Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH đảm bảo tín DỤNG tại CHI NHÁNH TECHCOMBANK đà NẴNG 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.32 KB, 47 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÀ NẴNG

I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm
Theo Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1998 công bố:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng
các dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát
triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình
ngân hàng khác.
Qua đó cho thấy những đặc trưng cơ bản của một ngân hàng thương mại là:
- Huy động các loại tiền gửi.
- Cấp tín dụng.
- Tham gia thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

2. Chức năng của ngân hàng thương mại
2.1. Chức năng trung gian tài chính.
Ngân hàng nhận tiền của người thừa vốn và cho người cần vốn vay với mục
đích tìm kiếm lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa lãi suất đi vay với lãi suất cho
vay đã giúp cho người đi vay có cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn để đầu tư vào
mục đích của mình mà không phải tốn nhiều thời gian chi phí cho việc tìm nơi vay
tiền tiện lợi, chắc chắn, hợp pháp đồng thời giúp cho người thừa vốn có được nơi
cất trữ an toàn và có khả năng sinh lợi từ lãi suất tiền gửi hay được cung ứng các


dịch vụ thanh toán. Vậy ngân hàng là môi giới là cầu nối giữa cung với cầu vốn, là
cầu nối giữa tích luỹ với tiêu dùng, với chức năng trung gian tài chính đã thu hút tập
trung vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn giúp cho nền kinh tế sử dụng vốn có hiệu
quả, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và điều hòa lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.

2.2. Chức năng tạo tiền.
Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, chức năng tạo tiền được thực
hiện dưới hình thức bút tệ trong điều kiện áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân
hàng Trung ương. Để chứng minh điều này, giả định Ngân hàng Trung ương quy
định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là r =10%, ngân hàng không có dự trữ nào khác ngoài dự
trữ bắt buộc, không có lượng tiền mặt ngoài lưu thông. Giả sử Ngân hàng Trung
ương phát hành đưa vào nền kinh tế 1.000 đơn vị vốn thì cơ chế tạo tiền như sau:


Ngân hàng 1
Tiền gửi:1.000 Dự trữ bắt buộc: 100

Cho vay: 900

Ngân hàng 2

Ngân hàng 3

Tiền gửi:900 Dự trữ bắt buộc: 90

Cho vay: 810

Tiền gửi: 810 Dự trữ bắt buộc: 81


Cho vay: 729

Với giả định không có tiền mặt ngoài lưu thông nên lượng tiền phát hành đưa
vào nền kinh tế 1.000 sẽ là trở thành lượng tiền gửi tại Ngân hàng 1. Sự tuân thủ tỷ
lệ dự trữ bắt buộc 10 % nên Ngân hàng 1 dự trữ lại 100 còn 900 sẽ cho vay và 900
này sẽ trở thành tiền gửi tại Ngân hàng 2. Đến lượt Ngân hàng 2 lại tuân thủ tỷ lệ dự
trữ bắt buộc nên giữ lại 90 còn lại 810 sẽ cho vay và trở thành tiền gửi tại Ngân
hàng 3. Tương tự như các ngân hàng khác Ngân hàng 3 cũng thực hiện dự trữ bắt
buộc. Quá trình đó cứ tiếp diễn cho đến Ngân hàng n và cuối cùng cho đến khi tổng
dự trữ bắt buộc là 1.000 và khi đó tổng lượng tiền gửi là 1.000+900+810+729+... =
1.000(1-(9/10)n-1)/(1-9/10) ≈ 10.000 và tổng cho vay là 9.000. Qua đó ta thấy với
lượng tiền gửi ban đầu 1.000 thông qua hệ thống ngân hàng đã tạo ra 10.000 tiền
gửi và 9.000 cho vay nên thể hiện được chức năng tạo tiền.

2.3. Chức năng trung gian thanh toán và thủ quỹ cho khách hàng.
Ngân hàng nhận tiền gửi và bảo quản các tài sản phi tiền tệ đã thể hiện chức
năng thủ quỹ, mở tài khoản cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán thể hiện
được chức năng trung gian thanh toán của mình đã giúp giải quyết nhanh chóng, an
toàn, chính xác đồng thời tiết kiệm được chi phí, khắc phục được nhược điểm của
sự xa cách về địa lý. Hai chức năng này có quan hệ liên đới nhau và với các chức
năng trên nhưng chức năng trung gian tài chính vẫn là chức năng quan trọng nhất.

3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
3.1. Nghiệp vụ về nguồn vốn (Nghiệp vụ tài sản nợ)
a. Vốn tự có
- Vốn điều lệ: Là số vốn ban đầu khi thành lập ngân hàng được ghi vào
điều lệ ngân hàng luôn luôn lớn hơn hoặc bằng nguồn vốn pháp định do nhà nước
qui định vào đầu mỗi năm tài chính.
- Các quỹ dự trữ: Quỹ dự trữ, quỹ dự trữ đặc biệt, quỹ khác.
- Lợi nhuận chưa chia: Theo qui định sau khi nộp thuế phần còn lại

của lợi nhuận được đem chia để bù lỗ năm trước, thu sử dụng vốn ngân sách, bù đắp
những khoản tiền phạt và chi phí không hợp lý mà không được tính vào chi phí để
tính thuế, trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng, tăng vốn điều lệ, dự phòng nói
chung còn lại đưa vào quỹ đầu tư phát triển.

b. Vốn bổ sung
b1 Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, là khoản tiền, tài
sản của các tổ chức cá nhân mà ngân hàng được phép thu hút và sử dụng với trách
nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc lẫn lãi. Bao gồm:

b1.1 Nguồn tiền gửi
* Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
- Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền khách hàng gửi vào không xác
định trước thời hạn sẽ rút ra nên nó mang tính chất không kỳ hạn, khách hàng có thể
rút ra bất cứ lúc nào, là khoản tiền chờ thanh toán không phải gửi với mục đích để
dành mà nhằm an toàn tài sản, tạo được tiện ích trong thanh toán.


- Tiền gửi có kỳ hạn: Khác với tiền gửi không kỳ hạn vì ngân hàng biết
trước thời gian người gửi rút tiền, là khoản tiền tạm thời chưa sử dụng hay để dành
nhằm hưởng lợi tức và tìm kiếm sự an toàn cho đồng vốn của mình.
- Tiền gửi ký quỹ: Khách hàng gửi vào nhằm mục đích nào đó theo thoả
thuận giữa ngân hàng với khách hàng.
- Tiền gửi chuyên dùng: Là nguồn tiền do ngân sách cấp cho đơn vị hành
chính sự nghiệp mà doanh nghiệp phải để riêng và sử dụng cho mục đích đã xác
định.

* Tiền gửi của cá nhân dân cư
- Tiền gửi trên tài khoản cá nhân: Dân cư gửi tiền với mục đích an toàn
bảo quản hay thuận lợi trong thanh toán chi trả.

- Tiền gửi tiết kiệm: Bao gồm tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền để dành của cá nhân gửi
vào ngân hàng với mục đích hưởng lợi tức, có kỳ hạn xác định trước nên hưởng lãi
suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền để dành của dân cư nhằm
hưởng lợi tức nhưng chưa xác định được thời điểm chi tiêu.
- Tiền gửi có mục đích: Khi dân chúng gửi tiền vào ngân hàng thì xác định
trước mục đích gửi vào để làm gì.
- Tiền gửi tiết kiệm có báo trước: Nghĩa là có qui định khi dân cư muốn rút
tiền phải báo trước cho ngân hàng tối thiểu 10 đến 30 ngày.

* Tiền gửi của kho bạc nhà nước
Các chi nhánh kho bạc thường có một phần vốn tạm thời chưa sử dụng gửi
vào ngân hàng nhằm hưởng lợi tức và thường gửi với số lượng lớn, không kỳ hạn.

* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
Các tổ chức tín dụng thường có quan hệ đại lý nhau nên mở tài khoản lẫn
nhau nhằm thực hiện thu chi hộ cho khách hàng, đặc biệt sử dụng cho phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt.

b1.2 Nguồn vốn huy động thông qua phát hành các chứng chỉ tiền gửi.
- Nguồn huy động thông qua phát hành các chứng chỉ tiền gửi
Là hình thức đi vay của ngân hàng đối với công chúng, là dạng huy động
không thường xuyên. Việc huy động phải có kế hoạch trước và đối với ngân hàng
chi nhánh phải xin phép trước.

- Phát hành kỳ phiếu
Là dạng huy động mang tính chất không thường xuyên, có lãi suất cao hơn
lãi suất tiền gửi tiết kiệm có cùng kỳ hạn. Ngân hàng chỉ phát hành kỳ phiếu khi
thiếu vốn trong việc cân đối vốn. Việc phát hành phải có kế hoạch, có tính đến

lượng vốn cần phát hành với kỳ hạn, lãi suất, thời gian phát hành.

- Phát hành trái phiếu ngân hàng
Là dạng đi vay dài hạn của ngân hàng đối với công chúng, với mục đích sử
dụng được xác định trước. Việc xác định thời hạn dựa vào mục đích sử dụng và
phương thức trả lãi.


b2 Nguồn vốn vay: Bao gồm vay của Ngân hàng nhà nước nhằm mở rộng
qui mô, bổ sung dự trữ hay đảm bảo thanh toán trong hạn mức được duyệt và vay
của các tổ chức tín dụng khác trong hoặc ngoài nước.
b3 Vốn bổ sung khác
- Vốn uỷ thác: Là nguồn vốn của cá nhân tổ chức trong và ngoài nước uỷ
thác cho ngân hàng để tài trợ cho các đối tượng chỉ định theo những điều kiện mà
uỷ thác qui định.
- Vốn trong thanh toán: Thường rất ngắn hạn nhưng hoạt động rất
thường xuyên, khi thu hộ lớn hơn chi hộ thì có tài sản tạm thời trong thanh toán và
ngược lại.

3.2.. Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ tài sản có)
Đây là nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn đã huy động để cho vay nhằm mục
đích hưởng lợi thông qua chênh lệch lãi suất huy động với lãi suất cho vay. Bao
gồm:
- Tài sản cố định: Thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản có của
ngân hàng như trụ sở, máy móc thiết bị công nghệ, xe ô tô,...là tài sản cố định.
- Tài sản ngân quỹ: Qui mô ngân quỹ thường phụ thuộc vào nhu cầu chi
trả tiền gửi, nhu cầu cho vay, nhu cầu chi tiêu. Bao gồm:
- Tiền mặt tại quỹ: Tiền giấy và tiền kim loại tại kho của ngân hàng.
+ Tiền mặt dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Trung ương.
+ Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Trung ương.

- Tiền gửi thanh toán
- Tài sản tín dụng: Dưới dạng cho vay với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Đây là tài sản chủ yếu, sử dụng vốn nhiều nhất góp phần tạo ra thu nhập cho ngân
hàng nhưng xác suất rủi ro tương đối lớn.
- Tài sản đầu tư: Đầu tư lĩnh vực khác với đầu tư tài sản tín dụng nhằm
mục đích tăng tỷ suất sinh lợi của đồng vốn, phân tán được rủi ro, bù đắp được rủi
ro lĩnh vực này bằng nguồn sinh từ của lĩnh vực khác.
II. TÍN DỤNG

1. Khái niệm
Về hình thức: Tín dụng là một quan hệ vay mượn kinh tế.
Về nội dung: Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị
từ người cho vay sang người đi vay với những điều kiện nhất định để sau một khoản
thời gian nhất định nhận lại một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.

2. Vai trò của tín dụng
2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng
thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Do nhu cầu đầu tư tăng thêm, các doanh nghiệp đến vay vốn và được ngân
hàng cấp vốn cho vay đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư phát triển
mở rộng sản xuất kinh doanh, duy trì quá trình sản xuất tạo nên được tính liên tục
của quá trình đó góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao từ đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Vì vậy có thể nói tín dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn duy trì quá
trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.


2.2. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Nghiệp vụ huy động được xem là quá trình tập trung vốn từ các đơn vị tổ
chức cá nhân trong nền kinh tế và cho các đơn vị cá nhân khác cần vốn vay mà
thường là những doanh nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả đảm bảo

tránh rủi ro tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đó là quá trình tập trung sản xuất.
Vì thế tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

2.3. Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán của doanh
nghiệp.
Khi quyết định cho vay thường xem xét khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi khi
bằng cách xem xét tình hình tài chính, hiệu quả phương án kinh doanh đem lại, tài
sản đảm bảo của khách hàng thông qua công tác thẩm định. Cán bộ tín dụng thường
yêu cầu người đi vay phải cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác
thẩm định trong quá trình xét duyệt cho vay nên các doanh nghiệp phải đảm bảo
cung cấp đầy đủ thông tin chính xác hay nói cách khác là báo cáo rõ ràng về tình
hình tài chính của mình. Từ đó cho thấy hoạt động tín dụng tác động đến việc hoàn
thiện sổ sách kế toán, tạo ra sự rỏ ràng minh bạch trong chế độ hạch toán của mình.
Vậy tín dụng đã góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán của các
doanh nghiệp.

2.4. Tiết kiệm chi phí lưu thông của xã hội.
Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt như chuyển tiền qua tài khoản,
sec, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thanh toán bằng thư tín dụng, ngân phiếu thanh
toán, thẻ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng đã tiết kiệm được chi phí như chi
phí kiểm đếm, xuất nhập, đóng gói, niêm phong, chi phí vận chuyển tiền tệ. Trong
nền kinh tế thị trường, đại bộ phận lưu chuyển tiền tệ được thực hiện thông qua các
phương thức này đã góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông, làm tăng tốc độ chu
chuyển của đồng vốn. Do đó tín dụng tiết kiệm chi phí lưu thông của xã hội.

3. Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng
3.1. Nguyên tắc vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
Trước khi cấp tín dụng, yêu cầu bên đi vay phải trình bày mục đích sử dụng
vốn, kế hoạch phương án vay vốn, số tiền vay và các yếu tố khác. Chỉ cho vay đối
với những phương án cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả có khả

năng thu hồi vốn cao. Nguyên tắc này giúp cho ngân hàng và bên đi vay hoạt động
bình thường, tránh đầu tư sai mục đích làm thất thoát gây lãng phí vốn trong nền
kinh tế. Nếu tín dụng đúng mục đích và hiệu quả đẩy nhanh nhịp độ phát triển của
nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ tái sản xuất mở rộng nên nguyên
tắc này còn là phương châm của hoạt động tín dụng.

3.2. Nguyên tắc vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn vay
mượn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Hoạt động huy động và cấp tín dụng cho thấy ngân hàng không chỉ là người
đi vay mà còn đóng vai trò là người cho vay đối với các tổ chức cá nhân trong nền
kinh tế. Ngân hàng cho vay chủ yếu là nguồn huy động; phần tài sản mà ngân hàng
tạm thời quản lý và sử dụng; và có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách
hàng nên yêu cầu các đơn vị vay vốn phải đảm bảo hoàn trả vốn gốc và lãi đầy đủ


và đúng hạn. Vậy hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ chủ thể nào khi cho
vay vì nó tác động đến khả năng thanh toán và sự tồn tại của ngân hàng.

3.3. Nguyên tắc vay vốn phải được đảm bảo giá trị tương đương.
Để thiết lập cơ sở cho việc thu nợ gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng
yêu cầu bên đi vay phải thế chấp cầm cố tài sản hay bảo lãnh của bên thứ ba với giá
trị tương đương trị giá món vay nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu
nợ thứ nhất (doanh thu đối với cho vay ngắn hạn, là nguồn khấu hao và lợi nhuận
đối với cho vay trung dài hạn hay là nguồn thu nhập cá nhân như thu nhập tài chính,
các khoản thu nhập khác đối với cho vay tiêu dùng). Đồng thời tác động đến nghĩa
vụ trả nợ của khách hàng, giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng nhưng
đây không phải là nguyên tắc quan trọng nhất khi xét duyệt cho vay.

3.4. Nguyên tắc phân tán rủi ro.
Các tổ chức tín dụng thường tìm mọi cách để phân tán rủi ro trong hoạt động

kinh doanh tín dụng của mình bằng cách đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, đa dạng hóa
khách hàng cho vay hay qui định tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không
vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng nếu nhu cầu vượt quá 15% có thể cho
vay hợp vốn theo qui định của thống đốc Ngân hàng nhà nước,... Qua đó cho thấy
nguyên tắc này có tác dụng phân tán rủi ro, góp phần cho sự tồn tại và phát triển
bình thường của ngân hàng thương mại, ổn định nền kinh tế.

4. Phân loại tín dụng
4.1. Căn cứ theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn dưới 1 năm với mục đích bổ
sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động hay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng.
- Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm phục vụ
yêu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng
các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn trên 5 năm dùng để cung cấp vốn
cho vay xây dựng cơ bản, mở rộng qui mô sản xuất như xây dựng xí nghiệp, công
trình thuộc cơ sở hạ tầng, hình thành vốn cố định và một phần vốn cho sản xuất.

4.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: là tín dụng hình thành vốn lưu động, bù đắp thiếu
hụt tạm thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
- Tín dụng vốn cố định: là tín dụng cung cấp vốn cố định, phục vụ đầu tư
mua sắm tài sản cố định như nhà cửa, máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp có
nhu cầu vay.

4.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là tín dụng nhằm phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá.
- Tín dụng tiêu dùng: là tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các
cá nhân hộ gia đình.


4.4. Căn cứ vào chủ thể tín dụng
- Tín dụng thương mại: là hình thức tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới
hình thức mua bán chịu hàng hóa.


- Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng giữa một bên là ngân hàng
vớimột bên là các tổ chức cá nhân khác trong nền kinh tế.
- Tín dụng nhà nước: là hình thức tín dụng trong đó nhà nước là người đi
vay để đảm bảo các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước đồng thời là người cho vay
để thực hiện chức năng nhiệm vụ trong quản lý kinh tế xã hội và phát triển quan hệ
kinh tế đối ngoại.
- Tín dụng hợp tác: là hình thức tín dụng mà vốn do các thành viên góp để
tài trợ cho nhu cầu vốn của chính các thành viên.

4.5. Căn cứ vào phạm vi
- Tín dụng trong nước: là hình thức tín dụng trong phạm vi quốc gia.
- Tín dụng quốc tế: là hình thức tín dụng giữa quốc gia này với các quốc gia
khác hay với các tổ chức tín dụng quốc tế nghĩa là quan hệ tín dụng vượt ra khỏi
phạm vi quốc gia đó.

4.6. Căn cứ vào hình thức đảm bảo
- Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức tín dụng chỉ được thực
hiện khi có sự bảo đảm về tài sản hay sự bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
- Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức tín dụng không có
tài sản bảo đảm trực tiếp cũng như không có sự bảo lãnh bằng tài sản của người thứ
ba. Ngân hàng cho vay chỉ dựa vào uy tín của người vay hay là uy tín của người bảo
lãnh.
III. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG


1. Khái niệm
Bảo đảm tín dụng (bảo đảm tiền vay) là việc tổ chức tín dụng áp dụng các
biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản
nợ đã cho khách hàng vay.

2. Các hình thức bảo đảm tín dụng
2.1. Bảo đảm đối vật
Bảo đảm đối vật là hình thức bảo đảm tín dụng trong đó ngân hàng đóng vai
trò là chủ nợ được thừa hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách
hàng (con nợ) nhằm làm căn cứ để thu hồi nợ trong trường hợp con nợ không trả
hoặc không có khả năng trả nợ.

Sơ đồ khái quát về đảm bảo đối vật
(1)
Khaïch haìng
vay väún

(2)

Ngán haìng

Trong đó:
(1) - Khách hàng chuyển giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng.
(2) - Ngân hàng cấp phát vốn vay cho khách hàng vay vốn.
Đảm bảo đối vật được thể hiện dưới hai hình thức sau:

a. Thế chấp tài sản


Th chp ti sn l vic bờn i vay dựng ti sn l bt ng sn thuc s hu

ca mỡnh hoc giỏ tr quyn s dng t hp phỏp bo m thc hin ngha v
i vi bờn cho vay trong thi gian nht nh.
Vi hỡnh thc ny khỏch hng c quyn gi li ti sn, hng li trờn ti
sn th chp, cú trỏch nhim qun lý ti sn th chp v nghiờm cm vic bỏn, tng,
cho thuờ, cho mn hay em th chp mún vay khỏc. Ngõn hng ch nhn chng
ch chng nhn quyn s hu hp phỏp ca bờn vay v cỏc vn th th chp ti sn.
Khi n hn khỏch hng vay phi tr ht n cho ngõn hng thu hi ti sn th
chp nu khụng s b ngõn hng phỏt mói ti sn th chp thu hi n. Cỏc hỡnh
thc th chp v quy trỡnh cho vay th chp nh sau:

Qui trỡnh cho vay th chp ti sn
Giaùm
õởnh
vóử
phaùp
lyù
TSTC

ởnh
giaù
TSTC

Thanh

toỏn

Quyóỳt
õởnh tyớ
lóỷ cho
vay so

vồùi TSTC

Vi cỏc hỡnh thc th chp

Taùi
õởnh
giaù
nh:
TSTC

Giaới
chỏỳ
p

óỳn
haỷn
traớKhụng
nồỹthanh

toỏn
Xổớ lyù
sau taùi
õởnh giaù

* Cn c vo s ln th chp

Xổớ lyù
TSTC õóứ
thu họửi
nồỹ


- Th chp ln th nht: l hỡnh thc th chp m ti sn c th chp
m bo cho mún vay th nht.
- Th chp th hai: l hỡnh thc th chp m trong ú khỏch hng s dng
mt phn giỏ tr chờnh lch gia ti sn th chp v giỏ tr khon vay th nht
lm ti sn m bo cho khon vay th hai.

* Cn c vo tớnh cht ca bt ng sn
- Th chp mt phn bt ng sn: l hỡnh thc th chp m cỏc vt ph gn
vi bt ng sn khụng c tớnh vo ti sn th chp nu khụng cú s tho thun.
- Th chp ton b bt ng sn: l hỡnh thc th chp mỡ cỏc vt ph gn
vi bt ng sn cng thuc ti sn th chp.

* Cn c vo ni dung tớnh cht phỏp lý
- Th chp phỏp lý l hỡnh thc th chp trong ú khỏch hng vay vn
chuyn giao quyn s hu ti sn th chp cho ngõn hng.
- Th chp cụng bng l hỡnh thc th chp m vic ngõn hng nm gi
giy chng nhn ti sn m bo cho khon vay ng trc thay vỡ nm quyn s
hu ti sn th chp.

b. Cm c ti sn


Cầm cố tài sản là việc bên đi vay tiến hành chuyển giao tài sản là động sản
thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho ngân hàng cầm giữ để làm vật đảm bảo cho số
nợ vay trong thời gian nhất định. Nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì
các bên có thể thoả thuận bên cầm cố giữ hay cho bên thứ ba giữ tài sản cầm cố đó.
Khi đến hạn mà bên đi vay không trả nợ thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản
cầm cố để thu hồi nợ. Hình thức cầm cố như sau:
- Cầm cố hàng hoá: Bên đi vay dùng hàng hoá cầm cố tại tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng thường cầm cố các loại hàng hoá mới (chưa sử dụng) hay đã
qua sử dụng với điều kiện được thị trường chấp nhận một cách rộng rãi, giá ổn định.
- Chiết khấu ký hoá phiếu: Là hình thức cho vay đảm bảo bằng loại hàng
hoá đặc biệt.
- Cầm cố chứng khoán: Bên đi vay chuyển giao các chứng khoán cầm cố tại
tổ chức tín dụng để nhận tiền vay. Khi đáo hạn khách hàng trả nợ và nhận lại chứng
khoán đó.
- Đảm bảo bằng tiền gửi: Tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm còn tiền gửi thanh
toán phải được chuyển sang tài khoản phong toả để đảm bảo món vay.
- Đảm bảo bằng vàng: Vàng dùng làm đảm bảo được ký gửi và bảo quản tại
ngân hàng.
- Chuyển nhượng các tích trái (khoản phải thu): Các khoản nợ của người
thứ ba đối với khách hàng vay vốn được gọi là tích trái và được coi là tài sản đảm
bảo cho các khoản vay ngắn hạn.
- Đảm bảo bằng hợp đồng nhận thầu: Bên đi vay nhượng lại hợp đồng nhận
thầu cho ngân hàng để được tài trợ vốn ngắn hạn.

2.2. Đảm bảo đối nhân
Đảm bảo đối nhân là sự cam kết của một hoặc nhiều người (thể nhân hoặc
pháp nhân) về việc trả nợ thay cho khách hàng vay vốn khi người này không trả
được nợ. Do đó, bên cạnh khách hàng vay còn có người thứ ba đứng ra bảo lãnh
cho khách hàng vay và cùng chịu trách nhiệm về khoản tín dụng trước ngân hàng.
Vậy người thứ ba (người bảo lãnh) phải có đủ năng lực pháp lý và khả năng trả nợ
thay cho khách hàng, có đủ năng lực tài chính, uy tín hay tài sản dùng để đảm bảo
nợ vay.

Sơ đồ khái quát của hình thức bảo lãnh
(1
)
Ngæåìi âi

vay
(2
)

(3)

(6
)
Ngán haìng

Ngæåìi baío
laînh
(4
)
(5)


Trong đó:
(1) : Hợp đồng bảo lãnh
(2) : Ngân hàng cấp tín dụng
(3) : Người vay không trả được nợ
Các hình thức đảm bảo đối nhân

(4) : Yêu cầu thanh toán
(5) : Thanh toán cho ngân hàng
(6) : Bồi thường bảo lãnh

* Căn cứ theo tính chất bảo đảm
- Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo: Cá nhân, doanh nghiệp có khả năng
tài chính mạnh và có uy tín với ngân hàng có thể ký hợp đồng bảo lãnh với tổ chức

tín dụng mà không cần kèm theo tài sản thế chấp cầm cố.
- Bảo lãnh có tài sản đảm bảo: Người bảo lãnh thiếu các tiêu chuẩn về uy tín
hoặc năng lực tài chính cần phải có tài sản thề chấp cầm cố kèm theo.

* Căn cứ vào nghĩa vụ bảo lãnh
- Bảo lãnh riêng biệt: Được thực hiện cho số tiền vay cụ thể theo hợp đồng
tín dụng và được hạch toán riêng trên tài khoản cho vay.
- Bảo lãnh duy trì: Là hành vi bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức
bảo lãnh theo hạn mức tối đa.

3. Vai trò tác dụng của bảo đảm tín dụng
3.1. Bảo đảm tín dụng là tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhưng không
phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất.
Nguyên tắc của tín dụng là vay vốn phải có đảm bảo tương đương nên mọi
khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo cho món vay tại tổ chức tín dụng đó, tuy đây
không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất khi ra quyết định cho vay nhưng tài sản
đảm bảo có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình duyệt vay cũng như hạn mức
cho vay. Cán bộ tín dụng trên cơ sở căn cứ nhu cầu khách hàng vay, khả năng cho
vay của tổ chức tín dụng và dựa vào giá trị tài sản đảm bảo có tính đến yếu tố uy tín
khách hàng mà đưa ra kết quả cuối cùng cho vay bao nhiêu trừ trường hợp cho vay
tín chấp. Vậy tài sản đảm bảo là một tiêu chuẩn xét duyệt của các tổ chức tín dụng
trong hoạt động tín dụng của mình.

3.2. Bảo đảm tín dụng vừa là nguồn thu nợ vừa tác động đến việc thực
hiện nghĩa vụ trả nợ, ngăn chặn tình trạng lạm dụng và sử dụng vốn thiếu
tính toán của khách hàng.
Nguyên tắc vay vốn phải có tài sản đảm bảo tương đương theo đó các tổ
chức tín dụng thường cho vay với giá trị món vay luôn nhỏ hơn giá trị tài sản mà
bên đi vay hay bên thứ ba đem cầm cố, thế chấp. Nếu cho vay lớn hơn giá trị đảm
bảo bên đi vay sẽ không có động cơ trả nợ, không kích thích người đi vay hoàn trả

nợ gốc lần lãi đầy đủ và đúng hạn nghĩa là không ràng buộc được nghĩa vụ trả nợ
của họ vì họ cảm thấy không trả nợ sẽ có lợi hơn. Ngược lại giá trị món vay nhỏ
hơn giá trị tài sản đảm bảo sẽ kích thích nghĩa vụ trả nợ vì nếu họ vi phạm bất kỳ
cam kết nào trong hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng có quyền phát mãi tài sản
thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ. Do đó đảm bảo tín dụng không những là nguồn thu
nợ nếu khách hàng không thanh toán đầy đủ đúng hạn mà còn tác động đến nghĩa


vụ trả nợ của khách hàng, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, sử dụng vốn thiếu tính
toán.

3.3. Bảo đảm tín dụng có tác dụng phòng ngừa rủi ro tín dụng, giảm nhẹ
tổn thất cho tổ chức tín dụng khi khách hàng không thanh toán được nợ.
Bảo đảm tín dụng tác động đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, là nguồn thu
nợ của tổ chức tín dụng nếu đến hạn khách hàng không thực hiện hay thực hiện
không đúng nghĩa vụ trả nợ, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, sử dụng vốn không
đúng mục đích, thiếu tính toán nên có tác dụng phòng ngừa rủi ro cho vay, giảm
thiểu tổn thất cho tổ chức tín dụng khi khách hàng không thanh toán được nợ.

4. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện bảo đảm tín dụng ở nước ta hiện nay
4.1. Các hình thức đảm bảo tiền vay
Căn cứ điều 3 Nghị định 178/1999/NĐ-CP có các hình thức đảm bảo tiền
vay như sau:
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách
hàng vay. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ
vốn vay.
- Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản: Tổ chức tín dụng chủ động lựa
chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Tổ chức tín dụng
nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của chính phủ. Tổ chức tín
dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức

đoàn thể chính trị xã hội.

4.2. Điều kiện tài sản đảm bảo
Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của bên bảo đảm, được phép
giao dịch (tài sản mà pháp luật không cấm), tài sản không có tranh chấp về quyền
và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo
đảm. Những tài sản pháp luật qui định mua bảo hiểm thì phải mua bảo hiểm. Đối
với tài sản mà nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý sử dụng được cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh theo qui định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các
văn bản pháp luật khác có liên quan. Quyền sử dụng đất được thế chấp theo luật đất
đai.

4.3. Phạm vi tài sản bảo đảm
Nghị định 85/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung điều 11 về phạm vi bảo đảm
tiền vay của Nghị định 178/1999/NĐ-CP: Một tài sản được dùng để đảm bảo thực
hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng. Trường hợp tài sản
được dùng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều tổ chức tín dụng thì phải
có đủ các điều kiện: Các giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản này đã được đăng
ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm: Các tổ chức tín dụng cùng nhận một tài
sản đảm bảo phải thoả thuận với nhau bằng văn bản cử đại diện giữ bản chính giấy
tờ liên quan, về việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả
được nợ; Giá trị tài sản được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm phải
lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ.

4.4. Xác định mức cho vay


Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP thì tài sản đảm bảo tiền vay được xác định
tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, việc xác định tại thời điểm này chỉ để làm
cơ sở để xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ và

phải được lập thành văn bản riêng. Nghị định số 85/2018/NĐ-CP về sửa đổi khoản
1 điều 8 Nghị định 178/1999/NĐ-CP cho phép lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào
hợp đồng tín dụng.

4.5. Xử lý tài sản đảm bảo
Bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người thứ ba xử lý
khi đến hạn mà bên đi vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã
cam kết. Nếu các bên có thoả thuận thì tài sản được xử lý theo thoả thuận (trừ
trường hợp pháp luật có qui định khác), nếu các bên không có thoả thuận và pháp
luật không có qui định thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo.

I. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TECHCOMBANK

1. Sự hình thành và phát triển của Techcombank Việt Nam và
Techcombank - Đà Nẵng
Sau nghị quyết Đại Hội Trung Ương Đảng VI (1986), nền kinh tế nước ta
chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra nhiều thành tựu kinh tế quan
trọng như từ một nước nhập khẩu lương thực đã chuyển sang xuất khẩu lúa gạo
đứng thứ hai trên thế giới. Sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế đòi hỏi nhu cầu
vốn nhiều để đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng thị trường. Trong bối cảnh kinh tế
đó, hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh không đủ khả năng cung cấp và đáp
ứng đủ nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp nên sự ra đời các ngân hàng thương mại
cổ phần là điều tất yếu và cần thiết.
Ngân Hàng Thuơng Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam tên tiếng anh là
TECHNOLOGICAL COMMERCIAL JOIN STOCK BANK OF VIỆT NAM viết
tắc là TECHCOMBANK ra đời trong điều kiện đó và chính thức đi vào hoạt động
vào ngày 27 tháng 9 năm 1993, trụ sở chính đặt tại 15 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm Hà
Nội. Hoạt động của Techcombank tập trung tại các thành phố lớn trong nước và một
số địa phương nhăöm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh

doanh, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước thông qua việc cung
cấp các dịch vụ như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tín dụng, các dịch vụ thanh toán,
giao dịch ngoại tệ, dịch vụ tư vấn đầu tư và thị trường vốn.


Đế phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam,
hoạt động một cách hiệu quả, tạo giá trị kinh tế cho các cổ đông, môi trường phấn
đấu cho cán bộ công nhân viên và hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với sự phát
triển của cộng đồng và xã hội, để hội nhập và phát triển Techcombank luôn tiếp tục
không ngừng cải thiện qui trình hoạt động, hiện đại hoá tin học, nâng cao trình độ
nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, nghiên cứu và phát triển các dịch
vụ ngân hàng hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu
khách hàng một cách “nhanh chóng _ an toàn _ thuận lợi _ tiết kiệm”.
Trong giai đoạn điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước Techcombank mong muốn phát triển mạng lưới chi nhánh đã trình văn
bản thành lập chi nhánh Techcombank tại địa bàn thành phố Đà Nẵng lên Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngày 04/09/1998 Thống đốc Ngân hàng nhà nước ký Quyết định số
302/1998/QĐ-NHNN5 cho phép thành lập Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ
Thương Đà Nẵng. Techcombank Đà Nẵng khai trương và chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 28 tháng 9 năm 1998 có trụ sở đặt tại 244-248 Nguyễn Văn Linh
thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn có một trụ sở đặt
tại 119 Lý Thái Tổ gọi là Techcombank Thanh Khê. Hai trụ sở tuy quản lý trực
thuộc nhưng hạch toán kinh doanh độc lập nhau.
Techcombank Đà Nẵng được xem là ngân hàng thương mại cổ phần trẻ tuổi
nhất trên địa bàn, đã luôn cố gắng thực hiện phương châm “Techcombank chăm lo
để bạn thành công”, “thành công của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân
hàng” với những cố gắng nổ lực không ngừng phát triển sản phẩm mới như tiết
kiệm định kỳ vì tương lai, thẻ tiết kiệm phát lộc, dịch vụ Home Banking, cho vay
mua nhà mới, sửa chửa nhà, cho vay du học,... đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng

và luôn luôn phấn đầu trở thành ngân hàng đa năng hàng đầu trên thị trường Đà
Nẵng này.

2. Nhiệm vụ của Techcombank Đà Nẵng
- Tổ chức triển khai thi hành các văn bản pháp quy tiền tệ, tín dụng, thanh
toán,... thuộc phạm vi Techcombank Đà Nẵng.
- Thực hiện huy động và cho vay, đầu tư tín dụng đối với các tổ chức kinh
tế, dân cư trên địa bàn.
- Thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý, cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức
tín dụng ngân hàng trong và ngoài nước.
- Thực hiện mở tài khoản cho cá nhân, tổ chức kinh tế tiến hành thanh toán
qua ngân hàng và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng trên nguyên tắc
an toàn, bí mật, nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng.
- Tổ chức công tác thông tin nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan
đến hoạt động tiền tệ, tín dụng để tham mưu cho hội sở trong việc thực hiện kế
hoạch tăng trưởng bền vững và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
- Được phép kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng trong
thời gian vay vốn. Chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu, kiến nghị trong phạm vi
quyền hạn của mình.


3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
BAN GIAÏM
ÂÄÚC

PHOÌNG
HAÌNH
CHÊNH

PHOÌNG

KINH
DOANH

PHOÌNG
KÃÚ
TOAÏN

BÄÜ
PHÁÛN
NGÁN
QUYÎ

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

a. Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm hai phó giám đốc trực tiếp điều hành mọi công việc của
chi nhánh, chịu trách nhiệm trước ban tổng giám đốc và trước pháp luật về mọi hoạt
động của chi nhánh. Hai phó giám đốc có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc tất cả các hoạt
động của các phòng ban trong phạm vi chi nhánh, quyết định các vấn đề về hoạt
động kinh doanh và tổ chức cán bộ nhân viên thuộc thẩm quyền.

b. Phòng hành chính
Phòng hành chính gồm 8 nhân viên: 1 trưởng phòng, 1 văn thư, 2 nhân viên
kiểm soát và bảo vệ hệ thống mạng, 1 nhân viên phục vụ nước, 2 bảo vệ, 1 lái xe.
Chức năng làm tốt công tác hành chính văn thư tiếp khách, quản trị, xây dựng cơ
bản, trực tiếp quản lý kho tàng, vật tư, công cụ lao động, ấn chỉ chưa dùng đến, làm
tốt công tác lao động tiền lương, chế độ nghỉ phép nghỉ hưu.. .

c. Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh gồm 11 nhân viên trong đó một trưởng phòng, 2 phó
phòng và các nhân viên khác. Có chức năng thẩm định, xét duyệt các hồ sơ cho vay
hoặc bảo lãnh của chi nhánh đối với khách hàng trong phạm vi hạn mức phán quyết
cho vay hoặc bảo lãnh của chi nhánh theo quyết định của giám đốc. Thẩm định và
trình hội đồng xét duyệt các hồ sơ vay hoặc bảo lãnh ngoài phạm vi phán quyết cho
vay hoặc bảo lãnh của chi nhánh. Quyết định trình hội đồng tín dụng các vấn đề
khác có liên quan cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và thu nợ của chi nhánh tại
địa bàn đang hoạt động. Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trước giám đốc
về toàn bộ hoạt động trong phòng.

d. Phòng kế toán giao dịch
Phòng kế toán giao dịch gồm 8 nhân viên trong đó 1 trưởng phòng, 1 phó
phòng và các nhân viên khác. Có chức năng quản lý các tài khoản tiền gửi, hạch
toán thu nhập, chi phí, các khoản phải thu, phải trả, thanh toán liên hàng, thực hiện
quyết toán, cân đối thu chi, báo cáo tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn
bộ hoạt động trong phòng.


e. Bộ phận ngân quỹ
Bộ phận ngân quỹî gồm 2 nhân viên và 1 trưởng quỹ. Có chức năng thực
hiện nghiệp vụ thu phát ngân, đảm bảo chế độ ra vào kho. Quản lý an toàn kho quỹ
kể cả việc bảo quản chuyển tiền trên đường theo đúng chế độ. Tổ chức quầy thu chi
kiểm đếm đóng bó, niêm phong tiền, theo dõi chấp hành định mức tồn ngân quỹ mà
ngân hàng cấp trên giao cho.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TECHOMBANK ĐÀ NẴNG
TRONG NĂM 2018

1. Tình hình huy động vốn
Với phương châm tích cực phát triển nguồn vốn huy động tại chổ làm nền

tảng cho kế hoạch lâu dài, tận dụng sự hổ trợ từ hội sở phát triển sản phẩm mới tiết
kiệm định kỳ vì tương lai, tiết kiệm phát lộc,... Techcombank Đà Nẵng đã thực hiện
tiếp thị toàn diện đến các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư trong và ngoài địa bàn
trụ sở kết hợp với những đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng với loại hình
huy động đa dạng phong phú với chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ khách
hàng từng bước xây dựng thương hiệu trên thị trường Đà Nẵng. Tình hình huy động
vốn trong năm được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2017

Năm 2018

Chỉ tiêu

Số
Tiền

Tỷ
troün
g

Số
Tiền

1. Tỷ giáửi TCKT &
dân cư

255.856


96,7

385.596

1. Tiền gửi TCKT
2.Tiền gửi tiết kiệm
3. Tiền gửi khác

39.854
212.780
3.222
8.614
264.470

15,6
83,1
1,3
3,3
100

104.054
276.230
5.312
3.406
389.002

2. T gửi TCTD khác

Tổng nguồn vốn


Tỷ
trọng

Năm 2018/2017
Mức tăng,
giảm (+/-)

Tốc độ tăng,
giảm (%)

99,1

129.740

50,71

27,0
71,6
1,4
0,9
100

64.200
63.450
2.090
-5.208
124.532

101,09

29,83
64,87
-60,46
47,09

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nguồn vốn - sử dụng vốn.

Vào thời điểm 31/12/2018 số dư nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 389.002
triệu đồng tăng 124.532 triệu đồng với tốc độ tăng 47,09% so với cùng kỳ năm
trước. Mức huy động tiền gửi bình quân 10.377 triệu đồng/tháng từ các tổ chức kinh
tế dân cư và từ các tổ chức tín dụng khác đã thu hút các doanh nghiệp ở các địa bàn
xa như quận Ngũ Hành Sơn, huyện Hoà Vang, khu công nghiệp Hòa Khánh, Liên
Chiểu. Sự tăng trưởng này là do sự gia tăng nguồn huy động từ các tổ chức tín
dụng khác mà chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng nguồn huy động của Techcombank Đà Nẵng. Tính đến cuối năm 2018,
Techcombank Đà Nẵng đã huy động được 385.596 triệu đồng tăng 129.740 triệu
đồng, với tốc độ tăng 50,71% trong đó bao gồm nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền
gửi tiết kiệm và tiền gửi khác. Sự tăng lên nguồn tiền gửi này đã làm tăng tỷ trọng


từ 96,7% lên 99,1% trong tổng nguồn huy động góp phần tích cực cho việc giảm lãi
suất bình quân đầu vào đặc biệt trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt bởi ngân
hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần khác và cả bưu điện.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng cả số lượng lẫn tỷ trọng, tăng 64.200
triệu đồng từ 15,6% lên 27% trong tổng nguồn huy động từ tổ chức kinh tế và dân
cư do có sự nắm bắt nhanh, kịp thời nhu cầu gửi tiền của các tổ chức kinh tế, có chế
độ ưu đãi riêng, chế độ vận chuyển tiền tạo ra sự an toàn, tránh được rủi ro trộm
cắp, cướp giật ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của khách hàng nên tạo được sự
yên tâm, tin tưởng an toàn tuyệt đối khi gửi tiền tại Techcombank Đà Nẵng.

Trong đó phải kể đến sự dồi dào của nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm 71,6%
trong tổng nguồn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư với lượng vốn huy động
được 276.230 triệu đồng tăng 63.450 triệu đồng đạt tốc độ tăng 29,83%. Do sang
quý IV/ 2018 các ngân hàng trên địa bàn đồng loạt nâng lãi suất huy động, ngân
hàng quốc doanh phát hành kỳ phiếu với mức lãi suất cao và nhiều điều kiện ưu đãi
dẫn đến lãi suất huy động của Techcombank Đà Nẵng kém hấp dẫn hơn làm cho
nguồn này sụt giảm nên đã giảm tỷ trọng từ 83,1% xuống còn 71,6%. Tuy giảm về
mặt tỷ trọng nhưng đạt được mức tăng trưởng này là thành công lớn của ngân hàng
trong môi trường cạnh tranh gay gắt và sự biến động liên tục lãi suất trên thị trường.
Nguồn tiền gửi khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nhìn vào bảng ta cũng thấy
được sự tăng trưởng đó với tốc độ 64,87% ở mức 5.312 triệu đồng tăng 2.090 triệu
đồng.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại Techcombank Đà Nẵng chủ
yếu là nguồn tiền gửi có kỳ hạn của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đà Nẵng và
tiền gửi ngoại tệ của Saccombank. Vào thời điểm cuối năm do nhu cầu thiếu vốn
các tổ chức tín dụng này đã rút tiền làm cho nguồn này sụt giảm chỉ đạt 3.406 triệu
đồng tức giảm 5.208 triệu đồng và tốc độ giảm là 60,46%.

2. Tình hình sử dụng vốn
Sang năm 2018, để thực hiện chủ trương của tổng giám đốc, chi nhánh
Techcombank Đà Nẵng đã tập trung tiếp thị quảng cáo đến các thành phần kinh tế
đặc biệt là các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Đà Nẵng, mở rộng tín dụng bán lẻ
thông qua việc triển khai chương trình cho vay mới như cho vay mua nhà mới, sửa
chữa nhà, cho vay mua xe ô tô, cho vay du học, cho vay Shop, cho vay tiêu dùng đã
góp phần tăng trưởng tín dụng tại Techcombank Đà Nẵng.
Để thực hiện thay đổi cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế, chiến lược mở
rộng tín dụng bán lẻ, các đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Techcombank Đà Nẵng đã có sự chuyển đổi trong quá trình xét duyệt và cấp tín
dụng. Nhìn vào bảng ta thấy được sự sụt giảm tỷ lệ cho vay đối với hai thành phần
kinh tế chủ yếu là Doanh nghiệp nhà nước và Hợp tác xã mà ta có thể thấy được

nguyên nhân do các Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Hợp tác xã giải
thể hay giảm qui mô hoạt động đã ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của các
đơn vị và với sự thận trọng đảm bảo thu lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh
Techcombank Đà Nẵng đã chuyển hướng sang đầu tư vào các thành phần kinh tế
khác.

Bảng 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH


ĐVT: Triệu đồng

Năm 2017
Dư nợ cho vay
1. Doanh nghiệp nhà nước
2. Hợp tác xã
3. Công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn
4. Doanh nghiệp tư nhân
5. Doanh nghiệp liên doanh
6. Cá thể hộ gia đình

Tổng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Năm 2018

Số
tiền

Tỷ
Trọng

Năm 2018/2017
Mức tăng,
Giảm (+/-)

Tốc độ tăng,
giảm (%)

60.504
3.000
68.508

35,14 43.244
1,74
0
39,79 137.338

16,36
0
51,96

-17.260
-3000
68.830


-28,53
0
100,47

14.712
0
24.434
172.158

5,55 24.318
0
5.778
14,78 53.682
100 264.360

9,20
2,18
20,3
100

9.606
5.778
28.248
92.202

65,29
0
111,06
53,56


Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nguồn vốn - sử dụng vốn.

Năm 2017, đầu tư vào thành phần Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng
lớn 35,14% tổng đầu tư, đạt 60.504 triệu đồng thì năm 2018 chỉ còn 43.244 triệu
đồng tức giảm 17.260 triệu đồng với tốc độ giảm 28,53%. Không đầu tư vào Hợp
tác xã mà để dành vốn đầu tư vào các công ty cổ phần, các doanh nghiệp tư nhân và
cá thể hộ gia đình.
Trên cơ sở căn cứ nhu cầu, thực tế và khả năng cho vay của Techcombank
Đà Nẵng và những điều kiện khác Techcombank Đà Nẵng đã cấp 137.338 triệu
đồng vốn cho các công ty cổ phần chiếm 51,96% tổng vốn đầu tư, tăng 68.830 triệu
đồng, tốc độ tăng 100,47% và đã giải ngân 24.318 triệu đồng cho các doanh nghiệp
tư nhân chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư, tăng 9.606 triệu đồng so với cùng kỳ năm
trước đã thể hiện năng lực, khả năng chiếm lĩnh thị trường, thực hiện định hướng
mục tiêu mà Techcombank Đà Nẵng đã đề ra.
Sự thay đổi cơ cấu đầu tư còn thể hiện rõ thông qua đẩy mạnh cho vay cá thể
hộ gia đình mà chủ yếu là cho vay xây dựng nhà cửa, cho vay tiêu dùng, mua ô tô
đáp ứng được 53.682 triệu đồng tăng 28.248 triệu đồng, tốc độ tăng 111,06% chiếm
20,3% tổng vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, Techcombank Đà Nẵng còn tăng cường cho vay các doanh
nghiệp liên doanh nước ngoài mà chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu. Năm 2017
hoàn toàn chưa có đầu tư vào thành phần này nhưng sang năm 2018 đã cung cấp
được 5.778 triệu đồng vốn đầu tư nhằm mở rộng qui mô hoạt động trong khi xu thế
các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài thành lập ngày càng nhiều và đã thu hút và
đáp ứng nguồn nội tệ, ngoại tệ cho các doanh nghiệp.
Vậy năm 2018 dư nợ tín dụng tại chi nhánh đạt 264.360 triệu đồng tăng
9.202 triệu đồng, tốc độ tăng 53,56% so với năm 2017, gấp 2,4 lần so với tỷ lệ tăng
dư nợ chung của toàn ngành tại thành phố Đà Nẵng và hơn 4 lần so với khối ngân
hàng ngoài quốc doanh đã thực hiện được sự thay đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo
thành phần kinh tế phù hợp với định hướng trước mắt cũng như lâu dài của
Techcombank Việt Nam.


3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh


Sau mỗi năm tài chính, Techcombank Đà Nẵng hoạt động kinh doanh tiền tệ;
là loại hàng hoá đặc biệt; nhưng cũng như mọi doanh nghiệp khác phải hạch toán lãi
lỗ, tính kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở tập hợp tất cả những khoản thu vào
và những khoản chi ra trong năm đó. Kết quả kinh doanh là sự chênh lệch của tổng
thu nhập và chi phí bỏ ra trong thời gian đó. Nếu tổng thu nhập lớn hơn tổng chi phí
ngân hàng kinh doanh có lãi và ngược lại.
Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền nên bao gồm các khoản thu nhập như
thu lãi tiền vay, thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các khoản thu từ hoạt động
khác và những khoản thu bất thường bên cạnh những khoản chi từ hoạt động kinh
doanh như chi trả lãi tiền gửi cho các tổ chức kinh tế các tổ chức tín dụng khác và
cá nhân dân cư, chi nhân viên, chi hoạt động quản lý và công vụ, chi về tài sản, chi
dự phòng và những khoản chi bất thường khác. Sau đây là bảng số liệu cho thấy
khoản thu nhập, chi phí tại Techcombank Đà Nẵng trong hai năm qua.

Bảng 3: TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI
NHÁNH
ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu
I. Thu nhập
1.Thu hđ tín dụng
2. Thu dv tt & ngân quỹ
3. Thu hoạt động khác
4. Thu bất thường

II. Chi phí

1. Chi hđ kinh doanh
2. Chi nhân viên
3. Chi ql & công vụ
4. Chi về tài sản
5. Chi dự phòng
6. Chi bất thường

III. Lợi nhuận

Năm 2017

Năm 2018

Số
tiền

Số
tiền

18.544
15.304
1.856
1.382
2
15.907
12.607
1.173
1.152
812
157

6
2.637

Tỷ
troüng

100
82,5
10,0
7,4
0,1
100
79,2
7,3
7,2
5,1
0,9
0,3
100

30.124
25.694
2.614
1.812
4
26.632
18.784
1.830
1.790
1.158

3.062
8
3.492

Tỷ
troün
g

100
85,2
8,6
6,0
0,2
100
70,5
6,9
6,7
4,3
11,4
0,2
100

Năm 2018/2017
Mức tăng,
giảm (+/-)

11.580
10.390
758
140

2
10.725
6.177
657
638
346
2.905
2
855

Tốc độ tăng,
giảm (%)

62,45
67,89
40,84
31,11
100
67,42
49
56
55,38
42,61
1850,32
33,33
32,42

Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2018 Techcombank Đà Nẵng kinh doanh có

lãi 3.492 triệu đồng tăng 855 triệu đồng so với năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng
32,42%. Sự tăng trưởng này là kết quả của những cố gắng nổ lực của toàn thể cán
bộ công nhân viên Techcombank Đà Nẵng và sự lãnh đạo hiệu quả của ban giám
đốc trong môi trường kinh doanh nhỏ hẹp, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ những ngân
hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên thị trường Đà
Nẵng này.
Kết quả đạt được là do sự gia tăng tổng thu nhập so với tổng chi phí trong
thời gian qua. Nguồn thu chủ yếu của Techcombank Đà Nẵng là thu từ hoạt động


kinh doanh như thu lãi từ các món vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe ô tô, cho
vay du học, cho vay tiêu dùng,... đạt 25.694 triệu đồng chiếm 85,2% tổng thu nhập,
tăng 10.390 triệu đồng với tốc độ tăng 67,89%. Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ 2.614 triệu đồng tăng 758 triệu đồng do có trên 210 doanh nghiệp và hơn
1500 cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm
trước đã góp phần nâng cao thu nhập cho Techcombank Đà Nẵng và nâng cao tổng
thu nhập dịch vụ trong nước.
Các khoản mà Techcombank Đà Nẵng chi ra lên đến 26.632 triệu đồng trong
đó chủ yếu là chi từ hoạt động kinh doanh như chi phí huy động vốn, chi phí trong
dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chi thuế và các khoản chi khác 18.784 triệu đồng
chiếm 70,5% tổng chi phí; chi trả lương công nhân viên 1.830 triệu đồng, chi hoạt
động quản lý và công vụ 1.790 triệu đồng chiếm 14% tổng nguồn chi và còn lại là
các khoản chi về tài sản, chi dự phòng và các khoản chi bất thường khác như chi
hưởng ứng các phong trào như tham gia hoạt động thể thao do Ngân hàng nhà nước
Thành Phố tổ chức, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa hay tổ chức các kỳ đi nghĩ mát
cho toàn thể cán bộ công nhân viên tạo nên bầu không khí vui tươi và đoàn kết, chi
khen thưởng theo chủ trương của hội sở nhằm động viên những cán bộ có thành tích
xuất sắc đóng góp vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK ĐAÖ
NẴNG TRONG HAI NĂM 2017-2018


1. Các phương thức bảo đảm tiền vay đang được áp dụng tại
Techcombank Đà Nẵng
Trong hai năm 2017-2018, Techcombank Đà Nẵng chỉ cho vay có đảm bảo
bằng tài sản, không cho dưới hình thức tín chấp, không có tài sản đảm bảo vì nợ xấu
lớn hơn 5% tổng dư nợ nên mọi khoản vay đều bắt buộc phải có tài sản thế chấp với
ba hình thức như sau:
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay là việc khách hàng đem
tài sản thuộc sở quyền hữu hay giá trị quyền sử dụng đất của mình cầm cố, thế chấp
cho khoản vay tại tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu đến
hạn khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng có quyền
phát mãi tài sản để thu hồi nợ.
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) là việc bên bảo
lãnh cam kết với tổ chức tín dụng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị
quyền sử dụng đất của mình, đối với doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền
quản lý, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn
mà khách hàng vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
- Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng
tài sản hình thành từ vốn vay (là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được
tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng) để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng.

2. Tài sản bảo đảm
2.1 Tài sản cầm cốú
Hiện nay Techcombank Đà Nẵng nhận cầm cố các loại tài sản như: Máy móc
thiết bị, tài sản cố định, tiền mặt, số dư trên tài khoản, kim khí quý, đá quý, chứng


từ có giá: trái phiếu, cổ phiếu như các cổ phiếu có mã là AGF, GMD, HAP, REE,... ,
tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, sổ tiết kiệm gửi tại

Techcombank hay tại tổ chức tín dụng khác, các giấy tờ trị giá được bằng tiền
nhưng không được phép nhận chính cổ phiếu của Techcombank phát hành, quyền
tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền được nhận số
tiền bảo hiểm, quyền đòi nợ, quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng hoặc các căn
cứ pháp lý khác, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo qui định của pháp luật,
quyền đối với phần vốn góp doanh nghiệp trong và ngoài nước, tàu biển theo qui
định của pháp luật.

2.2 Tài sản thế chấp
Các tài sản mà Techcombank Đà Nẵng đang áp dụng đối với hình thức cho
vay thế chấp như: Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn
liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử
dụng đất mà pháp luật đất đai qui định được thế chấp. Trường hợp thế chấp toàn bộ
bất động sản có vật phụ thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu thế chấp một
phần thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp do các bên thoả thuận.

3. Điều kiện tài sản đảm bảo
- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hay quyền sử dụng của khách hàng hay
của bên bảo lãnh: Tài sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng
đứng tên chính khách hàng vay vốn hay đứng tên người bảo lãnh.
- Tài sản được phép giao dịch: là những tài sản mà pháp luật cho phép
hoặc không cấm mua, bán, tặng cho chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp,
bảo lãnh và các giao dịch khác.
- Tài sản không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan
hệ pháp luật tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm.
- Những tài sản dể bị cháy, nổ, trộm cắp hoặc dể gây rủi ro khi vận hành,
khai thác các tài sản khác mà pháp luật qui định mua bảo hiểm thì phải mua bảo
hiểm trong thời hạn giao dịch với Techcombank.
Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại Techcombank Đà Nẵng
nhưng phải đảm bảo tổng nghĩa vụ được đảm bảo phải nhỏ hơn tỷ lệ được bảo đảm

tối đa của tài sản đó. Khách hàng có thể thế chấp một lần để vay vốn nhiều lần và
ngược lại trong thời gian vay vốn khách hàng cũng có thể thay đổi tài sản đảm bảo
nếu được Techcombank chấp thuận.

4. Thủ tục
4.1 Kiểm tra tài sản đảm bảo
* Đối với tài sản cầm cố
Trước khi Techcombank nhận cầm cố, chuyên viên khách hàng, chuyên viên
phân tích hỗ trợ kinh doanh tiến hành kiểm tra tài sản và hồ sơ cầm cố nhằm xác
định chính xác chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản. Việc kiểm tra giấy tờ sở hữu
nhằm xác định tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản, nội dung việc kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra chủ sở hữu tài sản: Chuyên viên khách hàng, chuyên viên phân
tích hỗ trợ kinh doanh kiểm tra và xác định rõ thể nhân/pháp nhân có tên trên giấy
tờ sở hữu so với chứng minh thư/giấy phép kinh doanh có trùng khớp hay không.


- Kiểm tra tài sản cầm cố: Chuyên viên khách hàng căn cứ vào hồ sơ tài
sản kiểm tra và xác định chính xác chủng loại, số lượng, chất lượng. Đối với những
tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải kiểm tra kỹ số khung, số máy, mã hiệu...
Đối với những tài sản đã qua sử dụng mà chuyên viên khách hàng và chuyên viên
phân tích hỗ trợ không đủ khả năng tự kiểm tra, đánh giá tài sản cầm cố thì thuê cơ
quan chuyên môn để kiểm định.
- Kiểm tra việc thanh toán: Chuyên viên khách hàng căn cứ vào điều
khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng so với hoá đơn thanh toán, bộ
chứng từ nhập khẩu hoặc các chứng từ chứng minh việc thanh toán .

* Đối với tài sản thế chấp kiểm tra
- Kiểm tra về nguồn gốc đất thế chấp nhằm xác định đất đó do nhà nước
cấp, đất thừa kế, đất do mua bán trao đổi chuyển nhượng hay đất thuê của nhà nước
và xác định tính hợp pháp, hợp lệ của đất thể hiện qua các giấy tờ chứng minh

quyền sử dụng đất. Techcombank không nhận thế chấp đối với đất lấn chiếm hoặc
không hợp lệ.
- Kiểm tra về mục đích sử dụng vì Techcombank chỉ nhận thế chấp đối
với loại đất cho mục đích xây dựng nhà ở, trụ sở, văn phòng, khách sạn, cơ sở sản
xuất, nhà máy, nhà xưởng, nhà kho và các công trình xây dựng khác. Không nhận
thế chấp đất cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm
muối, đất hoang.
- Kiểm tra về phạm vi địa giới vì Techcombank chỉ nhận thế chấp đất
thuộc phạm vi thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí minh), đất thuộc nội thành, thị xã trực thuộc tỉnh thành phố, đất
có mặt tiền tiếp giáp với đường quốc lộ, đất thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp đã
được quy hoạch. Không nhận thế chấp ngoài phạm vi địa giới trên và hạn chế nhận
đất nằm sâu trong ngõ ngách nhỏ dưới 2m.
- Kiểm tra về giấy tờ chứng nhận như sổ đỏ, sổ trắng, đất đang chuyển
nhượng kiểm tra hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán nhà, hóa đơn thanh
toán, biên bản bàn giao nhà đất, kèm theo xác nhận của cơ quan công chứng.
- Kiểm tra các điều kiện khác đối với đất như đất không có tranh chấp, đất
không nằm trong phạm vi quy hoạch, đất thuê phải thoả mãn điều kiện thời gian
thuê đất còn lại phải lớn hơn thời hạn thế chấp và được thuê của cơ quan nhà nước
hay của các doanh nghhiệp có thẩm quyền cho thuê đất.
Việc kiểm tra này đồng thời cũng làm cơ sở để lập biên bản kiểm tra và định
giá.

4.2. Định giá tài sản đảm bảo
Mặc dù Techcombank Đà Nẵng xem xét cho vay trên cơ sở chính là khả
năng trả nợ, hiệu quả phương án kinh doanh đem lại nhưng việc đánh giá xác minh
tài sản đảm bảo nợ vay cho ngân hàng tại thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng
vì việc cho vay bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro, kể cả các phương án chắc chắn nhất.
Khi rủi ro xảy ra, tài sản đảm bảo là biện pháp tốt nhất để khắc phục rủi ro. Hơn nữa
hiện nay Techcombank Đà Nẵng không được phép cho vay tín chấp, nên định giá

tài sản thế chấp cầm cố là đánh giá giá trị, loại tài sản đảm bảo nợ vay của khách
hàng xem có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật để thế chấp, cầm cố hay


không, giá trị tài sản tại thời điểm hiện tại và tương lai có đủ đảm bảo cho khoản
vay hay không và tài sản có thể phát mại không nếu rủi ro xảy ra. Do đó trên cơ sở
căn cứ vào uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ, tình hình tài chính, mức độ khả
thi của phương án, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng về tài sản đảm bảo của
từng khách hàng, mà Techcombank Đà Nẵng với khách hàng thoả thuận về biện
pháp và tài sản đảm bảo nợ vay cho phù hợp. Mức độ yêu cầu về giá trị tài sản, loại
tài sản phụ thuộc vào mức độ rủi ro của việc cho vay, nếu mức độ rủi ro cao thì
Techcombank Đà Nẵng yêu cầu chặt chẽ hơn về tài sản đảm bảo.
Việc kiểm tra và định giá tài sản cầm cố được lập thành văn bản trên cơ sở
căn cứ vào hợp đồng mua bán, hoá đơn tài chính, bộ chứng từ nhập khẩu, thông báo
thuế, chứng từ thanh toán và giá cả của tài sản đó trên thị trường và luôn đảm bảo
giá trị tài sản được định giá luôn thấp hơn hoặc bằng với giá bán thực tế của tài sản.
Định giá quyền sử dụng đất: Đối với đất có nguồn gốc do nhà nước cấp, đất
thừa kế, đất do mua bán chuyển nhượng thì giá trị quyền sử dụng đất được định
giá bằng trung bình cộng của giá trị đất theo khung giá đất do Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố nơi có đất ban hành (không tính hệ số sinh lời) và giá thị trường
của đất tại thời điểm thế chấp nhưng không vượt quá k lần giá trị của đất theo
khung giá Uỷ ban. Đối với đất thuê có thời hạn còn dưới 5 năm thì Techcombank
không tính giá trị quyền sử dụng đất. Định giá tài sản gắn liền với đất là giá thị
trường tại thời điểm thế chấp. Khi định giá Techcombank có xét tới thời gian đã
sử dụng (trừ đi khấu hao) và chất lượng còn lại của tài sản.
Sau đây xin đưa ra một ví dụ về cách định giá tài sản thế chấp mà
Techcombank đang thực hiện: Định giá lô đất của ông Nguyễn Văn A nằm ở
đường Trần Cao Vân, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
có diện tích 100m2, thuộc đường phố loại 2 vị trí 3, tương ứng với mức giá
975.000 đ/m2 theo Quyết định số 140/2018/QĐ-UB ngày 18/12/2003. Việc định

giá được tiến hành như sau:
- Giá trị lô đất thế chấp theo khung giá qui định kèm theo Quyết định số 140/2018/QĐ-UB
ngày 18/12/2003:100m2 x 975.000 đồng/m2 = 97.500.000 đồng.
- Giá trị lô đất thế chấp theo giá thị trường:100m2 x 1.700.000 đồng/m2 = 170.000.000
đồng.
- Trung bình giữa giá trị thị trường và giá trị theo khung giá của lô đất: (97.500.000 +
170.000.000) /2 = 133.750.000 đồng.
- Giá trị khu đất theo khung giá nhân với hệ số k: 97.500.000 đồng x 1,4 = 136.500.000
đồng > 133.750.000 đồng.

Như vậy giá trị khu đất của ông Nguyễn Văn A được định giá bằng 133.750.000
đồng.
Trước khi quyết định cho vay thì cán bộ tín dụng phải thẩm định: Về tư cách
của khách hàng; về tình hình sản xuất kinh doanh như lĩnh vực kinh doanh, sản
phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh, cơ cấu tổ chức quản lý, thiết bị công nghệ;
phân tích tình hình tài chính như các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn, khả
năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời; doanh thu, hiệu quả, mức độ
độc lập về tài chính, sự biến động về tài sản, nguồn vốn, các khoản nợ ngân hàng,
các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, chu kỳ kinh doanh và thẩm định tài sản
đảm bảo nhằm định giá tài sản đảm bảo nợ vay để xác định tính hợp pháp, hợp lệ


của tài sản và quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng đối với đất) của người cầm cố, thế
chấp trên cơ sở căn cứ vào các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử
dụng đất, xác định người đồng sở hữu tài sản, xác định tài sản có bị tranh chấp, kiện
tụng không. Đồng thời xác định loại tài sản, chất lượng tài sản, giá trị tài sản và khả
năng phát mại tài sản nhằm đánh giá khả năng khi cần phát mãi thì Techcombank
Đà Nẵng sẽ thu được bao nhiêu từ tài sản để bù đắp rủi ro.

4.3 Xác định mức cho vay dựa vào tài sản đảm bảo

Mức cho vay đối với một khách hàng, một phương án vay vốn được xác định
trước tiên dựa trên nhu cầu vay của khách hàng và khả năng cho vay của
Techcombank.
Nhu cầu vay vốn ngân hàng = Tổng nhu cầu của phương án - Vốn lưu động tự có và coi như tự có

. Tổng nhu cầu vốn của phương án chính bằng số chi phí dự kiến mà khách
hàng phải bỏ ra để thực hiện được phương án đó.
. Vốn lưu động tự có và coi như tự có tham gia phương án chính là số vốn mà
khách hàng có thể huy động từ nguồn khác để tham gia phương án như vốn tự có,
vốn vay ngoài hoặc vay ngân hàng khác, vốn trả chậm hoặc chiếm dụng.
Khi xác định vốn cho vay có sự đối chiếu với tỷ lệ vốn tự có tham gia tối
thiểu của khách hàng, không được phép tham gia ít hơn: Đối với pháp nhân phải có
vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng chi phí dự tính của phương án và mức cho
vay tối đa không quá 90% còn lại trong trường hợp cho vay vốn ngắn hạn; vốn tự
có tối thiểu 15% chi phí dự án, Techcombank Đà Nẵng cho vay không quá 85% còn
lại khi cho vay trung dài hạn. Đối với doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và cá nhân
phải có vốn tự có tham gia tối thiểu 30% chi phí phương án kinh doanh.
Khả năng cho vay của Techcombank Đà Nẵng là giới hạn tối đa mà
Techcombank Đà Nẵng có thể cho một khách hàng, một dự án vay được. Khả năng
cho vay này phụ thuộc vào khả năng vốn tại thời điểm cho vay và giới hạn tối đa mà
Techcombank Đà Nẵng được phép cho vay. Theo qui định thì Techcombank không
được phép cho một khách hàng vay quá 15% vốn tự có của mình, nếu nhu cầu
khách hàng vượt quá giới hạn đó thì Techcombank mời tổ chức tín dụng khác tham
gia đồng tài trợ.
* Mức cho vay tối đa đối với tài sản cầm cố, thế chấp
- Đối với vàng miếng có nhãn hiệu mức cho vay tối đa bằng 80%, vàng
không có nhãn hiệu, vàng nguyên liệu, đá quý thì tối đa 70% giá trị định giá.
- Đối với phương tiện vận tải đang lưu hành mức cho vay tối đa 50%,
phương tiện chưa đăng ký lưu hành thì cho vay tối đa 70% so với giá trị định giá.
- Đối với máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất mới 100% thì mức cho vay

tối đa 70%, nếu đã qua sử dụng tối đa 50% so với giá trị định giá.
- Đối với đất có nguồn gốc do nhà nước cấp, thừa kế hoặc chuyển nhượng
(không phải là đất thuê) thì được phép cho vay tối đa 90% giá trị tài sản định giá,
đối với đất đi thuê đã trả tiền trước mà thời gian trả tiền còn lại trên 5 năm và đối
với tài sản trên đất thì được phép cho vay tới 70% giá trị định giá.
- Đối với chứng khoán Techcombank định giá bằng cách tính trung bình
cộng của 5 phiên giao dịch gần nhất và cho vay không quá 160% mệnh giá.
- Đối với sổ tiết kiệm có thể cho vay tối đa 95% giá trị.


4.4 Ký hợp đồng bảo đảm
Hợp đồng bảo đảm lập theo mẫu của Techcombank và phải có đầy đủ chữ ký
của tất cả các bên liên quan và của các đồng sở hữu.

a. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản
1. Tên, địa chỉ của các bên; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
2. Nghĩa vụ được bảo đảm: Tài sản được đảm bảo cho mức dư nợ bao nhiêu
tại Techcombank Đà Nẵng.
3. Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp: danh mục, số lượng, chủng loại, đặc điểm
kỹ thuật, hoa lợi, lợi tức phát sinh. Nếu là bất động sản, quyền sử dụng
đất thì phải ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới, vật phụ kèm theo.
4. Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp: Ghi rõ giá trị theo văn bản xác định giá
trị tài sản kèm theo mà các bên đã thoả thuận xác định hoặc thuê tổ chức
tư vấn, chuyên môn xác định.
5. Bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp: Quy định Techcombank hay khách hàng
hay thuê bên thứ ba giữ tài sản đảm bảo đó.
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
7. Thoả thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản.
8. Các thoả thuận khác.


b. Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản
1.
2.
3.
4.
5.

Tên, địa chỉ của các bên; ngày, tháng, năm.
Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh.
Danh mục, số lượng, chủng loại, đặc điểm, giá trị của tài sản bảo lãnh.
Quyền nghĩa vụ bên bảo lãnh và Techcombank nhận bảo lãnh.
Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho
khách hàng vay khi đến hạn mà khách hàng vay không trả nợ hoặc không
thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
6. Cam kết của bên bảo lãnh về việc xử lý tài sản bảo lãnh khi đến hạn mà
không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh.
7. Các thoả thuận khác.

4.5. Đăng ký giao dịch bảo đảm
Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm
tiền vay và Nghị định 165/1999/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm ban hành
ngày 19/11/1999 thì đối với những tài sản mà pháp luật qui định đăng ký quyền sở
hữu phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đã hạn chế được
những rủi ro cho Techcombank Đà Nẵng nếu khách hàng dùng tài sản đó để chuyển
nhượng, bán cho người khác đặc biệt là với những phương tiện vận tải, hàng hoá
luân chuyển. Techcombank thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại cục đăng ký
giao dịch bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 08/1999/NĐ-CP của chính phủ và
thông tư số 01/2018/TT-BTP ngày 09/09/2018 của Bộ tư pháp.

5. Quản lý tài sản đảm bảo

Techcombank Đà Nẵng luôn xác định phương thức quản lý tài sản đảm bảo
cho phù hợp với đặc điểm của hàng hóa và khả năng quản lý của Techcombank Đà
Nẵng và khách hàng phải đảm bảo trong mọi trường hợp Techcombank Đà Nẵng
đều có thể giám sát được tài sản đảm bảo và tuyệt đối không cho phép khách hàng


rút bớt, thay thế hoặc sử dụng tài sản vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý
của Techcombank Đà Nẵng.
Thường đối với quyền sử dụng đất và tài sản trên đất và các tài sản có đăng
ký quyền sở hữu thì giao lại cho người thế chấp quản lý và sử dụng bình thường
dưới sự giám sát của Techcombank Đà Nẵng.
Đối với tài sản khác không đăng ký quyền sở hữu thì Techcombank Đà Nẵng
trực tiếp quản lý bằng cách nhập khoTechcombank Đà Nẵng, thuê bên thứ ba giữ hộ
hoặc đưa vào kho của khách hàng và niêm phong tuỳ theo loại tài sản và uy tín của
khách hàng.
Đối với giấy tờ có giá thì tiến hành thủ tục phong toả tại cơ quan phát hành,
quản lý không cho khách hàng bán trong thời gian cầm cố.
Đối với phương tiện vận tải, hàng hoá dễ cháy dễ hỏng thường yêu cầu
khách hàng mua bảo hiểm trong đó phải ghi rõ người thụ hưởng là Techcombank
Đà Nẵng.

6. Chấm dứt phương thức bảo đảm
Khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng
hạn thì Techcombank Đà Nẵng thực hiện giải chấp và kết thúc các giao dịch cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh.
Khi đến hạn trả nợ khách hàng đến trả nợü, có những trường hợp khách hàng
chưa trả được nợ Techcombank Đà Nẵng thường xem xét đơn xin gia hạn nợ của
khách hàng và gia hạn nợ tạo thuận lợi cho khách hàng trả nợ và đơn xin gia hạn nợ
chỉ được xét trong giới hạn nhất định. Điều quan trọng là vấn đề xử lý tài sản đảm
bảo để thu hồi nợ tại Techcombank Đà Nẵng rất hiếm xảy ra kể từ khi bắt đầu thành

lập cho đến nay đã cho thấy phần nào hiệu quả trong công tác thẩm định. Do đó
Techcombank Đà Nẵng cần duy trì và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tránh
để xảy ra tình trạng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Sau đây để có thể thấy rõ
hơn về tình hình đảm bảo tín dụng tại chi nhánh cần đi vào phân tích tình hình cho
vay có đảm bảo bằng tài sản trong mục tiếp theo.

7. Phân tích tình hình cho vay có đảm bảo bằng tài sản
7.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay c ủa Techcombank Đà Nẵng
trong hai năm 2017-2018.
Trên cơ sở căn cứ vào thời hạn vay Techcombank chia thành hai hình thức là
tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn. Bảng số liệu sẽ cho thấy tình hình
chung về hoạt động cho vay của Techcombank Đà Nẵng trong hai năm 2017-2018

Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. DSCV
Ngắn hạn
Trung dài hạn
2. DSTN

Năm 2017
Số
Tỷ
tiền
trọng
468.300
100
410.704
87,7

57.596
12,3
365.860
100

Năm 2018
Số
Tỷ
Tiền
trọng
659.010
100
550.206
83,5
108.804
16,5
567.520
100

Năm 2018/2017
Mức tăng, Tốc độ tăng,
giảm (+/-)
giảm (%)ü
190.710
40,72
139.502
33,96
51.208
88,9
210.660

55,11


×