Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.11 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÙI HOÀNG MINH THƯ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÙI HOÀNG MINH THƯ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02


Quyết định giao đề tài:

Số 410/QĐ-ĐHTN ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

145/QĐ-ĐHNT ngày 28/02/2018

Ngày bảo vệ:

14/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN NGỌC DUY
ThS. HOÀNG THU THỦY
Chủ tịch Hội đồng:
TS. HỒ HUY TỰU
Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân trên địa
bàn tỉnh Phú Yên” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có
nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được cơng bố trong cơng trình nghiên cứu nào khác.

Nha Trang, ngày 20 tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Minh Thư

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các cơ quan, đơn vị và cá
nhân đã trực tiếp hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện để hồn thành luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Sau
Đại học của Trường Đại học Nha Trang, là những người đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, đặc biệt là thầy TS.Nguyễn Ngọc Duy và
cô ThS. Hồng Thu Thủy người trực tiếp hướng dẫn tơi làm luận văn, đã tận tình
hướng dẫn, giúp tơi tiếp cận và hiểu rõ vấn đề thực tế cũng như góp ý kiến sửa đổi, bổ
sung để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân vì mọi người là nguồn động viên
quý báu, là chỗ dựa tinh thần vững chắc tạo nên động lực giúp tơi vượt qua những khó
khăn trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả cũng hết sức cố gắng để hoàn thành
đề tài, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến quý báu của thầy cô
và bạn bè. Song, nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận
được những thơng tin đóng góp từ q thầy cô và bạn đọc.
Trân trọng !
Nha Trang, ngày 20 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Minh Thư


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.........................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................7
2.1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................7
2.1.1. Cơ sở lý thuyết chung về hành vi tiêu dùng........................................................7
2.1.2. Khái niệm, bản chất, vai trị BHXH..................................................................10
2.1.3. Chính sách BHXH ...........................................................................................16
2.2. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................23
2.2.1. Các nghiên cứu trong nước ..............................................................................23
2.2.2. Các nghiên cứu ngồi nước ..............................................................................26
2.3. Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu ....................................................28
2.3.1. Khung phân tích...............................................................................................28
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................30
Tóm tắt chương 2.......................................................................................................34
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ BHXH TỈNH PHÚ YÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................35
3.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Phú Yên......................................................................35
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ........................................................35
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh.........................................38
3.2. Thực trạng và kết quả tham gia BHXHTN của người dân tại tỉnh Phú Yên.........39

3.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách BHXHTN thời gian qua ................................39
3.2.2. Kết quả đạt được..............................................................................................41
3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................42
3.3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................42
3.3.2. Xây dựng thang đo...........................................................................................44
v


3.3.3. Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................50
3.3.4. Các phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................51
Tóm tắt chương 3.......................................................................................................54
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............55
4.1. Mơ tả mẫu...........................................................................................................55
4.1.1. Về giới tính ......................................................................................................55
4.1.2. Về trình độ học vấn..........................................................................................56
4.1.3. Về thu nhập......................................................................................................56
4.1.4. Về cơng việc ....................................................................................................57
4.1.5. Kinh nghiệm tham gia BHXHTN.....................................................................57
4.1.6. Sự hiểu biết đến chính sách BHXHTN.............................................................58
4.1.7. Về tuổi .............................................................................................................58
4.2. Phân tích thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................59
4.2.1. Độ tin cậy của thang đo “Thái độ” ...................................................................59
4.2.2. Độ tin cậy của thang đo “Kiểm soát hành vi” ...................................................60
4.2.3. Độ tin cậy của thang đo “Tuyên truyền về BHXHTN”.....................................60
4.2.4. Độ tin cậy của thang đo “Ảnh hưởng từ gia đình” ............................................61
4.2.5. Độ tin cậy của thang đo “Cảm nhận rủi ro” ......................................................61
4.2.6. Độ tin cậy của thang đo “Thủ tục tham gia BHXHTN” ....................................62
4.2.7. Độ tin cậy của thang đo “Trách nhiệm đạo lý” .................................................63
4.2.8. Độ tin cậy của thang đo “Ý định tham gia BHXHTN” .....................................63
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA và hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu ..................64

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập.....................................64
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc.......................................66
4.3.3. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ........................................................................68
4.4. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của nông dân trên
địa bàn tỉnh Phú Yên..................................................................................................69
4.4.1. Xem xét ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình................................69
4.4.2. Phân tích hồi quy .............................................................................................71
4.4.3. Kiểm định mơ hình hồi quy..............................................................................72
4.5. Giá trị các chỉ báo quan sát .................................................................................77

vi


4.6. Kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo đặc điểm cá nhân (TTEST & ANOVA).....................................................................................................80
4.6.1. Kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo giới tính ...............80
4.6.2. Kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo kinh nghiệm tham
gia BHXHTN ............................................................................................................81
4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo hiểu biết về
BHXHTN ..................................................................................................................82
4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo nghề nghiệp .........83
4.6.5. Kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo độ tuổi .................84
4.6.6. Kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo học vấn ................85
4.6.8. Kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo thu nhập...............86
4.7. So sánh kết quả với các đề tài làm cơ sở trước đây..............................................88
4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................89
Tóm tắt chương 4.......................................................................................................91
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................92
5.1. Kết luận ..............................................................................................................92
5.2. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển BHXHTN cho nông dân trên địa bàn
tỉnh Phú Yên..............................................................................................................93

5.2.1. Đổi mới chất lượng tổ chức thực hiện chế độ BHXHTN ..................................93
5.2.2. Nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết tham gia BHXHTN............94
5.2.3. Hồn thiện cơ chế chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về BHXH........94
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai .....................................95
Tóm tắt chương 5.......................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................97
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH:

An sinh xã hội

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHXHTN:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

EFA (Exploration Factor Analysis):


Phân tích nhân tố khám phá

SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê dùng
trong các ngành khoa học xã hội.
TPB:

Theory of Planned Behaviour

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân biệt BHXH với Bảo hiểm thương mại ...............................................15
Bảng 2.2: Nguồn gốc các nhân tố thừa kế trong mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................30
Bảng 3.1: Số liệu thu BHXHTN tỉnh Phú Yên (2008-2016).......................................41
Bảng 3.2: Số người tham gia BHXHTN phân theo địa bàn huyện năm 2016..............41
Bảng 3.3: Thang đo Ý định tham gia BHXHTN ........................................................45
Bảng 3.4: Thang đo Thái độ đối với việc tham gia BHXHTN....................................46
Bảng 3.5: Thang đo Kiểm soát hành vi ......................................................................46
Bảng 3.6: Thang đo tuyên truyền về BHXHTN .........................................................47
Bảng 3.7: Thang đo Ảnh hưởng từ gia đình ...............................................................48
Bảng 3.8: Thang đo Cảm nhận rủi ro .........................................................................48
Bảng 3.9: Thang đo Thủ tục tham gia BHXHTN ......................................................49
Bảng 3.10: Thang đo Trách nhiệm đạo lý ..................................................................50
Bảng 3.11: Bảng phân phối mẫu khảo sát .................................................................51
Bảng 4.1: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Thái độ” lần 1.....................................59
Bảng 4.2: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Thái độ” lần 2.....................................59
Bảng 4.3: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Thái độ” lần 3.....................................60
Bảng 4.4: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Kiểm sốt hành vi”.............................60
Bảng 4.5: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Tuyên truyền về BHXHTN” lần 1...............60

Bảng 4.6: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Tuyên truyền về BHXHTN” lần 2.................61
Bảng 4.7: Phân tích độ tin cậy của Thang đo ”Ảnh hưởng từ gia đình”......................61
Bảng 4.8: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Cảm nhận rủi ro” lần 1 .......................61
Bảng 4.9: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Cảm nhận rủi ro” lần 2 .......................62
Bảng 4.10: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Thủ tục tham gia BHXHTN” lần 1 .....62
Bảng 4.11: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Thủ tục tham gia BHXHTN” lần 2 ...62
Bảng 4.12: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Trách nhiệm đạo lý” .........................63
Bảng 4.13: Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Ý định tham gia BHXHTN” .............63
Bảng 4.14: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s các biến độc lập................................65
Bảng 4.15: Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập.............................65
Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc ...........................66
Bảng 4.17: Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ..............................67
ix


Bảng 4.18: Kết quả phân tích tương quan Pearson .....................................................71
Bảng 4.19: Kết quả phân tích hệ số hồi quy ...............................................................72
Bảng 4.20: Kết quả phân tích ANOVA ......................................................................72
Bảng 4.21: Mức độ giải thích của mơ hình.................................................................73
Bảng 4.22: Bảng thống kê giá trị phần dư ..................................................................74
Bảng 4.23: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu............................76
Bảng 4.24: Các thông số thống kê mơ tả của biến Hiểu biết chính sách BHXHTN ...78
Bảng 4.25: Các thông số thống kê mô tả của biến Trách nhiệm đạo lý .......................78
Bảng 4.26: Các thông số thống kê mô tả của biến Thái độ .........................................78
Bảng 4.27: Các thông số thống kê mô tả của biến Cảm nhận rủi ro............................79
Bảng 4.28: Các thông số thống kê mô tả của biến Thủ tục tham gia...........................79
Bảng 4.29: Các thông số thống kê mô tả của biến Ý định tham gia BHXHTN ...........79
Bảng 4.30: Kết quả kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo giới
tính ............................................................................................................................80
Bảng 4.31: Trung bình Ý định tham gia BHXHTN theo giới tính ..............................81

Bảng 4.32: Kết quả kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo kinh
nghiệm tham gia BHXH ............................................................................................81
Bảng 4.33: Trung bình Ý định tham gia BHXHTN theo kinh nghiệm tham gia BHXH . 82
Bảng 4.34: Kết quả kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo hiểu
biết về BHXHTN.......................................................................................................82
Bảng 4.35: Trung bình Ý định tham gia BHXHTN theo hiểu biết về BHXHTN .......83
Bảng 4.36: Kết quả kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo nghề
nghiệp........................................................................................................................83
Bảng 4.37: Trung bình Ý định tham gia BHXHTN theo nghề nghiệp .......................84
Bảng 4.38: Kết quả kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo độ tuổi. 85
Bảng 4.39: Trung bình Ý định tham gia BHXHTN theo độ tuổi................................85
Bảng 4.40: Kết quả kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo học
vấn.............................................................................................................................86
Bảng 4.41: Trung bình Ý định tham gia BHXHTN theo học vấn ...............................86
Bảng 4.42: Kết quả kiểm định sự khác biệt về Ý định tham gia BHXHTN theo học
vấn.............................................................................................................................87
Bảng 4.43: Trung bình Ý định tham gia BHXHTN theo học vấn ...............................87
x


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mơ hình hành động hợp lý (TRA) ................................................................8
Hình 2.2: Mơ hình hành vi dự định (TPB)....................................................................9
Hình 2.3: Tổng thể Hệ thống BHXH của Việt Nam ...................................................18
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................29
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu..................................................................................44
Hình 4.1: Phân bố mẫu theo giới tính.........................................................................55
Hình 4.2: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn.............................................................56
Hình 4.3: Phân bố mẫu theo thu nhập hàng tháng ......................................................56
Hình 4.4: Phân bố mẫu theo cơng việc .......................................................................57

Hình 4.5: Phân bố mẫu đã từng tham gia BHXHTN ..................................................57
Hình 4.6: Phân bố mẫu đã biết đến chính sách BHXHTN ..........................................58
Hình 4.7: Phân bố mẫu theo độ tuổi ...........................................................................58
Hình 4.8: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..................................................................68
Biểu đồ 4.1: Đồ thị phân phối phần dư của mơ hình hồi quy......................................74
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ P-P plot phần dư của mơ hình hồi quy ......................................75
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ Scatterplot phần dư của mơ hình hồi quy ..................................75

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú n. Tác giả
đề xuất mơ hình nghiên cứu trên cơ sở tiến hành khảo cứu các lý thuyết về hành vi
người tiêu dùng nói chung như TRA và TPB, đánh giá tổng quan các nghiên cứu có
liên quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung và nghiên cứu ý định của người tiêu
dùng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói riêng.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Với các phương
pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha,
phân tích EFA và kiểm định mơ hình bằng phân tích hồi quy. Kết quả mơ hình nghiên
cứu cuối cùng gồm có 05 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên: “Hiểu biết về chính sách bảo
hiểm xã hội tự nguyện”, “Thái độ đối với việc tham gia”, “Cảm nhận rủi ro”, “Thủ tục
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện”, “Trách nhiệm đạo lý”. Từ đó tác giả đề xuất các
hàm ý nhằm gia tăng ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân trên địa
bàn tỉnh Phú Yên. Đó là việc đổi mới chất lượng tổ chức thực hiện chế độ BHXHTN;
đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết tham gia BHXHTN; hồn
thiện cơ chế chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về BHXH.

Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra nhưng vẫn có một số
hạn chế cần lưu ý. Trước tiên, mẫu nghiên cứu của đề tài này dựa trên phương pháp
lấy mẫu thuận tiện nên độ khái quát hóa của kết quả chưa cao. Đồng thời còn khá
nhiều biến số khác chưa được nghiên cứu như sự tin tưởng của nông dân vào hệ thống
bảo hiểm xã hội, các giá trị cuộc sống theo đuổi… Các nghiên cứu tương lai nên mở
rộng hơn để bao gồm các biến số này.
Từ khóa: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, nông dân, ý định tham gia, Phú Yên.

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách xã hội quan trọng, có chức năng ổn
định đời sống của người lao động trong quá trình lao động hoặc khi gặp rủi ro, bảo
đảm an toàn và chất lượng cuộc sống trọn đời của người tham gia, góp phần thực hiện
cơng bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Ở nước ta, BHXH là một trong
những chính sách lớn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi trọng là 1 trụ cột của hệ
thống an sinh xã hội, trong đó có BHXH tự nguyện.
Quan điểm về việc xây dựng và thực hiện BHXH tự nguyện để đảm bảo quyền
được tham gia BHXH của mọi người lao động đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm
từ rất sớm. Ngay từ khi xây dựng Bộ Luật Lao động năm 1994, tại Điều 140 Chương
XII của Bộ Luật Lao động được Quốc hội khố IX thơng qua năm 1994, đã quy định
“các loại hình BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối
tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế
độ BHXH thích hợp”, Bộ luật Lao động 2003 cũng quy định rõ: cần “xây dựng chế độ
BHXH tự nguyện cho người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc”, những quy định
này cũng nhằm mục đích “khơng ngừng mở rộng mạng lưới an sinh xã hội” như Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra.
Đáp ứng yêu cầu đó, Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội khố XI , kỳ họp

thứ 9, thơng qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 và chế độ
BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2008, mở ra cơ hội cho hơn 32 triệu
lao động ở khu vực phi chính thức (là người lao động làm việc không thuộc phạm vi
tham gia BHXH bắt buộc) được tham gia BHXH tự nguyện. Qua hơn 8 năm triển khai
thực hiện, BHXH tự nguyện từng bước phát triển và đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thì số người tham gia
BHXH tự nguyện khơng ngừng tăng lên, từ 6.500 người năm 2008 tăng lên 240.000
người năm 2015. Số người tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục tăng nhanh trong các
năm sau đó, với tốc độ tăng bình quân năm đạt 113,18%, đưa tổng lượng người đăng
ký BHXH tự nguyện lên 2.287 người vào năm 2015. Trong đó, số người tham gia
BHXH tự nguyện năm 2013 tăng vọt lên đến con số 1.402 lượt đăng ký, tăng 845
người so với năm 2012, tương ứng tăng 176,78%.
1


Tiếp tục cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
ngày 22/11/2012 Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 21-NQ/TW “Về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn
2012 – 2020”. Tiếp sau đó, Quốc hội đã ban hành Luật số 58/2014/QH13 ngày
20/11/2014, thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2016. Với chính sách BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH mới hiện
nay đã mở ra cho người lao động tự do cơ hội tham gia và thụ hưởng chính sách an
sinh xã hội một cách dễ dàng, góp phần làm tăng cho độ bao phủ của chính sách này,
đến ngày 31/12/2016 cả nước có 203.000 người tham gia BHXH tự nguyện.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
cũng đánh giá thực trạng: “Số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp so với tiềm
năng, mới chỉ chiếm 0,33% tổng số đối tượng thuộc diện tham gia, chủ yếu tập trung ở
những người đã có thời gian cơng tác, muốn đóng thêm để hưởng chế độ hưu trí. Mức
đóng BHXH tự nguyện cịn cao, tối thiểu bằng 22% mức lương cơ sở, trong khi đó đa
phần người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người làm nghề tự

do, người nông dân, việc làm không ổn định, thu nhập thấp lại không thường xuyên
nên rất khó khăn khi tham gia BHXH tự nguyện”.
Phú Yên nổi tiếng là một tỉnh có nhiều sản phẩm nơng nghiệp có thương hiệu,
dân số của tỉnh Phú Yên năm 2016 là 899.279 người trong đó lao động nơng nghiệp
chiếm đến 75% dân số. Theo báo cáo của BHXH tỉnh Phú n, tính đến ngày
31/12/2016 có 53.260 người tham gia BHXH bắt buộc và 2.375 người tham gia
BHXH tự nguyện chủ yếu những người đã có thời gian cơng tác tham gia BHXH bắt
buộc muốn đóng thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Như vậy, cịn rất nhiều
lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện, trong đó phần lớn lao động thuộc khu vực
phi chính thức, đặc biệt là người lao động ở khu vực nông thôn chưa được quan tâm,
chú trọng khai thác.
Nguyên nhân số lượng người tham gia BHXH nguyện cịn ít là do các nhân tố:
rào cản tâm lý, thu nhập, trình độ học vấn, nhận thức xã hội còn hạn chế …. Bên cạnh
những ngun nhân khách quan thì có thể nói một lý do quan trọng xuất phát từ công
tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện của các cấp,
các ngành chưa đạt hiệu quả và thiếu cơ chế để thu hút và chính sách hỗ trợ người
2


nơng dân. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về sự quan tâm tham
gia BHXH tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Vì vậy, để mở rộng
diện bao phủ của chương trình BHXH tự nguyện đối với khu vực phi chính thức, việc
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của
nông dân là rất cần thiết và quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách cho phù hợp
với điều kiện thực tế nhằm từng bước khai thác tốt tiềm năng sẵn có của từng khu vực
lao động phi chính thức trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Yên
nói riêng, đảm bảo quyền lợi của người lao động, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi
người lao động trên cả nước. Với các lý do trên, tôi chọn đề tài: "Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú
Yên" để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm đo lường tác động của các nhân tố
đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú
Yên, trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị và giải pháp để phát triển BHXH tự
nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của
nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
BHXH tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- So sánh sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân Phú
Yên theo các đặc điểm nhân khẩu học (gồm các yếu tố cá nhân như: độ tuổi, thu nhập,
giới tính, trình độ, tình trạng cơng việc).
- Đề xuất những khuyến nghị và giải pháp để phát triển BHXH tự nguyện cho
nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của
3


nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên?
- Các nhân tố đó tác động như thế nào đến ý định tham gia BHXH tự nguyện
của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên?
- Có sự khác nhau về ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân Phú Yên
theo các đặc điểm nhân khẩu học khơng?
- Cần có những giải pháp gì để gia tăng số lượng nơng dân tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự
nguyện của nông dân.
- Phạm vi nghiên cứu: những người nông dân trên những địa bàn được lựa chọn
trên tỉnh Phú Yên.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học và các lý thuyết
về hành vi, các mô hình liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của người tiêu dung do một số tác giả đã công bố trong và ngồi nước,
cùng các tài liệu khác có liên quan.
Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với
kỹ thuật thảo luận nhóm và và phỏng vấn cá nhân. Mục đích của nghiên cứu này nhằm
khám phá các biến số mới và dùng để điều chỉnh, bổ sung thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn người nông dân
tại tỉnh Phú Yên.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định trung bình và phương sai về sự
khác biệt giữa các yếu tố nhân khẩu học/yếu tố cá nhân (độ tuổi, thu nhập, giới tính,
trình độ, tình trạng việc làm) ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của
nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

4


- Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0.
+ Phân tích thống kê mơ tả mẫu thu thập.
+ Kiểm định độ tin cậy các thang đo: bằng hệ số Cronbach Alpha để phát hiện
những chỉ số khơng đáng tin cậy trong q trình nghiên cứu.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: bóc tách, sắp xếp các chỉ báo đo lường các

khái niệm, biến tiềm ẩn.
+ Kiểm định mơ hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất bằng phân tích hồi quy.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
1.6.1. Về mặt lý luận
Kết quả của nghiên cứu góp phần củng cố và bổ sung cở sở lý thuyết về các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người nông dân
trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
1.6.2. Về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu là một trong những đóng góp thực tiễn cho ngành Bảo hiểm xã
hội trong việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
- Từ kết quả nghiên cứu, ngành BHXH sẽ biết được các yếu tố nào có ảnh
hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân, đồng thời làm rõ thực
trạng tình hình BHXH tự nguyện thời gian qua, phân tích những vấn đề đặt ra cần phải
giải quyết và khuyến nghị định hướng phát triển, cũng như giải pháp phát triển đối
tượng BHXH tự nguyện trong thời gian tới.
1.7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 5 chương :
Chương 1: Giới thiệu. Chương này nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên
cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu. Nội dung của chương này tác
giả sẽ tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

5


Từ đó, tác giả đưa ra các khái niệm và lý thuyết liên quan. Trên cơ sở lý thuyết và các
cơng trình nghiên cứu có liên quan, tác giả sẽ đề xuất mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3:Tổng quan về BHXH tỉnh Phú Yên và phương pháp nghiên cứu.

Chương này tập trung vào quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sẽ được
sử dụng trong nghiên cứu. Ngồi ra, chương này trình bày các dữ liệu và phương pháp
phân tích dữ liệu.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nội dung chính của
chương là trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu. Từ đó, chương sẽ cung cấp
những thảo luận về kết quả của nghiên cứu và so sánh với kết quả của các nghiên cứu
trước đó.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Dựa trên những kết quả đã đạt được ở
chương 4, chương cuối này sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển đối tượng
tham gia BHXH tự nguyện của nông dân tại tỉnh Phú Yên. Đồng thời, những hạn chế
của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai cũng được đề cập trong chương này.

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Cơ sở lý thuyết chung về hành vi tiêu dùng
2.1.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Mơ hình TRA được xây dựng bởi Ajzen và Fishbein (1975), miêu tả sự sắp đặt
toàn diện của các thành phần thái độ được hợp nhất vào một cấu trúc để dẫn đến việc
dự đốn tốt hơn và giải thích tốt hơn về hành vi. Lý thuyết này hợp nhất các thành
phần nhận thức, sự ưa thích và ý định hành vi.
Với mơ hình TRA, Fishbein và Ajzen (1975) đã nhìn nhận rằng thái độ của
khách hàng với đối tượng ln liên quan một cách có hệ thống đối với hành vi của họ.
Và vì thế mơ hình này có mối quan hệ tốt hơn về niềm tin và thái độ của người tiêu
dùng đến ý định hành vi. Mô hình TRA giải thích các hoạt động phía sau hành vi, mơ
hình này cho thấy ý định hành vi là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng thực
sự. Nếu nhà nghiên cứu người tiêu dùng chỉ muốn quan tâm đến việc dự đoán hành vi
tiêu dùng, họ có thể đo lường ý định hành vi một cách trực tiếp (sử dụng các thang đo

ý định hành vi). Nhưng nếu nhà nghiên cứu quan tâm hơn nữa về sự hiểu biết các yếu
tố cơ bản góp phần đưa đến ý định hành vi thì họ sẽ phải xem xét các yếu tố dẫn đến là
thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.
Thái độ của khách hàng trong mơ hình TRA được định nghĩa như là việc đo
lường nhận thức (hay còn gọi là niềm tin) của khách hàng đối với một dịch vụ đặc biệt
hoặc đo lường nhận thức của khách hàng về các thuộc tính của dịch vụ. Khách hàng có
thái độ ưa thích nói chung đối với những dịch vụ mà họ đánh giá tích cực và họ có thái
độ khơng thích đối với những dịch vụ mà họ đánh giá tiêu cực.
Để hiểu rõ được ý định hành vi, chúng ta phải đo lường thành phần chuẩn chủ
quan của người tiêu dùng. Chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếp
thông qua việc đo lường cảm xúc của người tiêu dùng về phía những người có liên
quan (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…) sẽ nghĩ gì về ý định hành vi của họ,
những người này thích hay khơng thích, đây là sự phản ánh việc hình thành thái độ chủ
quan của họ.
Mơ hình TRA là một loạt các liên kết những thành phần thái độ. Thái độ không
7


ảnh hưởng mạnh hoặc trực tiếp đến hành vi mua. Tuy nhiên, thái độ có thể giải thích
trực tiếp được ý định hành vi. Ý định hành vi thể hiện trạng thái ý định mua hay không
mua một sản phẩm/ một dịch vụ trong thời gian nhất định. Trước khi tiến đến hành vi
mua thì ý định mua đã được hình thành trong suy nghĩ của người tiêu dùng. Vì vậy,
hành vi được tạo ra từ ý định, được quyết định bởi thái độ của mỗi người đối với việc
thực hiện hành vi và các chuẩn mực chủ quan (Fishbein và Ajzen, 1975).
Thái độ

Ý định hành vi

Hành vi


Chuẩn chủ quan
Hình 2.1: Mơ hình hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975)

2.1.1.2. Mơ hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour)
Ajzen (1985) đã mở rộng mơ hình hành động hợp lý (TRA) bằng cách đưa thêm
các điều kiện khác vào mơ hình đó là xét đến sự kiểm soát hành vi cảm nhận nhằm
phản ánh nhận thức của người sử dụng về các biến bên trong và bên ngồi đối với
hành vi.
Trong mơ hình này, Fishbein và Ajzen cho rằng ý định hành vi bị ảnh hưởng
bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và sự kiểm soát cảm nhận đối với hành vi. Thái độ
đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi
của mình. Ngược lại, thái độ được hình thành từ niềm tin thể hiện ra bên ngoài về kết
quả cụ thể và sự đánh giá các kết quả đó. Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con
người về áp lực chung của xã hội để thể hiện hay không thực hiện hành vi và ngược lại
nó được quyết định bởi niềm tin chuẩn mực của con người. Cuối cùng, sự kiểm soát
hành vi cảm nhận cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện hay không thể
hiện hành vi khi bị kiểm sốt. Con người khơng có khả năng hình thành ý định mạnh
mẽ để thực hiện hành vi nếu họ tin rằng họ khơng có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ
có thái độ tích cực.
8


Hình 2.2: Mơ hình hành vi dự định (TPB)
(Nguồn: Ajzen, 1991)

Một số nhà nghiên cứu đã xem xét tác động trực tiếp của thái độ, ảnh hưởng xã
hội, (Scholderer & Grunert, 2001; Olsen, 2001), kiểm soát hành vi cảm nhận (Verbeke
& Vackier, 2005), các cảm nhận hành vi xã hội (Astrom & Rise, 2001; Berg, Jonsson
& Conner, 2000; Louis et al, 2007) trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng sản phẩm, dịch

vụ, nhưng vì chưa có nghiên cứu nào mà chúng ta biết đã kiểm định các cảm nhận
hành vi xã hội trong việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nói chung, và trong điều kiện
Việt Nam nói riêng, vì vậy nghiên cứu này thừa nhận các kết quả của nghiên cứu trước
tương ứng với các nhân tố của lý thuyết TPB mở rộng.
2.1.1.3. Các biến số mở rộng trong khung khổ Lý thuyết hành vi tự định
Một số nhà nghiên cứu đã xem xét, bàn luận và kiểm định tác động trực tiếp của
thái độ, ảnh hưởng xã hội, trách nhiệm đạo lý, cảm nhận tiêu cực (Scholderer &
Grunert, 2001), kiểm soát hành vi cảm nhận, các điều kiện thuận lợi của thị trường,
thói quen, cảm nhận hành vi xã hội (Astrom & Rise, 2001; Berg, Jonsson & Conner,
2000; Louis và ctv, 2007), rủi ro cảm nhận, sự tin tưởng (Lobb và ctv, 2007), kiến thức
và kỹ năng của NTD, các cơ hội thị trường, các nguồn lực cảm nhận (Rhodes và ctv,
2006), tầm quan trọng của giá, cảm nhận tính sẵn có (Taikiainen Sundqvist, 2005), tự
kiểm sốt (Shih và Fang, 2004), ý thức sức khỏe (2004) trong lĩnh vực hành vi tiêu
dùng sản phẩm, dịch vụ, nhưng vì chưa có nghiên cứu nào chúng ta biết đã kiểm định
các nhân tố này trong việc tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ nói chung, sản phẩm
BHXH nói riêng và trong điều kiện Việt Nam.

9


2.1.2. Khái niệm, bản chất, vai trò BHXH
2.1.2.1. Bảo hiểm
Là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người dân khi họ gặp
rủi ro trong đời sống (sức khoẻ, tai nạn,...) thơng qua việc đóng thường xuyên một
khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước hoặc tư nhân) tương ứng với xác xuất
xảy ra và chi phí của rủi ro liên quan (Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 7/2006).
2.1.2.2. Bảo hiểm xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy trong quá trình tồn tại và phát triển nhu
cầu cơ bản của con người là ăn, mặc, ở... Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con người
phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết. Xã hội càng phát triển, mức độ thỏa

mãn các nhu cầu của con người ngày càng cao. Trong thực tế cuộc sống, không phải
người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động để hoàn
thành nhiệm vụ lao động, cơng tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống
ấm no hạnh phúc. Bởi lẽ, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như
ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của
tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác...
Khi rơi vào các trường hợp đó, thì ngồi những nhu cầu thiết yếu của con người còn
xuất hiện thêm nhu cầu mới. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người
phải tìm ra những cách giải quyết khác nhau.
Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia
đình thì ngồi việc tự mình khắc phục, người lao động còn được sự bảo trợ của cộng
đồng và xã hội. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức
khác nhau. Những yếu tố đồn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và
cơng việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Trong quá trình
phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống BHXH đã
có những cơ sở để hình thành và phát triển.
Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những
người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân,
tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn...); đồng thời, địi hỏi giới chủ và Nhà
nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều
10


bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu cơng nhân phải đóng góp để dự phịng khi bị
giảm thu nhập vì bệnh tật. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo
hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối
những năm 1880, BHXH đã mở ra hướng mới. Sự tham gia là bắt buộc và khơng chỉ
người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cơ chế ba bên. Tính chất đồn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét và
BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội (ASXH)

và được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người. (Nguồn: Tạp
chí Bảo hiểm xã hội số 01/2005, số 02/2005 và số 04/2005)
Từ đó, Luật BHXH số 58/2014 khái quát khái niệm BHXH như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo
hiểm xã hội.
2.1.2.3. Bản chất của BHXH
BHXH là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Khi trình độ phát triển
kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệ thống BHXH có điều kiện
ra đời phát triển. Vì vậy, sự ra đời và phát triển của BHXH phản ánh sự phát triển của
nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân thấp kém khơng thể
có một hệ thống BHXH vững mạnh được. Kinh tế càng phát triển, hệ thống BHXH
càng đa dạng, các chế độ BHXH ngày càng mở rộng, các hình thức BHXH ngày càng
phong phú.
Thực chất BHXH là sự tổ chức chia sẻ hậu quả của những rủi ro xã hội hoặc
các sự kiện bảo hiểm. Sự chia sẻ này được thực hiện thơng qua q trình tổ chức và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và
các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH. Như vậy, BHXH cũng là quá trình phân
phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP, được
xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH như ốm đau,
sinh đẻ, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), già yếu, chết... Xét trong
nội tại BHXH, sự phân phối của BHXH được thực hiện cả theo chiều dọc và chiều
ngang. Phân phối theo chiều ngang là sự phân phối của chính bản thân người lao động
11


theo thời gian (nghĩa là sự phân phối lại thu khi cịn khả năng làm việc và khi khơng
cịn khả năng làm việc). Phân phối theo chiều dọc là sự phân phối giữa những người
khỏe mạnh cho người ốm đau, bệnh tật; giữa những người trẻ cho người già; giữa

những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp... Nói cách khác, đây là sự
phân phối lại thu nhập theo khơng gian.
Qua đây có thể thấy, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh
tế cho người lao động và gia đình họ. BHXH là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá
nhân và tổng sản phẩm trong nước (GDP) để thỏa mãn nhu cầu an toàn kinh tế của
người lao động và an toàn xã hội. BHXH mang cả bản chất kinh tế và cả bản chất xã
hội. Về mặt kinh tế, nhờ sự tổ chức phân phối lại thu nhập, đời sống của người lao
động và gia đình họ ln được bảo đảm trước những bất trắc, rủi ro xã hội. Về mặt xã
hội, do có sự san sẻ rủi ro của BHXH, người lao động chỉ phải đóng góp một khoản
nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ BHXH, nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất
đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra. Ở đây, BHXH đã thực hiện ngun tắc “lấy của
số đơng bù cho số ít”.
Tuy nhiên, tính kinh tế và tính xã hội của BHXH khơng tách rời mà đan xen lẫn
nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là đã nói đến
tính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọi
rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH.
Dưới góc độ kinh tế, BHXH là sự bảo đảm thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho
người lao động khi họ bị giảm hay mất khả năng lao động. Có nghĩa là tạo ra một khoản
thu nhập thay thế cho người lao động khi họ gặp phải các rủi ro thuộc phạm vi BHXH.
Dưới góc độ chính trị, BHXH góp phần liên kết giữa những người lao động
xuất phát từ lợi ích chung của họ.
Dưới góc độ xã hội, BHXH được hiểu như là một chính sách xã hội nhằm đảm
bảo đời sống cho người lao động khi thu nhập của họ bị giảm hay mất. Thơng qua đó
bảo vệ và phát triển lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động ổn định trật tự xã hội.
2.1.2.4. Vai trò BHXH
BHXH với các chế độ trợ cấp của mình sẽ tạo nên một hệ thống chăm lo và bảo
12



vệ người lao động và gia đình họ khi gặp phải các rủi ro làm giảm hoặc mất đi nguồn
thu nhập. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước, vai trò của
BHXH trong hệ thống An sinh xã hội và trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ngày càng to lớn. Có thể khái qt vai trị của BHXH như sau:
Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia BHXH.
Những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ
bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết. Nhờ có sự thay thế hoặc
bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng những tổn thất về
vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục q trình hoạt động
bình thường.
Hai là, BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế - xã
hội. Để phòng tránh, giảm thiểu tổn thất, các đơn vị sử dụng lao động phải đề ra các
quy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc người lao động tuân thủ. Nhưng khi có rủi
ro xảy ra cho người lao động, quỹ BHXH chi trả kịp thời, tạo điều kiện cho người lao
động nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất. Từ đó góp phần quan trọng làm ổn
định nền kinh tế và xã hội.
Ba là, BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử
dụng lao động và Nhà nước. BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữa
các bên tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách
BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động sự
nghiệp BHXH. Người sử dụng và người lao động có trách nhiệm đóng góp để hình
thành quỹ BHXH. Người lao động và gia đình họ được cung cấp tài chính từ quỹ
BHXH khi có đủ điều kiện theo quy định. Từ đó tạo được niềm tin của người lao động
đối với người sử dụng khuyến khích người lao động phấn khởi, tinh thần trách nhiệm
của họ cũng được nâng lên trong lao động sản xuất.
Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Một
mặt quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho bản thân và gia đình
người lao động, mặt khác phần quỹ nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm mục tiêu bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Xét cả hai mặt trên thì hoạt
động của quỹ BHXH đều nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, phân phối

trong BHXH là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho người có thu nhập thấp, là sự
13


×