Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHỐI NGOẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.28 KB, 8 trang )

ĐÁNH GIÁ
KIẾN THỨC VÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y
TẾ TẠI KHỐI NGOẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 110 NĂM 2018
CNĐD: Nguyễn Văn Hoàn
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở 5 thời điểm, quy trình
vệ sinh tay 6 bước của Bộ Y tế và đánh giá kiến thức chung vệ sinh tay của nhân viên y tế
tại khối ngoại Bệnh viện Quân y 110. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 95 nhân
viên y tế tại khối ngoại Bệnh viện Quân y 110 với 1235 cơ hội vệ sinh tay từ 2/3 đến
30/3/2018. Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ vệ sinh
tay thấp nhất tại thời điểm trước khi tiếp xúc với bệnh nhân là 38,87%; cao nhất tại thời
điểm sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết cơ thể là 91,5%; tỷ lệ nhân viên y tế thực hành
rửa tay đúng 6 bước là 56,84%; 5,26% lựa chọn đeo găng thay cho các phương pháp vệ
sinh tay khác; 3,16% không cần vệ sinh tay khi thực hiện chăm sóc; 57,9% không trả lời
đúng đủ 5 thời điểm vệ sinh tay và 43,16% không trả lời đúng đủ 6 bước vệ sinh tay
thường quy. Kết luận: Tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ quy trình vệ sinh tay theo 5 thời
điểm khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới là không đồng đều và tỷ lệ thực hành vệ sinh
tay đúng 6 bước chiếm tỉ lệ thấp. Kiến thức vệ sinh tay của nhân viên y tế chưa đầy đủ và
còn nhiều hạn chế.
Từ khóa: Vệ sinh tay, nhân viên y tế
ABSTRACT
Objectives: To determine the compliance rate of hand hygiene at 5 times
according to the 6-step hand hygiene process of the Ministry of Health and to assess the
general knowledge about hand hygiene of medical staffs at surgical departments in 110
hospital. Subjects and methods: 95 medical staffs at surgical departments in 110
hospital with 1235 hand hygiene opportunities from March 2 nd to March 30th 2018. The
study method was prospective, descriptive, and cross-sectional. Results: The lowest
rate of hand hygiene at the time before patient exposure was 38.87%; the highest at the
time after exposure to blood and body fluid was 91.5%; the rate of medical staffs
practicing correct hand hygiene was 56.84%; 5.26% choosed wearing gloves instead of
other hand hygiene methods; 3.16% did not need hand hygiene when taking care;


57.9% did not answer correctly enough 5 times of hand hygiene and 43.16% did not
answer correctly enough 6-step hand hygiene. Conclusion: The rate of medical staffs
who complied with hand hygiene at 5 times recommended by the World Health
Organization was uneven and the rate of correct 6-step hand hygiene practice was low.
Hand hygiene knowledge of medical staffs was inadequate and limited.
Key words: Hand hygiene, medical staffs.

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới “ Rửa tay là biện pháp đơn giản và hiệu
quả nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện”. Vệ sinh bàn tay (VSBT) có thể
giảm 50% nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV), cũng như nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên
y tế (NVYT), góp phần làm giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong. Tại Việt Nam trong
những năm gần đây, Bộ Y tế đã phát động phong trào VSBT tại tất cả các bệnh viện và
cộng đồng. Tuy nhiên nhận thức của NVYT còn chưa đầy đủ, phương tiện vệ sinh tay
(VST) còn thiếu, vị trí VST còn bố trí chưa hợp lý nên tỉ lệ VST còn thấp ở các bệnh
viện. Tại Bệnh viện Quân Y 110 đã triển khai và áp dụng quy trình VST trong những năm
qua nhưng chưa có thống kê đầy đủ về tỉ lệ tuân thủ VST. Nhằm làm rõ vấn đề này và
tăng hiệu quả can thiệp về rửa tay chúng tối tiến hành “Đánh giá Kiến thức và thực trạng
tuân thủ vệ sinh tay của NVYT tại Khối Ngoại Bệnh Viện Quân Y 110” với mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT theo 05 thời điểm và quy trình rửa tay 06
bước của Bộ Y tế.
2. Đánh giá kiến thức chung vệ sinh tay của NVYT khối ngoại Bệnh viện Quân y 110.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Gồm 95 NVYT trong đó có: 24 Bác sỹ, 53 điều dưỡng, 18 điều dưỡng hợp đồng,
đang công tác tại Khối ngoại Bệnh Viện Quân y 110.
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:

Các NVYT đang công tác tại Khối ngoại, đồng ý tham gia nghiên cứu.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Các NVYT không thuộc các khoa Ngoại, không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu:
1235 cơ hội vệ sinh bàn tay trên 95 NVYT Khối Ngoại bệnh viện Quân y 110.
2.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu.
Người nghiên cứu lập bảng kiểm vệ sinh tay và tập huấn cho quan sát viên về quy
trình vệ sinh tay của Bộ y tế và các chỉ tiêu nghiên cứu, thời điểm thu thập số liệu. Khi
đánh giá vệ sinh tay trên một đối tượng phải có ít nhất 2 người cùng tham gia để tránh sai
số.
Người nghiên cứu phát phiếu điều tra bao gồm bộ câu hỏi cho các nhân viên khoa
ngoại tham gia nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức vệ sinh tay.
Người nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp các nhân viên khoa ngoại tham gia nghiên
cứu về việc lựa chọn các phương pháp vệ sinh tay, 5 thời điểm vệ sinh tay và 6 bước vệ
sinh tay thường quy.
Hai đồng chí của mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện quan sát trực tiếp
các nhân viên khoa ngoại tham gia nghiên cứu tuân thủ vệ sinh tay tại 5 thời điểm và 6
bước theo quy trình của Bộ y tế và điền vào bảng kiểm vệ sinh tay.
2.3. Thời điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu từ 7giờ đến 17giờ trong các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 hàng tuần từ
02/03/2018 đến 30/3/2018.

2


2.4. Phân tích số liệu.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ
phần trăm.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Bảng 1. Tuân thủ vệ sinh tay trước khi tiếp xúc với người bệnh.
Đối tượng
nghiên cứu

Tổng số
cơ hội

Số cơ hội
tuân thủ

%

Số cơ hội
không tuân thủ

%

Bác sỹ

312

150

48,07

162

51,93


Điều dưỡng

689

270

39,19

419

60,81

Điều dưỡng
hợp đồng
Tổng

234

60

25,64

174

74,36

1235

480


38,87

755

61,13

Nhận xét: Tỉ lệ số cơ hội tuân thủ đúng cao nhất ở nhóm bác sỹ, thấp nhất ở nhóm
điều dưỡng hợp đồng.
Bảng 2. Tuân thủ vệ sinh tay trước khi làm thủ thuật vô trùng.
Đối tượng
Tổng số
Số cơ hội
%
Số cơ hội
%
nghiên cứu
cơ hội
tuân thủ
không tuân thủ
Bác sỹ

312

265

84,94

47

15,06


Điều dưỡng

689

580

84,18

109

15,82

Điều dưỡng
hợp đồng
Tổng

234

170

72,65

64

27,35

1235

1015


82,19

220

17,81

Nhận xét: Tỉ lệ số cơ hội tuân thủ đúng cao nhất ở nhóm bác sỹ, thấp nhất ở nhóm
điều dưỡng hợp đồng.
Bảng 3. Tuân thủ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết cơ thể.
Đối tượng
nghiên cứu

Tổng số
cơ hội

Số cơ hội
tuân thủ

%

Số cơ hội
không tuân thủ

%

Bác sỹ

312


295

94,55

17

5,45

Điều dưỡng

689

640

92,89

49

7,11

Điều dưỡng
hợp đồng
Tổng

234

195

83,33


39

16,67

1235

1130

91,5

105

8,5

Nhận xét: Tỉ lệ số cơ hội tuân thủ đúng cao nhất ở nhóm bác sỹ, thấp nhất ở nhóm
điều dưỡng hợp đồng.
Bảng 4. Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Đối tượng
Tổng số
Số cơ hội
%
Số cơ hội

%

3


nghiên cứu


cơ hội

không tuân thủ
tuân thủ

Bác sỹ

312

235

75,32

77

24,68

Điều dưỡng

689

513

74,46

176

25,54

Điều dưỡng

hợp đồng
Tổng

234

128

54,7

106

45,3

1235

876

70,93

395

29,07

Nhận xét: Tỉ lệ số cơ hội tuân thủ đúng cao nhất ở nhóm bác sỹ, thấp nhất ở nhóm
điều dưỡng hợp đồng.
Bảng 5. Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với các vật dụng xung
quanh người bệnh.
Đối tượng
Tổng số
Số cơ hội

%
Số cơ hội
%
nghiên cứu
cơ hội
tuân thủ
không tuân thủ
Bác sỹ

312

121

38,78

191

61,22

Điều dưỡng

689

340

49,35

349

50,65


Điều dưỡng
hợp đồng
Tổng

234

98

41,88

136

58,12

1235

559

45,26

676

54,74

Nhận xét: Tỉ lệ số cơ hội tuân thủ đúng cao nhất ở nhóm điều dưỡng, thấp nhất ở
nhóm điều dưỡng hợp đồng.
Bảng 6. Thực hành vệ sinh tay theo 6 bước.

Đối tượng nghiên cứu


Số lượng nhân
viên thực hiện
đúng

Số lượng nhân
viên thực hiện
không đúng

%

%

Bác sỹ (n=24)

15

62,5

9

37,5

Điều dưỡng (n=53)

31

58,49

22


41,51

đồng

8

44,44

10

55,56

Tổng( n= 95)

54

56,84

41

43,16

Điều dưỡng
(n=18)

hợp

Nhận xét: Tỉ lệ thực hiện đúng cao nhất ở nhóm bác sỹ, thấp nhất ở nhóm điều
dưỡng hợp đồng.

Bảng 7. Nhận thức về việc lựa chọn các phương pháp vệ sinh tay.
Các phương pháp vệ sinh tay

Số lượng
nhân viên

%

4


lựa chọn
Vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng.

45

47,37

Vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn

25

26,32

Vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh

17

17,89


Đeo găng thay cho các phương pháp vệ sinh tay

5

5,26

Không cần vệ sinh tay khi thực hiện chăm sóc

3

3,6

95

100

Tổng

Nhận xét: Có 3,6% lựa chọn không cần vệ sinh tay khi thực hiện chăm sóc.
Bảng 8. Trả lời về 5 thời điểm vệ sinh tay.
Trả lời về 5 thời điểm vệ sinh tay

Số lượng
nhân viên

%

Trả lời đúng đủ 5 thời điểm vệ sinh tay

40


42,1

Trả lời thiếu nội dung

45

47,37

Trả lời sai không nắm được nội dung

8

8,42

Không trả lời

2

2,11

95

100

Tổng

Nhận xét: 10,53% trả lời sai và không trả lời về 5 thời điểm vệ sinh tay.
Bảng 9. Trả lời về 6 bước vệ sinh tay thường quy
Số lượng

nhân viên

%

Trả lời đúng đủ 6 bước vệ sinh tay thường quy

54

56,84

Trả lời thiếu nội dung

29

30,52

Trả lời sai không nắm được nội dung

09

9,48

Không trả lời

3

3,16

95


100

Trả lời về 6 bước vệ sinh tay thường quy

Tổng

Nhận xét: 43,16% nhân viên y tế không trả lời đúng đủ 6 bước vệ sinh tay thường
quy bao gồm trả lời thiếu nội dung, trả lời sai không nắm được nội dung và không trả lời.
IV. BÀN LUẬN.
1.Tuân thủ vệ sinh tay.
Mặc dù Bệnh viện 110 mới được xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện vệ sinh tay
được bố trí đầy đủ và khoa học, thuận tiện cho NVYT vệ sinh tay nhưng tại thời điểm
trước khi tiếp xúc với người bệnh, tỉ lệ nhân viên tuân thủ vệ sinh tay còn thấp chỉ có

5


38,87%; điều này gây gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo bệnh viện thông qua bàn tay
của nhân viên y tế. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thu Hà tiến hành tại Bệnh viện Quân y 103 là 15,78% [4], nhưng thấp hơn Tạ Thị Thành
tiến hành tại bệnh viện Kontum là 63,56% [3].
Trước khi làm thủ thuật vô trùng, tuân thủ vệ sinh tay chiếm tỉ lệ 82,19%. Kết quả
của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà là 81,42% [4] và Tạ
Thị Thành là 79,93% [3]. Như vậy khi nhân viên y tế có ý thức vệ sinh tay giảm nguy cơ
nhiễm khuẩn cho bệnh nhân sau khi làm thủ thuật, hạn chế tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.
Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết cơ thể, tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh
tay chiếm tỉ lệ cao nhất 91,5%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hà là 93,65% [4] và Tạ Thị Thành là 93,67% [3]. Trong khi đó tỷ lệ
nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh tay trước khi tiếp xúc với bệnh nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất
ở năm thời điểm vệ sinh tay, chỉ có 38,87%. Như vậy nhân viên y tế chỉ quan tâm đến

việc vệ sinh tay để bảo vệ bản thân là chủ yếu.
Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh tay là 70,93%
và sau khi tiếp xúc với các vật dụng xung quanh người bệnh tỷ lệ này là 45,26%; có lẽ
nhân viên y tế cho rằng nhìn bằng mắt thường tay mình còn sạch và không cần phải vệ
sinh tay lại. Điều này cho thấy ý thức bảo vệ cho bản thân và cho bệnh nhân ở hai thời
điểm này vẫn còn hạn chế. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thu Hà tỷ lệ nhân viên y tế tuân thủ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với
bệnh nhân là 70,86% và sau khi tiếp xúc với các vật dụng xung quanh người bệnh là
47,32% [4].
Tỉ lệ nhân viên y tế thực hiện đúng vệ sinh tay theo 6 bước chỉ là 56,84% trong
đó chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm bác sỹ là 62,5% và thấp nhất ở nhóm điều dưỡng hợp
đồng là 44,44%. Các bác sỹ thường xuyên làm công tác thăm khám nên việc thực hiện
quy trình thường đúng và đã trở thành thói quen, còn các điều dưỡng hợp đồng do mới
vào làm việc nên trình độ chuyên môn còn chưa tốt do đó tỉ lệ bác sỹ thực hiện đúng vệ
sinh tay theo 6 bước thường cao hơn so với điều dưỡng, đặc biệt là điều dương hợp đồng.
Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Tạ Thị Thành với tỉ lệ bác sỹ tuân thủ đúng vệ
sinh tay theo 6 bước chỉ là 60%[3].
2. Kiến thức vệ sinh tay.
Bảng 7 cho thấy vẫn còn 5,26% nhân viên y tế lựa chọn đeo găng thay cho các
phương pháp vệ sinh tay khác và 3,16% nhân viên y tế lựa chọn không cần vệ sinh tay
khi thực hiện chăm sóc. Mặc dù các tỷ lệ này thấp nhưng nói lên nhận thức của một số
nhân viên y tế còn hạn chế, có nhân viên y tế chỉ mang một đôi găng hoặc không vệ sinh
tay trong suốt quá trình chăm sóc, điều này làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo trong
bệnh viện gây ảnh hưởng đến an toàn người bệnh. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thu Hà khi tác giả thông báo tỷ lệ nhân viên y tế lựa chọn đeo găng
có thể thay thế được vệ sinh tay là 30,81% [4].
Ngoài ra tỷ lệ nhân viên y tế lựa chọn vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng chiếm
tỷ lệ cao nhất là 47,37% (bảng 7). Đa số nhân viên y tế coi đây là phương pháp hiệu quả
nhất, tuy nhiên vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng rất khó đạt được tỷ lệ cao, do thiếu
thực tế, mất thời gian, thiếu trang bị không phải vị trí nào cũng lắp đặt được các lavabo,


6


xà phòng để thực hiện vệ sinh tay và ngay cả khi có đủ trang bị thì nhân viên y tế cũng
không thể mỗi lần thăm khám một bệnh nhân lại đến vệ sinh tay một lần. Trong khi ở
nghiên cứu này việc lựa chọn vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn chỉ chiếm 26,32%
(bảng 7). Do vậy cần tăng cường vệ sinh tay bằng dung dịch chứa cồn nhằm nâng cao tỉ
lệ vệ sinh tay trong thực hiện chăm sóc bệnh nhân. Kết quả của chúng tôi thấp hơn
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà với tỷ lệ là 79,11% [4]. Trong nghiên cứu của chúng
tôi chỉ có 17,89% nhân viên y tế lựa chọn phương pháp vệ sinh tay bằng dung dịch sát
khuẩn tay nhanh (bảng 7) bởi vì việc trang bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh còn hạn chế,
một số vị trí như xe tiêm, buồng kỹ thuật có được trang bị nhưng không được kiểm tra bổ
sung thường xuyên.
Bảng 8 cho thấy có 57,9% nhân viên y tế không trả lời đúng đủ 5 thời điểm vệ
sinh tay và 43,16% nhân viên y tế không trả lời đúng đủ 6 bước vệ sinh tay thường quy
(bảng 9). Điều này cho thấy kiến thức về 5 thời điểm và 6 bước vệ sinh tay thường quy
của nhân viên y tế còn chưa tốt, chưa nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh tay, coi
nhẹ vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Thu Hà với 57,7 % không
nêu được chính xác 5 thời điểm vệ sinh tay [4].
Do đó các khoa cần đưa vệ sinh tay vào nội dung huấn luyện hàng tuần và tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát nhân viên y tế tuân thủ quy trình vệ sinh tay thường
quy từ 2 đến 3 buổi/tuần, đặc biệt là đối tượng hợp đồng. Ngoài ra Bệnh viện trang bị cho
các khoa đầy đủ các phương tiện vệ sinh tay ở vị trí lavabo và xe tiêm.
V. KẾT LUẬN.
Qua nghiên cứu 95 nhân viên y tế tại Khối ngoại Bệnh viện Quân y 110 với 1235
cơ hội vệ sinh tay từ 2/3 đến 30/3/2018 chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Việc tuân thủ quy trình vệ sinh tay theo 5 thời điểm khuyến cáo của tổ chức y tế
thế giới là không đồng đều, thấp nhất tại thời điểm trước khi tiếp xúc với bệnh nhân chỉ

là 38,87% và cao nhất tại thời điểm sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết cơ thể là 91,5%.
Tỷ lệ nhân viên y tế thực hành rửa tay đúng 6 bước chiếm tỉ lệ thấp 56,84%.
- Kiến thức vệ sinh tay của nhân viên y tế chưa đầy đủ còn nhiều hạn chế, có
5,26% lựa chọn đeo găng thay cho các phương pháp vệ sinh tay khác; 3,16% không cần
vệ sinh tay khi thực hiện chăm sóc; 57,9% không trả lời đúng đủ 5 thời điểm vệ sinh tay
và 43,16% không trả lời đúng đủ 6 bước vệ sinh tay thường quy.

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2009), Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng
dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
2. Bộ Y tế (2007), Công văn số 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc
Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung
dịch chứa cồn.

7


3. Tạ Thị Thành (2013), “Nghiên cứu kiến thức và tuân thủ vệ sinh tay ở điều
dưỡng bệnh viện Kon Tum”. Tạp chí nghiên cứu y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương
Huế, 8(15), tr 109-113.
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), “Đánh giá kiến thức và khảo sát sự tuân thủ vệ sinh
tay của nhân viên y tế tại một số khoa lâm sàng Bệnh viện Quân Y 103”. Hội nghị khoa
học điều dưỡng Bệnh viện 103 năm 2015.
5. WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care: First Global Patient Safety
Challenge Clean Care Is Safer Care, 2009, Geneva.

8




×