê Thị Nga (2016) và
Nguyễn Đắc Tấn (2016), các tác giả này chủ yếu tập trung nghiên cứu về đặc điểm
của doanh nghiệp hay quản trị công ty ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Từ hiểu biết của tác giả về các nghiên cứu liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận trên thế giới và Việt Nam, nhận thấy chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại
Việt Nam về mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính và hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tôi
đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận

của các công ty niêm yết tại Việt Nam” để thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về
ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty
niêm yết tại Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đáp ứng mục tiêu chung nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn bao gồm:
+ Mục tiêu 1: Nhận diện các tỷ số tài chính có ảnh hưởng đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam.


3

+ Mục tiêu 2: Kiểm định mô hình và mức độ ảnh hưởng của các tỷ số tài
chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đáp ứng các mục tiêu cụ thể đề ra nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu cần giải
quyết bao gồm:
Câu hỏi 1: Các tỷ số tài chính nào có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận ở các công ty niêm yết tại Việt Nam như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tỷ số tài chính ảnh hưởng đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Luận văn sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 320
công ty phi tài chính đang niêm yết tại Việt Nam.
- Về mặt thời gian: Báo cáo tài chính giai đoạn 2008-2016.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên
dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính của 320 công ty phi tài chính niêm
yết tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016 thông qua các phương pháp như:
 Thống kê mô tả: sử dụng phần mềm STATA để thống kê mô tả tất cả các
biến trong mô hình về số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất
và giá trị lớn nhất.
 Phân tích tương quan: sử dụng kiểm định tương quan Pearson để kiểm tra
mối tương quan giữa các biến trong mô hình.
 Phân tích hồi quy dữ liệu bảng: để phân tích các tỷ số tài chính ảnh hưởng
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam, đề tài lựa


4

chọn sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) dựa vào kết quả
kiểm định Hausman’s. Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, đề tài sử dụng ma
trận tương quan và nhân tố phóng đại phương sai (VIF). Để kiểm định và khắc phục
hiện tượng phương sai thay đổi, tham số robust sẽ được sử dụng trong các phương
trình hồi quy.
5. Điểm mới của đề tài
So với các nghiên cứu trước về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty
niêm yết tại Việt Nam, luận văn xác định được các tỷ số tài chính như tỷ số khả
năng hoạt động, tỷ số tăng trưởng và dòng tiền từ hoạt động có ảnh hưởng đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Và trong các tỷ số
tài chính được nghiên cứu thì mức độ tác động của tỷ số dòng tiền từ hoạt động đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam là lớn nhất. Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro có sai sót
trọng yếu do hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đồng thời, giúp các đối tượng sử dụng
báo cáo tài chính nhận diện được hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty

thông qua các tỷ số tài chính, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 5
chương như sau:
Chương 1 – Tổng quan các nghiên cứu trước đây.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU
CHỈNH LỢI NHUẬN
Trong chương này tác giả trình bày tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu đã
được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện trước đây.
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Nghiên cứu của Ashari và các cộng sự (1994) về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc điều chỉnh lợi nhuận đã sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 153 công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Singapore trong giai đoạn 1980-1990. Kết quả
nghiên cứu từ các kiểm tra T-tests, Chi-square tests và hồi quy logit chỉ ra rằng việc
điều chỉnh lợi nhuận có xu hướng nghiêng về các công ty có lợi nhuận thấp hơn, các
công ty trong các ngành công nghiệp có rủi ro cao hơn.
Nghiên cứu của Chung và các cộng sự (2005) sử dụng mô hình Modified
Jones của Dechow và cộng sự (1995) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận. Mẫu của nghiên cứu được lấy từ tất cả các công ty trong cơ
sở dữ liệu COMPUTAT PC-Plus Active and Research giai đoạn 1980-1996. Kết

quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty phát triển chậm với dòng tiền tự do thặng
dư cao (SFCF) sẽ sử dụng các khoản dự phòng tùy ý để che giấu ảnh hưởng về lợi
nhuận của các khoản đầu tư không mang lại giá trị và các khoản chi khác. Ngoài ra,
kết quả còn cho thấy các kiểm toán viên của Big 6 và các nhà đầu tư có số cổ phần
đáng kể sẽ làm giảm mối quan hệ của SFCF-DAC, hàm ý rằng việc giám sát bên
ngoài bởi hai bên liên quan này có tác dụng trong việc ngăn chặn hành vi điều chỉnh
lợi nhuận.
Fung và các cộng sự (2013) nghiên cứu về “Kỳ hạn thanh toán nợ ngắn hạn,
giám sát và điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở dồn tích”. Nhóm tác giả kiểm tra một
mẫu các công ty Mỹ giai đoạn từ 2003 đến 2006, kết quả cho thấy nợ ngắn hạn ảnh
hưởng thuận chiều với điều chỉnh lợi nhuận đối với các biến dồn tích (được đo
lường bằng các khoản dồn tích tùy ý), phù hợp với lý thuyết về khủng hoảng tài


6

chính. Mối quan hệ này yếu hơn đáng kể đối với các công ty có mức độ tin cậy cao
(tức là các công ty cấp đầu tư).
Nghiên cứu của Gill và các cộng sự (2013) đã thiết kế nghiên cứu về đồng
quan hệ (a co-relational research design) với mẫu nghiên cứu gồm 250 công ty được
lựa chọn từ top 500 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay (BSE)
giai đoạn 2009-2012. Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng việc thực
hiện điều chỉnh lợi nhuận càng nghiêm trọng thì càng ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản của công ty trong năm sau. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở một
mức độ nào đó, thị trường nhận ra hoạt động điều chỉnh lợi nhuận với động cơ ích
kỷ và phản ứng bằng cách hạ giá cổ phiếu và giá trị thị trường của công ty.
Nghiên cứu của Ahmad và các cộng sự (2014) sử dụng mô hình Modified
Jones để đo lường các khoản dồn tích tùy ý với mẫu nghiên cứu là 50 công ty ngành
chế tạo niêm yết trên thị trường chứng khoán Pakistan từ 2009 đến 2013. Kết quả
phân tích hồi quy OLS cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa chất lượng quản trị công

ty, quy mô công ty với điều chỉnh lợi nhuận, và mối quan hệ tích cực giữa chất
lượng quản trị công ty với quy mô công ty.
1.1.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận
Nghiên cứu của Burgstahler và cộng sự (1997) cung cấp bằng chứng các nhân
tố ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận là dòng tiền từ hoạt động và thay đổi vốn
lưu động.
Nghiên cứu của Fauzial (2015) sử dụng mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của Jones (1991) với một mẫu gồm 35 công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Indonesia trong giai đoạn 2010-2015. Nghiên cứu đã đưa ra các nhân
tố gồm quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, thời gian hoạt động trên thị trường chứng
khoán, giá của các cổ phiếu chào bán, uy tín của kiểm toán viên và số lương của hội
đồng quản trị ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu cho thấy sáu biến trên không ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia.


7

Nghiên cứu của Aziatul và các cộng sự (2015) phân tích ảnh hưởng của các
nhân tố Z-score (khủng hoảng tài chính), FCF (dòng tiền tự do), LEV (đòn bẩy tài
chính), ROA (khả năng sinh lời) và SIZE (quy mô công ty) đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận. Tác giả sử dụng mô hình của Kothari và các cộng sự (2005) để đo lường
điều chỉnh lợi nhuận với mẫu gồm 1166 quan sát các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Malaysia giai đoạn 2010-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chỉ có hai biến FCF và ROA có tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các
công ty niêm yết tại Malaysia.
Uwuigbe và các cộng sự (2015) nghiên cứu đặc điểm của công ty ảnh hưởng
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty niêm yết ở Nigeria, sử dụng mô
hình Modified Jones (1995). Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả và phân tích hồi

quy OLS đối với báo cáo thường niên của 20 công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Nigeria giai đoạn 2006-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty
và chiến lược của công ty có ảnh hưởng tích cực đến điều chỉnh lợi nhuận. Ngược
lại, mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và điều chỉnh lợi nhuận không có ý nghĩa
thống kê.
Sadeghi và Zareie (2015) nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi
nhuận với tỷ số tài chính, đã sử dụng báo cáo tài chính của các công ty tư nhân niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tehran giai đoạn 2007-2013. Các giả thuyết
nghiên cứu đã được kiểm tra bằng cách sử dụng dữ liệu bảng và hệ số tương quan
Pearson. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tỷ
số thanh khoản, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, khả năng hoạt động và vốn
chủ sở hữu với điều chỉnh lợi nhuận.
Bassiouny và các cộng sự (2016) nghiên cứu về đặc điểm công ty và điều
chỉnh lợi nhuận đã sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 60 công ty phi tài chính trên thị
trường chứng khoán Ai Cập giai đoạn 2007-2011 tương ứng 300 quan sát. Nghiên
cứu sử dụng mô hình hồi quy nhỏ nhất OLS bằng sự trợ giúp của phần mềm
STATA. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa thống kê của
đòn bẩy tài chính với điều chỉnh lợi nhuận, trong khi ảnh hưởng của các biến khác


8

như quy mô công ty, tuổi công ty và chất lượng kiểm toán đối với điều chỉnh lợi
nhuận không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Ghyasi (2017) sử dụng mô hình Johns (1991) để điều tra việc
điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty thương mại. Dữ liệu nghiên cứu là báo cáo tài
chính của 450 công ty phi tài chính niêm yết tại thị trường chứng khoán Tehran
trong giai đoạn 2009-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố như các khoản
phải trả, tỷ lệ nợ và tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng có ảnh hưởng đến
điều chỉnh lợi nhuận. Trong đó, điều chỉnh lợi nhuận được tính dựa trên các khoản

dồn tích tùy ý, và trong các nhân tố trên, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là các
khoản phải trả.
Trong nghiên cứu thực nghiệm tại Ấn Độ của Pranesh Debnath (2017) về tăng
trưởng, hiệu quả của công ty và điều chỉnh lợi nhuận đã sử dụng mô hình Modified
Jones (1995) để ước tính hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Dữ liệu nghiên cứu là 756
quan sát gồm báo cáo tài chính của các công ty từ khu vực doanh nghiệp phi tài
chính giai đoạn 2007-2015. Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định (FEM)
để ước tính ảnh hưởng của tăng trưởng và hiệu quả của công ty đối với các khoản
dồn tích tùy ý. Kết quả phân tích theo mô hình FEM khẳng định sự tồn tại của hành
vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính đang được nghiên cứu ở Ấn Độ
theo xu hướng hỗn hợp. Kết quả nghiên cứu bằng phân tích hồi quy cho thấy sự
tăng trưởng của công ty và độ tuổi của công ty có tương quan thuận trong khi hiệu
suất và quy mô công ty có tương quan nghịch với các khoản dồn tích tùy ý.
Jang và các cộng sự (2017) nghiên cứu về các chỉ tiêu tài chính chính ảnh
hưởng đến việc điều chỉnh lợi nhuận trong ngành công nghiệp bê tông trộn sẵn của
Hàn Quốc. Nghiên cứu sử dụng mô hình của Kothari và các cộng sự (2005) và
Cohen và các cộng sự (2008) để kiểm tra mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính như
dòng tiền từ hoạt động, thu nhập từ hoạt động và mức độ phụ thuộc nợ, và điều
chỉnh lợi nhuận thông qua các ước tính kế toán và điều chỉnh lợi nhuận thông qua
các giao dịch thực trong ngành công nghiệp bê tông trộn sẵn ở Hàn Quốc. Kết quả
cho thấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền từ hoạt động có ảnh hưởng


9

ngược chiều đến điều chỉnh lợi nhuận. Điều chỉnh lợi nhuận được xác định qua các
ước tính kế toán và thông qua các giao dịch thực. Kết quả còn cho thấy mức độ phụ
thuộc nợ không có mối quan hệ đáng kể với hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua
các ước tính kế toán và thông qua các giao dịch thực.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến điều

chỉnh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh lợi nhuận. Mỗi nghiên cứu
được thực hiện với những đối tượng khác nhau, ở những phạm vi khác nhau, đáp
ứng những mục tiêu khác nhau.
Các nghiên cứu trước đã chứng minh các tỷ số tài chính có ảnh hưởng đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Các tỷ số bao gồm: tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số
khả năng hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số đòn bẩy tài chính, tỷ số tăng
trưởng và tỷ số dòng tiền từ hoạt động.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2011) sử dụng mô hình Friedlan
và kết quả cho thấy 60% công ty điều chỉnh giảm lợi nhuận để tiết kiệm chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp, còn 40% công ty còn lại điều chỉnh tăng lợi nhuận. Nghiên
cứu này chỉ tập trung duy nhất vào ảnh hưởng của thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, và chỉ thực hiện nghiên cứu đối với các
công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Huỳnh Thị Vân (2012) đã sử dụng mô hình DeAngelo (1986) và mô hình
Friedlan (1994) để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố phát hành thêm cổ phiếu,
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty được hưởng và quy mô công ty đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là các công ty có năm đầu niêm yết trong giai đoạn
2008-2010 trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận chỉ bị tác động bởi hai biến là
phát hành thêm cổ phiếu và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp công ty được hưởng.
Nghiên cứu này chỉ tập trung vào năm đầu niêm yết của các công ty trên thị trường


10

chứng khoán Việt Nam, mà thực tế, hành vi điều chỉnh lợi nhuận không chỉ được
thực hiện trong năm đầu niêm yết mà có thể tiếp tục xảy ra ở những năm sau đó.
Đào Thị Ngọc Thương (2015) đã sử dụng mô hình Jones (1991) để phân tích

tác động của các nhân tố: tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập, quy mô hội
đồng quản trị, sở hữu của ban giám đốc, quy mô công ty, ban kiểm soát, khả năng
thanh toán, thời gian hoạt động của công ty tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các
công ty niêm yết. Nghiên cứu thực hiện trên 100 mẫu quan sát trên Sở giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy
biến tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị có mối quan hệ ngược chiều với hành vi điều
chỉnh lợi nhuận, các biến gồm quy mô hội đồng quản trị, sở hữu của ban giám đốc,
khả năng thanh toán, thời gian hoạt động của công ty có mối quan hệ thuận chiều
với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, các biến còn lại không có tác động tới hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của các công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung
nghiên cứu tác động của các nhân tố thuộc nhóm quản trị công ty đối với hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết. Nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu năm
2013, chưa bao quát được tác động của quản trị công ty với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận qua các năm.
Nghiên cứu của Lê Thị Nga (2016) dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu
báo cáo tài chính năm 2015 của 94 công ty niêm yết trên sàn giao dịch thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, khả năng sinh lời, sở
hữu của ban giám đốc có mối quan hệ cùng chiều với hành vi điều chỉnh lợi nhuận,
còn riêng đòn bẩy tài chính thì có mối quan hệ ngược chiều với hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của công ty. Nghiên cứu này không tập trung nghiên cứu một nhóm nhân
tố nhất định mà lựa chọn dàn trải cả nhân tố tài chính và nhân tố quản trị. Nghiên
cứu cũng chỉ sử dụng dữ liệu theo phương pháp lát cắt cho một năm 2015.
Nguyễn Đắc Tấn (2016) đã thực hiện nghiên cứu dựa việc thu thập và phân
tích dữ liệu báo cáo tài chính của 100 công ty trong giai đoạn 2012-2014. Kết quả
nghiên cứu thông qua các khoản dồn tích tùy ý đã chỉ ra các biến thuộc đặc điểm
doanh nghiệp ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo mức độ giảm dần là


11


quy mô công ty, khả năng sinh lời. Mẫu nghiên cứu còn giới hạn, 300 quan sát của
100 công ty trong 3 năm 2012, 2013, 2014 nên chưa khái quát được tổng thể của thị
trường Việt Nam.
Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước trước đây về các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại các thời điểm
khác nhau. Trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã tìm
ra được ảnh hưởng của các tỷ số tài chính như khả năng thanh toán, khả năng sinh
lời và đòn bẩy tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết
tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó không tập trung nghiên cứu ảnh hưởng
của các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại
Việt Nam mà lựa chọn dàn trải cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính để
nghiên cứu. Đồng thời, các tỷ số tài chính như khả năng hoạt động, tăng trưởng và
dòng tiền từ hoạt động chưa được đưa vào nghiên cứu. Vì vậy, để tập trung nghiên
cứu ảnh hưởng của các thông tin tài chính, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của
các tỷ số tài chính đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết tại
Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1
Chương này đã giới thiệu tổng quát các nghiên cứu trước được thực hiện ở
trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Kết quả từ các nghiên cứu trước
có thể xác định khoảng trống cần nghiên cứu và làm nền tảng thực hiện các bước
tiếp theo của luận văn. Để đạt được mục đích đó, việc tổng hợp và đánh giá các
công trình nghiên cứu được tác giả trình bày theo hai phần lần lượt nước ngoài và
trong nước dựa trên cơ sở chọn lọc các nghiên cứu tiêu biểu đã công bố có nội dung
liên quan đến luận văn. Sau đó, dựa trên cơ sở những nghiên cứu đã tổng kết, tác
giả tiến hành đánh giá các nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu cũng như định
hướng nghiên cứu cho luận văn.


12


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
2.1.1. Khái niệm hành vi điều chỉnh lợi nhuận
“Hành vi điều chỉnh lợi nhuận xảy ra khi các nhà quản lý sử dụng xét đoán
trong báo cáo tài chính và trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế nhằm sửa
đổi các thông tin trên báo cáo tài chính để gây hiểu nhầm cho một số bên liên quan
về hiệu quả kinh tế cơ bản của công ty hoặc để ảnh hưởng đến kết quả hợp đồng mà
phụ thuộc vào số liệu kế toán đã báo cáo” (Healy, 1999, trang 368).
Ronen và Yaari (2008, trang 27) định nghĩa “Hành vi điều chỉnh lợi nhuận là
một tập hợp các quyết định quản lý dẫn đến việc không báo cáo lợi nhuận ngắn hạn
và giá trị gia tăng tối đa thực sự theo hiểu biết của nhà quản trị.
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận có thể:
 Có lợi: khi báo hiệu giá trị dài hạn;
 Có hại: khi che giấu giá trị ngắn hạn hay dài hạn;
 Trung tính: khi cho thấy kết quả thực trong ngắn hạn”.
2.1.2. Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Theo tổng hợp của Verbruggen và các cộng sự (2008), có 5 động cơ dẫn đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
a. Động cơ thị trường chứng khoán
Theo Verbruggen và các cộng sự (2008), trong các cộng cơ của hành vi điều
chỉnh lợi nhuận thì những ưu đãi có liên quan đến thị trường chứng khoán luôn
được chú ý nhất. Sự tương tác giữa số liệu kế toán và phản ứng của thị trường
chứng khoán thực sự có thể thúc đẩy nhà quản trị thực hiện các hành vi điều chỉnh
lợi nhuận. Đầu tư vào cổ phiếu có thể là một sự mạo hiểm. Đó là lý do tại sao các
nhà đầu tư thường dựa vào quan điểm và dự báo của các nhà phân tích thị trường
chứng khoán để tập hợp một danh mục các công ty có tiềm năng thành công. Đáp
ứng hoặc vượt dự báo của các nhà phân tích có vẻ là động lực quan trọng cho các
công ty thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.



13

Theo nghiên cứu của Payne và Robb (2000), nếu lợi nhuận thực tế thấp hơn
dự đoán, các nhà quản trị sẽ thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng. Nếu lợi nhuận
thực tế cao hơn dự báo, các nhà quản trị có thể lựa chọn giữa điều chỉnh giảm lợi
nhuận hoặc không thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Các nghiên cứu của Baker và các cộng sự (2003), Bartov và Mohanram
(2004), Kwon và Yin (2006) cho thấy mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận và bồi
thường cổ phiếu thông qua lựa chọn cổ phần.
Tóm lại, việc điều chỉnh lợi nhuận nhằm gia tăng các lợi ích mang lại từ việc
tăng giá cổ phiếu, gia tăng giá trị thị trường của công ty niêm yết hoặc làm gia tăng
thu nhập cho các nhà quản lý là lý do thúc đẩy doanh nghiệp và các nhà quản lý
thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
b. Báo hiệu/che giấu thông tin cá nhân
Việc che dấu thông tin liên quan đến lợi ích cá nhân, che dấu các điểm yếu,
các khoản thua lỗ… cũng là các động cơ khiến cho các công ty, nhà quản lý thực
hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Rosner (2003) đã kiểm tra xem liệu các công ty làm ăn thua lỗ có thực hiện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận và thay đổi tài khoản hàng năm để che giấu khó khăn
về tài chính của họ. Không đo lường các hậu quả ngay lập tức về giá cổ phiếu hoặc
bồi thường của Giám đốc điều hành, Rosner đã chỉ ra sự tồn tại của hành vi điều
chỉnh lợi nhuận đơn giản là để che giấu thông tin.
Louis và Robinson (2005) gợi ý rằng tín hiệu dồn tích, kết hợp với một tín
hiệu như chia cổ phiếu có thể là một cách hiệu quả để truyền thông tin cá nhân về
sự lạc quan của công ty.
Nghiên cứu của Tucker và Zarowin (2006) cũng chỉ ra việc các nhà quản lý
thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận vì lợi ích của họ hay cải thiện tính tin cậy.
Các tác giả đã chứng minh bằng thực nghiệm về tác động quan trọng của việc sử
dụng các quyết định trong báo cáo tài chính của các nhà quản lý là để tiết lộ thêm
thông tin về lợi nhuận và dòng tiền trong tương lai của các công ty.

c. Đối phó các chính sách pháp luật


14

Để đối phó với chính sách thuế, các điều kiện niêm yết, phát hành thêm chứng
khoán…cũng dẫn đến việc các công ty sẽ thựuc hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận
để đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Haw và các cộng sự (2005) đã chỉ ra hành vi điều chỉnh lợi nhuận ngày càng
tăng ở Trung Quốc để đối phó với quy định của chính phủ về yêu cầu tối thiểu là
10% lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho các công ty muốn phát hành trái phiếu hoặc
chào bán cổ phiếu.
Nghiên cứu của Johnston và Rock (2005) cho thấy các công ty đã thực hiện
hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi bị đe dọa bởi đạo luật Superfund.
Theo Monem (2003), khi số liệu kế toán là cơ sở để tính thuế, có thể có các biện
pháp nhằm giảm số thuế phải nộp thông qua thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Không chỉ chính phủ có thể nhận được thông tin sai lệch bởi hành vi điều chỉnh
lợi nhuận. D'Souza, Jacob và Ramesh (2001) cung cấp bằng chứng cho thấy các công
ty thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận để giảm chi phí đàm phán lao động. Nhiều
công ty có tổ chức công đoàn có khả năng lựa chọn các phương pháp thông qua sự
công nhận ngay lập tức của SFAS 106 (phúc lợi tạm thời), do đó ảnh hưởng đến báo
cáo lợi nhuận và sức mạnh đàm phán lao động.
d. Tạo dựng hình ảnh của giám đốc
Nghiên cứu của Godfrey và các cộng sự (2003) cho thấy một nhà quản trị mới
sẽ có khuynh hướng làm cho thu nhập năm họ tiếp quản thấp hơn so với những năm
liền kề sau đó để chứng tỏ khả năng điều hành của mình. Bên cạnh đó, Reitenga và
Tearny (2003) chứng minh rằng các nhà quản trị trước khi nghỉ cũng có thể thực
hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được những lợi ích từ các cổ phiếu nắm
giữ hoặc để có được vị trí trong Hội đồng quản trị.
e. Động cơ nội bộ

Việc điều chỉnh lợi nhuận được sử dụng để đáp ứng các chỉ tiêu đánh giá
thành quả thực hiện. Động cơ này có thể xuất phát từ phía nhà quản trị cấp cao để
đối phó với các cổ đông bên ngoài nhưng chủ yếu sẽ rơi vào trường hợp các nhà


15

quản trị cấp trung để tạo ra hiệu quả quản lý như mong đợi từ các cấp trên, để thăng
tiến hoặc đạt được các mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Theo Murphy (2001), các công ty sử dụng các tiêu chuẩn được xác định từ bên
ngoài ít có khả năng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận hơn các công ty sử
dụng tiêu chuẩn nội bộ.
2.1.3. Các thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận
Theo Verbruggen và các cộng sự (2008) tổng hợp được, có 4 cách để thực
hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
a. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua các khoản ước tính kế toán
Việc sử dụng các khoản ước tính kế toán để quản lý thu nhập thường liên quan
đến một tình huống đặc trưng, một ngành công nghiệp đặc trưng hoặc một tiêu
chuẩn kế toán đặc trưng.
Marquardt và Wiedman (2004) đã nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận
thông qua các khoản ước tính kế toán được sử dụng trong các tình huống đặc trưng
như chào bán vốn cổ phần, quản lý mua lại và giảm thu nhập.
Một số ngành đặc trưng được nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
thông qua các khoản ước tính kế toán là ngành ngân hàng (Capalbo (2003) và Gray
and Clarke (2004)), ngành bảo hiểm (Beaver và cộng sự (2003)) và các công ty bất
động sản đầu tư (Dietrich và cộng sự (2001)). Trong mỗi ngành này, một khoản ước
tính kế toán đã sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận, tương ứng với khoản dự phòng rủi
ro tín dụng, kế toán hưu trí, dự phòng tổn thất và định giá tài sản.
b. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua phân bổ chi phí và chuyển đổi thu nhập
Các công ty có thể thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận bằng cách phân bổ

chi phí chung cho các hoạt động được đánh giá cao bởi công chúng, bằng cách
chuyển chi phí từ khoản mục này sang khoản mục khác hoặc bằng cách chuyển chi
phí / doanh thu đến / từ các công ty con khác nằm trong khu vực có chính sách thuế
hay chế độ kế toán khác.


16

Hầu hết các báo cáo thu nhập tách riêng doanh thu và chi phí cốt lõi với doanh
thu và chi phí tài chính và với các khoản mục đặc biệt. Do sự chú ý của người sử
dụng báo cáo tài chính đối với dữ liệu tài chính cốt lõi, việc chuyển đổi chi phí từ
“chi phí cốt lõi” sang “các khoản mục đặc biệt” có thể có ích cho các công ty. Jaggi
và Baydoun (2001) đã kiểm tra điều này ở Hồng Kông và McVay (2006) đã tìm
thấy bằng chứng về những thực tiễn như vậy ở Mỹ.
c. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua công bố thông tin
Jo và các cộng sự (2007) đã tìm ra bằng chứng cho thấy tần suất công bố
thông tin có tương quan nghịch đến việc điều chỉnh lợi nhuận. Tính công khai minh
bạch bị giảm đáng kể tập trung ở các công ty trong mẫu nghiên cứu, nhưng lại tạm
thời gia tăng tiết lộ thông tin trước đợt chào bán. Các công ty này thường thực hiện
điều chỉnh lợi nhuận nhiều hơn.
d. Điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch kinh tế
Theo Roychowdhury (2006) định nghĩa thì điều chỉnh lợi nhuận thông qua các
giao dịch kinh tế được hiểu là những hành động quản lý không tuân theo thực tiễn
kinh doanh thông thường, được thực hiện với mục tiêu chính là đáp ứng các tiêu chí
nhất định. Ông đã tìm thấy bằng chứng cho thấy các công ty giảm giá để tăng doanh
thu, sản xuất quá mức công suất tối ưu nhằm giảm giá thành sản phẩm và thắt chặt
các chi phí hữu ích để cải thiện lợi nhuận.
Mande và các cộng sự (2000) đã ghi nhận một sự sụt giảm đáng kể trong chi
phí nghiên cứu và phát triển của các công ty Nhật Bản trong suốt cuộc suy thoái
những năm 1990. Những công ty này vốn có tiếng tăm về tầm nhìn nghiên cứu và

phát triển trong dài hạn. Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty đã điều chỉnh lợi
nhuận thông qua cắt giảm chi phí thay vì đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu.
Barton (2001) cho thấy rằng các công cụ tài chính phái sinh và các khoản dồn
tích tùy ý được sử dụng để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Ông nói rằng các
nhà quản lý có thể điều chỉnh lợi nhuận bằng cách làm điều chỉnh dòng tiền (thông
qua bảo hiểm rủi ro) và bằng cách tăng hoặc giảm các khoản phải trả.


×