Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
MỤC LỤC
Trang
.
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1.Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2.Mục đích nghiên cứu..........................................................................................1
3.Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
5.Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm................................................................2
PHẦN II.NỘI DUNG.
1.Cơ sở lí luận………………………………………………………....................2
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ......………………..................3
3.Giải pháp đã sử dụng. …………………………………....................................3
4.Hiệu quả quả của sáng kiến..............................................................................17
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1.Kết luận............................................................................................................19
2.Kiến nghị..........................................................................................................19
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
0
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP, LIÊN MÔN VÀO DẠY BÀI “CÁC
HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH”
(NGỮ VĂN 10 -CƠ BẢN)
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là một trong những
nguyên tắc quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học
nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, có tác dụng nâng
cao chất lượng dạy học của các nhà trường.
Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là hình thức tìm tòi những
nội dung giao thoa giữa các môn học, những khái niệm, tư tưởng chung giữa
các môn học có liên hệ với nhau. Nguyên tắc dạy học này có vai trò, ý nghĩa
quan trọng đối với người dạy và người học.
Hiện nay xu hướng dạy học tích hợp liên môn đã được áp dụng đổi mới
vào các cấp học từ Tiểu học đến THPT. Giữa môn ngữ văn và các môn học
khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến thức tích hợp liên môn có thể hỗ trợ
cho nhau, giúp kiến thức bài ngữ văn được mở rộng, phong phú hơn từ đó giúp
học sinh tiếp thu kiến thức nhanh, dễ nhớ, dễ thuộc đạt được các mục tiêu của
bài học.
Môn ngữ văn hiện nay được xây dựng trên quan điểm tích hợp giữa 3
phân môn: Văn học, Tiếng việt, Làm văn. Trong đó phân môn làm văn là một
trong ba phân môn của ngữ văn, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri
thức cơ bản về các kiểu văn bản. Trong các kiểu văn bản được học trong nhà
trường thì văn tự sự, miêu tả, nghị luận được dạy sớm và kỹ nhưng văn thuyết
minh lại không được dạy kỹ, trong khi văn thuyết minh ngành nghề nào cũng
cần đến, ví như khi cần giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, một đặc sản của
quê hương, các em cần phải biết thuyết minh.
Đối với bộ môn ngữ văn, nhất là phân môn làm văn, lâu nay học sinh
thường không có hứng thú và ít quan tâm, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức một
cách thụ động, hiệu quả học tập chưa cao, khó nhớ. Do đó, việc tích hợp các
môn học khác vào phân môn sẽ làm cho giờ học văn trở nên sinh động, hấp
dẫn, đặc biệt là các em sẽ có hứng thú học tập hơn. Xuất phát từ vai trò của văn
thuyết minh, của dạy học tích hợp liên môn tôi chọn đề tài: Vận dụng kiến
thức tích hợp, liên môn vào dạy bài: “Các hình thức kết cấu của văn bản
thuyết minh” (Ngữ văn 10- cơ bản).
2. Mục đích nghiên cứu.
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
1
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
Với những trăn trở,tìm tòi của mình, tôi thực hiện đề tài này để tìm ra
phương pháp, cách thức tổ chức bài dạy tốt hơn, phù hợp với từng đối tượng học
sinh, giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh được kiến thức và biết vận dụng
những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và mục đích
cuối cùng là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường
THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu cách vận dụng kiến
thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết
minh”(ngữ văn 10- cơ bản) Để thực hiện được đề tài, tôi chọn các lớp 10 mà tôi
đang trực tiếp dạy để thực nghiệm (TN), đó là các lớp: 10A2, 10A6 và đối
chứng (ĐC) đó là các lớp 10A10 và 10A11
Trong khi tổ chức bài giảng tôi cũng đã áp dụng tối đa kiến thức liên môn.
Môn Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân và vận dụng phương pháp dạy
học tích cực định hướng hình thành năng lực, lấy người học làm trung tâm, giúp
học sinh thực sự được đặt vào các tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải
quyết, để tư duy tìm cách giải quyết và vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống. Từ đó rút ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm
tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng: Phương pháp phân tích và
tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm, phương
pháp nêu vấn đề thảo luận. Kết hợp những lý thuyết về các phương pháp dạy
học tích cực, lý thuyết về dạy học theo định hướng năng lực và thực tiễn giáo
dục tại trường THPT Cẩm Thủy 1. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp điều
tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu…
5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm :
Vấn đề dạy các bài giảng văn nói chung và các bài làm văn nói riêng ở các
trường THPT đặc biệt là trường THPT Cẩm Thủy 1 chưa thực sự chú ý đến tích
hợp liên hệ với các kiến thức của bộ môn khác có liên quan trong bài học dẫn
đến giờ giảng chưa phong phú,học sinh ít có hứng thú,chưa áp dụng kiến thức
vào cuộc sống.Rút kinh nghiệm từ các bài dạy của đồng nghiệp và từ của chính
bản thân trong những năm học trước.Khi dạy bài “ Các hình thức kết cấu của
văn bản thuyết minh” tôi vận dụng kiến thức tích hợp liên môn thì kết quả giờ
dạy rất sôi nổi,hấp dẫn. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động tích cực
và đạt được các mục tiêu của bài học.Vì thế điểm mới của sáng kiến này chính
là vận dụng tích hợp các kiến thức của các phân môn sử,địa,giáo dục công
dân,sinh học vào bài dạy, sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt lựa chọn các
hình ảnh, video, lựa chọn bài tập liên quan đến thực tiễn về quê hương đó là du
lịch suối cá thần Cẩm Lương để gây hứng thú cho học sinh.
PHẦN II.NỘI DUNG.
1 Cơ sơ lý luận.
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
2
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
Tích hợp là một trong xu thế dạy hiện đại, đang được quan tâm nghiên cứu
và áp dụng vào các nhà trường: Trong lý luận dạy học, tích hợp là sự kết hợp
một cách có hệ thống ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kỹ năng thuộc
các môn học khác nhau dựa trên cơ sở các liên hệ về lý luận và thực tiễn được
đề cập đến trong các môn học. ( theo Nguyễn Tiến Triều – tích hợp liên môn
văn- sử -địa trong dạy học )
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học ngữ văn ở THPT không
những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến
trong phân môn làm văn, văn học, tiếng việt, cũng như các tri thức khác nhau
như hiểu biết lịch sử, địa lý, xã hội … mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế cần
khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu áp đặt, tách biệt trong nhà trường với
cuộc sống. Cô lập giữa kiến thức và kỹ năng của các môn học vốn có liên hệ bổ
sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa mà những tình
huống đó học sinh sẽ gặp sau này.
Dạy học ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo quan điểm “lấy học
sinh làm trung tâm” tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt,
mọi khâu của quá trình dạy học, tìm cách phát huy năng lực tự học, năng lực
sáng tạo của học sinh … Do vậy việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy
học cần chú ý học sinh tích hợp, để học sinh vận dụng các tri thức và kỹ năng
riêng rẽ của phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến
thức và phát triển năng lực kỹ năng tích hợp. Tổ chức thiết kế các hoạt động
phức hợp để học sinh sử dụng các kiến thức trong các phân môn. Đặt học sinh
vào trung tâm của quá trình dạy học, để học sinh trực tiếp tham gia vào giải
quyết các vấn đề, tình huống. Việc dạy học tích hợp kiến thức giúp học sinh
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, làm cho tiết học văn
nói chung và làm văn nói riêng trở nên sinh động, hấp dẫn , đặc biệt là các em
sẽ có hứng thú hơn trong giờ học.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Giáo sư Lê Trí Viễn từng nói, dạy ngữ văn cho hay không phải là dễ dàng
mà đặc biệt là dạy tập làm văn trong đó có văn thuyết minh.
Trong quá trình dạy học ở trường THPT Cẩm Thủy 1 và quá trình đi dự
giờ thăm lớp các đồng nghiệp trong tổ bộ môn. Tôi thấy các em không thích
học phân môn làm văn do tiết học làm văn còn đơn điệu. Bản thân các giáo viên
khi dạy làm văn cũng không chú trọng đầu tư như các bài giảng văn dẫn đến
học sinh chưa khắc sâu được kiến thức khiến cho việc ghi nhớ kiến thức còn
hạn chế
Việc tích hợp các môn học khác và những hiểu biết chung về xã hội rõ
ràng là phục vụ rất tôt cho việc giảng dạy môn ngữ văn. Nhưng việc tích hợp ở
đây chỉ nhằm mục đích duy nhất là phục vụ cho môn ngữ văn chứ không làm
mất đi môn học, làm cho văn học trở nên sinh động hơn, dễ học, dễ nhớ hơn và
đó cũng chính là điều mà các em học sinh và xã hội đang quan tâm.
3 Giải pháp đã sử dụng.
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
3
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi thực hiện việc giảng dạy tiết học thông qua
các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học bao gồm :
3.1 Kiểm tra bài cũ (1 phút)
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh về việc thu thập tài liêụ về Suối
Cá thần ở Cẩm Lương- Cẩm Thủy- Thanh Hóa
3.2 Triển khai bài mới :
Bao gồm các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, thực hành và vận dụng
mở rộng.Trong mỗi một hoạt động tôi cũng trình bày luôn mục đích thực
hiện,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học cũng như kiến thức,kĩ năng cơ bản
của từng phần
Hoạt động 1: Khởi động
-Thời gian : 5 phút.
-Mục đích : Giúp học sinh nhớ lại cách làm bài văn thuyết minh từ đó giáo viên
dẫn dắt vào bài.
- Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận...
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn cho hs chơi
trò chơi : Giới thiệu về ngôi HS giới thiệu được các thông tin về
ngôi trường : Năm thành lập,vị trí
trường THPT Cẩm Thủy 1
+ Nội dung : HS giới thiệu về ,cơ sở vật chất , đội ngũ giáo viên,
ngôi trường THPT cẩm thủy 1 thành tích của nhà trường ...
nơi mình đang học tập
+ Cách chơi : Trong vòng 4 phút mỗi
nhóm giới thiệu được các thông
tin về ngôi trường. Nhóm nào giới
thiệu được đầy đủ nhất, nhóm đó
sẽ chiến thắng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
-Thời gian : 20 phút
-Mục đích : Giúp học sinh nắm được khái niệm ,các loại văn bản thuyết minh
thường gặp và các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
-Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
I) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khái I. Khái niệm và phân loại
niệm và phân loại văn bản thuyết minh
văn bản thuyết minh.
- Gv đặt câu hỏi: Thông qua hai văn bản : -Khái niệm: Văn bản thuyết
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Bưởi Phúc minh là kiểu văn bản nhằm
Trạch em hiểu như thế nào về văn bản thuyết giới thiệu trình bày chính xác
minh
khách quan về cấu tạo, tính
- HS suy nghĩ trả lời
chất,quan hệ, giá trị ...của
- GV chốt
một sự vật, hiện tượng, một
GV yêu cầu HS nhắc lại các loại văn bản vấn đề thuộc tự nhiên xã hội
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
4
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
thuyết minh đã học ?
con người
GV hỏi : Vậy dựa vào cách phân loại em hãy
-Phân loại: Có nhiều loại
phân loại hai văn bản trên ?
nhưng có hai loại chính :
+Loại thiên về trình bày, giới
thiệu
+Loại chủ yếu thiên về miêu
tả
II) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết cấu II. Kết cấu của văn bản
của văn bản thuyết minh
thuyết minh.
* Kết cấu văn bản là sự tổ
GV : Em hiểu thế nào là kết cấu của một văn chức, sắp xếp các thành tố
bản ?
của văn bản thành một đơn
Kết cấu của một văn bản phụ thuộc vào vị thống nhất, hoàn chỉnh, có
những yếu tố nào?
ý nghĩa.
* Kết cấu phụ thuộc vào đối
tượng, mục đích và người
tiếp nhận văn bản.
GV cho học sinh đọc văn bản : Hội thổi cơm 1.Tìm hiểu ngữ liệu.
thi ở Đồng Vân
a) Văn bản 1 : Hội thổi cơm
GV tích hợp với kiến thức lịch sử kể về thi ở Đồng Vân
nguồn gốc hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
Thành Hoàng của làng là Phan Tây Nhạc,
theo truyền thuyết Ngài là bộ tướng của Tản
Viên sơn thánh đời Hùng Vương thứ 18
thống lĩnh quân đội đi đánh giặc. Khi dẫn
quân qua làng, dân làng Thị Cấm đã tổ chức
nấu cơm để khao quân. Do thời gian gấp
gáp, quân số lại đông chưa chuẩn bị kịp đầy
đủ gạo nước khao quân nên dân làng đã tập
trung mang thóc ra giã thành gạo, ra sông
Nhuệ lấy nước và kéo giang tre ra lửa để nấu
cơm. Cũng có thông tin khác cho rằng:
Tương truyền từ thời Hùng Vương thứ 18,
có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan
Tây Nhạc và Hoa Dung công chúa trẩy quân
qua làng đi dẹp giặc. Nhiều người dân trong
làng xin đi theo, vợ chồng tướng quân bèn
mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi
quân giỏi tuyển vào phục vụ quân ngũ. Sau
khi vợ chồng tướng quân mất được làng thờ
làm Thành hoàng và hàng năm đến ngày 8
tháng Giêng làng mở hội thổi cơm thi để
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
5
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
nhắc nhở tích xưa, nhớ lại dịp Ngài hành
binh qua làng đánh giặc đem lại cho dân có
cuộc sống yên bình.
Gv sử dụng tranh ảnh về hội thi thổi cơm thi
ở Đồng Vân.
(Hình ảnh: Cách lấy lửa)
(Hình ảnh: Chày và cối giã gạo)
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
6
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
(Hình ảnh: Cảnh vót đũa bông, giã gạo,
giần sàng).
(Hình ảnh: Cảnh nấu cơm)
(Hình ảnh: Kiểm tra độ chín và dẻo của
cơm)
(Hình ảnh: Cảnh chấm cơm)
GV hỏi: Qua văn bản hội thổi cơm thi ở
Đồng Vân , em hãy cho biết đối tượng thuyết
minh , mục đích thuyết minh, nội dung
thuyết minh của văn bản?
Gv tích hợp với bộ môn giáo dục công dân
- Đối tượng thuyết minh: Hội
thi thổi cơm ở Đồng Vân Đan
Phượng - Hà Tây -> một lễ
hội dân gian
- Mục đích thuyết minh:
Giúp người đọc (người nghe)
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
7
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
lớp 11, bài 13: Chính sách giáo dục và đào
tao, khoa học và công nghệ, văn hóa, mục
3. chính sách văn hóa
- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, chứa
đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh
dân tộc gồm những giá trị bền vững, những
tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc
qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước
- Kế thừa và phát huy những di sản và truyền
thống văn hóa của dân tộc,Nhà nước coi
trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch
sử ,di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh
của đất nước
HS phân tích cách sắp xếp ý trong văn bản?
Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ý ấy?
GV cho học sinh đọc văn bản: Bưởi Phúc
Trạch
- Gv sử dụng tranh ảnh về bưởi Phúc Trạch
hình dung được thời gian, địa
điểm, diễn biến, ý nghĩa của
lễ hội
- Nội dung thuyết minh:
+Địa điểm: Làng Đồng Vân,
xã Đồng Tháp, huyện Đan
Phượng, tỉnh Hà Tây
+Thời gian: Ngày rằm tháng
giêng hằng năm
+Diễn biến:
Thi nấu cơm: Thủ tục bắt
đầu
lấy lửa
Nấu cơm
Chấm thi: Tiêu chuẩn
Cách chấm
+ ý nghĩa của lễ hội đối với
đời sống tinh thần của nhân
dân
- Cách sắp xếp các ý : theo
trình tự thời gian
- Cơ sở sắp xếp : Do bài viết
nhằm giới thiệu về một hội
thi và một công việc cụ thể
nên người viết phải trình bày
theo trật tự thời gian
b.Văn bản 2: Bưởi Phúc
Trạch
(Hình ảnh: Bưởi Phúc Trạch)
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
8
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
Gv sử dụng tranh ảnh về Bưởi Đoan Hùng
để so sánh sự khác nhau giữa bưởi Phúc
Trạch và bưởi Đoan Hùng
(Hình ảnh: Bưởi Đoan Hùng)
(Hình ảnh: Bưởi Phúc Trạch)
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
9
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
-Đối tượng thuyết minh: Bưởi
Phúc Trạch - Một loại trái cây
nổi tiếng
(Hình ảnh: Tép bưởi)
HS : Đọc văn bản, thảo luận trả lời các câu
hỏi?
- Đối tượng thuyết minh ?
- Mục đích thuyết minh ?
- Nội dung thuyết minh?
*Tích hợp với kiến thức sinh học lớp 10
bài : Tế bào nhân thực
Từ những thông tin trên kết hợp với kiến
thức sinh học lớp 10 bài tế bào nhân thực :
dung dịch trong tép bưởi chứa axits hữu
cơ,Vitaminc,muối hữu cơ . Tép bưởi là
không bào của tế bào thực vật có chức năng
dự trữ các chất ,cân bằng áp xuất thẩm thấu
- Gv thông tin kết quả nghiên cứu khoa học
về chỉ số dinh dưỡng của tép bưởi :
100gram tép bưởi Phúc Trạch cung cấp cho
cơ thể 39calo,dịch quả chiếm 84 đến 86%
,độ khô 11,4012,5%, độ axits 0,5 đến
0,7% ,độ đường 7,7 đến 8,3% VitaminC44
đến 62 mg Theo nghiên cứu của Mỹ sử dụng
nước ép bưởi mỗi ngày giúp đẩy lùi nguy cơ
l?o hóa ,tim mạch và một vài loại ung thư .
*Tích hợp với kiến thức về môn giáo dục
công dân lớp 12 : bài 1,2,3, Pháp luật về
thương hiệu sản phẩm ,an toàn với thực
phẩm
- Pháp luật là phương tiện để công dân thực
hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình
- Thông qua các luật về hành chính, hình sự,
tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình
thức thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại
- Mục đích thuyết minh:
Giúp người đọc (người nghe)
nhận biết được đặc điểm và
giá trị của bưởi Phúc Trạch
- Nội dung thuyết minh:
+ Các loại bưởi nổi tiếng ở
Việt Nam
+ Đặc điểm của bưởi Phúc
Trạch: hình dáng quả,đặc
điểm vỏ, cùi bưởi, vẻ ngon
lành hấp dẫn của múi bưởi
tép bưởi
+ Giá trị và sự bổ dưỡng của
bưởi
+ Danh tiếng của bưởi Phúc
Trạch
Cách sắp xếp các ý:
+Quan hệ không gian: từ
ngoài vào trong
+Quan hệ lôgíc:
Các phương diện khác nhau
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
10
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
và cách sử lí các vi phạm xâm phạm quyền
lợi ích của công dân
HS : Phân tích cách sắp xếp ý trong văn
bản ?
HS : Giải thích cơ sở của việc sắp xếp ấy ?
Từ việc tìm hiểu 2 ngữ liệu trên, em hãy nêu
các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản
thuyết minh?
của quả bưởi (hình dáng, vỏ,
múi,tép, màu sắc, hương vị,
cảm giác)
+Quan hệ nhân-quả : Giá trị
-> danh tiếng của bưởi Phúc
Trạch
+Quan hệ hỗn hợp :
-Cơ sở sắp xếp :
Do mục đích thuyết minh
2) Kết luận :
Khi viết văn bản thuyết minh
có thể lựa chọn nhiều hình
thức kết cấu khác nhau :
-Theo trình tự thời gian: trình
bày sự vật theo quá trình
hình thành ,vận động và phát
triển
-Theo trình tự không gian :
trình bày sự vật theo tổ chức
vốn có của nó ( bên trên bên dưới ,bên trong - bên
ngoài hoặc theo trình tự quan
sát )
-Theo trình tự logic: Trình
bày sự vật theo các mối quan
hệ khác nhau (nguyên nhânkết quả, chung - riêng, liệt kê
các mặt, các phương diện ...
-Theo trình tự hỗn hợp: Trình
bày sự vật với sự kết hợp
nhiều trình tự khác nhau.
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
-Thời gian 15 phút
-Mục đích: Tích hợp kiến thức địa lí ,văn hóa địa phương để học sinh thấy được
tiềm năng du lịch của địa phương , tích hợp giáo dục công dân, để giáo dục ý
thức bảo vệ danh lam thắng cảnh
-Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thuyết trình.
Đề bài : Dựa vào những hình ảnh và
những hiểu suối Cá thần ở xã Cẩm Lương,
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
GV chia lớp thành hai nhóm và thực hiện
Hình thức kết cấu: hỗn hợp.
-Nội dung:
+Vị trí địa lí, địa điểm
+Giới thiệu quần thể khu di
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
11
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
các yêu cầu sau :
-Xác định hình thức kết cấu của văn bản
thuyết minh?
-Nội dung thuyết minh? Viết ngắn gọn bài
thuyết minh?
tích Suối Cả Dòng suối và
các loài cá; hang động và
đền tứ Phủ Long Vương
+Sức hấp dẫn và giá tri, ý
nghĩa
GV xem và hướng dẫn các nhóm trảo đổi
thảo luận trả lời
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
12
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
GV gọi đại diện nhóm 1 trình bày sẳn phẩm
nhận xét nhóm 1
Gv nhận xét nhóm 2
Sau đó chỉnh sửa, bổ sung và hoàn chỉnh
bài văn
Thuyết minh về suối Cá Thần ở Cẩm
Lương
Bài làm
Suối cá thần Cẩm Lương
còn được người dân địa
phương gọi là Mỏ Ngọc hay
suối Ngọc ,nằm bên chân núi
Trường Sinh thuộc bản Ngọc
-xã Cẩm Lương - huyện Cẩm
Thủy - tỉnh Thanh Hóa
( cách trung tâm thành phố
Thanh Hóa 90 km về hướng
Tây Bắc )
Dòng suối chảy dài 2km
chảy từ hang đá ở chân núi
đổ ra cánh đồng ,thung
lũng ,nằm thoai thoải bên bờ
nam sông Mã . Hiện nay đã
có cầu treo qua sông Mã, du
khách có thể qua lại dễ
dàng . Đến thăm suối cá thần
Cẩm Lương du khách sẽ
không khỏi trầm trồ trước
đàn cá thần đang tung tăng
bơi lội . Riêng đoạn cá thần
xuất hiện đông đúc là hơn
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
13
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
(Hình ảnh: Cầu treo bắc qua sông Mã đưa
du khách đến suối Cá thần).
(Hình ảnh: Du khách về thăm suối cá)
(Hình ảnh:Lễ vật rước cá thần)
100m tính từ cửa hang.
Chiều rộng suối là 3m, mực
nước ở đây chừng 40cm.
Nước trong vắt chỗ nào
không bị đàn cá che khuất thì
có thể nhìn rõ những viên sỏi
và rong, rêu. Tại đây có tới
hàng nghìn con cá lớn
nhỏ ,mỗi con có thể nặng 2
kg đến 8 kg. Đặc biệt cá
chúa ở suối cá thần Cẩm
Lương nặng tới 30 kg chỉ đôi
lần xuất hiện khi nước lớn .
Đàn cá ở đây gồm các loài cá
Dốc quý hiếm, cá Chài, cá
Mại …với hình dáng lạ mắt,
nhiều màu sắc. Mỗi khi bơi
thân cá lấp lánh ánh bạc rất
đẹp . Điều thú vị du khách có
thể đưa tay xuống nước vuốt
ve những chú cá thần này .
Tuy mật độ cá dày đặc
nhưng nước suối không
tanh , người dân ở đây vẫn
có thể dùng nước suối này
trong sinh hoạt. Trong quần
thể suối cá còn có đền Ngọc
thờ tứ phủ Long Vương
Ngoài việc chiêm
ngưỡng cá thần, du khách
đến đây còn có thể khám phá
hang động bên trong lòng
núi đó là động Đăng và
động Tăng ở độ cao 70m so
với mặt đất. Trong động có
những khối thạch nhũ sáng
lấp lánh từ vách động, vòm
động rủ xuống tạo nên những
bức tranh tuyệt mĩ. Tiếng róc
rách của con suối nhỏ nép
mình bên vách động chợt thu
hút sự chú ý của du khách đó
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
14
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
(Hình ảnh:Lễ hội rước cá Thần)
là khởi nguồi dòng nước suối
cá thần Cẩm Lương
Suối cá thần Cẩm
Lương là sản phẩm độc đáo
của thiên nhiên với cảnh
quan tuyệt mĩ có rừng, có
sông ,suối ,có bản làng với
những người dân hiền lành
thân thiện tạo nên một bức
tranh làng quê sơn thủy hữu
tình .Người dân địa phương
tin rằng suối cá thần Cẩm
Lương rất linh thiêng nên
mọi người chỉ đến chiêm
ngưỡng và cầu may không ai
đánh bắt ,sự sung túc của dàn
cá sẽ đem lại cuộc sống no
ấm nên họ truyền đời cùng
nhau bảo vệ tôn thờ đàn cá
để mong mưa thuận gió hòa
(Hình ảnh: Đền Ngọc thờ tứ phủ Long
Vương)
(Hình ảnh: Cầu Kiều bắc qua suối Ngọc)
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
15
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
(Hình ảnh:Cửa hang nơi đàn cá bơi từ trong
hang đá ra ngoài)
(Hình ảnh:Mùa khô nước trong du khách có
thể nhìn thấy sỏi và màu của cá)
(Hình ảnh: Các hoa hậu Việt Nam về thăm
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
16
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
suối cá)
IV)Hoạt động vận dụng và
mở rộng (thực hiện ở nhà)
(Hình ảnh: Nhũ đá trong lòng hang)
*Tích hợp với kiến thức địa lí. lớp 12, bài
31: Vấn đề phát triển thương mại du lịch.
-Tài nguyên du lịch: Rất phong phú và đa
dạng gồm 2 nhóm:
+Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu,
nước, sinh vật...
+Tài nguyên nhân văn: di tích, lễ hội, tài
nguyên khác...
- Suối cá thần Cẩm Lương thuộc tài nguyên
du lịch tự nhiên của huyện Cẩm Thủy hiện
nay trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút
nhiều khách tham quan trong và ngoài nước
- Chính quyền tỉnh Thanh Hóa và huyện
Cẩm Thủy đã có nhiều chính sách nhằm khai
thác khu du lịch suối Cá.
IV)Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực
hiện ở nhà)
GV yêu cầu hs về nhà sưu tầm các bài viết
về tác giả Nguyễn Du để viết một bài thuyết
minh về tác giả Nguyễn Du .Nội dung bài
viết có thể là:
-Thuyết minh về cuộc đời ,con người
Nguyễn Du.
-Thuyết minh về sự nghiệp văn học của
Nguyễn Du.
Tổng kết và hướng dẫn học bài: (4 phút )
*Tích hợp với âm nhạc:
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
17
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
-GV cho học sinh xem clip bài hát "Cầu treo suối cá" để khắc sâu lòng tự
hào quê hương và củng cố tình yêu quê hương, đất nước
-Dặn dò HS học bài cũ, làm bài tập .Chuẩn bị bài tiếp theo
4. Hiệu quả của sáng kiến.
Khi thực hiện giảng dạy trên lớp, các lớp thực nghiệm là 10A2 ; 10A6 và
các lớp đối chứng 10A10, 10A11 việc vận phương pháp,tổ chức tiết dạy và chất
lượng có sự khác nhau rõ rệt.Các lớp thực nghiệm có ưu thế hơn hẳn trong việc
tổ chức các hoạt động và đạt hiệu quả cao đồng thời mang đến kết quả tốt hơn
cho chính giáo viên
+ Đối với giáo viên: có thể thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, rèn
luyện được các kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy
+ Đối với HS: Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn giúp học sinh có
được phương pháp học tập, tăng tính chủ động sáng tạo và phát triển tư duy,
Kết quả điểm kiểm tra:
Kết quả chấm bài kiểm tra của học sinh có sự chênh lệch, thể hiện qua
bảng số liệu sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HS
Lớp
Lớp
Đối
chứng
Lớp
Thực
nghiệm
10A10
10A11
Tổng số
10A2
10A6
Tổng số
Sĩ
số
40
36
76
48
45
93
Yếu
SL %
10 25
9 25
19 25
1
2
4 8.8
5 5.4
Ghi chú:
Điểm
Trung bình
Khá
SL
% SL %
22
55
8
20
20 55,5 7 19,5
42 55,2 15 19,8
14 29,1 24 50
18
40
18 40
32 34.5 42 45
Giỏi
SL %
0
0
0
0
0
0
9 18.9
5 11.2
14 15.1
SL – Số lượng
Tổng hợp kết quả theo nhóm lớp :
Nhóm lớp
Đối chứng
Thực nghiệm
Yếu
25
5.4
Điểm (%)
Trung bình
Khá
55,2
19,8
34.5
45.0
Giỏi
0
15.1
Thể hiện kết quả trên bằng biểu đồ sau:
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
18
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
%
60
55.2
50
45
40
30
34.5
25
19.8
20
10
0
15.1
5.4
0
Yếu
Trung bình
Nhóm Đối chứng
Khá
Mức điểm
Giỏi
Nhóm thực nghiệm
Biểu đồ : KẾT QUẢ ĐIỂM KIỂM TRA CỦA HAI NHÓM LỚP
- So sánh kết quả, nhận xét
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:
Lớp đối chứng: Tỉ lệ học sinh có điểm yếu khá cao (25%), tỉ lệ HS đạt
điểm trung bình trở lên là 55,2% nhưng điểm khá thấp, chỉ đạt 19,8% trong đó
không học sinh đạt điểm giỏi.
Lớp thực nghiệm: Tỉ lệ HS có điểm yếu thấp (5,4%), tỉ lệ HS đạt điểm
trung bình trở lên là 94,6%, trong đó tỉ lệ điểm khá, giỏi rất cao (45,0% điểm
khá và 15,1% điểm giỏi)
Hơn thế nữa, khi thực hiện khảo sát học sinh trong quá trình dạy
học ở các lớp này tôi có mời tổ bộ môn lên dự giờ để lấy ý kiến rút kinh
nghiệm. Qua tiết dự giờ các đồng nghiệp đều tán thành cách vận dụng kiến thức
tích hợp, liên môn vào dạy bài “các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh’
khẳng định cách đổi mới này làm cho bài dạy sinh động hơn, làm mềm hóa kiến
thức, giúp học sinh phát triển kĩ năng, biết hợp tác, giúp đỡ và chủ động trong
việc lĩnh hội kiến thức bài học giúp các em nắm chắc bài học nhưng không rơi
vào trạng thái khuôn mẫu, gò bó.
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận.
Đối với bộ môn ngữ văn nhất là phân môn làm văn, lâu nay các em học
sinh thường không có hứng thú và ít quan tâm, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức
một cách thụ động, hiệu quả học tập chưa cao, khó nhớ. Do đó, việc tích hợp các
môn học khác vào phân môn sẽ làm cho ngữ văn trở nên sinh động, hấp dẫn,
đặc biệt là các em sẽ có hứng thú hơn
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
19
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
Như vậy việc tích hợp các môn học khác và những hiểu biết chung về xã
hội rõ ràng là phục vụ rất tôt cho việc giảng dạy môn ngữ văn . Nhưng việc tích
hợp ở đây chỉ nhằm mục đích duy nhất là phục vụ cho môn ngữ văn , chứ
không làm mất đi môn học, làm cho văn học trở nên sinh động hơn, dễ học, dễ
nhớ hơn và đó cũng chính là điều mà các em học sinh và xã hội đang quan tâm
Từ kết quả thu được và hơn nữa bản thân môn ngữ văn và lịch sử (văn –
sử bất phân) và môn địa lý, giáo dục công dân … vốn đã liên quan mật thiết với
nhau. Nến việc tích hợp, lồng ghép các nội dung kiến thức có liên quan vào bài
học là không khó, hoàn toàn có tính khả thi góp phần rèn luyện kỹ năng tự học
đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
2.Kiến nghị, đề xuất.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy để áp dụng nguyên tắc này còn
gặp nhiều khó khăn..Ban đầu là phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc
các môn học khác có liên quan đến bài học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin,
sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim, video, ca nhạc …liên quan đến nội
dung bài học còn hạn chế. Việc chuẩn bị giáo án điện tử đòi hỏi rất nhiều công
phu, nên nhiều khi giáo viên còn ngại thực hiện.
Do vậy đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tập huấn về tin
học trong vấn đề cắt phim ảnh của phần tin học cho giáo viên, đồng thời mong
các giáo viên bộ môn cố gắng dành thời gian giúp chúng tôi khi có những kiến
thức liên quan đến bộ môn mà các đồng chí giảng dạy.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2018.
SKKN này do tôi làm, không coppy dưới
bất kì hình thức nào nếu sai tôi chịu hoàn
toàn trách nhiệm
Tác giả
Phạm Thị Vân
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 1
2. Sách giáo khoa địa lí 10,12
3.Sách giáo khoa sinh học lớp 10
4.Sách giáo khoa giáo dục công dân 11,12
5.Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn lớp 10
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
20
Đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn
bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - cơ bản)
6.Tài liệu lịch sử văn hóa địa phương
7.Các bài viết trên nguồn Interrnet
8.Bài hát : Cầu treo suối cá
Ngêi thùc hiÖn: Phạm Thị Vân – GV: Trêng THPT CÈm Thuû 1
21