An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, AN GIANG
Lưu Thị Thái Tâm1, Châu Sôryaly1, Chau Khon1
1
Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 06/10/2015
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
06/11/2015
Ngày chấp nhận đăng: 02/2017
Title:
Several factors influence on
choosing universities of high
school twelve graders in Long
Xuyen, An Giang province
Keywords:
Factors, impacts, university
decision
Từ khóa:
Các nhân tố, ảnh hưởng,
chọn trường đại học
ABSTRACT
This study was conducted to identify and evaluate the impacts of key factors on
choosing universities of 330 junior high school twelve graders in Long Xuyen
city, An Giang province. Data were collected by quantitative questionnaires.
The results of multiple regession analyses show that the research model
explains 48.8% of the relationships among the number of factors – future job
opportunities appropriated with personal characteristics, personal
determination, passing opportunities, personal characteristics of high school
students, and university features that affected their choices of universities to
study. Among the factors investigated, the most influenced one is future job
opportunities responding to personal characteristics; the next is opportunities
to pass university entrance exams; and the last is personal characteristics of
high school students. Moreover, the results of an independent-sample t-test also
reveal that there is a significant difference in choosing universities between
male and female students.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động
của các yếu tố then chốt đến quyết định chọn trường đại học của 330 học sinh
lớp 12 tại các trường phổ thông trung học tại địa bàn thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang. Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi phỏng vấn định lượng. Kết
quả phân tích hồi quy bội cho thấy rằng mô hình nghiên cứu giải thích được
48.8% cho tổng thể về mối liên hệ tồn tại giữa các yếu tố - cơ hội việc làm trong
tương lai và tương thích với đặc điểm cá nhân, sự định hướng của các cá nhân
có ảnh hưởng, cơ hội trúng tuyển, đặc điểm cá nhân của học sinh và đặc điểm
trường đại học - ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Trong các yếu
tố được nghiên cứu thì yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn trường đại học
là yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm cá nhân,
kế đến là yếu tố cơ hội trúng tuyển và cuối cùng là yếu tố cá nhân học sinh.
Thêm vào đó, kết quả phân tích t độc lập cho thấy rằng có sự khác biệt trong
việc quyết định chọn trường của học sinh nữ và học sinh nam.
người mỗi năm, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ
khoảng phân nửa số đó (Số liệu thống kê của Bộ
Giáo dục & Đào tạo, tính đến giai đoạn 2011 2014). Điều này càng tạo thêm nhiều áp lực nặng
nề cho các bạn học sinh năm cuối cấp 3. Với tâm
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cả nước có khoảng 215 trường cao
đẳng và 204 trường đại học. Số lượng học sinh
thi vào các trường đại học và cao đẳng hàng năm
rất đông. Theo thống kê gần đây, hơn 1 triệu
88
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
lý “Đại học là con đường tiến thân duy nhất”, hầu
hết các bạn học sinh lớp 12 đều mơ ước vào các
trường đại học, kể cả những bạn học sinh có năng
lực học tập không được tốt. Hơn nữa, có rất
nhiều trường hợp các bạn học sinh đã lựa chọn
ngành nghề không phù hợp với năng lực bản
thân, chịu sự tác động của gia đình, bạn bè hoặc
chọn ngành và trường vẫn còn theo tâm lý đám
đông,… dẫn đến không ít các bạn có những quyết
định sai lầm. Do đó, việc chọn ngành và trường
đại học là rất quan trọng, vì nó là một trong
những yếu tố quyết định tương lai của một người.
Việc thực hiện nghiên cứu này là rất cần thiết,
nhằm góp phần tìm ra giải pháp giúp cho các bạn
học sinh lớp 12 có thêm kỹ năng trong việc chọn
trường, đồng thời công tác tư vấn tuyển sinh cho
học sinh phổ thông trung học (THPT) đạt hiệu
quả hơn.
Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử
dụng kết quả nghiên cứu của Chapman (1981) và
phát triển trên những mô hình khác để nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn trường đại học của học sinh. Cabera và La
Nasa (2000) đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn
lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên
nền tảng của mô hình chọn trường của D. W.
Chapman và K. Freeman (trích bởi Burn, 2006)
và từ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasa
nhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc
trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm
yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa
chọn trường đại học của học sinh.
M. J. Burn đã ứng dụng kết quả từ các nghiên
cứu của Chapman (1981) và Cabera & La Nasa
(2000) vào một trường đại học cụ thể tại Mỹ, một
lần nữa khẳng định các kết quả nêu trên, đó là
mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường đại học của học sinh.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
Mô hình nghiên cứu của Kallio (1995) còn cho
thấy rằng giới tính cũng có tác động đến quyết
định chọn trường. Mức độ tác động của các
nhóm yếu tố trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ
của đặc trưng về giới tính của học sinh. Kallio
(1995) cho rằng giới tính khác nhau sẽ có mức độ
tác động gián tiếp khác nhau lên quyết định lựa
chọn trường đại học của học sinh
Chapman (1981) đã đề nghị một mô hình tổng
quát của việc lựa chọn trường đại học của các
học sinh. Dựa vào kết quả thống kê mô tả, ông
cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến
quyết định chọn trường đại học của học sinh.
Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học
sinh. Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng cụ thể như: các cá nhân có ảnh hưởng, các
đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực
giao tiếp của trường đại học với các học sinh.
Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết và kết quả
nghiên cứu thực nghiệm, mô hình nghiên cứu đề
nghị bao gồm 8 yếu tố tác động đến quyết định
chọn trường đại học của học sinh lớp 12 như sau:
89
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Yếu tố đặc điểm trường đại học
H1
Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học sinh
của các trường đại học
H2
Yếu tố về danh tiếng của trường đại học
H3
Yếu tố về cơ hội trúng tuyển
H4
Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai
H5
Yếu tố về sự đa dạng và hấp dẫn ngành
đào tạo
H6
Yếu tố về sự định hướng của các cá nhân
có ảnh hưởng
H7
Yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân
Quyết
định chọn
trường đại
học
H8
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề nghị
càng cao thì tỷ lệ học sinh lựa chọn trường đó
càng cao.
Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra:
Giả thuyết H1: Khi đặc điểm của trường đại học
nào càng tốt thì học sinh sẽ có xu hướng lựa chọn
trường đó càng cao.
Giả thuyết H5: Khi trường đại học nào đáp ứng
sự mong đợi về việc làm, thu nhập, địa vị của
sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những
trường khác thì học sinh sẽ lựa chọn trường đó
nhiều hơn.
Giả thuyết H2: Khi sự nỗ lực trong giao tiếp của
một trường đại học nào đối với các học sinh càng
nhiều thì tỷ lệ học sinh sẽ lựa chọn trường đó
càng cao.
Giả thuyết H3: Khi trường đại học nào có danh
tiếng và thương hiệu càng cao thì tỉ lệ học sinh sẽ
chọn trường đó càng cao.
Giả thuyết H6: Khi trường đại học nào có nhiều
ngành học đa dạng và hấp dẫn cao hơn các
trường khác thì học sinh sẽ lựa chọn trường đó
nhiều hơn.
Giả thuyết H4: Khi trường đại học nào có điểm
chuẩn tuyển sinh càng thấp và cơ hội trúng tuyển
Giả thuyết H7: Khi mức độ định hướng của
người thân học sinh về việc dự thi vào một
90
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
trường đại học nào đó càng lớn thì xu hướng
chọn trường đại học đó của học sinh càng cao.
các cá nhân học sinh khác nhau. Nghiên cứu sơ
bộ định lượng phỏng vấn khoảng 50 học sinh
theo cách lấy mẫu thuận tiện, nhằm phát hiện
những sai sót trong bảng câu hỏi, nhằm kiểm tra
và hiệu chỉnh thang đo. Sau đó, nghiên cứu chính
thức được tiến hành bằng phương pháp lấy mẫu
thuận tiện với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng
bảng câu hỏi chi tiết với kích thước mẫu là 330
học sinh lớp 12 từ các trường phổ thông trung
học trên địa bàn Thành phố Long Xuyên.
Giả thuyết H8: Khi các ngành học do trường nào
đào tạo có mức độ phù hợp với khả năng hay sở
thích học sinh càng cao thì tỷ lệ học sinh sẽ có
khuynh hướng chọn trường đó càng lớn.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 giai
đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ định tính và
định lượng và (2) nghiên cứu chính thức bằng
phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định
tính được thực hiện bằng cách thảo luận tay đôi
với 15 học sinh để điều chỉnh từ ngữ trong bảng
câu hỏi cho phù hợp với bối cảnh tại địa bàn
thành phố Long Xuyên cũng như để đảm bảo
việc hiểu giống nhau về nội dung thang đo giữa
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN.
3.1 Kết quả nghiên cứu
Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng công cụ
Cronbach’s Alpha:
Bảng 1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các thang đo
Biến quan sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan biến
tổng
Hệ số Alpha
nếu loại biến
Đặc điểm của trường đại học – DDTruong: Cronbach’s Alpha: 0.621
DDTruong1
16.18
4.405
0.439
0.535
DDTruong2
15.73
5.591
0.318
0.595
DDTruong3
15.87
5.376
0.405
0.552
DDTruong4
15.49
5.460
0.444
0.537
DDTruong5
15.61
6.093
0.291
0.604
Những nỗ lực giao tiếp của trường đại học - NoLuc: Cronbach’s Alpha: 0.486
NoLuc1
10.40
4.191
0.249
0.445
NoLuc2
10.37
3.801
0.380
0.335
NoLuc3
10.43
4.113
0.405
0.343
NoLuc4
11.17
3.155
0.198
0.567
Cơ hội việc làm trong tương lai - CongViec: Cronbach’s Alpha: 0.800
CongViec1
11.27
7.049
0.683
0.713
CongViec2
11.11
7.003
0.761
0.671
CongViec3
11.01
10.170
0.335
0.861
CongViec4
11.10
7.462
0.698
0.706
Các cá nhân ảnh hưởng - CaNhanAH: Cronbach’s Alpha: 0.813
91
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Biến quan sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan biến
tổng
Hệ số Alpha
nếu loại biến
CaNhanAH1
12.13
16.882
0.594
0.779
CaNhanAH2
11.87
16.016
0.668
0.755
CaNhanAH3
12.40
17.675
0.551
0.791
CaNhanAH4
11.98
16.516
0.680
0.753
CaNhanAH5
11.98
18.039
0.516
0.801
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
các thang đo cho thấy có 7 trong 8 thang đo đạt
yêu cầu về độ tin cậy, cụ thể là: thang đo đặc
điểm của trường đại học (DDTruong) có
Cronbach’s Alpha là 0.621; thang đo cơ hội việc
làm trong tương lai (CongViec) có Cronbach’s
Alpha là 0.800; thang đo các cá nhân có ảnh
hưởng (CaNhanAH) có Cronbach’s Alpha là
0.813. Riêng các thang đo cơ hội trúng tuyến
(CHTrungTuyen), thang đo danh tiếng trường đại
học (DanhTieng) và thang đo cơ hội việc làm
trong tương lai (CongViec) đều chỉ có 2 biến
quan sát, chưa đạt tối thiểu 3 biến để tính
Cronbach’s Alpha (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Thang đo nỗ lực giao tiếp của trường đại học
(NoLuc) có Cronbach’s Alpha là 0.486, không
đạt yêu cầu về độ tin cậy nên biến này bị loại
trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá
EFA.
Ngoài ra các hệ số tương quan biến tổng của các
thang đo này đều cao hơn mức cho phép (lớn hơn
0.3), do đó cả 7 thang đo đều được đưa vào phân
tích nhân tố khám phá (EFA), tuy nhiên riêng
biến DDTruong5 (thang đo đặc điểm của trường
đại học) có hệ số tương quan là 0.291 (nhỏ hơn
0.3) nên biến này bị loại.
như sau: (1) hệ số KMO từ 0.5 trở lên và mức
kiểm định Bartlett từ 0.005 trở xuống (Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); (2)
trọng số nhân tố lớn hơn 0.5, nếu biến quan sát
nào có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại;
(3) thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai
trích từ 50% trở lên; (4) hệ số eigenvalue lớn hơn
1 (Gerbing & Anderson, 1998); (5) khác biệt
trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các
nhân tố từ 0.3 trở lên để tạo giá trị phân biệt giữa
các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho
thấy tất cả 21 biến quan sát (sau khi đã loại
thành phần thang đo nỗ lực giao tiếp của trường
đại học, gồm 4 biến quan sát, và biến
DDTruong5 thuộc thang đo đặc điểm trường đại
học) trong 7 thành phần thang đo các yếu tố tác
động đến quyết định chọn trường của học sinh
lớp 12 bị rút lại còn 6 nhân tố.
Tuy nhiên, các biến DanhTieng2 (thang đo danh
tiếng trường đại học), DDTruong4 (thang đo đặc
điểm trường đại học), DDTruong2 (thang đo đặc
điểm trường đại học) có trọng số không đạt yêu
cầu về sự khác biệt trọng số nhân tố của một biến
quan sát giữa các nhân tố từ 0.3 trở lên. Vì vậy
các biến này bị loại. Sau khi phân tích EFA, các
thang đo có một số biến quan sát bị loại, do đó hệ
số Cronbach’s Alpha được tính lại, kết quả thang
đo
gồm
các
biến
DaDangHapDan1,
DaDangHapDan2, CongViec3 có Cronbach’s
Alpha là 0.553 không đạt yêu cầu về độ tin cậy
nên biến này bị loại trước khi tiến hành phân tích
nhân tố khám phá EFA lần 2.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân
tích nhân tố khám phá (EFA), để giảm bớt hay
tóm tắt dữ liệu và tính độ tin cậy (Sig) của các
biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau hay
không. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu
cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá
92
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Sau khi loại biến DanhTieng2, DDTruong4,
DDTruong2,
DaDangHapDan1,
DaDangHapDan2, CongViec3 kết quả EFA lần 2
trích được 4 nhân tố. Tuy nhiên, biến
CaNhanAH5 (thang đo các cá nhân có ảnh
hưởng) do có trọng số nhân tố giữa các nhân tố
gần bằng nhau (trọng số nhân tố 1 là 0.592, trọng
số nhân tố 2 là 0.343) nên biến này bị loại và
biến DanhTieng1 (thang đo danh tiếng trường đại
học) có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.5 nên biến
này cũng bị loại. Sau khi phân tích EFA lần 2,
các thang đo có một số biến quan sát bị loại, do
đó hệ số Cronbach’s Alpha được tính lại, kết quả
các biến của thang đo đều đạt được yêu cầu về độ
tin cậy. Do đó ta tiến hành phân tích nhân tố
khám phá EFA lần 3.
4 nhân tố thang đo các yếu tố tác động đến quyết
định chọn trường của học sinh lớp 12. Hệ số
KMO = 0.807 nên EFA phù hợp với dữ liệu và
thống kê Chi - quare của kiểm định Bartlett đạt
giá trị 1624.856 với mức ý nghĩa 0.000; do vậy
các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên
phạm vi tổng thể; phương sai trích được là
67.771% thể hiện rằng 4 nhân tố rút ra được giải
thích 67.771% biến thiên của dữ liệu, tại hệ số
Eigenvalue = 1.193. Do vậy, các thang đo rút ra
là chấp nhận được.
Như vậy thang đo các yếu tố tác động đến quyết
định chọn trường của học sinh lớp 12 từ 8 thành
phần nguyên gốc, sau khi đánh giá độ tin cậy
thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA thì được rút lại còn 4
nhân tố với 13 biến quan sát. Các nhân tố trích ra
đều đạt độ tin cậy và giá trị.
Sau khi loại biến CaNhanAH5 và biến
DanhTieng1, kết quả EFA lần 3 cũng trích được
Bảng 2. Kết quả EFA các thành phần thang đo yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12
Nhân tố
Biến quan sát
1 (CongViec &
2
3
YTCaNhan)
(CaNhanAH)
(CHTrungTuyen)
CongViec4
0.822
CongViec2
0.797
YTCaNhan2
0.788
YTCaNhan1
0.779
CongViec1
0.777
CaNhanAH2
0.811
CaNhanAH3
0.799
CaNhanAH1
0.760
CaNhanAH4
0.703
CHTrungTuyen1
0.858
CHTrungTuyen2
0.798
4
(DDTruong)
DDTruong3
0.806
DDTruong1
0.803
93
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Nhân tố
Biến quan sát
1 (CongViec &
2
3
YTCaNhan)
(CaNhanAH)
(CHTrungTuyen)
4
(DDTruong)
Eigen- value
4.368
1.875
1.374
1.193
Phương sai trích
(%)
25.949
45.145
56.758
67.771
Cronbach’s Alpha
0.872
0.801
❖ Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả
EFA
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá
EFA, các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về giá
trị và độ tin cậy. Trong đó, 8 thành phần của
thang đo trong mô hình lý thuyết được EFA rút
lại còn 4 thành phần bao gồm: (1) Cơ hội việc
làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm
cá nhân (CongViec & YTCaNhan) chịu tác động
từ 5 biến quan sát bao gồm 3 biến CongViec và 2
biến YTCaNhan; (2) Các cá nhân có ảnh hưởng
(CaNhanAH) có 4 biến quan sát; (3) Cơ hội trúng
tuyển (CHTrungTuyen) chịu tác động từ 2 biến
quan sát; (4) Đặc điểm của trường đại học
(DDTruong) có 2 biến quan sát bao gồm biến
DDTruong3 và DDTruong1.
cá nhân (CongViec & YTCaNhan) với 5 biến
quan sát bao gồm 3 biến CongViec và 2 biến
YTCaNhan; (2) Cá nhân ảnh hưởng
(CaNhanAH) có 4 biến quan sát; (3) Cơ hội trúng
tuyển (CHTrungTuyen) chịu tác động từ 2 biến
quan sát; (4) Đặc điểm của trường đại học
(DDTruong) có 2 biến quan sát và 1 biến phụ
thuộc là quyết định chọn trường đại học. Công
việc phù hợp với đặc điểm cá nhân là yếu tố mà
học sinh cho rằng có tác động đến quyết định
chọn trường của mình. Do đó, nghiên cứu đưa ra
1 giả thuyết mới H5-8 về sự tác động của các yếu
tố đến quyết định chọn trường của học sinh lớp
12. Giả thuyết H5-8 được phát biểu như sau:
➢ H5-8: Trường đại học nào có ngành học phù
hợp với khả năng, sở thích và đáp ứng được
sự mong đợi về việc làm, thu nhập và phù hợp
với chuyên môn của sinh viên sau khi tốt
nghiệp cao hơn thì học sinh có khuynh hướng
chọn trường đó nhiều hơn.
Như vậy mô hình nghiên cứu được điều chỉnh từ
kết quả phân tích nhân tố EFA được đưa ra trong
Bảng 3, bao gồm 4 biến độc lập: (1) Cơ hội việc
làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm
94
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương
lai và yếu tố tương thích với đặc điểm
cá nhân
H5-8
H7
Yếu tố về sự định hướng của các cá
nhân có ảnh hưởng
Quyết
định chọn
trường
đại học
H4
Yếu tố về cơ hội trúng tuyển
H1
Yếu tố đặc điểm trường đại học
Hình 2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Phân tích hồi quy tuyến tính bội:
Kết quả phân tích hồi quy được trình bày qua các bảng sau:
Bảng 3. Model Summary (Mô hình tóm tắt)
Mô hình
R
R2
R2 hiệu chỉnh
Sai số chuẩn của ước
lượng
1
.703a
.494
.488
.909
a. Biến độc lập: (hằng số) , F4, F2, F3, F1
b. Biến phụ thuộc: QuyetDinh
Bảng mô hình tóm tắt cho ta thấy hệ số xác định
R2 đã hiệu chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0.488
(48.8%), điều này có ý nghĩa là mô hình hồi quy
là phù hợp và mô hình hồi quy giải thích được
48.8% sự biến thiên của iến phụ thuộc quyết định
chọn trường là do tác động của các biến độc lập
trong mô hình.
Bảng 4. Kết quả phân tích Anova
Mô hình
Tổng bình
phương
Bình phương
trung bình
df
Giữa các nhóm
262.091
4
65.523
Trong nhóm
268.300
325
.826
Tổng cộng
530.391
329
a. Biến độc lập: ( hằng số), F4, F2, F3, F1
b. Biến phụ thuộc: QuyetDinh
95
F
79.370
Mức ý
nghĩa
(Sig.)
.000a
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Bảng Anova cho thấy thống kê F hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (giá trị p-value = 0.000 < 0.05), như
vậy mô hình hồi quy là hoàn toàn phù hợp xét trong phạm vi tổng thể.
Bảng 5. Các thông số của từng biến trong mô hình hồi quy
Hệ số chưa chuẩn
hóa
Mô hình
Biến
Đa cộng tuyến
t
Beta
1
Hệ số đã
chuẩn hóa
Sai số
chuẩn
Sig.
Beta
Hệ số chấp
Độ chấp nhận
nhận phương
(Tolearance)
sai (VIF)
(Hằng số)
.089
.346
.258
.796
F1
.848
.062
.616 13.726
.000
.772
1.295
F2
.124
.052
.104
2.416
.016
.838
1.193
F3
.200
.068
.123
2.936
.004
.892
1.121
F4
-.102
.063
-.066 -1.627
.105
.955
1.048
Từ Bảng 5 cho thấy trong 4 biến tác động đưa
vào mô hình phân tích hồi quy chỉ có 3 biến tác
động có mối quan hệ tuyến tính với quyết định
chọn trường đại học của học sinh lớp 12. Đó là
các biến công việc và yếu tố cá nhân với sig =
0.000 (< 0.05), biến cá nhân ảnh hưởng với sig=
0.016 (<0.05), biến cơ hội trúng tuyển với sig =
0.004 (<0.05). Các hệ tuyến tính này đều là quan
hệ tuyến tính dương.
không bị đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Vậy các giả thuyết H5-8, H4, H7 được chấp nhận.
Giả thuyết H1 hiện tại chưa có ý nghĩa thống kê
khi xem xét trong mối quan hệ của phương trình
hồi quy.
Phân tích phương sai (ANOVA) và kiểm định
sự khác biệt (T-test) về giới tính, trường mà học
sinh đang theo học và mức thu nhập của gia
đình đến quyết định chọn trường đại học.
Phân tích sự khác biệt giữa nam và nữ đối với
quyết định chọn trường đại học:
Phương trình hồi quy tuyền tính được viết như
sau:
D = 0.089 + 0.848*F1 + 0.124*F2 +0.200*F3
Phân tích T-test giữa các nhóm nam và nữ dưới
đây để xác định có sự khác biệt đối với quyết
định chọn trường đại học giữa các nhóm này hay
không. Kết quả phân tích ở Bảng 6 cho thấy là
không có sự khác biệt (mức ý nghĩa trong trường
hợp này lớn hơn .05 (chọn mức ý nghĩa là .05 tức
là với độ tin cậy 95%).
Như vậy yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai
và tương thích với đặc điểm cá nhân tác động
mạnh nhất đến quyết định chọn trường đại học
của học sinh lớp 12.
Hệ số phóng đại của phương sai (VIF) đều có giá
trị nhỏ hơn 2, như vậy mô hình hồi quy hoàn toàn
96
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Bảng 6. Thống kê mô tả của hai nhóm nam và nữ
Giới
tính
Quyết định
chọn trường
đại học
Mẫu
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Trung bình sai số
chuẩn
Nữ
192
4.07
1.311
.095
Nam
138
4.19
1.212
.103
Bảng 7. Kiểm định trung bình hai nhóm nam và nữ đối với quyết định chọn trường đại học
Kiểm định
sự bằng
nhau về
phương
sai
Kiểm định sự bằng nhau về trung bình
Sig.
F
Kiểm định trung
bình với phương sai
bằng nhau
Kiểm định trung
bình với phương sai
không bằng nhau
.660
Sig.
.417
t
Df
(2tailed)
Khoảng tin cậy ở
độ tin cậy 95%
Khác
biệt
trung
bình
Trung
bình
sai số
chuẩn
Cận
dưới
Cận trên
-.851
328
.395
-.121
.142
-.400
.158
-862
308.066
.389
-.121
.140
-.396
.155
Nhìn vào Bảng 7, phép kiểm định này cho thấy
giá trị p (dùng phép kiểm định F) có giá trị
p=.417 > .05. Điều này có nghĩa là phương sai
của hai nhóm nam và nữ bằng nhau.
Phân tích sự khác biệt về thu nhập đối với quyết
định chọn trường đại học:
Phân tích ANOVA giữa các nhóm thu nhập dưới
đây để xác định có sự khác biệt đối với quyết
định chọn trường đại học giữa các nhóm này hay
không. Kết quả phân tích ở Bảng 9 cho thấy là có
sự khác biệt (Mức ý nghĩa trong trường hợp này
thì nhỏ hơn .05 – chúng ta chọn mức ý nghĩa là
.05 tức là với độ tin cậy 95%).
Kết quả của Bảng 7 cho thấy không có sự khác
biệt trung bình có ý nghĩa giữa nam và nữ
(p=.395 >.05). Có nghĩa là quyết định chọn
trường đại học giữa nam và nữ là như nhau.
97
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Bảng 8. Phân tích sự khác biệt về thu nhập đối với quyết định chọn trường đại học
Thống kê Levene
df1
df2
Sig.
8.114
3
326
.000
Bảng 9. Quyết định chọn trường đại học
Tổng bình
phương
df
Trung bình
bình phương
F
Mức ý nghĩa
(Sig.)
Giữa các
nhóm
19.354
3
6.451
4.115
.007
Trong nhóm
511.037
326
1.568
Tổng
530.391
329
Với mức ý nghĩa Sig = .000 có thể nói phương
sai của yếu tố quyết định chọn trường giữa 4
nhóm thu nhập có sự khác biệt một cách có ý
nghĩa (Sig= .000 < α = .05).
Phân tích sự khác biệt về trường trung học phổ
thông (THPT) đối với quyết định chọn trường
đại học:
Phân tích ANOVA giữa các nhóm trường THPT
dưới đây để xác định có sự khác biệt đối với
quyết định chọn trường đại học giữa các nhóm
trường THPT này hay không. Kết quả phân tích ở
Bảng 10 cho thấy là không có sự khác biệt (Mức
ý nghĩa trong trường hợp này thì lớn hơn .05 –
chúng ta chọn mức ý nghĩa là .05 tức là với độ tin
cậy 95%).
Bảng 9 cho thấy với mức ý nghĩa quan sát Sig =
.007 nếu chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm
định này là 95% (mức ý nghĩa = .05) thì có thể
nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Sig =
.007 < α = .05) hay nói cách khác là có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về thu nhập đối với
quyết định chọn trường.
Bảng 10. Phân tích sự khác biệt về trường THPT đối với quyết định chọn trường đại học
Thống kê Levene
df1
df2
Sig.
.884
3
326
.450
Bảng 11. Quyết định chọn trường đại học
Tổng bình
phương
Df
Bình phương
trung bình
F
Mức ý
nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm
8.113
3
2.704
1.688
.169
Trong nhóm
522.278
326
1.602
Tổng
530.391
329
98
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
Với mức ý nghĩa Sig = .450 có thể nói phương
sai của yếu tố quyết định chọn trường giữa bốn
nhóm trường là không có sự khác biệt một cách
có ý nghĩa (Sig =.450 > α =.05).
theo đơn vị trường THPT trong sự đánh giá tầm
quan trọng các yếu tố khi quyết định chọn trường
đại học để nộp đơn xét tuyển. Ngoài ra, khi phân
tích ANOVA, ta thấy giữa các nhóm thu nhập có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với quyết
định chọn trường.
Bảng 11 cho thấy với mức ý nghĩa quan sát Sig =
.169 nếu chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm
định này là 95% (mức ý nghĩa = .05) thì có thể
nói không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(Sig = .169 > α = .05) hay nói cách khác là không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về quyết định
chọn trường đại học giữa các nhóm trường phổ
thông trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
Như vậy, sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy
của các thang đo thông qua công cụ phân tích
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám
phá, xác định mức độ tác động của các yếu tố
bằng phân tích hồi quy, kết quả cho thấy chỉ có 3
trong 8 yếu tố tác động đưa ra trong mô hình
nghiên cứu đề nghị là có tác động đến quyết định
chọn trường đại học của học sinh lớp 12, trong
đó yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai và
tương thích với đặc điểm cá nhân có tác động lớn
nhất đến quyết định chọn trường đại học và giữa
những nhóm học sinh có thu nhập gia đình khác
nhau thì có sự khác biệt trong quyết định chọn
trường.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Dựa vào mô hình lý thuyết đã được xây dựng,
nghiên cứu đã tiến hành xây dựng và kiểm định
độ tin cậy của thang đo các yếu tố tác động đến
quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp
12 của các trường phổ thông trung học trên địa
bàn thành phố Long Xuyên.
4.2 Khuyến nghị
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy
mô hình nghiên cứu giải thích được 48.8% cho
tổng thể về mối liên hệ của các biến (1) cơ hội
việc làm trong tương lai và tương thích đặc điểm
cá nhân, (2) các cá nhân có ảnh hưởng, (3) cơ hội
trúng tuyển với biến quyết định chọn trường đại
học của học sinh. Điều đó có nghĩa là khi trường
đại học có thể mang lại cơ hội việc làm trong
tương lai cao và có độ tương thích với đặc điểm
cá nhân cao; sự hiểu biết về trường đại học của
các cá nhân có ảnh hưởng tác động đến học sinh
càng cao; cơ hội trúng tuyển càng cao thì càng
thu hút được đông đảo học sinh nộp đơn xét
tuyển vào trường. Trong đó yếu tố cơ hội việc
làm trong tương lai và tương thích với đặc điểm
cá nhân có tác động lớn nhất đến quyết định chọn
trường đại học của học sinh lớp 12, kế đến là yếu
tố cơ hội trúng tuyển và cuối cùng là yếu tố các
cá nhân có ảnh hưởng, với các hệ số bêta trong
phương trình hồi quy lần lượt là 0.848, 0.200 và
0.124.
Các trường đại học cần tăng cường hợp tác và
liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm nắm
bắt được nhu cầu về tiêu chuẩn tuyển dụng người
lao động để không ngừng cải tiến chương trình
đào tạo cho sinh viên nhằm đáp ứng cao cho nhu
cầu lao động của xã hội, nâng cao cơ hội việc
làm trong tương lai cho các em sau khi ra trường.
Tạo điều kiện cho các học sinh lớp 12 có được
đầy đủ những thông tin cần thiết và quan trọng từ
đó đưa ra quyết định chọn trường phù hợp với sở
thích và năng lực cá nhân của mình, đáp ứng
được những mong đợi về việc làm trong tương
lai.
Cơ hội trúng tuyển là nhân tố tác động lớn thứ
hai trong quyết định chọn trường đại học của học
sinh lớp 12, các trường THPT và các trường đại
học cần phối hợp với nhau để cung cấp đầy đủ
thông tin về điểm chuẩn xét tuyển từng ngành, tỷ
lệ chọi từng ngành,… giúp các em học sinh lớp
12 có sự cân nhắc lựa chọn trường đại học phù
hợp với năng lực của mình.
Các cá nhân có ảnh hưởng là nhân tố có tác động
thứ ba đến quyết định chọn trường của học sinh
Kết quả kiểm định T-test cho thấy không có sự
khác biệt giữa nhóm học sinh theo giới tính và
99
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 88 – 100
lớp 12. Điều này có thể lý giải là do sự tác động
của các cá nhân có ảnh hưởng (cha mẹ, anh chị,
thầy cô và bạn bè,…) đến quyết định chọn trường
của học sinh lớp 12 nhiều hay ít có thể còn phụ
thuộc vào tầm ảnh hưởng, uy tín và sự hiểu biết
của cá nhân đó đối với học sinh. Các bậc cha mẹ,
thầy cô giáo và các anh chị đi trước cần quan tâm
lắng nghe nguyện vọng của các em học sinh và
tìm hiểu nhiều thông tin hơn về trường đại học đó
để có thể tư vấn cho các em một cách đầy đủ,
sáng suốt và thuyết phục nhất trong quyết định
chọn trường dự thi.
Ngoài ra qua kết quả phân tích ta thấy yếu tố cá
nhân ảnh hưởng 5 là theo lời khuyên của chuyên
gia tư vấn tuyển sinh đã bị loại bỏ do có sự khác
biệt trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.3. Điều đó cho
thấy công tác tư vấn tuyển sinh chưa đạt hiệu quả
cao. Như vậy bên cạnh trách nhiệm về xây dựng
lực lượng giáo viên có trình độ về hướng nghiệp
của Bộ Giáo Dục và Đào tạo thì các trường
THPT cũng nên chú trọng hoạt động giáo dục
hướng nghiệp nhằm giúp đỡ các em có nhiều
kiến thức hơn khi ra quyết định chọn trường và
ngành theo học cho phù hợp nhất với khả năng
của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc.
(2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản
Hồng Đức.
Marvin, J. Burns. (2006). Factors influencing the
college choice of african - american student
admitted to the college of agriculture, food
and natural resource. A Thesis presented to
the Faculty of the Graduate School.
University of Missouri, USA.
Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên
cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà
xuất bản Lao động Xã hội.
Nguyễn Phương Toàn. (2011). Khảo sát các yếu
tố tác động đến việc chọn trường của học sinh
lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ ngành đào tạo
thí điểm. Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện
Đảm bảo Chất lượng Giáo dục.
Ruth, E. Kallio. (1995). Factors influencing the
college choice decisions of graduate student.
Research in Higher Education.
Trần Văn Quí & Cao Hào Thi. (2009). Các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại
học của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí
phát triển KH&CN. 15 (2009).
Chapman, D. W. (1981). A model of student
college choice. The Journal of
Higher
Education. 52(5), 490 - 505.
Hossler, D & Gallagher, K. (1987). Studying
college choice: A three-phase model and
implications for policy makers. College and
University. 2, 207 - 21.
100