Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH kế toán và tư vấn v l c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 131 trang )

ƢỜ











ỆT Ố

Ô



S

Y

Ƣ



L
huyên ngành:

ế toán


ã số: 60340301

LUẬ

Ă



ƢỜ

ƢỚ
S



Í



, Ă




2017

A
Â

ỌC:



LỜ

A

A

Tôi xin cam đoan luận văn “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty
TNHH Kế Toán Và Tư Vấn V.L.C” là do tôi nghiên cứu thực hiện. Các thông tin
trong luận văn là những thông tin thu thập thực tế từ phía công ty. Luận văn này
chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về lời cam đoan của mình.
TP Hồ Chí Minh, Ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Lê Thị Hồng


L
TRANG PHỤ BÌA
LỜ

A


A ........................................................................................................... ii

L

......................................................................................................................iii

A

Ý

A

ỆU,



Ắ ............................................ vii

SƠ Ồ ...................................................................................................viii

A

Ì



Ẽ .............................................................................................. viii

Ở ẦU ............................................................................................................. 1


1.

ính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

2.

ổng quan về các nghiên cứu trƣớc đây về hệ thống kiểm soát nội bộ ......... 2
2.1.

ác bài báo, nghiên cứu nƣớc ngoài ....................................................... 2

2.2.

ác nghiên cứu trong nƣớc ...................................................................... 3

3.

ục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4

4.

ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5

5.

hƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 5

6.

óng góp mới của đề tài ..................................................................................... 6


7.

ết cấu của luận văn .......................................................................................... 6

ƢƠ

1

Ơ SỞ LÝ

UY









S

........... 7

ổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ ....................................................... 7

1.1.
1.1.1.


hái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................................... 7

1.1.2.

ục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ................................................ 10

1.1.3.

ác bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo

S

. 11

1.1.3.1.

Môi trường kiểm soát ......................................................................... 11

1.1.3.2.

Đánh giá rủi ro ................................................................................... 12

1.1.3.3.

Hoạt động kiểm soát .......................................................................... 13

1.1.3.4.

Thông tin và truyền thông .................................................................. 14


1.1.3.5.

Giám sát ............................................................................................. 15

1.1.4.

ối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống

S

.......... 16


Lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống

1.1.5.

S

............................... 17

1.1.5.1.

Lợi ích của hệ thống KSNB ............................................................... 17

1.1.5.2.

Hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB ............................................. 18
ánh giá hệ thống


1.1.6.

S

....................................................................... 19

1.1.6.1.

Các cách tiếp cận để đánh giá hệ thống KSNB ................................. 19

1.1.6.2.

Các công cụ đánh giá hệ thống KSNB .............................................. 20

1.1.6.3.

Các tiêu chí đánh giá hệ thống KSNB ............................................... 21

ệ thống

1.2.

S

trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán ............................... 24

hững vấn đề chung về doanh nghiệp dịch vụ kế toán ....................... 24

1.2.1.
1.2.1.1.


Khái niệm về dịch vụ kế toán. ........................................................... 24

1.2.1.2.

Điều kiện hành nghề kế toán.............................................................. 24

1.2.1.3.

Các sản phẩm dịch vụ kế toán ........................................................... 25

1.2.1.4.

Các văn bản pháp lý hiện hành quy định những vấn đề hoạt động dịch

vụ kế toán. .......................................................................................................... 26
ệ thống

1.2.2.

S

đối với công ty dịch vụ kế toán .................................. 27

1.2.2.1.

Đặc điểm của hoạt động dịch vụ kế toán chi phối hệ thống KSNB .. 27

1.2.2.2.


Mục tiêu của hệ thống KSNB đối với công ty dịch vụ kế toán. ........ 29

LUẬ
ƢƠ

ƢƠ
2

1............................................................................................. 31




Ƣ Ấ

2 1 ổng quan về ông ty


L



S

Ô

Y

...................................................................... 32
ế oán à ƣ ấn


L

............................ 32

2 1 1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ........................................... 32
212

hức năng-nhiệm vụ .................................................................................. 33

2.1.2.1. Chức năng: ............................................................................................ 33
2.1.2.2. Nhiệm vụ: .............................................................................................. 33
213

ơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban ông y

ƣ ấn

L

ế oán à

....................................................................................................... 34

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 34
2.1.3.2. Chức năng các phòng ban ...................................................................... 34


22


hực trạng hệ thống

S

tại ông ty

ế oán à ƣ ấn

L

.................................................................................................................................... 35
221

ục tiêu của hệ thống

S

tại công ty

ế oán à ƣ ấn

V.L.C 35
222
S

ách tiếp cận đánh giá hệ thống
tại công ty

S


và tiêu chí đánh giá hệ thống

ế oán à ƣ ấn

L

...................................... 36

2.2.2.1. Cách tiếp cận đánh giá hệ thống KSNB ................................................ 36
2.2.2.2. Tiêu chí đánh giá hệ thống KSNB ......................................................... 37
223

ội dung, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp khảo sát ...................... 37

2.2.3.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát .............................................................. 37
2.2.3.2. Nội dung khảo sát .................................................................................. 38
2.2.3.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 38
224

hực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại ông y

ƣ ấn

L

ế oán à

...................................................................................................... 39

2.2.4.1.Môi trường kiểm soát ............................................................................. 39

2.2.4.2.Thực trạng về đánh giá rủi ro ................................................................. 47
2.2.4.3.Thực trạng về hoạt động kiểm soát ........................................................ 50
2.2.4.4. Thực trạng về thông tin và truyền thông ............................................... 58
2.2.4.5. Thực trạng về giám sát .......................................................................... 60
225
ấn

ánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty
L

ế oán à ƣ

............................................................................................................ 61

2.2.5.1. Những mặt đã làm được ........................................................................ 61
2.2.5.2. Những mặt chưa làm được .................................................................... 66
2 2 6 hận diện và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động
của công ty ............................................................................................................. 68
2.2.6.1.Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 68
2.2.6.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 69
227
LUẬ

ánh giá hiệu quả hệ thống
ƢƠ

S

........................................................... 71


2............................................................................................. 72


ƢƠ

3:

Ô





Y


Ƣ Ấ


L



S

.......................................... 73

3 1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty
32


iến nghị một số giải pháp hoàn thiện hệ thống

toán và ƣ ấn
321

L

S

L

............ 73

tại công ty

ế

.............................................................................................. 74

iải pháp hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát ............................................ 74

3.2.1.1. Cam kết đảm bảo tính chính trực và các giá trị đạo đức ....................... 74
3.2.1.2. Sự độc lập trong quản lý và việc giám sát tính hiệu quả của hệ thống
KNSB. ................................................................................................................ 76
3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức và phân chia quyền hạn trách nhiệm ............................ 77
3.2.1.4. Cam kết về năng lực nhân viên ............................................................. 77
3.2.1.5. Triết lý và phong cách điều hành của nhà lãnh đạo .............................. 79
322

iải pháp hoàn thiện nhận diện và đánh giá rủi ro ................................ 80


3.2.2.1. Xác đinh mục tiêu .................................................................................. 81
3.2.2.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro ................................................................. 81
3.2.2.3. Phân tích rủi ro ...................................................................................... 84
3.2.2.4. Lựa chọn các biện pháp đối phó rủi ro .................................................. 84
3.2.2.5. Xây dựng các biện pháp khắc phục đối với các rủi ro đã xảy ra ........... 85
323

iải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát .............................................. 85

3.2.3.1. Hoạt động kiểm soát chung ................................................................... 85
3.2.3.2. Hoạt động kiếm soát từng chu trình chính trong công ty ...................... 87
324

iải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông ..................................... 89

3.2.4.1. Sử dụng thông tin chất lượng và thích hợp ........................................... 89
3.2.4.2. Truyền thông trong công ty ................................................................... 90
325
33

iải pháp hoàn thiện giám sát .................................................................. 92

iến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ........................................... 93
LUẬ



ƢƠ


3............................................................................................. 94

LUẬ ....................................................................................................... 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


A

Ý

ỆU,





COSO: Criteria of Control Board of Canadian Institute of Chartered Accountants
IFAC: International Federation of Accountants
ERM: Enterprise Risk Management Framework
COBIT: Control Objectives for Information and Related Technology
ACFE: The Association of Certified Fraud Examiners
DVKT: Dịch vụ kế toán
DN: Doanh nghiệp
KSNB: Kiểm soát nội bộ
TSCĐ: Tài sản cố định
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
CTCP: Công ty cổ phần

HĐTV: Hội đồng thành viên
BKS: Ban kiểm soát
BCTC: Báo cáo tài chính


A

SƠ Ồ

Sơ đồ 1.1: Khái quát khái niệm KSNB theo quan điểm của COSO
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty
A

Ì



Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB


1


1.

Ở ẦU

ính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trở thành một xu thế tất yếu của


thời đại, nó đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như những thách thức nhất
định. Các doanh nghiệp muốn tồn tại một cách ổn định và bền vững trên thị trường
thì không những phải phát triển kinh doanh, mà còn cần hạn chế rủi ro, quản lý và
kiểm soát tốt tình hình bên trong của doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm soát nội bộ trở nên
cực kỳ quan trọng trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
Hệ thống kiểm soát nội bộ được coi như là một công cụ hữu hiệu cho các nhà
quản lý điều hành nhằm đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc kiểm soát, ngăn
chặn và phát hiện các hành vi thiếu trung thực và gian lận trong nội bộ doanh
nghiệp.
Do đó, việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ giúp ích cho doanh nghiệp bảo
vệ mình trước các rủi ro và kiểm soát hoạt động , nắm bắt thời cơ phát triển là yêu
cầu cần thiết của các nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay.
Việc đòi hỏi những thông tin tài chính minh bạch, những số liệu kế toán tin cậy
để thu hút niềm tin nơi nhà đầu tư sẽ mở ra một thị trường rộng lớn cho các tổ chức,
cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán.
Hơn nữa, kể từ khi Luật Kế toán ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 và
mới nhất là luật kế toán số 88/2015/QH13 và có hiệu lực từ này 1/1/2017 đã tạo ra
hành lang pháp lý cần thiết cho sự phát triển của thị trường dịch vụ kế toán. Hệ
thống chuẩn mực nghề nghiệp cũng đang được ban hành và hoàn thiện góp phần
quan trọng vào việc hướng dẫn hoạt động, nâng cao chất lượng của các hoạt động
dịch vụ kế toán.
Công ty TNHH Kế Toán Và Tư Vấn V.L.C được thành lập trong bối cảnh thị
trường dịch vụ kế toán chưa phát triển mạnh. Trong thời gian qua, doanh nghiệp đã
và đang nỗ lực để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cũng đã
nhận biết được tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ


2

hữu hiệu, dó đó trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện để

hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động một cách có hiệu quả.
Chính vì lý do trên nên tác giả chọn đề tài “


S

Ô



Y


Ƣ




L

” làm đề tài luận văn của mình với mục tiêu tìm hiểu thực trạng hệ thống kiểm soát
nội bộ tại đơn vị từ đó góp phần giúp đơn vị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, cũng như hoạt động kinh
doanh được hiệu quả hơn.
ổng quan về các nghiên cứu trƣớc đây về hệ thống kiểm soát nội bộ

2.

2.1. Các bài báo, nghiên cứu nƣớc ngoài
-


Evaluating and Improving Internal control in Organizations,2012.Published
by IFAC .

Bài báo nêu lên vai trò của hệ thống KSNB, giải thích tại sao các hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các tổ chức không phải lúc nào cũng hiệu quả. Đưa ra những
nguyên tắc để đánh giá và cải thiện hệ thống KSNB như giúp tổ chức đạt được mục
tiêu; xác định vai trò và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức;thúc đẩy phát triển văn
hóa tổ chức; đảm bảo năng lực; cách đối phó với rủi ro; truyền thông thường xuyên;
giám sát và đánh giá; tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Đồng
thời, đưa ra những hướng dẫn cụ thể để ứng dụng những nguyên tắc trên vào tổ
chức một cách có hiệu quả.
-

Shanmugam et al, 2012. “An Exploratory Study of Internal Control and
Fraud Prevention Measures in SMEs”. International Journal of Business
Research and Management (IJBRM),Volune 3: Issue(2),2012

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích và trình bày các vấn đề về KSNB và
các biện pháp phòng ngừa gian lận trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ỏ Malaysia. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan để trình bày về KSNB, gian lận, xu hướng
hiện hành về biện pháp phòng ngừa gian lận và tội phạm kinh doanh tại các doanh


3

nghiệp vừa và nhỏ. Các biện pháp phòng ngừa thích hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.

-

ác nghiên cứu trong nƣớc
Bùi thị Minh Hải,2012.”Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp
may mặc Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Trường đại học kinh tế quốc dân.

Luận án đã làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB trong doanh
nghiệp, phân tích đặc điểm ngành may mặc ảnh hưởng đến hệ thống KSNB trong
doanh nghiệp như thế nào.
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam thông qua bảng khảo sát, phỏng vấn đánh giá những điểm mạnh và
điểm yếu của các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB và lí giải những nguyên
nhân của những hạn chế.
Đồng thời, luận án còn nghiên cứu phương hướng và đề xuất các giải pháp khả
thi nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp may mặc Việt
Nam.
-

Đinh Hoài Nam,2016. “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp trong tổng công ty đầu tư phát triển nhà và Đô Thị”. Luận án tiến sĩ,
Học viện tài chính.

Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung các vấn đề mang tính chất lý luận về hệ
thống KSNB và hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công
ty mẹ-công ty con.
Nghiên cứu các đặc điểm và rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh
bất động sản và thi công xây dựng, tổng kết và đánh giá ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong việc thiết lập và vận hành hệ thống KSNB tại
các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị .
Nghiên cứu và đề xuất các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện hệ thống

KSNB tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị trên
cả hai phương diện thiết lập và vận hành hệ thống KSNB nhằm ngăn ngừa, hạn chế


4

tới mức thấp nhất ảnh hưởng bất lợi của các rủi ro trọng yếu đến các mục tiêu của
hệ thống KSNB.
-

Nguyễn Thị Bích Hiệp,2012. “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM”. Luận văn thạc sĩ. Đại Học
Kinh Tế TP HCM.

Luận văn khái quát chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc điểm xây dựng
hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn TPHCM. Phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp được khảo sát.
Đồng thời, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM
Ngoài ra, các luận văn thạc sĩ liên quan đến hệ thống KSNB được tác giả tìm
hiểu, tổng hợp và trình bày ở phụ lục số 21.
Nhìn chung, đến nay ở Việt Nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hệ thống
kiểm soát nội bộ trong các ngành khác nhau, tuy nhiên qua nghiên cứu tác giả nhận
thấy chưa có nghiên cứu nào đề cập đến lĩnh vực dịch vụ kế toán. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty dịch vụ kế toán là
hoàn toàn phù hợp và cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
ục tiêu chung:

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng hệ thống KSNB tại công ty TNHH Kế Toán
Và Tư Vấn V.L.C, tác giả phân tích, đánh giá, tìm ra những ưu điểm và hạn chế
trong hệ thống KSNB. Kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB
tại công ty.
ục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết về hệ thống KSNB trong hoạt động của
doanh nghiệp. Từ đó, thấy được vị trí, vai trò của hệ thống KSNB tại doanh nghiệp.


5

- Tìm hiểu thực trạng, ưu điểm cũng như những hạn chế về việc tổ chức hệ
thống KSNB tại công ty TNHH Kế Toán và Tư Vấn V.L.C.
- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty TNHH
Kế Toán và Tư Vấn V.L.C.
4.

ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty

TNHH Kế Toán và Tư Vấn V.L.C
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả tập trung
nghiên cứu tổ chức hệ thống KSNB tại công ty TNHH Kế Toán Và Tư Vấn V.L.C.
Tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ
kế toán, kiểm soát tài sản và nhân sự trong công ty.
Phạm vi về thời gian: Tác giả nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty
TNHH Kế Toán Và Tư Vấn V.L.C trong thời gian từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 7
năm 2017. Tác giả cập nhật các quy định, thông tư, nghị định, luật kế toán, luật thuế
liên quan đến ngành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian trước ngày 1/7/2017.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thu thập, phân
tích tài liệu, các quy định nội bộ, hồ sơ kiểm soát nội bộ tại công ty. Công cụ hỗ trợ
để nghiên cứu là quan sát thực tế, phỏng vấn các đối tượng liên quan, bảng câu hỏi,
tổng hợp, phân tích dữ liệu dưới dạng thống kê mô tả về tổ chức hệ thống kiểm soát
nội bộ. Dựa trên kết quả này sẽ tìm ra những ưu điểm và nhược điểm, từ đó đề xuất
những giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty
TNHH Kế Toán Và Tư Vấn V.L.C.
- Dữ liệu thu thập:
Dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu tác giả tự thu thập trong các điều tra , phỏng vấn tại
công ty TNHH Kế Toán Và Tư Vấn V.L.C .
Dữ liệu thứ cấp: Thông tin từ các quy chế liên quan đến kiểm soát nội bộ do
công ty ban hành.


6

óng góp mới của đề tài

6.

Đề tài có những đóng góp mới như:
-

Đề tài phân tích được các đặc điểm của ngành dịch vụ đặc biệt là ngành dịch
vụ kế toán ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ như thế nào.

-

Vận dụng các công cụ và tiêu chí để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ một

cách linh hoạt trong công ty dịch vụ kế toán.

-

Đưa ra các giải pháp cụ thể, và có tính khả thi giúp cho Công ty TNHH Kế
Toán và Tư Vấn V.L.C hoàn thiện thệ thống kiểm soát nội bộ của mình.

7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ.
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH Kế Toán và Tư
Vấn V.L.C.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH Kế
Toán và Tư Vấn V.L.C.


7

ƢƠ

1

Ơ SỞ LÝ

UY



1.1.


ổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.1.

hái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ







S

Hoạt động kiểm soát luôn là khâu quan trọng trong quản lý, điều hành của nhà
quản trị nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát được thực
hiện gắn liền với hệ thống kiểm soát nội bộ. Cùng với sự phát triển của thực tiễn
quản lý, khái niệm kiểm soát nội bộ đã hình thành và phát triển để trở thành một hệ
thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức.
Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ được hình thành và phát triển qua 4 giai
đoạn là: giai đoạn sơ khai, giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn
hiện đại.
Trong giai đoạn sơ khai, khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ dừng lại thể
hiện là một công cụ bảo vệ tiền và các tài sản khác và kiểm tra ghi chép chính xác
số liệu.
Giai đoạn hình thành thì khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ được mở rộng và
vượt ra khỏi thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên, KSNB
vẫn mới dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong BCTC .
Đến giai đoạn phát triển thì khái niệm hệ thống KSNB được hệ thống hóa một
cách đầy đủ và được ban hành thành một khuôn mẫu lý thuyết về hệ thống kiểm

soát nội bộ nhằm phục vụ nhu cầu của các đối tượng khác nhau. Khuôn mẫu lý
thuyết này được thể hiện trong báo cáo COSO 1992 do ủy ban COSO ban hành vào
năm 1992. Đây là định nghĩa đầy đủ về kiểm soát nội bộ và đưa ra năm bộ phận
của kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thồng, và giám sát.
Theo báo cáo COSO 1992 định nghĩa:
“Hệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, hội đồng
quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm
hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu dưới đây:
-

Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động


8

-

Sự tin cậy của báo cáo tài chính

-

Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”

Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ được mở rộng hơn nữa trong giai đoạn
hiện đại. Báo cáo COSO 1992 chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập được một
cơ sở lý thuyết rất cơ bản và được xem là nền tảng về KSNB. Trong giai đoạn hiện
đại có rất nhiều nghiên cứu phát triển về KSNB trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã
ra đời như phát triển về Quản trị rủi ro (ERM 2004), về công ty nhỏ, phát triển theo
hướng công nghệ thông tin (COBIT), theo hướng kiểm toán độc lập, chuyên sâu về

những ngành nghề cụ thể và giám sát (2008).
Đầu thế kỷ 21, môi trường kinh doanh đã thay đổi đáng kể, ngày càng trở nên
phức tạp với sự phát triển của công nghệ hiện đại. Do đó, một số nội dung trong báo
cáo COSO 1992 không còn phù hợp. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2013, COSO đã ban
hành khuôn mẫu mới. Với khuôn mẫu mới, COSO tin rằng sẽ giúp các tổ chức hoạt
động có hiệu quả, phát triển và duy trì hệ thống KSNB nhằm nâng cao khả năng đạt
được các mục tiêu của tổ chức và thích ứng với những thay đổi trong kinh doanh và
môi trường hoạt động. Khuôn mẫu COSO 2013 đã cung cấp các nguyên tắc, kết hợp
các hướng dẫn minh họa để giúp các tổ chức có thể thực hiện tốt công tác kiểm soát
nội bộ trong môi trường hiện nay.
So với COSO 1992 thì COSO 2013 có những sự thay đổi sau:
 Khuôn mẫu năm 2013 hệ thống hóa 17 nguyên tắc hỗ trợ cho năm thành
phần của hệ thống KSNB.
 Làm rõ vai trò của việc thiết lập mục tiêu trong KSNB.
 Phản ánh tầm quan trọng của công nghệ đến các thành phần của KSNB.
 Làm rõ các yêu cầu đối với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
 Cập nhật các thay đổi trong kinh doanh, môi trường hoạt động.
 Mở rộng mục tiêu kinh doanh và mục tiêu báo cáo: mục tiêu tài chính và
mục tiêu phi tài chính.


9

Khái niệm hệ thống KSNB theo quan điểm COSO 2013 có thể khái quát bằng sơ
đồ sau:1

Sơ đồ 1.1: Khái quát khái niệm KSNB theo quan điểm của COSO
Trong định nghĩa trên, có bốn nội dung cơ bản đó là: quá trình, con người, đảm
bảo hợp lý và mục tiêu.
-


Kiểm soát nội bộ là quá trình

Kiểm soát nội bộ bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ
phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Các hoạt
động của đơn vị được thực hiện thông qua quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám
sát. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu
của mình.
-

Kiểm soát nội bộ bị chi phối bởi con người trong đơn vị

Cần hiểu rằng kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ
tục, biểu mẫu mà KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người, đó là Hội đồng
quản trị, Ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên. Con người đặt ra mục tiêu và
đưa cơ chế kiểm soát vào vận hành hướng tới các mục tiêu đã định. Ngược lại,
KSNB cũng tác động đến hành vi của con người, hướng các hoạt động của họ đến
mục tiêu chung của tổ chức.
-

Đảm bảo hợp lý

KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối
là các mục tiêu sẽ đạt được. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong
1

Đinh Hoài Nam,2016. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong tổng công ty đầu tư
phát triển nhà và đô thị. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện tài chính.



10

quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB, đó là do những sai lầm của con
người khi đưa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân hay sự lạm quyền
của nhà quản lý có thể vượt khỏi KSNB và do mối quan hệ giữa lợi ích của việc
thiết lập nên hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ có thể ngăn chặn và phát
hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra.
Tóm lại, có rất nhiều quan điểm định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng tác giả
đồng tình với định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ của Báo cáo COSO 2013 vì
quan điểm này dễ hiểu, đầy đủ và phù hợp giúp doanh nghiệp dịch vụ kế toán có thể
nhận thức được toàn diện những yêu cầu phải đạt được của một hệ thống kiểm soát
nội bộ hữu hiệu. Do đó, tác giả chọn quan điểm này làm kim chỉ nam xuyên suốt
quá trình nghiên cứu của đề tài.
-

Mục tiêu: được trình bày chi tiết ở mục 1.1.2
ục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.2.

Mỗi đơn vị có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó xác định các chiến
lược cần thực hiện. Đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị hay mục tiêu cụ thể
cho từng hoạt động, từng bộ phận trong đơn vị. Có thể chia các mục tiêu kiểm soát
thành ba nhóm:
-

Nhóm mục tiêu về hoạt động nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của
việc sử dụng các nguồn lực.

-


Nhóm mục tiêu về báo cáo tài chính: nhấn mạnh đến tính trung thực và
đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà tổ chức cung cấp.

-

Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và
các quy định.

Sự phân chia các nhóm mục tiêu như trên chỉ có tính tương đối vì một mục
tiêu cụ thể có thể liên quan đến hai hoặc ba nhóm trên. Sự phân chia này chủ yếu
dựa vào sự quan tâm của các nhóm đối tượng khác nhau đối với hệ thống kiểm soát
nội bộ của đơn vị: nhóm mục tiêu về hoạt động xuất phát từ yêu cầu của đơn vị là
chính, nhóm mục tiêu báo cáo tài chính chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của cổ đông,


11

nhà đầu tư và chủ nợ, nhóm mục tiêu về sự tuân thủ xuất phát từ yêu cầu của các cơ
quan quản lý.
ác bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO.

1.1.3.

Dù mỗi đơn vị có hệ thống KSNB khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu… của từng nơi, nhưng theo báo cáo COSO
2013 thì hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng bao gồm năm thành phần sau:
-

Môi trường kiểm soát


-

Đánh giá rủi ro

-

Hoạt động kiểm soát

-

Thông tin và truyền thông

-

Giám sát

1.1.3.1.

ôi trƣờng kiểm soát

Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý
thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống
kiểm soát nội bộ.
Môi trường kiểm soát chịu ảnh hưởng của văn hóa lịch sử của tổ chức và ngược
lại nó lại ảnh hưởng đến ý thức của nhân viên tổ chức đó. Ngoài ra, nó còn ảnh
hưởng đến cách thức kinh doanh của một tổ chức, đến các mục tiêu được thiết lập,
đến các bộ phận còn lại của hệ thống KSNB.
Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát bao gồm:
-


Tính trung thực và các giá trị đạo đức

-

Năng lực đội ngũ nhân viên

-

Hội đồng quản trị và ban kiểm soát

-

Triết lý quản lý và phong cách điều hành

-

Cơ cấu tổ chức

-

Phân chia quyền hạn và trách nhiệm

COSO 2013 cung cấp 5 nguyên tắc liên quan đến môi trường kiểm soát:
Nguyên tắc 1: đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo
đức.


12


Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý và đảm
nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB.
Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết lập cơ
cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được
mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng
lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục
tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách
nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
1.1.3.2.

ánh giá rủi ro

Mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro từ bên trong hay bên ngoài
doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp phải có ý thức và đối phó với rủi ro mà
mình gặp phải. Rủi ro được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra và ảnh
hưởng xấu đến việc doanh nghiệp đạt được các mục tiêu.
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến
việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro.
-

Xác định mục tiêu của đơn vị:

Xác định mục tiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Một sự kiện có thể
trở thành một rủi ro quan trọng đối với tổ chức hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ
tác động tiêu cực của nó đến mục tiêu của đơn vị. Có hai mức độ mục tiêu:
+ Ở mức độ toàn đơn vị thì mục tiêu được trình bày thông qua sứ mạng của
tổ chức và các cam kết về giá trị của tổ chức đối với xã hội.
+ Ở mức độ từng bộ phận thì những mục tiêu cụ thể phải xuất phát từ chiến

lược chung của đơn vị.
-

hận dạng rủi ro: rủi ro có thể tác động ở mức độ toàn đơn vị hay chỉ
ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể.

Ở mức độ toàn đơn vị,rủi ro phát sinh có thể do các nhân tố bên trong và bên
ngoài: sự đổi mới kỹ thuật, nhu cầu của khách hàng thay đổi, sự cải tiến sản phẩm


13

của các đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, thảm họa
thiên nhiên, sự gián đoạn trong xử lý hệ thống thông tin, năng lực của nhân viên
không đáp ứng yêu cầu, thay đổi cán bộ quản lý... Trong phạm vi từng hoạt động
như bán hàng, sản xuất, tiếp thị, kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển, mua hàng, kế
toán… rủi ro phát sinh và tác động đến bản thân từng hoạt động trước khi gây ảnh
hưởng dây chuyền đến toàn đơn vị.
-

hân tích rủi ro: thường bao gồm các bước như:

+ Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro,
+ Đánh giá khả năng ( hay xác suất ) rủi ro có thể xảy ra,
+ Xem xét phương pháp quản trị rủi ro. Phương pháp chọn lựa có thể làm
giảm thiểu rủi ro, chia sẻ rủi ro, và cũng có thể là chấp nhận rủi ro (khi chi phí để
đối phó rủi ro vượt quá lợi ích từ kiểm soát rủi ro).
COSO 2013 cung cấp 4 nguyên tắc liên quan đến đánh giá rủi ro :
Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và đánh
giá rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Các mục tiêu đơn vị

thiết lập bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo tài chính và phi tài chính
cho người bên ngoài và bên trong đơn vị, mục tiêu tuân thủ.
Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu đơn vị, tiến
hành phân tích rủi ro để xác định các rủi ro cần được quản trị.
Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro không
đạt được mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh
hưởng đến hệ thống KSNB. Các thay đổi bao gồm thay đổi từ môi trường bên ngoài
( kinh tế, chính trị,…), thay đổi từ cách thức kinh doanh (loại kinh doanh mới, kỹ
thuật mới…), thay đổi từ cách thức quản lý, từ thái độ và triết lý của quản lý về hệ
thống KSNB.
1.1.3.3.

oạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục đảm bảo các chỉ thị của nhà
quản lý được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các chính sách và thủ


14

tục này thúc đẩy các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro của doanh
nghiệp. Hoạt động kiểm soát diễn ra toàn bộ tổ chức ở mọi cấp độ và mọi hoạt
động. Hoạt động kiểm soát bao gồm:
+ Chính sách kiểm soát: là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực
hiện các thủ tục kiểm soát. Nó có thể được tài liệu hóa một cách đầy đủ và có hệ
thống hoặc được lưu hành theo kiểu truyền miệng.
+ Thủ tục kiểm soát: là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm
soát. Khi đánh giá rủi ro, nhà quản lý sẽ xác định các hành động cần phải thực hiện
để đối phó với những rủi ro đe dọa tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Các hoạt

động kiểm soát phải mang tính thực tế, phù hợp với tình huống cụ thể của doanh
nghiệp.
Để nâng cao tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát, nhà quản lý cần phải theo
dõi kết quả thực hiện các hoạt động kiểm soát và có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
COSO 2013 cung cấp 3 nguyên tắc liên quan đến hoạt động kiểm soát:
Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp phần
hạn chế rủi ro, giúp đơn vị đạt được mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.
Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với công
nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính
sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục.
1.1.3.4.

hông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì
và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo
để cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ, bao gồm cho cả nội bộ
và bên ngoài.
Thông tin cần thiết cho doanh nghiệp để thực hiện trách nhiệm KSNB nhằm hỗ
trợ để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra. Thông tin phải được truyền đạt,
phổ biến trong toàn tổ chức, thông điệp từ nhà quản lý phải được cung cấp kịp thời
tới mọi nhân viên.


15

Tại các công ty vừa và nhỏ thì sự hữu hiệu của hệ thống thông tin chịu ảnh
hưởng và phụ thuộc và khả năng của người quản lý cao cấp đối với việc giám sát
các nhân tố bên ngoài. Việc truyền thông tại các công ty nhỏ thường dễ dàng hơn

các công ty lớn vì nó ít cấp bậc trung gian, việc truyền thông có thể diễn ra hàng
ngày thông qua việc gặp gỡ giữa nhà quản lý và nhân viên của mình.
COSO 2013 cung cấp 3 nguyên tắc liên quan đến thông tin và truyền thông:
Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có chất
lượng để hỗ trợ những bộ phận khác thuộc hệ thống KSNB.
Nguyên tắc 14: Đơn vị phải truyền thông trong nội bộ những thông tin cần thiết
nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.
Nguyên tắc 15: Đơn vị cần truyền đạt cho các bên liên quan, các đối tượng bên
ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động và KSNB như cổ đông, chủ sở hữu,
khách hàng và nhà cung cấp.
1.1.3.5.

Giám sát

Là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ
theo thời gian. Qua giám sát sẽ phát hiện các khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát
nội bộ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mục tiêu chính của giám sát là nhằm đảm bảo hệ thống KSNB luôn hoạt động
hữu hiệu nên cần giám sát hoạt động bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
Có hai loại giám sát là giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.
iám sát thƣờng xuyên: được thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của
đơn vị, các hoạt động này rất đa dạng như đối chiếu, chỉnh hợp và các hoạt động
khác.
iám sát định kỳ: giúp đánh giá tính hữu hiệu của giám sát thường xuyên. Nếu
hoạt động giám sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ sẽ giảm đi.
Giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự xét đoán của người quản lý dựa trên các nhân
tố bản chất và mức độ của các thay đổi và những rủi ro, năng lực và kinh nghiệm
của người thực hiện kiểm soát, kết quả của các hoạt động giám sát thường xuyên.
COSO 2013 cung cấp 2 nguyên tắc liên quan đến hoạt động giám sát:



16

Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục
hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của hệ thống KSNB có hiện hữu
và đang vận hành đúng.
Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của hệ thống
KSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và Hội đồng
quản trị để có những biện pháp khắc phục.
ối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống

1.1.4.

S

Mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB có thể được mô tả
trong các hình thức của một khối lập phương như hình sau:

(Nguồn: Báo cáo COSO 2013)
ình 1 1

ối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống

S

Các cột thể hiện ba mục tiêu của hệ thống KSNB đó là: hoạt động, báo cáo và
tuân thủ.
Các hàng thể hiện năm thành phần cơ bản của hệ thống KSNB: môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Cơ cấu tổ chức của một tổ chức được đại diện bởi không gian thứ ba.

Khối lập phương này miêu tả khả năng tập trung trên toàn bộ hệ thống KSNB của
một tổ chức, hoặc bằng các mục tiêu, các thành phần, đơn vị tổ chức, hoặc tập hợp
con bất kỳ.


17

Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nhà quản lý doanh nghiệp cần phải thiết lập mục tiêu và đánh giá các rủi ro
đe dọa đến việc đạt được mục tiêu đó. Hoạt động kiểm soát được tiến hành nhằm
đảm bảo chỉ thị của nhà quản lý nhằm xử lý các rủi ro được thực hiện trong thực tế.
Để thực hiện được những hoạt động kiểm soát trên thì yêu cầu thông tin phải được
thu thập và trao đổi thông suốt trong toàn bộ doanh nghiệp. Kết quả từ quá trình
giám sát là một thước đo cho mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB, tính hữu hiệu
của các hoạt động kiểm soát và cũng là một nguồn thông tin để phát hiện các rủi ro
tiềm ẩn đe dọa đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Với đặc điểm tương tác, hỗ trợ
và bù trừ lẫn nhau này của các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB đã làm cho hệ
thống KSNB ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào
đặc điểm kinh doanh, quy mô và văn hóa doanh nghiệp đó, điều này đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống KSNB phù hợp nhất với doanh
nghiệp mình, như vậy mới phát huy được hiệu quả và ý nghĩa của KSNB trong việc
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.5. Lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống
1.1.5.1.

Lợi ích của hệ thống

S B

S


Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp đem lại những lợi ích sau cho
doanh nghiệp:
-

Giảm bớt rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh như sự thông đồng của các cá nhân,
gian lận, trộm cắp do bên thứ ba hoặc nhân viên doanh nghiệp gây ra; sai sót
không cố ý do nhân viên gây ra; sự lạm quyền của nhà quản lý; tạo ra quy trình
kiểm soát hiệu quả giúp giảm chi phí hoạt động và chi phí sửa chữa sai sót.

-

Đảm bảo sự đáng tin cậy của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị;

-

Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp;

-

Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của đơn vị.

-

Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy
đủ;


×