Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh thẳng (orthoptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý tại xã xuất lễ, huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 80 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2017
Người cam đoan

Tô Hồng Quân


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
Bằng những kiến thức của bản thân cùng sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các
thầy cô giáo và sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo xã Xuất Lễ. Đến
nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Thế Nhã – Thầy
đã hƣớng dẫn tôi nghiên cứu khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Xuất Lễ đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.


Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2017
Người cam đoan

Tô Hồng Quân


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chƣơng I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3
1.1 Tổng quan về lớp Côn trùng (Insecta) ......................................................... 3
1.2 Tổng quan về bộ Cánh thẳng ....................................................................... 5
1.2.1 Khái quát chung về bộ Cánh thẳng ........................................................... 5
1.2.2. Đặc điểm của bộ phụ Cánh thẳng râu dài ................................................ 8
1.2.3. Đặc điểm của bộ phụ Cánh thẳng r
bâu ngắn .................................... 9
1.2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bộ Cánh thẳng ............................. 9
1.2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về bộ Cánh thẳng ............................ 12
1.3. Tổng quan về đa dạng sinh học ................................................................. 13
1.4 Tổng quan về các biện pháp bảo tồn .......................................................... 15
Chƣơng II: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................... 17
2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 17
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 17

2.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................. 18
2.1.3. Cảnh quan môi trƣờng............................................................................ 20
2.1.4. Nhận xét đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên ................................... 21
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế ..................................................................... 21
Chƣơng III: MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 24
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 24
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 24
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 24


iv
3.2 Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 24
3.3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 24
3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 24
Chƣơng IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 36
4.1 Đa dạng về côn trùng bộ Cánh thẳng tại xã Xuất Lễ ..................................... 36
4.1.1. Thành phần loài ...................................................................................... 36
4.1.2. Đa dạng một số bậc phân loại ................................................................ 38
4.1.3. Mức độ bắt gặp của các loài ở xã Xuất Lễ ............................................. 39
4.2. Đa dạng quần xã côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh khác nhau. .... 41
4.2.1. Đa dạng loài côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh. ................................. 41
4.3 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài đặc trƣng trong khu
vực nghiên cứu ................................................................................................. 46
4.3.1 Danh sách các loài đặc trƣng trong khu vực nghiên cứu ........................ 46
4.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài có khả năng gây hại ........ 47
4.4 Thực trạng và giải pháp quản lý côn trùng bộ Cánh thẳng tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................ 55
4.4.1. Thực trạng .............................................................................................. 55

4.4.2 Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học côn trùng bộ cánh
thẳng tại khu vực điều tra ................................................................................. 56
4.4.3. Giải pháp quản lý chung ........................................................................ 58
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 63
1. Kết luận ........................................................................................................ 63
2. Tồn tại .......................................................................................................... 64
3. Khuyến nghị ................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ
Công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài động thực vật

CITES
CP
IUCN

hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng
Chính phủ
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế



Nghị định


TCN

Trƣớc công nguyên

SC

Sinh cảnh

STT

Số thứ tự

ÔTC

Ô tiêu chuẩn


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

STT
1

Bảng 3.01: Đặc điểm của các tuyến điều tra

2

Bảng 3.2 Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu

Bảng 4.1: Thành phần loài và mức độ bắt gặp theo sinh cảnh

3

của các loài côn trùng bộ Cánh thẳng tại xã Xuất Lễ.
4

Bảng 4.2: Số lƣợng loài, giống của các họ côn trùng bộ Cánh thẳng.

5

Bảng 4.3: Các loài thuộc nhóm thƣờng gặp (P > 50%)

6

Bảng 4.4: Phân bố của côn trùng bộ Cánh thẳng theo sinh cảnh

7

Bảng 4.5 Thống kê các loài chỉ bắt gặp ở duy nhất 1 sinh cảnh
Bảng 4.6: Sự phân bố côn trùng bộ Cánh thẳng theo các sinh cảnh

8

tại xã Xuất Lễ
Bảng 4.7 Danh sách các loài đặc trƣng trong khu vực nghiên cứu có
9

khả năng phát dịch


Trang


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên bảng

1

Hình 3.1. Lọ giết côn trùng
Hình 3.2. Vị trí khu vực nghiên cứu (Màu đỏ) trên bản đồ.
Hình 3.3. Bản đồ xã Xuất Lễ và các tuyến, điểm điều tra trên khu
vực nghiên cứu
Hình 3.4 SC Khu dân cƣ.( thôn Bản Lề )
Hình 3.5 SC đồng ruộng.( thôn Ba sơn ).
Hình 3.6 SC rừng trồng (Cây Hồi)
Hình 3.7 SC rừng tự nhiên.( thôn Bản Ngõa ).
Hình 3.8 SC canh tác nông nghiệp trên đất rừng.( thôn Co Chí )
Hình 3.9 SC ven suối.( thôn Bản Lề ).
Hình 4.1 Đa dạng theo giống và loài của các loài côn trùng cánh
thẳng trong khu vực nghiên cứu.
Hình 4.2: Tỉ lệ độ bắt gặp của các loài côn trùng bộ Cánh thẳng
thuộc khu vực nghiên cứu
Hình 4.3 Tỷ lệ phần trăm số loài côn trùng bộ Cánh thẳng theo
sinh cảnh
Hình 4.4 Chỉ số phong phú Côn trùng bộ Cánh thẳng theo các
dạng sinh cảnh

Hình 4.5 Châu chấu tre chân xanh. (Hieroglyphus tonkinensis Bol.)
Hình 4.6 Châu chấu tre lƣng vàng. (Ceracris kiangsu Tsai)
Hình 4.7 Châu chấu tre lƣng xanh. (Ceracris nigricornis Walker)
Hình 4.8: Dế dũi. (Gryllotalpa orientalis)

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Hình 4.9 Dế mèn nâu lớn (con non). (Brachytrupes portentosus
Lichtenstein)
Hình 4.10 Dế mèn nâu nhỏ. (Gryllus testaceus Walker)
Hình 4.11 Châu chấu lúa. Oxya chinensis Thunberg


Trang


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Côn trùng là lớp động vật phong phú nhất trong số các loài sinh vật cƣ
trú trên hành tinh chúng ta, chúng chiếm hơn một nửa tổng số loài sinh vật
trên hành tinh này. Côn trùng là một nhóm động vật có lịch sử phát triển lâu
đời, cách nay khoảng 300 triệu năm, vào kỷ carbon (kỷ than đá) nhiều loài
côn trùng đã xuất hiện trên trái đất của chúng ta. Vào thời gian này do có
nguồn thức ăn dồi dào và ít kẻ thù nên số lƣợng các loài côn trùng rất nhiều
và đa dạng. Tổng số các loài sinh vật đã đƣợc biết đến trên trái đất là khoảng
10.000.000 loài, trong đó côn trùng có 900.000 loài, chiếm 53,15%. Có thể
thấy côn trùng ở mọi nơi, kể cả những chỗ có điều kiện khắc nghiệt.
Côn trùng là nhóm động vật thành công nhất trên hành tinh. Điều này
đƣợc khẳng định không phải chỉ vì côn trùng có tới hàng triệu loài, nhiều hơn
tất cả các loài sinh vật khác cộng lại mà trƣớc hết do khả năng thích nghi rất
đa dạng của chúng với các điều kiện sống khác nhau. Côn trùng có vai trò
quan trọng đối với sự tồn tại của các hệ sinh thái, với vai trò là sinh vật tiêu
thụ thực vật, sinh vật ăn thịt, chúng góp phần rất quan trọng cho sự ổn định,
cân bằng hệ sinh thái. Côn trùng cung cấp dinh dƣỡng, tham gia tích cực vào
chu trình tuần hoàn vật chất, thụ phấn cho thực vật. Ngoài những ý nghĩa tích
cực của côn trùng trong hệ sinh thái, côn trùng còn mang lại những lợi ích
kinh tế rất lớn cho con ngƣời. Hiện nay ở nhiều nƣớc trên thế giới việc nuôi
và sử dụng côn trùng làm thức ăn khá phổ biến, có khoảng 300 loài côn trùng
thiên địch thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong phòng trừ sâu hại.
Ngày nay do con ngƣời khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên
nhiên, làm rối loạn hệ sinh thái, dẫn tới tính đa dạng sinh học trên trái đất
đang bị suy giảm nghiêm trọng. Hàng năm nhiều diện tích rừng tự nhiên bị
tàn phá hoặc bị khai thác quá mức, làm cho các sinh vật không có nơi cƣ trú,

các nguồn nƣớc, không khí bị ảnh hƣởng xấu. Trong các khu vực rừng trồng,


2
nhất là rừng thuần loài đều tuổi thƣờng phát sinh dịch hại nên con ngƣời sử
dụng nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh thiếu khoa học, làm tổn hại đến nhiều loài
thiên địch và sinh vật khác, đôi khi làm rối loạn chuỗi thức ăn, làm mất cân
bằng sinh thái. Hậu quả là sự ô nhiễm môi trƣờng, dịch sâu hại ngày càng
phát triển. Bởi vậy không còn cách nào khác, cần phải nghiên cứu để bảo tồn
đa dạng sinh học của các loài sinh vật nói chung và côn trùng nói riêng.
Bảo tồn đa dạng sinh học là một lĩnh vực rộng lớn. Muốn thực hiện
đƣợc điều này trƣớc tiên phải đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học một cách
đầy đủ, làm cơ sở khoa học đề xuất các chƣơng trình bảo tồn có hiệu quả.
Trên thế giới nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về côn trùng.
Xã Xuất Lễ là một xã miền núi, nằm trong khu vực biên giới ở phía
Đông bắc của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nguồn sống của ngƣời dân chủ
yếu dựa vào rừng và nông nghiệp, đây cũng là môi trƣờng sống đa dạng cho
côn trùng Bộ cánh thẳng. Tuy nhiên tại khu vực xã Xuất Lễ chƣa có nghiên
cứu nào về nhóm côn trùng này để có thể định hƣớng ngăn chặn các loài gây
hại và có biện pháp quản lý hợp lý các loài khác.
Để góp một phần vào công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, cung cấp
thông tin ban đầu về thành phần, mật độ, phân bố, đặc điểm sinh học của côn
trùng trong khu vực làm cơ sở đề ra phƣơng hƣớng quản lý tài nguyên côn
trùng rừng cũng nhƣ để hoàn thành khóa học thạc sĩ tại trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp, tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp mang tên:

“Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) và đề
xuất một số biện pháp quản lý tại xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”
Mục tiêu của đề tài là: Cung cấp thông tin ban đầu về thành phần, mật
độ, phân bố, đặc điểm sinh học của côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng

(Orthoptera) làm cơ sở đề ra phƣơng hƣớng quản lý tài nguyên côn trùng một
cách hợp lý.


3
Chương I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về lớp Côn trùng (Insecta)
Ngay từ khi loài ngƣời mới xuất hiện, đặc biệt là từ lúc con ngƣời bắt
đầu biết trồng trọt và chăn nuôi, họ đã thấy đƣợc sự phá hoại nhiều mặt của
côn trùng. Do đó con ngƣời phải bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu về côn
trùng. Những tài liệu nghiên cứu về côn trùng rất nhiều và phong phú. Trong
một cuốn sách cổ của Xêri viết vào năm 3000 trƣớc công nguyên (TCN) đã
nói tới những cuộc bay khổng lồ và sự phá hoại rất lớn của những đàn châu
chấu sa mạc.
Trong các tác phẩm nghiên cứu của ông nhà triết học cổ Hy Lạp
Aristoteles (384 - 322 TCN) đã hệ thống hoá đƣợc hơn 60 loài động vật chân
có đốt (Cedric Gillot, 1982).
Nhà tự nhiên học vĩ đại ngƣời Thụy Điển Carl von Linné đƣợc coi là
ngƣời đầu tiên đã đƣa ra đơn vị phân loại và đã tập hợp xây dựng đƣợc một
bảng phân loại về động vật và thực vật trong đó có côn trùng. Sách phân loại
thiên nhiên của ông đã đƣợc xuất bản tới 10.
Liên tiếp các thế kỉ sau đó nhƣ thế kỉ XIX có Lamarck, thế kỉ XX có
Handlirich, Krepton 1904, Ma-tƣ-nốp 1928, Weber 1938 tiếp tục cho ra
những bảng phân loại côn trùng của họ.
Ở Trung Quốc môn côn trùng lâm nghiệp đã đƣợc chính thức giảng dạy
trong các trƣờng Đại học lâm nghiệp từ năm 1952, từ đó việc nghiên cứu về
côn trùng lâm nghiệp đƣợc đẩy mạnh.
Năm 1959 Trƣơng Chấp Trung đã cho ra đời cuốn "Sâm lâm côn trùng
học” liên tiếp từ năm 1965 giáo trình "Sâm lâm côn trùng học" đƣợc viết lại

nhiều lần. Trong các tác phẩm đó đã giới thiệu hình thái, tập tính sinh hoạt và
các biện pháp phòng trừ nhiều loài bọ lá phá hoại nhiều loài cây rừng.


4
Lớp Côn trùng (Insecta hoặc Hexapoda) bao gồm trên dƣới 30 bộ. Theo
Nguyễn Viết Tùng (2006), lớp Côn trùng bao gồm các bộ sau đây:
LỚP CÔN TRÙNG (INSECTA)
A. Lớp phụ không cánh (Apterygota), gồm 4 bộ:
1. Bộ Đuôi nguyên thuỷ (Protura)
2. Bộ Đuôi bật (Collembola)
3. Bộ Hai đuôi (Diplura)
4. Bộ Ba đuôi (Thysanura)
B. Lớp phụ có cánh (Pterygota), gồm 2 tổng bộ:
B.1. Tổng bộ biến thái không hoàn toàn (Hemimetabola), gồm 16 bộ:
5. Bộ Phù du (EPHEMEROPTERA)
6. Bộ Chuồn chuồn (ODONATA)
7. Bộ Gián (BLATTODEA)
8. Bộ Bọ ngựa (MANTODEA)
9. Bộ Cánh bằng (ISOPTERA)
10. Bộ Chân dệt (EMBIOPTERA)
11. Bộ Cánh úp (PLECOPTERA)
12. Bộ Bọ que (PHASMIDA)
13. Bộ Cánh thẳng (ORTHOPTERA)
14. Bộ Cánh da (DERMAPTERA)
15. Bộ Rận sách (PSOCOPTERA)
16. Bộ Ăn lông (MALLOPHAGA)
17. Bộ Rận (ANOPLURA)
18. Bộ Cánh tơ (THYSANOPTERA)
19. Bộ Cánh nửa cứng (HEMIPTERA)

20. Bộ Cánh đều (HOMOPTERA)
B.2. Tổng bộ biến thái hoàn toàn (Holometabola), gồm 11 bộ:


5
21. Bộ Cánh cứng (COLEOPTERA)
22. Bộ Cánh cuốn (STREPSIPTERA)
23. Bộ Cánh rộng (MEGALOPTERA)
24. Bộ Bọ lạc đà (RHAPHIDIODEA)
25. Bộ Cánh mạch (NEUROPTERA)
26. Bộ Cánh dài (MECOPTERA)
27. Bộ Cánh lông (TRICHOPTERA)
28. Bộ Cánh vẩy (LEPIDOPTERA)
29. Bộ Cánh màng (HYMENOPTERA)
30. Bộ Hai Cánh (DIPTERA)
31. Bộ Bọ chét (SIPHONAPTERA)
Nhƣ vậy bộ Cánh thẳng (Orthoptera) là bộ thứ 13 trong danh sách 31
bộ côn trùng theo Nguyễn Viết Tùng.
1.2 Tổng quan về bộ Cánh thẳng
1.2.1 Khái quát chung về bộ Cánh thẳng
Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) là một bộ côn trùng với hơn 26.000 loài,
phân bố trên tất cả các dạng sinh cảnh trên cạn, một số ít cũng có thể sống
trong nƣớc ngọt. Một số loài ăn thực vật có thể phát dịch từ thời cổ đại cho
đến ngày nay nên có ý nghĩa kinh tế lớn. Bộ Cánh thẳng đƣợc chia làm hai bộ
phụ rõ ràng, dễ phân biệt là bộ phụ Cánh thẳng râu dài (Ensifera) và bộ phụ
Cánh thẳng râu ngắn (Caelifera).
Một số đặc điểm cơ bản của côn trùng bộ Cánh thẳng: Kích thƣớc thân thể
từ trung bình đến lớn. Râu đầu hình sợi chỉ, hình kiếm... Mắt kép phát triển, có từ
2-3 mắt đơn. Miệng gặm nhai. Chân sau thƣờng là chân nhẩy. Bàn chân có 3 đốt.
Cánh trƣớc là cánh da dài hẹp, một số loài cánh trƣớc rất ngắn. Cánh sau

dạng cánh màng rộng, hình tam giác. Khi không bay cánh trƣớc xếp hình mái
nhà trên lƣng. Cánh sau xếp hình quạt dƣới cánh trƣớc. Ở nhiều loài có ống đẻ


6
trứng và lông đuôi. Ngoài ra côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng còn có những đặc
điểm nổi bật:
 Mảnh lƣng ngực trƣớc lớn, có dạng gần nhƣ yên ngựa, kéo trùm lên
phần của mảnh bên, trong khi mảnh bên ngực trƣớc hơi bị thoái hóa, có dạng
mềm do có mức chitin hóa thấp.
 Chân sau là chân nhảy rất đặc trƣng, đốt đùi rất to khỏe, đốt ống chân
có dạng que dài, có hai hàng gai ngắn. Cũng có ít loài cánh thẳng không có
khả năng nhảy do không có chân nhảy vì sống thƣờng xuyên dƣới đất.
 Mầm cánh của ấu trùng có ở hai tuổi cuối với đặc điểm là cánh sau
nằm trên cánh trƣớc.
 Nhiều loài có cơ quan đẻ trứng rất dài.
 Bàn chân thƣờng chỉ còn ba hoặc bốn đốt, lông đuôi chỉ có ít đốt nên
khá ngắn.
Ấu trùng: có hình thái giống nhƣ trƣởng thành, trừ kích thƣớc và mầm
cánh mỗi ngày mỗi dài ra sau mỗi lần lột xác. Mầm cánh của sâu non quay
1800 khiến cho cánh trƣớc nằm dƣới cánh sau. Số lần lột xác tùy theo loài và
có khi tùy theo từng cá thể có khác nhau.
Trưởng thành: Đầu có mắt kép khá lớn (rất ít khi không có mắt kép), có
3 đơn (hiếm hơn chỉ có 2). Miệng gặm nhai hƣớng xuống dƣới. Râu đầu
hình sợi chỉ có nhiều đốt, dài bằng hoặc dài hơn thân, nhỏ dần. Có mảnh
lƣng ngực trƣớc rất lớn choán xuống cả hai bên. Chân khoẻ, chân sau
thƣờng là chân nhảy với đốt đùi to khoẻ. Chân trƣớc có khi biến thành
chân đào bới (dế dũi). Nếu có cơ quan thính giác ở nhóm Ensifera (râu
đầu dài) thì nằm ở đầu trên của đốt ống chân trƣớc. Cánh trƣớc (có thể
còn đƣợc gọi là cánh trên, nắp cánh) hẹp hơn và cứng hơn cánh sau, cả

hai đôi cánh khi bay đƣợc chuyển động cùng nhịp, cùng chiều. Thƣờng
thấy sự thoái hoá cánh ở các mức độ khác nhau, có khi ở cùng một loài có


7
cả dạng cánh ngắn và dạng cánh dài. Bụng có 10 đốt rõ ràng. Cơ quan
thính giác của nhóm Caelifera (râu đầu ngắn) (nếu có) nằm ở hai bên đốt
bụng 1. Dấu vết của đốt bụng 11: có khi có lông đuôi dài, không phân đốt.
Mảnh sinh dục phụ (mảnh bụng 9) của con đực ở Ensifera (râu đầu dài) có
gai cứng (Styli). Lỗ sinh dục của con cái nằm ở dƣới đốt thứ 8, ở con đực
nằm ở dƣới đốt thứ 9. Có nhiều ống Malpighi, thƣờng tập trung thành
nhiều hoặc một búi với cùng một cửa đổ vào ruột sau. Có 4 đến 6 hạch
thần kinh bụng. Các chuỗi hạch đầu thƣờng tập hợp với hạch thần kinh
ngực sau. Tinh hoàn kép hoặc tinh hoàn đơn thứ sinh. Ống dẫn tinh ở
châu chấu đồng có tinh hoàn phụ. Tuyến sinh dục phụ và cơ quan giao cấu
phát triển tốt. Ở sát sành có cuống túi tinh (cuống miễn dịch) mà con cái
sẽ ăn sau khi giao phối. Buồng trứng kép với số lƣợng ống trứng khác
nhau, ở họ hàng gần và ngay cả ở cùng một loài có tuyến sinh dục phụ.
Các con cái của Ensifera (râu đầu dài) có cơ quan đẻ trứng dài kiểu bộ
cánh thẳng, gồm 6 phần (ở dế gồm 4 phần) không có đôi mấu giao cấu
trong. Hai đôi nắp đẻ trứng ở Caelifera (râu đầu ngắn) ngắn và khoẻ, đôi
phía trong thoái hoá. Kiểu giao phối ở các nhóm khác nhau rất khác nhau.
Thƣờng đẻ trứng vào trong đất hoặc trong vật liệu thực vật. Bụng ở châu
chấu khi đẻ trứng có thể kéo dài ra. Trứng đƣợc bọc trong chất dịch của
tuyến sinh dục phụ khi đẻ xong đông cứng lại. Hiện tƣợng sinh sản đơn
tính thấy ở một số loài. Rất đặc trƣng là khả năng phát âm để tìm nhau
của hai giới tính. Cùng với khả năng phát âm là khả năng nghe với cơ
quan thính giác dạng màng trống. Quá trình phát âm thƣờng do cọ xát
sinh ra. Cơ quan phát âm kiểu chà sát ở trƣờng hợp tiêu biểu của nhóm
Ensifera (râu đầu dài) nằm ở gốc cánh trƣớc, của nhóm Caelifera (râu đầu

ngắn) ở cánh trƣớc và đốt đùi chân sau (cọ đốt đùi vào cánh trƣớc: gân
chà sát có dạng lƣợc ở một số loài nằm ở phía trong đốt đùi ở một số loài


8
ở trên mạch Vena intercalata của cánh trƣớc) có nhiều dạng khác nhau của
cơ quan phát âm, thí dụ tiếng kêu khi bay của châu chấu do cánh sau gây
ra; gõ bàn chân sau của một số loài châu chấu khác; nghiến răng bằng
cách cọ sát hàm trên; chà sát đốt ống chân sau dọc theo cánh trƣớc. Ở một
số loài sát sành khả năng phát và nghe siêu âm đã đƣợc phát hiện. Chủ
yếu là các con đực thƣờng phát ra âm thanh ở một số loài châu chấu các
con cái khi chịu giao phối cũng phát ra âm thanh.
Thức ăn: chủ yếu là thực vật, ở một số loài sát sành ăn thịt động vật.
Qua đông ở giai đoạn trứng, ít khi thấy qua đông ở giai đoạn ấu trùng và sâu
trƣởng thành. Trong lớp Côn trùng, bộ Cánh thẳng có số loài không lớn
nhƣng lại có rất nhiều loài phổ biến. Đối với sản xuất côn trùng thuộc bộ cánh
thẳng gây hại trực tiếp đến thực vật. Bên cạnh đó Côn trùng cũng có gia trị
thƣơng phẩm cao, là loại thức ăn giàu đạm, con ngƣời rất thích dùng côn
trùng cánh thẳng để chế biến các món ăn nhƣ các loài dế mèn, châu chấu/cào
cào, muỗm….
1.2.2. Đặc điểm của bộ phụ Cánh thẳng râu dài
Bộ phụ Cánh thẳng râu dài (Ensifera) có tên khoa học xuất phát từ tiếng
latinh: énsis = thanh gƣơm và féro = tôi mang. 'Tôi mang gƣơm' hàm ý cơ
quan sinh dục dạng thanh gƣơm của sâu trƣởng thành cái.
Tƣơng tự nhƣ bộ Cánh thẳng râu ngắn (Caelifera) bọn Cánh thẳng râu
dài có thân thể rắn khoẻ, mảnh lƣng ngực trƣớc (Pronotum) to, có dạng yên
ngựa. Chân sau là chân nhảy.
Đặc điểm chính phân biệt giữa Ensifera với Caelifera là: râu đầu dài
bằng thân hoặc dài hơn thân. Sâu trƣởng thành cái thƣờng có cơ quan đẻ
trứng rất dài, có thể giúp chúng đẻ trứng xuống đất. Ống đẻ trứng đƣợc hình

thành từ chi phụ của đốt bụng 8 và 9 (Gonapophysen).
Nếu có cơ quan thính giác (Tympanalorgane) thì nằm ở hai bên đốt ống


9
chân, chỗ ống chân giáp với đốt đùi. Có thể có cơ quan phát âm, thƣờng là ở
con đực: Hai cánh trƣớc chà sát vào nhau để phát ra tiếng kêu.
1.2.3. Đặc điểm của bộ phụ Cánh thẳng râu ngắn
Thân thể khá rắn cứng, kích thƣớc 1-10cm. Mảnh lƣng ngực trƣớc
(Pronotum) bè rộng dạng yên ngựa, chân sau biến thành chân nhảy. Màu sắc
thƣờng đa dạng, có biến đổi thích nghi để ngụy trang.
Đặc điểm phân biệt đặc trƣng của Cánh thẳng râu ngắn (Caelifera) so
với nhóm Cánh thẳng râu dài (Ensifera) là có râu đầu ngắn, không bao giờ dài
bằng hoặc vƣợt thân thể. Các cá thể cái không có cơ quan đẻ trứng kéo dài.
Một số có cơ quan thính giác (tai) ở hai bên đốt bụng 1.
Phân biệt đực với cái thông qua đặc điểm của bụng: Ở con đực bụng
hơi cong lên trên giống nhƣ mũi thuyền.
1.2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bộ Cánh thẳng
Trên thế giới nghiên cứu về côn trùng đã đƣợc bắt đầu từ khá lâu. Nhà
côn trùng học Nga - Keppen (1882 - 1883) đã xuất bản cuốn sách gồm 3 tập
về côn trùng trong đó đề cập về hình thái, phân loại của côn trùng thuộc họ
Gryllidae, bộ Cánh thẳng. Ông chỉ ra rằng, đặc điểm chung để nhận biết các
loài thuộc họ này là có đầu kiểu miệng hƣớng xuống dƣới (hypognathis), cánh
trƣớc là cánh da, cánh sau là cánh màng có hình quạt. Những cuộc khảo sát,
nghiên cứu của các nhà côn trùng Nga nhƣ Potarin (1899 - 1976), Provoroski
(1895 - 1979), Kozlov (1883 - 1921) đã đƣa đến kết quả là xuất bản những tài
liệu về côn trùng ở trung tâm Châu Á, Mông Cổ và miền tây Trung Quốc, bổ
sung thêm vào kho tƣ liệu danh mục các loài thuộc họ Gryllidae nhiều loài
mới.
Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu về họ Gryllidae xuất hiện khá nhiều và

đầy đủ. Điển hình có A.I.Ilinski (1948) đã xuất bản cuốn “Phân loại côn
trùng bằng trứng, sâu non và nhộng của các loài sâu hại rừng ” trong đó đề


10
cập đến phân loại một số loài thuộc họ dế mèn Gryllidae. Theo đó, họ
Gryllidae thuộc loại biến thái không hoàn toàn, trứng có hình thon dài, màu
trắng, đƣợc đẻ rải rác trong đất. Ấu trùng của họ Gryllidae có nhiều tuổi khác
nhau.
Năm 1964, giáo sƣ V.N. Xegolop viết cuốn “Côn trùng học” có giới
thiệu một số loài thuộc họ dế mèn Gryllidae với mô tả chi tiết về cấu tạo các
phần đầu, ngực, bụng và cho biết trên thế giới đã phát hiện đƣợc hơn 1000
loài thuộc họ này.
Các nghiên cứu chi tiết về cấu tạo các loài thuộc họ Gryllidae thuộc về
Donal Borror (1966). Ông nghiên cứu và mô tả một cách chi tiết về phần phụ
miệng kiểu nghiền và phân loại, mô tả cấu tạo chi tiết chân và râu của họ dế.
Tiếp theo đó, năm 2006, nhà khoa học thực phẩm Francis O.Orech và
cộng sự đã tiến hành khảo sát nguồn khoáng chất tốt có trong các loại côn
trùng là kiến, mối và dế. Nhóm đã phát hiện ra loài dế có hàm lƣợng khoáng
chất cao nhất. Kết quả này đƣợc trình bày trên tờ International Journal of
Food Sciences and Nutrition.
Các nhà côn trùng học phƣơng tây nhƣ: (1) M. C. Jost, K. L. Shaw
(2006); (2) P. K. Flook, S. Klee, C. H. F. Rowell đã sắp xếp bộ Cánh thẳng
theo hệ thống sau đây:


Bộ phụ râu dài (Ensifera) Chopard, 1920


Tổng họ Hagloidea Handlirsch, 1906





Họ Prophalangopsidae Kirby, 1906 (7 Giống, 8 Loài)

Tổng họ Stenopelmatoidea Burmeister, 1838


Họ Anostostomatidae Saussure, 1859 (41 Giống, 206 Loài)



Họ Cooloolidae Rentz, 1980 (1 Giống, 4 Loài)



Họ Gryllacrididae Blanchard, 1845 (94 Giống, 675 Loài)



Họ Stenopelmatidae Burmeister, 1838 (6 Giống, 28 Loài)


11


Tổng họ Tettigonioidea Krauss, 1902





Tổng họ Rhaphidophoroidea Walker, 1871






Họ Rhaphidophoridae Walker, 1871 (77 Giống, 497 Loài)

Tổng họ Schizodactyloidea Blanchard, 1845




Họ Tettigoniidae Krauss, 1902 (1193 Giống, 6827 Loài)

Họ Schizodactylidae Blanchard, 1845 (2 Giống, 15 Loài)

Tổng họ Grylloidea Laicharting, 1781


Họ Gryllidae Laicharting, 1781 (597 Giống, 4664 Loài)



Họ Gryllotalpidae Leach, 1815 (6 Giống, 100 Loài)




Họ Mogoplistidae Brunner von Wattenwyl, 1873 (30 Giống, 365 Loài)



Họ Myrmecophilidae Saussure, 1874 (5 Giống, 71 Loài)

Bộ phụ râu ngắn (Caelifera) Ander, 1936




Tổng họ Tridactyloidea Brullé, 1835


Họ Cylindrachetidae Bruner, 1916 (3 Giống, 16 Loài)



Họ Ripipterygidae Ander, 1939 (2 Giống, 69 Loài)



Họ Tridactylidae Brullé, 1835 (10 Giống, 132 Loài)

Tổng họ Tetrigoidea Serville, 1838





Họ Tetrigidae Serville, 1838 (221 Giống, 1246 Loài)

Tổng họ Eumastacoidea Burr, 1899


Họ Chorotypidae Stål, 1873 (43 Giống, 160 Loài)



Họ Episactidae Burr, 1899 (18 Giống, 64 Loài)



Họ Eumastacidae Burr, 1899 (47 Giống, 230 Loài)



Họ Euschmidtiidae Rehn, 1948 (61 Giống, 191 Loài)



Họ Mastacideidae Rehn, 1948 (2 Giống, 10 Loài)



Họ Morabidae Rehn, 1948 (42 Giống, 123 Loài)



Họ Proscopiidae Serville, 1838 (32 Giống, 214 Loài)




Họ Thericleidae Burr, 1899 (57 Giống, 220 Loài)


12




Tổng họ Trigonopterygoidea Walker, 1870


Họ Trigonopterygidae Walker, 1870 (4 Giống, 16 Loài)



Họ Xyronotidae Bolívar, 1909 (2 Giống, 4 Loài)

Tổng họ Tanaoceroidea Rehn, 1948




Tổng họ Pneumoroidea Blanchard, 1845





Họ Pneumoridae Blanchard, 1845 (9 Giống, 17 Loài)

Tổng họ Pyrgomorphoidea Brunner von Wattenwyl, 1882




Họ Tanaoceridae Rehn, 1948 (2 Giống, 3 Loài)

Họ Pyrgomorphidae Brunner von Wattenwyl, 1882 (143 Giống, 455 Loài)

Tổng họ Acridoidea MacLeay, 1821


Họ Acrididae MacLeay, 1821 (1380 Giống, 6016 Loài)



Họ Charilaidae Dirsh, 1953 (4 Giống, 5 Loài)



Họ Dericorythidae Jacobson & Bianchi, 1902–1905 (22 Giống, 179 Loài)



Họ Lathiceridae Dirsh, 1954 (3 Giống, 4 Loài)




Họ Lentulidae Dirsh, 1956 (11 Giống, 35 Loài)



Họ Lithidiidae Dirsh, 1961 (4 Giống, 13 Loài)



Họ Ommexechidae Bolívar, 1884 (13 Giống, 33 Loài)



Họ Pamphagidae Burmeister, 1840 (94 Giống, 448 Loài)



Họ Pyrgacrididae Kevan, 1974 (1 Giống, 2 Loài)



Họ Romaleidae Brunner von Wattenwyl, 1893 (111 Giống, 465
Loài)



Họ Tristiridae Rehn, 1906 (18 Giống, 25 Loài)

1.2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về bộ Cánh thẳng
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về côn trùng nói chung và bộ Cánh thẳng
nói riêng trƣớc cách mạng tháng tám còn rất ít.

Từ năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, xuất phát từ nhu cầu sản xuất
nông lâm nghiệp, việc điều tra cơ bản về côn trùng mới đƣợc chú ý. Trong


13
các nghiên cứu này, họ Gryllidae ở Việt Nam đƣợc xác định có 5 loài thƣờng
gặp thuộc các chi Gryllus, Brachytrupes, Loxoglammus. Các nghiên cứu ứng
dụng cho mục đích làm nguồn thực phẩm còn rất ít. TS. Lê Trọng Sơn (Đại
học Huế) năm 2011 xuất bản cuốn giáo trình “Côn trùng học” trong đó đề
cập nhiều đến các đặc điểm về phân loại, hình thái, sinh lý của các loài côn
trùng theo họ, bộ. Bộ Cánh thẳng Orthoptera đƣợc thống kê gồm 2 bộ phụ với
7 họ và 26.000 loài. Họ dế mèn Gryllidae đƣợc mô tả với 5 loài thƣờng gặp
của Việt Nam.
Riêng các nghiên cứu về loài dế than Gryllus bimaculatus De Geer,
theo chúng tôi đƣợc biết mới chỉ có 2 nghiên cứu của Từ Văn Dững, Nguyễn
Văn Huỳnh và Trƣơng Văn Trí.
1.3. Tổng quan về đa dạng sinh học
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đa dạng sinh học (ĐDSH). Theo
Qũy Quốc Tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) (1989) thì: “ĐDSH là sự phồn
vinh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu các loài thực vật, động vật và vi
sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô
cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng”. Theo Từ điển ĐDSH và phát
triển bền vững (2001), ĐDSH đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Thuật ngữ dùng để
mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của
mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, dƣới biển
và các hệ sinh thái dƣới nƣớc khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên.
ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay đa dạng gen),
giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). ĐDSH
bao gồm các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các
quần thể hay các hợp phần sinh học khác của hệ sinh thái, hiện đang có giá trị

sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho con ngƣời”.


14
Nhƣ vậy, ĐDSH có ba mức độ: mức độ phân tử (gen), cơ thể và hệ sinh
thái. Trong ba mức độ này, đa dạng sinh học loài đƣợc quan tâm, nghiên cứu
nhất. Một số phƣơng pháp đánh giá ĐDSH loài:
- Lập bảng danh sách các loài: Kết thúc công tác đánh giá ĐDSH loài
tại một địa điểm nào đấy là đƣa ra các bảng danh sách các loài sinh vật có mặt
với các thông tin về số lƣợng, mật độ. Cũng tại các bảng này cần có các cột
ghi chú thêm ai (tác giả) ghi nhận, thời gian ghi nhận, quan sát hay thu mẫu,
nơi gặp, tình trạng, phƣơng pháp thu mẫu. Loài sinh vật đƣợc ghi nhận có thể
là qua điều tra ngƣời dân địa phƣơng, thợ săn... Muốn cho công tác điều tra
thêm độ chính xác, cần có bộ ảnh mẫu và bộ mẫu thật.
- Khảo sát theo các tuyến: Nội dung là tính số lƣợng cá thể gặp ở dọc
tuyến điều tra đã đƣợc chọn.
- Khảo sát theo các điểm, ô tiêu chuẩn: Phƣơng pháp này thƣờng áp
dụng với côn trùng, thủy sinh vật, sinh vật đất.
- Xác định nơi ở, ổ sinh thái, sinh cảnh, hệ sinh thái: Mỗi loài, mỗi cá
thể đều có nơi ở riêng. Bất cứ một địa điểm nào cần đƣợc đánh giá đều bao
gồm ít nhất là một và thông thƣờng gồm nhiều hệ sinh thái, mỗi hệ sinh thái
đều đƣợc đặc trƣng bởi một quần xã sinh vật riêng. Do đó, khi cần đánh giá
ĐDSH cần phân biệt các hệ sinh thái với các hiểu biết có trƣớc về nơi ở và ổ
sinh thái của các loài, các cá thể để lập kế hoạch quan sát và thu mẫu.
- Bản đồ và máy định vị GPS: Trong công tác đánh giá ĐDSH, sử dụng
các bản đồ với tỷ lệ thích hợp để ghi chú sự hiện diện của các loài là vô cùng
quan trọng. Việc sử dụng bản đồ để đánh dấu các tuyến khảo sát, các ô tiêu
chuẩn lấy mẫu cũng vậy. Máy định vị GPS giúp xác định chính xác nơi quan
sát và thu mẫu.
- Công thức đánh giá ĐDSH loài: Những chỉ số thƣờng đƣợc sử dụng

để đánh giá ĐDSH: Chỉ số đa dạng Fisher và chỉ số phong phú Margalef, chỉ


15
số Shannon – Weiner, chỉ số Simpson…Việc sử dụng các chỉ số này phụ
thuộc vào mục đích, nội dung nghiên cứu:
+ Chỉ số đa dạng Fisher:
S =  ln(1 

Trong đó:

N



)

S: Tổng số loài trong mẫu
N: Tổng số lƣợng cá thể trong mẫu
 : Chỉ số đa dạng loài trong quần xã
 thấp khi đa dạng loài thấp và ngƣợc lại

+ Chỉ số đa dạng Simpson dùng để tính sự đa dạng của quần xã nhƣ
sau:
D 1 

S

P
i 1


Trong đó:

2

i

D: Chỉ số đa dạng của Simpson
Pi: Tỷ lệ loài i trên tổng số các cá thể (pi=ni/N)
s: Là tổng số loài

D biến thiên từ 0 đến (1-1/S) và D càng lớn có nghĩa là tính đa dạng của
quần xã cao và ngược lại.
1.4 Tổng quan về các biện pháp bảo tồn
Bảo tồn ĐDSH là một vấn đề phức tạp và mang tính hệ thống. Mặc
dù côn trùng phong phú về thành phần loài với số lƣợng cá thể lớn, nhƣng
chỉ là một trong nhiều nhóm khác nhau của sinh vật sống trên trái đất này hay
nói cách khác: ở bất kỳ một hệ sinh thái nào, côn trùng cũng có mối liên hệ
với các loài sinh vật khác. Do đó không thể bảo vệ các loài côn trùng nhƣ là
một nhóm độc lập mà phải lấy toàn bộ hệ sinh thái là mục tiêu bảo tồn.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH côn
trùng đã đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Có 5 nguyên nhân chính làm suy giảm tài nguyên ĐDSH là:


16
- Sự chia cắt sinh cảnh, nhiều diện tích rừng trên thế giới đặc biệt là
rừng nhiệt đới bị phân chia thành các khu vực nhỏ và phân tán.
- Sự suy thoái các vùng đất nhạy cảm do việc chăn thả quá mức kéo dài.
- Khai thác quá mức dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài động, thực vật.

- Sự phát triển ồ ạt công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Sự xuất hiện của nhiều loài ngoại lai xâm hại các loài bản địa.


17
Chương II
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xuất Lễ là xã miền núi nằm ở phía Đông của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn.
Xã có 15 thôn, dân số 5528 ngƣời với tổng diện tích đất tự nhiên là 7045.69 ha.
- Về địa giới:
+ Phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc.
+ Phía Nam giáp xã Mẫu Sơn.
+ Phía Tây giáp xã Cao Lâu, Xã Công Sơn.
- Xã Xuất Lễ có tuyến đƣờng huyện lộ 235 chạy qua trung tâm xã, tạo điều
kiện thuận lợi giao lƣu văn hoá, kinh tế, có khả năng thu hút nguồn lao động.
- Về địa hình: Xuất Lễ nằm trong vùng địa hình đồi núi cao của huyện
Cao Lộc, nhìn chung địa hình tƣơng đối phức tạp, độ cao trung bình trên
300m, độ dốc lớn và chia cắt mạnh.
- Về khí hậu: Xã Xuất Lễ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới,
khí hậu ở đây đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm;
+ Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 11 - 17,80C (tháng 12 - tháng 1 năm sau).
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 33,8 - 34,30C (tháng 6, tháng 7).
* Lƣợng mƣa: tổng lƣợng mƣa khá lớn, bình quân 810 mm/năm và tập
trung chủ yếu vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm tới 70 - 75% lƣợng
mƣa cả năm. Mƣa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng

trong năm đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.


18
Số ngày mƣa trong năm là 136 ngày. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ít mƣa.
Lƣợng mƣa bình quân tháng ở những tháng này là 44,5 mm. Lƣợng bốc hơi bình
quân năm là 810 mm. Số giờ nắng là 1.446 giờ. Số ngày có sƣơng muối trong
năm không đáng kể, chỉ 2-3 ngày.
* Độ ẩm không khí: tƣơng đối cao trung bình 82% và nhìn chung không
ổn định. độ ẩm cao nhất là 88% tập trung vào các tháng 3, 4 và thấp nhất là
77% tập trung vào tháng 12.
* Chế độ gió: Xã Xuất Lễ chịu ảnh hƣởng của hai loại gió chính là gió mùa
Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột
ngột làm giảm nhiệt độ 4 - 60C so với bình quân nên thƣờng gây hậu quả xấu đến
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là mạ và lúa chiêm xuân. Gió mùa Đông nam xuất
hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Ngoài ra hàng năm vào mùa đông (khoảng tháng 12
đến tháng 1 có xuất hiện sƣơng muối ảnh hƣởng không nhỏ tới cây trồng).
Đặc điểm chung của khí hậu là có mùa đông lạnh, kéo dài, nhiệt độ thấp và
có sƣơng muối. Mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều khí hậu thích hợp với nhiều loại cây
trồng, đặc biệt là các cây đặc sản nhƣ: Hồi, trẩu, sở.... và một số loại cây ăn quả.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
- Đất đai Xuất Lễ đƣợc hình thành chủ yếu do quá trình phong hóa đá mẹ,
ngoài ra còn một phần diện tích đƣợc hình thành do sản phẩm dốc tụ và đất phù
xa sông suối. Theo kết quả điều tra, đất đai xã đƣợc chia ra các loại đât sau:
+ Đất phù sa sông suối: Gồm 2 đơn vị đất phụ là đất phù sa sông suối
ngoài suối và đất phù sa trên nền ferralit.
+ Đất Ferralit trên núi cao: Gồm hai đơn vị đất phụ là đất vàng đỏ trên
đá sét và đất vàng nhạt trên đá cát.
+ Đất lúa nƣớc: Gồm 3 đơn vị đất phụ là đất lúa nƣớc trên trên sản

phẩm dốc tụ, đất ferralit biến đổi do trồng lúa và đất thung lũng.


×