Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn tạo hứng thú cho học sinh trong giờ toán 10 thông qua dạy học gắn liền với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 20 trang )

1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Yêu nước là truyền thống quý báu và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam,
là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Chính truyền
thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó
khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát
triển với đầy đủ bản sắc của mình.
Bác Hồ đã từng viết: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Mặt khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước hiện nay,
vấn đề duy trì,phát huy truyền thống yêu nước là rất quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Do đó giáo dục truyền thống yêu nước là một trong
mục tiêu của toàn xã hội nói chung và đối với ngành giáo dục nói riêng .
Bộ môn Toán ở trường phổ thông trung học không chỉ có chức năng giáo dục
thế giới quan, phương pháp luận khoa học,với ý nghĩa giúp học sinh hiểu thêm rằng
toán học không xa rời thực tế mà toán học có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và
nó thể hiện rõ trong cuộc sống của con người .Trong quá trình giảng dạy chúng tôi
luôn tâm niệm làm sao giúp học sinh hiểu được mối liên hệ toán học với thực tiễn
đặc biệt là toán học THPT. Với mong muốn lồng ghép một chút trang sử hào hùng
của dân tộc trong mỗi bài giảng toán của mình, chúng tôi luôn cố gắng thiết kế
những bai giảng có tính liên hệ thực tiễn và liên hệ với môn lịch sử giúp học sinh
hứng thú với môn học của mình hơn. Góp phần giúp học sinh thêm yêu quê hương
đất nước.
Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng lâu nay học sinh cứ nghĩ toán học THPT là xa
rời thực tế và mang tính khô khan. Hiện tượng học sinh ngại học, không hứng thú
học bài vấn tồn tại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của môn học.
Một trong những phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy là việc
ứng dụng công nghệ hiện đại,các trang thiết bị dạy học hiện đại đồng thời lựa chọn
các bài tập mang tính thực tiễn cao trong quá trình giáo dục một cách phù hợp làm
cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với


một nguồn tri thức phong phú. Trên thực tế nhiều bài giảng chưa sử dụng được
công nghệ thông tin, chưa lồng ghép các môn học, chưa chọn lựa các bài toán hình
ảnh mang tính thực tiễn nguyên nhân do thiếu cơ sở vật chất,do khả năng sử dụng
công nghệ hiện đại của một số giáo viên không thành thạo đẫn tới việc khai thác
thông tin còn hạn chế, kết hợp với việc lựa chọn bài tập mang tính khô khan không
gắn liền với thực tiễn làm ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.
Để khắc phục sự nhàm chán và tạo hứng thú học tập của học sinh,nâng cao
chất lượng và hiệu quả giờ dạy tôi chọn đề tài: TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG GIỜ TOÁN 10 THÔNG QUA DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN
1.2. Mục đích nghiên cứu.
0


Tìm hiểu rõ phương tiện dạy học hiện đại và phần mềm trình diễn microsoft
và sử dụng phương tiện này cho phù hợp với mỗi đơn vị kiến thức của bài tự chọn:
Ôn tập hàm số bậc hai. Mặt khác lựa chọn bài tập mang tính thực tiễn về quê hương
đất nước để tạo hứng thú học tập cho học sinh . Đồng thời thông qua việc nghiên
cứu này chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy đến các đồng nghiệp và góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy của bộ môn toán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Để thực hiện được đề tài, tôi chọn các lớp 10 mà tôi đang trực tiếp dạy để
thực nghiệm (TN), đó là các lớp: 10A2, 10A3 và đối chứng (ĐC) đó là các lớp
10A5 và A10
Nghiên cứu nội dung của bài tự chọn: Ôn tập hàm số bậc hai .Các phương
tiện dạy học cần thiết, tình hình học sinh các lớp 10 nói trên về tinh thần, học tập,
đồ dựng học tập, chất lượng học tập; nghiên các tài liệu, hình ảnh để lựa chọn hệ
thống bài tập gắn liền với thực tiễn quê hương đất nước có liên quan đến bài dạy
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài .tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xây
dựng cơ sở lý thuyết,thu thập thông tin,phương pháp thống kê,sử lý số liệu, phương

pháp điều tra khảo sát thực tế.
1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt lựa chọn các hình ảnh, video để tạo hứng
thú học tập cho học sinh
- Lựa chọn các bài tập liên quan đến thực tiễn về quê hương đất nước về chiến
thắng Điện Biên Phủ hào hùng của dân tộc để gây hứng thú cho học sinh, giảm sự
khô khan của môn học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng,đất nước ta ngày một tiến nhanh trên con đường đổi
mới, hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng ta chủ trương phát
triển trên tất cả mọi mặt, trong đó chú trọng vào việc đào tạo con người. Đảng ta
xác định: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Tình hình mới đòi hỏi cần phải đào tạo những con người có đức và có tài,vừa
hồng vừa chuyên, vừa học tốt lí thuyết vừa giải quyết được các bài tập thực tiễn.
Thực tế trong kì thi THPT QG bộ giáo dục cũng đã đưa ra các bài tập mang tính
thực tiễn để học sinh giải quyết .
Ngành giáo dục nói chung và bộ môn toán ở trường phổ thông nói riêng có vai
trò quan trong trọng việc đào tạo con người. Với tư cách là một môn khoa học của
các khoa học, môn toán có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và giáo dục nhân
cách cho học sinh, nâng cao ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc góp phần xây một
xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng ,dân chủ,văn minh.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1


Từ khi đổi mới sách giáo khoa bộ giáo dục cố gắng lồng ghép các bài tập thực
tế vào bài dạy. Sách giáo khoa lớp toán lớp 10- phần hàm số bậc hai có đề cập tới
một số bài toán thực tế ứng dụng của hàm số bậc hai, tuy nhiên nó còn mang tính

hàn lâm, sơ sài, Việc gây hứng thú cho học sinh học hay không lại phụ thuộc vào
cách thiết kế bài dạy và lựa chọn bài tập thực tiễn cho học sinh.Giáo viên phải
giảng dạy cho học sinh hiểu rõ được vấn đề, liên hệ và vận dụng được trong thực tế
Việt Nam, phải lồng ghép được tinh thần tự hào dân tộc trong bài dạy . Khi dạy bài
tự chọn: Ôn tập hàm số bậc hai không sử dụng máy chiếu và làm các bài tập thuần
túy, sử dụng sách giáo khoa,phương pháp diễn gỉang,đàm thoại ,nêu vấn đề... kết
quả nhận thức của học sinh về nội dung bài học không cao, nhiều kiến thức học
sinh hiểu còn mơ màng không phát huy được tích cực của học sinh. Nhiều khi dạy
các bài toán thuần túy khô khan làm cho học sinh nhàm chán không gây được
hứng thú học tập cho học sinh.
Từ thực trạng trên, để đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn sử dụng phương
tiện dạy học hiện đại kết hợp với lựa chọn các bài tập mang tính thực tiễn về quê
hương đất nước Việt Nam về chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng của dân tộc, sử
dụng tranh ảnh liên quan của từng đơn vị kiến thức kết quả tạo được sự hứng thú
học tập của học sinh nâng cao hiệu quả bài giảng này.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện.
2.3.1 Xác định bài dạy và mục tiêu của bài.
Mục tiêu của bài dạy chính là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ
thể, mục tiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh
về kiến thưc, kĩ năng, thái độ. Để xác định được mục tiêu, cần phải đọc kĩ SGK, kết
hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của bài và cái đích cần đạt tới
của mỗi mục.
Mục tiêu cụ thể của bài tự chon: Ôn tập hàm số bậc hai (tiết 8)
* Về kiến thức : - Học sinh nắm được các dạng toán cơ bản áp dụng đồ thị
hàm số bậc hai vào thực tế.
-Biết dùng kiến thức các môn đại số, vật lí, lịch sử, địa lý, hiểu biết xã hội
vào việc giải các bài toán thực tế .
* Về kĩ năng:
- Học sinh biết sử dụng các kiến thức về hàm số bậc hai để giải các bài toán
thực tế.

- Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức liên môn để giải các bài
toán có tính thực tiễn, hiểu biết về quê hương, đất nước, từ đó thêm yêu quê
hương , đất nước mình.
* Thái độ :
-Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học.
-Hiểu biết thêm về chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng hào hùng, niềm tự
hào của dân tộc Việt Nam.
2


2.3.2 Lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài học
Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học là việc làm cần thiết đối với tất cả
giáo viên khi thiết kế bài dạy. Việc lựa chọn kiến thức cơ bản yêu cầu phải đảm bảo
tính khoa học và phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến
thức vững chắc và phát triển toàn diện. Đồng thời cố gắng chọn những bài toán
thực tiễn gắn liền với quê hương đất nước Việt Nam
Kiến thức cơ bản của bài giảng này là: Có hiểu biết về môn học và xã
hội. Biết vận dụng các môn học vào thực tế.
2.3.3 Xác định và lựa chọn phương tiện dạy học
Để đạt hiệu quả cao, giáo viên dựa trên cơ sở nội dung kiến thức, lựa chọn
phương tiện dạy học thích hợp. Phương tiện (đồ dùng) dạy học được coi là chỗ dựa
cho hoạt động trí tuệ của học sinh, giúp phần phát huy năng lực tư duy của học
sinh, đồng thời là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy, hình thành tri
thức, liên hệ môn học vào giải quyết các bài toán thực tiễn một cách rõ ràng, trực
quan hơn, phù hợp hơn với năng lực của học sinh
Căn cứ vào nội dung kiến thức và yêu cầu kĩ năng cần rèn luyện, tôi xác định
bài học này cần có phương tiện sau đây: Máy tính và máy chiếu và các tranh ảnh
có liên quan đến từng nội dung kiến thức ( cụ thể ở các side – Powerpoit)
2.3.4. Xác định các hình thức tổ chức dạy học
2.3.4 Xác định các hình thức tổ chức dạy học

Để xác định và lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học tôi căn cứ vào mục
tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện hiện có, đối tượng
dạy học - học sinh các lớp tôi day (đã nêu ở phần trên). Các hình thức tổ chức dạy
học được phối hợp chặt chẽ trong tiết dạy, phố hợp với từng nội dung của bài học.
Vì vậy, với tiết dạy ôn tập hàm số bậc hai, tôi chọn hình thức tổ chức chủ yếu
là dạy học trong phòng theo đơn vị lớp.
2.3.5 Xác định các phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, và
nó quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học.
Việc xác định phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, khả
năng nhận thức, đặc điểm đối tượng , điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy
học. Phương pháp thích hợp tôi lựa chọn để dạy bài thực hành này là Phương pháp
nêu vấn đề, đàm thoại, giảng giải và phương pháp trực quan, động não, thảo
luận.
2.3.6 Thiết kế các hoạt động dạy học.
Căn cứ vào các đơn vị kiến thức cụ thể, phương tiện dạy học hiện có để thiết
kế các hoạt động dạy học phù hợp.Nên trong tiết dạy ôn tập hàm số bậc hai tôi
chọn hai hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh, đó là hoạt động nhóm/lớp.
2.3.7 Thiết kế các hoạt động dạy học
Căn cứ vào các đơn vị kiến thức cụ thể, phương tiện dạy học hiện có để thiết
kế các hoạt động dạy học phù hợp.Nên trong tiết dạy này, tôi chọn hai hình thức tổ
chức hoạt động cho học sinh, đó là hoạt động nhóm/lớp .
3


2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
2.4.1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Dựa trên cơ sở các mục tiêu đã xác định, các phương pháp đã lựa chọn, giáo
viên thực hiện việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện cần thiết theo kế
hoạch. Các nội dung về mục tiêu, phương pháp, phương tiện đã được nêu ở phần

trên, trong khuôn khổ đề tài này, tôi giới thiệu toàn bộ phần thiết kế bài giảng bằng
việc lựa chọn các bài toán thực tiễn và giới thiệu về các phương tiện cần thiết mình
đã chuẩn bị và các biện pháp cụ thể trong việc tổ chức thực hiện một số hoạt động
dạy học, nhằm giúp học sinh hiểu rõ kiến thức của bài dạy và rèn luyện được kĩ
năng sử dụng toán học vào dạy các bài toán thực tế, biết tham gia các hoạt động
xây dựng,bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân,có thái
độ yêu quý,tự hào về quê hương, đất nước, của dân tộc.Có ý thức học tập,rèn luyện
để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Lựa chọn bài tập thực tế cần sử dụng kiến thức của hàm số bậc hai để giải
quyết. Bài toán đo chiều cao của cầu ba tầng ngã ba Huế, bài toán tính đạn
pháo ở chiến dịch Điện Biên Phủ và bài toán bóng đá
- Máy tính và máy chiếu
- Lựa chọn tranh ảnh phù hợp với từng nội dung kiến thức ( cụ thể ở các side
– Powerpoit thể hiện trong bài giảng)
2.4.2. Tổ chức thực hiện
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc dưới sự hỗ trợ máy tính
và máy chiếu đưa ra các bài toán thực tiễn giúp học sinh hứng thú trong quá trình
học.
Bài Tự chọn : Ôn tập hàm số bậc hai
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số công trình kiến trúc có hình dạng parabol.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số công trình kiến trúc có hình
dáng Parabol của Việt Nam và thế giới. ( việc này học sinh được giao nhiệm vụ từ
bài học trước)
- Side 1 (phần phụ lục)

Cổng trường đại học bách khoa Hà Nội
4


- Side 2 (Phần phụ lục)


Cổng parabol của trụ đỡ cầu vượt ba tầng độc đáo ngã ba Huế
của Thành Phố Đà Nẵng
- Side 3 (Phần phụ lục)
-

Side 4 (Phần phụ lục)

5


-

-

GV chuyển giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Các công trình này có thể đo trực tiếp không?
Bước 2: HS trả lời được:
Đặc điểm của các công trình này là không thể đo chiều cao thực tế của công
trình vì quá cao, nguy hiểm khi đo. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ học cách vận dụng
các tính chất của hàm số bậc hai để tính chiều cao của công trình cụ thể.
Bước 3: GV nhận xét và kết luận.
Đặc điểm của các công trình này là không thể đo chiều cao thực tế của công
trình vì quá cao, nguy hiểm khi đo. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ học cách vận dụng
các tính chất của hàm số bậc hai để tính chiều cao của công trình cụ thể.
Hoạt động 2: Áp dụng hàm số bậc hai trong việc tìm cách đo chiều cao của
cầu vượt ở ngã ba Huế
Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh thực tế cầu vượt ba tầng ở
thành phố Huế
- Side 5 (Phần phụ lục)

- Side 6 (Phần phụ lục)
-

6


Bước 2: Giáo viên giới thiệu về công trình cầu vượt:
Được khởi công xây dựng vào ngày 28/9/2013 và được khánh thành vào sáng
29/3/2015 nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Đà Nẵng. Đây được xem là công trình
cầu vượt 3 tầng đầu tiên ở Việt Nam. Nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế được
tổ chức giao thông theo 3 tầng, gồm: Tầng mặt đất, Tầng 1 (vòng xuyến) và Tầng 2
(dây văng), được lấy cảm hứng từ hình tượng Linga và Yoni vốn là biểu tượng của
người Chăm để các kiến trúc sư thiết kế xây dựng.
Bước 3 : GV Giới thiệu bài toán :
Bài Toán 1: Cổng Parabol của trụ đỡ cầu vượt ngã ba Huế -Thanh phố Đà
Nẵng có khoảng cách giữa hai chân cổng là 17 m .Từ một điểm trên tầng hai
người ta đo được khoảng cách tới mặt đất là 13,44m và khoảngcách tới chân cổng
gần nhất là 1m. Chúng ta hãy tìm cách đo chiều cao của cổng ?
Bước 4: Hoạt động hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức về hàm số bậc hai
để giải bài toán thực tế
Xem cổng parabol của trụ cầu có dạng là đồ thị của một hàm số bậc hai,một
hàm số bậc hai có dạng như thế nào ?
Trả lời : y  ax  bx  c  a �0  .
CH: Để tìm được hàm số bậc hai có đồ thị là hình dáng của cầu vượt trên thì ta
nên chọn hệ trục tọa độ như thế nào để thuận tiện trong quá trình tính toán nhất?
2

Trả lời : Có nhiều cách chọn hệ tọa độ ta nên chọn đồ thị đi qua gốc toạ độ
để bớt tham số c
Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ.

Side 7
7


y

B

13,44

O

1

8,5

A
17

x

CH: Để tìm được phương trình parabol dựa vào bao nhiêu điểm thuộc đồ
thị
TL: Ta phải tìm được 3 điểm thuộc đồ thị gồm có
+ Gốc tọa độ O
+ Điểm A (tọa độ có được bằng cách đo khoảng cách giữa hai chân cổng)
+ Điểm B: là điểm bất kỳ trên thân cổng mà ta có thể đo được:Khoảng
cách từ B đến mặt đất: tung độ BKhoảng cách từ vị trí hình chiếu vuông
góc của B trên mặt đất đến O : Hoành độ B.
CH: Để tìm chiều cao của trụ đỡ ta phải tính yếu tố nào ?

TL: Ta phải tìm tung độ của đỉnh parabol vừa tìm được
HS trình bài bài giả trong phiếu học tập số 1
Một học sinh lên bảng trình bày
GV cho học sinh nhận xét và sửa chữa
GV: Nhận xét đánh giá hoàn thiện bài học của học sinh Hoạt động 3 :Vận
dụng hàm số bậc hai vào bài toán ném xiên của vật lí
Hoạt động 3: Áp dụng hàm số bậc hai vào giải bài toán đạn pháo trong chiến
dịch Điện Biên Phủ
Bước 1: Giáo viên hỏi học sinh một số thông tin mà học sinh biết về chiến
dịch Điện Biên Phủ
Bước 2: Giáo viên cho học sinh xem video về bài hát hò kéo pháo trong chiến dịch
Điện Biên Phủ trong vòng 3 phút để học sinh thấy được một trong những chiến
thắng hào hùng nhất của dân tộc ta
( Có video đính kèm)
Hình ảnh và bài toán ném xiên theo side
- Side 8 (Phần phụ lục)
- Side 9 (Phần phụ lục)
8


Bước 3: Giáo viên giới thiệu về bài toán :
Bài toán 2: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ để đảm bí mật trận địa pháo của
quân đội ta được đặt cách mục tiêu 7 km . Quân đội nhân dân Việt Nam được trang
bị Pháo 105 mm M1 do Mỹ thiết kế sản xuất, giả sử vận tốc đầu đạn khi rời nòng là
472 m/giây và bay theo đường parabol. Để bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách này
thì nòng súng phải được bắn nghiêng một góc  so với mặt phẳng nằm ngang. Do
để đảm bảo bí mật nên pháo được bố trí nằm hầm ta coi pháo và mục tiêu nằm trên
mặt phẳng nằm ngang, bỏ qua sức cản của không khí, lấy g=9,8m/s2.
a, Hãy thiết lập phương trình tính chiều cao và tầm xa của đầu đạn?
b, Hãy tính  để đầu đạn trúng mục tiêu và tính độ cao cao nhất của đầu đạn trong

trường hợp đó?
c, Sau bao lâu thì đầu đạn trúng mục tiêu?
Bước 4: Hoạt động Xây dựng kĩ năng vận dụng kiến thức của hàm số bậc hai để
làm bài tập đạn pháo: (Liên môn với môn Lịch sử và Vật Lí)
CH: Nhắc lại bài toán ném xiên trong vật lí
1- Chọn hệ trục toạ độ và gốc thời gian.
Chọn hệ trục toạ độ Đề-các xOy, trục Ox hướng cùng chiều ném , trục Oy hướng
lên trên ngược hướng véc tơ trọng lực
Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu ném.
2. Phương trình chuyển động
Xét chuyển động của vật được ném lên với vận tốc ban đầu hợp với phương
nằm ngang góc α ( trọng trường coi là đều và bỏ qua lực cản của không khí)
Chuyển động của các hình chiếu Mx và My trên các trục Ox và Oy gọi là các
chuyển động thành phần của vật M.
9


- Side 10 giáo
viên hướng dẫn
cụ thể trên hình
cho học sinh.

CH: Hãy Phân tích chuyển động của đạn theo hai phương Ox và Oy . Đâu là
phương trình thể hiện độ cao và tầm xa của chuyển động?
Vx  Vo cos

�x  (Vo cos )t

Theo phương Ox: �


(Phương trình thể hiện tầm xa của đầu đạn)


ay  0


Vy  Vo sin   gt
Theo phương Oy: �

2
�y  (V sin  )t  gt
o

2

(Phương trình bậc hai thể hiện độ cao của đầu đạn)
CH: Khi viên đạn chạm đất thì suy ra được phương trình nào?
TL: y=0 Suy ra (Vo sin  )t 

2.V sin  o
gt 2
0 �t  o
2
g

CH: Tầm xa của viên đạn là?
TL: Tầm xa của viên đạn là L  x  (Vo cos )t 
sin 2 

2Vo2 cos sin  Vo2 sin 2


g
g

=>

g .L
Vo2

CH: Để tính độ cao cao nhất của viên đạ ta tính gì?
TL: Tính tung độ đỉnh I của parabol.
Gv yêu cầu HS trình bài bài giải trong phiếu học tập số 1
Một học sinh lên bảng trình bày
GV cho học sinh nhận xét và sửa chữa
GV: Nhận xét đánh giá hoàn thiện bài học của học sinh.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức về hàm số bậc hai và vận dụng hàm số bậc hai
Bước 1: Giáo viên cho học sinh kể tên một số cầu thủ bóng đá em yêu
thích.
Bước 2: Giáo viên hỏi học sinh có biết đa số các đường chuyền bóng trong
thực tế chuyển động theo quỹ đạo là hình gì không.
10


Giáo viên trình chiếu side 10

Bước 3: Giáo viên giới thiệu bài toán bóng đá.
Bài Toán 3: Mỗi buổi chiều thứ năm hàng tuần, An và Bình tham gia câu
lạc bộ bóng đá trường THPT Cẩm Thủy 1để thư giản và rèn luyện thân thể .
Trong trận đấu kỉ niệm thành lập Đoàn, An thực hiện một đường chuyền bóng
dài cho Bình . Biết rằng quỹ đạo của quả bóng là một cung parabol trong mặt

phẳng với hệ tọa độ Oth , trong đó t là thời gian (tính bằng giây) kể từ khi quả
bóng được đá lên, h là độ cao (tính bằng mét ( m )) của quả bóng. Giả sử rằng
quả bóng dời chân An với độ cao 1, 2m . Sau khoảng thời gian 1 giây và 2 giây
từ lúc quả bóng được đá lên thì nó đạt độ cao lần lượt là 8,5m và 6m .
a. Hãy tìm hàm số bậc hai biểu thị độ cao h theo thời gian t ?
b. Xác định độ cao lớn nhất của quả bóng so với mặt đất khi An chuyền
cho Bình ?
c. Sau bao lâu thì quả bóng sẽ chạm đất kể từ khi đá lên?
(Kết quả được tính chính xác đến hàng phần nghìn)
11


Bước 4: Hoạt động hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức về hàm số bậc hai
để giải bài toán thực tế
CH: Biết rằng quỹ đạo của quả bóng là một cung parabol trong mặt phẳng
với hệ tọa độ Oth , trong đó t là thời gian (tính bằng giây) kể từ khi quả bóng
được đá lên, h là độ cao (tính bằng mét ( m )) của quả bóng. Trong trường hợp
này hàm số bậc hai có dạng như thế nào?
h

8,5
6
1,2

O

1

2


t

Trả lời : Chọn hệ trục tọa độ ht như hình vẽ. Khi đó hàm số bậc hai có dạng
f (t ) at 2  bt  c

 a 0, a, b, c  R 

CH: Để tìm được phương trình parabol dựa vào bao nhiêu điểm thuộc đồ thị
TL: Ta phải tìm được 3 điểm thuộc đồ thị gồm có
+ Gốc tọa độ A(0;1.2)
+ Điểm B (1;8,5)
+ Điểm C( 2;6)
CH: Để độ cao lớn nhất của quả bóng ta phải tính yếu tố nào ?
TL: Ta phải tìm tung độ của đỉnh parabol vừa tìm được
HS trình bài giải trong phiếu học tập số 3
Một học sinh lên bảng trình bày
GV cho học sinh nhận xét và sửa chữa
GV: Nhận xét đánh giá hoàn thiện bài học của học sinh
* Phần Củng cố, luyện tập (giáo viên giao bài tập về nhà)
Bài tập : Một chú chim Angry Bird được bắn lên từ độ cao 5m so với mặt đất ở bờ
bên trái để đến các vị trí phía bờ đối diện. Người chơi chỉ có thể ghi được điểm và
tiếp tục chơi khi chú chim đáp ngay đúng hoặc vượt qua khỏi vị trí mỏm đá đầu
tiên cách mặt đất 24m. Biết rằng chú chim bay được cao nhất là 21m ở vị trí cách
12


bờ xuất phát 4m. Hai bờ cách nhau 6m. Hỏi người chơi có ghi được điểm trong
màn này hay không?
Giáo viên trình chiếu side 11:


* Phần hướng dẫn về nhà. : Giáo viên yêu cầu học sinh : Tìm hiểu.
Lịch sử của Parabol

Một parabol

Parabol như một giao
tuyến giữa một mặt nón và
mặt phẳng song song với
đường sinh của nó.

Một hình miêu tả tính chất đối xứng,
đường chuẩn (xanh lá cây), và các
đường thẳng nối tiêu điểm và đường
chuẩn với parabol (xanh nước biển)

Trong toán học, parabol (Tiếng Anh là parabola, bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp παραβολή) là một đường conic được tạo bởi giao của một hình nón và một mặt
phẳng song song với đường sinh của hình đó. Một parabol cũng có thế được định
nghĩa như một tập hợp các điểm trên mặt phẳng cách đều một điểm cho trước (tiêu
điểm) và một đường thẳng cho trước (đường chuẩn).
Trường hợp đặc biệt xảy ra khi mặt phẳng cắt tiếp xúc với mặt conic. Trong
trường hợp này, giao tuyến sẽ suy biến thành một đường thẳng.
Parabol là một khái niệm quan trọng trong toán học trừu tượng. Tuy nhiên, nó
cũng được bắt gặp với tần suất cao trong thế giới vật lý, có nhiều ứng dụng trong kỹ
thuật, vật lý và các lĩnh vực khác.
Bài toán tàu vũ trụ
13


2.4.3.


Kết quả
Khi thực hiện giảng dạy trên lớp, các lớp thực nghiệm là 10A2 ; 10A3 và các
lớp đối chứng 10A5, 10A10 việc vận phương pháp, tổ chức tiết dạy và chất lượng
có sự khác nhau rõ rệt. Các lớp thực nghiệm có ưu thế hơn hẳn trong việc tổ chức
các hoạt động và đạt hiệu quả cao.
3.1. So sánh ưu, nhược điểm trong việc thực hiện tiết dạy ở hai nhóm lớp
Tiêu chí
Nhóm lớp đối chứng
Nhóm lớp thực nghiệm
Không thực hiện được đầy đủ Thực hiện được đầy đủ cả 2 nội dung
Nội
của bài
dung cả 2 nội dung của bài
Phương
pháp

Không kết hợp được các
Kết hợp được tốt các phương pháp
phương pháp trong các hoạt
trong các hoạt động dạy và học.
động dạy và học.

Phương
tiện

Không đủ phương tiện, thiết bị; Đảm bảo đủ phương tiện, thao tác
thao tác mất nhiều thời gian, nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian;
phân tán sự tập trung của HS.
thu hút được HS


Tổ
chức

Khó tổ chức và điều khiển giờ Chủ động trong tổ chức và điều khiển
học; HS không tích cực
giờ học; HS tích cực.

14


Kết
quả

HS hiểu bài và vận dụng kiến Đa số HS hiểu bài vận dụng được kiến
thức, liên hệ trong thực tế it
thức, liên hệ trong thực tế tốt.

Từ bảng so sánh trên cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng
phương tiện dạy học, Việc dạy học bằng việc thiết kế các bài toán mang tính thực
tiễn về quê hương đất nước đạt hiệu quả rất cao:
+ Đối với giáo viên: có thể thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, rèn
luyện được các kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy
+ Đối với HS: Tiếp thu bài tốt, hiểu rõ được việc vận dụng toán học vào giải
các bài toán thực tế. Hiểu thêm và lịch sử về quê hương đất nước.
3.2. Kết quả điểm kiểm tra:
Kết quả chấm bài kiểm tra của học sinh có sự chênh lệch, thể hiện qua bảng
số liệu sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HS
Điểm

Lớp



Yếu

Trung bình

Lớp

10A5

số
40

SL
10

%
25

SL
22

%
55

SL
8


%
20

SL
0

%
0

Đối
chứng
Lớp
Thực
nghiệm

10A10
Tổng số
10A2
10A3
Tổng số

36
76
48
45
93

9
19
1

4
5

25
25
2
8.8
5.4

20
42
14
18
32

55,5
55,2
29,1
40
34.5

7
15
24
18
42

19,5
19,8
50

40
45

0
0
9
5
14

0
0
18.9
11.2
15.1

Ghi chú:

Khá

Giỏi

SL – Số lượng

Tổng hợp kết quả theo nhóm lớp :
Nhóm lớp
Đối chứng

Yếu
25


Thực nghiệm

5.4

Điểm (%)
Trung bình
Khá
55,2
19,8
34.5

45.0

Giỏi
0
15.1

Thể hiện kết quả trên bằng biểu đồ sau:

15


%

60

55.2

50


45

40
30

34.5
25
19.8

20
10
0

15.1

5.4
0

Yếu

Trung bình
Nhóm Đối chứng

Khá
Giỏi
Nhóm thực nghiệm

Mức điểm

Biểu đồ : KẾT QUẢ ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HAI NHÓM LỚP


- So sánh kết quả, nhận xét
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:
Lớp đối chứng: Tỉ lệ học sinh có điểm yếu khá cao (25%), tỉ lệ HS đạt điểm
trung bình trở lên là 55,2% nhưng điểm khá thấp, chỉ đạt 19,8% trong đó không
học sinh đạt điểm giỏi.
Lớp thực nghiệm: Tỉ lệ HS có điểm yếu thấp (5,4%), tỉ lệ HS đạt điểm trung
bình trở lên là 94,6%, trong đó tỉ lệ điểm khá, giỏi rất cao (45,0% điểm khá và
15,1% điểm giỏi)
Từ kết quả so sánh trên cho thấy việc sử dụng phương tiện hiện đại đó đem
lại hiệu quả rất cao trong dạy học môn toán ,chất lượng ở các lớp thực nghiệm rất
khả quan, đặc biệt học sinh đạt điểm giỏi chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 16,8%. Có thể
nói, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện hiện đại như trên là
đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới
phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán ở trường phổ thông.
Với cách làm này, chúng ta có thể vận dụng để giảng dạy các bài khác của môn học
này ở tất cả các khối lớp thuộc cấp THPT.
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.1.1 Những kết quả đạt được của đề tài
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đề ra, dựa vào kết quả cụ thể việc sử dụng
phương tiện dạy học hiện đại trong dạy môn toán lớp10 THPT đề tài đó đạt được
những kết quả cụ thể như sau:
- Trên cơ sở của lí luận dạy học tích cực và căn cứ vào nội dung bài học đồng
thời sử dụng phương tiện hiện đại trong dạy học môn Toán giúp học sinh hiểu rõ
nội dung kiến thức bài học, Biết vận dụng kiến thức toán vào giải các bài tập thực
16


tiễn, .Yêu quý,tự hào về quê hương, đát nước của dân tộc.Có ý thức học tập,rèn

luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Từ những kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy đó khẳng định tính khả
thi của đề tài trong việc sử dụng phương tiện dạy học và việc lựa chọn các bài toán
thực tiễn khi dạy bài ôn tập hàm số bậc hai.
- Thông qua việc nghiên cứu và thực hiện giảng dạy, kết hợp tốt các phương
tiện hiện đại với các phương pháp dạy học tích cực giáo viên đã đạt hiệu quả cao
trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán lớp 10 THPT.
Một số hình ảnh thực tế của bài học

17


3.1.2. Một số hạn chế
Mặc dù việc sử dụng thiết bị trong dạy học làm cho chất lượng giờ dạy được
cải thiện rõ rệt nhưng việc tiến hành dạy học lại phụ thuộc vào cơ sở vật chất của
nhà trường (phương tiện, phòng chức năng, nguồn điện,…). Vì vậy, nhiều tiết học
không thực hiện được theo thiết kế, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của bộ môn
(nói riêng) và chất lượng giáo dục chung của cả nhà trường.
Ngoài ra trong chương trình toán học phổ thông để lựa chọn được các bài tập
liên quan đến thực tiễn phù hợp với từng bài cũng gặp nhiều khó khăn.
3.2. Một số kiến nghị
- Trong dạy học Toán việc ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy các bài toán liên quan
đến thực tiễn đem lại hiệu quả cao trong quá trinh dạy học. Vì vậy, giáo viên cần
thực sự quan tâm đầu tư và thực hiện một cách đồng bộ ở tất cả các khối lớp.
- Giáo viên môn Toán cần phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường
xuyên . Trong quá trình dạy trên lớp, cần phải sử dụng các phương tiện hiện đại
một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung, đối tượng HS, điều kiện cơ sở vật chất...)
- Nhà trường cần phải được trang bị đầy đủ thiết bị; chủ động về nguồn điện
giúp cho giáo viên chủ động trong thiết kế giáo án và thực hiện bài dạy, tạo ra
được phong trào sử dụng thiết bị và ứng dụng CNTT trong dạy học, từ đó nâng cao

chất lượng giảng dạy.
Trên đây là nội dung của đề tài“TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG
GIỜ TOÁN 10 THÔNG QUA DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN”
Cách làm này tôi không chỉ thực hiện ở một bài mà còn thực hiện được trong một
số bài khác . Vì vậy có thể khẳng định việc sử dụng máy chiếu và các phương tiện
dạy học hiện đại cũng như thiết kế bài dạy lồng ghép các ví dụ thực tiễn để dạy học
bộ môn rất có hiệu quả.
Tuy nhiên, do còn có những khó khăn về cơ sở vật chất, về thời gian và
những yếu tố khách quan đưa lại; khả năng của bản thân cũng có hạn nên tôi cũng
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong việc thực hiện và trình bày
SKKN của mình. Rất mong được Hội đồng Khoa học ngành Giáo dục tỉnh Thanh
18


hoá quan tâm giúp đỡ để tôi rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn công tác viết
SKKN trong những năm học tiếp theo.

Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2018
Tôi cam kết SKKN trên là do bản thân tự viết,
không copy của người khác.
Người viết

Trần Đức Toàn
Nguyễn Thị Lan

19




×