Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CHUYÊN đề dạy học THEO CHỦ đề TÍCH hợp KIẾN THỨC LIÊN môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.09 KB, 8 trang )

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ: NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
* Địa lí
- Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó.
- Trình bày được một số vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn cầu và ở các nhóm nước.
* Sinh học
- Biết được khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm và cách lan truyền của các tác nhân gây
bệnh truyền nhiễm.
* GDCD
- Thấy được trách nhiệm của công dân nói chung, học sinh nói riêng trong việc tham gia
giải quyết những vấn đề bức thiết của nhân loại.
2. Kĩ năng
* Địa lí
- Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số.
- Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường.
* Sinh học
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghiên cứu, phân tích, rút ra kiến thức phòng tránh bệnh
truyền nhiễm, phân biệt các loại miễn dịch.
-Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
* GDCD
- Biết cách tìm hiểu và tham gia một số vấn đề môi trường ở địa phương.
3. Thái độ:
- Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ủng hộ những hoạt
động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường, địa phương
tổ chức…
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng


công nghệ thông tin
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy theo lãnh thổ
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thảo luận nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn)
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Dạy học theo chuyên gia.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bộ câu hỏi định hướng (Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung)
- Các phiếu đánh giá, câu hỏi.
+ Trong khi thực hiện báo cáo:
. Phiếu học tập
. Phiếu đánh giá
+ Sau báo cáo:
. Thông tin phản hồi.
. Tổng kết
2. Chuẩn bị của học sinh:

1


- Các sơ đồ, hình ảnh thu thập được qua Internet hoặc có trong thư viện
- Các ấn phẩm do học sinh tạo ra.
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
IV.1. Tiến trình lên lớp tiết 1
A. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Bước 1: GV cho HS chơi một trò chơi nhỏ. Trò chơi gồm 4 hình tương ứng với các
câu hỏi liên quan tới chủ đề dạy học như sau:
- Hình ảnh bùng nổ dân số: Dân số Việt Nam năm 2017 là bao nhiêu? (Theo thống kê
mới nhất từ Liên Hợp Quốc ngày 25/11/2017 dân số Việt Nam là 96.002.544 người chiếm

1,27% dân số Thế Giới).
- Hình ảnh ô nhiễm môi trường: Đây là hiện tượng gì? (Hiệu ứng nhà kính)
- Hình ảnh tài nguyên thiên nhiên: Phân loại các tài nguyên khoáng sản (Tài nguyên
có thể tái tạo: đất, nước; tài nguyên không thể tái tạo: than, dầu và tài nguyên vĩnh cửu:
gió, sóng)
- Hình ảnh dịch bệnh: Kể tên một số bệnh truyền nhiễm mà em biết? (Thủy đậu, Sởi,
H5N1, tiêu chảy…).
Bước 2: Gv dựa vào một số kiến thức vừa nêu giới thiệu chủ đề bài học: Qua mini
game vừa rồi chúng ta đã hình dung được những vấn đề cấp thiết hiện nay của toàn nhân
loại đó là: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và dịch bệnh. Đó là
những vấn đề liên quan đến sự sống còn của toàn nhân loại. Vậy những điều đó đã và đang
diễn ra như thế nào? Và chúng ta phải làm gì trước những vấn đề nan giải được đặt ra? Hôm
nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chủ đề “Những vấn đề cấp thiết của nhân loại” qua nội dung
của các bài sau:
1. Dân số - gia tăng dân số( Bài 22 , mục 1– Địa lí 10)
2. Môi trường và phát triển bền vững (Bài 42 – Địa lí 10)
3. Bệnh truyền nhiễm (Bài 32 – Sinh học 10)
4. Trách nhiệm của công dân (Bài 15 – GDCD 10)
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1 ( hoạt động cá nhân 5 phút): Tìm hiểu dân số và tình hình phát triển dân
số thế giới.
Bước 1: GV cho HS quan sát biểu đồ cơ cấu dân số TG phân theo nhóm nước và
bảng số liệu về thời gian gia tăng dân số. Sau đó, rút ra nhận xét về quy mô dân số thế giới ,
tình hình và xu hướng phát triển dân số thế giới.
Bước 2: HS quan sát và nhận xét: Quy mô dân số khác nhau giữa hai nhóm nước
phát triển và đang phát triển: có 11 quốc gia dân số trên 100 triệu người (TQ, Ấn Độ, HKì,
Inđô, Braxin, Pakitan, LBNga, Bănglađét, Nigiêria, Mêhicô); 17 nước dân số ít: Tuvanu,
Mônacô,..
* 95% dân số tăng thêm ở các nước đang phát triển
+ Thời kì 1804 - 1827 dân số từ 1 tỉ lên 2 tỉ người (cần 123 năm)

+ Thời kì 1987 - 1999 dân số từ 5 tỉ lên 6 tỉ người (chỉ cần 12 năm)
Nguyên nhân: Tỉ lệ tử vong giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khoẻ…
Bước 3: GV cho quan sát hình ảnh
Bước 4: GV chuẩn kiến thức và mở rộng một số thông tin về dân số thế giới: Theo
thống kê của Liên hợp quốc, dân số thế giới đến ngày 22/3/2017 là 7,49 tỷ người. Hiện tại,
sáu quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil và Pakistan có dân số bằng một
nửa thế giới.

2


THÔNG TIN PHẢN HỒI
I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
1. Dân số thế giới
- Giữa năm 2005 là 6.477 triệu người.
- Quy mô dân số giữa các châu lục và các nước khác nhau (có 11 quốc gia/200 quốc
gia với dân số trên 100 triệu người, 17 nước có số dân từ 0,01- 0,1 triệu người)
- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn
2. Tình hình phát triển dân số thế giới
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn từ 123 năm xuống 32,
xuống 15 năm, 13 năm, 12 năm.
-Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn: Từ 123 năm còn 47 năm.
=> Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn.
- Nguyên nhân: sau thế kỉ XX : tỉ lệ tử vong giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm
sóc sức khỏe,...

Chuyển ý: Thế giới đã đứng trước tình trạng bùng nổ dân số (gia tăng nhanh và đột biến –
hình ảnh). Vậy bùng nổ dân số đã gây ra những hệ quả gì và trong đó, ô nhiễm môi trường,
cạn kiệt tài nguyên là những vấn đề cấp thiết nhất mà toàn nhân loại phải đối mặt?
Hoạt động 2 (hoạt động nhóm 20 phút) Môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các vấn

đề môi trường ở các nước trên thế giới.
Bước 1: GV áp dụng phương pháp dạy học theo chuyên gia, chia lớp thành 6 nhóm
và phân công nhóm trưởng (nhóm trưởng phân công nhiệm vụ và chuẩn bị báo cáo). Các
nhóm báo cáo những nội dung đã được giao về nhà nghiên cứu và tìm hiểu như sau:
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu hiện trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và những cơ sở
để phát triển bền vững.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển.
Nhóm 5,6: Tìm hiểu vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển.
Bước 2: Đại diện nhóm lên báo cáo nội dung đã tìm hiểu. Các nhóm còn lại lắng
nghe và đặt câu hỏi sau khi kết thúc phần báo cáo. Thư ký của mỗi nhóm ghi lại câu hỏi và
thảo luận nhóm trong 5 phút để trả lời
Bước 3: Nhóm chuyên gia trả lời câu hỏi của các nhóm khác có sự hỗ trợ của GV.
Bước 4: GV cho xem hình ảnh liên quan, chốt lại ý chính, chuẩn kiến thức và mở
rộng một số vấn đề.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
II. Môi trường và các vấn đề môi trường ở các nước trên thế giới.
1. Khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên
* Môi trường
- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất,
có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh
hưởng đến sự sống phát triển của con người.
* Tài nguyên thiên nhiên
- Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng
sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và
làm đối tượng tiêu dùng.

3



THÔNG TIN PHẢN HỒI
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.
* Hiện trạng của tài nguyên và môi trường:
- Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật).
- Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, suy thoái, sự nóng lên của Trái Đất do các khí
thải làm tăng hiệu ứng nhà kính.
* Cơ sở của sự phát triển bền vững:
+ Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường. Đảm bảo sử dụng lâu dài
các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới
thay thế.
+ Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng.
+ Bảo vệ, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên,phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái,
giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái.
3. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển
- Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh,dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (mưa
axit,..), chủ yếu ở Hoa Kì.
- Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình, lại
chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
4. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển
a. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường: Chiếm ½
diện tích các lục địa, ¾ dân số thế giới, giàu tài nguyên, môi trường bị hủy hoại nghiêm
trọng.
b. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển
- Khai thác và chế biến khoáng sản:là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ.
- Việc khai thác mỏ mà không chú ý đến bảo vệ môi trường, thì môi trường dễ bị ô
nhiễm.
- Các nước phát triển lợi dụng khó khăn ở các nước đang phát triển để bóc lột tài
nguyên.
c. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
- Tài nguyên rừng rất phong phú. Tuy nhiên, việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy

củi, lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,... dẫn tới rừng bị suy giảm về
diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.
Chuyển ý: Nhân loại chúng ta ngoài việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường,
bùng nổ dân số thì trong những năm gần đây tình hình bệnh dịch như dịch Ebola, vi rút
ZiKa, Sars…cũng gia tăng đáng kể dù y học phát triển, điều đó làm ảnh hưởng đến nền kinh
tế, xã hội và nhân loại cũng đang hứng chịu nhiểu hậu quả nặng nề từ những đại dịch này.
Vậy bệnh truyền nhiễm là gì? Tác nhân gây bệnh, phương thức lan truyền như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua nội dung tiếp theo qua bài 22: Bệnh truyền nhiễm và miễn
dịch – sinh học 12
Hoạt động 3: (Hoạt động cả lớp 15 phút) Bệnh truyền nhiễm
Bước 1: GV chiếu hình ảnh những bệnh truyền nhiễm cho hS quan sát. Sau đó đặt
câu hỏi yêu cầu hs dựa vào kiến thức SGK trả lời
- Bệnh truyền nhiễm là gì?
- Cho biết các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm?
- Điều kiện gây bệnh?
- Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua những con đường nào?

4


- Nêu một vài ví dụ cụ thể về phương thức truyền ngang và truyển dọc?
Bước 2: Hs trả lời các câu hỏi. GV chuẩn kiến thức và mở rộng: Độc lực tức là khả
năng gây bệnh ở đây được hiểu là nó phải độc với loài sinh vật nào đó, có thể độc với loài
này nhưng có thể không độc với loài khác. Khi tạo được độc trong trường hợp này nó đã
thỏa mãn có độc lực, muốn vậy thường số lượng nhiễm rất lớn.
Bước 3: Cho hs thảo luận cặp hoàn thành PHT sau:
PHT : Các bệnh truyền nhiễm thường gặp cho virut.
Các bệnh
truyền
Cách xâm nhập

Bệnh thường gặp
nhiễm
Bệnh đường - Virut từ không khí qua niêm mạc vào mạch. máu - Viêm phổi, cúm,
hô hấp
tới đường hô hấp.
SARS,…
- Virut qua miệng nhân lên trong mô bạch huyết, - Viêm gan, tiêu chảy,
Bệnh đường sau đó một mặt vào máu đến các cơ quan khác quai bị,…
tiêu hóa
nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột ra
ngoài theo phân.
Bệnh hệ
- Virut vào máu hoặc theo dây thần kinh ngoại vi - Viêm não, bại liệt,
thần kinh tới hệ thần kinh trung ương.
bệnh dại.,...
Bệnh đường - Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục.
HIV/AIDS, viêm gan
sinh dục
B,…
- Virut qua đường hô hấp vào máu rồi đến da.
- Sởi, đậu mùa,…
Bệnh da
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc đồ dùng hàng
ngày.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức và khẳng định: Dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm
trong thời đại ngày nay đang là một vấn đề nóng bỏng của toàn thế giới, nhiều bệnh đã có
kháng sinh điều trị nhưng cũng từ đó xuất hiện nhiều dịch bệnh mới mạnh hơn, kháng thuốc
và khó điều trị hơn. Vì thế,trong quá trình phát triển của cơ thể không nên lạm dụng quá
nhiều thuốc kháng sinh.
THÔNG TIN PHẢN HỒI

III. Bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm là gì?
- Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân: Do vi khuẩn, virut, vi nấm, động vật nguyên sinh…..
- Điều kiện gây bệnh: độc lực, số lượng, con đường xâm nhập thích hợp.
2. Phương thức lây truyền:
a. Truyền ngang:
- Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.
- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, ….
- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
b. Truyền dọc:
- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.
3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut
- Bệnh đường hô hấp: cảm, viêm phổi, H5N1, H1N1….
- Bệnh đường tiêu hóa: quai bị, tiêu chảy, viêm gan…
- Bệnh đường thần kinh: bệnh dại, viêm màng não, bại liệt….
- Bệnh lây qua đường sinh dục: mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung….
- Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi…

5


Chuyển ý: Qua những nội dung mà chúng ta vừa tìm hiểu các em cũng đã hình dung và khái
quát được những vấn đề cấp thiết của xã hội và nhân loại hiện nay nói chung và Việt Nam
nói riêng đó là bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và dịch bệnh truyền
nhiễm ngày càng có nguy cơ tăng cao. Vậy, bản thân mình là một công dân thì các em phải
làm gì? Chúng ta đi vào phần cuối của chủ đề ở môn GDCD bài 15:
Hoạt động 4: (Hoạt động nhóm 10 phút) Công dân với những vấn đề cấp thiết của
nhân loại.

Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và thảo luận những vấn đề sau:
- Nhóm 1,2: Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số
- Nhóm 3,4: Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
- Nhóm 5,6: Trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
Bước 2: HS thảo luận và hoàn thành bài nhóm trên bảng phụ.
Bước 3: Đại diện 3 nhóm lên báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức và kết luận.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
IV. Công dân với những vấn đề cấp thiết của nhân loại.
a. Trách nhiệm của công dân học sinh trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng, không vứt rác, xã
nước bừa bãi;
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
- Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ động vật, thực vât. Không tham gia vận chuyển, mua bán
động vật quý hiếm;
- Không đốt phá, khai thác rừng bừa bãi;
- Không dùng chất nổ, điện để đánh bắt hải sản;
- Tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.;
- Đấu tranh phê phán hành vi phá hoại môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật
Bảo vệ môi trường.
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số
- Nghiêm chỉnh thực hiện Luật hôn nhân và gia đình;
- Tổ chức tuyên truyền vận động gia đình và mọi người thực hiện tốt Luật Hôn nhân
và gia đình, chính sách dân sô – kế hoạch hoá gia đình.
- Có cuộc sống lành mạnh, không kết hôn, sinh con ở tuổi vị thành niên, không quan
hệ tình dục trước hôn nhân.
c. Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh
hiểm ngheo.

- Chăm lo, tích cực rèn luyện sức khoẻ..
- Có lối sống an toàn, lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội.
- Tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo; tuyền truyền phong
chống mại dâm, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác trong cộng đồng…
Kết luận toàn bài: Ngày nay, với sự phát triển như vũ bảo của cách mạng khoa học và
công nghệ đã mạng lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn, đồng thời cũng
đặt nhân loại trước những khó khăn và thách thức mới: vấn đề môi trường, dân số và dịch
bệnh hiểm nghèo. Do đó, đòi hỏi mọi người phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm,
nghĩa vụ, lương tâm của mình đôi với những vấn đề cấp thiết của nhân loại.

6


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Bước 1: Củng cố kiến thức, cho điểm thưởng các cá nhân hoàn thành các câu hỏi
củng cố bên dưới.
Câu 1: Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về điều kiện cần để gây bệnh
truyền nhiễm?
A. Có khả năng lây từ các thể này sang cá thể khác.
B. Tác nhân gây bệnh phải có độc lực.
C. Đường vào phải phù hợp với mỗi loại tác nhân gây bệnh.
D. Không phụ thuộc vào số lượng tác nhân gây bệnh nhiều hay ít.
Câu 2: Virut gây bệnh ...... vào cơ thể tới thần kinh trung ương theo dây thần
kinh ngoại vi là:
A. HIV
B. dại
C. đậu mùa.
D. viêm não.
Câu 3: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với
những tác động môi trường do sự?

A. Phát triển du lịch.
B. Phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển công nghiệp.
D. Phát triển ngoại thương.
Câu 5: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là?
A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.
D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.
Câu 6: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp
là?
A. Bùng nổ dân số trong nhiều năm.
B. Chậm phát triển về kinh tế - xã hội.
C. Chiến tranh và xung đột triền miên.
D. Nhiều công ti xuyên quốc gia dã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước,
đang phát triển.
Câu 7: Nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu
Phi và Mĩ La Tinh là gì?
A. Gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ.
B. Sản phẩm cây công nghiệp chế biến từ gỗ.
C. Khoáng sản thô và đã qua chế biến.
D. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi.
Câu 8: Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng
nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển?
A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng.
B. Đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ, củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.
C. Phát triển du lịch sinh thái.
D. Phát triển công nghiệp và đô thị.
Câu 9: Nội dung của kế hoạch hóa gia đình ở nước ta là:
A. mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 con.

B. mỗi cặp vợ chồng nên có từ 2 con trở lên.
C. mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 3 con.
D. mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con.

7


Câu 10: Ở nước ta Luật Bảo vệ môi trường mới nhất hiện nay đang được áp dụng ban hành
năm nào?
A. Năm 2012.
B. Năm 2011.
C. Năm 2013.
D. Năm 2014.
Câu 11: Để hạn chế sự bùng nổ dân số, mỗi công dân cần phải:
A. Chăm lo phát triển kinh tế.
B. Chấp hành luật hôn nhân gia đình 2000 và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
C. Chỉ kết hôn khi có tình yêu chân chính.
D. Chấp hành luật hôn nhân gia đình và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
D. DẶN DÒ – GIAO NHIỆM VỤ
- Khái quát nội dung bài học theo sơ đồ tư duy.
- Hoàn thành bộ câu hỏi trắc nghiệm theo chủ đề đã học.

8



×