Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

công tác xã hội cá nhân với người có HIV, trường hợp chị Nguyễn Thị H xã Tạ xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.69 KB, 35 trang )

Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh những mặt tích
cực đem lại như cuộc sông của con người ngày càng hiện đại, văn minh hơn thì
nó cũng đang mang đến những vấn đề xã hội nhức nhối trong đó nổi bật lên có
vấn đề về HIV/AIDS. Hiện nay HIV/AIDS không chỉ là vấn đề của một quốc
gia, một vùng lãnh thổ mà nó đã trở thành vấn nạn toàn cầu . Và giờ đây HIV
không chỉ là vấn đề sức khoẻ cộng đồng và gây hậu quả ảnh hưởng đến tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó có thể cướp đi 1/10 lực lượng lao động, tạo
ra số lượng lớn trẻ mồ côi, làm gia tăng nghèo đói và tạo ra bất bình đẳng và đặt
áp lực nặng nề lên các dịch vụ xã hội, y tế. Tuy nhiên để có thể ngăn chặn đại
dịch này không phải là một vấn đề đơn giản mà nó cần có sự phối hợp, tham gia
của nhiều ban ngành, tổ chức khác nhau . Trong đó có sự tham gia quan trọng
của ngành công tác xã hội, một ngành khoa học ứng dụng luôn hướng tới những
đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có người nhiễm HIV/AIDS.
Công tác xã hội với người có HIV/AIDS là một trong những hoạt động thiết
thực và đặc biệt quan trọng. Hoạt động này không chỉ trợ giúp cho người có
HIV/AIDS vươn lên đấu tranh với bệnh tật. Đồng thời, giúp phát hiện sớm HIV
và góp phần quan trọng trong ngăn ngừa sự lây truyền HIV. Bên cạnh đó, nhờ
hoạt động công tác xã hội với người có HIV mà nhân viên CTXH kết nối các
nguồn lực trợ giúp cho thân chủ. Huy động sự tham gia của người dân vào công
tác phòng, chống HIV. Giúp cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn về HIV, người
có HIV, công tác phòng tránh HIV và cách chăm sóc cho người có HIV. Và công
tác xã hội cá nhân là một trong những phương pháp quan trọng của công tác xã
hội, giúp tiếp cận, giải quyết vấn đề HIV ở mức độ vi mô nhất đó là từng cá
nhân.
Xuất phát từ những lý do trên mà em đã chọn đề tài “công tác xã hội cá nhân với
người có HIV, trường hợp chị Nguyễn Thị H xã Tạ xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh
Phú Thọ” làm đề tài tiểu luận của mình.


Em xin cảm ơn sự giảng dạy hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đặng Quang Trung


đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Trong quá trình làm bài không tránh
khỏi những nhầm lẫn, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy
để bài làm của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!
Phần 1. Cơ sở lý luận
1. Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
1.1. Khái niệm HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm HIV
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là
vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống
lại các tác nhân gây bệnh.
HIV thuộc nhóm Lentivirus, nó tấn công hệ miễn dịch của con người. HIV là
virus có tính thay đổi cao, đột biến dễ dàng. Điều này có nghĩa là ngay trong cơ
thể của những người bị nhiễm cũng có nhiều chủng HIV khác nhau.
Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV.
1.1.2. Khái niệm AIDS
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường
được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến
tử vong.
AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của
hệ miễn dịch, cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm
gây bệnh. Do đó cơ thể bị một số loại bệnh ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà
bình thường có thể đề kháng được.
AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi
người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuỳ theo loại bệnh
nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ miễn
dịch mỗi người.
1.2.

Cơ chế HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể người



Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng
bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ
bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ
cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có
nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ
thể.
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho
bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này
để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây,
tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị
HIV phá huỷ. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác (vi trùng, siêu vi trùng, tế bào ung
thư…) mặc sức hoành hành gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm và các bệnh
nhiễm trùng cơ hội như lao, viêm phổi, nấm… và ung thư sẽ nhân cơ hội này tấn
công cơ thể dẫn đến tử vong.
1.3.

Các giai đoạn phát triển của HIV

Quá trình nhiễm HIV tiến triển qua ba giai đoạn chính:
1.3.1. Giai đoạn cấp tính( Giai đoạn” cửa sổ”)
+ Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra
bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng
quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ
trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm
thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy đối với nhiễm
HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã
bị nhiễm.

+ Thời gian: Vài tuần có khi đến 6 tháng
+ Giai đoạn này chưa có kháng thể kháng virus HIV nên xét nghiệm âm tính


Cần lưu ý rằng đây là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng
kháng thể này còn ít nên HIV sản sinh rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền
từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi ta không biết ai là người
nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ
sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong
mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người
khác.
1.3.2. Giai đoạn không triệu chứng
+ Thời gian: kéo dài trong vài năm đến trên 10 năm
+ Triệu chứng: Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng
+ Người nhiễm HIV đã có kháng thể kháng virus trong máu (xét nghiệm +)
nhưng không có triệu chứng gì.
+ Người nhiễm HIV vẫn lao động và sinh hoạt bình thường
+ Điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển thành AIDS
1.3.3. Giai đoạn AIDS
Nhiễm HIV không có nghĩa là AIDS. Từ khi nhiễm HIV cho đến khi
chuyển thành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời
gian đó người nhiễm vẫn sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường để sinh sống.
Khi cơ thể bị nhiễm HIV sẽ có 3 xu hướng phát triển:
+ Hoặc người đó mang virus HIV kéo dài khoảng 10 năm hoặc lâu hơn
mà vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực
hiện chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt
+ Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn
biến tự nhiên trong cơ thể
+ Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp
tục có hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục

quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người...)


Giai đoạn AIDS này có thể kéo dài vài thàng đến một năm, tuỳ thuộc vào
sức đề kháng của người bệnh, tế bào bạch cầu và tải lượng của virus, thuốc điều
trị nhiễm trùng cơ hội.
Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt
cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám
Do bị HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên người nhiễm HIV có thể
mắc nhiều chứng bệnh khác nhau nên ở họ có thể có rất nhiều các biểu hiện
(triệu chứng) bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, người nhiễm HIV được coi như
đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở họ xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính
cộng 01 triệu chứng phụ sau:
Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
- Sốt kéo dài trên 1 tháng.
Nhóm triệu chứng phụ:
- Ho dai dẳng trên một tháng.
- Nhiễm nấm Candida ở hầu họng.
- Ban đỏ, ngứa da toàn thân.
- Herpes ( Nổi mụn rộp ), Zona ( Giời leo ) tái phát.
- Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể...
Giai đoạn này không lây qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ.
1.4.

Phương thức lây truyền HIV và cách phòng tránh

1.4.1. Phương thức lây truyền HIV

HIV lây truyền qua đường máu: HIV có nhiều trong máu toàn phần
cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương,


các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm
của máu có nhiễm HIV.
Về nguyên tắc, có thể nói mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu của người
nhiễm HIV đều có thể bị lây nhiễm HIV, con đường này có tỷ lệ lây rất cao
(100%).
HIV lây truyền qua đường tình dục : Đường tình dục là một trong 3 con
đường chính lây truyền HIV và được coi là phương thức lây truyền HIV quan
trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 70-80% tổng số người nhiễm HIV
trên thế giới là bị lây nhiễm qua con đường này.
Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch
sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) tìm được “đường xâm nhập” vào
cơ thể bạn tình không nhiễm HIV. “Đường xâm nhập” này không nhất thiết phải
là các vết thương hở hay vết loét trên da mà cả những vết trấy xước nhỏ không
nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ta (người có vết xước) cũng không cảm nhận
thấy. Hơn thế, niêm mạc trong các hốc tự nhiên của cơ thể như đường âm đạo, lỗ
niệu đạo ở đầu dương vật, trực tràng, thậm chí niêm mạc mắt và cuống họng có
các lỗ rất nhỏ mà HIV (vốn cũng rất nhỏ) có thể xâm nhập được.
Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của
nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác, cho nên
về nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà ta không
biết chắc chắn là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV.
HIV lây truyền từ mẹ sang con: HIV lây truyền từ mẹ có HIV sang con trong
thời kỳ mang thai, sinh nở và nuôi con bú.
+ Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ bị nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ thể
thai nhi + Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập
vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong

quá trình đẻ + Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở
núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc
khi trẻ mọc răng cắn núm vú chảy máu…


Đường lây truyền này có tỷ lệ thấp: dưới 30% nếu không có can thiệp y tế và
chỉ còn 0 – 5% nếu có sự tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ y tế.
Các con đường không làm lây truyền HIV
Do HIV không có hoặc có rất ít trong nước bọt, nước mắt, mồ hôi, nước tiêu…
nên HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường với người nhiễm
HIV, ví dụ:
+ Ăn chung mâm, bàn, uống chung cốc…
+ HIV không lây khi ho hay hắt hơi
+ HIV không lây khi ôm hôn xã giao, bắt tay, dùng chung nhà tắm, chung xe cộ,
bể bơi, chung phòng làm việc…
+ Như vậy chúng ta có thể sống, làm việc, học tập… chung với người nhiễm
HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có tiếp xúc trực tiếp với máu,
dịch sinh dục và các dịch sinh học khác của họ.
+ Muỗi, côn trùng đốt, súc vật cắn không làm lây truyền HIV.
1.4.2. Cách phòng tránh HIV
Phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục:
+ Thực hiện các hành vi tình dục an toàn cho mỗi cá nhân thông qua việc thực
hiện 3 chữ: A,B,C của cuộc sống tình dục của mỗi cá nhân
A: Absitnence: Không quan hệ tình dục với bất kỳ ai
B: Beautiful: Chung thủy với một bạn tình duy nhất
C: Condom: bao cao su: luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
+ Tăng cường các dịch vụ khám và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường
tình dục
+ Tuyên truyền và khuyến khích sử dụng BCS một cách rộng rãi



+ Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho những người hành nghề mại dâm như tổ
chức giáo dục đồng đẳng, khuyến khích sử dụng BCS.
Phòng lây nhiễm qua con đường máu :
+ Thực hiện truyền máu an toàn : Phát hiện và điều trị sớm các bệnh gây thiếu
máu làm giảm nhu cầu truyền máu ; Sàng lọc máu trước khi truyền ; Xây dựng
ngân hàng máu qua tuyển người cho máu có nguy cơ thấp hoặc vận động hiến
máu nhân đạo . +Áp dụng các biện pháp vô trùng, diệt trùng trong mọi dụng cụ
trong mọi thủ thuật xuyên chích qua da niêm mạc. Sử dụng các phương tiện
phòng hộ khi tiếp xúc với máu và dịch của người bệnh.
+ Thực hiện chương trình giảm thiểu tác hại đối với người nghiện chích ma túy
như tổ chức giáo dục đồng đẳng, chương trình bơm kim tiêm sạch…
Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con:
+ Giáo dục và tư vấn cho mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ dễ bị lây
nhiễm HIV và khả năng lây nhiễm cho con khi người mẹ có HIV. + Xét nghiệm
HIV trước khi xây dựng gia đình
+ Khi người phụ nữ có HIV muốn có con thì nên có tư vấn và hỗ trợ của y tế để
có biện pháp phòng lây nhiễm cho con.
+ Phòng tránh lây nhiễm cả trước, trong và sau khi sinh con.
+ Sau khi sinh con, không nên cho con bú.
2. Thực trạng nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam
2.1.

Thực trạng nhiễm HIV trên thế giới

Những trường hợp AIDS đầu tiên được thông báo vào tháng 6/1981 từ 5 thanh
niên nam đồng tính luyến ái ở Los Angeles (Mỹ).
Trên thực tế, HIV đã xuất hiện lan tràn trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ
XX mà chúng ta chưa phát hiện ra. Hàng ngàn trường hợp AIDS sau này là kết
quả của việc bị nhiễm HIV lặng lẽ trong quá khứ. Qua nghiên cứu mẫu máu



được bảo quản năm 1959 và những năm 1970 ở Mỹ, người ta đã tìm thấy kháng
thể kháng HIV.
Sự lây lan của HIV với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Tháng 6/1981 lần đầu tiên
loài người biết đến HIV/AIDS, nhưng cho đến nay theo thống kê của WHO và
Tổ chức phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS), tính đến tháng 12
năm 2007, tổng số người sống chung với HIV/AIDS trên toàn thế giới là 33,2
triệu người, trong đó, người lớn là 30,8 triệu người; phụ nữ là 15,4 triệu người
và trẻ em dưới 15 tuổi là 2,5 triệu. Tổng số ca nhiễm HIV mới trong năm 2007
là 2,5 triệu người, trong đó người lớn là 2,1 triệu và trẻ em là 420.000 trẻ. Đại đa
số những trẻ em mới bị nhiễm là do lây từ người mẹ tại thời điểm trước hoặc
ngay sau khi sinh. 1/2 trong số này sẽ tử vong trong vòng 2 năm đầu tiên của
cuộc đời nếu không được chăm sóc y tế đúng cách. Tổng số ca tử vong do AIDS
là 2,1 triệu, trong đó người lớn là 1,7 triệu và trẻ em là 330.000. Đồng thời cứ
mỗi 15 giây đống hồ là có một em bị mồ côi cha hoặc mẹ chết vì HIV/AIDS.
Từ một nước đầu tiên phát hiện ra người có HIV là Mỹ thì cho đến nay, ở hầu
hết tất cả các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới đều đã có người có HIV/AIDS.
2.2.

Thực trạng nhiễm HIV ở Việt Nam

Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt nam được phát hiện vào tháng 12 năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu
bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện tiêm chích ma tuý tại
thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, dịch bắt đầu lan ra các tỉnh thành. Đến cuối
tháng 12/1998 toàn bộ 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước
đều được phát hiện có người nhiễm HIV.
Trong báo cáo về Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 và các nhiệm vụ
trọng tâm năm 2016 của cục Phòng , chống HIV thuộc Bộ Y Tế đã đưa ra những

số liệu quan trọng về tình hình nhiễm HIV ở Việt Nam hiện nay.
Trong năm 2015 cả nước xét nghiệm phát hiện mới 10.195 trường hợp nhiễm
HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS 6.130, số bệnh nhân tử vong


2.130 trường hợp. Tính đến cuối năm 2015, toàn quốc có 227.154 người nhiễm
HIV đang còn sống với HIV được báo cáo, 85.194 người nhiễm HIV đang giai
đoạn AIDS và đã có trên 86.716 người nhiễm HIV đã tử vong.
Trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV trong
năm 2015, nữ chiếm 34,1%, nam chiếm 65,9%, lây truyền qua đường tình dục
chiếm 50,8%, lây truyền qua đường máu chiếm 36,1%, mẹ truyền sang con
chiếm 2,8%, không rõ chiếm 10,4%.
So sánh số liệu nhiễm HIV/AIDS, tử vong báo cáo năm 2014, số trường hợp
nhiễm HIV phát hiện mới giảm 13%, số bệnh nhân AIDS giảm 1% và người
nhiễm HIV tử vong giảm 1%. Trong 5 năm qua, tiếp tục ghi nhận số người
nhiễm HIV/AIDS và tử vong hằng năm giảm, số trường hợp HIV dương tính
phát hiện năm 2010 từ 17.800 xuống còn 10.195 ca năm 2015, tử vong giảm từ
3.300 ca năm 2010 xuống 2.130 ca năm 2015, số bệnh nhân AIDS từ 8.900 ca
năm 2015 xuống còn khoảng 6.130 ca năm 2015. Kết quả giám sát trọng điểm
năm 2015, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 9,3%, phụ nữ
bán dâm 2,7% và MSM là 5,2%. 2 Các yếu tố nguy cơ lây truyền HIV ở Việt
Nam giai đoạn hiện nay vẫn là lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy
và từ nhóm nghiện chích ma túy nhiễm HIV sang vợ bạn tình của họ. Ngoài ta,
có yếu tố nguy cơ mới làm lây truyền HIV trong sử dụng ma túy tổng hợp ở giới
trẻ và phụ nữ bán dâm, dẫn đến tăng nguy cơ quan hệ tình dục tập thể không
được bảo vệ, và mại dâm nam, gồm nam bán dâm cho nam đồng tính, người
chuyển giới nữ.
3. Công tác xã hội với người có HIV/ AIDS
3.1.


Mục đích của công tác xã hội với người có HIV/AIDS

Mục đích căn bản – cấp độ 1: Giúp người có HIV/AIDS
Giúp người có H thích ứng với những vấn đề xúc cảm đau đớn ; Giúp người có
H đạt tới mức độ thích hợp nào đó về tình cảm và hành vi ; Giúp người có H có
cảm nghĩ tích cực, tốt về bản thân – yêu cuộc sống; Giúp người có H chấp nhận


các giới hạn và sức mạnh của mình và cảm thấy yên tâm về những điều đó ;
Giúp người có H thay đổi những hành vi có tác động tiêu cực ; Giúp người có H
hoạt động thoải mái và thích ứng với ngoại cảnh ; Tạo cơ hội tối đa cho người
có H theo đuổi và thực hiện các mong ước
Mục đích 2: Thỏa mãn nhu cầu của người có H: Xuất phát từ nhu cầu của
người có H.
Mục đích 3: Mục đích đối với cộng đồng:
+ Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi đối với người có H, gia đình
người có H: xây dựng cộng đồng an toàn, trách nhiệm và thân thiện
+ Tác động xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp đảm bảo các điều kiện cần
thiết cho người có H: chính sách hỗ trợ, thực thi luật nghiêm túc (chẳng hạn: xử
lý những trường hợp kỳ thị người có H)…
Mục đích đối với người trợ giúp – hoạt động của Công tác xã hội:
+ Khẳng định vai trò, ý nghĩa – giá trị của khoa học và nghề chuyên môn Công
tác xã hội tác nghiệp trợ giúp với đối tượng đặc biệt: người có H và gia đình,
người liên quan đến người có H
+ Góp phần hạn chế sự lây lan của đại dịch HIV và những ảnh hưởng tiêu cực
gây ra bởi những thất bại hay hạn chế của những phương pháp, hoạt động giải
quyết vấn đề khác .
3.2.

Những hoạt động dịch vụ trợ giúp


Dịch vụ tư vấn/tham vấn (trực tiếp và gián tiếp): Dịch vụ tư vấn/tham vấn
qua điện thoại ; Dịch vụ tư vấn/tham vấn trực tiếp ; Dịch vụ xét nghiệm và tư
vấn HIV miễn phí.
Dịch vụ khám chữa bệnh:
+ Phòng khám ngoại trú điều trị cho người có HIV/AIDS
+ Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con


+ Điều trị lao cho bệnh nhân AIDS
+ Điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Loại hình sinh hoạt câu lạc bộ: Câu lạc bộ bạn giúp bạn, đồng đẳng, những
người đồng cảm…
Hoạt động truyền thông: Thay đổi thái độ hành vi của người có H, gia đình và
cộng đồng (nhóm bạn, cơ quan, tổ chức, trường học, chính quyền và cộng đồng
dân cư trong xã hội)
Dịch vụ hỗ trợ: việc làm, vay vốn, trợ cấp đặc biệt…
Trong tất cả các hoạt động hỗ trợ thì tư vấn/tham vấn có vai trò đặc biệt quan
trọng và khẳng định ưu thế về hiệu quả.
3.3.

Chăm sóc người có HIV tại nhà

Hầu hết người có HIV đều muốn được chăm sóc và điều trị HIV tại nhà vì hợp
với tâm lý người bệnh hơn, khi ở tại nhà người có HIV/AIDS cần được chăm
sóc như sau: + Động viên người bệnh không bi quan chán nản.
+ Thường xuyên thăm hỏi, hoặc hẹn bệnh nhân thăm khám sức khỏe định kỳ.
+ Khuyến khích bệnh nhân nếu thấy có gì khó chịu thì nên đến thầy thuốc ngay
để kịp thời phát hiện sớm các nhiễm trùng cơ hội để chữa kịp thời.
+ Gia đình vẫn duy trì nếp sống bình thường vì HIV không lây qua giao tiếp

thông thường.
+ Phát hiện và điều trị các nhiễm trùng cơ hội theo hướng dẫn của thầy thuốc.
+ Phát hiện và xử lý biểu hiện thường gặp ở người nhiễm HIV/ AIDS tại nhà.
Để có thể thực hiện chăm sóc tại nhà tốt cho người có HIV cần có những kiến
thức, kỹ năng và cách xử lý tốt cho từng tình huống, từng biểu hiện bệnh mà
người nhiễm HIV thường gặp phải như sốt , tiêu chảy, ho nhiều, khó thở, tổn
thương ngoài da, nôn và buồn nôn, đau đớn thể xác, rối loạn tâm lý, đau đầu và
có biểu hiện thần kinh.


3.4.

Tham vấn cho người có HIV

Khái niệm tham vấn HIV :Đây là loại hình tham vấn đặc biệt bao gồm việc
cung cấp những kiến thức cơ bản về phòng tránh lây nhiễm HIV, hỗ trợ cho việc
thay đổi hành vi, vượt qua mặc cảm, những khủng hoảng để tiếp tục cuộc sống.
Những giai đoạn tham vấn HIV/AIDS : Với những giai đoạn khác nhau, người
có HIV cũng có những đặc điểm thể chất, tâm lý khác nhau và những nhu cầu
được trợ giúp khác nhau:
Tham vấn trước xét nghiệm:
Mục đích của tham vấn trước xét nghiệm :
- Tạo dựng sự tin tưởng giữa đối tượng và NTV (nhà tham vấn). NTV có thể
giúp trấn an đối tượng giúp họ an tâm đi xét nghiệm.
- Giúp đối tượng đánh giá hành vi nguy cơ của bản thân để giúp đối tượng
quyết định lựa chọn xét nghiệm hay không.
- Cung cấp thông tin và những ảnh hưởng của kết quả xét nghiệm, giải thích về
sự đảm bảo bí mật của xét nghiệm.
Tham vấn khi trả kết quả xét nghiệm:
-Tham vấn cho đối tượng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính :Kết quả xét

nghiệm HIV âm tính sẽ giúp cho đối tượng yên tâm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý
với đối tượng nên đi xét nghiệm lại sau 3 tháng và đồng thời thảo luận về những
biện pháp an toàn để phòng, tránh lây nhiễm HIV.
-Tham vấn cho đối tượng nhận kết quả xét nghiệm HIV dương tính: nhà tham
vấn cần có những biện pháp hỗ trợ người có HIV đối phó, giải quyết các trạng
thái cảm xúc tiêu cực như: sốc, chối bỏ, bực tức, cáu giận.
Tham vấn cho thân chủ sau xét nghiệm (khi bắt đầu sống chung với HIV): cần
có những hỗ trợ cần thiết giúp người có HIV đối phó được với những trạng thái


cảm xúc như: mặc cảm, lo lắng, sợ hãi; cô đơn, tự kỳ thị; trầm cảm, chán nản,
ngăn chặn những hành vi, ý định tự tử của người có H , giúp họ chấp nhận và hy
vọng

Phần II. Thực trạng kết quả vấn đề và cách thức vận dụng kiến thức, kĩ
thuật và kĩ năng vào giải quyết một vấn đề cụ thể.
Hỗ trợ tâm lý cho người có HIV , trường hợp chị Nguyễn Thị H, Tạ Xá, Cẩm
Khê, Phú Thọ.

1. Mô tả thân chủ:
chị H, 35 tuổi, quê ở xã Tạ Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ. Chị là một phụ nữ xinh đẹp,
hiền thục, đảm đang. Hiện nay , chị đang sống cùng chồng và cô con gái 8 tuổi.
Kinh tế gia đình chị cũng thuộc dạng khá giả , chồng chị chạy xe khách tuyến
Cẩm Khê- Hà Nội, còn chị ở nhà bán hàng tạp hóa và may vá. Cứ thế cuộc sống
của gia đình chị trôi qua thật yên bình, hạnh phúc. Nhưng, cuộc đời đã không
yên bình như những gì chị hằng mong ước. Tháng 10/2016 , trong một lần ốm,
đi bệnh viện khám và chị đã được thông báo là mình bị nhiễm HIV. Tin đó như
một tiếng sét đánh ngang tai chị, trước giờ ở quê chị có biết cái bệnh này là thế
nào đâu, chỉ nghe họ nói là nó là căn bệnh chết người, không có thuốc chữa, là
căn bệnh “xấu xa”. Chỉ thế thôi cũng đã làm chị hoang mang, lo sợ đến tột cùng.

Tuy vậy, do không hề có những kiến thức về HIV nên cả chị và gia đình đều
không hiểu tại sao chị lại có thể mắc căn bệnh “ xấu xa” ấy. Vì thế mà cả chồng
và gia đình đều oán thán, bới móc chị. Sau khi nghe bác sĩ giải thích, mọi người
đã hiểu ra, chồng chị và cô con gái cũng đã được tiến hành xét nghiệm HIV. Kết
quả nhận được rằng chồng chị cũng bị nhiễm HIV và thật may mắn rằng cô con
gái của anh chị là âm tính với HIV. Sau khi được sự động viên, hỏi han của bác
sĩ, chồng chị H đã thừa nhận, trong hồi còn đi làm lái xe ở Hải Phòng anh đã
từng có vài lần quan hệ với gái mại dâm . Có lẽ vì thế mà anh đã bị lây nhiễm


HIV từ lúc nào không hay, và rồi anh lại vô tình lây nhiễm căn bệnh chết người
đó cho vợ mình. Biết mình là người mang bênh cho vợ, chồng chị vô cùng hối
hận và day dứt, nhưng mỗi lần anh an ủi, động viên chị thì chị lại cáu gắt, giận
dữ, không muốn nói chuyện với anh, thái độ căm ghét,oán hận của chị với anh
đã làm chị không thể nào muốn nhìn thấy mặt anh. HIV là một thứ bệnh mà chị
chưa bao giờ nghĩ đến chứ đừng nói là xảy đến với chị. Vì thế mà khi nhận được
tin mình có HIV, chị đã vô cùng sốc, chị suy sụp hẳn, sợ hãi, mất ăn, mất ngủ
buồn rầu và chán nản, chị lúc nào cũng như người mất hồn , cả ngày không
muốn nói chuyện với ai.. cũng vì quá sốc mà nhiều lúc chị còn phủ nhận cả với
bác sĩ rằng chị không hề bị bệnh. Nhận thấy những trạng thái tâm lý không bình
thường đó của bệnh nhân, bác sĩ đã liên hệ với phía trung tâm công tác xã hội
nhờ sự phối hợp, giúp đỡ cho chị H.

2. Tiến trình trợ giúp cho thân chủ- chị H.
2.1 Tiếp cận thân chủ
Trước tiên NVCTXH tiếp nhận thân chủ từ sự giới thiệu của bác sĩ của bênh
viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ.
NVXH đã tiến hành tiếp nhận và tiếp cận với thân chủ ngay từ buổi đầu tiên tiếp
nhận ca tại trung tâm CTXH. Với mục đích là tạo lập mối quan hệ, sự tin tưởng
và thu thập những thông tin cơ bản của thân chủ, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi

cho quá trình trợ giúp TC sau này . NVCTXH đã luôn thể hiện sự tôn trọng, lắng
nghe và thấu cảm với chị H đồng thời cũng giới thiệu rõ vai trò , trách nhiệm
của mình và nhấn mạnh với chị về nguyên tắc bảo mật thông tin , một trong
những nguyên tắc đạo đức quan trọng của NVCTXH trong quá trình hành nghề
của mình.
Trong giai đoạn tiếp cận thân chủ, NVXH đã thu thập được một số thông tin
ban đầu về thân chủ:
-Họ và tên: Nguyễn Thị H


Tuổi: 35

Giới tính: Nữ

Nghề nghiệp: buôn bán tự do
Sức khỏe thể chất: gầy, xanh xao, đang có HIV
Sức khỏe tinh thần: suy sụp tinh thần:buồn rầu, chán nản, không tập trung, nhiều
lúc không thừa nhận bệnh.
Nguồn cung cấp thông tin: TC H, bác sĩ, chồng TC.
=>đánh giá, kết luận của NVCTXH: TC H là một người đang có HIV và đang
có những biểu hiện của sự khủng hoảng tâm lý , đang trong giai đoạn sốc sau
khi nhận kết quả xét nghiệm. Nhiệm vụ trước mắt là cần ổn định tâm lý cho chị
H, đánh giá khả năng tự tự của TC, để có những biện pháp phòng tránh triệt để.
Trong giai đoạn tiếp cận TC này, NVCTXH đã vận dụng một số kỹ năng, kỹ
thuật quan trọng như:
-Kỹ năng lắng nghe : lắng nghe đồng cảm; lắng nghe tích cực; quan sát những
hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của TC; im lặng để cho TC suy nghĩ về vấn
đề của mình, không vội yêu cầu TC trả lời các câu hỏi.
-Kỹ năng thấu cảm: người có HIV, thường mang trong mình nhiều mặc cảm, khi
trò chuyện NVCTXH luôn thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ với TC. Từ

đó giúp TC cảm thấy được an ủi và tin tưởng vào NVCTXH. Giúp cho quá trình
chia sẻ của TC với NVCTXH được thuận lợi hơn. Cũng chính vì đặc điểm tâm
lý này của người có HIV nên NVCTXH luôn tuân giữ đúng nguyên tắc thân chủ
trọng tâm bằng việc luôn tôn trọng những giá trị của TC, không chê bai, phán
xét…
Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ: những lời
nói, cử chỉ của NVCTXH trong giai đoạn này rất quan trọng vì nó quyết định tới
mức độ của mối quan hệ tích cực và sự tin tưởng của TC vào NVCTXH.
Bên cạnh đó NVCTXH cũng cần sử dụng kết hợp thêm một số kỹ năng bổ trợ
khác như: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng quan sát, kỹ năng tóm lược, phản hồi


2.1. Nhận diện vấn đề
Nhận diện vấn đề: để có thể nhận diện vấn đề của thân chủ , NVXH cũng tiến
hành những bước đầu thu thập thông tin.
Vấn đề chính là TC là người có HIV. Vì thế, mặc dù trong giai đoạn không triệu
chứng nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến thể chất và tâm lý của thân
chủ. Nhất là khi thân chủ vừa mới nhận được kết quả dương tính với HIV, điều
này đã gây ra những khủng hoảng nhất định về tâm lý cho thân chủ.
Sức khỏe tinh thần: suy sụp tinh thần:buồn rầu, chán nản, không tập trung, nhiều
lúc không thừa nhận bệnh.
Sức khỏe thể chất: vì những lo lắng buồn phiền mà, chị H cũng không thiết ăn
uống, lo nghĩ nhiều đã làm cho chị gầy và xanh xao đi.
Nguồn cung cấp thông tin: TC H, bác sĩ, chồng TC.
=> TC H là một người đang có HIV và đang có những biểu hiện của sự khủng
hoảng tâm lý , đang trong giai đoạn sốc sau khi nhận kết quả xét nghiệm. Nhiệm
vụ trước mắt là cần ổn định tâm lý cho chị H, đánh giá khả năng tự tự của TC,
để có những biện pháp phòng tránh triệt để.
Giai đoạn thu thập thông tin:
NVCTXH tiến hành thu thập thông tin bằng nhiều phương pháp khác nhau như:

quan sát, phỏng vấn, vãng gia.
Thu thập thông tin từ các đối tượng khác nhau:
Trước nhất đó là từ thân chủ: bao gồm các thông tin về bản thân thân chủ, các
thông tin liên quan đến tình trạng bệnh, thái độ, cảm xúc của thân chủ khi biết
mình có bệnh, nhận thức, thái độ của thân chủ về HIV, nguyên nhân lây bệnh….
Chồng của thân chủ: đặc điểm của mối quan hệ với thân chủ, những suy ngĩ, thái
độ , hành vi khi thân chủ bị bệnh, những kiến thức về HIV cũng như phòng
tránh HIV…


Với mẹ chồng và con gái của thân chủ: họ có biết về tình trạng bện của thân chủ,
thái độ, suy ngĩ của họ như thế nào, họ đã làm gì để giúp đỡ thân chủ…
Với bác sĩ(người đã giới thiệu thân chủ đến với nvctxh): tình trạng bệnh của
thân chủ, các biện pháp hỗ trợ về y tế mà thân chủ đã được tiếp cận, nguyên
nhân thân chủ bị lây nhiễm HIV, ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng tâm lý
đến sự phát triển của HIV.
Chẩn đoán
Từ các thông tin có được, NVCTXH chẩn đoán vấn đề của TC
- Vấn đề y tế: Có HIV, điều trị HIV
- Vấn đề CTXH: Những khó khăn, trở ngại về tâm lý, cuộc sống của TC ; Các
nhân tố làm nảy sinh vấn đề ; Các mối quan hệ trợ giúp và các nguồn lực trợ
giúp
Nvctxh đã sử dụng các công cụ của công tác xã hội cá nhân để tiến hành chẩn
đoán vấn đề của TC như: cây vấn đề, sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái, bảng phân
tích điểm mạnh, điểm yếu.


2.1.1. Cây vấn đề

Chị H bị khủng hoảng tâm lý sau khi nhận kết quả

xét nghiệm HIV

Gia đình

Cá nhân

Bị lây
nhiễm HIV
từ chồng

Không có
những
hiểu biết
đầy đủ về
HIV

Chưa có
sự chia sẻ,
cảm
thông

Cộng đồng

Vẫn tồn tại
sự kỳ thị
với người
có HIV

Thiếu các
chương

trình về
phòng
chống HIV

Phân tích cây vấn đề: Cây vấn đề giúp NVXH cùng thân chủ phân tích được
các nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn tới tình trạng của thân chủ.
Vấn đề quan trọng mà chị H đang gặp phải ở đây đó chính là sự khủng hoảng
tâm lý với các biểu hiện như; lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, chán nản, không thừa
nhận tình trạng bệnh của mình.
Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này của chị xuất phát cả từ phía cá nhân
chị, gia đình và cộng đồng nơi chị đang sinh sống.
Nguyên nhân trước tiên và cũng là nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất đó là
việc chị đã bị nhiễm HIV từ người chồng của mình. Bên cạnh đó sự thiếu hiểu


biết về căn bệnh HIV mà mình đang mang trong người đã làm cho chị thêm lo
lắng và chán nản hơn.
Trong giai đoạn khó khăn khi đột ngột nhận được kết quả là mình có HIV. Gia
đình lại chưa có được những sự quan tâm động viên cần thiết cũng là một
nguyên nhân đẩy chị H vào trạng thái khủng hoảng tâm lý như thế. Cũng giống
như chị H , gia đình chị cũng không hề có những kiến thức, hiểu biết về HIV
cũng đã hạn chế rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của gia đình với chị
Những sự kỳ thị vốn có trong cộng đồng với người có HIV đã làm cho chị H lo
lắng ,sợ hãi. Bởi chính chị sẽ là nạn nhân của sự kỳ thị đó. Các chương trình về
phòng chống HIV tại cộng đồng chị sinh sống vẫn còn rất ít. Cũng chính vì thế
mà chị , gia đình chị cũng như mọi người xung quanh đều chưa được cung cấp
những kiến thức về HIV, về cách phòng tránh cũng như chữa trị căn bệnh này.


2.2. sơ đồ phả hệ

SƠ ĐỒ PHẢ HỆ

Mẹ ck

Ck

H

E.trai

C .g

Chú giải:
: Nam đã chết

: Nam
: Nữ
: Mối quan hệ 2 chiều thân thiết
: Mối quan hệ xa cách, xung đột

Phân tích sơ đồ phả hệ:


Trong gia đình mở rộng: chỉ còn có mẹ chồng của chị H, và em trai của chị H.
mẹ chồng chị là người yêu thương con dâu. Đây chính là một nguồn lực trong
việc hỗ trợ chị H được ổn định tâm lý hơn. NVXH trong qua trình trợ giúp TC
cần biết huy động và phối hợp có hiệu quả với nguồn lực này. Với em trai của
chị H lại đã đi lập nghiệp ở xa, thời gian để quan tâm, hỏi han chị không có
nhiều. Mặt khác , chị H vẫn còn rất e ngại trong việc nhìn nhận về bệnh của
mình nên có thể chị sẽ không muốn cho nhiều người biết về tình trạng bệnh của

mình.
Trong gia đình hạt nhân : bao gồm có chồng và con gái chị. Bản thân chồng chị
cũng là người đang mang trong mình HIV và chính là người lây truyền căn bệnh
đó cho chị. Vì thế mà khi biết được lý do đó, chị luôn có thái độ oán trách, căm
ghét với chồng. Tuy nhiên với tình huống này , sự hỗ trợ, an ủi, động viên của 2
vợ chồng chị với nhau là vô cùng quan trọng. điều đó sẽ giúp cho cả chị và
chồng lấy lại được sự lạc quan, nghị lực sống để có những kế hoạch chung sống
với HIV sau này. Bên cạnh người chồng, một thành viên khác cũng là một
nguồn hỗ trợ, một nguồn lực to lớn trong gia đình đó chính là con gái của chị.
Tuy nhiên , nguồn lực này cần được khai thác, sử dụng một cách khéo léo. Tránh
gây ra những tổn thương hay lo lắng không đáng có cho cháu bé. Nhất là trong
trường hợp chị H không muốn cho con giá biết về tình trạng bệnh của mình, vì
cháu còn quá nhỏ để có thể hiểu biết vấn đề.
Trong quá trình trợ giúp thân chủ, NVCTXH cần biết khai thác, huy động sự
tham gia của các nguồn lực của các thành viên trong gia đình, tức là những
người có mối quan hệ thân thiết với TC. Với những mối quan hệ xa cách , nhưng
lại đóng vai trò quan trọng thì NVXH cần có biện pháp để cải thiện mối quan hệ
đó, biến mối quan hệ đó thành tác động tích cực cho việc giải quyết vấn đề cho
TC.


2..3. Sơ đồ sinh thái

SƠ ĐỒ SINH THÁI

Hàng xóm

Trung tâm CTXH

H


Bệnh viện

Gia đình mở rộng

Bạn bè

Hội phụ nữ


chú giải và một số quy ước
: mối quan hệ hai chiều mật thiết
: mối quan hệ mật thiết một chiều
: mối quan hệ hai chiều xa cách, cần cải thiện
Quy ước các hình tròn càng to, thể hiện mức độ , tầm quan trọng đối với
việc gải quyết vấn đề của gia đình thân chủ cáng lớn. Hình tròn càng nhỏ, tương
ứng với mức độ quan trọng thấp đi. Khoảng cách hình tròn với gia đình thân chủ
càng gần, thì mức độ tương tác, sự tiếp cận càng cao. Khoảng cách càng xa
chứng tỏ sự liên hệ, tiếp cận càng ít.
Phân tích sơ đồ sinh thái:
Sơ đồ sinh thái giúp NVXH và thân chủ đưa ra được những nguồn lực và mức
độ tham gia của các nguồn lực đó vào tiến trình giải quyết vấn đề.
Những nguồn lực mà thân chủ đã có mối liên hệ, sự tiếp cận đó là: gia đình mở
rộng, trung tâm ctxh, bệnh viện. NVXH cần tiếp tục khai thác và đẩy mạnh sự
tham gia, giúp đỡ của các nguồn lực này.
Những nguồn lực mà thân chủ chưa có sự tiếp cận hoặc tiếp cận rất ít cho việc
giải quyết vấn đề của mình đó là: hàng xóm, bạn bè, hội phụ nữ. Với những
cộng đồng mà vấn đề nhận thức về HIV còn nhiều hạn chế thì việc hỗ trợ cho
các đối tượng có HIV là rất hạn chế. Tuy nhiên, những hệ thống này lại có
những tác động, ảnh hưởng rất lớn đến thân chủ- là một người có HIV. Một thái

độ không kỳ thị, quan tâm , động viên của hàng xóm, bàn bè, hội phụ nữ sẽ là
những động lực to lớn giúp TC vượt qua được tình trạng khủng hoảng tâm lý
này.


2.4. Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu
Thân chủ-H

Chồng

Mẹ chồng

Con gái

Môi trường
xung quanh

Sức khỏe còn

Điểm mạnh
Thương vợ
Yêu thương

Không có

Sông tình

tốt, HIV mới

HIV còn


con dâu

HIV

nghĩa

giai đoạn

trong giai

Không có

Yêu thương

không triệu

đoạn không

HIV

mẹ

chứng

triệu chứng

Có công việc

Là người


và thu nhập

mạnh mẽ

Ngoan ngoãn

ổn định
Có HIV

Điểm yếu
Có HIV
Tuổi đã cao

Còn nhỏ tuổi

Có thái độ

Là người bi

Không có

Không có

Chưa có

tiêu cực với

quan


kiến thức về

kiến thức về

những hiểu

người có HIV

Không có

HIV cũng

HIV

biết đầy đủ về Các chương

kiến thức về

như phòng

HIV

tránh HIV

HIV

trình tuyên
truyền , phổ
biến kiến
thức về HIV

không có
nhiều

Bảng phân tích điểm mạnh,điểm yếu giúp thân chủ nhìn nhận được những điểm
mạnh, điểm yếu của mình cũng như giúp cho NVCTXH biết tận dụng, phát huy
những điểm mạnh của các thành viên khác trong gia đình cũng như các nguồn
lực xung quanh.


×