Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng trường chuẩn Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 31 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

I. PHẦN MỞ ĐẨU.
I.1. Lý do chọn đề tài.
Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình xã hội hoá giáo dục(XHHGD).
Đối với giáo dục mầm non, xã hội hoá là nhu cầu, là qui luật tồn tại và phát triển
của bậc học. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, XHHGD
mầm non là một trong những nhân tố hàng đầu để nâng cao chất lượng chăm
sóc- giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu huy động tối đa trẻ em đến trường, phục vụ
mục tiêu hình thành nhân cách trẻ em, tạo tiền đề để thực hiện phổ cập giáo dục
mầm non trẻ em năm tuổi và nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác XHHGD
mầm non đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với nhiều
hình thức phong phú và đa dạng.XHHGD không chỉ là công việc của ngành giáo
dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế- xã hội dưới sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.XHHGD không là một giải pháp ngắn
hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải
pháp lâu dài, mang tính chiến lược. XHHGD nhằm đến thực hiện công bằng xã
hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân
được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến; đồng thời khuyến khích và tạo
điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội
phát huy cao nhất chức năng và trách nhiệm của mình đóng góp cho cho sự
nghiệp giáo dục. Thực tiễn giáo dục mầm non(GDMN) trong những năm qua
cho phép khẳng định đây là bậc học được xã hội hoá cao hơn các ngành học
khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, thể hiện sinh động nguyên tắc “Nhà
nước, xã hội và nhân dân cùng làm”.
Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số
36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo
Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Quyết định này thay
thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) về việc ban hành Qui chế công nhận


trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm 2002-2005 và Quyết định
số 25/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2005 của bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc sủa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế công nhận
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 ban hành kèm theo
Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo quy định chung, một trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn:
tổ chức quản lí; đội ngũ giáo viên và nhân viên; chất lượng chăm sóc - giáo dục
trẻ; qui mô trường lớp, cơ sở vật chất (CSVC)và thiết bị; xã hội hóa giáo dục;
đây là điều kiện vững chắc để góp phần xây dựng một nền giáo dục phát triển
trong tương lai.
Để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, ngoài việc nỗ lực
của nhà trường, sự lãnh đạo của ngành chủ quản cấp trên, chủ trương XHHGD
trong việc xây dựng và phát triển nhà trường là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó
vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chất chiến lược lâu dài trong sự
phát triển bền vững của nhà trường. Điều 12 Luật Giáo dục 2005 đã quy định rõ
về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: “...Mọi tổ chức gia đình và công dân có trách

1


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu
giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.
Chính vì vậy, từ mấy năm trở lại đây, các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương các cấp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trên địa bàn thị xã
Quảng Yên nói chung và trường học trên địa bàn xã Hiệp Hòa- Quảng Yên nói
riêng đã tập trung huy động các nguồn lực, tích cực xây dựng và hoàn thiện các

tiêu chuẩn theo quy định, để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.Từ khi
có Quyết định 36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc
ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trường Mầm
non Hiệp Hòa được Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên chọn làm đơn
vị thứ 4 trong lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
của thị xã Quảng Yên. Sau hơn 2 năm tổ chức thực hiện, ngày 19 tháng 11 năm
2013, trường được đoàn kiểm tra Liên ngành Tỉnh Quảng Ninh về kiểm tra và
công nhận trường mầm non Hiệp Hòa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (Quyết định
số 3024/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh và
là trường mầm non thứ 4 của thị xã Quảng Yên được công nhận trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Trong quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1,
nhà trường đã gặt hái được nhiều thành công. Chính vì thế, bản thân tôi đã chọn
đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong
xây dựng trường mầm non Hiệp Hòa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1”để đánh giá
thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác XHHGD ở
trường Mầm non, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
Như ta biết “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”; chủ trương
xây dựng trường chuẩn quốc gia không những là của những người làm công tác
giáo dục mà nó còn là của các cấp Ủy đảng, các cấp chính quyền, của các cơ
quan, ban ngành, đoàn thể; của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội.... Vì
vậy, các hình thức xã hội tham gia cùng làm giáo dục ngày càng phát triển
phong phú, đa dạng, trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề
cụ thể trong công tác giáo dục, khắc phục một số khó khăn lớn, tạo điều kịên cơ
bản, cần thiết để làm giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. XHHGD là một giải pháp giáo dục
phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, góp phần giải quyết những khó
khăn của từng địa phương, ở từng ngành học làm cho giáo dục phục vụ tốt các
mục tiêu kinh tế- xã hội địa phương, góp phần vào tiến bộ xã hội và công bằng

xã hội. Công tác giáo dục ngày nay được nhân dân ta nhận thức rõ vị trí quan
trọng của nó vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình và từng cá
nhân.Có thể nói XHHGD có vai trò rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành
tựu của ngành giáo duc.Hiểu theo nghĩa rộng “XHHGD” có nghĩa là nhà nước
phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu
vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực
hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội.
Do đó XHHGD cần phải chỉ ra vai trò của xã hội trong sự nghiệp xã hội hoá
giáo dục. Nói cách khác, xã hội phải tham gia vào việc hình thành chương trình
giáo dục thông qua "xã hội hoá".Kinh nghiệm của nhiều địa phương đã làm tốt
2


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

xã hội hoá công tác giáo dục đã chứng minh điều đó.Vấn đề là vậy, nhưng làm
thế nào để xã hội cùng tham gia, cái đó còn phụ thuộc vào năng lực trong công
tác xã hội của người quản lí.Người quản lí phải biết cách tham mưu, biết tìm cơ
hội để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các nhóm đối tượng mà mình cần
huy động. Một khi đã hiểu về mục đích, ý nghĩa, chủ trương về xây dựng trường
chuẩn quốc gia thì tính đồng thuận trong thực hiện giữa nhà trường và xã hội sẽ
được nâng cao hơn, việc huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia sẽ dễ
dàng hơn, kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đề ra dễ thành công
hơn."Làm tốtcông tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc
gia"sẽ giúp các nhà quản lí giáo dục trực tiếp là Hiệu trưởng các nhà trường
sẽ hiểu sâu hơn về công tác xã hội hoá giáo dục.Từ đó, có những biện pháp
nhằm nâng cao công tác huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển
giáo dục, phát triển nhà trường góp phần thực hiện tốt chủ trương XHHGD
củaĐảng và Nhà nước ta.

I.3. Thời gian địa điểm.
Địa điểm nghiên cứu: Trường mầm non Hiệp Hòa- thị xã Quảng Yên-tỉnh
Quảng Ninh.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài đuợc nghiên cứu từ đầu năm học 2012-2013
đến năm học 2013-2014.
I.4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn.
Đề tài được thực hiện tại Trường mầm non Hiệp Hòa.Tôi đã nghiên cứu tìm
hiểu, thử nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm"Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả trongcông tác XHHGDtrong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc
gia"và đã thành công tốttại đơn vị trường mình. Tôi mong rằng trên cơ sở lý
luận và thực tiễn, với tâm huyết và trách nhiệm của mình cùng với sự nỗ lực của
thầy cô giáo, sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong xã hội,
sáng kiến kinh nghiệm sẽ thành công khi áp dụngởcác đơn vị trường học khác
trong thị xã và có thể vận dụng được cho tất cả các trường mầm non đang tập
trung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện xã hội hoá giáo
dục sẽđi vào nề nếp, góp phần thực hiệnđổi mới công tác quản lý, nâng cao chất
lượng dạy họcở nhà trường.Đồng thời, XHHGD cũng góp phần thực hiện tốt
cuộc vậnđộng" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ
GD&ĐT phátđộng.
Vì điều kiện về thời gian và khuôn khổ “Đề tài nghiên cứu” tôi chỉ nghiên
cứuXHHGD từ góc độ quản lý, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng để xây dựng các
biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHHGDgóp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường mầm non. Cho nên tôi đã bắt
đầu nghiên cứu đề tài từ đầunăm học 2012-2013và đầu năm học 2013-2014 thực
hiệnthu được kết quả tốt.
II. PHẦN NỘI DUNG:
II. 1.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.
II. 1.1. Cơ sở lý luận.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng GDMN. Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với

3


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

quan điểm chỉ đạo là: “... Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ
chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo
dục mầm non”.
Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới
hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những
nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ
đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh XHHGD, trong đó có XHHGD mầm non.
Trong nhận thức chung, XHHGD được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo
dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân
dưới sự quản lý của Nhà nước. Ở nước ta, XHHGD cũng là một quan điểm chỉ
đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động
giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.
Trong những năm qua, quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng
đầu” chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội, chưa thực sự chi phối sự chỉ đạo
tổ chức thực tiễn của nhiều cán bộ quản lý và các cấp quản lý, kể cả việc đầu tư
cho giáo dục và tạo cơ chế cho tổ chức và hoạt động giáo dục. Trong quản lý về
giáo dục chưa tạo ra được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực
lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục.Mục tiêu cuối cùng của quá trình
xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là nâng cao thêm mức nhận thức về giáo dục của
nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và vật chất của từng người
dân.Song hiện nay, XHHGD trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó,
bởi vì trong xã hội còn tồn tại nhiều nhận thức chưa thật tinh tế, toàn diện. Có
quan điểm cho rằng XHHGD chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình thức
tham gia của nhân dân và xã hội mà ít chú trọng tới nâng mức hưởng thụ từ giáo

dục của người dân. Vì vậy, có nơi công tác XHHGD chỉ đơn thuần về mặt huy
động tài chính, huy động cơ sở vật chất, Nhà nước khoán cho dân, ít quan tâm
đến sức dân.Trái lại có nơi lại thụ động trông chờ vào sự bao cấp chủ yếu của
Nhà nước.Cá biệt có những nơi người dân vẫn còn thờ ơ với giáo dục, cho rằng
giáo dục là sự nghiệp riêng của các nhà trường.Nguyên nhân của những tồn tại
trên chính là việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo
dục còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục cũng chưa đáp ứng được yêu cầu
của xã hội.Công tác lãnh chỉ đạo XHHGD cũng chưa thực sự có chiều sâu và đạt
hiệu quả cao.
GDMN là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân nhưng cho đến
nay nó vẫn chưa mang tính chất bắt buộc đối với mọi trẻ em.Nhiều trẻ em trong
độ tuổi chưa đến trường.Nhiều loại hình chăm sóc - giáo dục trẻ em tồn tại.Sự
tồn tồn tại và phát triển của ngành chủ yếu dựa vào các hỗ trợ đóng góp của
cộng đồng.Điều này đòi hỏi bản thân ngành GDMN phải làm sao để mọi người
hiểu và cùng tham gia công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo
viên hầu hết là nữ. Nó tạo một nét riêng biệt khác hẳn các ngành học, bậc học
khác. Thực tế trong các trường mầm non cho thấy: Quản lý một tập thể nữ
thường rất khó khăn, phức tạp, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo
viên hệ đào tạo không đồng nhất như ( Học từ xa, tại chức, chính quy, vừa học
vừa làm...), mức sống khó khăn, một số nơi cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu
trong khi đó yêu cầu về chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ ngày nay đòi hỏi ngày
càng cao. Nhiều nhiệm vụ khó khăn trước mắt của ngành và nhiều nhiệm vụ đặt
ra cho tương lai đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm
4


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

non phải giỏi, có năng lực, năng động và sáng tạo.Bởi vì đặc điểm tâm lý và giới

tính của nữ có nhiều khác biệt với nam giới. Phụ nữ thường cần tỷ mỷ, thích nhẹ
nhàng tình cảm, dễ xúc động nhưng hay đố kỵ, tự ti… Đây cũng là một nét khác
biệt của ngành học mầm non với các ngành, bậc học khác.
Thực tế cho thấy, công tác XHHGD trong thời gian qua chủ yếu là vận
dụng nên nhìn chung chưa có cơ chế, chưa có phương pháp chung. Nơi nào biết
làm, được nhân dân ủng hộ thì xã hội hoá phát huy được tốt tác dụng, nơi nào
cấp uỷ và chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp giáo dục chỉ bó hẹp trong trách
nhiệm của ngành giáo dục và đương nhiên là hiệu quả giáo dục thấp.
Bên cạnh đó, còn không ít cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về
bản chất của XHHGD và cho rằng nội dung cốt lõi của xã hội hoá là huy động
tiền của trong nhân dân để giảm bớt ngân sách của Nhà nước cho giáo dục và
đào tạo. Vì thế, xã hội hoá được hiểu là chuyển gánh nặng từ vai Nhà nước sang
nhân dân, nhiều cán bộ chỉ thiên về hô hào, vận động, chưa quan tâm đổi mới cơ
chế chính sách.
Không những thế, rất nhiều người còn nhận thức xã hội hoá đồng nghĩa với
việc thu tiền của dân làm nảy sinh tâm lý sợ hãi trong nhân dân mỗi khi nghe nói
tới xã hội hoá.Thực tế trong quá trình chỉ đạo cơ sở, mỗi khi triển khai được
những hoạt động lớn đòi hỏi phải có kinh phí, không ít cán bộ đã biến thuật ngữ
“xã hội hoá” thành những câu nói cửa miệng và đẩy chủ trương xã hội hoá
thành những giải pháp tình thế, những cứu cánh trong lúc khó khăn.
Một số người khác lại nhận thức xã hội hoá chỉ có nghĩa là “nhà nước và
nhân dân cùng làm’’.Thật ra, “nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa nói hết
bản chất của xã hội hoá.Xã hội hoá chính là một chủ trương liên quan đến đổi
mới cơ chế quản lý, xoá bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã
hội.
Thực chất XHHGD có tác động to lớn trong việc xây dựng cộng đồng trách
nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và phát triển môi trường
kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, tạo ra phong
trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân
học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp

hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập ...
II.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Xã Hiệp Hòa là một xã công giáo, nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng
nghề nông, ngư nghiệp, đan lát thủ công...Dẫn đến điều kiện kinh tế toàn xã
Hiệp Hòa còn gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục của
xã nhà.Vì vậy,trong những năm trước đâycơ sở vật chất của các trường học trên
địa bànxã nói chung và trường mầm non Hiệp Hòa nói riêng còn sơ sài, nghèo
nàn, các lớp học chủ yếu là học nhờ ở các nhà thờ, nhà văn hóa thôn, lớp học ở
khu trung tâm lụp xụpxuống cấp, trang thiết bị và đồ dùng thiếu thốn, nghèo
nàn, lạc hậu không đáp ứng với yêu cầu giáo dục.... Bên cạnh đó, phụ huynh học
sinh thiếu quan tâm, chăm sóc - giáo dụccon cái.Công việc của cô giáo mầm non
chủ yếu trông coi các cháu để phụ huynh yên tâm lao động sản xuất. Trình độ
của giáo viên lúc đó mới chỉ qua sơ cấp 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng... Công tác
XHHGD trong trường mầm non Hiệp Hòahiệu quả còn thấp: Do đội ngũcán bộ,
giáo viên, nhân viên, phụ huynh và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về bản chất

5


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

của XHHGD, ít quan tâm đến sự nghiệp GDMN chỉ bó hẹp trong trách nhiệm
của ngành giáo dục nên hiệu quả XHHGDthấp.
Xuất phát từ những khó khănthực tiễn, đồng thời nhận thức từ chủ trương
và tình hình thực tế của các địa phương trên cả nước, nơi nào xây dựng được
trường chuẩn quốc gia thì nơi đó giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện. Nắm
bắt được cơ hội và thách thức của địa phương mình,muốn thực hiện tốt công tác
giáo dục của xã Hiệp Hòa thì phải có kế hoạch chỉ đạo xuyên suốt từ cấp ủy
đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể...., các đơn vị trường học đóng trên

địa bàn xã. Đảng bộ xã Hiệp Hòa đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển giáo
dục giai đoạn 2010-2015đề ra các mục tiêu: “Nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo, xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài, làm cho giáo dục phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế và
xã hội”; “Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại hoá,
chuẩn hoá, xã hội hoá về cơ sở vật chất, về công tác quản lí, công tác tổ chức
dạy và học nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện thực chất”. Từ năm
2013 đến năm 2015 phấn đấu 100% trường trên địa bàn xã Hiệp Hòa đạt
trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Vì vậy, quyết tâm xây dựng nhà trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ1, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đã trở thành
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Trường mầm non Hiệp Hòa.Điều đó được thể
hiện trong hai năm trở lại đây, công tác XHHGD ở trường mầm non Hiệp Hòa
đã có nhiều chuyển biến đáng kểbước đầu đạt được kết quả nhất định, đã đóng
góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của địa phương. Nhà trường đã chủ động
đề xuất biện pháp với cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình,
xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường.Đã đề ra các
biện pháp chăm sóc- giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác nhà trường phối hợp tốt với các tổ chức
chính trị- xã hội và cá nhân có liên quan để tuyên truyền phổ biến kiến thức
khoa học nuôi dạy trẻ, thực hiện công tác phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ
cho trẻ em tớiphụ huynh và nhân dân trong cộng đồng. Huy động rất nhiều
nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp GDMN; góp phần xây dựng cơ
sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để
nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng - giáo dục trẻ em.Chủ trương xã hội
hoá được đa số cha mẹ trẻ ủng hộ và tự nguyện tham gia, một số phụ huynh có
những đóng góp quan trọng trong việc truyên truyền phổ biến các chủ trương xã
hội hoá và giám sát việc thực hiện, phối hợp hỗ trợ nhà trường trong công tác
chăm sóc -giáo dục trẻ. Bên cạnh sự đầu tư của ngân sách nhà nước, cha mẹ trẻ
cũng đóng góp để hỗ trợ nhà trường thêm nhân lực, vật lực để sửa chữa cơ sở
vật chất, đồ dùng, các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc - giáo dục

trẻ, ủng hộ cây xanh, cây cảnh tạo môi trường trường lớp xanh- sạch- đẹp, thân
thiện. Tuy nhiên, công tác XHHGD của nhà trường vẫn còn có một số hạn chế
nhất định.Một bộ phận phụ huynh và nhân dân chưa nhận thức đúng đắn chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ đối với giáo dục mầm non nên sự đồng tình ủng hộ
chưa kịp thời.Công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước về giáo dục mầm non tới các tầng lớp nhân dân
hiệu quả chưa cao.Công tác tham mưu với chính quyền địa phương về công tác
quản lý nhà nước về công tác XHHGD mầm non đôi lúc còn chưa kịp thời.

6


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

II.2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
II.2.1. Thực trạng: Khảo sát và đánh giá.
Trường mầm non Hiệp Hòa được thành lập từ năm 1982 với 5 điểm trường,
từ năm học 2012-2013. Đến nay, trường được thu gọn lại còn 3 điểm trường ( 01
khu trung tâm và 02 điểm lẻ). Năm học 2013 – 2014 đểđạt các tiêu chuẩn
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I- năm 2013 cần phải có nhiều biện
pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ thông qua việc thực hiện
tích cực công tác XHHGD thêm cơ sở vật chất, nguồn lực trong mọi tầng lớp
nhân dân để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ và
đảm bảo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
*. Về đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên:
- Đầu năm học 2013 – 2014 tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
trường là 42 đồng chí:
Tổng số
CB-GV-N V


Trình độ chuyên môn
Cao đẳng
Đại học
Trung cấp

42

4

9

Trung
cấp

29

Trình độ lý luận
Đảng viên
Sơ cấp
mới kết nạp

2

8

0

*.Về quy mô trường lớp:
- Đầu năm học 2013-2014 .

Mẫu giáo

Nhà trẻ

Tổng số
lớp

Số
Số trẻ Tỷ lệ đạt
nhóm
18 lớp
03
45
11,8%
*.Về cơ sở vật chất:
- Đầu năm học 2013-2014 :

Số lớp

Số trẻ

15

395

Tỷ lệ
đạt
90,2%

Ghi

chú

Đầu Năm học
2013-2014

Phòng học
kiên cố

Phòng học
tạm

Phòng làm
việc, phòng
chức năng

Bếp
một
chiều

Sân
chơi

Sân có
đồ chơi

Khu Trung tâm
Khu Giếng Khe
Khu Rộc Bồng

7

03
03
13

05
0
0
05

02
0
0
2

01
01
0
2

01
01
01
3

01
01
0
2

Tổng cộng


Trong quá trình thực hiện việc nâng cao hiệu quả công tác XHHGD ở
trường mầm non Hiệp Hòa gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
*. Những thuận lợi trong công tác XHHGD ở trường:
Được sự quan tâm chăm lo về mọi mặt của các cấp lãnh đạo ngành giáo
dục, lãnh đạo địa phương, được sự hỗ trợ tích cực của các Ban ngành đoàn thể,
các lực lượng xã hội, đặc biệt là trong 2 năm học gần đây quá trình XHHGDở
trường mầm non Hiệp Hòa đã đạt được một số thành tựu đáng kể:

7


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

- Cơ sở vật chất ở 3 điểm trường các khối phòng được xây dựng kiên cố
hóa cao tầng, khang trang, khuôn viên trường, lớp sạch sẽ, gọn gàng, trang thiết
bị tối thiểu phục vụ cho hoạt động dạy và học cũng được đầu tư kịp thời và
tương đối đầy đủ, tạo môi trường hoạt động của cô và trẻ luôn xanh- sạch- đẹp...
- Có đủ số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định. Giáo viên có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tinh thần trách nhiệm cao với công tác
chăm sóc- giáo dục trẻ đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục
mầm non mới, không ngừng được phát triển cả về số lượng, tỉ lệ cán bộ, giáo
viên, nhân viên đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 31 %.
- Phụ huynh ngày càng nhận thức tốt hơn về giáo dục mầm non, đã chăm
lo, ủng hộ cơ sở vật chất và quan tâm đến việc học tập của con em mình. Dẫn
đến tỷ lệ huy động học sinh ra lớp có chiều hướng tăng nhanh.
Thực hiện tốt Quyếtđịnh số 239/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 02 năm 2010 của
Thủ tướng chính phủ về “Quyết định phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015”và Hướng dẫn số 3370/LDGD-TCLĐTB&XH, ngày 15/11/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh quy định về miễn,

giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
từ năm học 2010-2011 như: Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu và chi trả
kịp thời kinh phí và miễn giảm các khoản thu cho các đối tượng trẻ thuộc diện
chế độ chính sách. Thực hiện tốt việc công tác phát triển số lượng, đảm bảo chỉ
tiêu huy động của ngành giao cho (đặc biệt trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt tỉ lệ
100%, trẻ ăn bán trú tại trường 100% ...vv). Chất lượng giáo dục ( bé ngoan, bé
chăm đạt 98% trở lên). Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ( tỷ lệ trẻ có chiều
cao và cân nặng bình thường đạt từ 97% trở lên.
*. Những hạn chế và khó khăn:
Trường mầm non Hiệp Hòanằm trên địa bàn xã Hiệp Hoà, là một xã vùng
công giáo toàn tòng, địa bàn dân cư tương đối rộng và trải dài, dân số đông,
nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, đánh bắt hải sản và các nghề thñ công
truyền thống. Vì vậy, nhận thức của người dân về mọi mặt trong cuộc sống xã
hội đặc biệt là về ngành giáo dục còn nhiều hạn chế. Các hộ dân sinh con thứ ba
trở lên tỷ lệ còn cao, hộ gia đình đi khai hoang chuyển ở các nơi về, một số trẻ
em có hoàn cảnhđặc biệt: mồ côi cha mẹ, cha mẹ li hôn, cha mẹđi làmăn xa gửi
con sống vớiông bà... Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con
em mình, nên công tác tuyên truyền, phối kết hợp còn chưa đồng nhất và hiệu
quả chưa cao trong toàn nhà trường, công tác chăm lo GDMN cũng gặp không ít
khó khăn...
Trường có 3 khu cách xa nhau nên khó khăn cho công tác quản lý và trao
đổi kinh nghiệm chuyên môn cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
Trước tình hình thực tế đó, việc thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác XHHGD ở trường mầm non là việc làm tôi đặc biệt chú trọng quan tâm
với mong muốn duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục của nhà trường, từng
bước nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ.Để đẩy mạnh công tác xã hội
hoá giáo dục mầm non, tạo dựng cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại đảm bảo theo
chuẩn Quốc Gia, sẵn sàng đón nhận chủ trương chuyển đổi loại hình trường lớp
theo yêu cầu của Nhà nước, tôi đã tìm ra một số biện pháp như sau:

8


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

II.2.2. Các giải pháp:
II.2.2.1. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương và Phòng
Giáo dục và Đào tao:
Đối với người quản lý phải nắm chắc được nội dung những yêu cầu cụ thể,
các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của Trường mầm non thì mới xây dựng
đúng kế hoạch và tham mưu tốt về CSVC, trang thiết bị và các vấn đề khác cho
nhà trường. Do đó tôi đã nghiên cứu Điều lệ Trường Mầm non các chương trình
Giáo dục mầm non ( Chương trình đổi mới hình thức, Chương trình Giáo dục
mầm non mới, Chương trình chỉnh lý nhà trẻ…) Tiêu chuẩn Trường mầm non
đạt chuẩn Quốc gia theo QĐ 36/2008/QĐ – BGD&ĐT. Quyết định về danh mục
thiết bị mầm non tối thiểu phục vụ chương trình thí điểm đổi mới. Từ những căn
cứ các tài liệu bản thân tôi rút ra những vấn đề cần thiết cho CSVC, trang thiết
bị để thực hiện các hoạt động của Trường mầm non theo yêu cầu đổi mới và đi
vào xây dựng kế hoạch cụ thể.
Trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, hiệu trưởng là thành viên
trong Hội đồng giáo dục và Ban xây dựng trường chuẩn quốc gia của địa
phương, là cán bộ quản lí trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo; vì là người
trực tiếp với thực tế nhà trường, nên trong lĩnh vực giáo dục về xây dựng trường
chuẩn quốc gia, không ai hiểu và nắm rõ hơn nội dung xây dựng trường chuẩn
của đơn vị mình như hiệu trưởng. Cho nên, hiệu trưởng trong thực thi nhiệm vụ
xây dựng trường chuẩn quốc gia, phải luôn xem mình như là một cán bộ giúp
việc của lãnh đạo địa phương và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo; phải có ý
kiến, đề xuất để lãnh đạo địa phương và Phòng Giáo dục và Đào taọ quyết định
các vấn đề xây dựng trường chuẩn ngoài chức năng nhiệm vụ của mình.

Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, bản thân tôi
đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo địa phương ban hành Quyết định thành lập
Ban xây dựng trường chuẩn quốc gia xã Hiệp Hòa; ban hành Nghị quyết về Đề
án xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2013-2015 và Đề án
phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2010 - 2015. Ngoài ra, còn tham mưu
cho địa phương mở rộng thêm 500m2diện tích khuôn viên nhà trường.
Nhờ tham mưu tích cực, mối quan hệ giữa địa phương và nhà trường ngày
càng khăng khít hơn; việc đầu tư CSVC ngày càng được quan tâm hơn; trong
đó, địa phương đã đầu tư gần 2 tỷ đồng làm sân chơi, tường rào, cổng trường tại
02 điểm lẻ của trường.
Ngoài việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương, bản thân tôi còn tích cực
tham mưu cho lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên đầu tư các
hạng mục cơ sở vật chất: trang thiết bị dạy học, bàn ghế...Cụ thể, trong xây dựng
trường chuẩn quốc gia mức độ 1 của trường thị xã Quảng Yên đã tiếp tục đầu tư
trang thiết bị phục vụ cho dạy - học và xây dựng các phòng đa chức năng, phòng
làm việc, phòng họp, nhà để xe, phòng bảo vệ, sân chơi, bể nước....trị giá gần 6
tỷ đồng. Ngoài ra, để đảm bảo tỉ lệ 2 giáo viên/lớp bán trú, đầy đủ các nhân viên
theo quy định, qua mỗi lần duyệt kế hoạch phát triển trường lớp đều tham mưu
về tiêu chí số lượng cán bộ, nhân viên và tỷ lệ giáo viên hiện có của trường để
lãnh đạo Phòng xem xét chỉ đạo và điều động con người. Chính vì vậy, mà số
lượng cán bộ, nhân viên ngày càng được đồng bộ; tỷ lệ giáo viên luôn đạt 2 giáo
viên /lớp bán trú và có đầy đủ các nhân viên theo qui định.
9


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

Tóm lại, trong triển khai xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia,
nhiệm vụ tham mưu của hiệu trưởng có vai trò quan trọng. Việc tham mưu càng

tích cực sẽ giúp cho lãnh đạo địa phương và ngành có sự quan tâm hơn, chỉ đạo
càng sát sao hơn và trường có điều kiện thuận lợi hơn trong xây dựng trường
chuẩn.
II.2.2.2. Xây dựng kế hoạch CSVC và trang thiết bị phù hợp với thực tế
của trường.
Đây là giải pháp đầu năm học đồng thời nó cũng xuyên suốt trong quá trình
hoạt động, không chỉ một tháng, một năm mà sau 5 năm, mười năm và hướng
cho cả tương lai của nhà trường. Là người Hiệu trưởng của một trường học phải
có cái nhìn bao quát tổng thể và có tầm nhìn chiến lược.
- Xây dựng đề án phát triển của nhà trường giai đoạn 2010-2015 cụ thể, rõ
ràng, chính xác trình Đảng ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã.
- Làm kế hoạch phát triển từng năm học chính xác số liệu và lập kế hoạch
xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị qua hàng năm.
- Hàng năm phải xây dựng kế hoạch qua thực tế số trẻ trong độ tuổi đến
trường, dự kiến bao nhiêu nhóm lớp, mỗi phòng học bao nhiêu cháu. Nguồn thu
bao nhiêu và làm những việc gì trước việc gì sau.
- Có kế hoạch xây dựng tổng thể CSVC, trang thiết bị:
+ Quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm xây dựng, thời gian hoàn thành
việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị. Quy hoạch về tổng số các phòng: số
phòng học, số phòng chức năng, công trình vệ sinh…phù hợp với số trẻ trong xã
đến Trường mầm non theo Quy định Điều lệ Trường mầm non.
Ví dụ: Kế hoạch xây dựng trường chúng tôi thể hiện: Địa điểm xây dựng
tại khu vực trung tâm của xã Hiệp Hòa, thuận tiện cho tất cả bà con trong xã đưa
trẻ đến trường. Diện tích 3 khu vực là: 3.830.5m2. Số phòng xây dựng mới
phòng học, xây dựng các khu vệ sinh gần các nhóm lớp thuận tiện cho trẻ..v..v.
Việc xây dựng trường mới phải xây dựng hiện đại, đảm bảo tính sử dụng bền
vững, lâu dài, tránh lạc hậu( các phòng học phải đảm bảo diện tích, cửa sổ vừa
tầm với trẻ để có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, nền nhà được lát gạch hoa,
thuận tiện cho trang trí các góc hoạt động của trẻ. Bên cạnh các phòng học phải
có kho để đồ dùng của lớp. Có hệ thống điện đầy đủ và an toàn cho trẻ. Ngoài

các phòng học đủ cho trẻ phải xây dựng các phòng chức năng.: Phòng Nghệ
thuật, phòng máy, phòng y tế, phòng hành chính quản trị, bếp một chiều…. tất
cả phải đủ diện tích ít nhất đạt mức tôí thiểu theo quy định của trường chuẩn
Quốc gia). Có kế hoạch quy hoạch sân trường: Sân tập thể dục, sân chơi an toàn
giao thông, khu vườn thiên nhiên của bé…Tất cả các vấn đề trên hiệu trưởng
phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng và phải thực sự đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu
dài, không lạc hậu. Kế hoạch này tuyệt đối không được mang tính chất tạm bợ
mà phải có ý tưởng, có kế hoạch cho tương lai và nó phù hợp với đặc điểm
Trường Mầm non vùng nông thôn. Bên cạnh kế hoạch xây dựng mới thì vấn đề
mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi góp phần không nhỏ đảm bảo tốt các
hoạt động ở Trường Mầm non. Vậy bản thân tôi phải nghiên cứu xem mua
những cái gì trước, cái gì sau?.. Khi có kế hoạch mua sắm đồ dùng trang thiết bị,
điều đầu tiên phải quan tâm đó là chất lượng( phải đảm bảo an toàn cho trẻ, đẹp,
bền, có giá trị sử dụng lâu dài). đồ dùng phải đảm bảo chất lượng còn về số
10


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

lượng chưa có điều kiện thì bổ sung dần trong năm hoặc năm tiếp theo. Tuyệt
đối không được xem số lượng trên chất lượng mà chất lượng bao giờ cũng được
đặt lên hang đầu. Trường có kế hoạch mua sắm đồ dụng phục vụ cho công tác
chăm sóc nuôi dưỡng- giáo dục trẻ, cho hoạt động vui chơi của trẻ như: Nhà lâu
đài, Máy bay, Cầu trượt, Thang leo. Cổng thể dục. Bàn ghế, các loại Giá góc, tủ
tài liệu, loa đài…v..v.Các đồ dùng trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho
các hoạt động CSGD trẻ. Đồ dùng trang thiết bị được lựa chọn phù hợp bậc học
mầm non đồng thời đảm bảo tính an toàn, đẹp và bền.
II.2.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận
thức về xã hội hoá.

“Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, “Nhà trường phải gắn liền
với gia đình và xã hội”; do đó, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
không phải là đơn phương của ngành giáo dục, của nhà trường mà là của toàn xã
hội. Vấn đề là vậy, nhưng làm thế nào để xã hội cùng tham gia, làm thế nào để
cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục mầm non đối với đời sống
cộng đồng?Đây là việc làm không phải dễ.Có thể thấy, một trong những nguyên
nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện XHHGD
chính là vấn đề nhận thức.Quần chúng phải hiểu đúng bản chất của XHHGD, sự
cần thiết phải tham gia giáo dục, từ đó nâng dần tính tự giác, tích cực, chủ động,
tình cảm và năng lực hoàn thành công việc này. Sự thành công còn phụ thuộc
vào trách nhiệmcủa ngành giáo dục, đặc biệt là trường mầm non.Người quản lí
trường mầm non phải biết cách tham mưu, biết tìm cơ hội để tuyên truyền nâng
cao nhận thức trong các nhóm đối tượng mà mình cần huy động.Vì vậy, phải
tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ
về đường lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn… nhằm làm
chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ
chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của
giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi của XHHGD để quần chúng có đủ
hiểu biết, chủ động tham gia vào giáo dục.Nâng cao nhận thức về XHHGD cho
mọi người có rất nhiều con đường, nhiều hình thức tổng hợp. Để làm được điều
này,trong quá trình lãnh đạo nhà trường tôi đã quan tâm tới các vấn đề sau:
+ Việc làm đầu tiên là tôi quán triệtcác văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liên
quan đến giáo dục và xã hội hoá sự nghiệp giáo dụctới các đồng chí cán bộ, giáo
viên trong trường và các sau đó đến phụ huynh học sinh thông qua việc tổ chức
học tập, sinh hoạt tập thể, họp hội đồng nhà trường, họp phụ huynh học sinh...
để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách vận dụng vào
thực tiễn.
+Tiếp theo tôi đã chỉ đạo xây dựng các góc tuyên truyền ở trường, cáclớp:
chọn một góc thuận lợi (vị trí mà mọi người dễ trông thấy) tại trường làm góc
tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh. Tại đó, chúng tôi đăng các tài liệu,

tranh ảnh…với những nội dung cần thiếtnhư (tổ chức nuôi dạy con, những yêu
cầu mà các bậc cha mẹ, cộng đồng cấn phối hợp với nhà trường, tuyên truyền
các cá nhân và tập thể điển hình tham gia ủng hộ kinh phí đóng góp xây dựng
giáo dục địa phương…). Nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn
ngắn gọn, luôn thay đổi, cập nhật thông tin thiết thực, hình thức hấp dẫn… để
mọi người dễ xem, dễ ghi nhớ.
11


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

Hình ảnh: Góc tuyên truyền với phụ huynh của trường và của lớp

+ Ở các góc tuyên truyền, nhà trường bố trí “Hòm thư góp ý” để các bậc
phụ huynh và người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến với ngành giáo dục và
nhà trường về những vấn đề như: công tác quản lý chỉ đạo, nội dung, phương
pháp giáo dục, tìm hiểu phương pháp nuôi dạy con, hay về các vần đề mà cha
mẹ các cháu chưa nắm rõ…Ngoài những hình thức tuyên truyền mang tính
truyền thống như tổ chức tập huấn, triển khai các nghị quyết, văn bản có liên
quan đến giáo dục; thì cần có những hình thức tuyên truyền mạnh mẽ hơn, tích
cực hơn như tìm các tài liệu ngắn gọn, các hình ảnh có liên quan đến chất lượng
giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục.

Hình ảnh: Các cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường
đang tuyên truyền với phụ huynh.

Cụ thể: Hàng năm để nâng cao hiệu quả tuyên truyềnnhà trường có kế
hoạch chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên có khả năng giao tiếp khéo và phân công
giáo viên tổ chức các cuộc họp phụ huynh của lớp để tuyên truyền kiến thức

chăm sóc- giáo dục trẻ và đến tận các gia đình trong địa bàn xã, hướng dẫn tri
thức khoa học về nuôi dạy trẻ và biết linh hoạt áp dụng các tri thức khoa học đó
phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, địa phương.
+ Tôi đã chỉ đạo trong trường kết hợp với Ban văn hóa xã tuyên truyền qua
các phương tiện thông tin đại chúng: Bằng cách tổ chức tuyên truyền hàng ngày
qua hệ thống loa phát thanh của xã sâu rộng đến từng thôn xóm, nhân dân và cha
12


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

mẹ học sinh nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân
trong công tác tham gia XHHGD.
Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực của nhà trường, các cấp uỷ
Đảng và chính quyền xã Hiệp Hòa cũng hết sức quan tâmvà chỉ đạotới toàn
Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội....của địa
phương về công tác xã hội hoá giáo dục. Từ đó, phát huy vai trò lãnh chỉ đạo
trong thực hiện công tác XHHGD.
Những việc làm của nhà trường tưởng chừng chỉ là những việc làm nhỏ,
nhưng nó đã mang lại hiệu quả lớn góp phần nâng cao nhận thức của đông đảo
quần chúng nhân dân về công tác giáo dục và XHHGD, đáp ứng được đầy đủ
các yêu cầu của gia đình, của xã hội, của đất nước.
II.2.2.4.Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục,huy động sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng xã hội tham gia và đóng góp về tài chính, vật lực của
các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm đóng trên địa bàn...
Nhận thức được XHHGD có tầm quan trọng thiết thực trong sự nghiệp phát
triển giáo dục. Muốn nhà trường phát triển cần có sự đóng góp, tác động từ
nhiều phía đó là nhà trường, gia đình, và xã hội hay nói cách khác là lôi kéo gia
đình và xã hội tham gia góp phần vào việc nuôi dạy các cháu ngày một tốt hơn.

*. Để đẩy mạnh công tác XHHGD, huy động sức mạnh tổng hợp của các
lực lượng xã hội tham gia.
+ Đối với gia đình: Hàng tháng trong cuộc họp nhà trường tôi phân công
cán bộ giáo viên phối hợp cùng ban thôn đến từng hộ gia đình, điều tra trẻ trong
độ tuổi kết hợp tuyên truyền vận động gia đình cho trẻ đến trường. Vào năm học
trong các cuộc họp phụ huynh nhà trường và giáo viên tổ chức tuyên truyền giúp
cha mẹ hiểu được những kiến thức sơ đẳng để phối hợp cùng nhà trường chăm
sóc giáo dục cháu. Cũng thông qua hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh, từng
năm bầu ra ban ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình có năng lực vận động,
tuyên truyền những thông tin cần thiết của nhà trường đến từng gia đình, đồng
thời kêu gọi vận động phụ huynh đóng góp công sức và vật chất để hoàn thành
kế hoạch xây dựng, phát triển nhà trường.
+ Đối với xã hội, cụ thể là chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan
đoàn thể trên địa bàn xã. Tôi xác định công tác tham mưu thành công không
phải chỉ cầm tờ trình đến cơ quan trình bày lý do, điều kiện cần là được, mà phải
thường xuyên tìm các cơ hội nhân các ngày lễ, ngày hội của địa phương hay các
đoàn thể hiệu trưởng cùng trưởng ban các đoàn thể đến tham dự, thăm hỏi chúc
mừng có thể đề xuất cho trường tham gia vào một số công việc giao lưu văn
nghệ, thể thao… ngược lại vào những ngày lễ ngày hội của trường Hiệu trưởng
trực tiếp đưa giấy mời đến nhà gặp đích danh các vị lãnh đạo có uy tín của địa
phương, ban ngành vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa bày tỏ sự có mặt của đại biểu
rất quan trọng và cần thiết đối với nhà trường. Nhờ vậy, các năm qua công tác
tham mưu của nhà trường có hiệu quả cụ thể Đảng uỷ - HĐND- UBND xã Hiệp
Hòa đã đưa vào nghị quyết, kế hoạch phát triển của địa phương những mục tiêubiện pháp về việc xây dựng và phát triển trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhiều đơn vị,
cơ quan kết nghĩa , các nhà hảo tâm...đã từng bước giải quyết được nhiều khó
khăn cho nhà trường.
13



Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

Trước đây, trong công tác XHHGD nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia,
nhà trường chưa tập trung đúng mức, phần lớn chỉ mới chú trọng vào những
đóng góp của cha mẹ học sinh.
Trong xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1, trong công tác XHHGD
bản thân tôi đã tập trung vào các lực lượng xã hội với nhiều nhóm đối tượng
khác nhau để huy động, gồm:
+Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp; Ngành Giáo dục và Đào tạo; các
ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như: y tế, công an, Ủy
ban các cơ quan, ban ngành, Ban Bảo vệ- chăm sóc trẻ em, các tổ chức đoàn thể
như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn
giáo, tổ chức từ thiện, Hội Cựu giáo chức,…);gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại
diện cha mẹ học sinh; Các cơ sở sản xuất kinh doanh, cửa hàng... tạo khả năng
liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; Các tổ chức cá nhân.vv...
Để thực hiện công tác XHHGD, nhà trường đã tổ chức khảo sát thực trạng
5 tiêu chuẩn của nhà trường theo 5 tiêu chuẩn của Quyết định số 36/2008/QĐBGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kèm theo Quy chế công
nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trên cơ sở thực trạng 5 tiêu chuẩn
của trường chuẩn quốc gia, nhà trường đã lập đề án xây dựng trường chuẩn quốc
gia mức độ 1 và tổ chức Hội thảo thông qua trong Đảng ủy, Hội đồng nhân dân
và các ban ngành đoàn thể của xã để có chủ trương thống nhất và có biện pháp
chỉ đạo thực hiện. Nhà trường tham mưu cho lãnh đạo địa phương có Quyết định
thành lập Ban xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Về cơ cấu của Ban xây dựng
trường chuẩn quốc gia do một đồng chí lãnh đạo địa phương làm trưởng ban,
phó ban thường trực là hiệu trưởng nhà trường, các thành viên khác đầy đủ các
ban ngành, đoàn thể địa phương và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Ban xây dựng trường chuẩn quốc gia tiến hành họp dưới sự chủ trì của lãnh đạo
địa phương, phân công cụ thể cho từng thành viên trong Ban. Từ đó, chủ trương
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được thông qua các thành viên trong Ban và

từ các thành viên trong Ban đã thông tin đến không những trong cha mẹ học
sinh mà cả trong cộng đồng, tạo được sự đồng thuận giữa nhà trường và xã hội
trong huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường học và các hoạt động
giáo dục khác.
Bên cạnh việc huy động cơ sở vật chất, trường mầm non Hiệp Hòa thực
hiện tốt công tác chăm sóc- giáo dục để xứng đáng với sự quan tâm đầu tưvà
tạo điều kiện thuận lợi cho trường của các cấp. Trường đãtổ chức thành công và
có hiệu quả “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, phối hợp với các đoàn thể:
(Hội phụ nữ, trạm y tế, ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em...của xã tổ chức hội
thảo“Tuyên truyền các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho
trẻ”, phối hợp tổ chức “Tháng hành động vì trẻ em”, … Ngoài ra nhà trường
còn tổ chức các hội thi trong năm học như: Lễ hội “Bé mầm non với đồng dao,
ca dao, dân ca Việt Nam” tích hợp nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng và
bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam,hội thi“Làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo” làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động dạy và học từ những
nguyên vật liệu phế thải,tổ chứchội thi“ Bé thông minh, nhanh trí”,tổ chứcTết
Trung thu, Liên hoan văn nghệ, các ngày hội ngày lễ lớn, tổ chức các chuyên đề
trường và tổ như: chuyên đề “ Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm
non”, Làm quen với Toán,vv... Chúng tôi đã thu hút được sự quan tâm đông đảo
14


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

các lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế, mọi người dân ở địa phương.
Trong các hoạt động này không chỉ đơn thuần có sự tham gia của cô và trò mà
còn huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ, ông bà, Hội cha mẹ học
sinh, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của nhiều tổ chức, cá
nhân, nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâmtrên địa bàn xã.Qua đó, vận động cha mẹ

học sinh quan tâm chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và tạo điều kiện tốt nhất có thể
cho con em học tập, vui chơi; có trách nhiệm cùng nhà trường chăm sóc, nuôi
dạy con tốt. Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ quan, các tổ chức xã hội
cùng tham gia xây dựng giáo dục như giúp xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua
sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy và học…
*. Để huy động đóng góp về tài chính, vật lực của các cơ quan, đơn vị, các
nhà hảo tâm đóng trên địa bàn...
Cùng với việc tham mưu với cấp trên về mục đích tăng cường thêm cơ sở
vật chất, các điều kiện phục vụ dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học, tôi quan tâm tới việc huy động sự đóng góp tài chính, tranh thủ sự ủng hộ
của các lực lượng kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ chức … tới các hoạt động
giáo dục của địa phương.

Hình ảnh: Chủ công ty TNHH Liên Sơn tặng
nhà trường bức tranh

Hình ảnh: Chị Bùi Thị Hồng Nhung. Chủ cửa
hàng vàng bạc Thuận Nhung – thị xã Quảng
Yên tặng quà nhà trường.

Hình ảnh: Đơn vị kết nghĩa Tiểu đoàn 18- Sư đoàn 395 tặng quà nhà trường
trong buổi Lễ đón bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia

Để làm được việc này, tôi tranh thủ những mối quan hệ, tình cảm của nhân
dân để có cơ hội trao đổi, thảo luận với họ về kế hoạch phát triển của nhà trường
thông qua đó sẽ kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của họ cho các vấn đề liên quan đến
giáo dục của nhà trường. Lên danh sách các nhà hảo tâm, số kinh phí và hiện vật
15



Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

được ủng hộ niêm yết trên bảng tuyên truyền của trường ở vị trí dễ quan sát để
mọi người nhìn thấy rõ và kêu gọi thêm sự hảo tâm của những cá nhân, tập thể
khác...vv. Có thể nêu ví dụ minh hoạ cụ thể:
Để chuẩn bị cho năm học mới ở điểm lẻ khu Rộc Bồng của trường còn
thiếu các phòng học, nhà bếp, khuôn viên vườn rau...Tôi thấy trăn trở khi đứng
trước khó khăn đó ( khó có thể đủ lớp học để huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu
ngành giao và không có nhà bếp thì không đủ điều kiện và tiêu chuẩn mở lớp
bán trú). Tôi đã lên kế hoạch và bàn bạc với ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên
để tham mưu với lãnh đạo cấp trên, nhờ sự đồng thuận và tham mưu tích cực
của nhà trường đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Phòng giáo dục,
chính quyền địa phương cho khởi công xây dựng từ tháng 6 /2012 đến tháng
9/2012 thì hoàn thiện (xây dựng bổ xung thêm 01 phòng học, 01 nhà bếp trị giá
hơn 1 tỷ đồng), đơn vị thi công đã kỷ niệm nhà trường phần xây dựng khuôn
viên vườn rau trị giá gần 10.000.000đ.

Hình ảnh: “ Vườn rau của bé” do đơn vị thi công xây dựng Trí Thức
- thị xã Quảng Yên- tặng nhà trường

Hình ảnh: Các cô giáo cùng cháu chăm sóc vườn hoa, vườn rau của trường

Phòng học, nhà bếp, vườn rau đã có nhưng khuôn viên còn ngổn ngang, sân
cổng bẩn, đồ dùng đồ chơi phải vận chuyển về lớp mới... Trước thực tế như vậy,
mà nhân lực nhà trường thiếu (giáo viên toàn là nữ) tôi đã mạnh dạn làm văn
bản đề xuất ý kiến với lãnh đạo địa phương cho phép nhà trường liên hệ với Đơn
16



Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

vị bộ đội kết nghĩa đóng quân tại địa bàn xã. Được sự đồng ý và giới thiệu của
lãnh đạo địa phương, tôi đến gặp Ban chỉ huy đơn vị, trình bày nguyện vọng và
đề nghị được giúp đỡ. Tôi vô cùng bất ngờ khi nhận được sự quan tâm ủng hộ
nhiệt tìnhvề kế hoạch nhà trường của các đồng chí Lãnh đạo chỉ huy đơn vị,
cácđồng chí không những đồng ý mà còn cho anh em giúp nhà trườnglàm bếp,
chuyển đồ dùng, cơ sở vật chất từ lớp cũ về lớp mới, lao động cải tạo vườn rau ở
2 khu lẻ, bên cạnh đó còn đề nghị giúp thêm những công việc khác như ( lắp
cống, đào móng bếp...). Buổi lao động thật ý nghĩa, 20 cán bộ chiến sĩ trong 3
ngày làm việc không quản ngại khó khăn không chỉ giúp chúng tôi hoàn thành
công việc mà còn góp phần gắn kết tình cảm quân dân.

Hình ảnh : Các chú bộ đội giúp nhà trường cải tạo bếp nấu, vườn rau

Nhờ thực hiện tốt công tác XHHGD có kết quả sau: cuối năm học 20122013 nhà trường đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất các
bậc phụ huynh hỗ trợ kinh phí may rèm cửa cho các phòng, lắp đặt bảng biểu
trang trí các lớp với tổng giá trị 34.700.000đ . Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng đã
phối với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp giáo dục học
sinh, trang trí lớp học...Ngoài ra còn ủng hộ 40 chậu cây cảnh cho 3 điểm
trường, trồng cây xanh và cây bóng mát trên sân trường.Đoàn Thanh niên xã,
Hội Phụ nữ xã, Hội cựu chiến binh xã... đã huy động 50 công san đất, khuân
chuyển trang thiết bị,cải tạo vườn trường, đậy nắp cống rãnh của trường.
Công an xã đã phối hợp với nhà trường tổ chức tuyên truyền giáo dục trật
tự an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.
Trạm Y tế xã phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe học
sinh 2 lần/ năm học: tiêm phòng vắc xin, xổ giun, khám sức khỏe, tuyên truyền
phòng ngừa các bệnh dịch (H5N1), bệnh tay chân miệng, bệnh sởi ban, bệnh
mắt đỏ; tuyên truyền an toàn thực phẩm...

II.2.2.5.Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo công tác XHHGD( kiểm
tra- giám sát), tạo ra môi trường giáo dục thực sự dân chủ và lành mạnh.
Bản thân tôi thấy rằng, XHHGD không có nghĩa là sự buông lỏng sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước mà càng phải thể hiện rõ sự lãnh đạo tập
trung, quản lý thống nhất của chính quyền địa phương, phát huy tính năng động
sáng tạo của ngành giáo dục, tổ chức sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng
trong một cơ chế tổ chức, điều hành khoa học nhịp nhàng, có chính sách tạo
17


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

động lực thu hút nguồn lực “nhân lực, vật lực” mới mang lại ý nghĩa sâu sắc
của công tác xã hội hoá. Chính vì vậy, rất cần thiết phải xây dựng cơ chế chính
sách huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục nhằm mục tiêu tác động
bằng cơ chế chính sách để nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục, có chính
sách thu hút nguồn lực cho giáo dục; cụ thể là: Phát huy vai trò chủ động nòng
cốt của ngành giáo dục và nhà trường trong việc tổ chức thực hiện XHHGD.
Từ thực tế XHHGD ở trường mầm non Hiệp Hòatôi nhận thấy: để giáo dục
và nhà trường thực sự phát huy được vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt đòi
hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thực hiện đầy đủ, bài bản các bước của quá trình
tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, từ khâu lập kế hoạch,
tổ chức, điều hành chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổng kết, nắm vững thông tin
trong từng khâu và xuyên suốt toàn bộ quá trình.Không tổ chức đúng đắn việc
thực hiện chương trình hoạt động thì việc lập kế hoạch cũng mới chỉ là những
mong muốn trên giấy tờ. Trong cấu trúc của quá trình quản lý nếu kế hoạch
được coi là “xương sống”, thì tổ chức thực hiện chính là phần còn lại của “cơ
thể” quản lý. Tổ chức là một quá trình phân công và phối hợp các nhiệm vụ và
nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã vạch ra. Công tác tổ chức thực hiện

XHHGD cần nắm vững các yêu cầu cơ bản như vấn đề phân công cá nhân hoặc
nhóm cá nhân sao cho phù hợp với nguyện vọng, năng lực, sở trường sẽ đảm
bảo thắng lợi trong việc huy động các lực lượng tham gia vào sự nghiệp giáo
dục. Kiểm tra là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu
quả trong nhà trường. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những
thông tin cần thiết về tình hình thực hiện công tác XHHGD để xây dựng trường
phát triển về mọi mặt; Đồng thời, thông qua kiểm tra, Ban Giám hiệu đánh giá
tình hình thực tế của nhà trường, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời
bổ sung, điều chỉnh kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả trong việc XHHGD xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
Mặt khác, qua kiểm tra đánh giá của Ban Giám hiệu đã giúp giáo viên nâng
cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nâng cao ý thức tự giác, phấn đấu
hoàn thành công việc được giao.
Cụ thể: Để công tác kiểm tra có hiệu quả, tôi đã lên kế hoạch cụ thể trên cơ
sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kì về công tác XHHGD trong nhà trường cụ
thể, rõ ràng. Hàng tháng, nhà trường có kế hoạch kiểm tra lần lượt các nội dung
trong việc thực hiện kế hoạch XHHGD đã được triển khai. Trong công tác kiểm
tra, phải luôn chú ý đến tính đảm bảo khách quan và công khai công bằng và
dân chủ. Sau kiểm tra, tôi đã tổ chức nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các
yếu điểm, tồn tại trong quá trình thực hiện XHHGD trong nhà trường để giúp
giáo viên phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế và tiếp tục
quan tâm làm tốt công tác hơn. Đồng thời cuối đợt thi đua nhà trường có một số
phần quà để khen thưởng giáo viên kịp thời.
Vì Hiệu trưởng là nhân vật trung tâm trong công tác lãnh đạo, quản lý.Cho
nên bản thân tôi luôn tâm huyết, gương mẫu nhiệt tình đi đầu trong mọi hoạt
động cùng đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường phát huy tốt nội lực, đoàn kết
thống nhất, tăng cường tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ. Tạo
niềm tin trong nhân dân, nâng cao vị thế uy tín của nhà trường.Trong công tác
XHHGD, tôi phải tìm thấy cái gì là mối quan tâm nhất, ưu tiên nhất ở những vấn
đề đó. Phát huy năng lực, sức mạnh của các tổ chức, tập hợp lực lượng xã

18


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

hộicùng với đầu óc tổ chức, năng động, sáng tạo, biết phát hiện, huy động, sử
dụng các lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, khai thác được các
tiềm năng trong xã hội, sử dụng đúng người, đúng việc nên nhà trường đã phát
triển mạnh mẽ và công tác XHHGD cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
II.2.2.6. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về công tác
XHHGD.
Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó
có công tác XHHGD. Để làm tốt công tác này đặc biệt phải dựa vào giáo viên.
Bên cạnh công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, cần bồi dưỡng cho giáo viên
thấy rõ sự phát triển của giáo dục mầm non trong cộng đồng, huy động các
nguồn lực cho giáo dục mầm non, ngăn chặn các biểu hiện không đúng hoặc cản
trở đến giáo dục mầm non. XHHGD mầm non tạo ra các cơ hội thuận lợi nhất
cho mỗi thành viên của xã hội đóng góp cho giáo dục mầm non. Mặt khác, cán
bộ giáo viên phải tự tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu vừa phải có tài, có tâm, có
tầm nhìn chiến lược để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả xã
hội hoá giáo dục mầm non. Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về
quản lý giáo dục triển khai các qui định pháp luật liên quan đến chủ trương xã
hội hoá giáo dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên khả năng tuyên
truyền để đội ngũ giáo viên là những tuyên truyền viên tốt, luôn bổ sung cập
nhật kiến thức, nắm được các vấn đề thời sự để tư vấn cho phụ huynh các nuôi
dạy con theo khoa học.Nhận thức được điều đó tôi luôn chú trọng bồi dưỡng
giáo viên về mọi mặt:
*. Bồi dưỡng chính trị: Nắm được các nhiệm vụ trọng tâm năm học qua
học nghị quyết, hội họp để phổ biến các văn kiện của Đảng trong các Đại hội

Trung ương các kỳ Đại hội , VIII, IX, X phổ biến về Luật giáo dục; Điều lệ
trường Mầm non; chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn Hiệu
trưởng….cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phổ biến các quy chế dân chủ,
các chỉ thị, các quyết định, văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng
Ninh và Phòng Giáo dục - Đào tạo Thị xã Quảng Yên về thực hiện công tác xã
hội hoá giáo dục.Chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện các cuộc vận động của
ngành như cuộc vận động Hai không của Bộ giáo dục, cuộc vận động “ Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”, cuộc vận động “ Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương đạo đức sáng tự học và sáng tạo”,phong trào “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Dạy tốt, học tốt”.Tập thể cán bộ
giáo viên trong toàn nhà trường thi đua hưởng ứngtất cả những nội dung trên
được nhà trường lồng ghép linh hoạt vào trong các hoạt động, quy chế để cho
giáo viên có thể nắm vững và chủ động thực hiện tốt.Đến nay toàn thể cán bộ
giáo viên, nhân viên trong nhà trường nắm, hiểu được tất cả những quy định,
văn bản….liên quan đến ngành và không có một trường hợp nào vi phạm đạo
đức nhà giáo. Điều đó tạo được lòng tin rất lớn đối với các cấp lãnh đạo và phụ
huynh, nhân dân địa phương.
*. Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, chăm sóc- giáo dục trẻ:
Ngoài việc quan tâm bồi dưỡng về chính trị thì bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho giáo viên cũng luôn được tôi chú trọng. Thông qua các chuyên
19


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

đề do Phòng Giáo dục, nhà trường tổ chức hàng năm để bồi dưỡng giáo viên
như: Chuyên đề “ Bé mầm non với đồng dao, ca dao, dân ca Việt Nam” tích hợp
tiết kiệm năng lượng, giáo dục bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo Việt Nam;
chuyên đề giáo dục âm nhạc; chuyên đề hoạt động tạo hình, chuyên đề Làm

quen với toán, chuyên đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, giáo dục bảo vệ
môi trường... Đặc biệt là bồi dưỡng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, đàn
oocgan vào các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ cho giáo viên và các nội dung
thực hiện chương trình đổi mới giáo dục Mầm non.Xây dựng tiết dạy và tổ chức
cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm.Tổ chức cho 100% giáo viên thi giáo viên
dạy giỏi cấp trường về các chuyên đề, tham gia đầy đủ các hội thi cấp cụm, cấp
thị xã.Qua hội thi để rút ra được nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào giảng dạy.
Phát động 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua có bản sáng kiến
kinh nghiệm để áp dụng vào chăm sóc -giảng dạy. Chú trọng bồi dưỡng cho
giáo viên nâng cao trình độ, hiện nay trường đã có 100% giáo viên có trình độ
đào tạo chuẩn và 13 cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn. Tôi đã
bố trí,tạo điều kiện cho 27giáo viên đi học lớp Đại học mầm non hệ tại chức mở
tại thị xã. Cán bộ quản lý cũng tranh thủ tham gia lớp học đại học để nâng cao
trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và quản lý giáo dục ( Đồng chí
Hiệu trưởng đang theo học lớp Thạc sĩ Quản lý giáo dục) tránh sự bất cập và tụt
hậu về chuyên môn, chính trị. Thực hiện tốt vấn đề vệ sinh dinh dưỡng và an
toàn thực phẩm,mua và chế biến thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo an
toàn cho trẻ.Tổ chức cải thiện bữa ăn cho trẻ hợp mùa, hợp khẩu vị và phù hợp
mức đóng góp của phụ huynh, chế độ ăn mỗi cháu 12.000đồng/ngày/cháu rất
đảm bảo dinh dưỡng. Được phụ huynh đồng tình và đưa con đến trường gửi bán
trú ngày một tăng nhanh( đến nay đạt 100% số trẻ học 2 buổi/ ngày và ăn bán trú
tại trường).
Xây dựng và thực hiện tốt các quy chế chuyên môn, quy chế thi đua, quy
chế hoạt động dân chủ, quy chế ứng xử... ngay từ đầu năm học.Có kế hoạch
phân thứ, ngày, tuần, tháng, năm đầy đủ theo quy định. Tổ chức phát động các
phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”...sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, nhân viên nêu cao thành tích
hướng tới kỷ niệm các ngàyhội, ngày lễ như: 20/10; 20/11; 08/3; 03/02; 19/05...
Tổ chức hội thi làm đồ dùng trang trí lớp đẹp, trang trí theo chủ đề theo nhóm
góc để tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Lồng ghép tích hợp các nội dung giáo

dục vào các chuyên đề và hội thi như:“Bé mầm non với đồng dao, ca dao, dân ca
Việt Nam tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng và tài nguyên biển, hải đảo Việt
Nam; Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo”. Qua chuyên đề và hội thi nhằm góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục thu hút 100% cán bộ giáo viên, phụ
huynh, học sinh tham gia.
II. 2.2.7.Biểu dương, tuyên truyền vàkhuyến khích bằng vật chất cho tập
thể, cá nhân việc thực hiện xã hội hóa giáo dục trongcông tác xây dựng
trường chuẩn Quốc gia.
Ngoài ra, còn phối hợp với tổ chức đoàn thể trong nhà trường,phối hợp
với phụ huynhđểđộng viên, giúp đỡ khi giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt về kinh
tế và hoàn cảnh riêng tư. Xoa dịu nỗi vất vả, căng thẳng, mệt nhọc, tổ chức tốt
các ngày lễ để tạo niềm vui, tinh thần cho giáo viên. Thành lập Chi hội khuyến
20


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

học trong nhà trường( theo chỉ đạo của địa phương) để khen thưởng, động viên
cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt thành tích cao trong quản lý và chăm sóc- giáo
dục trẻ, có quà tặng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập kể cả con em
giáo viên trong nhà trường. Hàng năm tổ chức trao tặng vào dịp ngày nhà giáo
Việt Nam, tổng kết năm học.
Biện pháp này thực sự là một trong những điều kiện quan trọng để chuyển
biến chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy trường chúng tôi đã có đội ngũ cán bộ
giáo viên dần dần ổn định về số lượng và chất lượng.
II.2.3. Kết quả.
Sự nghiệp giáo dục xã Hiệp Hòa phát triển tốt nhờ làm tốt công tác xã hội
hoá giáo dục. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, tôi đã quan tâm tới các
biện pháp như:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác
xã hội hoá giáo dục.
- Nâng cao vai trò quản lý, tạo ra môi trường giáo dục thực sự dân chủ và
lành mạnh.
- Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các cơ quan, đơn vị đóng
trên địa bàn, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện ...
- Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Thực tế đã cho thấy, trong những năm qua và năm học 2013- 2014, trường
Mầm non Hiệp Hòa đã đạt được nhiều thành tích như: Duy trì sự ổn định và phát
triển giáo dục đúng hướng, chất lượng giáo dục được nâng cao, phát huy tác
dụng của nhà trường vào đời sống cộng đồng, góp phần xứng đáng vào quá trình
phát triển kinh tế – xã hội của xã nhà. Nhà trường đã nhận được sự quan tâm đặc
biệt của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp.
Sau khi rà soát một số tiêu chí trong 5 tiêu chuẩn của của trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo QĐ số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày
16/7/2008 tôi thấy nhà trường cần phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều mới hoàn
thiện. Chính vì vậy, trong giai đoạn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ
1, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nhận thức về chủ trương xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia và huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nhà
trường đã huy động được nhiều nguồn lực cho việc đầu tư các hạng mục CSVC
và các hoạt động giáo dục khác theo quy định. Trong đó: Các điểm trường đã có
cơ sở vật chất khang trang với dãy nhà học 2 tầng, có đủ sân chơi cho học sinh
sạch sẽ, thoáng mát;Cảnh quan sư phạm được cải tạo nâng cấp tạo nên một môi
trường khang trang: “Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn”.
Phòng chức năng được tiếp tục đầu tư các trang thiết bị và đầu tư ( đàn
organ, thảm trải nền, gương, gióng múa, tủ trang phục múa, loa, đầu đĩa, rèm và
phông... để dạy cho học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Khu nhà hiệu bộ được đầu tư xây dựng mới để có nơi làm việc của ban
giám hiệu và nhân viên.Các trang thiết bị dạy học, được Sở và Phòng Giáo dục

và Đào tạo đầu tư đúng mức, đảm bảo đúng danh mục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định, tạo điều kiện cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy
học. Các hạng mục CSVC như nhà xe giáo viên, công trình vệ sinh học sinh
cũng được đâu tư xây dựng. Các thiết bị công nghệ như máy vi tính, máy in
21


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

được đầu tư tương đối đầy đủ để nhà trường có điều kiện đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học. CSVC lớp học như bàn ghế, bảng,
giá để đồ chơi, tủ đựng đồ dùng dạy học, tủ tư trang học sinh, điện thắp sáng,
quạt trần, trang trí lớp học đều được đầu tư đảm bảo tiêu chuẩn....
Kết quả thi đua và chất lượng chuyên môn của giáo viên cũng như của nhà
trường được nâng lên và đạt kết quả cao rõ rệt; cụ thể:
+ Có 27 giáo viên theo học lớp Đại học mầm non tại chức, trong đó 5 đ/c
đã thi tốt nghiệp tháng 02/2014...
+ Nhà trường phối hợp chặt chẽ hơn với các ban ngành, đoàn thể trong việc
chăm sóc- giáo dục trẻ như: Phối hợp với y tế tổ chức khám sức khoẻ cho giáo
viên và khám, tiêm phòng học sinh đúng lịch; phối hợp với Hội phụ nữ, Ban dân
số- trẻ em xã tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, phòng bệnh cho
trẻ…Nhận thức của các bậc phụ huynh về ngành họcđược nâng lên, các bậc phụ
huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc- giáo dục trẻ và phối hợp với giáo viên để
thực hiện. Phụ huynh cùng hỗ trợ kinh phí, vật chất với nhà trường đểxây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, đó là sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình để
giúp trẻ phát triển.Từ đó giúp các gia đình có những kiến thức cần thiết để chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại gia đình.
Đây là những kết quả đáng khích lệ, có ý nghĩa tuyên truyềnhiệu quả, tạo
được sự tin tưởng ủng hộ của lãnh đạo, các ngành đoàn thể và của phụ huynh

vào chuyên môn của trường.Hội đồng giáo dục xã tổ chức khen thưởng giáo
viên dạy giỏi các cấp vào dịp 20/11 và khen thưởng học sinh giỏi vào dịp tổng
kết năm học.Thêm nữa là sự ủng hộ đóng góp về nguồn nhân,vật lực,điều kiện
thuận lợi khác cho nhà trường hoạt động.
Nắm chắc cácđiều kiện thực tế của nhà trường vàáp dụng các biện pháp
trên vào công tác XHHGD của nhà trườngđãthuđược kết quả rất tốt. Nhà
trườngđã nhậnđược sự quan tâm tạođiều kiện của các cấp các ngành, đặc biệt là
Thị xã, Phòng GD-ĐT, cấp uỷĐảng, chính quyềnđịa phương, hỗ trợ kinh phí xây
dựng cơ sở vật chất nhà trường và mua sắm các trang thiết bịđồ dùngđồ chơi cho
cô và trẻ(xây dựng các công trình từ dựán gần 6 tỷ ( xây dựng 01 bếpăn, 02 bể
nước, dãy phòng làm việc, các phòng chức năng, nhà để xe, phòng bảo vệ, biển
trường, sân chơi, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi ngoài trời cho trẻ....vv).
Với sự hỗ trợ từ công tác XHHGD thành tích của cô và trò nhà
trường.Không phụ lòng lãnh đạo của các cấp, của các cơ quan, ban ngành, đoàn
thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các Mạnh thường quân, cha mẹ học
sinh và toàn thể nhân dân... đã bỏ công sức, tiền của đầu tư xây dựng nhà
trường. Các tổ chức đoàn thể của trường luôn đạt vững mạnh xuất sắc; Chi bộ
được Đảng ủy Hiệp Hòa công nhận “Chi bộ trong sạch vững mạnh các năm”,
công đoàn trường được Liên đoàn Lao động Tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen
(Năm học 2012 – 2013).Hàng năm có từ 80% trở lên cán bộ, giáo viên, nhân
viênđạt được danh hiệuLao động tiên tiến. Trường nhiều năm liền được công
nhận danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, được UBND thị xã và Sở GD-ĐT
tặng khen. Năm học 2013- 2014 này nhà trường đã đăng ký và dự tuyển các
danh hiệu thi đua: Chi bộ trong sạch vững mạnh; Công đoàn vững mạnh xuất
sắc; Chi đoàn vững mạnh, Tập thể lao động xuất sắc; đề nghị Sở Ủy ban nhân
dân tỉnh tặng khen; 02 cán bộ giáo viên Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 09 cán bộ giáo
viên Chiến sĩ thi đua cấpcơ sở...vv.
22



Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

Sau gần 2 năm phấn đấu, Trường Mầm non Hiệp Hòa được vinh dự đón
đoàn kiểm tra Liên ngành của tỉnh về thẩm định đánh giá 5 tiêu chuẩn trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; kết quả qua kiểm tra được đoàn đánh giá
cao và đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận Trường mầm non Hiệp Hòa
đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 (theo QĐ số 3024/QĐ-UBND tỉnh Quảng
Ninh ngày 4/11/2013).
Tiêu chí đánh giá và Kết quả sau khi đánh giá.
*.Về quy mô trường lớp:
- Năm học 2012-2013:
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Tổng số
Ghi
Số
Tỷ lệ
lớp
chú
Số trẻ Tỷ lệ đạt Số lớp Số trẻ
nhóm
đạt
16 lớp
02
87
23,5%
14
367
89,5%

- Năm học 2013-2014 (tăng 02 lớp so với năm học trước).
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Tổng số
Số
Tỷ lệ
lớp
Số trẻ Tỷ lệ đạt Số lớp Số trẻ
nhóm
đạt
18 lớp
03
118
31%
15
414
93,4%

Ghi
chú

*.Về cơ sở vật chất:
- Năm học 2012-2013:
Năm học
2012-2013

Phòng học
kiên cố

Phòng làm

việc, phòng
chức năng

Bếp
một
chiều

Sân
chơi

Sân có
đồ chơi

8
0
0
8

01
01
01

01
01
01

01
01
01


Phòng học
tạm

Phòng làm
việc, phòng
chức năng

Bếp
một
chiều

Sân
chơi

Sân có
đồ chơi

0
0
0
0

08
0
0
8

01
01
01

03

01
01
01
03

01
01
01
03

Phòng học
tạm

7
03
03
16

Khu Trung tâm
Khu Giếng Khe
Khu Rộc Bồng

Tổng cộng

03
0
0
03


3

3

3

- Năm học 2013-2014 :
Đầu Năm học
2013-2014

Phòng học
kiên cố

12
03
03
18

Khu Trung tâm
Khu Giếng Khe
Khu Rộc Bồng

Tổng cộng

*.Về tình hình đội ngũ:
- Năm học 2012-2013
Số lượng
CB-GV-N V


38

Trình độ chuyên môn
Đại học

Cao đẳng

02

10

Trung cấp

26

Trung
cấp

2

Trình độ lý luận
Đảng viên
Sơ cấp
mới kết nạp

8

0

23



Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

- Năm học 2013-2014 (tăng thêm 4 giáo viên, nhân viên).
Số lượng
CB-GV-N V

42

Đại học

Trình độ chuyên môn
Cao đẳng
Trung cấp

4

9

29

Trung
cấp

Trình độ lý luận
Sơ cấp
Đảng viên
mới kết nạp


3

8

02

Bảng thống kê về kết quả công tác xã hội hóa.
Năm học

Nội dung

2012 - 2013

20132014

Xã hội
hóa GD

Đóng góp hỗ trợ các ban ngành, các doanh nghiệp,
cá nhân...
Cơ sở vật chất, kinh phí
Nhân công

- Phụ huynh học sinh trường hỗ
trợ gần 30.000.000đ.
- UBND xã hỗ trợ kinh phí
1.600.000đ sửa chữa bếp nấu và
3.500.000đ xây vườn rau.
- Phụ huynh học sinh ở lớp ủng

hộ : Quạt treo tường 06 chiếc, 2
đầu DVD, 2 ti vi mầu màn hình
29 in, 40 chậu cây cảnh...
- Phụ huynh học sinh trường
34.700.000đ ( may rèm mành,
trang trí bảng biểu lớp...)
- Địa phương đã đầu tư gần 2 tỷ
đồng và 500m2 đất.
- Thị xã đầu tư xây dựng gần 6
tỷ đồng.

-Phụ huynh học
sinh ủng hộ 30
nhân công lao
động cải tạo vườn
trường.
-Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ, Hội
cựu chiến binh,
Phụ huyh học
sinh: 50 nhân
công.
- Đơn vị kết
nghĩa: 60 nhân
công.

Có được những kết quả như trên là dotập thể nhà trường đã tích cực, chủ
động trong công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, cấp ủy và chính quyền địa
phương để huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của
nhà trường. Sáng tạo trong công tác tuyên truyền đối với các tầng lớp dân cư về

giáo dục mầm non và XHHGD.Có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng
chăm sóc- giáo dục trẻ trong nhà trường.
II. 2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm:
Hiện nay vẫn còn một số địa phương thực hiện công tác xã hội hoá giáo
dục còn mờ nhạt, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội làm chưa tốt,
mọi lực lượng xã hội còn chú ý đến việc phát triển kinh tế tăng thu nhập, chưa
thực sự quan tâm đến giáo dục đào tạo khoán trắng việc giáo dục cho nhà
trường. Vì vậy, trước hết phải nóiđến vai trò của nhà trường trong công tác
XHHGD.Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch để huy động cộng đồng dựa trên sự
giải đáp như:Mục tiêu huy động là gì? Đối tượng nào?thời gian? Phân công ai
vai trò chủ thể huy động?
Đó là, nhà trường phải góp phần tham mưu với cấp uỷđịa phương, để cấp
uỷ ra các nghị quyết về giáo dục và phải làm nòng cốt giúp uỷ ban nhân dân

24


Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong xây
dựng trường mầm non A đạt chuẩn Quốc gia.

chỉđạo, huy động các lực lượng của toàn xã hội vàocông tác xã hội hoá giáo
dụcđể tạođiều kiện cho giáo dục phát triển có chất lượng.
Người Hiệu trưởng phải có uy tín trong công tác XHHGD là rất quan
trọng.Vì vậy, phải thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vài trò đầu mối của
mình trong môi trường xã hội địa phương. Hiệu trưởng có uy tín, năng lực là
nguồn kích thích cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác XHHGD.Phát
huy tác dụng của giáo dục cộng đồng và trung tâm giáo dục cộng đồng, hội
khuyến học ở địa phương: Vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham gia
vào phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời để xây dựng một xã hội
học tập. Huy động và quản lí các nguồn lực cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị

và tài chính cho hoạt động giáo dục cộng đồng theo những quy định của địa
phương.
Tập trung sức xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng đội ngũthầy cô
giáo tận tình với công việc, năng động, sáng tạo, hết lòng vì dân, vì tương lai
con em. Xây dựng môi trường giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đưa
công tác giáo dục về với cộng đồng, vừa là xã hội hóa giáo dục vừa là giáo dục
hóa xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện có hiệu quả mục tiêu
giáo dục trong nhà trường.
Biết xử lý các ngồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn kiên cố hóa trường lớp học
và nhà công vụ cho giáo viên để động viên, kích thích cho nhân dân đóng góp
xây dựng cơ sở vật chất trường học. Biết chọn lựa thành lập Ban quản lý, giám
sát công trình được nhân dân tín nhiệm, tin tưởng để kiểm tra, giám sát công
việc trong quá trình xây dựng.
Về hướng đi trong công tác XHHGD thời gian tới của trường, nhà trường
sẽ tổ chức hội thảo đánh giá lại công tác xã hội hoá giáo dục, điểm gì chưa được
thì khắc phục, điểm gì đã được thì phát huy… Phần đông cha mẹ học sinh đều
có ý kiến nhà trường cần có tuyên truyền rộng rãi hơn nữa; thông tin kịp thời để
cha mẹ học sinh hiểu được việc làm cụ thể chủ trương XHHGD; biểu dương các
gương điển hình đối với các nguồn thu từ xã hội hoá; cùng với Ban đại diện cha
mẹ học sinh sử dụng nguồn đầu tư cho hiệu quả; xây dựng trang web để quảng
bá hình ảnh nhà trường, cũng như là kênh trao đổi thông tin; thành lập Hội đồng
tư vấn, làm công tác XHHGD cùng với nhà trường đề ra phương hướng cụ thể
xã hội hoá giáo dục trong thời gian tới. Theo tôi, ngành giáo dục cần tuyên
truyền nhiều, cụ thể hơn nữa về công tác XHHGD trong từng cấp học, bậc học,
vì chủ trương XHHGD được mọi người đánh giá là đúng đắn, tuy nhiên trong
quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều người chưa hiểu và ủng hộ công tác XHHGD
như tham gia cùng với nhà trường hỗ trợ ủng hộ việc dạy và học, tổ chức các
hoạt động ngoại khoá cho các học sinh, chăm lo cơ sở vật chất điều kiện dạy và
học… để công tác XHHGDđạt hiệu quả cao hơn.
Qua hơn 2 năm nỗ lực trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia bản

thân tôi rút ra được những kinh nghiệm như sau:
- Phải chấp hành tốt QĐ số 36/BGD-ĐT của Bộ giáo dục-đào tạo về các
tiêu chuẩn quy định trường đạt chuẩn quốc gia.
- Người hiệu trưởng phải thể hiện khả năng lãnh đạo của mình bằng việc
xây dựng kế hoạch có định hướng lâu dài, để đón đầu các bước phát triển nhà
trường theo nhu cầu xã hội. Có phẩm chất và năng lực, thể hiện tính quyết đoán,

25


×