Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TIỂU LUẬN LÝ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.13 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN
LÝ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Chủ đề: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG DẠY HỌC
Học viên cao học

GVHD
Chuyên ngành
Khóa học

: Trương Thị Nguyên Trâm
: Lê Vũ Trường Sơn
: Nguyễn Thị Thanh Nhiên
: Nguyễn Thị Phương Loan
: Nguyễn Trần Phước
: PGS. TS. Lê Văn Giáo
: LL&PPDH môn Vật Lí
: K36

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên tạo


nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục,
xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục.
Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội
và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng; nhà giáo
thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương
pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp.
Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem như là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư
cho phát triển.
Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm
các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học,
phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ
phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương
pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của
người học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương
pháp dạy học.

Trang 2


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Động cơ, hứng thú trong học tập:
1. Động cơ:
1.1. Khái niệm:
Động cơ trong tiếng latin là Motif, có nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy con
người hành động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể có thể xuất phát từ
nhu cầu sinh lý hay tâm lý (vì đói khát mà con người đi tìm thức ăn, nước uống,

vì yêu quý thầy cô mà trẻ học hành…)
Theo từ điển Tiếng Việt: “Động cơ là những gì thôi thúc con người có
những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với
những nhu cầu”.
Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động
nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng
của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân
trực tiếp của hành vi”.
Theo Phạm Trọng Ngọ: “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ
phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, người học học
vì cái gì thì đó chính là động cơ học tập của người học”.
Như vậy, động cơ học tập là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học
tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức
của người học.
Phân loại động cơ học tập:
+ Động cơ bên ngoài (động cơ xã hội): Động cơ dành được điểm tốt hay
phần thưởng nào đó.
+ Động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức): Động cơ xuất phát từ
chính nhu cầu của người học, hứng thú, sở thích và động cơ thực hiện hoạt động.
1.2. Vai trò của động cơ học tập:
Động cơ học tập giúp người học duy trì hứng thú, ham muốn học hỏi,
vượt qua trở ngại, đạt đến mục tiêu, tìm tòi cái mới. Chính động cơ học tập làm
cho người học vượt qua được những thách thức, nghiệt ngã do sức khỏe, hoàn
Trang 3


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo


cảnh gia đình, đồng thời hình thành phẩm chất tốt đẹp trong học sinh như tính
trung thực, tự trọng, nhẫn nại, khiêm tốn, chịu khó, chăm chỉ, đoàn kết, tương
trợ, thương người, tích cực.
Động cơ học tập đúng đắn hay lệch lạc không chỉ tác động đến kết quả
học tập mà còn tác động đến quá trình phát triển, hình thành nhân cách của mỗi
cá nhân.
1.3. Các biểu hiện của động cơ học tập:




Thứ nhất: Nhận thức của học sinh về hoạt động học tập.
Thứ hai: Thái độ - cảm xúc của học sinh đối với hoạt động học tập.
Thứ ba: Mức độ thực hiện các hoạt động học tập.

1.4. Biện pháp hình thành động cơ học tập:


Sự hình thành động cơ học tập:
Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt từ ngoài vào, mà

phải được hình thành dần dần trong chính quá trình học sinh đi sâu vào chiếm
lĩnh đối tượng học tập, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Tức là, động
cơ học tập được hình thành và phát triển trong từng tiết học,qua những việc làm
với tinh thần trách nhiệm cao của cả giáo viên và trò. Nhu cầu giải quyết được
mâu thuẫn một bên “ phải hiểu” một bên “ chưa hiểu” (hay chưa hiểu hết).
Động cơ học tập thường liên hệ mật thiết với hứng thú. Nhờ có hứng thú
mà động cơ ngày càng mạnh mẽ hơn. Trọng học tập, không chỉ cần có động cơ
mà còn cần có hứng thú thì quá trình học mới đạt được hiệu quả.
- Đối với động cơ bên trong: những khó khăn trong học tập đòi hỏi phải

nỗ lực, ý chí để khắc phục nhưng chỉ là khắc phục những trở ngại bên ngoài chứ
không mâu thuẫn với bên trong, do đó học sinh sẽ không bị căng thẳng tâm lí.
Từ đó, động cơ bên trong sẽ phát huy tính tự lực, tự giải quyết các trở ngại, phát
huy tính sáng tạo cho học sinh. Do đó, hoạt động học tập được thúc đẩy bởi
động cơ học tâp này được cho là tối ưu.
- Đối với động cơ bên ngoài: đôi lúc sẽ mang tính cưỡng chế ( kết quả
học tập trái với mong muốn của cha mẹ) điều này sẽ tạo căng thẳng, hạn chế khả
năng sáng tạo của học sinh.

Trang 4


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

Tuy nhiên, mỗi hoạt động đều được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định.
Hai động cơ này có mối liên hệ rõ rệt, khi động cơ bên trong được đáp ứng thì
động cơ bên ngoài cũng được thỏa mãn (việc tiếp thu kiến thức tốt thì điểm số
của các em sẽ cao từ đó đáp ứng được yêu cầu của cha mẹ giúp các em có động
cơ học tập tốt hơn).
Ngoài ra, các yếu tố như kinh tế gia đình, quan hệ thầy cô, bạn bè,… cũng
ảnh hưởng tới việc hình thành động cơ học tập.
Vì vậy, việc xây dựng các biện pháp hình thành động cơ học tập của học
sinh cần được dựa trên các yếu tố này.
Biện pháp hình thành động cơ học tập:
Đối với học sinh phổ thông cùng với sự trưởng thành, trình độ nhận thức
và giác ngộ của các em ngày càng được nâng cao. Ngoài những cách gợi động
cơ như cho điểm, khen chê, hay thông báo kết quả học tập cho gia đình, để phát
huy tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động học tập, giáo viên cần phối hợp

nhiều cách gợi động cơ khác nhau có chú ý tới xu hướng phát triển của cá nhân
học sinh, tạo ra một sự phối hợp của nhiều cách gợi động cơ, cách nọ bổ sung
cho cách kia. Cần phải gợi động cơ cho học sinh bằng cách xuất phát từ nội
dung hướng vào những nhu cầu nhận thức, nhu cầu của đời sống, trách nhiệm
đối với xã hội.
Gợi ý động cơ không phải chỉ là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu bài học
mà phải thường xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy có thể xem xét và phân
biệt gợi động cơ theo ba giai đoạn là gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung
gian và gợi động cơ kết thúc.
- Gợi động cơ mở đầu là gợi động cơ cho bước đặt vấn đề vào một nội
dung tri thức mới. Như vậy, trong dạy học Vật lí giáo viên cần thiết phải gợi
động cơ khi đặt vấn đề tìm hiểu một chương, một bài, một mục mới, một khái
niệm, một định lí, một phương pháp.
- Gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc
cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được mục tiêu. Gợi
động cơ trung gian không phải chỉ cho những hoạt động hoặc chủ đề cụ thể mà

Trang 5


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

còn cho cả những hoạt động, những phương thức làm việc có tính chất lâu dài
như khái quát hóa, quy lạ về quen. Gợi động cơ trung gian có một ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển năng lực độc lập giải quyết vấn đề. Như vây, trong
môn Vật lí, việc gợi động cơ trung gian có thể và cần thiết được tiến hành vào
lúc tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động xây dựng khái niệm, chứng
minh định lí, vận dụng khái niệm, định lí để tìm lời giải bài tập.

- Gợi động cơ kết thúc trong khi giải quyết vấn đề hoặc khi bắt đầu học
một nội dung nào đó nhiều khi học sinh đặt ra câu hỏi: Học nội dung này để làm
gì? Tại sao lại thực hiện hoạt động này? Những câu hỏi này thường không trả lời
ngay hoặc không trả lời trọn vẹn được ngay. Để có câu trả lời học sinh phải đợi
mãi về sau. Khi đã kết thúc nội dung học hoặc khi đã thực hiện xong hoạt động,
để hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề mới đặt ra, giáo viên phải nhấn mạnh
hiệu quả, ứng dụng của nội dung hoặc hoạt động đã học trước đó. Tức là giáo
viên gợi động cơ kết thúc và khi đó học sinh trả lời trọn vẹn câu hỏi ban đầu đặt
ra.
Như vậy trong dạy học Vật lí, giáo viên cần thiết phải gợi động cơ kết
thúc và có thể tiến hành gợi động cơ kết thúc khi hướng dẫn học sinh củng cố
bài học, nhìn nhận, đánh giá lại cách chứng minh định lí, lời giải bài tập, tìm
hiểu ý nghĩa của khái niệm, định lí, bài tập.
Kết luận:
Tóm lại, động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà được
hình thành dần dần trong quá trình người học đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học
tập. Từ nhu cầu với các đối tượng học tập, từ những yếu tố bên ngoài mà hình
thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của người học. Đối với giáo viên
có thể tạo động cơ học tập cho người học thông qua nội dung bài học, sử dụng
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… nhằm kích thích tính tích cực, tạo
hứng thú học tập cho học sinh để việc học trở thành nhu cầu không thể thiếu
được của người học.

Trang 6


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo


Hãy dạy học theo phương châm: “Dạy học là quan trọng, nhưng dạy
cho HS cách học còn quan trọng hơn. Dạy cách học là quan trọng nhưng dạy
cho HS cách hình thành và phát triển động cơ học tập còn quan trọng hơn”.
2. Hứng thú:
2.1. Khái niệm:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu, làm
cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra thích thú, huy động sinh lực để cố gắng
thực hiện”.
Theo Nguyễn Quang Uẩn: “hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ
thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, mà đối tượng của hoạt động học
tập chính là nội dung của môn học đó vì nó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống
(tính thiết thực), vừa có khả năng đem lại khoái cảm (cuốn hút về mặt tình
cảm) cho chủ thể”.
Hứng thú học tập là loại hứng thú gắn với các môn học trong nhà trường;
nó là thái độ đặc biệt của học sinh với môn học mà học sinh thấy có ý nghĩa và
có khả năng đem lại khoái cảm trong quá trình học tập bộ môn. Hứng thú học
tập đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập.
K.D.Usinxki đã nói “ Một sự học tập mà không có hứng thú gì, chỉ biết
hoạt động bằng sức mạnh, cưỡng bức thì sẽ giết chết lòng ham muốn học tập của
cá nhân”.
Có hai loại hứng thú trong học tập là hứng thú trực tiếp và hứng thú gián
tiếp.
- Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức,
quá trình học tập, và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri thức đó.
Như vậy, hứng thú trực tiếp được hình thành dựa trên sự say mê của học sinh đối
với môn học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó.
- Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác
động bên ngoài như được giáo viên khen thưởng, được điểm cộng, đạt điểm cao
trong học tập, giáo viên giảng vui, dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè… và sẽ


Trang 7


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

biến mất khi những yếu tố này không còn nữa. Hứng thú gián tiếp xuất hiện theo
phản ứng có thể rất mạnh những cũng thường ngắn ngủi.

2.2. Vai trò của hứng thú trong học tập:
Chính hứng thú học tập mang lại một số tác dụng đặc biệt như:
- Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của
học sinh.
- Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép học sinh duy trì sự chú ý thường
xuyên và cao độ vào kiến thức vào bài học.
- Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng
thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi.
- Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy và học
giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao.
- Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm
hiểu kiến thức.
- Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham
gia điều khiển tri giác và tư duy.
- Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên
cứu và sáng tạo.
- Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ của
học sinh, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao.
2.3. Biện pháp hình thành hứng thú trong học tập:
Những yếu tố thuộc về giáo viên:

- Một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến hứng thú học tập
của học sinh đó là tình cảm giữa giáo viên và trò. Vì thế trong quá trình giảng
dạy cần tạo không khí học tập thân thiện, tránh gây căng thẳng cho học sinh.
- Cùng với trình độ tri thức chuyên môn thì phương pháp sư phạm của
giáo viên cũng là một yếu tố có tác động mạnh đến hứng thú của học sinh đối
với môn học, đối với việc học tập. Thực tế đã cho thấy, cùng một nội dung bài

Trang 8


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

giảng như nhau nhưng giáo viên sử dụng phương pháp dạy học khác nhau sẽ dẫn
đến thái độ tiếp thu của người học có sự khác nhau.
- Muốn làm cho mục đích dạy học, nội dung dạy học trở thành thái độ học
tập đúng đắn, có khả năng nhận thức được vấn đề và giải quyết được vấn đề một
cách thông minh sáng tạo ở học sinh thì phương pháp giảng dạy của giáo viên
cũng phải là những phương pháp dạy học hiện đại, khoa học. Cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng thường khuyên những người làm công tác giáo dục: “Phương
pháp giảng dạy bao giờ cũng đi đôi với nội dung giảng dạy. Anh dạy thế nào
giúp cho người học trò, người sinh viên có khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho
cái thông minh của họ làm việc, phát triển chứ không phải chỉ giúp cho họ có trí
nhớ. Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là phải giúp cho họ phát triển trí thông minh,
sáng tạo. Làm sao cho người học trò lúc nghe thầy đã bắt đầu nắm vững nội
dung chương trình, nắm vững giáo trình, từ đó gợi cho họ những ý nghĩ mới.
Cao hơn một mức nữa, từ đó họ sẽ có những dự kiến sẽ làm ngày mai, ngày
kia”. Như vậy, giáo viên cần có những phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức, nội dung học tập, luôn chú ý tạo “tình

huống có vấn đề” nhằm kêu gợi hứng thú học tập, khả năng tư duy sáng tạo của
người học.
- Bản thân giáo viên làm cho người học biết liên hệ những kiến thức lý
thuyết với thực tế, vận dụng tri thức đã học vào giải quyết tình huống trong thực
tiễn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập của học sinh.
- Mặt khác, thái độ của giáo viên đối với học sinh (thái độ đánh giá công
bằng, vui vẻ, cởi mở,..) cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hứng thú học tập của
học sinh. Nếu giáo viên biết đánh giá học sinh một cách công bằng, vui vẻ, cởi
mở, kích thích sinh viên tin vào khả năng nhận thức của mình một cách đúng
đắn…thì sẽ thúc đẩy được sự phát triển hứng thú học tập ở học sinh.
Những yếu tố thuộc về nhà trường:
- Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật là yếu tố quan trọng của hoạt động
day – học. Việc đảm bảo của yếu tố này trên thực tế có ảnh hưởng nhất định đến
hứng thú học tập của học sinh. Khi có hứng thú học tập, bản thân người học sẽ

Trang 9


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

có xu hướng đi sâu tìm hiểu về môn học, thích đọc thêm tài liệu, sách báo,… có
liên quan đến nội dung của môn học, bài học. Nếu nhu cầu trên không được đáp
ứng sẽ làm giảm tính tích cực, sự nhiệt tình của sinh viên đối với hoạt động học
tập mà họ ưa thích.
Kết luận: Nghệ thuật giáo dục là hình thành, phát triển hứng thú học tập
cho người học.
II. Không khí dạy học:
1. Khái niệm:

Về mặt tâm lý học: Không khí lớp học là trạng thái tâm lí – một dạng của
bầu không khí tâm lí của học sinh tại lớp học. Trạng thái tâm lí này nếu được
chuẩn bị tốt sẽ giúp học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức một cách thuận lợi
nhất.
Để hiểu về khái niệm “không khí học tập” trước hết ta phải hiểu khái
niệm “ không khí” là gì, phân bố ra sao và có vai trò như thế nào đến đời sống
chúng ta?
“Không khí” là một khái niệm, một thuật ngữ gắn liền với chuyên ngành
hóa học. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí không màu, không mùi, không vị.
Có khoảng 78% khí nitơ, 21% khí oxi và 1% các khí khác trong không khí sạch.
Mật độ không khí phụ thuộc vào độ cao lớp khí quyển so với mặt đất. Trong lớp
trên của bầu khí quyển, ở độ cao khoảng 100km, không khí loãng hơn, tỉ lệ nitơ
giảm đi và tỉ lệ oxit tăng lên.
Nếu “không khí là môi trường để hít thở” thì “ không khí học tập là môi
trường giáo dục, trong đó tồn tại những qui tắc ứng xử, những tiêu chuẩn đạo
đức và được biểu hiện ở những mặt khác nhau qua mối quan hệ giữa giáo viên
với học sinh và giữa học sinh với nhau” trong một lớp học.
Không khí lớp học tạo nên bởi các yếu tố
- Vật chất: phòng học, âm thanh, ánh sáng, không gian, môi trường sư
phạm…
- Tinh thần: quan hệ thầy – trò, trò – trò, trò – xã hội
Các yếu tố ảnh hưởng đến không khí lớp học:

Trang 10


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo


- Giáo viên: Giữ vai trò quan trọng có tính quyết định đối với việc xây dựng bầu
không khí lớp học
+ Giáo viên là nhà quản lý, tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Mọi cử
chỉ, hành động của giáo viên đều ảnh hưởng trực tiếp đến không khí lớp học.
+ Tác phong (lời nói, cử chỉ, điệu bộ, trang phục,…)
+ Trách nhiệm với công việc (giờ giấc, cách truyền đạt,…)
+ Thái độ, ứng xử đối với học sinh (giải quyết tình huống, kiểm tra, đánh
giá,…)
- Học sinh: Góp phần không nhỏ trong việc tác động đến bầu không khí lớp học
+ Tác phong (lời nói, cử chỉ, điệu bộ, trang phục,…)
+ Tinh thần, thái độ học tập (soạn bài, học bài, xây dựng bài,…)
+ Thái độ, ứng xử đối với giáo viên, bạn học.
- Các yếu tố khác:
+ Lớp học (vị trí ở nơi yên tĩnh, thoáng mát; phòng học sạch sẽ, vệ sinh;
trang trí không quá cầu kì cũng không quá đơn sơ; bàn ghế sắp xếp hợp lí; ánh
sáng vừa đủ; số lượng học sinh vừa phải; hệ thống âm thanh tốt;…)
+ Thời điềm (đầu năm, cuối năm, đầu cấp, cuối cấp, gần đến kì thi, kiểm
tra,…)
+ Không khí thi đua của trường, lớp, đoàn, đội.
+ Ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn (xếp hạnh kiểm,
mời phụ huynh,…)
+ Ảnh hưởng của môi trường, xã hội (gia đình, bạn bè, kinh tế thị trường,
game, phim ảnh, giải trí,…)
2. Ảnh hưởng của không khí dạy học trong quá trình dạy học Vật lí ở trường
phổ thông:
Không khí học tập là môi trường giáo dục tốt để học sinh phát triển và rèn
luyện. Nó là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được để giờ học vận hành
một cách có kết quả, là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển trí
tuệ và tình cảm của học sinh. P.Peynman khi bàn về vấn đề nhà trường và vấn đề
giáo dục đã nhấn mạnh: “Tôi tin rằng lời giải duy nhất đối với vấn đề giáo dục là

sự nhận thức rằng kết quả dạy học tốt nhất đạt được nếu như tồn tại mối quan hệ

Trang 11


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

trực tiếp và con người, giữa thầy giáo và học sinh, đó là một trạng thái trong đó
học sinh tự thảo luận về những suy nghỉ, nghỉ về công việc và bàn bạc về những
điều đó”.
Chúng ta, ai cũng biết rằng cây cối muốn tươi tốt, ra hoa kết trái phải
trồng trên một loại đất phù hợp, được bón phân, tưới nước, ánh sáng và với một
khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm…thích hợp. Nếu những yếu tố đó không được đảm bảo
thì cây cối sẽ cằn cỗi và bị chết. Học sinh cũng như những “cây non” muốn phát
triển tốt cũng cần phải giảng dạy và giáo dục trong một môi trường giáo dục
thích hợp. Môi trường đó chính là không khí học tập. Bởi như chúng ta đã biết
dạy học không đơn thuần chỉ là sự truyền kiến thức, mà thông qua dạy chữ để
dạy người. Bởi thế việc tạo ra và duy trì không khí học tập trong lớp nhằm tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học
tập và phát triển, đó là một việc cần thiết và không thể thiếu được.
Không khí học tập tích cực còn có vai trò giảm bớt được sự lo sợ của học
sinh trong quá trình dạy học. Bởi chính trong không khí ấy sự lo sợ, rụt rè của
học sinh được thay thế bằng sự tự tin, sự phó mặc được thay thế bằng sự đùm
bọc che chở, những học sinh nhút nhát luôn nhận được sự động viên khích lệ từ
giáo viên, sự ép buộc học tập được nhường chổ cho sự khát khao và tự lực học
tập của học sinh. Trong không khí tràn đầy niềm tin và sự thoải mái, cởi mở, học
sinh sẽ bộc lộ năng lực cá nhân và sự hiểu biết của mình. Từ đó giáo viên có thể
phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng lực đó của học sinh như năng lực thực

hành, năng lực giải bài tập, năng lực tổ chức…Bên cạnh đó, nó cũng là cơ hội để
giáo viên phát hiện quan điểm của học sinh, chỉ ra cho các em những quan niệm
sai lệch và cùng các em thảo luận tìm những biện pháp khắc phục chúng trong
quá trình dạy học. Như vậy, việc tạo ra và duy trì không khí học tập còn có ý
nghĩa quan trọng trong tiến trình khắc phục những quan niệm sai lệch của học
sinh.
Lớp học có không khí học tập chắc chắn sẽ mang lại sự hứng thú và tăng
thêm động cơ học tập cho học sinh. Sự hứng thú này ngoài làm cho học sinh yêu
thích môn học hơn làm cho các em chuyển từ ý thức tự phát sang tự giác học tập

Trang 12


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

và đam mê môn học còn mang lại cường độ làm việc không mệt mỏi, hưng phấn
và sáng tạo cho học sinh.

3. Biện pháp tạo ra và duy trì không khí dạy học:
Việc tạo ra và duy trì không khí học tập trong một lớp học là một công
việc rất khó khăn đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với học
sinh, là những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự tạo ra và duy trì không khí học
tập.
3.1. Kiểm soát các yếu tố khách quan:
- Phòng học đủ ánh sáng, âm thanh, vệ sinh tốt, trang trí phù hợp.
- Số lượng học sinh và cách sắp xếp bàn ghế hợp lí.
- Không bị ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, xã hội.
+ Giáo viên không phải lo nhiều “cơm áo gạo tiền”

+ Học sinh không phải buồn chuyện gia đình, học phí, hay bị tác động từ
các trò giải trí: game, phim ảnh,…
3.2. Sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học:
- Giáo viên cần sử dụng đa dạng, thành thạo các phương tiện dạy học,
phối hợp, thay đổi linh hoạt theo từng bài dạy để thu hút học sinh, chú ý các
phương tiện trực quan sinh động (thí nghiệm, mô hình…máy tính, máy chiếu,
máy ảnh kỷ thuật số,…) trong giảng dạy.
- Giáo viên có thể làm cho lớp học vui vẻ sinh động hơn từ các dụng cụ
học tập do giáo viên hay học sinh tự tạo.
3.3. Nâng cao thái độ, tinh thần dạy và học:
- Giáo viên phải là người có chuyên môn giỏi mới tạo niềm tin cho học
sinh, có được sự kính trọng ở học sinh và là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo. Đối với môn Vật lí, người giáo viên không những nắm vững kiến thức,
phương pháp giảng dạy, lịch sử phát triển Vật lí mà còn nắm vững lý thuyết và
vận dụng nó vào thực hành giảng dạy Vật lí.

Trang 13


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

- Giáo viên phải yêu nghề, đạo đức, tác phong chuẩn mực và yêu thương
học sinh, không nên tỏ thái độ cáu gắt, khó chịu trước học sinh. Lời nói, ngôn
ngữ, cử chỉ cần thể hiện sự vui vẻ, nhiệt tình. Giáo viên không nên mang những
cảm xúc bên ngoài vào trong quá trình dạy học.
- Luôn động viên, khuyến khích học sinh tham gia học tập. Cho điểm
cộng hay phần quà cho các học sinh tích cực xây dựng bài, tránh áp đặt, đưa ra
các đánh giá dồn dập làm cho học sinh lo lắng, sợ hải, xấu hổ, chê bai, chỉ trích

hay mỉa mai, bác bỏ thẳng thừng khi học sinh phát biểu sai. Hãy đưa ra những
nhận xét mang tính tích cực và xây dựng.
- Giáo viên phải tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tích cực
hóa hoạt động nhận thức của học sinh có liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó
các yếu tố như động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí của cá nhân, không
khí học tập…đóng vai trò rất quan trọng  ta cần tạo ra và duy trì không khí dạy
học trong lớp, xây dựng động cơ hứng thú học tập cho học sinh, giải phóng sự lo
sợ của học sinh…Bởi chúng ta không thể tích cực hóa trong khi học sinh vẫn
mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặc biệt
là thiếu không khí học tập.
- Tuy nhiên, đối với những học sinh không hợp tác hoặc cố ý làm việc
riêng gây ồn ào, mất trật tự, giáo viên cũng phải nghiêm khắc, có biện pháp xử lí
thích hợp.
3.4. Luân phiên hợp lí trong phương pháp:
- Khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả,
đặc biệt chú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực. Đặc biệt là các phương
pháp dạy học tích cực như:
+ Phương pháp nêu vấn đề
+ Phương pháp phát triển hệ thống câu hỏi
+ Phương pháp thực nghiệm
+ Phương pháp dạy và học theo nhóm nhỏ
- Trong quá trình giảng dạy, khi thấy học sinh có vẻ mệt mỏi, không khí
lớp bị “chùn” xuống, giáo viên có thể làm thay đổi không khí, tạo sự thoải mái,

Trang 14


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo


vui vẻ, đồng thời giúp học sinh nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng qua các tiết
mục : đố vui, kể chuyện, ảo thuật,…Tùy vào tình hình, giáo viên hay học sinh có
thể trình diễn tiết mục độc lập hoặc phối hợp cùng nhau để tăng thêm hiệu quả.
- Giáo viên phải biết áp dụng “lý thuyết cân bằng” của J.Piaget và “vùng
phát triển gần” của Vưgôtxki vào trong dạy học. Việc áp dụng như thế nào là tùy
theo bài học, môn học và tùy theo từng lứa tuổi học sinh mà áp dụng cho phù
hợp.
- Đôi khi giáo viên có thể đưa ra những câu trả lời không hoàn toàn chính
xác một cách cố ý. Như thế giáo viên có thể kiểm tra được khả năng tập trung
của học sinh. Học sinh hoàn toàn có thể đưa ra những phản biện hợp lý để lật lại
toàn bộ vấn đề. Đừng biến giờ học trở thành cuộc đối thoại giữa giáo viên với
một học sinh. Hãy khuấy động không khí lớp học bằng những nhận xét hợp lý
và có giá trị. Các học sinh khác trong lớp cùng tham gia phản biện thì giờ học
thú vị hơn rất nhiều.
Lưu ý: Khi thực hiện các phương pháp dạy học giáo viên chỉ là ngươi
hướng dẫn để học sinh tự tìm ra kiến thức mới chứ không nên chỉ đặt ra phương
pháp và yêu cầu học sinh thực hiện.
Kết luận:
Việc tạo ra và duy trì không khí học tập đóng vai trò rất quan trọng nhằm
tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đem lại chất lượng trong dạy học.
Lớp học là một xã hội thu nhỏ, lớp học có không khí học tập là lớp học
có môi trường giáo dục tích cực và phù hợp thông qua biểu hiện ở những mặt
khác nhau của mối quan hệ giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh. Những
mặt này được bao hàm trong nhận xét của J.Piaget: “Trường học là một xã hội
thực sự, trong đó ý nghĩa của các trách nhiệm và những chuẩn mực của sự hợp
tác đủ để dạy dỗ học sinh mà không cần thiết làm cô lập học sinh co mình lại
trong chủ nghĩa cá nhân của nó để tránh những sự cưỡng ép có hại hoặc những
điều nguy hiểm do sự ganh đua gây ra”. Còn theo D.K.Nachtigall: “Một bộ phận
quan trọng của các điều kiện quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình dạy học,

được diễn tả bằng khái niệm: không khí học tập. Khái niệm này nêu lên tác dụng

Trang 15


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

qua lại một cách năng động của tất cả các yếu tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến
quá trình dạy học trong lớp”.
III. Sự lo sợ của học sinh:
1. Khái niệm:
- Trạng thái tâm lý lo lắng: theo từ điển Tiếng Việt thì lo lắng thể hiện
khi con người “ở trong một trạng thái rất không yên lòng và phải để hết tâm sức
vào công việc”. Như vậy, lo lắng là sự bất an, không yên lòng muốn tìm cách
giải quyết dẫn đến phản ứng tích cực.
- Trạng thái tâm lý lo sợ: xét về cấp độ nó ở mức độ cao hơn sự lo lắng.
Về mặt tâm lý thì nó đã có sự thay đổi về “chất”. Lo sợ đó là một trạng thái “lo
lắng và có phần sợ hãi”. Xuất hiện khi có sự đe dọa đến danh dự của bản thân,
khi đó người mang tâm trạng này vừa lo lắng, vừa sợ sệt dẫn đến phản ứng đối
phó, tiêu cực.
- Trạng thái tâm lý sợ hãi: là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi con
người “ở trong trạng thái không yên lòng cho rằng có cái gì đó trực tiếp gây ra
nguy hiểm hoặc gây hại cho mình mà tự thấy không thể chống cự lại hoặc tránh
khỏi. Xuất hiện khi có sự đe dọa đến tính mạng dẫn đến phản ứng tiêu cực”.
Có thể sắp xếp mức độ tăng dần của các trạng thái tâm lý ở trên theo sơ
đồ sau:

SỢ


I

LO SỢ

LO LẮNG

Ranh giới giữa các cấp độ lo sợ là không rõ ràng.

Trang 16


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

Sợ là cảm xúc lo lắng, bất an khi đối diện với một mối nguy hiểm hoặc
một mối đe dọa nào đó có thể xảy ra đến với mình. Sợ là một biểu hiện tâm lý
mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải trong cuộc sống, nó luôn hiện diện thật phong
phú. Một đứa bé có thể sợ không có mẹ ở bên cạnh, một học sinh sợ bị điểm
kém, một người sắp rời khỏi cuộc đời sợ cái chết.
Theo các nhà tâm lý học thì sợ là một cảm xúc thuộc về bẩm sinh, bản
năng của mỗi con người, nó là một điều hết sức bình thường. Đa phần ta vẫn
thường cho rằng sợ hãi là một cảm xúc không tốt, nó khiến con người trở nên
nhụt chí, trở nên hèn nhát và cản trở thành công.
Nếu sợ thất bại mà không dám đối diện với khó khăn, không dám thử,
không dám khám phá những cái mới, cái sợ đó sẽ khiến con người trở nên nhỏ
bé và giới hạn khả năng của chính mình. Có câu nói “Có những người vì sợ gãy
chân mà không dám bước đi. Nhưng không dám bước đi thì khác nào chân đã
gãy?”. Nếu biết tiết chế nỗi sợ hãi và biết sợ hãi đúng lúc, đó có khi lại là một

cách hay để sống tốt cuộc sống của mình. Cái sợ sẽ khiến con người trở nên cẩn
trọng hơn.
2. Các kiểu lo sợ của học sinh:
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của học sinh từ mẫu giáo cho đến học
sinh cấp 3 thì các nỗi lo sợ trong học tập cũng như trong cuộc sống được tăng
lên theo độ tuổi của các em.
Trong học tập
- Lo sợ kiểm tra miệng, 15 phút đột
xuất, sợ bị ghi tên trên sổ đầu bài, sợ
viết bản kiểm điểm,…
- Sợ bị thầy cô ghét
- Sợ các môn học
- Lo sợ khi có các kì thi quan trọng
như: thi kết thúc học kì, thi chuyển
cấp, thi vào trường chuyên, thi đại
học,…
- Lo sợ vấn đề hạnh kiểm, điểm số,
các cuộc họp phụ huynh
- Sợ bạn bè chê mình học kém, sợ bạn
hỏi bài nhưng không trả lời được…
- Ngoài ra thì đối với người đồng bào

Trong cuộc sống
- Áp lực từ gia đình về mọi mặt
- Sợ hãi các tệ nạn xã hội như: HIV,
AIDS, mại dâm, tình dục…
- Lo sợ có xích mích trong các mối
quan hệ bạn bè, quan hệ nam nữ, sợ
bạn bè nghĩ xấu về mình và không
chơi với mình

- Sợ thua bạn bè về mọi mặt như: ăn
mặc, tiền bạc
- Sợ mọi người biết gia cảnh của mình
- Sợ không có người yêu
- Nỗi sợ hãi khi đi học vào mùa mưa
lũ đối với các em ở vùng cao đồng
bào dân tộc ít người, những vùng hay
Trang 17


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

các em còn lo sợ về sự bất đồng ngôn bị lũ lụt
ngữ, sợ ba mẹ không cho đi học.
- Lo sợ bị kỳ thị phân biệt sắc tộc, tôn
giáo, sợ không có tiền để đi học
3. Ảnh hưởng của sự lo sợ của học sinh trong quá trình dạy học Vật lí ở
trường phổ thông:
- Hạn chế hiệu quả và chất lượng học tập. Trong quá trình dạy học khi học
sinh có tâm lý lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực tiếp thu, năng lực nhận thức
của các em.
- Ít sáng kiến và sự độc đáo.
- Sự lo sợ sẽ làm tê liệt năng lực thể hiện, năng lực sáng tạo, năng lực học
tập của học sinh. Những học sinh hay lo sợ thường do dự và luôn bị ức chế,
thậm chí có nhiều trường hợp bị rối loạn tâm lý.
- Trạng thái hồi hộp, lo lắng, thiếu tự tin, bởi vì khi lo sợ thần kinh của trẻ
luôn ở trong trạng thái ức chế và do đó nhanh chóng dẫn đến tình trạng mệt mỏi,
làm cho năng lực tư duy sáng tạo và tính năng động trong quá trình học tập dần

bị tê liệt.
- Học sinh rụt rè, thiếu năng động, thiếu khả năng sáng tạo khi xử lý các
tình huống trong học tập và trong thực tế.
- Luôn tìm cách đối phó, thụ động và luôn tìm cách lẫn tránh. Do đó, các
em không dám bộc lộ những hiểu biết, quan niệm, ý kiến của bản thân vì sợ thầy
đánh giá, bạn bè chê cười.
Tuy nhiên tâm lý lo sợ trong những tình huống khó khăn cụ thể cũng có
những phản ứng kịp thời và đúng đắn giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ, thu được
kết quả như mong muốn. Lập luận này chỉ đúng với người có ý chí cao, trong
trường hợp này lo sợ có tác dụng tích cực.
4. Biện pháp giảm sự lo sợ của học sinh:
4.1. Nhà trường – giáo viên:
Trong quá trình dạy học, bằng cách này hay cách khác, giáo viên cần phải
làm cho học sinh giảm được những lo sợ không đáng có, để khuyến khích học
sinh tự giác bộc lộ quan niệm của mình. Muốn thế trước hết cần phải tạo ra và

Trang 18


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo

duy trì được không khí dạy học thường xuyên trong lớp, đó là môi trường sư
phạm tốt để giải phóng sự lo sợ. Khi lo sợ được giải phóng thì hứng thú học tập
của học sinh sẽ có điều kiện hình thành và phát triển tốt hơn.
- Tạo môi trường học tập tích cức. Xây dựng “trường học thân thiện, học
sinh tích cực”
- Tạo không khí thoải mái trong các buổi học
- Giúp những học sinh nhút nhác kết bạn với những học sinh khác,

khuyến khích chúng tham gia câu lạc bộ hay các hoạt động ở trường
- Kiềm chế bản thân, kiên trì, mềm mỏng
- Thường xuyên trao đổi, gặp gỡ phụ huynh
- Luôn công bằng trong khen thưởng và kỹ luật, tin tưởng vào học sinh,
khen chê đúng lúc đúng chỗ.
- Luôn gần gũi giúp đỡ các em đúng lúc, hãy trở thành người bạn, người
anh, người chị hoặc thậm chí có thể là cha, mẹ của chúng.
4.2. Đối với gia đình:
Cần hiểu con cái nhiều hơn. Nói chuyện với trẻ về các tình huống chúng
bị bắt nạt. Thông báo cho giáo viên và cán bộ nhà trường về bất cứ sự quan tâm
lo lắng nào. Tạo không khí gia đình ấm cúng, hòa thuận, thương yêu đùm bọc
lẫn nhau.
- Tạo môi trường học tập, lao động phù hợp
- Quan tâm nhắc nhỡ, động viên kịp thời, đúng lúc
- Không nên tạo áp lực về học tập và thi cử cho con cái
- Động viên và khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần
- Khuyến khích con mình viết nhật ký về những lo lắng và suy nghĩ của
mình. Tạo điều kiện cho con mình phát triển năng lực riêng của mình như vẽ
hoặc làm một tác phẩm nghệ thuật nào đó. Hoặc những sở thích nhiều khi không
giống ai cũng được miễn là nó không ảnh hưởng đến việc học
- Thường xuyên liên lạc với nhà trường và giáo viên để có cách giáo dục
phù hợp

Trang 19


Tiểu luận

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Giáo


- Khuyến khích học sinh nói về những người lớn mà chúng tin tưởng. Liệt
kế danh sách những thứ mà học sinh không thích ở trường. Tham gia vào các bài
tập thư giãn, khuyến khích học sinh tập thể dục và ăn uống lành mạnh
Kết luận:
Tâm lý lo sợ của học sinh ảnh hưởng đến chất lượng học tập và dạy học
của giáo viên. Vì vây, chúng ta cần phải hiểu rõ nó để có biện pháp hạn chế ảnh
hưởng của sự lo sợ đến kết quả học tập của học sinh.

C. KẾT LUẬN CHUNG
Các yếu tố động cơ, hứng thú học tập, năng lực, ý chí của cá nhân, không
khí dạy học… liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng tới việc tích cực hóa
hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập. Trong đó có nhiều yếu tố là kết
quả của một quá trình hình thành lâu dài và thường xuyên, không phải là kết quả
của một giờ học mà là kết quả của cả một giai đoạn, là kết quả của sự phối hợp
nhiều người, nhiều lĩnh vực và cả xã hội. Bởi chúng ta không thể tích cực hóa
trong khi học sinh vẫn mang tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng
thú học tập và đặc biệt là thiếu không khí dạy học. Do đó với vai trò của mình,
người giáo viên phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều
kiện tốt nhất để cho học sinh học tập, rèn luyện và phát triển.

Trang 20



×