Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

Nguyễn Thị Kim Oanh

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ
TOÁN CỦA CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN – BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh –Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

Nguyễn Thị Kim Oanh

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ
TOÁN CỦA CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHỐN – BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những nội dung có sự tham khảo
từ các cơng trình nghiên cứu hay bài viết khác đều được trích dẫn và tham chiếu
nguồn đầy đủ.

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
5. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................5
6. Kết cấu của luận văn.......................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN
QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN
TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN .............................................................8
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây giải thích việc áp dụng nguyên tắc

thận trọng ...............................................................................................................8
1.1.1.

Nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................8

1.1.2.

Nghiên cứu trên thế giới .......................................................................9

1.2.

1.1.2.1.

Quan hệ hợp đồng (contracting relationship) .................................9

1.1.2.2.


Quy định kế toán (accounting regulations) ...................................11

1.1.2.3.

Thuế (taxation) ...............................................................................12

1.1.2.4.

Nguy cơ kiện tụng (litigation risk) .................................................13

Khe hổng nghiên cứu .................................................................................17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................18


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG
KẾ TỐN ................................................................................................................19
2.1.

Định nghĩa thận trọng trong kế tốn .......................................................19

2.1.1.

Thận trọng trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam ..................................19

2.1.2.

Thận trọng trong Chuẩn mực kế toán quốc tế ......................................20

2.2.


Thận trọng có điều kiện và thận trọng khơng điều kiện (conditional

conservatism và unconditional conservatism) .....................................................24
2.3.

Lập luận không ủng hộ quan điểm áp dụng nguyên tắc thận trọng ....25

2.4.

Các lý thuyết nền tảng liên quan việc áp dụng nguyên tắc thận trọng 26

2.4.1.

Lý thuyết hợp đồng (Contracting theory).............................................26

2.4.2.

Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ....................................................27

2.4.2.1.

Quan hệ giữa cổ đông và nhà quản trị ..........................................27

2.4.2.2.

Quan hệ giữa chủ nợ và cổ đông của công ty ................................28

2.4.3.


Sử dụng lý thuyết hợp đồng và lý thuyết ủy nhiệm để giải thích việc áp

dụng nguyên tắc thận trọng ................................................................................30
2.4.3.1.

Lý thuyết về nợ vay trong quan hệ hợp đồng (The contracting debt

theory)

........................................................................................................30

2.4.3.2.

Lý thuyết về thù lao trong quan hệ hợp đồng (The contracting

compensation theory) ......................................................................................31
2.4.3.3.

Lý thuyết điều hành trong quan hệ hợp đồng (The contracting

governance theory) .........................................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................35
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................36
3.1.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................36

3.1.1.


Mơ hình nghiên cứu ..............................................................................36

3.1.2.

Phát triển giả thuyết nghiên cứu ...........................................................38

3.2.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................40

3.3.

Đo lường biến trong mơ hình....................................................................41


3.3.1.

Đo lường biến phụ thuộc: mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng ......41

3.3.1.1.

Các phương pháp phổ biến đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc

thận trọng ........................................................................................................41
3.3.1.2.

Lựa chọn phương pháp đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận

trọng


........................................................................................................44

3.3.2.

Đo lường biến độc lập...........................................................................46

3.3.3.

Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng nguyên tắc thận

trọng

...............................................................................................................47

3.4.

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................51
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN ................52
4.1.

Mô tả mẫu nghiên cứu...............................................................................52

4.2.

Phân tích thực trạng áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty

niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016 .....................................54
4.3.


Kết quả kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ áp dụng

nguyên tắc thận trọng ..........................................................................................58
4.3.1.

Nhân tố địn bẩy tài chính .....................................................................58

4.3.2.

Nhân tố thù lao quản lý .........................................................................61

4.3.3.

Nhân tố điều hành công ty ....................................................................63

4.3.4.

Nhân tố nguy cơ kiện tụng ....................................................................66

4.3.5.

Ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng
...............................................................................................................69

4.4.

4.3.5.1.

Lựa chọn mơ hình phù hợp ............................................................69


4.3.5.2.

Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mơ hình ........................72

Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...............................................................75

4.4.1.

Nhận xét về thực trạng áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty

niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 -2016........................................75
4.4.2.

Bàn luận về kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..........................76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................79


CHƯƠNG 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN
TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN ...........................................................80
5.1.

Kết luận chung về kết quả nghiên cứu ....................................................80

5.2.

Một số kiến nghị liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng của

các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam .......................................................81

5.2.1.

Đối với công ty niêm yết ......................................................................82

5.2.2.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước .......................................................82

5.2.3.

Đối với các đối tượng khác sử dụng BCTC..........................................83

5.3.

5.2.3.1.

Đối với chủ nợ ................................................................................83

5.2.3.2.

Đối với các nhà đầu tư và các đối tượng khác sử dụng BCTC .....84

Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu trong tương lai ...85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

AACF

Dòng tiền dồn tích khơng cân xứng Asymmetric-accruals-to-cash-flow

AT

Tính kịp thời khơng cân xứng Asymmetric Timeliness

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

CMKT


Chuẩn mực kế tốn

CTCP

Cơng ty cổ phần

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EPS

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu – Earning per share

HNX

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

HR

Các khoản dự phịng ẩn – Hidden Reserves

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế
International Accounting Standards


IASB

Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính quốc tế International Accounting Standards Board

IASC

Ủy ban chuẩn mực kế tốn tài chính quốc tế1 International Accounting Standards Committee

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
International Financial Reporting Standards

IASB thành lập vào năm 2001, thay thế cho IASC và tồn tại đến ngày nay.


TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

MTB

Phương pháp đo lường tỷ lệ giá trị sổ sách so với giá trị
thị trường – Market-to-Book ratio.

NA

Các khoản dồn tích âm –
Negative Accruals.


TTCK

Thị trường chứng khốn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng
từ các nghiên cứu trước .............................................................................................15
Bảng 3. 1. Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết nền tảng có
liên quan ....................................................................................................................39
Bảng 3. 2. Thống kê tần suất sử dụng các phương pháp đo lường mức độ áp dụng
nguyên tắc thận trọng trong các nghiên cứu thực nghiệm tổng hợp được ................43
Bảng 3. 3. Phương pháp đo lường các biến độc lập..................................................46
Bảng 3. 4. Bảng phân ngành các công ty trong mẫu nghiên cứu ..............................49
Bảng 4. 1. Thống kê mô tả mẫu ................................................................................53
Bảng 4. 2. Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS đối với mơ hình đo lường ảnh
hưởng của nhân tố địn bẩy tài chính ........................................................................58
Bảng 4. 3. Bảng kết quả so sánh giữa mơ hình Pooled OLS với FEM đối với mơ hình
đo lường ảnh hưởng của nhân tố địn bẩy tài chính ..................................................59
Bảng 4. 4. Bảng kết quả so sánh giữa mô hình Pooed OLS với REM đối với mơ hình
đo lường ảnh hưởng của nhân tố địn bẩy tài chính ..................................................60
Bảng 4. 5. Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS đối với mơ hình đo lường ảnh
hưởng của nhân tố thù lao quản lý ............................................................................61
Bảng 4. 6. Bảng kết quả so sánh giữa mơ hình Pooled OLS với FEM đối với mơ hình
đo lường ảnh hưởng của nhân tố thù lao quản lý ......................................................62
Bảng 4. 7. Bảng kết quả so sánh giữa mơ hình Pooed OLS với REM đối với mơ hình
đo lường ảnh hưởng của nhân tố thù lao quản lý ......................................................62
Bảng 4. 8. Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS đối với mơ hình đo lường ảnh
hưởng của nhân tố điều hành công ty .......................................................................64



Bảng 4. 9. Bảng kết quả so sánh giữa mô hình Pooled OLS với FEM đối với mơ hình
đo lường ảnh hưởng của nhân tố điều hành công ty .................................................64
Bảng 4. 10. Bảng kết quả so sánh giữa mơ hình Pooed OLS với REM đối với mơ hình
đo lường ảnh hưởng của nhân tố điều hành công ty .................................................65
Bảng 4. 11. Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS đối với mơ hình đo lường ảnh
hưởng của nhân tố nguy cơ kiện tụng .......................................................................66
Bảng 4. 12. Bảng kết quả so sánh giữa mơ hình Pooled OLS với FEM đối với mơ
hình đo lường ảnh hưởng của nhân tố nguy cơ kiện tụng .........................................67
Bảng 4. 13. Bảng kết quả so sánh giữa mơ hình Pooed OLS với REM đối với mơ hình
đo lường ảnh hưởng của nhân tố nguy cơ kiện tụng .................................................67
Bảng 4. 14. Bảng kết quả hồi quy mơ hình Pooled OLS đối với mơ hình đo lường ảnh
hưởng tổng hợp của các nhân tố ...............................................................................69
Bảng 4. 15. Bảng kết quả so sánh giữa mơ hình Pooled OLS với FEM đối với mơ
hình đo lường ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố .................................................70
Bảng 4. 16. Bảng kết quả so sánh giữa mơ hình Pooed OLS với REM đối với mơ hình
đo lường ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố .........................................................71
Bảng 4. 17. Ma trận tương quan của các biến trong mơ hình ...................................72
Bảng 4. 18. Kết quả kiểm định Breusch - Pagan ......................................................73
Bảng 4. 19. Kiểm định Breusch - Godfrey ...............................................................73
Bảng 4. 20. Bảng kết quả hồi quy mơ hình FGLS của mơ hình ...............................74


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4. 1. Mô tả mẫu nghiên cứu theo từng ngành ..............................................52
Biểu đồ 4. 2. Minh họa mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty theo
ngành năm 2014 ........................................................................................................54
Biểu đồ 4. 3. Minh họa mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty theo
ngành năm 2015 ........................................................................................................55

Biểu đồ 4. 4. Minh họa mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty theo
ngành năm 2016 ........................................................................................................56
Biểu đồ 4. 5. Minh họa mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty theo
ngành giai đoạn 2014 – 2016 ....................................................................................57
Biểu đồ 4. 6. Biểu đồ phần dư có phân phối chuẩn ..................................................73

DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. u cầu cơ bản của thơng tin trình bày trên BCTC của CMKT quốc tế từ
1989-2010..................................................................................................................21
Hình 2. 2. Yêu cầu cơ bản của thơng tin trình bày trên BCTC trong Dự thảo Khn
Khổ khái niệm của CMKT quốc tế ...........................................................................23
Hình 3. 1. Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng
của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam ........................................................38
Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu của luận văn ..........................................................40


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề quan trọng của cơng tác kế tốn là định giá, nhằm xác
định giá trị bằng tiền của các đối tượng kế tốn để phục vụ cho cơng việc ghi chép và
lập BCTC. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giá trị của một số đối tượng kế toán
được xác định trong các điều kiện khơng chắc chắn, khi đó, việc ước tính giá trị của
chúng được thực hiện theo một ngun tắc kế tốn cơ bản – đó là nguyên tắc thận
trọng.
Thận trọng là một trong các nguyên tắc cơ bản của kế toán2, ảnh hưởng đến việc
ghi nhận, xác định giá trị, trình bày các yếu tố trong BCTC. Theo định nghĩa trong
CMKT Việt Nam số 1 – Chuẩn mực chung, nguyên tắc thận trọng trong CMKT Việt
Nam đòi hỏi: (1) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; (2) Không

đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; (3) Không đánh giá
thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; (4) Doanh thu và thu nhập chỉ
được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, cịn
chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Nguyên tắc thận trọng là một chủ đề gây khá nhiều tranh luận trong lĩnh vực kế
toán vào đầu thế kỷ XX3 và cho đến nay, các tranh luận về việc áp dụng nguyên tắc
này vẫn còn tồn tại. Việc ghi nhận các đối tượng kế tốn theo ngun tắc thận trọng
nhìn chung sẽ dẫn đến giá trị sổ sách của công ty bị đánh giá thấp hơn so với giá trị
thị trường của chúng (Feltham và Ohlson, 1995; Zhang, 2000; Beaver và Ryan, 2000;
Penman và Zhang, 2002). Do vậy mà nguyên tắc này bị một số nghiên cứu phê phán
và cho rằng nó xung đột với yêu cầu về tính trung lập của thơng tin kế tốn. Trong
khi đó, nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2002), Watts (2003a), Francis và cộng sự
2

CMKT Việt Nam số 1 đưa ra 7 nguyên tắc kế tốn cơ bản, bao gồm: cơ sở dồn tích, hoạt động liên

tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu.
3

Xem Cole, 1921, tr. 285 về các lập luận bảo vệ nguyên tắc thận trọng.


2

(2004), Nikolave (2006), Ahmed và Duellman (2007) ... lại chỉ ra rằng ngun tắc
thận trọng vẫn rất hữu ích, nó góp phần bảo vệ lợi ích cho các chủ nợ, cổ đông công
ty. Basu (1997) khẳng định rằng nguyên tắc thận trọng đã ảnh hưởng đến việc thực
hành kế toán ít nhất năm trăm năm, và Sterling (1970) nhấn mạnh ảnh hưởng quan
trọng của nguyên tắc thận trọng đến các nguyên tắc định giá trong kế toán. Sự tồn tại
lâu dài của nó chứng tỏ rằng, bất chấp những lập luận chống lại nó, nguyên tắc thận

trọng đóng một vai trị quan trọng trong thực tiễn kế tốn.
Như vậy, trước xu hướng ngày càng có nhiều nghiên cứu đề xuất ủng hộ việc áp
dụng kế toán giá trị hợp lý vào thực tiễn kế toán và phê phán nguyên tắc thận trọng,
thì việc phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng nguyên tắc thận trọng trong bối cảnh thực tiễn kinh tế Việt Nam hiện nay là
điều thật sự cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thận trọng trong kế toán
phần lớn chỉ được giới hạn ở việc giải thích khái niệm, các nghiên cứu nội hàm cũng
như bàn luận khoa học về nguyên tắc thận trọng còn khá ít4, hơn nữa chủ yếu các bài
nghiên cứu này chỉ ở phương diện định tính. Do đó, nhằm góp phần cung cấp một cái
nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về nguyên tắc thận trọng, tác giả chọn nghiên cứu với
đề tài luận văn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng
trong kế toán của cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn – bằng chứng
thực nghiệm tại Việt Nam”. Luận văn hy vọng có thể góp phần làm phong phú thêm
cho nền tảng nghiên cứu trong lĩnh vực kế tốn cũng như có thể trở thành tài liệu
tham khảo hữu ích cho các bài nghiên cứu liên quan sau này.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung
4

Theo tìm hiểu của tác giả (thơng qua các cơng cụ tìm kiếm điện tử và tại các thư viện lớn trong

nước) thì đến thời điểm thực hiện luận văn này, chỉ có hai bài nghiên cứu khoa học về nguyên tắc
thận trọng tại Việt Nam. Chi tiết thông tin hai bài nghiên cứu này được dẫn tại phần Tài liệu tham
khảo.


3

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh

hưởng của chúng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế tốn của các cơng
ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam. Ngồi ra, luận văn cũng tìm hiểu thực trạng việc
áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện
nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng nguyên tắc thận trọng trong thực tiễn kế toán tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
(1) Tìm hiểu thực trạng việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế tốn của các
cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay.
(2) Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong
kế tốn của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.
(3) Đề xuất một số kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc
thận trọng trong thực tiễn kế toán tại Việt Nam.
b. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở trên, nội dung luận văn cần phải trả
lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Thực trạng việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế tốn của các cơng ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay như thế nào?
(2) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế
tốn của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của
chúng như thế nào đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng?
(3) Dựa trên kết quả nghiên cứu từ hai câu hỏi trên, cần đề xuất một số kiến nghị
nào để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc thận trọng trong thực
tiễn kế toán tại Việt Nam?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


4

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp

dụng nguyên tắc thận trọng trong kế tốn của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
nguyên tắc thận trọng của các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK tại Việt Nam,
trên cả hai sàn giao dịch HOSE và HNX (luận văn không thực hiện nghiên cứu đối
với các công ty tài chính như Ngân hàng, cơng ty chứng khốn...)5.
- Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2014 –
2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đưa ra các bằng chứng
thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng của
các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.
Cụ thể, dựa vào các lý thuyết nền tảng phổ biến trong lĩnh vực kế toán như lý
thuyết ủy nhiệm, lý thuyết hợp đồng và một số cơng trình nghiên cứu trước đây, tác
giả xây dựng mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên
tắc thận trọng phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, sau đó tiến hành thu thập
dữ liệu nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được phát triển từ mơ hình
nghiên cứu. Các phương pháp thống kê, phân tích các dữ liệu thu thập được thực hiện
với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 13 và Microsoft Excel 2013.
Như vậy, để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất và câu hỏi nghiên cứu thứ hai,
luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các cơ sở lý luận và các nghiên
cứu liên quan trước đây cùng với phương pháp thống kê định lượng với sự hỗ trợ của
5

do đặc điểm kinh doanh và các quy định hiện hành về cơng tác kế tốn có phần khác biệt so với các

cơng ty phi tài chính, báo cáo của các cơng ty tài chính khơng nằm trong phạm vi nghiên cứu của
bài.



5

phần mềm STATA 13 và Microsoft Excel 2013. Câu hỏi nghiên cứu thứ ba của luận
văn được trả lời thông qua phương pháp tổng hợp, phân tích dựa trên các kết quả
nghiên cứu từ hai câu hỏi nghiên cứu trên của bài.
5. Đóng góp mới của luận văn
Xem xét và đối chiếu các nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học trước
đây về lĩnh vực liên quan, luận văn đã đóng góp thêm những điểm mới sau đây:
- Thứ nhất, luận văn cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của
các nhân tố đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên
TTCK tại Việt Nam.
- Thứ hai, đề xuất phù hợp đối với các bên liên quan, góp phần làm tăng hiệu quả
áp dụng nguyên tắc thận trọng tại Việt Nam, qua đó cũng góp phần làm tăng chất
lượng thơng tin của BCTC.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn bao gồm 5 chương, cụ thể như
sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế tốn.
Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên
quan trên thế giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên
tắc thận trọng. Qua đó, tác giả đưa ra khe hổng nghiên cứu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý luận về nguyên tắc thận trọng trong kế toán.
Nội dung chính của chương này là trình bày khái qt chung về nguyên tắc thận
trọng và sau đó là các cơ sở lý luận của việc áp dụng nguyên tắc thận trọng. Cụ thể,
trước tiên, chương này phân tích khái niệm thận trọng trong CMKT Việt Nam và
quốc tế. Tiếp sau đó là trình bày hai loại thận trọng theo sự phân loại của Ball và



6

Shivakumar (2005)6. Bên cạnh đó, nhằm đưa ra cơ sở đánh giá toàn diện về nguyên
tắc thận trọng, trước khi thảo luận về các lợi ích của nó, chương này cũng trình bày
một số lập luận chủ yếu làm cho nguyên tắc thận trọng bị phê phán. Và cuối cùng,
tác giả trình bày các cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc áp dụng nguyên tắc thận
trọng.
Chương 3: Đề xuất mơ hình nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên các nền tảng lý thuyết cùng với các công trình nghiên cứu liên quan đã
trình bày ở chương 1 và chương 2, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu của luận văn
và phát triển các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt
Nam cũng như phù hợp với các giới hạn nghiên cứu của luận văn, làm cơ sở cho các
kiểm định ở phần sau. Chương này cũng trình bày cụ thể phương pháp mà tác giả sẽ
thực hiện nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Trước tiên, tác giả trình bày
quy trình nghiên cứu của luận văn, sau đó là kỹ thuật phân tích dữ liệu và thiết kế
nghiên cứu, bao gồm chi tiết mẫu nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu, cách thức
đo lường các biến cần thiết trong mơ hình để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và một số bàn luận.
Sau khi thu thập các dữ liệu cần thiết, sử dụng các cơng cụ thống kê phân tích
định lượng, chương này trình bày các kết quả nghiên cứu cũng như các kết quả kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu, qua đó trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 1 và câu
hỏi nghiên cứu thứ 2 của bài (Thực trạng việc áp dụng nguyên tắc thận trọng của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay như thế nào? Các nhân tố nào ảnh
hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam?)
Chương 5: Một số kiến nghị liên quan việc áp dụng nguyên tắc thận trọng
trong kế toán.
6

Phân loại này được cộng đồng khoa học chấp nhận và sử dụng, trích dẫn phổ biến trong các cơng


trình nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng.


7

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 4, chương 5 tiến hành kết luận chung về
kết quả nghiên cứu, đồng thời đưa ra các đề xuất kiến nghị liên quan, qua đó trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu cuối cùng của bài (Cần đề xuất một số kiến nghị nào để góp
phần nâng cao hiệu quả áp dụng nguyên tắc thận trọng trong thực tiễn kế toán tại Việt
Nam?). Ngoài ra, các hạn chế của luận văn cùng các đề xuất về hướng nghiên cứu
liên quan trong tương lai cũng được đưa ra trong chương này.


8

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN
QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG NGUYÊN
TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN
Trong chương này, tác giả tiến hành tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận
trọng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra khe hổng nghiên cứu của luận văn. Như vậy, nội
dung của chương này bao gồm:
- Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng nguyên tắc thận trọng;
- Khe hổng nghiên cứu của luận văn.
1.1.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây giải thích việc áp dụng nguyên tắc

thận trọng

1.1.1. Nghiên cứu tại Việt Nam
Đến thời điểm thực hiện luận văn, tác giả chỉ tổng hợp được hai bài nghiên
cứu khoa học về nguyên tắc thận trọng tại Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu của Nguyễn
Thục Anh (2016) trong bài viết “Thận trọng - Cách nhìn mới từ Chuẩn mực Kế tốn
quốc tế” và nghiên cứu của Lê Vũ Trường (2016) trong bài viết “Áp dụng IFRS ở
Việt Nam – Cơ hội và Thách thức”.
Nguyễn Thục Anh (2016) trong bài viết “Thận trọng - Cách nhìn mới từ Chuẩn
mực Kế tốn quốc tế” làm rõ sự thay đổi về khái niệm thận trọng trong quy định của
Hội đồng CMKT quốc tế cũng như phân tích tác động của nó trong q trình cân nhắc
xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam phù hợp với CMKT quốc tế. Theo đó, ơng cho
rằng do kết quả áp dụng nguyên tắc Thận trọng (bất cân xứng) mà các quy định về kế
toán hiện nay đang ghi nhận tài sản và thu nhập chậm hơn ghi nhận nợ phải trả và chi
phí. Cách ghi nhận này có những tác dụng nhất định làm giảm chi phí người đại diện
do những tác động mang tính cảnh báo sớm rủi ro cho cổ đông, chủ nợ.


9

Một bài nghiên cứu khác của tác giả Lê Vũ Trường (2016) cũng có đề cập đến
nguyên tắc thận trọng trong kế tốn nhưng chỉ ở khía cạnh giải thích về sự tác động
của văn hóa người Việt đến việc xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam (trong đó có
nguyên tắc thận trọng) phù hợp hơn với IAS/IFRS. Theo đó, ông cho rằng văn hoá
của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn, đề cao việc áp dụng nguyên
tắc thận trọng trong kế toán. Đặc điểm văn hoá này là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và
rất quan trọng đến việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS, việc áp dụng chuẩn
mực quốc tế về kế tốn do đó nên được thực hiện theo lộ trình, nên để các doanh
nghiệp lớn (niêm yết) áp dụng IFRS đầy đủ trước rồi mới đến các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và

vừa, nên rất cần có thời gian chuẩn bị cả về mặt nhân lực kế tốn và tài chính.
Như vậy, có thể thấy rằng cả hai nghiên cứu trên đều khơng có sự đề cập đến
các nhân tố ảnh hưởng việc áp dụng nguyên tắc thận trọng tại Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu trên thế giới
Nguyên tắc thận trọng là chủ đề đã được thảo luận từ khá lâu trong nhiều
nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, chẳng hạn như Anh, Mỹ, Trung
Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, v. v.7. Các nghiên cứu này tìm hiểu và giải thích nhiều
khía cạnh khác nhau của nguyên tắc thận trọng, trong đó có một số nghiên cứu trình
bày và giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng. Sau
khi tổng hợp, tác giả nhận thấy đa phần các nghiên cứu này đều đề cập đến ảnh hưởng
của bốn nhân tố sau đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng: quan hệ hợp đồng, quy
định kế toán, thuế và nguy cơ kiện tụng. Từng nhân tố này được tổng hợp và trình
bày ở phần bên dưới.
1.1.2.1. Quan hệ hợp đồng (contracting relationship)

7

Chi tiết về từng cơng trình nghiên cứu liên quan về nguyên tắc thận trọng được trình bày ở Phụ lục

1.


10

Phần lớn các nghiên cứu giải thích việc áp dụng nguyên tắc thận trọng xuất
phát từ quan hệ hợp đồng của công ty, chẳng hạn như các nghiên cứu của Ahmed và
cộng sự (2002), Watts (2003a, 2003b), Ball và cộng sự (2008), Zhang (2008),
Wittenberg-Moerman (2008), v. v. Các nghiên cứu này đều đưa ra các lập luận
hoặc/và bằng chứng thực nghiệm giải thích việc áp dụng nguyên tắc thận trọng dựa
trên các mối quan hệ hợp đồng của công ty.

Theo đó, đa phần các nghiên cứu đều dựa trên lập luận cho rằng động lực chính
của yêu cầu áp dụng nguyên tắc thận trọng trong quan hệ hợp đồng đó là để giảm chi
phí ủy nhiệm và điều chỉnh các động cơ của bên được ủy nhiệm cho phù hợp với bên
ủy nhiệm. Watts (2003) cho rằng các đối tượng sử dụng BCTC sẽ được hưởng lợi từ
báo cáo được lập theo nguyên tắc thận trọng và do đó họ yêu cầu áp dụng nguyên tắc
thận trọng trong việc lập và trình bày BCTC.
Trong mối quan hệ hợp đồng giữa cổ đông và nhà quản trị, sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và quyền kiểm sốt giữa các cổ đơng và nhà quản trị tạo ra các chi phí
ủy nhiệm (Jensen và Meckling, 1976). Để giảm chi phí ủy nhiệm này, các cổ đông
tạo các thỏa thuận hợp đồng với nhà quản trị, trong đó yêu cầu áp dụng nguyên tắc
thận trọng trong việc lập và trình bày BCTC (được khẳng định trong các nghiên cứu
của Watts (2003), LaFond và Roychowdhury (2008), v. v.). Nghiên cứu của Ahmed
và Duellman (2007) cũng cung cấp bằng chứng cho rằng chất lượng điều hành cơng
ty có liên hệ mật thiết với mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng. Những phát hiện
này cho thấy các cơng ty có chất lượng điều hành cao hơn sẽ có mức độ áp dụng
nguyên tắc thận trọng cao hơn để nâng cao hiệu quả giám sát của cổ đông. Các nghiên
cứu của Beekes và cộng sự (2004), LaFond và Roychowdury (2006) và Lim (2006)
cũng cho kết quả tương tự.
Trong mối quan hệ hợp đồng giữa chủ nợ và cổ đơng của cơng ty, các chủ nợ
cũng có thể hưởng lợi từ nguyên tắc thận trọng, bởi vì các thỏa thuận hồn trả của họ
khơng liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm
đã chứng minh lợi ích của nguyên tắc thận trọng đối với hiệu quả của các hợp đồng


11

vay nợ. Wittenberg-Moerman (2008) lập luận rằng việc áp dụng nguyên tắc thận
trọng làm giảm mức độ bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và chủ nợ. Bên cạnh đó,
nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2002), Zhang (2008) chứng minh rằng việc áp
dụng nguyên tắc thận trọng có thể làm giảm chi phí đi vay, đây có thể được xem là

ưu đãi của các chủ nợ trong việc khuyến khích các cơng ty áp dụng ngun tắc thận
trọng.
Dựa trên quan hệ hợp đồng của cổ đông, nhà quản trị và chủ nợ của công ty,
Watts (2003a) đã chi tiết yếu tố hợp đồng thành ba lý thuyết khác nhau để giải thích
việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, đó là: lý thuyết về nợ vay (debt theory), lý thuyết
về thù lao quản lý (compensation theory) và lý thuyết điều hành (governance theory)
trong quan hệ hợp đồng. Các lý thuyết này sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2 và
được dùng làm căn cứ để xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu được dẫn trên, cịn có một số nghiên cứu
khác thảo luận về ảnh hưởng của quan hệ hợp đồng đến việc áp dụng nguyên tắc thận
trọng ở nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau, chẳng hạn như các nghiên cứu của
Ball và cộng sự (2000), Beatty và cộng sự (2008), Beekes và cộng sự (2004), v. v.
Các chủ đề cũng như kết quả nghiên cứu của từng cơng trình nghiên cứu này được
trình bày tóm tắt ở phần phụ lục 1.
1.1.2.2. Quy định kế toán (accounting regulations)
Quy định kế toán cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là một trong các
nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, chẳng hạn như các nghiên
cứu của Watts (2003a), Bushman và Piotroski (2006), Qiang (2007) v. v.
Một số quốc gia có các quy định yêu cầu công ty phải áp dụng nguyên tắc thận
trọng trong việc lập và trình bày BCTC. Sự khác biệt trong các thể chế, hệ thống tư
pháp giữa các quốc gia khác nhau tạo ra các chi phí chính trị khác nhau cho các nhà
lập quy. Watts (2003a) lập luận rằng các cơ quan lập quy ở các nước có hệ thống tư
pháp chặt chẽ hơn phải đối mặt với áp lực chính trị cao hơn và có nhiều nguy cơ hơn
trong việc phải chịu sự chỉ trích từ cơng chúng về những quy định không phù hợp mà


12

họ đặt ra. Do đó mà, để giảm chi phí chính trị và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư,
các cơ quan này yêu cầu việc áp dụng nguyên tắc thận trọng đối với các công ty trong

việc lập và trình bày BCTC. Lập luận này cũng được trình bày trong các nghiên cứu
của Ball và cộng sự (2000), Holthausen (2003), Ball và cộng sự (2003), Huijgen và
Lubberink (2005) v.v. Nghiên cứu của Bushman và Piotroski (2006) cũng chứng
minh rằng cơng ty ở các nước có hệ thống tư pháp chặt chẽ có xu hướng ghi nhận
những thơng tin làm giảm thu nhập và tài sản nhanh hơn so với cơng ty ở các nước
có hệ thống tư pháp yếu hơn, tức là mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng ở những
nước có hệ thống tư pháp chặt chẽ là cao hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Ball (2001), Ball và Shivakumar (2005), Basu
(2005) và Qiang (2007) cho thấy rằng quy định kế tốn chỉ có liên quan đến ngun
tắc thận trọng khơng điều kiện mà khơng có sự liên quan đến nguyên tắc thận trọng
có điều kiện. Theo đó, quy định kế tốn thơng thường u cầu các công ty áp dụng
một mức độ thận trọng không điều kiện nhất định thông qua các tiêu chuẩn ghi nhận
kế tốn dựa trên giá gốc, khơng cho phép vốn hóa chi phí nghiên cứu và phát triển,
v.v.
1.1.2.3. Thuế (taxation)
Shackelford và Shevlin (2001) cho rằng các cân nhắc về thuế có sự ảnh hưởng
đến việc lựa chọn phương pháp ghi nhận trong kế tốn tài chính. Họ chứng minh rằng
mối liên hệ giữa thu nhập được báo cáo và thu nhập chịu thuế tạo ra động lực để cơng
ty trì hoãn việc ghi nhận doanh thu và đẩy nhanh việc ghi nhận các chi phí hay các
khoản tổn thất để nhằm giảm giá trị hiện tại của khoản thuế phải nộp.
Nguyên tắc thận trọng tạo ra sự bất cân xứng trong việc ghi nhận thu nhập so
với chi phí, cụ thể là có sự trì hỗn ghi nhận các khoản làm tăng thu nhập hơn so với
chi phí. Mặt khác, thu nhập được công bố trên BCTC và thu nhập chịu thuế trên báo
cáo thuế thơng thường có sự liên kết nhất định, do đó mà việc áp dụng nguyên tắc
thận trọng có thể giúp cơng ty giảm giá trị hiện tại của số thuế phải nộp. Nhiều nghiên
cứu chứng minh rằng đối với những công ty gặp các áp lực về nghĩa vụ thuế, mức độ


13


áp dụng nguyên tắc thận trọng sẽ cao hơn để nhằm tối thiểu hóa giá trị hiện tại của
các khoản thanh tốn thuế.
Nhìn chung, các nghiên cứu xem thuế là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng nguyên tắc thận trọng cho rằng khi có sự tương quan cao giữa thu nhập
từ sổ sách kế toán và thu nhập chịu thuế, cơng ty sẽ có nhiều khả năng báo cáo thu
nhập tài chính theo nguyên tắc thận trọng để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp trong kỳ.
Động lực của việc dùng nguyên tắc thận trọng để giảm nghĩa vụ thuế hiện tại được
chứng minh trong các nghiên cứu của Watts (2003), Qiang (2007), Lara và cộng sự
(2009), v. v.
1.1.2.4. Nguy cơ kiện tụng (litigation risk)
Nguy cơ kiện tụng xảy ra khi các bên liên quan có thể khởi kiện (hoặc đe doạ
khởi kiện) công ty nhằm cố gắng thu hồi các khoản tổn thất của họ, với lý do cho rằng
do BCTC không phản ánh đúng hiệu quả kinh tế của công ty nên đã gây ra các khoản
tổn thất cho họ khi ra quyết định.
Một số nghiên cứu về các vụ kiện tụng công ty cho thấy các vụ kiện hầu như
luôn liên quan đến các trường hợp mà thu nhập hoặc tài sản thuần bị phóng đại
(nghiên cứu của Kellogg, 1984 và St. Pierre và Anderson, 1984) hay khi công ty ghi
nhận các khoản dồn tích làm tăng thu nhập đáng kể một cách bất thường (nghiên cứu
của Heninger, 2001). Lúc này, nguyên tắc thận trọng đóng một vai trị quan trọng
trong việc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi sự bất cân xứng thơng tin
và do đó góp phần làm giảm bớt nguy cơ kiện tụng. Các nhà nghiên cứu này cho rằng
bằng cách ghi nhận thu nhập và tài sản rịng một cách thận trọng, cơng ty có thể giảm
khả năng bị vướng vào các vụ kiện tụng cổ đông. Nghiên cứu của Skinner (1994),
Kasznik và Lev (1995), Skinner (1997) cũng đã chứng minh nguy cơ kiện tụng tạo ra
động lực cho các nhà quản trị áp dụng nguyên tắc thận trọng ở mức độ cao hơn (để
giảm nguy cơ kiện tụng).
Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa nguy cơ kiện
tụng và nguyên tắc thận trọng tập trung phân tích các vấn đề chính như sau: thứ nhất,



×