Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nghiên cứu thực trạng lao phổi và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh lai châu giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.53 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

DƯƠNG ĐÌNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
MẮC LAO PHỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHỐNG LAO
CỦA Y TẾ CƠ SỞ TỈNH LAI CHÂU
GIAI ĐOẠN 2012- 2014

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

DƯƠNG ĐÌNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
MẮC LAO PHỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHỐNG LAO
CỦA Y TẾ CƠ SỞ TỈNH LAI CHÂU
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ
2. PGS.TS. Phạm Ngọc Châu

HÀ NỘI - 2018
2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện. Các số
liệu kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Dương Đình Đức

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFB
BCG
BK

Acid Fast Bacilli (Vi khuẩn lao kháng cồn, kháng a xít).
Bacillus Calmette Guerin (Trực khuẩn Calmette Guerin)
Bacille de Koch (tên gọi tắt của Vi khuẩn lao -


BN
BV
CBYT
CBYTCS
CDC

Mycobacterium tuberculosis -M. tuberculosis)
Bệnh nhân
Bệnh viện
Cán bộ y tế
Cán bộ y tế cơ sở
Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm

CSHQ
CSSK
CTCL
CTCLQG
DOTS

kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)
Chỉ số hiệu quả
Chăm sóc sức khoẻ
Chương trình chống lao
Chương trình chống lao quốc gia
Directly Observed Treatment Short course (Hóa trị liệu

DS TC
ĐTK
GDP


HIV/AIDS

ngắn ngày có kiểm soát)
Dược sĩ trung cấp
Điều trị khỏi
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
Giai đoạn
Human Immuno-deficiency Virus (Vi rút gây suy giảm
miễn dịch ở người)/Acquired Immuno Deficiency

HTĐT
INH
KCB
KTGS
KTV
NHS
NICE

Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
Hoàn thành điều trị
Isoniazide (Rimifon)
Khám chữa bệnh
Kiểm tra giám sát
Kỹ thuật viên
Nữ hộ sinh
National Institute for Health and Care Excellence (Viện Y

OR
PAL


tế Quốc gia về Chất lượng điều trị - Vương quốc Anh)
Odds Ratio (Tỷ suất chênh)
Practical Approach to Lung health (Chiến lược tiếp cận

PCL

thực hành trong sức khỏe hô hấp
Phòng chống lao

4


PPM

Private – Public Mix (Phối hợp y tế công – tư trong công

PPS

tác phòng chống Lao)
Probability Proportional to Size (Mẫu tương ứng với kích

SL
SM
TBD
TL
TT-GDSK
TTB
TTYT
TYT
UBND

YTTB
VNĐ
WHO
XN

thước quần thể)
Số lượng
Streptomycin
Thái bình dương
Tỷ lệ
Truyền thông - giáo dục sức khoẻ
Trang thiết bị
Trung tâm Y tế
Trạm y tế
Uỷ ban nhân dân
Y tế thôn bản
Việt Nam đồng
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
Xét nghiệm

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm của bệnh lao
1.1.1. Đặc điểm xã hội của lao phổi
1.1.2. Đặc điểm các thể bệnh lao
1.1.3. Quản lý bệnh lao
1.2. Thực trạng và yếu tố liên quan tới mắc lao phổi
1.2.1. Thực trạng mắc lao phổi trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.2. Các yếu tố liên quan tới tình trạng mắc lao phổi

1
3
3
4
6
8
11
11
25

5


1.3. Giải pháp can thiệp nâng cao năng lực chống lao tuyến y tế cơ sở
tại Việt Nam
1.3.1. Mạng lưới chống lao ở Việt Nam
1.3.2. Tăng cường năng lực chống lao tuyến cơ sở
1.3.3. Đào tạo, giám sát về phòng chống lao cho cán bộ y tế cơ sở
1.3.4. Phối hợp giữa các cơ sở y tế trong hoạt động phòng chống lao

1.3.5. Một số hạn chế trong phòng chống lao ở tuyến y tế cơ sở
1.4. Hoạt động phòng chống lao tại tỉnh Lai Châu
1.4.1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hội
1.4.2. Năng lực phòng chống Lao tại Lai Châu
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
2.2.3. Nội dung, biến số và chỉ số nghiên cứu
2.2.4. Phương pháp, kỹ thuật thu thập số liệu
2.2.5. Các biện pháp và các hoạt động can thiệp
2.3. Một số khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá
2.4. Biện pháp xử lý sai số và khống chế nhiễu
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.5.1. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu của mục tiêu 1
2.5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu của mục tiêu 2
2.6. Tổ chức nghiên cứu
2.6.1. Tổ chức nghiên cứu mục tiêu 1
2.6.2. Tổ chức nghiên cứu mục tiêu 2
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
2.8. Một số hạn chế trong nghiên cứu
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng và yếu tố liên quan đến mắc lao phổi tại tỉnh Lai
Châu (2011 - 2012)
3.1.1. Thực trạng phát hiện người nghi lao phổi qua khám sàng lọc và

27

28
29
34
36
39
41
41
42
46
46
46
47
47
47
47
51
55
57
59
60
60
60
61
61
61
65
66
67
69
69

69

một số yếu tố liên quan ở người từ 15 tuổi trở lên tại Lai Châu năm 2012

6


3.1.2. Thực trạng phát hiện mắc lao phổi AFB (+) ở người từ 15 tuổi

74

trở lên tại tỉnh Lai Châu
3.1.3. Thực trạng mắc Lao phổi và một số yếu tố liên quan của người

78

bệnh lao phổi được quản lý và điều trị tại Chương trình chống
Lao tỉnh Lai Châu (2011 – 2012)
3.2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nâng cao năng lực
phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu
3.2.1. Hiệu quả tăng cường nguồn lực chống lao
3.2.2. Hiệu quả tăng cường khám phát hiện và điều trị lao
3.2.3. Hiệu quả cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành về phòng
chống lao của cán bộ y tế cơ sở
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Về thực trạng và yếu tố liên quan tới mắc lao phổi tại tỉnh Lai
Châu (2011 - 2012)
4.1.1. Thực trạng phát hiện người nghi lao phổi qua khám sàng lọc và

82

82
88
91
101
101
101

một số yếu tố liên quan ở người từ 15 tuổi trở lên tại Lai Châu năm 2012
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến phát hiện lao phổi qua khám sàng lọc

103

tại tỉnh Lai Châu
4.1.3. Thực trạng phát hiện lao phổi AFB (+) ở người từ 15 tuổi trở lên
4.1.4. Thực trạng mắc Lao phổi và một số yếu tố liên quan của người

108
1114

bệnh lao phổi được quản lý tại Chương trình chống Lao tỉnh
Lai Châu (2011 – 2012)
4.2. Về đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nâng cao năng
lực phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu
4.2.1. Hiệu quả tăng cường nguồn lực chống lao tuyến tỉnh, quận/huyện
4.2.2. Hiệu quả tăng cường nguồn lực chống lao ở tuyến xã
4.2.3. Hiệu quả tăng cường khám phát hiện và điều trị lao
4.2.4. Hiệu quả cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành về phòng

118
118

119
121
127

chống lao của cán bộ y tế cơ sở
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

134
136

CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

7


DANH MỤC BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Tình hình bệnh lao trên thế giới, năm 2009 - 2012
12
1.2
Tình hình bệnh lao ở 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao,
13

1.3
1.4

năm 2012
Tình hình bệnh lao đồng nhiễm HIV trên thế giới, năm 2015
Phát hiện Lao phổi và lao ngoài phổi ở Việt Nam từ 2010-

14
16

1.5

2015
Kết quả phát hiện bệnh nhân lao 9 tháng đầu năm 2017, toàn

17

1.6

quốc
Kết quả điều trị lao phổi AFB(+) 9 tháng đầu năm 2010-2011

19

8


1.7
1.8
1.9

3.1

Kết quả điều trị lao phổi khỏi (2012 - 2014).
Tình hình phát hiện lao các thể ở Lai Châu
Kết quả điều trị ở Lai Châu từ 2006 - 2011
Tỷ lệ nghi nhiễm lao theo giới, tuổi, dân tộc và trình độ học

19
23
23
69

3.2
3.3
3.4
3.5

vấn
Tổng hợp các triệu chứng của những người nghi lao phổi
Tiền sử nguy cơ mắc lao của đối tượng điều tra
Thực trạng đi khám bệnh khi có triệu chứng nghi lao phổi
Cơ sở y tế được người bệnh đến khám khi có triệu chứng

70
70
71
71

3.6
3.7

3.8

nghi lao phổi
Lý do không đi khám của đối tượng nghi lao phổi
Thời gian tới cơ sở khám bệnh của người nghi lao phổi
Kiến thức, thực hành về bệnh lao phổi của người nghi lao

72
72
73

3.9

phổi theo giới tính
Tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB (+) theo tuổi, giới, dân tộc

75

Bảng
Tên bảng
Trang
3.10
So sánh tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB (+) trong nhóm có triệu
76
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16

3.17
3.18
3.19
3.20
3.21

chứng ho khạc trên 2 tuần và nhóm ho khạc kéo dài.
Phân bố đối tượng mắc lao theo nghề nghiệp
Phân bố đối tượng mắc lao theo trình độ học vấn
Phân bố đối tượng mắc lao theo giai đoạn điều trị
Phân bố đối tượng mắc lao theo kết quả điều trị
Phân bố bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV
Phân bố bệnh nhân lao phổi theo cơ sở điều trị
Tỷ lệ mắc lao phổi theo giới tính
Tỷ lệ mắc lao phổi theo nhóm tuổi
Đặc điểm tổ chức tổ chống lao huyện trước và sau can thiệp
Số huyện có các loại cán bộ chống lao
Hiệu quả nâng cao năng lực quản lý chương trình của tổ

79
79
80
80
81
81
81
82
82
83
83


3.22

chống lao tuyến huyện trước và sau can thiệp
Hiệu quả thực hiện công tác thống kê, báo cáo của tổ chống

84

3.23

lao tuyến huyện trước và sau can thiệp
Hoạt động phát triển mạng lưới chống lao tuyến xã trước và

85

3.24

sau can thiệp
Tỷ lệ thôn bản có NVYT tham gia chống lao trước và sau

85

can thiệp

9


3.25
3.26


Kết quả tham gia tập huấn phòng chống lao của y tế xã
Tỷ lệ xã thực hiện truyền thông PCL qua loa truyền thanh,

86
86

3.27
3.28

trước và sau can thiệp
Hoạt động truyền thông PCL ở tuyến xã trước và sau can thiệp
Năng lực quản lý CTCL của chuyên trách chống lao xã trước

87
87

và sau can thiệp
Bảng
Tên bảng
Trang
3.29
Thực hiện công tác thống kê, báo cáo chống lao của chuyên
88
3.30

trách chống lao xã trước và sau can thiệp
Kết quả phát hiện người nghi lao và lao phổi của tuyến

89


3.31
3.32
3.33
3.34

huyện trước và sau can thiệp
Kết quả điều trị lao của tuyến huyện trước và sau can thiệp
Kết quả điều trị lao của y tế xã trước và sau can thiệp
Đặc điểm về tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm về trình độ chuyên môn và thâm niên chống lao của

89
90
91
91

3.35

đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về triệu chứng

92

3.36

nghi lao
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về số mẫu đờm

93


3.37

và thời điểm lấy mẫu đờm xét nghiệm phát hiện lao phổi
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về các yếu tố

93

3.38

thuận lợi dễ mắc bệnh lao
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về biện pháp

94

3.39

phòng bệnh lao
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về nhiệm vụ

94

3.40

của y tế xã trong phòng chống lao
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về nguyên tắc

95

3.41


điều trị lao
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về 5 thuốc điều

96

3.42
3.43

trị lao
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về điều trị lao
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về DOTS

96
97

Bảng
Tên bảng
Trang
3.44
Hiệu quả cải thiện kiến thức của CBYT cơ sở về biện pháp
97

10


3.45

quản lý điều trị lao tại cộng đồng
Hiệu quả thay đổi thái độ xử trí của CBYT cơ sở khi bệnh


98

3.46

nhân lao bỏ trị trước và sau can thiệp
Hiệu quả thay đổi thái độ xử trí của CBYT cơ sở khi bệnh

98

3.47

nhân lao bị dị ứng thuốc trước và sau can thiệp
Hiệu quả cải thiện thực hành của CBYT cơ sở khi bệnh nhân

99

3.48

nghi lao phổi đến khám trước và sau can thiệp
Hiệu quả cải thiện thực hành của CBYT cơ sở tham gia điều

100

trị cho bệnh nhân lao trước và sau can thiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ

Tên biểu đồ


Trang

11


3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Phân bố phát hiện lao phổi AFB(+) theo địa phương
Phân bổ bệnh nhân lao phổi AFB(+) theo dân tộc
Tỷ lệ HIV trong bệnh nhân mới phát hiện lao AFB (+)
Phân bố đối tượng mắc lao theo dân tộc
Phân bố đối tượng mắc lao phổi theo huyện
Phân bố đối tượng mắc lao theo phân loại bệnh
Kết quả thực hiện kế hoạch giám sát của tổ chống lao huyện

76
77
77
78
78
79
84


3.8

trước và sau can thiệp
Nguồn bệnh nhân đến khám lao tại tổ chống lao huyện trước

88

3.9

can thiệp và sau can thiệp
Nguồn bệnh nhân đến khám lao tại trạm y tếyax trước can

90

3.10

thiệp và sau can thiệp
Tỷ lệ cán bộ y tế cơ sở tham gia cấp thuốc điều trị cho bệnh

99

nhân lao trước và sau can thiệp

DANH MỤC HÌNH

Hình
1.1
1.2

Tên hình

Sơ đồ quy trình chẩn đoán lao phổi AFB(+) năm 2009
Mạng lưới phòng chống lao (và bệnh phổi) ở Việt Nam

Trang
9
28

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới hiện nay, bệnh lao là một trong số các bệnh có tỷ lệ mắc
và tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh có tỷ lệ tử vong cao
thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử vong, thứ hai trong các bệnh truyền
nhiễm, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ước tính năm 2012 trên toàn cầu có khoảng 12 triệu người mắc lao

12


trong đó 8,6 triệu người mới mắc. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong cho
khoảng 1,3 triệu người mỗi năm [112].
Diễn biến bệnh lao đang có chiều hướng phức tạp do khủng hoảng kinh
tế, chính trị toàn cầu, đồng thời cũng do sự xuất hiện của các chủng kháng
thuốc mới. Bệnh lao đang xuất hiện trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS trở
thành một trong những căn nguyên gây mắc bệnh và tử vong chủ yếu [114].
Tại Việt Nam, vào năm 2000, chương trình chống lao quốc gia đạt được
độ bao phủ toàn bộ về địa lý và cũng là một trong những chương trình thành
công nhất về kết quả điều trị, với tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao
AFB (+) mới liên tục đạt trên 90% từ năm 1998 đến nay [27]. Năm 2009, Việt
Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có số lượng bệnh lao cao nhất thế giới. Mặc
dù từ năm 1997, Việt Nam đã đạt được mục tiêu đặt ra là phát hiện được trên
70% số bệnh nhân hiện có và điều trị khỏi cho trên 85% số nguồn lây được

phát hiện. Tuy nhiên, tình hình mắc lao ở Việt Nam vẫn ở mức cao, có khoảng
3.000-5.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc mỗi năm [63].
Năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam đã thực hiện thành công điều tra hiện
mắc lao trên phạm vi toàn quốc và cho thấy tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB(+) là
145 trên 100.000 dân, cao hơn so với cách ước tính trước đây khi dựa trên chỉ
số nguy cơ nhiễm lao (R) [23]. Nguy cơ nhiễm lao vẫn ở mức cao (1,5%),
điều này cho thấy, công tác phòng, chống bệnh lao trong đó có lao phổi hiện
vẫn là một thách thức lớn [35].
Mặc dù năm 2015 đã đạt và vượt mục tiêu giảm 50% tỷ lệ hiện mắc
lao so với năm 1990 nhưng việc giảm tối đa nguy cơ kháng thuốc của vi
khuẩn lao và tạo điều kiện cho mọi người có thể sớm tiếp cận được với dịch
vụ khám và điều trị lao nhất là đối với các trường hợp lao mới vẫn còn là
những thách thức lớn.

13


Chính vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả phòng chống lao ở
tuyến cơ sở, đặc biệt là ở những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
đời sống nhân dân còn hạn chế là vấn đề hết sức cấp bách [37].
Tại Lai Châu, Chương trình phòng chống lao đã được triển khai từ năm
1993, song còn gặp rất nhiều khó khăn, công tác phát hiện, quản lý và điều trị
bệnh lao so với toàn quốc hàng năm còn thấp, nhất là bệnh lao phổi AFB(+),
tỷ lệ điều trị khỏi chưa đạt mục tiêu của Chương trình chống lao quốc gia đề
ra. Năm 2012, tỷ lệ phát hiện bệnh lao hàng năm đạt thấp, tỷ lệ phát hiện mới
đạt khoảng 40%, điều trị khỏi thấp chỉ khoảng 65% [30].
Vậy tại sao công tác phát hiện, quản lý và điều trị bệnh lao tại Lai Châu
so với toàn quốc trước năm 2012 còn thấp? Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+)
thấp? Tỷ lệ điều trị khỏi chưa đạt mục tiêu của Chương trình chống lao quốc
gia đề ra? Tại sao năng lực y tế cơ sở trong hoạt động phòng chống lao chưa

đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ? Giải pháp can thiệp nào áp dụng để nâng
cao năng lực phòng chống lao cho tuyến y tế cơ sở tại Lai Châu?
Để trả lời cho các câu hỏi ở trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng mắc lao phổi và hiệu quả can thiệp nâng cao năng
lực phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu giai đoạn 2012-2014”, với
các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Mô tả thực trạng và yếu tố liên quan tới mắc lao phổi tại tỉnh Lai
Châu (2011- 2012).
2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nâng cao năng lực
phòng chống lao của y tế cơ sở tỉnh Lai Châu.
Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH LAO

14


Bệnh lao là một trong những bệnh được con người biết đến rất sớm.
Trải qua nhiều thế kỷ, bệnh lao được coi là bệnh di truyền và không chữa
được. Người mắc căn bệnh này được xem như một định mệnh xấu số do
thượng đế sắp đặt [64].
Kể từ khi Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh lao ở người là trực
khuẩn lao, có thể khái quát những đặc điểm của bệnh lao như sau: bệnh lao là
một bệnh nhiễm khuẩn; Bệnh lao có quá trình diễn biến qua 2 giai đoạn; bệnh
lao có thể phòng và điều trị với kết quả tốt; bệnh lao là một bệnh xã hội [63].
Trực khuẩn lao là trực khuẩn ký sinh bắt buộc, không có khả năng tồn
tại độc lập bên ngoài môi trường vật chủ [99].
Lao là bệnh mạn tính kéo dài nhiều năm, có nhiều biểu hiện lâm sàng
khác nhau nhưng cũng có thể chỉ tiềm tàng với những thay đổi đơn thuần sinh

học [6].
Theo Quyết định số 979 /QĐ-BYT ngày 24/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Y
tế, tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB: [6]
- Lao phổi AFB (+): Thoả mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
+ Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh lao tiến triển trên phim
Xquang phổi.
+ Một tiêu bản đờm AFB(+) và nuôi cấy dương tính.
- Lao phổi AFB (-): Thoả mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) qua 2 lần khám mỗi lần xét nghiệm
03 mẫu đờm cách nhau khoảng 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên
phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao.
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) nhưng nuôi cấy dương tính.
Theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT ngày 13/10/2015 của Bộ trưởng Bộ
Y tế V/v ban hành Hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao thì
tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB: [11]

15


Lao phổi AFB (+): Có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ
dày có kết quả soi trực tiếp AFB(+) tại các phòng xét nghiệm được kiểm
chuẩn bởi Chương trình chống lao Quốc gia
Lao phổi AFB(-): Khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB(-), người bệnh cần
được thực hiện quy trình chẩn đoán lao phổi AFB(-) (xem phụ lục 2).
Người bệnh được chẩn đoán lao phổi AFB(-) cần thoả mãn 1 trong 2 điều kiện
sau:
 Có bằng chứng vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày
bằng phương pháp nuôi cấy hoặc các kỹ thuật mới như Xpert MTB/RIF.
 Được thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định một phác đồ

điều trị lao đầy đủ dựa trên (1) lâm sàng, (2) bất thường nghi lao trên Xquang
phổi và (3) thêm 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: HIV(+) hoặc không đáp ứng với
điều trị kháng sinh phổ rộng.
Lao ngoài phổi: Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, dấu hiệu tổn
thương lao ở cơ quan ngoài phổi nghi bệnh, kèm theo xét nghiệm soi đờm
trực tiếp, nuôi cấy, Xpert MTB/RIF (với bệnh phẩm dịch não tủy, đờm, dịch
phế quản, dịch dạ dày) tìm thấy vi khuẩn lao trong bệnh phẩm lấy từ tổn
thương của cơ quan tương ứng, hoặc chẩn đoán mô bệnh tế bào thuộc các cơ
quan tương ứng và được các thầy thuốc chuyên khoa lao chẩn đoan [6], [11].
Do tính chất lây truyền của bệnh lao phổi, nên chương trình chống lao
ưu tiên nguồn lực để phát hiện và quản lý điều trị BN lao phổi có ho khạc
đờm chứa vi trùng (lao phổi AFB (+) [6], [11].
1.1.1. Đặc điểm xã hội của lao phổi
1.1.1.1. Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, có thể
phòng và chữa khỏi được

16


Bệnh lao là một bệnh lây, nguyên nhân gây bệnh là trực khuẩn lao
(BK). Vì thế người bệnh phát hiện có trực khuẩn lao trong đờm là nguồn chủ
yếu làm lây lao trong cộng đồng và trong xã hội [5].
Phân, nước tiểu, dịch màng phổi của BN lao cũng được xem là nguồn
lây nhiễm nếu nó có chứa trực khuẩn lao nhưng trong thực tế thường ít khi
tìm thấy trực khuẩn lao trong các vật phẩm và nếu có thì số lượng trực khuẩn
lao cũng không nhiều nên chúng không phải là nguồn lây quan trọng [5].
Bệnh lao có thể phòng tránh được bằng cách tiêm phòng vắc xin BCG
cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi và điều trị có hiệu quả cho người lao phổi có
trực khuẩn lao trong đờm. Bệnh lao có thể chữa khỏi được nếu các thể lao
được phát hiện sớm, điều trị bằng các thuốc chống lao đặc hiệu, đúng cách, đủ

liều lượng, đủ thời gian [5].
1.1.1.2. Chỉ số dịch tễ học bệnh lao
Các chỉ số mô tả dịch tễ học bệnh lao thường sử dụng:
- Tỷ lệ mắc lao mới (Incidence of tuberculosis): là số người mới mắc bệnh lao
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), trên một đơn vị dân số
nhất định (thường lấy là 100.000 người). Dịch tễ bệnh lao và công tác chống lao
quan tâm đến tỷ lệ mới mắc có vi khuẩn lao trong đờm AFB (+) để đo lường được
mức độ trầm trọng của bệnh. Tỷ lệ mắc lao mới không thể biết được chính xác, chỉ
có thể ước lượng qua các cuộc điều tra dịch tễ và công tác phát hiện, báo cáo của
chương trình chống lao.
- Tỷ lệ hiện mắc lao (Prevalence of tuberculosis): là tổng số BN hiện có trong
cộng đồng tại một thời điểm nhất định trên 100.000 dân. Điều tra mắc lao trong
một cộng đồng hoặc toàn quốc là biện pháp duy nhất và có độ tin cậy cao nhất để
đo lường tổng số BN lao, giám sát dịch tễ và đánh giá tác động của CTCL. Tuy
nhiên, thực hiện được các công việc trên là rất tốn kém, công phu và phức tạp.
- Số lao tái phát (Relapse case): là số BN lao được phát hiện và điều trị khỏi,
nay mắc bệnh trở lại. Đây cũng là nguồn lây nguy hiểm trong cộng đồng
- Tỷ lệ nhiễm lao (Prevalance of tuberculosis infection): là tỷ lệ số người có
phản ứng tuberculin dương tính tại một thời điểm, thường được tính trên một số
lứa tuổi nhất định
- Nguy cơ nhiễm lao hằng năm (Annual Risk of Infection): là tỷ lệ người bị
nhiễm hoặc tái nhiễm trong vòng một năm. Nguy cơ nhiễm lao (ARI) được đo lường
qua các cuộc điều tra nguy cơ nhiễm lao hằng năm
- Tỷ lệ tử vong do lao (Mortality Rate of Tuberculosis): là số BN lao tử vong vì
bất kỳ lý do gì. Chỉ số được tính trong một năm và trên 100.000 dân. Chỉ số này
thường rất khó xác định một cách chính xác, đặc biệt tại các nước đang phát triển,
do năng lực chẩn đoán nguyên nhân tử vong còn rất hạn chế.

17



1.1.1.3. Bệnh lao đồng nhiễm HIV/AIDS
Nhiễm HIV có ảnh hưởng lớn đến bệnh lao vì HIV làm suy giảm các tế
bào và hệ thống miễn dịch, trong đó tế bào lympho T CD4 của hệ thống miễn
dịch của cơ thể, là tế bào đích bị HIV hủy hoại [13]. Nhiễm HIV làm thay đổi
tình hình dịch tễ lao; Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ nhiễm và mắc lao. Bệnh
lao dễ làm cho người mắc bệnh nhiễm HIV và tiến triển thành AIDS. Bệnh
lao là nguyên nhân chính gây tử vong ở người nhiễm HIV: không một nguyên
nhân gây tử vong nào ở người nhiễm HIV gây chết nhiều bằng bệnh lao, cứ 3
người chết vì AIDS thì 1 là chết vì bệnh lao [13], [14]. Chẩn đoán lao thường
là vấn đề khó, đặc biệt đối với BN có nhiễm HIV/AIDS [15].
1.1.2. Đặc điểm các thể bệnh lao
1.1.2.1. Các giai đoạn của bệnh lao
Diễn biến bệnh lao chia làm 2 giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn 1 - Lao nhiễm: sơ nhiễm lao, tiến triển thành lao sơ nhiễm
hay lao tiên phát.. Ở đây ta cần phân biệt về danh từ “sơ nhiễm lao” tức là tình
trạng cơ thể lần đầu tiên vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể, gây bệnh gọi là “lao
sơ nhiễm” hay “lao tiên phát”, nhưng phần lớn ở giai đoạn này hình thành dị
ứng và miễn dịch chống lại vi khuẩn lao, không có biểu hiện lâm sàng, chỉ có
nhiễm lao lần đầu tiên (lao nhiễm), không phải mắc bệnh lao, về mặt sinh vật
học thể hiện phản ứng Mantoux chuyển từ (-) sang (+). Ở thời điểm chuyển
phản ứng này cần theo dõi để phát hiện lao bệnh để chữa kịp thời [16].
- Giai đoạn 2 - Lao bệnh hay lao tái nhiễm, lao thứ phát: các thể bệnh
xuất hiện sau khi khỏi sơ nhiễm lao. Như giai đoạn một, có thể âm thầm hay
biểu hiện bệnh lý. Tái nhiễm lao âm thầm rất thường gặp chủ yếu ở người lớn,
90% người lớn HIV (-) mắc lao tái hoạt động do vi khuẩn lao xâm nhập cơ
thể lần đầu tiên trước đây “nằm vùng” nay phát triển (nguồn gốc nội sinh).
Thông thường quá trình phát triển sau khoảng thời gian 1-2 năm sau sơ nhiễm
lao gọi là lao sau sơ nhiễm [16].


18


1.1.2.2. Các thể bệnh lao phổi
- Lao phổi cấp tính: lao kê, phế viêm lao, phế quản phế viêm lao là
những thể lao phổi biểu hiện lâm sàng rầm rộ, diễn biến cấp tính, tiên lượng
nặng. Trước khi có các loại kháng sinh đặc hiệu, tử vong thường 100%, sau
thời kỳ có INH, SM… nhất là từ khi có Rifampicin (R,RMP), pyrazinamid (Z,
PZA) đã làm thay diễn biến lâm sàng, tiên lượng bệnh. Tuy nhiên, các thể lao
này vẫn cần phải được phát hiện sớm, điều trị sớm, phối hợp các thuốc chống
lao có hiệu lực, đủ thời gian mới tránh khỏi hậu quả nặng cho BN [79].
- Lao phổi ở người lớn: còn được gọi là lao phổi thông thường hay lao
phổi loét bã đậu, chiếm khoảng 80%-90% tổng số bệnh lao, bao gồm tất cả các
thể lao trừ sơ nhiễm và lao phổi cấp tính. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, diễn
biến lâu dài cùng với lao phổi cấp trở thành thể lao mạn tính và là nguồn lây
chủ yếu khiến bệnh lao tồn tại và phát triển [79].
- Lao phổi ở trẻ em: lao tiên phát hay lao sơ nhiễm là thể lao đầu tiên do
trực khuẩn lao xâm nhập cơ thể chưa từng bị nhiễm lao gây nên các tổn
thương đặc hiệu, biểu hiện lâm sàng, x quang, sinh học. Nếu cộng đồng có
nhiều BN lao phổi AFB (+) ở người lớn thì nguy cơ mắc lao ở trẻ em là điều
khó tránh khỏi [79].
- Lao phổi ở người già: cơ thể suy yếu, miễn dịch suy giảm lại có nhiều
thói quen có hại đến sức khỏe (hút thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu …) làm cho
dễ mắc lao hơn hơn người trẻ (32,5% ở người lao già so với trẻ 21,6%). Các
dấu hiệu lâm sàng thường không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh mạn tính
khác… đến khi có biểu hiện lâm sàng rõ bệnh đã trở thành mạn tính [79].
- Lao khí – phế quản: ít được chú ý, rất ít công trình nào nghiên cứu sâu ở
Việt Nam [5].
Phổi là cơ quan thường gặp nhất ở bệnh lao. Tuy nhiên, trực khuẩn lao
có thể gây bệnh ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, và rất khó chẩn đoán sớm


19


do các triệu chứng lâm sàng không điển hình, chẩn đoán hình ảnh không đặc
hiệu như lao xương khớp chiếm khoảng 11,3% lao ngoài phổi…[18], [20].
1.1.3. Quản lý bệnh lao
1.1.3.1. Phát hiện bệnh lao
Để phát hiện và chẩn đoán bệnh lao sớm, trong đó lao phổi là thể bệnh
nhiều người mắc (chiếm 80 – 85% các thể lao). Những người có một trong
các triệu chứng sau cần đến các cơ sở y tế khám (ho khạc đờm trên 2 tuần; sốt
về chiều, tối; gầy sút cân, ăn ngủ kém, giảm khả năng làm việc; có thể ho ra
máu; đau ngực) để được XN đờm, chẩn đoán xác định [21].
Phát hiện và chẩn đoán bệnh lao phổi chủ yếu dựa vào việc phát hiện
trực khuẩn lao trong cơ thể hoặc trong các chất xuất tiết của người bị bệnh
lao. Tìm thấy trực khuẩn lao được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán
bệnh lao [17]. Các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao được ban
hành và cập nhật liên tục đáp ứng thực trạng lao tại Việt Nam. Gần đây nhất,
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4263/QĐ-BYT ngày 13/10/2015, thay thế
cho Quyết định số 979/ QĐ-BYT ngày 24/3/2009 về việc ban hành Hướng
dẫn chẩn đoán điều trị và dự phòng bệnh lao [6], [17]. Hướng dẫn quy trình
kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Tất
chuyên
lao và
cả cácngành
người bệnh
nghibệnh
lao phổi cũng được
ban hành kèm Quyết định số 1918/QĐ-BYT ngày 04/6/2012 của Bộ trưởng
Xét nghiệm đờm tìm AFB


Bộ Y tế [11].

Kết quả âm tính cả 3 mẫu đờm, chụp Xquang phổi
Có triệu chứng nghi lao  điều trị kháng sinh phổ rộng,
(không dùng thuốc chống lao và nhóm Quinolon)

Triệu chứng không
thuyên giảm

Triệu chứng
thuyên giảm

Xét nghiệm lại 3
mẫu đờm
≥ 1 mẫu dương
tính

Cả 3 mẫu đều vẫn
âm tính
Xquang phổi và Hội chẩn BS
Chuyên khoa, các XN hỗ trợ

Lao phổi AFB(+)

Lao phổi AFB(-)

Bệnh hô hấp không lao

20



Hình 1.1: Sơ đồ quy trình chẩn đoán lao phổi AFB (+) năm 2009

Phương pháp này đạt hiệu quả cao và đỡ tốn kém nhưng cần có những
hiểu biết tốt về bệnh lao trong cộng đồng [22], [25].
Năm 2015, Bộ Y tế ban hành quy trình chẩn đoán lao phổi chỉ cần xét
nghiệm 2 mẫu đờm [17].
- Xác định người nghi lao bằng:
Phỏng vấn lâm sàng xác định người nghi lao: tất cả người từ 15 tuổi
trở lên đều được phỏng vấn theo mẫu phiếu về triệu chứng hiện tại và tiền sử
bệnh để xác định người nghi lao trên lâm sàng với tiêu chuẩn: Ho khạc đờm
kéo dài trên 2 tuần và/hoặc tiền sử điều trị lao trong vòng 2 năm gần đây.
X- quang phổi xác định người nghi lao là rất cần thiết để tránh bỏ sót
BN lao phổi có vi khuẩn trong đờm nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
Xác định BN lao phổi: tìm vi khuẩn lao trong đờm bằng soi trực tiếp
và nuôi cấy. Xét nghiệm đờm trực tiếp: để tìm vi khuẩn lao đối với tất cả đối
tượng nghi lao. Xét nghiệm nuôi cấy: mỗi đối tượng nghi lao sẽ có một mẫu
đờm lấy vào sáng sớm khi ngủ dậy được lưu tại phòng XN huyện để chuyển
đi nuôi cấy tại phòng XN chuẩn [17].
1.1.3.2. Nguyên tắc điều trị bệnh lao
- Phối hợp các thuốc chống lao: mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng
khác nhau trên vi khuẩn lao, do vậy phải uống phối hợp ít nhất 3 loại thuốc
chống lao trong GĐ tấn công và ít nhất 2 loại trong GĐ duy trì.
- Phải dùng thuốc đúng liều: các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng,
mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định.

21



- Phải dùng thuốc đều đặn: các thuốc chống lao phải được uống cùng
một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu tối đa.
- Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn (GĐ) tấn công và
duy trì: GĐ tấn công kéo dài 2,3 tháng để diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn
trong cơ thể và ngăn chặn các đột biến kháng thuốc. GĐ duy trì kéo dài 4 - 6
tháng nhằm diệt hết vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát [20].
1.1.3.3. Nguyên tắc quản lý bệnh lao
Tất cả các bác sỹ (công, tư) tham gia điều trị người bệnh lao phải được
tập huấn theo hướng dẫn của CTCLQG và báo cáo theo đúng quy định. Sử
dụng phác đồ chuẩn thống nhất. Điều trị sớm ngay sau khi được chẩn đoán.
Kiểm soát chặt ché việc tuân thủ điều trị của người bệnh, theo dõi kết
quả XN đờm, theo dõi diễn biến lâm sàng, xử trí kịp thời các biến chứng của
bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Tư vấn đầy đủ cho người bệnh trước, trong
và sau khi điều trị để người bệnh thực hiện tốt liệu trình theo quy định. Đảm
bảo cung cấp thuốc chống lao miễn phí, đầy đủ và đều đặn [26].
1.1.3.4. Thất bại trong điều trị bệnh lao
Trên thế giới, tỷ lệ thất bại chung khoảng từ 2,0 - 7,0%, nguyên nhân:
+ Phát hiện bệnh lao muộn, chữa muộn dẫn đến tình trạng bệnh nặng,
phổi bị phá huỷ, nhiều hang hốc, nhiều trực khuẩn lao.
+ Điều trị không đúng phương pháp: không tuân thủ phối hợp tối thiểu 3
thuốc kháng sinh còn hiệu lực; liều lượng từng thuốc kháng sinh không đủ;
không tuân thủ thời gian điều trị ít nhất từ 6 tháng trở lên và chia làm 2 GĐ.
+ Người bệnh nhiễm lao đã kháng thuốc, chủng BK kháng thuốc vào cơ
thể sẽ sản sinh ra các thế hệ kháng thuốc (kháng thuốc tiên phát) [27].
1.2. THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI MẮC LAO PHỔI
1.2.1. Thực trạng mắc lao phổi trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1. Trên thế giới

22



Tính đến nay, trên thế giới không có một quốc gia, khu vực, dân tộc nào
không có người mắc bệnh lao và chết do lao.
Do sự phát minh các loại hoá chất chống lao đã giúp việc chữa lao đơn
giản hơn và hiệu quả hơn, nhưng đồng thời cũng phát sinh tâm lý chủ quan
đối với căn bệnh nguy hiểm này. Thực tế là bệnh lao đang quay trở lại và
cùng với đại dịch HIV/AIDS trở thành một căn nguyên gây tử vong chủ yếu,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển [30]. Xu hướng dịch tễ bệnh lao trên
toàn cầu nói chung đang có chiều hướng giảm với tỷ lệ mới mắc giảm trong
khoảng thời gian dài và có tốc độ giảm khoảng 1,5% - 2%/năm [1], [116].
Theo WHO, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công
tác chống lao, tuy nhiên bệnh lao vẫn đang là một trong các vấn đề sức khoẻ
cộng đồng trên toàn cầu. Ước tính năm 2016 trên toàn cầu có khoảng 10,4
triệu người hiện mắc lao, với 6,3 triệu trường hợp mới mỗi năm; 11% trong số
mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao,
trong đó khoảng 374.000 ca tử vong do đồng nhiễm lao/HIV. Tình hình dịch
tễ lao kháng thuốc đang diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc
gia [116].
Bảng 1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới, năm 2009 - 2012
Khu vực

Châu
Phi

Châu
Mỹ

Dân số


Tử
vong

Hiện mắc
Số
Tỷ lệ
lượng (/100.000)

Mới mắc
Số
Tỷ lệ
lượng (/100.000)

2009
2010

824.000
836.970

430
250

3.900
2.800

475
332

2.800
2.300


345
276

2011
2012

857.382
892.529

220
230

2.500
2.700

293
303

2.300
2.300

262
255

2009
2010

930.000
933.447


20
20

350
330

38
36

270
270

29
29

2011
2012

943.019
961.103

21
19

330
390

35
40


260
280

28
29

2009

597.000

99

1.000

174

660

111

23


Trung
cận
đông
Châu
Âu
Đông

Nam
Á
Tây
TBD

Toàn
cầu

2010

596.747

95

1.000

173

650

109

2011
2012

608.628
616.591

99
100


1.000
1.100

170
180

660
670

109
109

2009
2010

892.000
896.480

62
61

560
560

63
63

420
420


47
47

2011
2012

899.500
904.540

45
36

500
510

56
56

380
360

42
40

2009
2010

1.784.000
1.807.594


480
500

5.000
5.000

278
278

3.300
3.500

182
193

2011
2012

1.830.361
1.833.359

480
450

5.000
4.800

271
264


3.500
3.400

189
187

2009
2010

1.801.000
1.798.335

240
130

2.900
2.500

160
139

1.900
1.700

107
93

2011
2012


1.808.797
1.845.562

130
110

2.500
2.400

138
128

1.700
1.600

92
87

2009
2010

6.826.000
6.869.573

1.300
1.100

14.000
12.000


201
178

9.400
8.800

137
128

2011
2012

6.947.687
7.053.684

990
940

12.000
12.000

170
169

8.700
8.600

125
122


ĐVT: 1.000 người
(Nguồn: Global tuberculosis report, WHO [107]
Ước tính tình hình bệnh lao ở 197 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm
trên 99% tổng số trường hợp. Tỷ lệ hiện mắc và mới mắc cao nhất đều ở châu
Phi và Đông Nam Á, tiếp đến là khu vực Tây Thái Bình Dương và Trung cận
Đông và cao hơn nhiều so với những khu vực còn lại (bảng 1.2) [107].
Bảng 1.2. Tình hình bệnh lao ở 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao,
năm 2012

(ĐVT:1.000 người)

Khu vực

Dân số

Tử
vong

Toàn cầu

7.053.684

940

Hiện mắc
Số
Tỷ lệ
lượng (/100.000)
12.000

170

22 nước

4.432.950

780

9.600

216

Mới mắc
Số
Tỷ lệ
lượng (/100.000)
8.600
122
7.000

159

24


Tỷ lệ so với
62,8
83,0
80,0
127,1

81,4
130,3
toàn cầu (%)
(Nguồn: Global tuberculosis report 2013, WHO, Geneva [107]).
Theo báo cáo của WHO về kiểm soát bệnh lao năm 2013, mặc dù đã
đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao trong thời gian
qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ chính trên
toàn cầu. WHO ước tính năm 2012 trên toàn cầu có khoảng 12 triệu người
hiện mắc lao; 8,6 triệu người mới mắc lao; 13% trong số mắc lao có đồng
nhiễm HIV [105], [107].
Theo WHO, năm 2014 trên toàn cầu có khoảng 390 nghìn người mắc
mới, phân bố nhiều nhất ở khu vực châu Phi và Đông Nam Á. Tỷ lệ mắc mới
bệnh lao ở đối tượng nhiễm HIV có sự chênh lệch rất lớn giữa các khu vực
trên thế giới: tỷ lệ cao nhất ở châu Phi, cao gấp hàng chục lần tỷ lệ ở Trung
cận đông hay Tây Thái Bình Dương; Tỷ lệ tử vong ở đối tượng này cũng cao
nhất ở châu Phi là 32/100.000 dân. Tỷ lệ tử vong ở châu Mỹ và châu Âu rất
thấp trong khi tỷ lệ mắc cũng tương đối cao. Tỷ lệ tử vong một phần thể hiện
hiệu quả chăm sóc điều trị BN nhiễm HIV ở các khu vực [108].
Bảng 1.3. Tình hình bệnh lao đồng nhiễm HIV trên thế giới, năm 2015
ĐVT:1.000 người

Khu vực

Dân số

Mới mắc
Số
Tỷ lệ

Tử vong

Số
Tỷ lệ

lượng (/100.000) lượng
(/100.000)
Châu Phi
963.361
310
32
870
32
Châu Mỹ
981.613
6
0,6
36
13
Trung cận đông
635.745
3,2
0,5
12
1,7
Châu Âu
907.279
3,2
0,3
20
5,9
Đông Nam Á

1.906.087
62
3,3
210
5,2
Tây TBD
1.845.184
4,9
0,3
31
2,0
Toàn cầu
7.239.269
390
5,3
1.200
12
* Nguồn: Global tuberculosis report 2015, WHO [109]

25


×