Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài 2 PHIÊN mã và DỊCH mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.31 KB, 11 trang )

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 1 ( câu trắc nghiệm)

Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong
A. ribôxôm.
*B. tế bào chất.
C. nhân tế bào.
D. ti thể.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 2 ( câu trắc nghiệm)

Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá.
B. mARN.
*C. mạch mã gốc.
D. tARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 3 ( câu trắc nghiệm)

Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là
A. anticodon.
*B. axit amin.
B. codon.
C. triplet.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 4 ( câu trắc nghiệm)

Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
*D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 5 ( câu trắc nghiệm)

Quá trình phiên mã xảy ra ở


*A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.
B. sinh vật có ADN mạch kép.
C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.
D. vi rút, vi khuẩn.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 6 ( câu trắc nghiệm)

Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp
*A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.
D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 7 ( câu trắc nghiệm)

Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
A. codon.
B. axit amin.
*C. anticodon.
D. triplet.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:1) Câu 8 ( câu trắc nghiệm)

ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.
B. Từ cả hai mạch đơn.


C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
*D. Từ mạch mang mã gốc.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 9 ( câu trắc nghiệm)

Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là

*A. rARN.
B. mARN.
C. tARN.
D. ADN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 10 ( câu trắc nghiệm)

Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế
*A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, dịch mã.
C. tự sao, tổng hợp ARN.
D. tổng hợp ADN, ARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 11 ( câu trắc nghiệm)

Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
A. kết thúc bằng Met.
*B. bắt đầu bằng axit amin Met.
C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.
D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 12 ( câu trắc nghiệm)

Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức
năng của
A. rARN.
B. mARN.
*C. tARN.
D. ARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:1) Câu 13 ( câu trắc nghiệm)

Làm khuôn mẫu trực tiếp cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá.

*B. mARN.
C. tARN.
D. mạch mã gốc.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 14 ( câu trắc nghiệm)

Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN và ARN
B. prôtêin
*C. ARN
D. ADN
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 15 ( câu trắc nghiệm)

Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
*A. Vùng khởi động.
B. Vùng mã hoá.
C. Vùng kết thúc.
D. Vùng vận hành.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 16 ( câu trắc nghiệm)


Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3’ → 3’.
B. 3’ → 5’.
*C. 5’ → 3’.
D. 5’ → 5’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:1) Câu 17 ( câu trắc nghiệm)

Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. nhân con
*B. tế bào chất

C. nhân
D. màng nhân
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:1) Câu 18 ( câu trắc nghiệm)

Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là
A. axit amin hoạt hoá.
B. axit amin tự do.
C. chuỗi polipeptit.
*D. phức hợp aa-tARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:1) Câu 19 ( câu trắc nghiệm)

Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải
A. lipit
B. ADP
*C. ATP
D. glucôzơ
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 20 ( câu trắc nghiệm)

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. nhân đôi ADN và phiên mã.
B. nhân đôi ADN và dịch mã.
C. phiên mã và dịch mã.
*D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 21 ( câu trắc nghiệm)

Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?
*A. U và T
B. T và A
C. A và U
D. G và X

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 22 ( câu trắc nghiệm)

Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
*B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 23 ( câu trắc nghiệm)

Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. mARN
B. ADN
*C. prôtêin
D. mARN và prôtêin


#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 24 ( câu trắc nghiệm)

Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
A. ADN-polimeraza.
B. restrictaza.
C. ADN-ligaza.
*D. ARN-polimeraza.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 25 ( câu trắc nghiệm)

Sơ đồ thể hiện vai trò và quan hệ prôtêin với axit nuclêic là:
A. Prôtêin→ADN→ARN→Tính trạng.
B. Tính trạng→Prôtêin→ARN→ADN.
*C. ADN→ARN→Prôtêin→Tính trạng.
D. ARN→Prôtêin→ADN→Tính trạng.

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 26 ( câu trắc nghiệm)

Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng?
A. Điều hòa chuyển hóa.
B. Xúc tác phản ứng.
C. Bảo vệ cơ thể.
*D. Chứa mã di truyền.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 27 ( câu trắc nghiệm)

Quá trình sinh tổng hợp gồm các giai đoạn theo trình tự:
A. Dịch mã→Phiên mã.
B. Tự sao mã→Phiên mã→Dịch mã.
*C. Phiên mã→Dịch mã.
D. Tự sao→Sao mã→Dịch mã.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 28 ( câu trắc nghiệm)

Phiên mã (PM) khác dịch mã (DM) như thế nào?
A. Không khác nhau.
*B. Phiên mã là tổng hợp ARN, còn dịch mã là tổng hợp Prôtêin.
C. Dịch mã là tổng hợp ARN, còn phiên mã là tổng hợp Prôtêin.
D. Dịch mã xảy ra trước, phiên mã xảy ra sau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 29 ( câu trắc nghiệm)

Phiên mã giống tự sao mã ở điểm:
A. Đều cần ADN-pôlimeraza.
B. Đều thực hiện trên 1 đoạn ADN.
*C. Đơn phân đều được lắp theo nguyên tắc bổ sung.
D. Đều thực hiện 1 lần trong mỗi chu kỳ tế bào.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 30 ( câu trắc nghiệm)


Trong tế bào sống, sự phiên mã diễn ra ở:
A. Dịch nhân.
*B. Trên crômatit.
C. Ribôxôm.
D. Lưới nội chất.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 31 ( câu trắc nghiệm)

Trong tế bào sống, sự dịch mã diễn ra ở:
A. Dịch nhân.
B. Trên crômatit.
*C. Ribôxôm.
D. Lưới nội chất.


#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 32 ( câu trắc nghiệm)

Khi phiên mã thì mạch khuôn được chọn làm gốc là:
*A. Mạch 3’→5’ của gen.
B. Mạch 5’→3’ của gen.
C. Cả hai mạch của gen.
D. Mạch 5’→3’ của mARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 33 ( câu trắc nghiệm)

Có thể gọi phiên mã là quá trình sinh tổng hợp:
A. tARN.
B. rARN.
C. mARN.
$*D. A hay B hoặc C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 34 ( câu trắc nghiệm)


Nội dung của quá trình phiên mã là:
A. Sao (copy) y nguyên mã gốc.
B. Sao mạch bổ sung thành mARN.
C. Chuyển mã thành trình tự axit amin.
*D. Tổng hợp ARN từ gen tương ứng.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 35 ( câu trắc nghiệm)

Kết quả chính của quá trình phiên mã là:
A. Biến mạch gen gốc thành mARN.
*B. Tạo ra ARN từ khuôn là mạch gen gốc.
C. Dịch trình tự nuclêôtit thành trình tự axit amin.
D. Đúc tARN và rARN từ khuôn là mạch men gốc.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 36 ( câu trắc nghiệm)

Enzim ARN pôlimeraza xúc tác cho:
A. Sự tự sao.
*B. Phiên mã.
C. Dịch mã.
$D. A+B+C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 37 ( câu trắc nghiệm)

Khi phiên mã, thì enzim chỉ trượt theo chiều 3’→5’là:
A. Enzim tháo xoắn.
*B. ARN-pôlimeraza.
C. ADN-pôlimeraza.
D. ADN-ligaza.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 38 ( câu trắc nghiệm)

Phân tử được tổng hợp theo chiều 3’→5’là:
A. mARN.

B. tARN.
C. rARN.
D. ADN.
*E. Tất cả đều sai.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 39 ( câu trắc nghiệm)

Phân tử nào dưới đây là phiên bản mã di truyền?
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
$*D. A+B+C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 40 ( câu trắc nghiệm)


Trong quá trình sinh tổng hợp Prôtêin, thì chức năng vận chuyển axit amin là của:
A. mARN.
*B. tARN.
C. rARN.
D. ADN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 41 ( câu trắc nghiệm)

Hợp phần bắt buộc của ribôxôm là:
A. mARN.
B. tARN.
*C. rARN.
D. ADN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 42 ( câu trắc nghiệm)

Phân tử mang mật mã trực tiếp cho dịch mã ở ribôxôm là:
*A. mARN.

B. tARN.
C. rARN.
D. ADN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 43 ( câu trắc nghiệm)

Phân tử mARN có 1 đặc tính là:
A. Vận chuyển axit amin và có mã đối.
B. Mang mã sao và liên kết hyđrô.
C. Chứa bản gốc của thông tin di truyền.
*D. Trình tự mã phiên bổ sung với mạch gốc.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 44 ( câu trắc nghiệm)

Ở tế bào nhân thực, các prôtêin mới được tổng hợp ra đều:
*A. Có mêtiônin ở đầu, sau bị cắt bỏ.
B. Có foocmin mêtiônin ở đầu, sau đó bị cắt bỏ.
C. Luôn có mêtiônin ở vị trí đầu tiên.
D. Luôn có foocmin mêtiônin ở vị trí đầu tiên.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 45 ( câu trắc nghiệm)

Khi gen phiên mã, thì mạch mã sao hình thành thế nào?
A. Được tổng hợp gián đoạn theo chiều 5’→3’.
*B. Được hình thành liên tục theo chiều 5’→3’.
C. Được tổng hợp gián đoạn theo chiều 3’→5’.
D. Được hình thành liên tục theo chiều 3’→5’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 46 ( câu trắc nghiệm)

Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã?
A. tARN.
B. rARN.
*C. mARN.

D. ADN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 47 ( câu trắc nghiệm)

Loại ARN có mang bộ mã đối (anticodon) là:
$*A. tARN.
B. rARN.
C. mARN.
$D. B+C
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 48 ( câu trắc nghiệm)

Còn có thể gọi mARN là:
A. Bản đối mã.


B. Bản mã gốc.
*C. Bản phiên mã.
D. Bản dịch mã.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 49 ( câu trắc nghiệm)

Tổng hợp ADN và tổng hợp ARN giống nhau ở điểm là:
A. Diễn ra 1 lần trong chuỗi chu kỳ tế bào.
B. Đều dựa vào nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Tạo nên cơ chế di truyền phân tử.
*D. Xảy ra ở NST, theo nguyên tắc bổ sung.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 50 ( câu trắc nghiệm)

mARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực có:
A. Số đơn phân bằng mạch gen mẫu.
$*B. Số đơn phân ít hơn mạch gen mẫu.
C. Số đơn phân nhiều hơn mạch gen mẫu.

$D. A hoặc C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 51 ( câu trắc nghiệm)

Ở sinh vật nhân thực, mARN được tổng hợp theo các bước:
A. Gen→mARN sơ khai→Tách êxôn→Ghép intrôn→mARN.
*B. Gen→mARN sơ khai→Tách intrôn→Ghép êxôn→mARN.
C. Gen→Tách êxôn→Ghép intrôn→mARN sơ khai→mARN.
D. Gen→Tách êxôn→mARN sơ khai→Ghép intrôn→mARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 52 ( câu trắc nghiệm)

Thế nào là mARN trưởng thành?
A. Phân tử mARN đã lớn hết cỡ.
B. mARN vừa được tổng hợp xong.
C. mARN đã cắt bỏ hết intrôn.
*D. mARN trực tiếp là khuôn dịch mã.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 53 ( câu trắc nghiệm)

Thực chất của dịch mã là:
A. Đổi trình tự ribônuclêôtit thành trình tự nuclêôtit.
*B. Đổi trình tự ribônuclêôtit thành trình tự axit amin.
C. Tạo ra phân tử prôtêin có cấu trúc bậc cao.
D. Tạo ra chuỗi nuclêôtit từ chuỗi ribônuclêôtit.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 54 ( câu trắc nghiệm)

Sự dịch mã được quy ước chia thành bao nhiêu giai đoạn?
A. 1.
*B. 2.
C. 3.
D. 4.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 55 ( câu trắc nghiệm)


Các giai đoạn của dịch mã là:
A. Giải mã→Sao mã.
B. Sao mã→Khớp đối mã→Giải mã.
*C. Hoạt hóa→Giải mã.
D. Phiên mã→Hoạt hóa→Tổng hợp pôlipeptit.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 56 ( câu trắc nghiệm)

Giai đoạn hoạt hóa trong dịch mã có thể tóm tắt bằng sơ đồ:
A. A.amin-tARN→Pôlipeptit→Prôtêin.
*B. A.amin+tARN+ATP→A.amin-tARN+ADP.
C. A.amin+rARN+ATP→A.amin-rARN+ADP.


D. A.amin+tARN+ADP→A.amin-tARN+ATP.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 57 ( câu trắc nghiệm)

Gọi tắt: Hợp= sự hợp nhất 2 đơn vị thành 1 ribôxôm; Tách=ribôxôm tách 2; Cắt=mêtiônin rời
khỏi chuỗi sơ khai; Mở=gắn mêtiônin vào mã mở đầu; Dài= chuỗi pôlipeptit dài ra. Sinh tổng
hợp prôtêin có thể chia thành các bước là:
A. Hợp→Mở→Dài→Cắt→Tách.
B. Mở→Hợp→Dài→Cắt→Tách.
*C. Hợp→Mở→Dài→Tách→Cắt.
D. Mở→Hợp→Dài→Tách→Cắt.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 58 ( câu trắc nghiệm)

Kết quả của giai đoạn dịch mã là:
A. Tạo ra phân tử mARN mới.
B. Tạo ra phân tử tARN mới.
C. Tạo ra phân tử rARN mới.

*D. Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 59 ( câu trắc nghiệm)

Theo quy ước, tên 1 bộ mã di truyền là tên bộ ba mã hóa của:
A. Mạch gốc ADN.
*B. Phân tử mARN.
C. Phân tử tARN.
D. Mạch gen bổ sung.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 60 ( câu trắc nghiệm)

Trên phân tử mARN, thì hướng chuyển dịch của ribôxôm là:
A. 3’→5’
*B. 5’→3’.
$C. A hay B đều được.
D. Lúc hướng này, lúc khác.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 61 ( câu trắc nghiệm)

Sự chuyển vị của ribôxôm trên mARN diễn ra theo kiểu:
A. 1 nuclêôtit mỗi lần.
*B. 1 bộ ba mỗi lần.
C. 2 bộ ba mỗi lần.
D. 3 bộ ba mỗi lần.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 62 ( câu trắc nghiệm)

2 tiểu đơn vị R sẽ kết hợp thành 1 ribôxôm khi:
*A. Chúng tiếp xúc với bộ ba mở đầu của mARN.
B. Các rARN vừa tổng hợp xong ra khỏi nhân.
C. Chúng tiếp xúc với bộ ba mở đầu của gen.
D. Phân tử tARN chuyển mêtiônin đến ribôxôm.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 63 ( câu trắc nghiệm)


Liên kết peptit đầu tiên trong dịch mã xuất hiện giữa:
A. Axit amin thứ nhất và a.a thứ hai.
B. Mêtiônin và a.a thứ nhất.
C. Axit amin thứ nhất và a.a thứ hai.
*D. Axit amin mở đầu và a.a thứ nhất.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 64 ( câu trắc nghiệm)

Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mARN tương ứng là:
A. ATG TAX GGX GXT AAA…
*B. AUG UAX XXG XGA UUU…
C. UAX AUG GGX GXU AAA…


D. ATG TAX XXG XGA TTT…
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 65 ( câu trắc nghiệm)

Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mạch bổ sung là:
A. ATG TAX GGX GXT AAA…
B. AUG UAX XXG XGA UUU…
C. UAX AUG GGX GXU AAA…
*D. ATG TAX XXG XGA TTT…
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 66 ( câu trắc nghiệm)

Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì các đối mã của tARN tương ứng theo
trình tự là:
A. ATG TAX GGX GXT AAA…
B. AUG UAX XXG XGA UUU…
*C. UAX AUG GGX GXU AAA…
D. ATG TAX XXG XGA TTT…

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 67 ( câu trắc nghiệm)

Mạch khuôn của gen có đoạn 3’… TATGGGXATGTA…5’ thì mARN được phiên mã từ mạch
khuôn này có trình tự là:
A. 3’… AUAXXXGUAXAU…5’
*B. 5’…AUAXXXGUAXAU…3’
C. 3’… ATAXXXGTAXAT …5’
D. 5’…ATAXXXGTAXAT …3’
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 68 ( câu trắc nghiệm)

Pôlixôm (hoặc polyribosome) là:
A. Tập hợp ribôxôm liền nhau ở lưới nội chất.
B. Các ribôxôm đã tham gia giải mã cho 1 gen.
*C. Các ribôxôm trên 1 mARN cùng thời điểm.
D. Mọi ribôxôm tăng hiệu suất giải mã 1 gen.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 69 ( câu trắc nghiệm)

Pôlixôm có ý nghĩa là:
A. Tăng hiệu suất phiên mã.
B. Tổng hợp nhiều prôtêin.
C. Cùng phiên mã 1 mARN.
*D. Tăng hiệu suất giải mã.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 70 ( câu trắc nghiệm)

Trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, vai trò trung tâm thuộc về:
A. Prôtêin, vì nó biểu hiện thành tính trạng.
*B. ADN, vì mang mã gốc quy định ARN và prôtêin.
C. mARN, bởi nó trực tiếp xác định cấu trúc prôtêin.
D. tARN, vì chính nó trực tiếp định vị axit amin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 71 ( câu trắc nghiệm)


Sao ngược là hiện tượng:
A. Prôtêin tổng hợp ra ADN.
*B. ARN tổng hợp ra ADN.
C. ADN tổng hợp ra ARN.
D. Prôtêin tổng hợp ra ARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 72 ( câu trắc nghiệm)

Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ:
*A. ARN→ADN→ARN→Prôtêin.
B. ADN→ARN→Prôtêin→Tính trạng.
C. ADN→ARN→Tính trạng→Prôtêin.


D. ARN→ADN→Prôtêin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 73 ( câu trắc nghiệm)

Phân tử mang mật mã trực tiếp tổng hợp prôtêin là:
*A. mARN.
B. ADN.
C. tARN.
D. rARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 74 ( câu trắc nghiệm)

Phân tử đóng vai trò giải mã trong tổng hợp Prôtêin là:
A. ADN.
B. mARN.
*C. tARN.
D. rARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 75 ( câu trắc nghiệm)


Phân tử đóng vai trò chủ đạo, quan trọng nhất nhưng không trực tiếp tham gia dịch mã và giải
mã là:
*A. ADN.
B. mARN.
C. tARN.
D. rARN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 76 ( câu trắc nghiệm)

Gọi số lượng từng loại đơn phân của gen ở vi khuẩn là A, T, G, X và của ARN tương ứng là a, u,
g, x. Biểu thức sai là:
A. G=X; A=T.
*B. a=u; g=x.
C. a+u=A; g+x = G.
D. A+G=a+u+g+x.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:D)(Skill:3) Câu 77 ( câu trắc nghiệm)

Một mARN trưởng thành dài 5100 Å sẽ mã hóa cho chuỗi pôlipeptit có số axit amin (không kể
amin mở đầu) là:
*A. 498.
B. 499.
C. 500.
D. 502.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 78 ( câu trắc nghiệm)

Một ADN xoắn kép gồm 3.106 nuclêôtit có 20% là Timin thì có từng loại nuclêôtit là:
*A. G=X=900000; A=T=600000.
B. G=X=600000; A=T=900000.
C. G=X=800000; A=T=700000.
D. G=X=700000; A=T=800000.

#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 79 ( câu trắc nghiệm)

Gen dài 510 nm và có tỉ lệA/G=2, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hyđrô bị hủy
là:
*A. 10500.
B. 51000.
C. 15000.
D. 50100.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:K)(Skill:3) Câu 80 ( câu trắc nghiệm)


ADN dài 5,1 µm sẽ cần bao lâu để tự nhân đôi xong 1 lần, nếu tốc độ tự sao là 500 cặp
nuclêôtit/giây?
A. 60 giây.
*B. 60 phút
C. 180 giây.
D. 18 phút.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 81 ( câu trắc nghiệm)

Mạch có nghĩa của 1 gen ở vi khuẩn có 150 A, 300 T, 450 G và 600 X, thì mARN tương ứng
gồm các ribônuclêôtit là:
A. 150 T, 300 A, 450 X và 600 G.
B. 150 A, 300 U, 450 G và 600 X.
*C. 150 U, 300 A, 450 X và 600 G.
D. 150 G, 300 X, 450 A và 600 T.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 82 ( câu trắc nghiệm)

1 mARN trưởng thành có 1500 ribônuclêôtit được 5 ribôxôm tham gia dịch mã thì số phân tử
nước được giải phóng khi tổng hợp xong chuỗi pôlipeptit là:
A. 1994.

*B. 2490.
C. 7500.
D. 6000.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 83 ( câu trắc nghiệm)

Chiều ngang của 1 ribôxôm khi dịch mã trên mARN tối thiểu là:
A. 3,4 Å.
B. 6,8 Å.
C. 10,2 Å.
*D. 20,4 Å.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 84 ( câu trắc nghiệm)

Để mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit có 100 axit amin, thì tối thiểu gen phải có bao nhiêu bộ ba mã
hóa?
A. 100.
*B. 102.
C. 200.
D. 204.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 85 ( câu trắc nghiệm)

Gen có 3000 nuclêôtit phiên mã 3 lần liền sẽ cần số ribônuclêôtit tự do là:
A. 24000.
B. 12000.
C. 9000.
*D. 4500.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:K)(Skill:3) Câu 86 ( câu trắc nghiệm)

Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba
ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này có bộ ba mã lizin chiếm tỉ lệ:
A. 16%.

*B. 51,2%.
C. 24%.
D. 38,4%.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×