Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

bài tập Động lực học chất điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.8 KB, 1 trang )

ĐỀ KIỂM TRA PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Lớp: 10 Lý Thời gian: 120 phút
Đề bài có 4 câu, mỗi câu 2,5 điểm
Câu 1: Trong hệ thống ở hình vẽ bên, khối lượng của vật 1 và
vật 2 lần là m
1
và m
2
= 3 kg. Chiều cao h = 20 cm. Ở thời điểm ban
đầu, hệ cân bằng.
a. (1,5 điểm) Tìm điều kiện để hệ cân bằng;
b. (1,0 điểm) Đặt thêm một vật khối lượng m = 2 kg lên trên
vật m
2
, hệ mất cân bằng, vật m
1
bị kéo đi lên và độ cao cực
đại mà nó đạt được là H
max
= 46 cm ( ). Hãy tính
khối lượng của vật m
1
.
Biết rằng, khối lượng ròng rọc và dây không đáng kể. Bỏ qua mọi ma sát. Coi sợi
dây không giản.
Câu 2: Từ tầng 3 của một nhà chung cư cao h = 10 m
so với mặt đất, một anh chàng muốn ném một bức thư qua
cửa sổ cho một cô nàng đang ngồi học ở trong phòng của
một chung cư đối diện (hình vẽ). Chiều cao của khung cửa
sổ cao b = 1 m, đồng thời mép dưới cửa sổ cũng cách mặt
đất a = 1 m. Hãy giúp anh chàng này tính giới hạn vận tốc v


0
để anh ấy ném được bức
thư cho cô nàng.
Biết anh ấy ném bức thư theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g =
10 m/s
2
. Cho khoảng cách giữa hai chung cư là

= 8 m.
Câu 3: Trên mặt phẳng nằm ngang, người ta đặt một tấm ván. Trên tấm ván
người ta lại đặt một viên phấn nhỏ. Hệ số ma sát giữa viên phấn và tấm ván là µ = 0,1.
Ban đầu hệ đứng yên. Tại một thời điểm nào đó, người ta kéo tấm ván chuyển động
thẳng đều với vận tốc v
0
= 2 m/s. Sau đó một khoảng thời gian τ người ta lại cho tấm
ván dừng lại một cách đột ngột.
a. (1,0 điểm) Hãy mô tả chuyển động của viên phấn trên tấm ván;
b. (1,5 điểm) Hãy tìm độ dịch chuyển (độ dời) của viên phấn trên tấm ván và độ
dài vệt phấn trên tấm ván trong 2 trường hợp
i. (1,0 điểm) τ = 3 s;
ii. (0,5 điểm) τ = 1 s.
Câu 4: Coi Trái đất của chúng ta có dạng hình cầu, phân bố đều khối lượng. Một
vật khối lượng m = 2 kg ở trên xích đạo rơi tự do với gia tốc g
x
= 9,800 m/s
2
. Lấy bán
kính Trái đất là R = 6400 km.
a. (2 điểm) Hỏi vật này sẽ rơi tự do với gia tốc bao nhiêu nếu đưa vật đến
i. (1,0 điểm) Cực bắc của Trái đất;

ii. (1,0 điểm) Thủ đô Hà Nội (Ở vĩ độ 21
0
Bắc);
b. (0,5 điểm) Thiết lập công thức tổng quát thể hiện mối liên hệ giữa gia tốc rơi
tự do của vật và vĩ độ địa lý.
HẾT
h
m
1
m
2
0
v
h
a
b

×