Tải bản đầy đủ (.docx) (220 trang)

50 PHÁN QUYẾT TRỌNG tài –GIAO DỊCH THƯƠNG mại QUỐC tế FTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 220 trang )

50 PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI –GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
FTU
PHÁN QUYẾT 1
TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN
TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI
Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Đức
Bị đơn

: Người mua Rumani

Các vấn đề được đề cập:
Điều khoản trọng tài
Ảnh hưởng của điều khoản bảo lưu tới hiệu lực của h ợp đ ồng và
của điều khoản trọng tài
Tóm tắt vụ việc:
HỢP TÁC LÀM PHIM
Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Thoả thuận (hợp đồng) trong đó có
chứa một điều khoản bảo lưu với nội dung như sau "Thoả thuận này sẽ có
giá trị sau khi thư tín dụng được mở".
Bị đơn, sau khi có được bảo lãnh của Chính ph ủ đ ể m ở th ư tín dụng,
đã yêu cầu Nguyên đơn giao hàng ngay trước khi thư tín dụng đ ược m ở.
Nguyên đơn đã thực hiện việc giao hàng theo yêu cầu này của Bị đơn.
Sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà ch ỉ đ ược
thanh toán một phần tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu
cầu Bị đơn thanh toán nốt số tiền còn lại.
Bị đơn không chấp nhận thẩm quyền của trọng tài v ới lập lu ận r ằng
vì điều khoản bảo lưu (việc mở thư tín dụng) đã không được th ực hiện nên
hợp đồng coi như chưa có hiệu lực và điều khoản trọng tài, vì th ế, cũng
không có hiệu lực.
Phán quyết của trọng tài:


Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong vụ kiện này là khi điều ki ện
bảo lưu quy định trong hợp đồng chính không được thoả mãn, h ợp đồng tr ở
nên vô hiệu thì sự vô hiệu của hợp đồng có kéo theo s ự vô hiệu c ủa đi ều
khoản trọng tài hay không.
Trên thực tế thoả thuận về trọng tài thông thường được thể hiện đơn
giản dưới hình thức một điều khoản trọng tài và đưa vào h ợp đ ồng th ương


mại (như hợp đồng mua bán hàng hoá, mua bán bản quy ền, vận chuy ển...).
Thực tế, điều khoản trọng tài có thể được hiểu là "một hợp đồng trong m ột
hợp đồng".
Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với h ợp đ ồng chính
mà nó dẫn chiếu tới. Bởi đây là hai loại thoả thuận có đ ối tượng pháp lý
hoàn toàn khác nhau: Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được
áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên còn H ợp
đồng chính quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Thông th ường điều
khoản trọng tài có một mức độ độc lập nhất định đối v ới h ợp đ ồng chính.
Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu c ủa h ợp đ ồng
chính. Nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không th ể ảnh
hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng chính không có ảnh
hưởng gì tới điều khoản trọng tài. Có những lý do vô hiệu có tác đ ộng t ới c ả
hai thoả thuận trên như vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết hoặc s ự
không có năng lực trong ký kết hợp đồng của các bên.
Về mặt pháp lý, Điều 343 Luật dân sự của Rumani (luật được chọn đ ể
điều chỉnh hợp đồng) có quy định: "Hiệu lực của điều khoản trọng tài đ ộc
lập với hiệu lực của hợp đồng chứa đựng nó".
Thực tế, vấn đề hợp đồng chính trong vụ việc này có hiệu l ực hay
không cũng còn phải xem xét lại bởi theo thoả thuận m ới gi ữa hai bên (B ị
đơn yêu cầu và Nguyên đơn chấp nhận yêu cầu đó), việc giao hàng được

tiến hành trước khi thư tín dụng được mở, tức là điều khoản bảo l ưu không
còn nữa. Tuy nhiên, trong vụ việc này uỷ ban trọng tài chỉ có nhi ệm v ụ xem
xét xem điều khoản trọng tài trong hợp đồng có hiệu l ực hay không. V ới l ập
luận rằng "vì thoả thuận trọng tài là một thoả thuận độc lập nên dù hợp
đồng chính bị tác động bởi điều khoản bảo lưu, thoả thuận này vẫn không hề
bị ảnh hưởng bởi điều khoản bảo lưu nói trên ", trọng tài quyết định mình có
thẩm quyền giải quyết và bác yêu cầu của Bị đơn.


PHÁN QUYẾT SỐ 2
TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THI ẾT BỊ HPA
Các bên:
Nguyên đơn : Người mua Đông Phi
Bị đơn

: Người cung cấp Mỹ

Các vấn đề được đề cập:
Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù h ợp
quy cách phẩm chất
Trách nhiệm hạn chế thiệt hại trong hợp đồng
Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Tóm tắt vụ việc:
Để phục vụ cho việc vận hành một trạm vệ tinh mặt đất tại Đông
Phi, tháng 4 năm 1978, Nguyên đơn, một công ty Đông Phi, đã ký m ột h ợp
đồng mua, vận chuyển và lắp đặt một bộ khuyếch đại sóng c ực ng ắn (sau
đây gọi tắt là "HPA") với Bị đơn, một nhà cung cấp Mỹ. H ợp đồng quy đ ịnh
luật áp dụng là luật của bang California và mọi tranh ch ấp sẽ đ ược gi ải
quyết bằng trọng tài của Phòng Thương mại và Công nghiệp Qu ốc tế t ại
Geneva.

Nguyên đơn ký “Bản Chấp Nhận” đối với hệ thống "HPA" tại nhà
máy của Bị đơn tại Mỹ vào tháng 6 năm 1979, sau đó t ại công tr ường t ại
nước Đông Phi.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống "HPA" luôn gặp tr ục
trặc và vào tháng 1 năm 1980, ngừng hoạt động. Kể t ừ đó, mặc dù hai bên
đã vài lần cố gắng sửa chữa tại Đông Phi, hệ thống HPA vẫn không th ể
hoạt động bình thường.
Nguyên nhân của việc hệ thống HPA liên tục bị hỏng là do việc lắp
đặt không đúng thiết bị. Cụ thể, hệ thống cung c ấp đi ện mà HPA yêu c ầu
không phù hợp với hệ thống điện sẵn có tại hiện tr ường.
Cuối cùng vào tháng 4 năm 1981, các bên quyết định gửi hệ th ống
HPA trở lại nhà máy của Bị đơn tại Mỹ. Tháng 5 năm 1981 Bị đ ơn đề ngh ị
được sửa hệ thống HPA nhưng Nguyên đơn không chấp nh ận. Hai bên
cũng đã tiến hành thương lượng nhiều lần về việc sửa chữa này nh ưng
không đạt kết quả. Ngày 25 tháng 11 năm 1981, Nguyên đơn đã huỷ bỏ
“Bản Chấp Nhận” hệ thống HPA mà mình đã ký trước đây và mua m ột h ệ
thống HPA từ một nhà sản xuất khác để thay thế cho hệ thống HPA của Bị
đơn.
Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn:


Hoàn lại số tiền đã thanh toán theo hợp đồng,
Bồi thường khoản chênh lệch giữa giá mua của hệ thống HPA cũ và
hệ thống HPA thay thế,
Bồi thường những thiệt hại ngẫu nhiên và những thiệt hại nhân quả
kéo theo.
Phán quyết của trọng tài:
Vấn đề chủ yếu mà trọng tài cần xác định trong v ụ việc này là li ệu
đây có phải là một trường hợp cung cấp hàng không đúng ph ẩm ch ất, qui
cách theo hợp đồng hay không.

Nguyên đơn khiếu nại đòi huỷ bỏ Bản Chấp nhận đối với hệ thống
HPA, đối tượng của hợp đồng. Lý do Nguyên đơn (người mua) nêu ra là
tính không phù hợp của hàng hoá được giao với hàng hoá miêu tả trong
hợp đồng.
Uỷ ban trọng tài lập luận như sau:
Theo điều 2608 của Luật Thương Mại California, người mua có th ể
huỷ bỏ Hợp đồng của mình đối với một lô hàng hoặc một đơn vị hàng hoá
khi lô hàng đó được giao không đúng với quy cách phẩm ch ất quy đ ịnh, gây
thiệt hại lớn cho người mua trong những trường hợp sau:
- Sự không phù hợp về quy cách phẩm chất đó có th ể đ ược khắc
phục nhưng lại không được khắc phục một cách hợp lý.
- Người mua đã chấp nhận hàng hoá được giao mà không biết r ằng
chất lượng và quy cách hàng hoá không phù h ợp v ới h ợp đ ồng do l ỗi v ề
chất lượng và quy cách này rất khó phát hiện khi nh ận hàng giao ho ặc do
người bán đã có bảo đảm trước về chất lượng hàng hoá.
Vấn đề cần làm rõ là liệu việc hệ thống HPA không hoạt động được
tại hiện trường có được coi là sự không phù hợp của hệ thống HPA v ới các
quy cách phẩm chất quy định tại hợp đồng hay không. Và ngay cả trong
trường hợp không phù hợp với hợp đồng thì liệu đây có ph ải là m ột
trường hợp được phép huỷ hợp đồng như qui định tại Điều 2608 hay
không.
Theo các quy định của hợp đồng, nghĩa vụ hợp đồng của Bị đ ơn đối
với hệ thống HPA không chỉ đơn thuần là bán và giao hàng mà còn ph ải l ắp
đặt hệ thống HPA tại hiện trường. Mục A của h ợp đồng qui định " Người
bán có nghĩa vụ giao, lắp đặt và kiểm tra tại hiện trường b ộ khuyếch đ ại
và quản lý, giám sát cũng như đốc thúc công việc c ần phải thực hi ện ".
Uỷ ban trọng tài cho rằng nghĩa vụ lắp đặt tại hiện trường kéo theo
trách nhiệm phải bảo đảm rằng hệ thống HPA sẽ được xây lắp theo đúng
quy cách phẩm chất cần thiết phù hợp với điều kiện th ực tế tại công



trường cho dù điều đó không được quy định cụ th ể trong ph ần B "Quy
cách phẩm chất" của hợp đồng. Bởi vậy, vì không thiết kế đ ược h ệ th ống
HPA với những quy cách phẩm chất cần thiết để vận hành đ ược t ại hiện
trường, Bị đơn đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Một vấn đề nữa là liệu Nguyên đơn có phải chia sẻ trách nhiệm v ới
Bị đơn hay không, vì trong thời gian đàm phán Nguyên đơn đã bi ết r ằng h ệ
thống HPA phải phù hợp với hệ thống phân phối điện tại hi ện tr ường và
như thế mới có thể dễ dàng đáp ứng được mọi quy cách ph ẩm ch ất quy
định tại phần B của hợp đồng.
Uỷ ban trọng tài thấy không cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này, vì
trên thực tế, vào tháng 12 năm 1978, cụ thể là trong th ời gian thiết k ế và
xây dựng hệ thống HPA, ngay trước thời điểm chuy ển giao, ông B, nhân
viên điều hành chịu trách nhiệm về phần sản xuất hệ thống HPA c ủa B ị
đơn, đã nhận được thông báo từ một trong các kỹ sư của mình tại hiện
trường là tâm điểm được sử dụng là tâm điểm khác với tâm điểm được
thiết kế cho hệ thống HPA.
Uỷ ban trọng tài kết luận rằng việc hệ thống HPA không thể vận
hành trong các điều kiện thực tế tại hiện trường cấu thành lỗi "không phù
hợp" và tạo thành lỗi trong hợp đồng của Bị đơn. Xét trên khía cạnh này,
những quy định của điều 2608 của luật thương mại California đã đ ược
đáp ứng. Uỷ ban trọng tài cũng cho rằng những điều kiện pháp lý nêu t ại
điều 2608 của luật thương mại California về huỷ bỏ Chấp nh ận cũng
được thỏa mãn.
Uỷ ban trọng tài kết luận rằng, Nguyên đơn được quyền huỷ bỏ
Chấp nhận hệ thống HPA, được hoàn trả lại tiền đã thanh toán và bồi
thường khoản chênh lệch giá do phải mua một hệ thống HPA khác để thay
thế. Uỷ ban trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn về các thi ệt h ại ng ẫu
nhiên và nhân quả kéo theo do Nguyên đơn đã không đưa ra đ ược các
chứng cứ chứng minh cho các thiệt hại này.



PHÁN QUYẾT SỐ 3
TRANH CHẤP VỀ TÍNH VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG ĐỔI HÀNG
Các bên:
Nguyên đơn : Hai doanh nghiệp Nam Tư
Bị đơn

: Một công ty Thụy Sĩ

Các vấn đề được đề cập:
Luật áp dụng đối với Hợp đồng
Tính vô hiệu của hợp đồng: do trái với tập quán, vi ph ạm
chính sách chung
Hậu quả của tính vô hiệu
Tóm tắt vụ việc:
Quan hệ phát sinh từ giao dịch giữa các bên đã được thiết lập thông
qua việc đổi hàng hoá xuất khẩu từ Nam Tư để lấy hàng hoá nh ập kh ẩu
khác. Thực chất chỉ Hợp đồng nhập khẩu là có th ực, còn H ợp đ ồng xu ất
khẩu là không có thực vì mục đích của việc thiết lập quan h ệ này là nh ằm
thu được nguồn tài chính cần thiết và thực hiện việc quy đổi ngo ại t ệ đ ể
thanh toán hàng hoá nhập khẩu. Trên thực tế, hàng hoá xuất kh ẩu đã đ ược
giao tại Nam Tư và được thanh toán bằng Franc Thuỵ Sỹ. Các Nguyên đ ơn
(trong đó có một doanh nghiệp đã phá sản) yêu cầu hu ỷ b ỏ giao d ịch và
đòi bồi thường thiệt hại.
Phán quyết của trọng tài:
1 Luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên:
Theo Nguyên đơn, luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng, còn Bị đơn cho rằng
luật Thuỵ Sỹ sẽ là luật áp dụng.
Theo đoạn 3 và 5, Điều 13 của Quy tắc Trọng tài Quốc tế ICC, các bên

được tự do quyết định luật áp dụng để giải quy ết tranh chấp. Trong
trường hợp các bên không có bất kỳ thoả thuận nào về luật áp dụng thì U ỷ
ban trọng tài sẽ chỉ định luật áp dụng theo nguyên tắc mà Uỷ ban trọng tài
cho là thích hợp. Tuy nhiên, trong mọi tr ường h ợp Uỷ ban tr ọng tài ph ải
tính đến các điều khoản của hợp đồng và các tập quán th ương m ại.
Qui định này cũng được nêu trong Điều VII của Công ước Geneva v ề
Trọng tài Thương mại Quốc tế ký ngày 21 tháng 4 năm 1961 và trong Điều
33 đoạn 1 và 3 Quy tắc Trọng tài Quốc tế UNCITRAL.
Về vấn đề này, hầu hết các học thuyết hiện nay về thẩm quyền của
trọng tài và các án lệ trọng tài quốc tế đều thừa nhận rằng trong vi ệc xác
định luật áp dụng, Uỷ ban trọng tài có thể bỏ qua các qui tắc luật xung đột


và áp dụng trực tiếp các qui tắc luật thực chất. Tuy nhiên, đi ều này không
có nghĩa là các trọng tài viên được tự do lựa chọn luật áp d ụng, đ ược ưu
tiên áp dụng luật này hay luật khác. Việc lựa ch ọn lu ật của các tr ọng tài
viên phải dựa trên các yếu tố khách quan như các điều khoản của h ợp
đồng liên quan, các tập quán thương mại.
Ngoài ra, Trọng tài cũng phải căn cứ vào các qui tắc nêu trong bản d ự
thảo nguyên tắc về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế, một công trình
nghiên cứu của Uỷ ban Thực tiễn Thương mại Quốc tế của ICC đưa ra tại
Hội nghị Stockholm ngày 9 tháng 10 năm 1981.
Theo Điều 3 Công ước về Luật áp dụng đối với H ợp đ ồng Mua bán
Hàng hoá Quốc tế ký tại La Haye ngày 15 tháng 6 năm 1955, h ợp đ ồng mua
bán được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà người bán có tr ụ s ở
thường trú tại thời điểm nhận được đơn đặt hàng. Tuy nhiên, h ợp đ ồng
mua bán sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia của n ước mà bên mua có tr ụ
sở chính, nếu như đó là nơi mà người bán nhận đơn đặt hàng.
Các qui định tư pháp quốc tế của Thuỵ Sỹ, Pháp và Nam T ư vào th ời
điểm này cũng có những quy tắc tương tự trong việc xác định luật áp dụng

cho các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán: V ấn đề đ ầu tiên là ph ải
xác định những điểm quan trọng nhất khi th ực hiện h ợp đồng. Tiếp theo
cần xác định lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ nhất với việc th ực hiện
hợp đồng, hoặc theo như ý kiến của Toà án liên bang Thuỵ Sỹ, thì ph ải
định ra "trung tâm" của Hợp đồng. Các yếu tố này sẽ là c ơ s ở ch ủ y ếu đ ể
xác định luật áp dụng đối với hợp đồng. Đây cũng là giải pháp đ ưa ra trong
Công ước Châu Âu về Luật áp dụng đối với Nghĩa v ụ h ợp đ ồng đ ược các
nước thành viên ký kết tại Rome, ngày 19 tháng 6 năm 1980.
Uỷ ban trọng tài cho rằng trong vụ việc này Nguyên đơn ph ải ch ịu
sự điều chỉnh của luật Nam Tư đối với việc quản lý xuất nhập kh ẩu. Luật
này bao gồm các quy định chung về phạt tiền và th ậm chí bị ph ạt tù theo
như văn bản sửa đổi luật này và được áp dụng cho bất c ứ hợp đồng xu ất
nhập khẩu nào ở Nam Tư.
Ngoài ra, căn cứ vào các điều khoản ghi trong các chứng t ừ h ợp đồng
và thực tiễn thực hiện hợp đồng, Uỷ ban trọng tài cho rằng luật áp dụng
đối với quan hệ hợp đồng là luật Nam Tư.
2 Sự vô hiệu của hợp đồng xuất khẩu:
Trên thực tế, không hề có bất kỳ thông tin chi tiết nào về H ợp đ ồng xu ất
khẩu và các trọng tài viên đã đi đến kết luận rằng h ợp đ ồng này là không
có thực và các bên đã vi phạm qui định về quy đổi ngoại tệ.
Uỷ ban trọng tài cho rằng:
"Về mặt nguyên tắc, những thoả thuận trái với qui định bắt buộc của
luật hoặc trái với chính sách chung, trái đạo đức và tập quán là không h ợp


lệ và vô hiệu. Điều này được qui định trong Điều 879 Luật Dân sự Áo, được
áp dụng tại Croatia và Slovakia năm 1974, cũng như được qui định trong
Luật về Nghĩa vụ hợp đồng có hiệu lực từ năm 1978 của Nam Tư. Nguyên
tắc này cũng được tất cả các nước và các hệ thống pháp luật khác công
nhận. Đây có thể coi là một yếu tố của luật hợp đồng được c ộng đồng qu ốc

tế thừa nhận rộng rãi".
Trong vụ việc này, các bên đã ký kết một hợp đồng không có th ực, vi
phạm luật Nam Tư và thông qua việc dùng nhà xuất kh ẩu không có th ực
để thu được một khoản tín dụng cũng không có thực. Vì vậy, tại th ời đi ểm
giao kết hợp đồng đã có vi phạm luật, cũng nh ư vi ph ạm đ ạo đ ức và trái
với tập quán.
Ngoài ra, Điều 7 Hợp đồng xuất nhập khẩu ký kết giữa các bên qui
định: "Toàn bộ các điều khoản nêu trên của hợp đồng này là không th ể tách
rời và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo hợp đồng" .
Từ các lập luận trên, Uỷ ban trọng tài đi đến kết luận rằng: H ợp
đồng xuất khẩu là không hợp lệ và vô hiệu.
Hệ quả của sự vô hiệu nói trên là hai hợp đồng nhập khẩu hàng hoá
cũng không hợp lệ và vô hiệu vì Điều 7 của h ợp đồng gốc qui định v ề tính
thống nhất của các điều khoản trong hợp đồng (tức là sự thống nh ất gi ữa
các Hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu).
3 Hậu quả của việc hợp đồng vô hiệu:
Theo luật Nam Tư, Hợp đồng vô hiệu dẫn tới việc phải khôi phục l ại
tình trạng ban đầu của các bên, có nghĩa là mỗi bên phải hoàn l ại nh ững
lợi ích mà họ đã nhận được từ hợp đồng, không đền bù thi ệt h ại, tr ừ khi
có lợi ích bị vi phạm. Kết luận của Uỷ ban trọng tài là h ợp đ ồng nh ập kh ẩu
không hợp lệ và vô hiệu, hậu quả là một trong các bên phải khôi ph ục l ại
tình trạng ban đầu mà không có bất cứ bồi thường nào trừ khi lợi ích bị vi
phạm.
trả.

Vấn đề tiếp theo là việc xác định khoản tiền mà Bị đ ơn ph ải hoàn

Bị đơn sẽ phải hoàn trả khoản tiền tín dụng do Nguyên đ ơn m ở là
5.398.986,51 Franc Thuỵ Sỹ.
Các Nguyên đơn còn thực hiện một số chi phí khác nh ưng không

mang lại lợi nhuận cho Bị đơn, vì vậy Bị đơn không ph ải hoàn tr ả các chi
phí này.
Bị đơn phải hoàn trả khoản tiền bằng Franc Thuỵ Sỹ. Khoản tiền
này trước đây do một trong các Nguyên đơn thanh toán cho Bị đon t ại
Thuỵ Sỹ vì vậy các lợi ích bị vi phạm phải đ ược tính theo t ỷ giá áp d ụng
cho lãi suất áp dụng cho thanh toán quá hạn ở Thuỵ Sỹ, t ức là 5% theo


Điều 104 Luật nghĩa vụ hợp đồng của Thuỵ Sỹ.
Như vậy các Nguyên đơn được quyền đòi Bị đơn bồi th ường khoản
lãi trên số tiền đã thanh toán cho Bị đơn tính từ ngày th ực hiện việc thanh
toán với lãi suất là 5%.
Phán quyết của Uỷ ban trọng tài như sau:
Hợp đồng gốc và ba hợp đồng liên quan là không h ợp lệ và vô hiệu
do vi phạm luật Nam Tư và trái với đạo đức và tập quán.
Các Nguyên đơn phải tự chịu các chi phí gửi trả lại hàng hoá nhập
khẩu mà Bị đơn đã giao cho họ tại nơi đăng ký trụ sở của Bị đơn.
Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn khoản tiền ứng trước 5.398.986,51
Franc Thuỵ Sỹ vào tài khoản theo thư tín dụng tại ngân hàng X.
Nguyên đơn có quyền hưởng lãi suất theo tỷ lệ 5% tính t ừ ngày đã
trả tiền cho tới ngày Bị đơn thực hiện việc bồi hoàn.
Mỗi bên phải thanh toán một nửa thù lao và phí trọng tài do U ỷ ban
trọng tài quyết định.


PHÁN QUYẾT SỐ 4
TRANH CHẤP VỀ VIỆC KHÔNG GIAO HÀNG DO BẤT KHẢ KHÁNG
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GỖ
Các bên:
Nguyên đơn : Bên mua Syri

Bị đơn

: Bên bán Ghana

Các vấn đề được đề cập:
Việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn
Trường hợp bất khả kháng
Việc Nguyên đơn từ chối hợp đồng
Các thiệt hại (giá chênh lệch, mất lợi nhuận, các chi phí ngân
hàng)
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 15 tháng 8 năm 1979, Nguyên đơn đã ký hợp đồng mua c ủa B ị
đơn 5000 m3 gỗ dán và 5000 m3 gỗ khối theo những điều kiện sau:
a. Chuyến hàng đầu tiên gồm 3000 m 3 gỗ dán và 1000 m3 gỗ khối sẽ
được giao trong vòng hai tháng kể từ ngày mở thư tín dụng,
b. Chuyến hàng thứ hai gồm 2000 m 3 gỗ dán và 2000 m3 gỗ khối sẽ
được giao sau chuyến thứ nhất một tháng,
c. Chuyến hàng thứ ba gồm 2000 m 3 gỗ khối sẽ được giao sau
chuyến thứ hai một tháng.
Thanh toán bằng L/C có xác nhận và không huỷ ngang;
Bảo đảm thực hiện hợp đồng trị giá 5% tổng trị giá h ợp đ ồng do B ị
đơn cấp "ngay sau khi L/C tương ứng được mở ";
Điều khoản về phạt do giao chậm;
Điều khoản về trọng tài quốc tế ICC;
Điều khoản về bất khả kháng trong đó nêu rõ:
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên bán có trách
nhiệm thông báo với bên mua ngay sau khi sự kiện này x ảy ra,
Sự biến động của tiền tệ cũng như việc tăng giá sẽ không được coi là
bất khả kháng.
Sau khi hợp đồng được ký kết, Bảo đảm thực hiện hợp đồng đ ược Bị đ ơn

gửi tới Nguyên đơn ngày 22 tháng 11 năm 1979. Tương ứng theo đó,
chuyến hàng cuối cùng phải được giao muộn nhất là ngày 22 tháng 3 năm


1980. Ngày 26 tháng 11 năm 1979, hai th ư tín dụng có th ời h ạn t ới ngày
22 tháng 2 năm 1980, một cho lô gỗ dán và m ột cho lô g ỗ kh ối mà ng ười
thụ hưởng là Bị đơn, đã được xác nhận. Về phần mình, Nguyên đ ơn cũng
đã ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá và chỉ đ ịnh công ty giám đ ịnh đ ể
kiểm tra chất lượng hàng hoá được giao.
Ngày 14 tháng 12 năm 1979, Bị đơn thông báo cho Nguyên đ ơn bằng
Telex rằng do mưa lớn, thiếu nhiên liệu và một số lý do khác, h ọ không th ể
giao hàng theo đúng lịch định. Ngày 16 tháng 12 năm 1979 chuy ến hàng
đầu tiên chỉ có 218,671 m3 gỗ dán và 415,904 m3 gỗ khối đã rời Ghana đi
Syri.
Sau đó, Bị đơn thông báo cho Nguyên đơn hẹn sẽ gửi chuyến hàng
thứ hai gồm 2500 m3 gỗ dán và 1500 m3 gỗ khối vào cuối tháng 1 năm
1980. Nguyên đơn đồng ý đề nghị này của Bị đơn. Tuy nhiên trên th ực tế
điều này đã không được thực hiện. Nguyên đơn sau đó đã ph ải nh ắc nh ở
Bị đơn vài lần, đề nghị được thông báo chi tiết về chuyến hàng giao ngày 7
tháng 3 năm 1980, đồng thời xin gia hạn th ư tín dụng cũng nh ư chấp nh ận
gia hạn thời hạn giao hàng cho tới ngày 31 tháng 5 năm 1980.
Bị đơn đã không hề có động thái gì và thực tế đã không ti ến hành
giao chuyến hàng thứ hai. Ngày 2 tháng 5 năm 1980, hai bên đã đ ồng ý g ặp
nhau để bàn bạc về việc thực hiện hợp đồng. Ngày 7 tháng 5 năm 1980,
viện cớ rằng mình đã phải chịu những tổn thất do giá dầu tăng, Bị đ ơn đ ề
nghị tăng giá lên 40%. Nguyên đơn không chấp nh ận yêu c ầu này. B ị đ ơn
muốn huỷ bỏ hợp đồng với lý do bất khả kháng và đòi đ ược thanh toán
tiền hàng cho chuyến hàng đầu tiên đã giao.
Cho đến thời điểm này Nguyên đơn đã có được lệnh phong to ả Bảo
đảm thực hiện hợp đồng cùng hai thư tín dụng theo quyết định của toà s ơ

thẩm Damascus.
Ngày 25 tháng 8 năm 1981, Nguyên đơn đưa sự việc ra Toà trọng tài
của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Theo các điều khoản dẫn chiếu, v ụ
việc được xét xử tại Paris và áp dụng Luật Trọng tài Quốc tế Pháp.
Nguyên đơn đòi được bồi thường:
Khoản chênh lệch về giá là 656.070,35 USD
Một khoản lợi nhuận bị thất thu là 468.301,10 USD
Chi phí ngân hàng là 620.719 Pounds Syri
Chi phí bảo hiểm
Thuế nhập khẩu
Tỷ lệ lãi suất là 9% cho tổng số tiền này.
Bị đơn kháng cáo đòi:


Được thanh toán số tiền là 306.988,42 USD cho chuy ến hàng
đầu tiên với tỷ lệ lãi suất là 15% một năm,
Tuyên bố Nguyên đơn không có quyền được hưởng số tiền
Bảo đảm thực hiện hợp đồng và những thiệt hại phát sinh
do việc huỷ bỏ hợp đồng.
Phán quyết của trọng tài:
1. Về việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn:
Khi thời hạn giao hàng trong hợp đồng đã hết, Nguyên đ ơn đã gia
hạn thư tín dụng cho tới ngày 31 tháng 5 năm 1980 cũng đ ồng th ời là gia
hạn thêm cho việc giao hàng tới ngày đó. Việc làm này đã đ ược c ả hai bên
thừa nhận.
Mặc dù vậy, Bị đơn vẫn không thực hiện được việc giao hàng trong
thời gian được gia hạn này. Bản thân điều này đã cấu thành l ỗi vi ph ạm
hợp đồng của Bị đơn. Những gì xảy ra sau ngày 31 tháng 5 năm 1980
không được tính tới vì các bên không có một thoả thuận thêm nào v ề việc
gia hạn thời hạn giao hàng.

2 Bất khả kháng:
Sau khi xem xét giải trình của Bị đơn về trường hợp bất khả kháng và điều
khoản về Bất khả kháng trong hợp đồng, “ Uỷ ban trọng tài không thể
chấp nhận lý do không thực hiện hợp đồng mà Bị đơn đưa ra là bất khả
kháng” vì trên thực tế, cho tới ngày 31 tháng 5 năm 1980 (ngày hết h ạn
của thư tín dụng sau khi đã được gia hạn thêm) Bị đơn đã không h ề đ ề c ập
một cách cụ thể bằng Telex về bất khả kháng, vấn đề này chỉ được đưa ra
trong cuộc thương thảo cuối tháng 7 cùng năm tại Damascus. Điều này cho
phép Uỷ ban trọng tài kết luận là Bị đơn thực tế đã có khả năng giao hàng
song muốn tăng giá lên cao hơn nên đã không th ực hiện nghĩa vụ giao hàng
theo hợp đồng.
3 Việc từ chối hợp đồng của Nguyên đơn:
Bị đơn cho rằng chính Nguyên đơn đã từ chối hợp đồng với lý do
Nguyên đơn đã:
Làm cho việc nhận tiền bằng L/C không thực hiện được
Không thanh toán cho Bị đơn chuyến hàng đầu tiên
Thực tế đã huỷ bỏ L/C không huỷ ngang
Uỷ ban trọng tài đã xác định như sau:
Bị đơn nói rằng họ đã không được thanh toán do không Nguyên đ ơn
không gửi cho họ bản gốc của giấy chứng nhận kiểm tra hàng hoá. Trên
thực tế, giấy chứng nhận kiểm tra hàng hoá mà các bên cung c ấp cho U ỷ
ban trọng tài cũng khác nhau.


Uỷ ban trọng tài cho rằng:
Bị đơn chưa bao giờ phàn nàn với Nguyên đơn, dưới bất kỳ hình th ức
nào, về giấy chứng nhận kiểm tra hàng. Hơn nữa, sau khi Nguyên đ ơn đã
thông báo cho Bị đơn rằng họ đã chỉ định được công ty giám đ ịnh, thì B ị
đơn có trách nhiệm phải yêu cầu công ty giám định đó cấp gi ấy ch ứng
nhận ngay sau khi hàng được kiểm tra. Vì đã không làm đ ược đi ều này, B ị

đơn đã tự gây khó khăn cho việc nhận tiền bằng L/C.
Hơn nữa, do bản chất của L/C là xác nhận không hu ỷ ngang nên
Nguyên đơn đã không thể huỷ bỏ thư tín dụng. Bị đơn có nghĩa vụ ph ải
xuất trình đúng hạn đầy đủ bộ chứng từ, nếu thiếu, họ ph ải tìm mọi cách
để có được chứng từ bị thiếu đúng thời hạn song th ực tế họ đã không làm
được điều đó. Và dù giả thiết rằng bộ chứng từ đã được xuất trình đầy đủ
và đúng hạn mà ngân hàng vẫn từ chối thanh toán thì đó lại là vấn đ ề n ội
bộ giữa Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng xác nhận.
Cuối cùng, từ tất cả các chứng từ mà hai bên đưa ra đã cho th ấy, B ị
đơn đã chỉ đưa ra đề nghị “thanh toán trực tiếp” lần đầu tiên tại cuộc h ọp
cuối tháng 7 năm 1980 tại Damascus. Trước đó Bị đơn gần nh ư đã hoàn
toàn im lặng cho tới ngày 7 tháng 5 năm 1980 và sau đó ch ỉ quan tâm t ới
việc nâng giá hợp đồng. Trong suốt thời gian đó họ không h ề ch ứng minh
được việc Nguyên đơn đã từ chối hợp đồng.
Từ các căn cứ trên, Uỷ ban trọng tài bác lập luận của Bị đơn.
2 Thiệt hại:
a. Phần chênh lệch giá cả:
Nguyên đơn đòi Bị đơn bồi thường khoản tiền chênh lệch là
656.070,35 USD do giá tăng. Uỷ ban trọng tài cho rằng theo thông l ệ qu ốc
tế, trong trường hợp hàng hoá không được giao thì tổn th ất đ ược tính là s ố
chênh lệch giữa giá trong hợp đồng và giá th ị trường tại th ời đi ểm hàng
hoá lẽ ra phải được giao tại nơi có nhu cầu về mặt hàng đó.
Trong trường hợp cụ thể này, thời hạn giao hàng đã được gia hạn
đến ngày 31 tháng 5 năm 1980 nên giá thị tr ường cũng sẽ đ ược tính t ại
thời điểm đó.
Tuy nhiên, Uỷ ban trọng tài bác bỏ yêu cầu của Nguyên đơn đòi đ ược
thanh toán phần chênh lệch giá do:
Nguyên đơn đã không chứng minh được sự tăng giá vào ngày 31
tháng 5 năm 1980,
Qua xem xét Uỷ ban trọng tài được biết rằng giá gỗ dán và gỗ kh ối

tại thời điểm ngày 31 tháng 5 năm 1980 th ực tế thấp h ơn giá h ợp
đồng.
(vì vây, giả sử vì không mua được hàng của Bị đơn mà Nguyên đ ơn


phải mua hàng khác để thay thế thì việc này cũng không gây ra thi ệt
hại gì cho Nguyên đơn)
b. Lợi nhuận bị thất thu:
Uỷ ban trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn về khoản lợi nhuận bị
mất dự tính là 10% tổng giá trị 468.301,10 USD hàng hoá không đ ược giao.
Theo luật thương mại thông thường, để đánh giá thiệt hại của việc không
giao hàng, người ta lấy sự chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá th ị tr ường
tại thời điểm mà lẽ ra hàng hoá phải được giao. Thông lệ này đ ược d ựa
trên một giả thiết rằng vì hàng hoá không được giao, người mua có th ể
giảm bớt thiệt hại bằng cách mua một lượng hàng hoá thay th ế trên th ị
trường chợ đen. Nếu vì không mua hàng hoá ch ợ đen đ ể thay th ế, ng ười
mua phải chịu thêm những tổn thất khác (như mất lợi nhuận...) thì ng ười
bán sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại này.
“Trong trường hợp đang xét, Nguyên đơn đã không mua, hay ít nh ất
cũng không chứng tỏ được việc mình đã mua gỗ thay th ế trong ngày giao
hàng. Nếu đã mua thì họ đã có thể bán lại gỗ cho "các tổ chức thương mại
nội địa Siri" và bảo toàn 10% lợi nhuận của mình. Do vậy, bản thân phía
Nguyên đơn phải chịu trách nhiệm về việc đã không làm như vậy ”.
Hơn nữa, Nguyên đơn với tư cách là một thương nhân, họ có th ể thu
được lãi hoặc chịu lỗ khi bán lại hàng hoá, không ph ải bao gi ờ cũng lãi c ả.
10% lợi nhuận ở đây chỉ là lợi nhuận “vẽ” ra chứ không phản ánh đúng
việc xác định giá cả thương mại dựa trên cung cầu trên th ị trường. B ởi
vậy, yêu cầu bồi thường này bị bác bỏ.
c. Các phí ngân hàng, bảo hiểm của Nguyên đơn, thuế:
Về khoản phí ngân hàng trị giá 618.013,44 Pound Syri, Uỷ ban tr ọng

tài phán xử như sau:
Phí ngân hàng : Do Bị đơn đã vi phạm hợp đồng, Nguyên đơn có quyền được
hoàn trả khoản phí ngân hàng kể từ ngày ký hợp đồng cho t ới ngày x ảy ra
vi phạm.
Phí bảo hiểm: Do Bị đơn không phản bác lại gì về số tiền bảo hiểm, Nguyên
đơn có quyền được bồi hoàn lại chi phí này.
Bảo hiểm phụ: Khiếu nại này của Nguyên đơn bị bác bỏ do Nguyên đ ơn
không đưa ra được bằng chứng nào về việc tàu ch ở hàng thuộc lo ại đ ặc
biệt và hãng bảo hiểm có đòi một khoản phí phụ này.
Thuế nhập khẩu: Khiếu nại này của Nguyên đơn bị bác. Ở hầu hết các nước,
trong đó có Anh, có một qui tắc được đặt ra là n ếu hàng hoá không đ ược
nhập khẩu thì không phải trả thuế và nếu như thuế nhập khẩu ph ải tr ả
trước, thì chúng sẽ được hoàn lại cho người đã n ộp nếu nh ư sau này hàng
hoá không nhập khẩu. Như vậy, Bị đơn không thể biết tr ước được rằng


liệu có đúng là thuế nhập khẩu đã không được hoàn l ại cho Nguyên đ ơn
như họ viện dẫn hay không.


PHÁN QUYẾT SỐ 5
TRANH CHẤP VỀ CÁCH THỨC KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Thuỵ Sỹ
Bị đơn

: Người mua Hà Lan

Các vấn đề được đề cập:

Huỷ hợp đồng
Các tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hàng hoá khác nhau
Hậu quả của việc hiểu nhầm
Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn và Bị đơn đã đồng ý ký ba hợp đồng bán cùng m ột lo ại
hàng hoá với các quy cách phẩm chất đã được quy đ ịnh chi tiết.
Hàng được gửi đi từ một công ty Canađa và được giao theo điều kiện
C.I.F cảng Rotterdam. Cả ba hợp đồng được lập bằng tiếng Pháp v ới
những điều kiện giống hệt nhau, loại trừ điều khoản về số l ượng. Đi ều
khoản trọng tài quy định rằng tranh chấp sẽ được giải quyết theo Quy tắc
trọng tài của Phòng Thương Mại Quốc tế. Tuy nhiên ch ỉ có hai h ợp đ ồng
đầu tiên được ký và thực hiện, hợp đồng thứ ba vẫn chưa được ký và
trước khi hàng được gửi đi từ Canađa, Bị đơn đã huỷ h ợp đ ồng v ới lý do
hàng được giao theo hai hợp đồng đầu không đúng v ới quy cách ph ẩm
chất quy định trong hợp đồng.
Nhà máy ở Canađa đã gửi một kỹ sư sang Hà Lan để ki ểm tra m ẫu
hàng trong một phòng thí nghiệm độc lập. Kết quả ki ểm tra gây ra nhi ều
tranh cãi: khi tiến hành phân tích theo phương pháp của Bắc Mỹ thì m ẫu
hàng được kiểm tra hoàn toàn phù hợp với những quy cách phẩm ch ất quy
định trong hợp đồng, nhưng khi tiến hành theo phương pháp c ủa Châu Âu
thì lại không phù hợp.
Các bên đã kiện ra trọng tài theo đó:
Nguyên đơn yêu cầu được bồi thường 55.000 USD (bao gồm cả
37.000 USD trả cho nhà máy ở Canađa) đối với việc huỷ h ợp đồng
thứ ba.
Bị đơn khiếu nại đòi 181.645 florins Hà Lan cho những thiệt h ại liên
quan tới hai hợp đồng ban đầu.
Phán quyết của trọng tài:
Trong vụ kiện này có rất nhiều tranh chấp được nêu ra nh ư về th ẩm



quyền của trọng tài, luật áp dụng đối với h ợp đ ồng, vai trò c ủa ng ười kỹ
sư được nhà máy ở Canađa cử sang tiến hành phân tích hàng hoá… Tuy
nhiên, ở đây có ba vấn đề cần xem xét:
Thứ nhất, liệu người mua có mặc nhiên được quyền huỷ một h ợp đ ồng khi
phỏng đoán rằng hàng được giao theo hợp đồng th ứ ba có th ể sẽ không
phù hợp với các quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng hay không?
Thứ hai, quyền được thông tin và nghĩa vụ phải tìm hiểu thông tin (về
phương pháp kiểm tra chất lượng hàng hoá) một cách đ ầy đủ của các bên
trước khi tiến hành ký hợp đồng được hiểu và áp dụng nh ư thế nào?
Thứ ba, việc hiểu không rõ về tiêu chuẩn đánh giá phẩm ch ất của hàng hoá
dẫn tới hậu quả là hàng giao không đúng như người mua nghĩ và trông đ ợi
có cho phép người mua được quyền đòi bồi th ường về lô hàng đó hay
không?
1 Về quyền đơn phương huỷ hợp đồng của Bị đơn:
Theo quan điểm của Uỷ ban trọng tài, đây là một trường h ợp liên quan
đến một nhóm hợp đồng thương mại và do đó, nếu kết lu ận cuối cùng là
hàng hoá được giao theo hai hợp đồng đầu không phù h ợp v ới quy cách
phẩm chất quy định trong hợp đồng, và nếu Bị đơn tin chắc rằng hàng hoá
theo hợp đồng thứ ba sẽ có phẩm chất y như số hàng đã được giao theo hai
hợp đồng trước đó, thì Bị đơn sẽ có quy ền từ ch ối h ợp đồng th ứ ba.
Theo Điều 48 của Luật thống nhất về Mua bán Hàng động sản Quốc
tế, người mua có thể áp dụng quyền được huỷ hợp đồng th ậm chí tr ước
cả thời gian được ấn định cho việc giao hàng nếu có bằng ch ứng rõ ràng
rằng hàng hoá được giao sẽ không phù hợp với các quy cách phẩm ch ất
quy định trong hợp đồng. Theo luật Thuỵ Sỹ, nếu mọi bằng ch ứng đ ều cho
thấy là hàng hoá sẽ bị hư hỏng tại thời điểm giao hàng, người mua không
được phép đợi tới lúc đó mới tiến hành các thủ tục pháp lý đ ể từ ch ối
nhận hàng.
Trong trường hợp cụ thể này, Bị đơn đã tuyên bố rằng họ sẽ không

tiếp tục nhận hàng hoá trừ khi số hàng này có quy cách phẩm ch ất phù
hợp với phương pháp đánh giá do Bị đơn đưa ra. Tuy nhiên Nguyên đ ơn và
nhà cung cấp (nhà máy ở Canađa) hiện đang sử dụng phương pháp của
Bắc Mỹ, đã không chấp nhận điều kiện này. Nh ư v ậy, nếu gi ả thi ết v ề s ự
không phù hợp của hàng hoá được chứng minh, Bị đ ơn có quy ền t ừ ch ối
hợp đồng thứ ba.
2 Về việc hiểu lầm:
Thực chất, cả hai bên đều đã hết sức thiện chí trong việc giải quy ết tranh
chấp giữa họ. Về phần mình, Nguyên đơn đã ngay lập tức tuyên bố sẵn
sàng gửi mẫu do hai bên cùng lấy tới kiểm tra tại một phòng thí nghi ệm
độc lập do hai bên cùng lựa chọn và sẽ chấp nhận việc huỷ h ợp đồng th ứ


ba nếu những phân tích này cho thấy rằng những lý do mà Bị đ ơn đ ưa ra là
có cơ sở. Nguyên đơn cũng đã ngay lập tức thông báo về nh ững v ấn đề v ề
phẩm chất và gửi mẫu cho nhà máy ở Canađa, đồng th ời yêu cầu nhà máy
cử đến một kỹ sư.
Như thế có thể thấy nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tranh ch ấp
trên là sự hiểu lầm.
"Theo kết luận chính của kỹ sư sau chuyến công tác tại Hà Lan, hàng
được gửi đi không phải là hàng mà người mua Hà Lan nghĩ rằng mình đã
mua". Đó là do khi chào hàng người bán Thuỵ Sỹ đã không h ề đ ề c ập t ới
phương pháp phân tích phẩm chất còn người mua Hà Lan thì l ại cho r ằng,
vì hàng được một công ty Châu Âu chào bán nên ph ương pháp phân tích
của Châu Âu sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, Nguyên đ ơn l ập lu ận r ằng " Từ
trước tới nay, phương pháp được áp dụng để phân tích là phương pháp c ủa
nước xuất xứ hàng hoá hoặc phương pháp được toàn thế giới công nhận,
như phương pháp của Bắc Mỹ chẳng hạn”.
Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp Bắc Mỹ và phương pháp Châu
Âu là ở cách biểu thị độ hoà tan của bột bằng số (chỉ số hoà tan) mà tranh

chấp chủ yếu của hợp đồng này là về độ hoà tan của bột (đ ối t ượng c ủa
hợp đồng). Chính bởi vậy phương pháp phân tích cần ph ải đ ược xác đ ịnh
rõ để có thể xác định được độ hoà tan của bột.
Tuy nhiên chỉ mãi tới khi Bị đơn khiếu n ại v ề phẩm ch ất c ủa hàng
thì mâu thuẫn về phương pháp sử dụng để phân tích chất lượng hàng hoá
mới phát sinh. Và cũng chỉ tới khi đó, người bán mới thông báo v ề ph ương
pháp kiểm tra mà theo họ đã được quốc tế công nh ận, đó là ph ương pháp
Bắc Mỹ.
Nhà máy tại Canađa đã đồng ý cử kỹ sư sang Hà Lan v ới điều ki ện là
các bên phải thống nhất về phương pháp kiểm tra. Trên th ực tế, n ếu s ử
dụng phương pháp Bắc Mỹ để kiểm tra thì hàng hoá giao theo hai h ợp
đồng đầu tiên có chất lượng hoàn toàn phù hợp với miêu tả chất l ượng
trong hợp đồng. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp Châu Âu thì hàng đã
giao không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng theo thoả thu ận.
Nguyên đơn lẽ ra đã phải biết rằng việc hiểu lầm trong việc miêu tả
hàng hóa hoàn toàn có thể xảy ra trên thị trường Châu Âu. Th ực tế, ng ười
bán Thụy Sỹ và người mua Hà Lan chưa hề có một thoả thuận nào v ề
phương pháp Bắc Mỹ cả. Người bán, tức Nguyên đơn, lẽ ra ph ải nêu rõ là
những miêu tả về hàng hoá trong hợp đồng phải được hiểu theo ph ương
pháp Bắc Mỹ như người cung cấp Canađa đã nêu rất rõ điều này trong h ợp
đồng ký với Người bán. Về phần mình, Bị đơn cũng đã biết rất rõ r ằng
hàng có xuất xứ từ Canađa vì họ đã từng liên hệ v ới nguời cung c ấp, nhà
máy ở Canađa. Vì vậy, việc hiều lầm này cũng có nguyên nhân một ph ần t ừ
sự cẩu thả của Bị đơn vì lẽ ra Bị đơn đã phải hỏi rõ về nh ững chỉ số đ ược


sử dụng để miêu tả bột.
Mối quan hệ qua lại giữa quyền được cung cấp đủ thông tin và nghĩa
vụ phải tự hỏi thông tin một cách cụ thể chính là vấn đề cơ bản của tranh
chấp này.

Xét cho cùng, Bị đơn và Nguyên đơn cùng phải chia sẻ trách nhiệm
về hậu quả do lỗi cẩu thả gây nên. Tuy nhiên xét vì ph ương pháp B ắc Mỹ
được sử dụng rộng rãi hơn so với những phương pháp khác nên l ỗi do c ẩu
thả trong việc cung cấp thông tin của Nguyên đơn được xét nh ẹ h ơn so v ới
Bị đơn.
Theo luật Thuỵ Sỹ, bên có lỗi có quyền được yêu cầu huỷ h ợp đ ồng
ngay cả khi lỗi đó là do sự cẩu thả mà mình gây ra. Lỗi của một (các) bên
trong hợp đồng sẽ được coi là nghiêm trọng khi nó d ẫn đ ến nh ầm l ẫn c ơ
bản về phẩm chất khiến hàng hoá thuộc hẳn về một loại khác c ủa hàng
hoá đó. Trong trường hợp đang xét, cách đo đ ộ hoà tan c ủa b ột có th ể d ẫn
tới hậu quả là hàng hoá được giao là một loại khác so v ới loại hàng hoá mà
Bị đơn muốn mua.
Bên có lỗi có thể yêu cầu huỷ hợp đồng với điều kiện ph ải trả tiền
bồi thường. Trách nhiệm này được đặt ra với giả định trước là lỗi phát
sinh từ chính sự cẩu thả của bên đó, trong trường h ợp cụ th ể này, l ỗi c ủa
người mua là đã không hỏi đầy đủ thông tin về hàng hoá. Còn l ối c ủa
người bán là đã không cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hoá.
Về mặt nguyên tắc, luật Thuỵ Sỹ quy định rằng bên có lỗi không
phải bồi thường cho bên đối tác của mình nếu nh ư đối tác này đã bi ết v ề
lỗi trên. Tuy nhiên những án lệ trước đó có xét đến vi ệc gi ảm bồi th ường
trong trường hợp hai bên cùng có lỗi. Xét lỗi riêng c ủa t ừng bên trong v ụ
kiện này, Uỷ ban trọng tài đã quyết định rằng số tiền bồi thường sẽ đ ược
chia làm 5 phần, Bị đơn chịu 3/5 về lỗi hiểu nhầm và Nguyên đ ơn chịu
2/5.
3 Về đơn kiện lại của Bị đơn yêu cầu được bồi thưòng thiệt hại do
sự không phù hợp của hàng hoá được giao theo hai hợp đồng
trước:
Theo Uỷ ban trọng tài, hai hợp đồng ban đầu không th ể đ ược coi là
vô hiệu nữa vì chúng đã được xác nhận và việc thanh toán cũng đã đ ược
thực hiện sau khi lỗi được phát hiện, hơn nữa không có b ằng ch ứng nào

chứng tỏ rằng hai bên đã có những thương lượng về vấn đề này. Do đó
đơn kiện lại của Bị đơn là không có cơ sở.
Uỷ ban trọng tài kết luận:
Bị đơn phải thanh toán cho Nguyên đơn một khoản tiền bồi thường
trị giá 37.000 USD (trong tổng số 55.000 USD mà Nguyên đ ơn yêu
cầu) cho việc huỷ hợp đồng thứ ba.


Bác khiếu nại đòi bồi thường của Bị đơn về sự không phù h ợp c ủa
hàng hoá được giao theo hai hợp đồng trước.
Nguyên đơn phải trả 2/5 và Bị đơn trả 3/5 phí trọng tài.
Bình luận và lưu ý:
Trong thực tế kinh doanh, việc các bên gặp gỡ trực tiếp để tiến hành
đàm phán và ký hợp đồng không phải lúc nào cũng th ực hiện đ ược. Đ ể ký
kết một hợp đồng hoặc thực hiện một thương vụ, các bên th ường ch ỉ trao
đổi rất nhanh thông tin dưới hình thức văn bản (đơn chào hàng, đ ơn đ ặt
hàng, hợp đồng, tài liệu kỹ thuật...) qua Telex, Fax, th ư tín ho ặc th ậm chí có
trường hợp không có văn bản đầy đủ. Nếu mọi việc diễn ra suôn s ẻ thì
không có vấn đề gì đáng nêu ra, tuy nhiên nếu có bất c ứ một khó khăn nào
phát sinh thì những thiếu sót, lỗi lầm hoặc sơ hở dù nh ỏ mấy cũng có h ậu
quả nghiêm trọng khó lường. Chính bởi vậy, trước khi tiến hành ký k ết b ất
cứ hợp đồng nào, việc soạn thảo chặt chẽ các văn bản hoặc h ợp đồng mua
bán, những phụ lục kèm theo như tài liệu kỹ thuật hay miêu tả về hàng
hoá... phải được đặc biệt coi trọng. Mọi chi tiết ch ưa rõ ràng c ần ph ải
được làm sáng tỏ ngay để tránh những thiệt hại đáng tiếc không nên có
như chúng ta đã thấy qua ví dụ nêu trên.


PHÁN QUYẾT SỐ 6
TRANH CHẤP VỀ GIAO HÀNG KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG

TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIẦY NỮ
Các bên:
Nguyên đơn : Người mua Bỉ
Bị đơn

: Người bán Bỉ

Các vấn đề được đề cập:
Bất khả kháng
Nghĩa vụ làm giảm nhẹ thiệt hại
Thiệt hại do mất uy tín
Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn và Bị đơn ký một hợp đồng bán hàng theo đó Bị đ ơn sẽ
cung cấp cho Nguyên đơn 150.000 đôi giầy phụ nữ trong th ời hạn bốn
tháng. Cùng ngày hôm đó, Bị đơn ký một h ợp đồng v ới các đi ều kho ản y
hệt (trừ điều khoản về giá) với một công ty th ương m ại quốc doanh c ủa
Rumani (sau đây gọi là bên C) qua đó C cam kết sẽ cung c ấp cùng m ột s ố
lượng giầy cho Bị đơn.
Sau đó, Nguyên đơn đã không nhận được hàng đúng quy cách ph ẩm
chất và đúng thời hạn như quy định trong hợp đồng, do đó đã ti ến hành
khởi kiện ra trọng tài yêu cầu được bồi thường thiệt hại. Về phần mình, Bị
đơn khiếu nại lại người cung cấp của mình là bên C, do l ỗi giao hàng
chậm.
Phán quyết của trọng tài:
Trong thương mại quốc tế có rất nhiều lý do khiến cho m ột trong
các bên ký kết hợp đồng không thể th ực hiện đ ược đ ầy đ ủ nh ững nghĩa
vụ của mình, một trong những lý do mà các bên thường viện d ẫn nh ằm
giảm nhẹ lỗi của mình là "bất khả kháng". Tuy nhiên để xác định liệu lý do
mà các bên đưa ra có thuộc vào trường hợp bất khả kháng hay không hoàn
toàn không đơn giản. Trong vụ kiện cụ thể này, Bị đơn coi việc không th ể

giao hàng đúng qui cách và đúng thời hạn do lỗi c ủa nhà cung c ấp c ủa
mình (bên C) là sự kiện bất khả kháng.
Một vấn đề khác được đề cập trong vụ việc này là nghĩa v ụ làm
giảm thiệt hại của các bên khi có một sự cố xảy ra ảnh h ưởng t ới vi ệc
thực hiện hợp đồng.
Việc không thể thực hiện đúng hợp đồng kéo theo rất nhiều hậu
quả. Thiệt hại ở đây có thể là vật chất và cũng có th ể là phi v ật ch ất.


Trong vụ kiện này, ngoài thiệt hại thực tế có thể tính toán do lỗi của Bị
đơn (bên bán), Nguyên đơn còn đòi bồi thường thiệt hại về uy tín th ương
mại của mình.
1 Về bất khả kháng:
Bị đơn cho rằng, vì hợp đồng ký giữa Nguyên đơn và Bị đơn quy định rằng
giầy phải đúng là loại giầy do công ty C cung cấp nên việc C đã không th ể
giao hàng đúng quy cách và thời hạn quy định trong h ợp đồng là m ột tr ở
ngại không thể vượt qua đối với Bị đơn (thực chất là Bị đơn muốn xếp
nguyên nhân này vào trường hợp Bất khả kháng), và bởi vậy cho phép B ị
đơn được miễn mọi trách nhiệm của mình đối với Nguyên đơn.
Về vấn đề này, Nguyên đơn cho rằng, xét trên cơ sở trách nhiệm của
người uỷ thác (trong trường hợp này là trách nhiệm đối với hành vi của
người được uỷ thác), Bị đơn phải chịu trách nhiệm về lỗi của ng ười cung
cấp của mình (công ty C). Mặt khác, Nguyên đơn lập luận thêm r ằng theo
thông lệ, lỗi của người cung cấp không thể được coi là một y ếu tố bất kh ả
kháng đối với người bán hàng.
Xét lập luận này của Nguyên đơn, Uỷ ban trọng tài cho rằng nguyên
tắc về trách nhiệm của bên uỷ thác (Bị đơn) theo h ợp đồng đ ối v ới hành
động của bên được uỷ thác (Bên C) không có liên quan gì t ới tr ường h ợp
này vì tuân thủ theo hợp đồng ký giữa Nguyên đơn và Bị đơn, Bị đơn đã
không chọn bất cứ nhà cung cấp nào khác để thay th ế C. H ơn n ữa, sẽ là

cứng nhắc và không chính xác nếu cho rằng trong b ất c ứ hoàn c ảnh nào
lỗi của người cung cấp cũng không thể được coi là tr ường h ợp bất kh ả
kháng đối với người bán hàng.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Bị đơn đã không ch ứng minh đ ược
rằng lỗi của người cung cấp (Bên C) là không th ể lường tr ước đ ược và
không thể khắc phục được. Bị đơn đã không đưa ra được bằng ch ứng r ằng
việc giao hàng chậm của nhà máy C là không th ể lường tr ước đ ược vì trên
thực tế việc giao hàng muộn của một nhà cung cấp là một biến cố bất ngờ
có thể dự đoán được.
Hơn nữa, Bị đơn cũng không chứng minh được là lẽ ra họ cũng đã
phải lường trước hoặc tìm cách làm giảm bớt những hậu quả do vi ệc giao
hàng chậm từ phía C gây ra. Nghĩa vụ của Bị đơn trong trường h ợp này là
nghĩa vụ về kết quả1 (tức là nghĩa vụ đảm bảo mang lại kết quả mà các
bên đã thoả thuận - cụ thể trong trường hợp này là việc giao hàng, khác
với nghĩa vụ về phương thức2 - tức nghĩa vụ đảm bảo sử dụng mọi khả
năng, mọi phương thức, phương tiện có thể và hợp lý đ ể h ướng t ới vi ệc
1 Tạm dịch từ thuật ngữ tiếng Pháp Obligation de rêsultat
2 Tạm dịch từ thuật ngữ tiếng Pháp Obligation de moyen


đạt được kết quả nhưng không phải đảm bảo sẽ mang lại kết quả nh ư
mong muốn) và nghĩa vụ này buộc Bị đơn phải có trách nhiệm giao hàng
cho Nguyên đơn trừ trường hợp Nguyên đơn đã huỷ bỏ đơn đặt hàng mà
không có lý do.
Tóm lại, việc không giao hàng đúng quy cách và đúng th ời h ạn c ủa C
không được coi là sự kiện bất khả kháng đối với Bị đơn và b ởi v ậy, Bị đ ơn
phải chịu trách nhiệm về lỗi trên đối với Nguyên đơn.
2 Về nghĩa vụ phải hạn chế thiệt hại:
Bị đơn lập luận rằng, xét đến nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp có th ể để
hạn chế và giảm bớt thiệt hại của các bên, lẽ ra Nguyên đơn đã có đủ th ời

gian để dàn xếp sao cho có thể giao cho khách hàng của mình hàng hoá
tương tự như đối tượng hợp đồng được ký giữa hai bên .
Trên thực tế, loại giầy là đối tượng của hợp đồng có tính th ời vụ và
chỉ có thể được bán và giao cho khách hàng của Nguyên đơn muộn nhất là
vào đầu mùa đông. Trong khi đó cho tới th ời điểm gi ữa tháng 9, B ị đ ơn v ẫn
làm cho Nguyên đơn tin rằng Bị đơn có khả năng giao hàng cho Nguyên
đơn, mặc dù có muộn hơn so với thoả thuận nh ưng tr ước th ời h ạn cuối
cùng cho phép. Việc không thể thực hiện được cam kết này đ ược bi ết khi
đã quá muộn để có thể mua được hàng thay thế từ các nguồn khác. Th ực
tế cho thấy, xét tới tính chất thay đổi thời trang, các nhà cung c ấp th ường
giữ rất ít loại giầy này trong kho dự trữ. Hơn n ữa Bị đ ơn đã không h ề đ ể
cho Nguyên đơn biết những nguồn mà Nguyên đơn có thể, vào cuối tháng
9 năm đó, mua bổ sung được hàng tương t ự v ới loại đ ược miêu t ả trong
hợp đồng.
Vì vậy, trong trường hợp này sẽ là không thoả đáng nếu mi ễn cho B ị
đơn tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
3 Về thiệt hại do mất uy tín:
Xét tới thực tế là trong số 127.000 đôi giày được Nguyên đơn đặt
mua của Bị đơn, có tới 45.509 đôi, nghĩa là khoảng 38% đã không đ ược
giao đúng quy cách và thời hạn quy định, chúng ta có th ể th ấy r ằng Nguyên
đơn khó có thể chấp nhận số phần trăm hàng lớn như vậy không đ ược
thực hiện đúng hợp đồng. Mặt khác xét tới tính chất th ời vụ của loại hàng
hoá này, Nguyên đơn cũng chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng của mình trong một chừng mực nhất định bằng cách lấy hàng từ
những nguồn khác.
Nếu coi rằng uy tín thương mại của một th ương nhân sẽ bị ảnh
hưởng khi họ không thể thoả mãn được phần lớn các đơn hàng đã ký v ới
khách hàng và xem xét toàn bộ các khía cạnh của vụ việc này, đ ặc biệt là
sự suy giảm về lợi nhuận và số liệu kinh doanh của Nguyên đơn v ới nh ững
khách hàng đã từng có đơn đặt hàng với Nguyên đơn về loại gi ầy ph ụ n ữ



nói trên trong hai năm từ 1980 đến 1982 so với nh ững năm tr ước đó, U ỷ
ban trọng tài thấy rằng yêu cầu đòi bồi th ường thiệt hại về uy tín c ủa
Nguyên đơn là hoàn toàn có căn cứ. Do đó, Uỷ ban trọng tài đã quy ết đ ịnh
là Nguyên đơn phải được bồi thường cho thiệt hại về uy tín th ương m ại.


PHÁN QUYẾT SỐ 7
TRANH CHẤP TRONG 3 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
Các bên:
Nguyên đơn : Người Bán
Bị đơn

: Người Mua

Các vấn đề được đề cập:
Luật áp dụng
Điều 13(3) và (5) của Quy tắc trọng tài của Phòng Th ương mại
Quốc tế (I.C.C)
Công ước Hague 1955 về luật áp dụng cho buôn bán hàng hoá
quốc tế
Tập quán trong thương mại quốc tế
Tóm tắt vụ việc:
Bị đơn ký ba hợp đồng với Nguyên đơn mua cùng m ột loại sản ph ẩm
theo những quy cách phẩm chất đã quy định trong h ợp đồng. Theo h ợp
đồng, Bị đơn đã thanh toán 90% giá trị mỗi h ợp đ ồng khi nh ận đ ược đ ầy
đủ bộ chứng từ gửi hàng.
Hàng được giao theo hợp đồng thứ nhất và thứ ba đạt đúng v ới quy
cách phẩm chất quy định, tuy nhiên các bên đã có tranh cãi về ph ẩm ch ất

hàng giao theo hợp đồng thứ hai trước khi hàng được giao lên tàu. Khi tiến
hành giám định lô hàng lần thứ hai tại cảng đến, người ta phát hiện r ằng
hàng không đạt quy cách phẩm chất quy định trong h ợp đ ồng. Cuối cùng
sau khi đã gia công lại để hàng dễ bán hơn, Bị đơn đã ph ải bán l ại lô hàng
trên cho bên thứ ba với một khoản lỗ khá lớn.
Lấy lý do lô hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đạt quy cách
phẩm chất quy định tại hợp đồng, Bị đơn từ ch ối thanh toán 10% tr ị giá
còn lại của các hợp đồng. Nguyên đơn đã khởi kiện trước trọng tài đòi
được thanh toán số tiền 10% trên. Về phần mình, Bị đơn kiện lại yêu cầu
khoản 10% đó phải được dùng để thay thế vào khoản ti ền lẽ ra Nguyên
đơn phải bồi thường cho Bị đơn cho khoản tiền lỗ tr ực tiếp, chi phí tài
chính, thất thu lợi nhuận và lãi suất do lô hàng th ứ hai đ ược giao không
đúng chất lượng.
Phán quyết của trọng tài:
Trong giao dịch thương mại, việc hàng hoá được giao không đúng
quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng xảy ra khá th ường xuyên và
điều đó thường kéo theo những thiệt hại không nhỏ cho ng ười mua hàng.
Về mặt pháp lý, người mua có quyền yêu cầu người bán bồi th ường cho


×