Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 54 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT...................................................................................3
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................4
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................6
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................6
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................6
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................6
PHẦN II – NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................7
II. Một số khái niệm liên quan đến đề tài..........................................................7
1. Phương pháp dạy học tích cực.......................................................................7
1.1 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực...................................................7
1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực............................................7
2. Kỹ năng đọc hiểu...........................................................................................8
2.1. Khái niệm kỹ năng đọc hiểu.......................................................................8
2.2. Vị trí, vai trò của kỹ năng đọc hiểu trong chương trình học bộ môn tiếng
Anh....................................................................................................................9
2.3. Phân loại kỹ năng đọc hiểu.......................................................................10
2.4. Quy trình dạy kỹ năng đọc hiểu................................................................11

1


CHƯƠNG II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN TIẾNG
ANH Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ CÔNG NGHỆ CAI LẬY
I.Thực trạng chung của việc dạy và học bộ môn tiếng Anh ở trường Trung cấp
Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy..........................................................................12


1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học......................................................12
2. Về phía học sinh..........................................................................................13
3. Về phía giáo viên.........................................................................................13
II.Thực trạng của việc dạy và học kỹ năng đọc hiểu bộ môn tiếng Anh ở
trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy.............................................14
1. Về phía học sinh.........................................................................................14
2. Về phía giáo viên........................................................................................16
3. Chương trình học........................................................................................16
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP
I. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ.........................................................................18
1.1. Giai đoạn khởi động.................................................................................19
1.2. Giai đoạn trước khi đọc............................................................................25
1.3. Giai đoạn trong khi đọc ...........................................................................38
1.4. Giai đoạn sau khi đọc...............................................................................46
II.KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP...................................................48
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN..................................................................................................50
II. KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................52
PHỤ LỤC........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................69

2


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
-

CTC:
GV:
HS:

PGS.TS:
PPDH:
Ss:
SGK:
T:
TCCN:
THCS:
THPT:

Chương trình chuẩn
Giáo viên
Học sinh
Phó giáo sư - Tiến sĩ
Phương pháp dạy học
Students
Sách giáo khoa
Teacher
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

3


PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu
mới cho việc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn hiện nay. Đội ngũ lao động
cần phải có trình độ, có năng lực, có tính năng động, tích cực, sáng tạo, biết
vận dụng tri thức. Và một trong những yêu cầu cấp thiết nhất trong giai đoạn

hội nhập hiện nay là kiến thức về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Ngày nay,
tiếng Anh đã thực sự trở thành ngôn ngữ quốc tế. Tiếng Anh ngày nay giữ một
vai trò quan trọng đối với cách mạng khoa học kỹ thuật. Tiếng Anh ngày càng
thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học một ngoại ngữ và kích
thích sự ham muốn của nhiều người ở mọi lứa tuổi. Nắm bắt được nhu cầu đó
Luật giáo dục 2005 (điều 5) qui định “Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên”.
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, tiếng Anh ngày càng chứng tỏ vai trò
quan trọng với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế, là môn ngoại ngữ, là môn
văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ
phận không thể thiếu của học vấn phổ thông cung cấp cho học sinh một công
cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm
hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập
với cộng đồng quốc tế, góp phần phát triển tư duy và hỗ trợ cho việc dạy học
tiếng Việt. Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc hình thành nhân cách của
học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ
thông. Chính bởi vậy trong dạy học ngoại ngữ nói chung, giảng dạy tiếng Anh
nói riêng hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động,
sáng tạo và tích cực của học sinh; coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến
khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy
học nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Do đó
trong quá trình giảng dạy việc luyện tập giúp học sinh có cơ hội sử dụng ngôn
ngữ mới vừa được giới thiệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để nắm vững
cấu trúc ngữ pháp và hiểu thêm ý nghĩa của ngữ pháp, khắc phục được sự ảnh
hưởng của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, phát triển và nâng cao hơn nữa về khả năng
tư duy, trí sáng tạo và khả năng giao tiếp cho học sinh là rất cần thiết.
Patel (2008 p.28) cho rằng: “Để có một kỹ năng ngôn ngữ hoàn thiện đòi

hỏi người học bắt buộc phải trải qua bốn bước nghe, nói, đọc và viết. Nếu bỏ
qua một trong bốn kỹ năng này thì không thể cung cấp cho người học một
ngôn ngữ chính xác”. Trong bốn kỹ năng trên đọc và nghe được xếp vào
nhóm kỹ năng lĩnh hội; nói và viết được xếp vào nhóm kỹ năng truyền thụ.
4


Các kỹ năng này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Trong đó, đọc là phương
tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức
ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu thêm văn phong, cách sử dụng
ngôn ngữ mà mình đang học.
Trong thực tế giảng dạy các tiết dạy đọc hiểu ở trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Cai Lậy vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi đa phần các giáo viên
hoặc là chưa hiểu rõ bản chất của việc dạy kỹ năng đọc hiểu hoặc là chưa làm
chủ được các thủ thuật dạy đọc hiểu. Thông thường các giáo viên thường biến
những tiết dạy đọc hiểu thành tiết dạy đọc "Thành tiếng" không truyền tải
được nội dung và ngữ liệu mới dẫn đến tình trạng học sinh chán nản, thụ
động.
Theo quan điểm giáo dục hiện nay, mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm
hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng
Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh đều được biên soạn theo cùng một
quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic
approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh.
Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp
trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Tuy nhiên kỹ năng đọc là một
trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học Ngoại
ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học
sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng
cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ đang học. Bởi
vậy, để hiểu được nội dung chủ đề của các bài đọc hiểu đòi hỏi học sinh phải

có kỹ năng đọc hiểu tốt kết hợp với vốn kiến thức ngôn ngữ tương đối đầy đủ
để nắm bắt được những yêu cầu của sách giáo khoa đưa ra.
Trên thực tế, để có được kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh thì người học ngoại
ngữ phải có quá trình luyện tập đọc thường xuyên, lâu dài với những hình
thức và nội dung đọc khác nhau. Việc dạy và học kỹ năng đọc hiểu môn tiếng
Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh hệ
TCCN.
Qua quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Cai Lậy tôi nhận thấy: nếu giáo viên đầu tư sâu, biết cách khai
thác bài đọc hiểu và cung cấp đầy đủ những vấn đề liên quan đến chủ điểm
của bài đọc hiểu thì giờ học tiếng Anh đạt hiệu quả rất tốt. Xuất phát từ thực
tế trên tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm mang tên: “Một số hoạt động giảng
dạy kỹ năng đọc hiểu theo hướng tích cực cho học sinh TCCN tại trường
Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy”.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên
dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy kỹ năng đọc hiểu bộ
5


môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc
tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm:
- Tăng cường hứng thú học tập bộ môn tiếng Anh nói chung và kỹ năng
đọc hiểu nói riêng cho học sinh hệ TCCN.
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu nói riêng và
bộ môn tiếng Anh nói chung.
- Rút ra thêm những kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
cho học sinh hệ TCCN.
- Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân giáo viên giảng dạy bộ
môn tiếng Anh và để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp lý luận về kỹ năng đọc hiểu, vai trò của kỹ năng đọc hiểu,
phương pháp dạy học tích cực và một số hoạt động được sử dụng trong giờ
dạy kỹ năng đọc hiểu bộ môn tiếng Anh.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và kỹ năng đọc hiểu bộ môn tiếng Anh tại
trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy.
- Tìm hiểu hiệu quả của việc áp dụng các hoạt động trong giờ đọc hiểu bộ
môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy.
- Đưa ra một số đề xuất cho việc áp dụng các hoạt động cũng như một số
hoạt động có thể áp dụng vào giờ dạy đọc hiểu nhằm giúp học sinh TCCN rèn
luyện kỹ năng đọc hiểu.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu chỉ giới hạn ở trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai
Lậy, bộ môn tiếng Anh trong năm học 2011 – 2012 và năm học 2013 – 2014
- Nghiên cứu chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu và vận dụng các hoạt
động trong tiết dạy kỹ năng đọc hiểu bộ môn tiếng Anh cho học sinh hệ trung
cấp chuyên nghiệp.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đọc và nghiên cứu tài liệu để từ đó đưa vào áp dụng trong thực tế và rút
ra kinh nghiệm.
- Thống kê và đối chiếu kết quả học tập của học sinh so với những quan
điểm lý luận đã đặt ra.
- Quan sát quá trình học tập kỹ năng học tập kỹ năng đọc hiểu của học
sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp tại trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ
Cai Lậy thông qua các tiết học trên lớp.
- Trải qua lý thuyết và thực nghiệm trong môi trường thực tiễn để xây
dựng nên đề tài.

6



PHẦN II – NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề dạy và học kỹ năng đọc hiểu bộ môn tiếng Anh đã và đang được sự
quan tâm của nhà lý luận dạy và học bộ môn tiếng Anh và những giáo viên
giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Vấn đề này cũng đã được đề cập trong một số
công trình nghiên cứu về giáo dục và trong các bài viết trên tạp chí Giáo Dục.
Tuy nhiên, trong thực tế ở trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy vẫn
chưa có ai nghiên cứu về lĩnh vực này.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Phương pháp dạy học tích cực
1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Trong bài viết “Phương pháp dạy học tích cực” PGS. TS Vũ Hồng Tiến đã
khẳng định: “Phương pháp dạy học tích cực (PPDH) là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.”
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học. Nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Tuy
nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực, kiên trì
dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh (HS) phương
pháp học tập chủ động một cách vừa sức từ thấp lên cao.
1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt
động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá
những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế,

người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt
ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa
nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những
khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ
tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết
7


quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh
mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ
học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay
trong nhà trường, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong
tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể
đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận
sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài
học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều
được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi
trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá
nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh
luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ,
qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới.
d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện

nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp
tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để
tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện
thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và
điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc
sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
2. Kỹ năng đọc hiểu
2.1. Khái niệm kỹ năng đọc hiểu
Đọc là một kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học
ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để
học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ mở rộng vốn từ vựng
cũng như hiểu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học.
Trải qua các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra
các quan niệm khác nhau về định nghĩa về đọc hiểu:
Đầu tiên, theo William (1984) đọc hiểu được coi là quá trình người đọc,
nhìn, giải mã và hiểu các ký tự được viết ra. Tuy nhiên, quan điểm này không
được nhiều nhà ngôn ngữ tán thành do nó coi đọc hiểu là một quá trình thụ
động và chưa nhận thức được tầm quan trọng của người học và kiến thức nền
8


mà họ có.
Vào năm 1989, Dorit Sasson định nghĩa đọc hiểu là: Sự phỏng đoán mang
tính ngôn ngữ tâm lý trong đó người đọc chủ động sử dụng kiến thức nền và
phỏng đoán của mình, để “tương tác” với văn bản thay vì dựa hoàn toàn vào
việc dựng nghĩa từ các ký tự sẵn có trong văn bản. Quan điểm này đã nhận
được sự ủng hộ của nhiều độc giả cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học tuy nhiên
khái niệm này đã phủ định hoàn toàn tầm quan trọng của các yếu tố ngôn ngữ
như từ vựng, cú pháp và cấu trúc câu.

Đầu những năm 1990, một định nghĩa rất mới về đọc hiểu được coi là
bước tư duy đột phá của ngành ngôn ngữ và nhận được nhiều sự đồng tình
nhất “đọc hiểu là quá trình trong đó người đọc vận dụng linh hoạt các kiến
thức dưới đây để có thể đọc tốt”:

2.2. Vị trí, vai trò của kỹ năng đọc hiểu trong chương trình học bộ môn
tiếng Anh
Việc dạy đọc ở những lớp TCCN có tầm quan trọng đặc biệt đối với các
mục tiêu dài hạn sau này. Việc dạy đọc mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho
HS như: đọc hiểu những lời hướng dẫn viết bằng tiếng Anh trong khi vận
hành máy móc, thiết bị, sử dụng các vật dụng thường ngày, dùng máy tính,
truy cập mạng Internet, đọc các tài liệu thông tin khoa học, đọc sách, báo,
truyện, v.v., nắm bắt thông tin, để kiểm tra lại các dữ liệu để tìm câu hỏi trả
lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó. Nếu không đọc
được thì HS sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ được dữ liệu và thông tin lâu dài;
Học đọc có nghĩa là người học được rèn luyện để nhận ra mặt chữ và ý
nghĩa của thông tin đang được đọc. Do đó, khi dạy đọc hiểu không chỉ đơn
thuần giúp HS hiểu được ngữ liệu trong một đoàn văn nào đó mà còn phải tạo
ra những hoạt động luyện tập giúp HS thực hành các kỹ năng đọc giúp HS
hiểu được những đoạn văn khác nhau cho những mục đích khác nhau. Vì vậy
GV không trình bày giới thiệu nội dung mà HS phải tự đọc để nắm bắt nội
dung, vai trò GV chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu.
Đọc hiểu là một trong những kỹ năng được quan tâm trong chương trình
9


tiếng Anh SGK. Tầm quan trọng của đọc được thể hiện ở chỗ nó được thiết kế
như là điểm xuất phát của mỗi đơn vị bài đọc và được xếp ở tiết đầu tiên của
mỗi đơn vị bài đọc. Nội dung bài đọc thường thể hiện chủ đề chính của đơn vị
bài học ấy.

2.3. Phân loại kỹ năng đọc hiểu
Để phương pháp dạy đọc đạt được hiệu quả tối đa, giáo viên cần giúp
người học phân biệt được những loại đọc cơ bản và mục đích của từng loại.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về các loại đọc cơ bản, nhưng nếu dựa trên
tiêu chí cách thức đọc người ta phân thành các loại như sau:
a. Đọc to và đọc thầm (Reading aloud and silent reading)
Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin thường dùng kỹ năng đọc
thầm tức là nhìn vào con chữ và nhận biết thông tin không nhất thiết phải đọc
to thành lời.
Đọc thành lời nhằm mục đích là để truyền đạt lại thông tin của một người
khác đã được viết ra như đọc báo, đọc tin, đọc thư… kỹ năng đọc này trong
dạy ngoại ngữ chỉ giúp HS luyện phát âm, trọng âm, ngữ liệu và kỹ năng đọc
để thông báo.
b. Đọc nhanh để hiểu ý tổng quát. (Skimming for gist).
Là cách đọc lướt tổng quát để nắm ý chính và nắm được nội dung chính
của đoạn văn và tìm ra một tựa đề phù hợp với nội dung của đoạn văn trong
một thời gian nhất định.
c. Đọc lướt để tìm thông tin cụ thể. (Scanning for specific information )
Là cách đọc lướt để lấy thông tin cần thiết trong một thời gian nhất định;
là cách đặt câu hỏi về một thông tin cụ thể có trong đoạn văn; là những trò
chơi tìm thông tin trong thời gian ngắn nhất.
d. Hiểu mối liên quan giữa các câu và mệnh đề. (Understading the
relationship between sentences and clauses)
Là cách sắp xếp lại câu hay đoạn văn tìm những yếu tố có chức năng nối
kết với những yếu tố khác trong văn bản (Ví dụ: từ nối, đại từ, động từ thay
thế do, does, did.); cung cấp từ nối cho một văn bản; đoán trước dòng tiếp theo
từ nối trong một văn bản là gì.
e. Đọc thêm (Extensive reading)
Là cách sử dụng cho các bài đọc trong các bài ôn tập hoặc đọc thêm hoặc
qua các truyện ngắn được viết lại phù hợp với trình độ của học sinh.

f. Đọc sâu (Intensive reading)
Là các dạng bài tập chuyển dịch thông tin; ghi lại diễn tiến sự việc xảy ra
trong văn bản; trả lời câu hỏi đúng - sai. (True-False question); đọc để bổ
sung cho nhau (Jigsaw reading).
Ngoài các kỹ năng trên khi dạy đọc hiểu giáo viên cần quan tâm một số
loại đọc khác như: kỹ năng đọc to thành lời để rèn phát âm, kỹ năng phán
đoán để xác định nội dung chính, kỹ năng đoán từ chưa biết qua ngữ cảnh của
10


bài đọc, kỹ năng sử dụng từ điển...
2.4. Quy trình dạy kỹ năng đọc hiểu
Quy trình của một bài dạy đọc hiểu thường được tiến hành theo ba giai
đoạn chính như sau:
a. Before you read (Giai đoạn trước khi đọc): 5 – 7 phút
Giai đoạn này nhằm gây hứng thú, thu hút HS vào bài đọc, trang bị cho
HS một số từ vựng và kiến thức sơ lược về nội dung của bài đọc. Ngoài ra
giai đoạn này còn giúp giải quyết những khó khăn về kiến thức liên quan đến
chủ đề và nội dung bài đọc, giúp HS đoán trước các thông tin có liên quan
đến nội dung bài đọc sau đó.
b. While you read (Giai đoạn trong khi đọc): 20 – 25 phút
Giai đoạn này nhằm phát triển kỹ năng đọc hiểu của HS. Giai đoạn này
thường 2 đến 3 nhiệm vụ, yêu cầu HS đọc và thực hiện các nhiệm vụ để mở
rộng vốn từ, áp dụng và phát triển các kỹ năng đọc hiểu để cuối cùng hiểu
được nội dung bài đọc.
c. After you read (Giai đoạn sau khi đọc): 5 – 10 phút
Giai đoạn này giúp HS tóm tắt lại bài đọc, củng cố lại kiến thức đã học
thông qua các hình thức hoạt động như tóm tắt hay kể lại bài đọc dưới hình
thức nói hoặc viết. Ngoài ra giai đoạn này còn giúp phát triển kỹ năng đọc
hiểu của HS thông qua việc liên hệ những điều đã được học với thực tế. Đây

cũng là giai đoạn GV kiểm tra được kết quả đọc hiểu của HS từ đó đánh giá
hiệu quả của toàn tiết dạy.

11


CHƯƠNG II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC KỸ
NĂNG ĐỌC HIỂU BỘ MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP KINH TẾ - CÔNG NGHỆ CAI LẬY
I. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN
TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - CÔNG NGHỆ
CAI LẬY
1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
1.1.

Thuận lợi

- Được sự quan tâm của ban giám hiệu, các thầy cô và bạn đồng nghiệp
giúp đỡ tận tình về mọi mặt.
- Môi trường học tập được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị hỗ
trợ cho việc giảng dạy như máy vi tính, máy chiếu.
1.2.

Khó khăn

- Mặc dù đã được trang bị một số trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy, tuy
nhiên, chất lượng của các trang thiết bị này vẫn chưa được đảm bảo.
- Nhà trường vẫn chưa trang bị một số trang thiết bị phục vụ cho công
tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh như máy cassette, băng đĩa hỗ trợ cho việc
giảng dạy và trao dồi kỹ năng nghe cho học sinh, bảng con phục vụ cho việc

làm bài tập theo nhóm….
- Thư viện trường chưa trang bị đủ từ điển, sách, báo, giáo trình và tài
liệu tham khảo về bộ môn tiếng Anh nhằm hỗ trợ cho quá trình tự học, tự trao
dồi của các em học sinh.
- Ngoài ra, nhà trường còn chưa có phòng bộ môn, chưa có những buổi
sinh hoạt chuyên đề làm cho học sinh chưa phát huy hết khả năng của mình
trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng.
- Khó khăn cuối cùng và cũng chính là khó khăn lớn nhất đối với việc
dạy và học bộ môn tiếng Anh đó là phân phối chương trình chưa hợp lý. Hiện
nay, giáo trình được sử dụng để giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường Trung
cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy là SGK tiếng Anh lớp 10, 11, 12. Chỉ với
120 tiết trong thời lượng của chương trình bộ môn tiếng Anh hệ TCCN, lượng
kiến thức giáo viên cần phải truyền thụ cho học sinh là quá lớn (48 bài và 18
bài Test Yourself). Trình độ học sinh quá yếu nhưng phải tiếp nhận một lượng
kiến thức quá lớn như vậy nên rất dễ dẫn đến việc các em học sinh cảm thấy
chán nản và bị áp lực đối với giờ học tiếng Anh.
- Chỉ với 2 tiết cho mỗi đơn vị bài học, giáo viên không thể truyền thụ
cả 4 kỹ năng đọc hiểu, nói, nghe hiểu, viết và cả phần trọng tâm ngôn ngữ
như chương trình trong SGK cho học sinh. Do vậy, giáo viên chỉ có thể tập
trung giảng dạy 2 phần trong tổng số 5 phần trong một đơn vị bài học của
12


chương trình SGK. Đó là phần đọc hiểu (Reading) và phần trọng tâm ngôn
ngữ (Language Focus) cho học sinh. Vì thế, học sinh không có cơ hội học tập
và rèn luyện các kỹ năng khác (nghe, nói, viết).
2. Về phía học sinh
2.1.

Thuận lợi


- Một số học sinh tỏ ra thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt.
- Một số em tích cực tham gia xây dựng bài, làm bài tập.
2.2.

Khó khăn

- Đại đa số bộ phận học sinh ở vùng nông thôn, điều kiện học tập của
các em chưa được đầy đủ. Mà một trong những điều kiện để học giỏi môn
tiếng Anh là cần có sự hỗ trợ của các tài liệu, trang thiết bị như từ điển, sách
tham khảo, băng đĩa, máy cassette nhằm giúp học sinh tự học, tự rèn luyện.
Vì thế, dẫn đến tình trạng học sinh tiếp thu chậm, học lực không đồng đều.
- Chất lượng đầu vào học sinh quá thấp. Đa số học sinh chỉ đạt trình độ
9/12, còn nhiều học sinh yếu, các em chưa nắm được kiến thức, học tập một
cách thụ động, đa số các em rất ngại thực hành nói trên lớp vì các em sợ nói
ra sẽ bị sai, sẽ bị bạn bè cười nhạo. Ngoài ra, vẫn còn một số học sinh chưa có
ý thức học tập đúng đắn, một số em không ghi chép bài trên lớp, không làm
bài tập về nhà. Thậm chí, trong quá trình làm bài tập tại lớp, một số em không
tự làm bài mà luôn chờ đợi kết quả của bạn mình đưa ra.
- Đa số học sinh chưa mạnh dạn ứng dụng những kiến thức đã được
học vào thực tế giao tiếp hằng ngày.
- Đa số học sinh nhận thức về môn học này chưa đúng đắn, hầu hết các
em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh trong thời kỳ hội
nhập quốc tế đặc biệt là tầm quan trọng của bộ môn đối với chuyên ngành mà
mình đang học. Vì thế hầu hết các em học sinh đều xem bộ môn tiếng Anh
như một môn điều kiện, bắt buộc phải học trong chương trình. Một số em chỉ
học vì tò mò nên khi gặp khó khăn thì thả lỏng, buông xuôi.
3. Về phía giáo viên
3.1.


Thuận lợi

- Giáo viên luôn cố gắng áp dụng phương pháp giảng dạy mới, sinh
động giúp khơi dậy nguồn cảm hứng của người học.
- Bản thân giáo viên luôn phấn đấu tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ
những giáo viên lâu năm, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ qua các nguồn tài
liệu khác nhau như sách, báo, tạp chí về giáo dục, một số trang web về giảng
dạy tiếng Anh và thông qua các hội thảo và workshop về phương pháp giảng
dạy tiếng Anh.
13


3.2.

Khó khăn

- Số lượng giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh quá ít (chỉ có 1 giáo
viên) nên không có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Hầu như
giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi qua sách báo, một số trang web về giảng dạy
tiếng Anh và một số giáo viên từ những trường lân cận.
- Giáo viên giảng dạy còn khá trẻ (vừa mới ra trường) nên chưa có kinh
nghiệm trong việc giáo dục, tổ chức và quản lý lớp học đặc biệt hệ trung cấp
chuyên nghiệp.
- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. Do trình độ học sinh khá chênh
lệch, một số học sinh chỉ mới hoàn thành chương trình THCS, một số em chỉ
mới hoàn thành một trong 3 khối lớp trong chương trình học ở các lớp hệ
THPT (10, 11, 12), ngoài ra còn có một số học sinh đã tốt nghiệp THPT.
Trong một lớp học với trình độ học sinh đa dạng như thế, giáo viên gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng
trình độ học sinh.

- Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
giáo viên đã chú trọng nhiều đến phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, trong
quá trình tổ chức các hoạt động dạy và học bộ môn tiếng Anh, giáo viên vẫn
còn rập khuôn với những gì đã được hướng dẫn, chưa sáng tạo, thiếu linh
động, sáng tạo nên hiệu quả tiết học chưa cao, chưa tạo được hứng thú học tập
cho tất cả học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG ĐỌC
HIỂU BỘ MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ CÔNG NGHỆ CAI LẬY
1. Về phía học sinh
1.1. Thuận lợi
Một số em tỏ ra hứng thú với chủ đề bài đọc và tích cực tham gia vào các
hoạt động trong bài học.
1.2. Khó khăn
Đa số HS trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy đến từ những
vùng quê nên kiến thức ngoại ngữ của các em vẫn còn rất hạn chế, theo như
một số phụ huynh đã phản ánh: "Học tiếng Việt còn chưa xong huống hồ chi
học tiếng nước ngoài". Thế nên việc tiếp nhận một ngoại ngữ mới là điều rất
khó khăn đối với HS. Hầu hết các em còn hạn chế hiểu biết về thế giới quan
xung quanh, ít có khả năng khái quát hóa kiến thức do vậy thường gặp khó
khăn trong việc xác định nội dung chính của bài đọc, chỉ có khả năng hiểu
được những vấn đề cụ thể còn nhiều hạn chế trong tư duy trìu tượng, thường
hay dập khuôn, máy móc, ít sáng tạo. Các em thường có tâm lý ngại và thiếu
tích cực khi gặp loại bài đọc dài, nhiều chữ in dày đặc với những từ ngữ
14


không quen thuộc xuất hiện trong bài đọc, cách sử dụng ngữ pháp phức tạp và
khó hơn các dạng bài đã học trước. Hầu hết các em có khuynh hướng tập
trung nỗ lực vào giải nghĩa các từ đơn lẻ và hạn chế sự tập trung vào việc xác
định nghĩa của toàn bài đọc. Bởi vậy, đối với học sinh để đạt được mục tiêu

của bài học là một vấn đề khó khăn.
Đa số HS thụ động, học máy móc, học đối phó chỉ trông chờ GV đọc giải
thích từ, dịch nghĩa và giải thích các bài tập hoặc chỉ trông chờ vào các bạn
học khá làm bài tập và chép. Một số HS dựa vào sách học tốt để dịch và làm
các Tasks trong sách giáo khoa khá nhanh nhưng thực chất chỉ là học vẹt, học
xong tiết đó mọi kiến thức có thể quên ngay, không nhớ được từ mới, sang
phần After you read hoàn toàn không thực hành được dẫn đến nội dung bài
đọc hiểu chưa sâu.
Một yếu tố khác thường gặp đặc biệt đối với những HS yếu đó là gặp loại
bài tập đoán nghĩa, xác định đúng sai hay các dạng bài tập tổng quát thì HS
hay có tư tưởng làm qua loa, đôi lúc làm bừa cho xong chuyện nhưng thực
chất thì không hiểu bản chất của hoạt động đọc mà giáo viên đưa ra; Đa số
các em chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, không nhớ được thông tin trong
bài đọc; Không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản và trả lời các câu hỏi
trong đoạn văn. Do đó, học sinh thường chán nản với giờ học kỹ năng đọc
hiểu, các giờ học thường trầm, không hiệu quả. Hơn nữa hầu hết học sinh
ngại giờ học đọc, vì nhiều từ mới do học một cách thụ động, đọc kém dẫn tới
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cũng kém.
Từ những vẫn đề đã được nêu trên, đa số học sinh lớp TCCN không thể
đọc được một bài đọc. Một số em nhìn vào bài đọc đã sợ hoặc đọc mà không
hiểu nội dung, không làm được bài tập dẫn đến học sinh sợ phải học môn Anh
văn.
Những điều này là do các nguyên nhân chính sau:
- Một là, vốn từ vựng của học sinh quá ít, đặc biệt vốn hiểu biết về lịch sử,
đất nước con người, về nền văn hóa xã hội của chính đất nước mình và của
các nước khác còn hạn chế.
- Hai là, kiến thức về ngữ pháp của học sinh yếu, việc hiểu bản chất và vận
dụng ngữ pháp theo ngữ cảnh thường hay nhầm lẫn.
- Ba là, học sinh còn bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ dẫn đến hiểu sai và sử
dụng sai tiếng Anh; khả năng nhận thức tư duy trừu tượng còn hạn chế.

- Bốn là, Chất lượng đầu vào thấp. Trình độ nhận thức của học sinh rất hạn
chế, lại bị hỏng kiến thức từ những cấp học dưới. Nhiều em chưa xác định
được mục đích cũng như động cơ học tập không thể hiện được ý chí phấn
đấu, vươn lên nên còn lười học và bỏ học nhiều.
- Bên cạnh đó do hạn chế trong khả năng suy luận, khả năng nghiên cứu
tình huống, vốn hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu, âm, và các
khái niệm khác dẫn đến việc nhận biết mẫu câu, ngữ liệu mới xuất hiện trong
bài đọc rất chậm v.v., cũng gây tâm lý không tích cực khi tiếp thu bài dạy đọc
hiểu của giáo viên.
15


2. Về phía giáo viên
2.1. Thuận lợi
Giáo viên đang từng bước tổ chức hoạt động dạy học theo hướng dạy học
tích cực. Điều chỉnh một số bài tập trong SGK sao cho phù hợp với đối tượng
HS đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình
nhằm đáp ứng các đối tượng HS khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức và
phương pháp dạy học.
Giáo viên có thể sử dụng một cách tương đối hiệu quả các phương tiện hỗ
trợ dạy học, các thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ.
Tích cực đầu tư vào việc sáng tạo sử dụng đồ dùng thật chung quanh môi
trường sống để phục vụ bài dạy, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy.
2.2. Khó khăn
Hiện tại GV vẫn còn dạy kỹ năng đọc hiểu theo phương pháp cũ đó là
cung cấp tất cả từ mới xuất hiện trong bài đọc cho HS, sau đó học sinh làm
các phần bài tập như: trả lời câu hỏi, True/ False, điền từ và hoạt động cuối
cùng mà HS thực hiện đó là dịch đoạn văn đó sang tiếng Việt. Cách dạy này
khiến cho người học bị thụ động, sẽ không thể hoàn thành được các bài tập

nếu như giáo viên không cung cấp và giải thích các từ mới dẫn đến giáo viên
khá vất vả trong việc quản lý lớp, không đảm bảo tốt nội dung của tiết học
theo yêu cầu.
Giáo viên còn hạn chế về phương pháp giảng dạy, thiếu thông tin về một
số chủ đề, gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tư liệu cho chủ đề đó dẫn đến bị
hạn chế trong quá trình dẫn dắt vào bài (warm-up), hoặc sử dụng những câu
hỏi gợi mở (open-ended questions) để khai thác bài một cách có hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy và học giáo viên còn
gặp phải một số khó khăn nhất định như trình độ giữa các học sinh không
đồng đều; nhiều bài đọc dài trong khi thời gian giới hạn nên giáo viên thường
phải dạy lướt ở một số phần trong quá trình thực hiện kỹ năng đọc nên không
có nhiều thời gian để sử dụng những câu hỏi gợi mở dẫn đến không khai thác
được năng lực và khả năng tư duy của học sinh.
3. Về chương trình học
3.1. Thuận lợi
Nhìn một cách tổng thể kỹ năng Đọc hiểu trong chương trình SGK Tiếng
Anh (CTC) có khối lượng kiến thức ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng về đề
tài và các lĩnh vực khác nhau (xã hội, văn hoá, lịch sử, địa lý, thể thao, âm
nhạc,…). SGK Tiếng Anh (CTC) đã cung cấp một số lượng kiến thức không
nhỏ nhằm hỗ trợ, phát triển và mở rộng them sự hiểu biết của học sinh trong
quá trình hình thành nền tảng kiến thức cơ bản.
16


3.2. Khó khăn
Lượng kiến thức ngôn ngữ trong chương trình học khá nặng, đặc biệt là ở
kỹ năng đọc hiểu. Ngoài ra, một số câu hỏi hoặc tranh ảnh trong SGK Tiếng
Anh dùng để dẫn dắt vào bài, hoặc một số Tasks (nhiệm vụ) chưa hợp lý hoặc
không có sự liên quan logic với chủ đề của bài học.


17


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP
I. GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Từ những thực trạng nêu trên, là người trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng
Anh ở trường TCCN, tác giả đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi biện pháp để nâng
cao chất lượng dạy và học kỹ năng đọc hiểu - bộ môn tiếng Anh cho học sinh
hệ TCCN nói chung và học sinh trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai
Lậy nói riêng.
Tác giả nhận thấy rằng nếu giáo viên có phương pháp giảng dạy hiệu quả,
phù hợp với đối tượng học sinh, kết hợp với việc chuẩn bị nội dung bài giảng
đúng với trọng tâm, thật chu đáo thì trong quá trình giảng dạy sẽ khơi dậy
được niềm say mê và hứng thú học tập, góp phần tích cực vào việc xác lập
động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Vì thế, tác giả đã thay đổi phương
pháp giảng dạy của mình để người học có thể đoán được nghĩa của một số từ
mới, đọc lướt để tìm thông tin mà mình cần hoặc vẫn hiểu được ý nghĩa của
đoạn văn trong khi không biết hết nghĩa các từ mới, cố gắng tạo cho các em
học sinh không khí nhẹ nhàng, thoải mái thông qua các hoạt động giảng dạy
kỹ năng đọc hiểu theo hướng tích cực. Đây được xem như những thủ thuật
dạy học mới thay thế những thủ thuật cũ mà các em đã quá nhàm chán.
Sau một thời gian áp dụng một số hoạt động giảng dạy kỹ năng đọc hiểu
theo hướng tích cực vào quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh, kết quả đạt
được rất khả quan. Vì vậy, tôi xin trình bày dưới đây một số kinh nghiệm thực
tế của mình với các đồng nghiệp để trao đổi, học tập nhằm không ngừng nâng
cao tay nghề, với mục đích cuối cùng là làm sao nâng cao chất lượng học tập
kỹ năng đọc hiểu nói riêng và bộ môn tiếng Anh nói chung.
Khi dạy kỹ năng đọc hiểu thực hiện qua ba bước chính: Before you read
(trước khi đọc), While you read (trong khi đọc), After you read (sau khi đọc).
Mỗi phần đều có mục đích rõ ràng, phương pháp cụ thể được liên kết chặt chẽ

với nhau nhằm mục đích hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc có tập trung. Điều
này giúp người đọc hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần thiết, do vậy
giúp học sinh nắm được vấn đề một cách chính xác hơn.
Tuy nhiên trước khi thực hiện ba bước chính trong bài dạy đọc hiểu như đã
nêu trên, trước tiên giáo viên nên tạo ra cho học sinh một tâm lý thoải mái,
nhẹ nhàng, hứng thú vào bài học sắp tới thông qua một số trò (games) đơn
giản và phù hợp như: Brainstorming, word square, hangman, kim’s game, v.v,
nhằm hướng học sinh vào bài đọc. Đây là bước mà ta gọi là “khởi động”
(warm up).
Tùy thuộc vào nội dung và mục đích của từng bài học, từng trình độ học
sinh chúng ta có thể áp dụng những hoạt động khác nhau cho từng giai đoạn
khác nhau của cùng một tiết học đọc hiểu. Sau đây, tôi xin được giới thiệu cụ
thể một số trong những trò chơi tôi đã áp dụng ở một số bài đọc hiểu trong
18


chương trình bộ môn tiếng Anh học phần I năm học 2012 – 2013 tại trường
trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy.
Những hoạt động này, với các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin
người dạy có thể soạn bằng PowerPoint; trong các tiết dạy thông thường thì
có thể viết, vẽ trực tiếp lên bảng hoặc bìa, giấy miễn là có sự chuẩn bị trước
của giáo viên.
I.1. WARM UP (Giai đoạn khởi động)
A. Mục đích chung
Ổn định lớp, cho phép học sinh thích nghi với bài học mới; gây hứng thú
và tạo môi trường cho bài học mới; lôi cuốn học sinh vào mỗi buổi học.
B. Cách thực hiện
Tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, tùy theo đối tượng học sinh cụ
thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động thủ thuật vào bài
cho phù hợp.

 SHARK ATTACK (CD kèm theo)

 Mục tiêu
- Học sinh có thể đoán được chủ đề sắp được học.

 Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội.
- Giáo viên gợi ý số chữ cái của từ cần đoán và đưa ra câu hỏi gợi ý về từ
cần đoán.
- Lần lượt từng đội đoán các chữ cái có trong từ. Đội nào đoán sai sẽ phải
rơi xuống một bậc thang và nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
- Đội nào rơi vào bậc thang cuối cùng sẽ bị cá mập tấn công.
- Đội nào đoán đúng nhiều chữ hơn sẽ là đội thắng cuộc.

 Cụ thể cho từng bài dạy
Đối với trò chơi “Shark attack”, tôi đã áp dụng cho bài 6 “An
Excursion”
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội: đội “Cat” và đội “Rabbit”.
- Giáo viên đưa ra luật chơi: “Đây là cụm từ gồm 9 chữ cái. Lần lượt
từng đội đoán các chữ cái có trong từ. Đội nào đoán sai sẽ phải rơi xuống một
bậc thang và nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Đội nào rơi vào bậc thang
cuối cùng sẽ bị cá mập tấn công. Đội nào đoán đúng nhiều chữ hơn sẽ là đội
thắng cuộc.”
- Giáo viên đưa ra gợi ý: “A short journey for pleasure”
- Từ khóa: “Excursion”
19


- Giáo viên tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc.
 CHUNG SỨC (CD kèm theo)




Mục tiêu
- Học sinh có thể đưa ra một số thông tin liên quan đến chủ đề sắp được

học.

 Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội.
- Giáo viên chuẩn bị một số nội dung liên quan đến chủ đề.
- Giáo viên yêu cầu lần lượt từng đội liệt kê các ý liên quan đến chủ đề.
Mỗi câu trả lời trùng khớp với câu trả lời mà giáo viên chuẩn bị sẵn sẽ nhận
được số điểm tương ứng với số điểm trong ô chứa câu trả lời đó.
- Đội nào đạt điểm số cao hơn sẽ là đội chiến thắng.



Cụ thể cho từng bài dạy
- Đối với trò chơi “Chung Sức”, tôi đã áp dụng cho bài 7: The Mass
Media
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội: đội A và đội B.

- Giáo viên đưa ra luật chơi: “Có 8 hoạt động phổ biến nhất mà mọi
người thường làm trong khoảng thời gian rảnh. Hãy liệt kê một số hoạt động
người ta thường làm trong khoảng thời gian rảnh. Mỗi câu trả lời trùng khớp
với câu trả lời có sẵn sẽ nhận được số điểm tương ứng với câu trả lời đó. Đội
nào đạt được số điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng.”
 Câu hỏi gợi ý: “The activities people do at the free time.”
 Đáp án gợi ý:

The activities people do at the free time
Watch television

20

Surf the internet

20

Read newspaper

10

Read magazines

10

Listen to radio

10

Watch films

10

Read books

10

Go to the play


10

- Giáo viên tổng kết điểm và tuyên dương đội chiến thắng.
20


 GUESSING THE PICTRURE (CD kèm theo)

 Mục tiêu
- Học sinh có thể trả lời một số câu hỏi liên quan đến chủ đề và đoán
được chủ đề sắp được học.

 Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội.
- Giáo viên chuẩn bị một bức ảnh chính bị che bởi một số bức ảnh phụ.
- Lần lượt từng nhóm chọn từng bức ảnh phụ và trả lời câu hỏi tương
ứng với bức ảnh đó. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 10 điểm và một phần
của bức ảnh chính sẽ hiện ra. Đội nào đoán được nội dung bức ảnh chính sẽ
được 50 điểm. Lưu ý: Sau khi trả lời đúng những câu hỏi trong 2/3 tổng số
các bức ảnh phụ, học sinh mới có thể trả lời nội dung bức ảnh chính.”
- Đội nào đạt được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

 Cụ thể cho từng bài dạy
Đối với trò chơi “Guessing the picture”, tôi đã áp dụng cho bài 24
“Celebrations”
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội: đội A và đội B.
- Giáo viên đưa ra luật chơi: “Có một bức ảnh chính bị che bởi 8 bức
ảnh phụ, mỗi bức ảnh chứa 1 bài hát về một ngày lễ trong năm. Lần lượt từng
nhóm chọn từng bức ảnh phụ, nghe nhạc và đoán xem bài hát đó nói về ngày

lễ nào trong năm. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 10 điểm và một phần của
bức ảnh chính sẽ hiện ra. Đội nào đoán được nội dung bức ảnh chính sẽ được
50 điểm. Lưu ý: Sau khi trả lời đúng 4 câu hỏi trong các bức ảnh phụ, học
sinh mới có thể trả lời nội dung bức ảnh chính.”
 Đáp án gợi ý:
1. Christmas Day;

2. Teacher’s Day;

3. Mid Autumn;
5. Children’s Day;

4. Valentine’s Day;
6. Women’s Day.

- Nội dung bức ảnh chính: “New year day.”
- Giáo viên tổng kết điểm, tuyên dương đội thắng cuộc.

21


 CROSSWORDS (CD kèm theo)
 Mục tiêu
- Học sinh có thể trả lời một số câu hỏi liên quan đến chủ đề và đoán
được chủ đề sắp được học.

 Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội.
- Giáo viên chuẩn bị một số ô chữ hàng ngang bị che và được sắp xếp
theo một trật tự nhất định. Mỗi ô hàng ngang sẽ có một chữ cái được tô đậm.

Có một từ khóa được sắp xếp theo hàng dọc, theo trật tự bởi những chữ cái
được tô đậm trong những ô hàng ngang.
- Lần lượt từng đội chọn một ô chữ hàng ngang bất kỳ và trả lời câu hỏi
gợi ý về ô chữ đó. Mỗi câu trả lời đúng đội đó sẽ nhận được 10 điểm. Đội nào
đoán được từ khóa sẽ nhận được 50 điểm. Lưu ý: Sau khi 2/3 tổng số ô hàng
ngang được mở ra, học sinh mới có quyền đoán từ khóa.
- Đội nào đạt được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

 Cụ thể cho từng bài dạy
Đối với trò chơi “Crosswords”, tôi đã áp dụng cho bài 20
“Volunteer Work”
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội: đội A và đội B.
- Giáo viên đưa ra luật chơi: “ Có 9 ô chữ hàng ngang bị che và được
sắp xếp theo một trật tự nhất định. Mỗi ô hàng ngang sẽ có một chữ cái được
tô đậm. Có một từ khóa gồm 9 chữ cái được sắp xếp theo hàng dọc, theo trật
tự bởi những chữ cái được tô đậm trong những ô hàng ngang. Lần lượt từng
đội chọn một ô chữ hàng ngang bất kỳ và trả lời câu hỏi gợi ý về ô chữ đó.
Mỗi câu trả lời đúng đội đó sẽ nhận được 10 điểm. Đội nào đoán được từ
khóa sẽ nhận được 50 điểm. Lưu ý: Sau khi 7 ô hàng ngang được mở ra, học
sinh mới có quyền đoán từ khóa. Đội nào đạt được nhiều điểm hơn sẽ là đội
chiến thắng.”
 Câu hỏi gợi ý:
1. You often ……………. your friend to a party.
2. The Greek God of Love is……………
3.The First Day of May is …………… Day.
4. The writer of a book, a play is………….
5. A national song is an …………………
6. “My Heart Will Go on” is the theme of the film………..
22



7. Manchester United is the richest football…………..
8. The moon moves round the …………………..
9. My father joined the ……………. in the war.
 Đáp án gợi ý:
1

I

N

V

I

2

E

R

O

S

L

3

T


E

A

B

O

U

4

A

U

T

H

O

R

5

A

N


T

H

E

M

I

T

A

N

I

C

T

E

A

M

E


A

R

T

H

R

M

Y

6
7

T

8
9

A

R

- Giáo viên tổng kết điểm và tuyên dương đội chiến thắng.
 ANIMAL HIDING (CD kèm theo)
 Mục tiêu

- Học sinh có thể nhận biết được tên của một số loài vật bị ẩn chứa
dưới mỗi câu và đoán được chủ đề của bài sắp được học.

 Các bước thực hiện chung
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội
- Giáo viên chuẩn bị một bức tranh về một loài vật bị che bởi một số
câu gợi ý. Trong mỗi câu gợi ý sẽ có một số chữ cái ghép lại thành tên của
một loài vật.
- Lần lượt mỗi đội chọn và trả lời một câu gợi ý bất kỳ. Mỗi câu trả lời
đúng đội đó sẽ nhận được 10 điểm và một phần của bức tranh sẽ được hiện ra.
Đội nào đoán được tên loài vật trong bức tranh sẽ nhận được 50 điểm. Lưu ý:
Sau khi trả lời đúng 2/3 tổng số câu gợi ý, học sinh mới được quyền đoán tên
loài vật trong bức tranh.
- Đội nào đạt được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.
23


 Cụ thể cho từng bài dạy
Đối với trò chơi “Animal in Hiding”, tôi đã áp dụng cho bài 10
“Conservation”
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội: đội A và đội B.
- Giáo viên đưa ra luật chơi: “Có một bức tranh về một loài vật bị che
bởi 10 câu gợi ý. Trong mỗi câu gợi ý sẽ có một số chữ cái ghép lại thành tên
của một loài vật. Ví dụ: “Close the door at once!” (rat). Lần lượt mỗi đội
chọn và trả lời một câu gợi ý bất kỳ. Mỗi câu trả lời đúng đội đó sẽ nhận được
10 điểm và một phần của bức tranh sẽ được hiện ra. Đội nào đoán được tên
loài vật trong bức tranh sẽ nhận được 50 điểm. Lưu ý: Sau khi trả lời đúng 7
tổng số câu gợi ý, học sinh mới được quyền đoán tên loài vật trong bức tranh.
Đội nào đạt được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.”
 Câu gợi ý:

1.That will be a real help.
2.She came late yesterday.
3. He comes to America today.
4. Eric owes me ten cents.
5. Do good workers succeed?
6. If Roger comes, we’ll begin.
7. In April I ony came once.
8. I’ll sing; you hum on key.
9. She clothes naked babies.
10. At last, I, Gerald, had won
 Đáp án gợi ý:

24


1. That will be a real help. (bear)
2. She came late yesterday. (camel)
3. He comes to America today. (cat)
4. Eric owes me ten cents. (cow)
5. Do good workers succeed? (dog)
6. If Roger comes, we’ll begin. (frog)
7. In April I only came once. (lion)
8. I’ll sing; you hum on key. (monkey)
9. She clothes naked babies. (snake)
10. At last, I, Gerald, had won. (tiger)
 Tên loài vật trong bức tranh: “Dinosaur”
- Giáo viên tổng kết điểm và truyên dương đội chiến thắng.
I.2. BEFORE YOU READ(Giai đoạn trước khi đọc)
1.2.1. PRE_READING ACTIVITIES
A. Mục đích chung

Đây là hoạt động tương đối quan trọng nhằm tạo hứng thú, nhu cầu,
lý do cho việc đọc bài của HS.
B. Cách thực hiện
Trong giai đoạn này GV cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc,
dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của HS thông qua
một số hoạt động như:
 COMPLETE THE TABLE (UNIT 1: A DAY IN THE LIFE
OF…)
 Mục tiêu
Tạo hứng thú cho HS chuẩn bị vào bài đọc. Dạy những cấu trúc mới
cần thiết giúp học sinh hiểu bài hơn
 Các bước thực hiện chung
- GV phát các tờ handout cho HS và yêu cầu HS đưa ra câu trả lời để
hoàn thành biểu bảng.
- GV yêu cầu HS đứng trước lớp và đưa ra câu trả lời của mình.

 Cụ thể cho từng bài dạy
Đối với hoạt động “Complete the table”, tôi đã áp dụng cho bài 1
“A Day in the Life of…….”
GV phát cho học sinh các tờ phiếu có mẫu sau hoặc chép lên bảng:
Questions
You
Your friend
25


×