Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Chính sách phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 180 trang )

ĐINH THANH HÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KH&CN  HÀ NỘI - 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THANH HÀ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) ĐỂ TĂNG ĐỘ THÂN THIỆN
CỦA THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI - 2017

6


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THANH HÀ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) ĐỂ TĂNG ĐỘ THÂN THIỆN
CỦA THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Đào tạo thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Minh Hà
2. TS. Trịnh Ngọc Thạch

HÀ NỘI - 2017

7


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đinh Thanh Hà, nghiên cứu sinh Khóa QH-2013-X, Chuyên
ngành Quản lý KH&CN, Khoa Khoa học Quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn/Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của hai
nhà khoa học: PGS. TS. Nguyễn Minh Hà và TS. Trịnh Ngọc Thạch.
Các thông tin thu đƣợc là từ các kết quả nghiên cứu tài liệu, điều tra,
khảo sát và phỏng vấn, do tôi trực tiếp thực hiện.
Đề tài nghiên cứu trong bản luận án này không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu nào khác ở trong và ngoài nƣớc.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Tác giả

8


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ to lớn và quý
báu của nhà trƣờng, đơn vị, cơ quan quản lý, các tổ chức YHCT tại Hà Nội; các
thầy - cô, nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp, bệnh nhân; ngƣời thân và gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:

 Khoa Khoa học Quản lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn/Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và đóng góp nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thiện luận án;
 Ban Khoa học Quân sự, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, các phòng, khoa,
ban, các nhà khoa học và Chỉ huy Viện Y học cổ truyền Quân đội đã hỗ trợ,
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu;
Thiếu tƣớng, PGS. TS. Nguyễn Minh Hà và TS. Trịnh Ngọc
Thạch đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và viết luận án;
Các thầy giáo: PGS. TS. Vũ Cao Đàm - nhà tƣ tƣởng về đổi mới quản
lý, khoa học và đào tạo; PGS. TS. Trần Văn Hải; PGS. TS. Đào Thanh
Trƣờng; PGS. TS. Phạm Ngọc Thanh; cùng các thầy - cô của Khoa Khoa học
Quản lý, Trƣờng Đại học KHXH&NV, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu về chuyên ngành Quản lý KH&CN, Chính sách KH&CN, cũng nhƣ
giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này;
 Các tổ chức, các nhà khoa học trong lĩnh vực YHCT tại các khu vực:
nuôi trồng dƣợc liệu - nghiên cứu, điều trị, đào tạo - sản xuất - kinh doanh;
các bệnh nhân; các nhà quản lý YHCT; các nhà thuốc, đã giúp đỡ tôi hoàn
thành nhiệm vụ điều tra, khảo sát của đề tài luận án;
 Gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
tôi hoàn thành khoá học.
Bản luận án này đƣợc hoàn thành với sự nỗ lực hết sức của ngƣời viết,
tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy - cô và đồng nghiệp để bản luận án này
đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Tác giả

9



MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

BÌA
LỜI CAM ĐOAN, LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH....................................................................

1
3
4

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 6

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 6
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 8
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu..................................................................... 11
5. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết.............................................................. 12
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu............................... 18
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................... 20

1.1. Phân tích một số tài liệu, nghiên cứu có liên quan tới luận án....................... 20
1.2. Những vấn đề còn tồn tại có liên quan tới luận án.............................................. 38
1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu.......................................................... 39
Tiểu kết Chƣơng 1....................................................................................................... 41

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D)
ĐỂ TĂNG ĐỘ THÂN THIỆN CỦA THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN............. 42

2.1. Hệ khái niệm công cụ...................................................................................................... 42
2.2. Hệ cơ sở lý thuyết............................................................................................................. 45
2.2.1. Hoạt động R&D trong y học cổ truyền........................................................ 45
2.2.2. Cơ sở xây dựng, phân tích và đánh giá chính sách R&D trong y
học cổ truyền....................................................................................................... 61
2.2.3. Sự liên hệ giữa độ thân thiện của thuốc YHCT với ngƣời tiêu dùng... 69
2.2.4. Sự liên hệ giữa hoạt động R&D với độ thân thiện của thuốc y học
cổ truyền.................................................................................................................. 71
Tiểu kết Chƣơng 2....................................................................................................... 76

10


Chương 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH,
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D)
TỚI ĐỘ THÂN THIỆN CỦA THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN.................... 77

3.1. Ảnh hƣởng của độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền tới ngƣời tiêu dùng... 77
3.1.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của độ thân thiện của thuốc y học cổ
truyền tới ngƣời tiêu dùng................................................................................. 77
3.1.2. Bàn luận sự ảnh hƣởng của độ thân thiện của thuốc y học cổ
truyền tới ngƣời tiêu dùng.................................................................................. 86
3.2. Sự tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền... 92
3.2.1. Kết quả khảo sát sự tác động của hoạt động R&D tới độ thân
thiện của thuốc y học cổ truyền........................................................................ 92
3.2.2. Bàn luận sự tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của

thuốc y học cổ truyền....................................................................................................... 99
3.3. Thực trạng chính sách và sự tác động của chính sách tới hoạt động
R&D trong y học cổ truyền...................................................................................................... 109
3.3.1. Kết quả khảo sát thực trạng chính sách và sự tác động của chính
sách tới hoạt động R&D trong y học cổ truyền........................................ 109
3.3.2. Bàn luận thực trạng chính sách và sự tác động của chính sách tới
hoạt động R&D trong y học cổ truyền......................................................... 119
Tiểu kết Chƣơng 3....................................................................................................... 122
Chƣơng 4. KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (R&D) ĐỂ TĂNG
ĐỘ THÂN THIỆN CỦA THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN.................... 123

4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động R&D trong việc tạo ra sản phẩm
thuốc y học cổ truyền................................................................................................................... 123
4.2. Đề xuất khung chính sách............................................................................................................ 140
4.3. Phân tích khung chính sách........................................................................................................ 151
Tiểu kết Chƣơng 4....................................................................................................... 154
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 155
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................................ 157
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN......... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 159
PHỤ LỤC

11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT:

Bảo hiểm y tế


GACP:

Good Agricultural and Collection Practices
(Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc)

GCP:

Good Clinical Practices (Thực hành nghiên cứu lâm sàng tốt)

GDP:

Good Distribution Practices (Thực hành tốt phân phối thuốc)

GLP:

Good Laboratory Practice (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc)

GMP:

Good Manufacturing Practice (Thực hành tốt sản xuất thuốc)

GPP:

Good Pharmacy Practices (Thực hành tốt nhà thuốc)

GSP:

Good Storage Practices (Thực hành tốt bảo quản thuốc)


KH&CN: Khoa học và Công nghệ
NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NCCB:

Nghiên cứu cơ bản

NCUD:

Nghiên cứu ứng dụng

OECD:

Organization of Economical Cooperation Development
(Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế)

R&D:

Research and Development (Nghiên cứu và Triển khai)

SX&KD: Sản xuất và kinh doanh
UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc)
YHCT:

Y học cổ truyền

YHHĐ:


Y học hiện đại

WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

12


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
1. Danh mục các bảng
Trang
Bảng 1: Thiết lập các biến số và chỉ số đo lƣờng về độ thân thiện của thuốc
YHCT với ngƣời tiêu dùng.................................................................................... 14
Bảng 2: Thiết lập các biến số và chỉ số để đánh giá sự tác động của hoạt động
R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT.......................................................... 16
Bảng 2.1: Khái lƣợc hệ thống YHCT Việt Nam..............................................................
Bảng 2.2: Chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT.......................................................
Bảng 3.1: Tuổi của đối tƣợng khảo sát (ngƣời tiêu dùng)............................................
Bảng 3.2: Dự định giới thiệu thuốc YHCT cho ngƣời thân giữa các nhóm tuổi.....

52
57
77
81

Bảng 3.3: Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi khi gặp một số tác dụng không
mong muốn của thuốc YHCT............................................................................ 85
Bảng 3.4: Đặc điểm của các tổ chức đƣợc khảo sát................................................................

Bảng 3.5: Tuổi của đối tƣợng khảo sát (nhà khoa học).................................................
Bảng 3.6: Nhu cầu về nguồn lực R&D của các tổ chức tại ba khu vực khảo sát....
Bảng 3.7: Hình thức liên kết giữa các tổ chức tại ba khu vực khảo sát (n = 7) .....
Bảng 3.8: Sự liên quan giữa tỷ lệ % kinh phí chi cho hoạt động R&D với sự
thay đổi thị phần tiêu thụ sản phẩm thuốc YHCT.......................................

92
94
95
96
98

Bảng 3.9: Nhu cầu về chính sách R&D cụ thể của các tổ chức khoa học............... 116
Bảng 4.1: Dự báo mức tăng trƣởng bình quân hàng năm của thị trƣờng dƣợc
phẩm thế giới giai đoạn 2012 - 2017............................................................... 125
Bảng 4.2: Đánh giá mô hình R&D hiện tại và mô hình đề xuất.................................
Bảng 4.3: Phân tích SWOT hệ thống YHCT hiện tại.....................................................
Bảng 4.4: Mô hình tổng quát về liên kết giữa các khu vực trong chuỗi giá trị......
Bảng 4.5: Phân tích tác động của Khung chính sách......................................................
Bảng 4.6: Phân tích ảnh hƣởng của Khung chính sách..................................................
Bảng 4.7: Phân tích sự phân hóa và phản ứng của các nhóm xã hội.........................
2. Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Giới tính của đối tƣợng khảo sát (ngƣời tiêu dùng)..........................................
Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp của đối tƣợng khảo sát (ngƣời tiêu dùng)..................................
Biểu đồ 3.3: Yếu tố ảnh hƣởng tới sự lựa chọn thuốc YHCT của ngƣời tiêu dùng......
Biểu đồ 3.4: Dự định của ngƣời bệnh giới thiệu thuốc YHCT đang dùng cho
ngƣời thân.............................................................................................................

13


142
144
147
151
152
152
78
78
79
80


Biểu đồ 3.5: Thái độ của ngƣời tiêu dùng đối với YHCT.............................................
Biểu đồ 3.6: Lựa chọn thuốc trong lần điều trị gần đây nhất của ngƣời bệnh.......
Biểu đồ 3.7: Phản ánh của ngƣời bệnh về một số bất tiện khi sử dụng thuốc YHCT..
Biểu đồ 3.8: Phản ánh của ngƣời bệnh về một số tác dụng không mong muốn
khi sử dụng thuốc YHCT................................................................................

81
82
83
84

Biểu đồ 3.9: Giới tính của đối tƣợng khảo sát (nhà khoa học).................................... 94
Biểu đồ 3.10: Đánh giá của các tổ chức khoa học về các yếu tố nguồn lực R&D
có tác động tới độ thân thiện của thuốc YHCT .................................... 97
Biểu đồ 3.11: Đánh giá của các nhà khoa học về các yếu tố nguồn lực R&D có
tác động tới độ thân thiện của thuốc YHCT.......................................... 97
Biểu đồ 3.12: Yếu tố sẽ đƣợc các tổ chức YHCT đầu tƣ nhằm tăng tiêu thụ sản
phẩm thuốc YHCT............................................................................................ 99

Biểu đồ 3.13: Ý kiến của nhà khoa học về việc nên có thêm chính sách R&D
trong YHCT......................................................................................................... 117
Biểu đồ 3.14: Đề xuất của các nhà khoa học về chính sách R&D trong YHCT... 117
Biểu đồ 3.15: Đánh giá của các tổ chức khoa học về sự tác động của chính
sách tới hoạt động R&D trong YHCT.................................................... 118
Biểu đồ 3.16: Đánh giá của các nhà khoa học về sự tác động của chính sách tới
hoạt động R&D trong YHCT..................................................................... 119
Biểu đồ 4.1: Thị phần thuốc YHCT trong nƣớc...............................................................
Biểu đồ 4.2: Sự thâm nhập thị trƣờng của thuốc YHCT hai năm gần đây..............
3. Danh mục các hình
Hình 1: Mô hình nghiên cứu của toàn bộ nội dung đề tài luận án .............................
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu...................................................
Hình 2.2: Quá trình hình thành và phát triển sản phẩm nghiên cứu khoa học .......
Hình 2.3: Mô hình liên hệ giữa hoạt động R&D với độ thân thiện của thuốc YHCT.....

137
138
19
46
48
75

Hình 3.1: Mô hình liên kết giữa các khu vực: dƣợc liệu - nghiên cứu - sản xuất thị trƣờng trong chuỗi giá trị.............................................................................. 105
Hình 3.2: Mô hình tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT.... 108

14


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu

Sự kiện là, đầu năm 2013, Bộ Y tế đã triển khai đề án kêu gọi “Ngƣời
Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam”, trong đó có đƣa ra một số mục tiêu
và giải pháp thực hiện [5]. Tuy nhiên, đây là những định hƣớng của một
chính sách vĩ mô. Để cụ thể hoá đề án này ở cấp cơ sở, nhƣ cơ sở y học cổ
truyền (YHCT), thì vấn đề đặt ra là, cần phải tìm ra công cụ để nâng cao mức
độ hấp dẫn ngƣời tiêu dùng của thuốc YHCT, qua đó có thể thu hút đƣợc
ngƣời tiêu dùng đến với thuốc YHCT Việt Nam.
Quan sát tại một số cơ sở YHCT nhận thấy, có một số yếu tố ngƣời tiêu
dùng rất quan tâm khi chọn dùng thuốc YHCT, đó là: hiệu quả điều trị, an
toàn, giá cả hợp lý, dễ sử dụng, mẫu mã đẹp - những yếu tố này sau đây đƣợc
gọi chung trong khái niệm độ thân thiện của thuốc YHCT.
Khảo sát thực tế về ngành dƣợc cho thấy, thuốc sản xuất trong nƣớc
chiếm khoảng 55%, nhƣng tỷ lệ thuốc nội sử dụng trong bệnh viện chỉ khoảng
20%. Hơn 1.000 loại thuốc đăng ký độc quyền tại Việt Nam đến năm 2020
chủ yếu là thuốc biệt dƣợc, thuốc chuyên dụng... hoàn toàn phụ thuộc vào
nƣớc ngoài. Có tới 90% nguyên liệu làm thuốc phải nhập khẩu [39].
Trong lĩnh vực YHCT, Việt Nam có nguồn dƣợc liệu dồi dào (5.117
loài và dƣới loài) [78], hoạt tính sinh học cao. Xu hƣớng xã hội quay trở lại
với các thuốc có nguồn gốc tự nhiên ngày càng phổ biến do các thuốc này có
hiệu quả điều trị, dễ hấp thu, dễ thải trừ và ít tác dụng không mong muốn.
Nền YHCT Việt Nam có từ lâu đời, đƣợc tổ chức hệ thống. Tuy nhiên, nhiều
sản phẩm thuốc YHCT chƣa đƣợc giới y khoa và ngƣời tiêu dùng đánh giá
cao, thiếu khả năng cạnh tranh với các thuốc YHCT nhập ngoại.
Qua khảo sát sơ bộ, tác nhân dẫn đến tình trạng ngƣời tiêu dùng chƣa
đánh giá cao sản phẩm thuốc YHCT Việt Nam là do một số hạn chế nhƣ:

15


thiếu ổn định về chất lƣợng, chƣa đa dạng về chủng loại... Những hạn chế

này có nguyên nhân làhoạt động R&D trong YHCT Việt Nam chƣa đƣợc
quan tâm thỏa đáng, công tác tổ chức hoạt động R&D còn thiếu hệ thống.
Nghiên cứu một số tài liệu cho thấy, hoạt động R&D có vai trò cải tiến,
đổi mới, tạo ra sản phẩm mới và làm tăng hàm lƣợng tri thức trong các sản
phẩm thuốc YHCT.

Hoạt động R&D cũng là công cụ của đổi mới

(innovation) tại doanh nghiệp để cải tiến sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu và
thị hiếu ngƣời tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.
Cơ sở lý luận trong khoa học chính sách và khoa học quản lý đã nêu rõ,
chính sách có vai trò kiến tạo xã hội, là công cụ giúp nhà quản lý tác động lên
đối tƣợng quản lý để đạt đƣợc mục tiêu của chủ thể quản lý.
Bởi vậy, việc có một khung chính sách giúp tổ chức hoạt động R&D
một cách hệ thống theo chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT, liên kết
chặt chẽ giữa ba khu vực: dƣợc liệu - nghiên cứu - sản xuất thuốc, sẽ giúp huy
động nguồn lực tổng hợp trên toàn tuyến, góp phần nâng cao giá trị gia tăng
cho sản phẩm cuối cùng - thuốc YHCT.
Từ những lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Chính sách
phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) để tăng độ thân thiện
của thuốc y học cổ truyền với người tiêu dùng”. Đây là đề tài phù hợp với
những nguồn lực hiện có, đáp ứng sự quan tâm của cộng đồng, nhà quản lý,
nhà khoa học và nhà sản xuất. Kết quả của đề tài luận án có thể đƣợc ứng
dụng để tăng chất lƣợng thuốc YHCT, hoạch định và phát triển hoạt động
R&D trong YHCT.
Đề tài cũng giúp bổ sung và làm phong phú cho lý thuyết của chuyên
ngành Quản lý KH&CN áp dụng trong lĩnh vực YHCT; làm rõ bản chất của
hoạt động R&D trong YHCT.
Việc triển khai đề tài nghiên cứu này cũng góp phần thực hiện thành
công đề án “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam”.


16


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất khung chính sách nhằm phát triển hoạt
động R&D để tăng độ thân thiện của thuốc YHCT.
Mục tiêu cụ thể:
1) Khảo sátsự ảnh hƣởng của độ thân thiện của thuốc YHCT đối với
ngƣời tiêu dùng.
2) Tìm hiểu sự tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc
y học cổ truyền.
3)Nhận diện thực trạng chính sách R&D trong YHCT và xác định vai
trò của chính sáchtrong việc phát triển hoạt động R&D trong YHCT.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Chính sách và hoạt độngKH&CN, sản xuất trong YHCT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Chính sách R&D, nguồn lực R&D, vai trò của chính sách trong việc
phát triển hoạt động R&D trong YHCT.
- Hoạt động R&D trong YHCT, sự tác động của hoạt động R&D tới độ
thân thiện của thuốc YHCT, sự liên kết hoạt động R&D giữa các khu vực:
dƣợc liệu - nghiên cứu - sản xuất - thị trƣờng trong lĩnh vực YHCT.
- Độ thân thiện của thuốc YHCT, ảnh hƣởng của độ thân thiện của
thuốc YHCT tới ngƣời tiêu dùng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
- Nhận diện những yếu tố chính đƣợc phản ánh trong độ thân thiện của
thuốc YHCT và khảo sát ảnh hƣởng của độ thân thiện của thuốc YHCT đối
với ngƣời tiêu dùng.


17


- Tìm hiểu sự liên hệ giữa hoạt động R&D với độ thân thiện của thuốc
YHCT,khảo sát sự tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc
YHCT.
- Khảo sát thực trạng chính sách R&D, nguồn lực R&D; mối quan hệ
trong hoạt động R&D giữa các khu vực: (i) dƣợc liệu, (ii) nghiên cứu thuốc
YHCT, (iii) sản xuất thuốc YHCT; tìm hiểu vai trò kiến tạo xã hội của chính
sách trong việc phát triển hoạt động R&D trong YHCT.
- Đề xuất khung chính sách nhằm liên kết hoạt động R&D tại các khu
vực: dƣợc liệu, nghiên cứu và sản xuất để tăng độ thân thiện của thuốc YHCT.
* Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu giới hạn không gian khảo sát 4 khu vực: dƣợc liệu, nghiên
cứu, sản xuất và tiêu thụ thuốc YHCT trên địa bàn Hà Nội do:
- Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nƣớc và là
tuyến trung ƣơng của ngành y tế ở các lĩnh vực: dƣợc liệu, nghiên cứu, điều trị,
đào tạo và sản xuất thuốc YHCT. Tại đây tập trung nhiều nguồn lực nhất dành
cho hoạt động R&D trong YHCT. Nên việc chọn mẫu khảo sát cũng có thể đại
diện cho quần thể.
- Do sự hạn chế về nguồn lực nên nghiên cứu không đủ khả năng khảo
sát trên toàn bộ hệ thống YHCT tại nhiều vùng, miền trong toàn quốc.
* Phạm vi về thời gian:
Đề tài thực hiện điều tra, phỏng vấn trong Quý I và Quý II năm 2016.
3.4. Mẫu khảo sát
Đề tài áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện để phù
hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho nghiên cứu [1, 75].
Công thức chọn mẫu:
Nt2 x 0.25

n = ----------------------N2 + (t2 x 0.25)
Trong đó:

n: Số lƣợng mẫu đƣợc tính

18


N: Số lƣợng tổng thể của quần thể nghiên cứu
: Phạm vi của sai số chọn mẫu có thể chấp nhận
t: Hệ số tin cậy của thông tin, với độ tin cậy 95% ta có t = 1,96.
- Người tiêu dùng(đối tƣợng bị tác động bởi độ thân thiện của thuốc
YHCT): Trên địa bàn Hà Nội có 6 Bệnh viện YHCT với 2.018 giƣờng bệnh
nội trú, tƣơng đƣơng 2.018 bệnh nhân. Nhƣ vậy, có N = 2.018; : = 0,07 (do
sự thay đổi của số bệnh nhân nội trú theo ngày nên đề tài lấy phạm vi sai số
chọn mẫu là 7%). Thay số vào công thức, đƣợc n = 179, lấy thêm 10% và cỡ
mẫu cuối cùng đƣợc làm trònsố là 200.
- Nhà khoa học(ngƣời có trình độ đại học trở lên, có chuyên ngành
dƣợc liệu và y - dƣợc cổ truyền, có liên quan tới các hoạt động R&D, là chủ
thể tác động trực tiếp lên độ thân thiện của thuốc YHCT): Tại các tổ chức
đƣợc khảo sát có tổng cộng 838 cán bộ khoa học có liên quan tới các hoạt
động R&D. Nhƣ vậy N = 838; : = 0,11 (do sự biến đổi liên tục về số cán bộ
khoa học có liên quan tới hoạt động R&D, nên đề tài lấy phạm vi sai số chọn
mẫu là 11%). Thay số vào công thức, đƣợc n = 73, lấy thêm 10%, đề tài chọn
cỡ mẫu cuối cùng và đƣợc làm tròn số là 85.
- Nhà kinh doanh:Theo thống kê, đến tháng 12/2015, trên địa bàn Hà Nội
có 5.700 cơ sở kinh doanh thuốc (nhà thuốc, quầy thuốc, cửa hàng thuốc ) [70].
Nhƣ vậy, có N = 5.700; : = 0,13 (tuy các cơ sở này có mô hình hoạt động khá
đồng nhất, nhƣng số lƣợng lại thay đổi liên tục do nhiều cơ sở mới thành lập
hoặc sát nhập, giải thể... do vậy đề tài lấy phạm vi sai số chọn mẫu là 13%).

Thay số vào công thức đƣợc n = 57, lấy thêm 10%, và đề tài chọn cỡ mẫu cuối
cùng và đƣợc làm tròn số là 65.
- Tổ chức: Đề tài gửi phiếu điều tra tới 7 tổ chức tại 3 khu vực: dƣợc
liệu, nghiên cứu và sản xuất thuốc YHCT và thu về đủ 7 phiếu, cụ thể:

19


+ Khu vực dược liệu: Viện Dƣợc liệu - cơ sở khoa học đầu
ngành nghiên cứu về dƣợc liệu.
+ Khu vực nghiên cứu thuốc YHCT:Nghiên cứu chọn 5 cơ sở đầu
ngành trong YHCT, đại diện cho ba mô hình tổ chức: viện nghiên
cứu(Viện YHCT Quân đội), trƣờng đại học (Học viện Y Dƣợc cổ truyền
Việt Nam), và bệnh viện (Bệnh viện YHCT Trung ƣơng, Bệnh viện
YHCT Bộ Công an, Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội).
+ Khu vực sản xuất thuốc YHCT: Công ty Cổ phần Traphaco, do
qua khảo sát thấy, nhiềucơ sở sản xuất kinh doanh thuốcYHCT trên địa
bàn Hà Nội không có bộ phận R&D mà chỉ tập trung sản xuất và
thƣơng mại. Chỉ có cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhƣ Công ty Cổ
phần Traphaco mới có đủ nguồn lực để thành lập bộ phận R&D.
-Nhà quản lý (đối tƣợng hoạch định chính sách, có vai trò tác động gián
tiếp tới độ thân thiện của thuốc YHCT): Đề tài tiến phỏng vấn sâu một số cán
bộ quản lý tại Cục Quản lý Y Dƣợc cổ truyền/Bộ Y tế và một số cán bộ quản
lýtại một số tổ chức khảo sát, để tìm hiểu về nội dung nghiên cứu.
- Số phiếu khảo sát gửi đi và số phiếu thu về: Gửi 200 phiếu cho bệnh
nhân, thu về đƣợc 173 phiếu; gửi 85 phiếu cho các nhà khoa học, thu về 81
phiếu; gửi 7 phiếu cho tổ chức, thu về 7 phiếu; gửi 65 phiếu cho nhà kinh
doanh, thu về 63 phiếu.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu

* Câu hỏi tổng quát:Cần có một khung chính sách đƣợc thiết kế nhƣ thế
nào đểphát triển hoạt động R&D, nhằm tăng độ thân thiện của thuốc YHCT?
* Câu hỏi cụ thể:
1)Độ thân thiện của thuốc YHCT có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới quyết
định lựa chọn thuốc của ngƣời tiêu dùng?

20


2) Hoạt động R&D có tác động nhƣ thế nào tới độ thân thiện của thuốc
YHCT?
3)Thực trạng chính sách R&D trong YHCT nhƣ thế nào và chúng có
ảnh hƣởng gì tới hoạt động R&D trong YHCT?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
* Giả thuyết tổng quát: Cần một khung chính sách liên kết hoạt động
R&D giữa các khu vực: dƣợc liệu - nghiên cứu - sản xuất, bổ sung một số
chính sách trên chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT.
* Giả thuyết cụ thể:
1)Độ thân thiện của thuốc YHCT có ảnh hƣởng tích cực đến quyết định
lựa chọn thuốc YHCT của ngƣời tiêu dùng.
2) Hoạt động R&D làm tăng hàm lƣợng khoa học trong các sản phẩm
thuốc YHCT, nên có tác động tích cực tớiđộ thân thiện của thuốc YHCT.
3)Chính sách R&D trong YHCT hiện tại còn thiếu và chƣa đồng bộ
theo hệ thống chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT, nên có ảnh hƣởng
tới sựphát triển của hoạt động R&D trong YHCT.
5. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
5.1. Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống và cấu trúc: Đề tài có 3 mục tiêu, đƣợc phân chia
thành 3 phân hệ, mỗi phân hệ lại có các mục tiêu bộ phận. Các mục tiêu bộ
phận có tính độc lập tƣơng đối nhƣng tƣơng tác với nhau để thực hiện mục

tiêu của phân hệ và mục tiêu tổng thể của đề tài - Đề xuất một khung chính
sách phát triển hoạt động R&D nhằm tăng độ thân thiện của thuốc YHCT.
- Tiếp cận nội quan và ngoại quan: Áp dụng nhằm khảo sát ý chí của
đối tƣợng khảo sát (nội quan - bệnh nhân, nhà khoa học) về những yếu tố ảnh
hƣởng lên quyết định lựa chọn thuốc YHCT của ngƣời tiêu dùng và sự tác
động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT; bên cạnh đó,
cũng khảo sát ý chí của nhà quản lý (ngoại quan) về những vấn đề có liên
quan tới nghiên cứu, để đƣa ra giải pháp phù hợp.

21


- Tiếp cận phân tích và tổng hợp:Phân chia độ thân thiện của thuốc
YHCT thành những bộ phận: hiệu quả, tính an toàn, giá cả, sự tiện dụng, mẫu
mã; phân chia hoạt động R&D trong YHCT thành 4 khu vực: dƣợc liệu,
nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ; và xác lập những liên hệ của các bộ phận.
- Tiếp cận định tính và định lượng, phân tích và tổng hợp: Áp dụng
trong việc thu thập và xử lý thông tin khảo sát về sự ảnh hƣởng của độ thân
thiện của thuốc YHCT tới ngƣời tiêu dùng, sựtác động của hoạt động R&D
tớiđộ thân thiện của thuốc YHCT, vai trò của chính sách đối với việc phát
triển hoạt động R&D trong YHCT [33].
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
5.2.1.Ảnh hưởng của độ thân thiện của thuốc YHCT tới người tiêu dùng
*Nhận diện các yếu tố chính trong độ thân thiện của thuốc YHCT:
Việc nhận diện các yếu tố chính trong độ thân thiện của thuốc YHCT
đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm.
- Mục đích: Nhận diệncác yếu tố chính trong độ thân thiện của thuốc
YHCT vàxây dựng cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa độ thân thiện của thuốc
YHCT với quyết định lựa chọn thuốc của ngƣời tiêu dùng.
- Nội dung và cách thức tiến hành: Tìm hiểu những yếu tố mà ngƣời

tiêu dùng quan tâm khi lựa chọn mua thuốc YHCT; thu thập, tổng hợp, phân
tích những lý luận, cơ sở dữ liệu về vấn đề nghiên cứu trong các tài liệu có
liên quan và tiến hành thảo luận nhóm. Bên cạnh đó, đề tài cũng áp dụng
phƣng pháp tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn của tác giả.
* Khảo sát ảnh hưởng của độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền tới
người tiêu dùng:
- Mục đích: Nhằm khảo sát sự ảnh hƣởng của các yếu tố chính trong độ
thân thiện của thuốc YHCT tác động tới quyết định lựa chọn thuốc của ngƣời
tiêu dùng.

22


- Nội dung và cách thức tiến hành: Xác định các biến số và chỉ số
nghiên cứuvề sự ảnh hƣởng của độ thân thiện của thuốc YHCT đối với ngƣời
tiêu dùng dựa trên một số tài liệu liên quan, những kiến thức, kinh nghiệm
thực tế và thảo luận nhóm.
+ Biến độc lập: Là những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn
thuốc YHCT của ngƣời tiêu dùng, gồm: hiệu quả điều trị, tính an toàn, giá cả,
sự tiện dụng, mẫu mã sản phẩm.
+ Biến phụ thuộc: Là quyết định lựa chọn thuốc y học cổ truyềncủa
ngƣời tiêu dùng.
Xác định mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc là quan hệ
nhân - quả.
Do đây là những biến định tính, không thể thiết lập các chỉ số định
lƣợng để đo lƣờng, nên đề tài lấy số lƣợng và tỷ lệ % đối tƣợng khảo sát lựa
chọn để làm chỉ số đo lƣờng. Việc thiết lập các biến số, chỉ số, phƣơng pháp
và công cụđo lƣờng sự ảnh hƣởng của độ thân thiện của thuốc YHCT tới
ngƣời tiêu dùng đƣợc khái quát tại Bảng 1.
Bảng 1:Thiết lập các biến số và chỉ số đo lường về độ thân thiện

của thuốc YHCT với người tiêu dùng
Tên biến số

Chỉ số

Phƣơng pháp

1. Hiệu quả điều trị

Theo số lƣợng và Hỏi

2. Tính an toàn

tỷ lệ % đối tƣợng

3. Giá cả

khảo sát lựa chọn

4. Sự tiện dụng
5. Mẫu mã sản phẩm

23

Công cụ
Phiếu hỏi


- Thu thập và xử lý thông tin: Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đƣợc
thiết kế sẵn, gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, để bệnh nhân tự điền.Tính

số lƣợng và tỷ lệ % ngƣời lựa chọn từng yếu tố trong độ thân thiện của thuốc
YHCT. Các phiếu khảo sát sau khi thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS phiên bản 18.0.
Tiến hành tổng hợp, phân tích các số liệu định lƣợng và thông tin định
tính để luận giải cho từng vấn đề nghiên cứu và đƣa ra phán đoán, suy luận
logic về mối liên hệ, sự ảnh hƣởng của độ thân thiện của thuốc YHCT tới
quyết định lựa chọn thuốc YHCT của ngƣời tiêu dùng [33, 77].
5.2.2. Tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT
* Khảo sát mối quan hệ giữa hoạt động R&D với độ thân thiện của
thuốc YHCT:
Để xác định mối quan hệ giữa hoạt động R&D với độ thân thiện của
thuốc YHCT, đề tàiluận án áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.
- Mục đích: Xác định mối quan hệ giữa hoạt động R&D với độ thân
thiện của thuốc YHCT.
- Nội dung và cách thức tiến hành:Thu thập, tổng hợp và phân tích
những lý luận và cơ sở dữ liệu về vấn đề nghiên cứu trong các tài liệu có liên
quan, nhằm tìm hiểu vai trò của hoạt động R&D trong việc cải tiến, đổi mới
và tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng; xác định mối
liên hệ giữa hoạt động R&D với độ thân thiện của thuốc YHCT.
* Tìm hiểu sự tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của
thuốc YHCT:
- Mục đích: Khảo sát ý kiến đánh giá của các nhà khoa học và các tổ
chức khoa họcđể tìm hiểusự tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện
của thuốc YHCT.

24


- Nội dung và cách thức tiến hành: Xác định các biến số và chỉ số nghiên
cứuvề sự tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT dựa

trên một số tài liệu liên quan, khảo sát thực tế và thảo luận nhóm.
+ Biến độc lập: Là những yếu tố tác động đến độ thân thiện của thuốc
YHCT, gồm: nguồn lực R&D, mức đầu tƣ cho hoạt động R&D với mức thay
đổi thị phần của sản phẩm thuốc YHCT, hƣớng đầu tƣ cho hoạt động R&D
của các tổ chức để tăng lƣợng tiêu thụ sản phẩm thuốc YHCT.
+ Biến phụ thuộc: Là độ thân thiện của thuốc YHCT.
Xác định sự liên hệ giữa biến độc lập - biến phụ thuộc là quan hệ nhân - quả.
Do đây cũng là những biến định tính, không thể thiết lập các chỉ số định
lƣợng để đo lƣờng, nên nghiên cứu này lấy số lƣợng và tỷ lệ % đối tƣợng
khảo sát lựa chọn để làm chỉ số đánh giá. Việc thiết lập các biến số, chỉ số,
phƣơng pháp và công cụ để tìm hiểu sự tác động của hoạt động R&D tới độ
thân thiện của thuốc YHCT đƣợc khái quát tại Bảng 2.
Bảng 2: Thiết lập các biến số và chỉ số để đánh giá sự tác động của hoạt động
R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT
Tên biến số
1. Nguồn lực R&D

Chỉ số

Phƣơng pháp

Theo số lƣợng Hỏi

Công cụ
Phiếu hỏi

2. Mức đầu tƣ cho R&D và tỷ lệ % đối
với mức thay đổi thị tƣợng khảo sát
phần thuốc YHCT


lựa chọn

3. Hƣớng đầu tƣ cho
R&D để tăng lƣợng tiêu
thụ thuốc YHCT
- Thu thập và xử lý thông tin: Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đƣợc
thiết kế sẵn, gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, để đối tƣợng khảo sát tự

25


điền. Các phiếu khảo sát sau khi thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm thống
kê SPSS phiên bản 18.0. Bên cạnh đó, tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà
quản lý về vấn đề có liên quan tới nghiên cứu.
Tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý các số liệu, thông tin từ kết quả
điều tra và phỏng vấn để có những nhận xét, luận giải cho từng vấn đề
nghiên cứu và đƣa ra phán đoán, suy luận logic về mối liên hệ, sự tác
độngcủa hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc YHCT [33,77].
5.2.3. Thực trạng và vai trò của chính sách đối với hoạt động R&D trong YHCT
* Khảo sát thực trạng và mối quan hệ giữa chính sách với hoạt động R&D:
Để xác định thực trạng chính sách R&D trong YHCT và mối quan hệ
giữa chính sách với hoạt động R&D, đề tài này áp dụng phƣơng pháp nghiên
cứu tài liệu và thảo luận nhóm.
- Mục đích: Nhận diện thực trạng chính sách R&D trong YHCT và xác
định mối quan hệ giữa chính sách với hoạt động R&D trong YHCT.
- Nội dung và cách thức tiến hành: Thu thập, tổng hợp, phân tích những
lý luận và cơ sở dữ liệu về vấn đề nghiên cứu trong các tài liệu có liên quan,
nhằm tìm hiểu thực trạng chính sách R&D trong YHCT, vai trò của chính sách,
xác định mối liên hệ giữa chính sách với hoạt động R&D trong YHCT.
* Tìm hiểu sự tác động của chính sách tới hoạt động R&D trong YHCT:

- Mục đích: Khảo sát ý kiến đánh giá của các nhà khoa học và các tổ
chức khoa học về sự tác động của chính sách tới hoạt động R&D trong YHCT.
- Nội dung và cách thức tiến hành: Xác định biến số và chỉ số nghiên cứu
về sự tác động của chính sách tới hoạt động R&D trong YHCT dựa trên một số
tài liệu liên quan, kinh nghiệm thực tế và thảo luận nhóm.
+ Biến độc lập: Là những chính sách R&D trong YHCT.
+ Biến phụ thuộc: Là hoạt động R&D trong YHCT.
Xác định sự liên hệ giữa biến độc lập - biến phụ thuộc là quan hệ nhân - quả.

26


Do đây cũng là những biến định tính, không thể thiết lập các chỉ số định
lƣợng để đo lƣờng, nên nghiên cứu này lấy số lƣợng và tỷ lệ % đối tƣợng
khảo sát lựa chọn để làm chỉ số đánh giá.
- Thu thập và xử lý thông tin: Tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đƣợc
thiết kế sẵn, gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, để đối tƣợng khảo sát tự
điền. Các phiếu khảo sát sau khi thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm thống
kê SPSS phiên bản 18.0. Bên cạnh đó, tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà
quản lý về vấn đề có liên quan tới nghiên cứu.
Tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý các số liệu, thông tin từ kết quả
điều tra và phỏng vấn để có những nhận xét, luận giải cho từng vấn đề
nghiên cứu và đƣa ra phán đoán, suy luận logic về mối liên hệ, sự tác động
của chính sách tới hoạt động R&D trong YHCT [33, 77].
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học:
Đây là một nghiên cứu dựa trên việc khái quát hoá các hiện tƣợng
quan sát đƣợc và tổng hợp, phân tích một số cơ sở dữ liệu đƣợc điều tra,
khảo sát. Trong nghiên cứu, đề tài đã đƣa ra hệ thống các giả thuyết và sử
dụng các công cụ phân tích logic để giải thích ảnh hƣởng của độ thân thiện

của thuốc YHCT tới ngƣời tiêu dùng, sự tác động của hoạt động R&D tới độ
thân thiện của thuốc YHCT, vai trò của chính sách trong việc phát triển hoạt
động R&D trong YHCT.
Đề tài góp phần bổ sung và làm phong phú cho lý thuyết của chuyên
ngành Quản lý KH&CN áp dụng trong lĩnh vực YHCT.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh luận điểm: Độ thân thiện của thuốc
YHCT có ảnh hưởng tích cực tới quyết định lựa chọn thuốc của người tiêu
dùng;hoạt động R&D làm tăng độ thân thiện của thuốc YHCT,do hoạt động
R&D có vai trò cải tiến, đổi mới, tăng hàm lƣợng khoa học trong sản phẩm

27


thuốc YHCT và chính sách là công cụ để phát triển hoạt động R&D trong
YHCT, do chính sách có vai trò kiến tạo xã hội.
* Ý nghĩathực tiễn:
Việc đề xuất một khung chính sách liên kết hoạt động R&D và bổ
sung nguồn lực R&D tại các khu vực: dƣợc liệu, nghiên cứu, sản xuất thuốc
YHCT, giúp cấu trúc hóa hệ thống R&D theo cách tiếp cận chuỗi giá trị tạo
ra sản phẩm thuốc YHCT, nhằm phát triển năng lực R&D và phát huy sự
đóng góp giá trị gia tăng của hoạt động R&D tại từng khu vực trên chuỗi giá
trị tạo ra sản phẩm thuốc YHCT.
Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể ứng dụng để giúp tăng chất lƣợng,
tính cạnh tranh của thuốc YHCT, phát triển hoạt động R&D trong YHCT,
hoạch định chính sách quản lý KH&CN trong YHCT. Đề tài góp phầnkhuyến
thích sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ,
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Trong bối cảnh Bộ Y tế đang triển khai đề án khuyến khích Người Việt
Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, việc nhận diện quy trình tác động và đề xuất
giải pháp tác động, bắt đầu từ: “Chính sách  phát triển hoạt động R&D  tăng

độ thân thiện của thuốc YHCT  tăng ngƣời tiêu dùng”, sẽ giúp giải đáp cho
vấn đề, làm thế nào để ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc YHCT Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu chính của đề tài luận án đƣợc khái quáttại Hình 1.
Khung
chính sách
đƣợc
đề xuất

Hệ thống R&D
trong chuỗi
giá trị sản phẩm
thuốc YHCT

Độ
thân thiện
của thuốc
YHCT

- Liên kết hoạt
động R&D tại 3
khu vực (dƣợc
liệu, nghiên cứu,
sản xuất) theo
chuỗi giá trị tạo
ra sản phẩm
thuốc YHCT
- Tăng cƣờng
nguồn lực R&D

R&D

DƢỢC

Hiệu quả
điều trị

LIỆU

Tính

R&D

an toàn

NGHIÊN
CỨU
R&D
SẢN
XUẤT

Sự

28

tiện dụng
Mẫu

NGƢỜI
TIÊU
DÙNG



[Nguồn: Kết quả khảo sát]

Hình 1: Mô hình nghiên cứu của toàn bộ nội dungđề tài luận án
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÀI LIỆU, NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
TỚI LUẬN ÁN

1.1.1. Ngoài nƣớc
1.1.1.1. Giải pháp R&D cho một số thách thức của ngành dược
Một số tác giả Hoa Kỳ, trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về ngành công
nghiệp dƣợc, đã cho biết, ngành dƣợc đang phải chịu những áp lực ngày càng
gia tăng, gồm cả việc thất thu lớn do hết hạn bằng sáng chế, sự gia tăng thắt
chặt chi tiêu trong hệ thống y tế [113]. Bên cạnh đó, sự xói mòn niềm tin vào
những sản phẩm dƣợc đã tác động xấu tới bệnh nhân, cán bộ y tế, ngƣời tiêu
dùng và các cổ đông. Theo ƣớc tính, trong khoảng từ năm 2010 - 2014, do sự
hết hạn của những bằng sáng chế quan trọng đã đẩy khoản doanh thu trên 209
tỷ USD hàng năm từ thuốc lâm vào rủi ro, dẫn đến ngành dƣợc đãmất 113 tỷ
USD doanh thu vào tay các thuốc generic thay thế [89].
Để có đƣợc một thuốc mới đƣa ra thị trƣờng thì chi phí về cả thời gian
và tài chính là không hề nhỏ. Ngƣời ta ƣớc tính, để có đƣợc một nghiên cứu
thành công, tạo ra đƣợc một sản phẩm thuốc mới đƣa ra thị trƣờng, ngành

29


công nghiệp dƣợc phải đầu tƣ chi phí cho khoảng 25 nghiên cứu lúc ban đầu
để sàng lọc, thời gian bỏ ra khoảng 14 năm nghiên cứu và chi phí cho nghiên
cứu cũng mất khoảng 1,8 tỷ USD [103].

Đã có nhận định, nếu không tăng đáng kể năng suất R&D, thì ngành
công nghiệp dƣợc sẽ không thể tạo ra những doanh thu từ thuốc mới, thay thế
doanh thu bị mất do bằng sáng chế của những sản phẩm thành công hết hạn.
Một vấn đề quan trọng nữa là, số lƣợng các loại thuốc mới do Cục Thực phẩm
và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) và cơ quan quản lý khác trên thế giới phê
duyệt trong 5 năm qua đã giảm 50% so với 5 năm trƣớc [107].
Trong thời gian tới, nếu không tăng mạnh năng suất R&D, thì sự tồn tại
của ngành công nghiệp dƣợc phẩm (chứ chƣa nói đến triển vọng tăng trƣởng
tiếp theo) với mô hình hiện tại, là rất khó khăn [113].
Bởi vậy, theo quan điểm của nhóm các nhà khoa học Hoa Kỳ [113], thì
việc tăng năng suất R&D trong ngành dƣợc là tối quan trọng. Chìa khóa để
giải quyết những thách thức đối với sự tồn tại của ngành công nghiệp dƣợc là
phải tăng đáng kể số lƣợng và chất lƣợng các loại thuốc mới với giá cả hợp
lý, mà không phát sinh các chi phí không xác định khác của hoạt động R&D.
Trên đây là một số thách thức mà ngành công nghiệp dƣợc đang phải
đối mặt và một số giải pháp đƣợc đề xuất, trong đó giải pháp sử dụng công cụ
R&D là chủ đạo để giúp ngành này vƣợt qua những khó khăn, thách thức.
Dƣới đây, đề tài đƣa ra một số phân tích về ngành y học cổ truyền.
1.1.1.2. Việc thống nhất thuật ngữ và khái niệm trong YHCT
Trên thế giới, hiện đang còn một số khác biệt về quan điểm đối với “y
học cổ truyền”, tùy thuộc vào từng khu vực địa lý, từng nền kinh tế và từng
nền văn hóa. Dƣới đây là một số khái niệm hiện đang đƣợc WHO sử dụng
trong các văn kiện chính thức:

30


×