Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ DIỆP HẠ CHÂU TRÊN THÀNH TÍCH SẢN XUẤT CỦA GÀ ĐẺ AI CẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.71 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT LÁ DIỆP HẠ CHÂU
TRÊN THÀNH TÍCH SẢN XUẤT CỦA GÀ ĐẺ AI CẬP

Sinh viên thực hiện

PHẠM THỊ THÚY TRIỀU

Lớp

DH08TA

Ngành

Chăn Nuôi

Niên khóa

2008 – 2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


****************

PHẠM THỊ THÚY TRIỀU

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA LÁ DIỆP HẠ CHÂU TRÊN THÀNH TÍCH
SẢN XUẤT CỦA GÀ ĐẺ AI CẬP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN QUANG THIỆU
ThS. NGUYỄN KIM CƯƠNG

Tháng 8/2012
i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thúy Triều
Tên khóa luận: Khảo sát ảnh hưởng của bột lá Diệp hạ châu trên thành tích
sản xuất của gà đẻ Ai Cập .
Khóa luận đã được hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng tốt nghiệp chấm thi ngày

tháng

năm

Giáo viên hướng dẫn


TS. NGUYỄN QUANG THIỆU

ii


LỜI CẢM ƠN
 Kính dâng lòng biết ơn đến
Bố mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên cho con vượt qua những
khó khăn trong học tập để vươn lên trong cuộc sống.
Các anh chị em trong gia đình luôn động viên, khích lệ tôi trong cuộc sống.
 Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa cùng quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, tận tình truyền đạt những kiến thức và kính
nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại trường.
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
ThS. Nguyễn Kim Cương và TS. Nguyễn Quang Thiệu đã hết lòng hướng dẫn,
động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
 Xin gửi lời cảm ơn đến
Tập thể lớp Thức ăn 34 và các anh chị trong trại đã động viên và giúp đỡ tôi
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Chân thành cảm ơn!
PHẠM THỊ THÚY TRIỀU

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của bột lá Diệp hạ châu trên thành tích sản xuất của

gà đẻ Ai Cập” đã được tiến hành tại trại gà anh Bùi Thanh Thời, huyện Trảng Bom từ
ngày 25/03/2012 đến ngày 27/05/2012.
Thí nghiệm được tiến hành trên 384 gà đẻ Ai Cập được chia làm 4 lô thí nghiệm
(mỗi lô 96 gà): Lô 1 bổ sung 750g bột lá Diệp hạ châu/tấn TĂ, lô 2 bổ sung 500g bột lá
Diệp hạ châu/tấn TĂ, lô 3 bổ sung 250g bột lá Diệp hạ châu/tấn TĂ, lô đối chứng không
bổ sung bột lá Diệp hạ châu trong TĂ. Thí nghiệm đã được tiến hành và thu được kết quả
như sau:
Tỷ lệ đẻ trứng cao nhất thuộc về lô 1 (58,70%), các lô 2; lô 3; lô đối chứng lần lượt
là 55,40%; 56,60%; 55,00% với P < 0,05.
Lượng thức ăn tiêu tốn/gà/ngày ở lô 1 là cao nhất 93,77 g/con/ngày, các lô 2, lô 3
và lô đối chứng lần lượt là 92,8; 92,72; 92,18 g/con/ngày sự khác biệt là có ý nghĩa về mặt
thống kê với P < 0,05.
Lượng thức ăn tiêu thụ cho 1 quả trứng của lô đối chứng cao nhất 171,9 g/trứng,
các lô 1, lô 2, lô 3 lần lượt là 159,94; 170,44; 165,58 g/trứng sự khác biệt là có ý nghĩa về
mặt thống kê với P < 0,05.
Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg trứng ở lô 1 là thấp nhất (3,16), các lô còn lại lần
lượt là 3,36; 3,27; 3,38, sự khác biệt là có ý nghĩa với P < 0,05.
Trọng lượng trứng trung bình cao nhất ở lô 1 (50,83g); các lô còn lại lần lượt là
50,67g; 50,42g; 50,75g sự khác nhau không có ý nghĩa với P > 0,05.
Tỷ lệ lòng trắng đặc cao nhất ở lô 3 (35,48%), thấp nhất ở lô 1 (31,07%) sự khác
biệt giữa 4 lô là có ý nghĩa với P < 0,05.
Tỷ lệ lòng đỏ cao nhất ở lô 1 (35,21%), thấp nhất ở lô đối chứng (32,83%), lô 2 và
lô 3 lần lượt là 34,19% và 33,66%. Sự khác biệt giữa 4 lô là có ý nghĩa về mặt thống kê
với P < 0,05.
Tỷ lệ dập vỡ giữa 4 lô là không có ý nghĩa về mặt thống kê, với P > 0,05. Như vậy
việc bổ sung bột lá DHC trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ dập vỡ của trứng.
Tỷ lệ chết loại ở lô đối chứng là cao nhất (3,125%); lô 1 thấp nhất (1,042%); lô 2
và lô 3 là 2,083%; sự khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê, P > 0,05.
iv



MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................... ii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích ................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1 Tình hình chăn nuôi gà nước ta .............................................................................3
2.2 Sơ lược về gia cầm.................................................................................................5
2.2.1 Sinh lý đẻ trứng của gia cầm ..............................................................................5
2.2.2.1 Giống ...............................................................................................................5
2.2.2.2 Dinh dưỡng ......................................................................................................6
2.2.2.3 Tuổi và giai đoạn đẻ trứng ...............................................................................7
2.2.2.4 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................7
2.3 Giới thiệu về gà Ai Cập .........................................................................................8
2.4 Giới thiệu về Diệp hạ châu: .................................................................................10
2.4.1 Sơ lược về cây Diệp hạ châu: ...........................................................................10
2.4.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển: .................................................................11
2.4.3 Một số công dụng sinh học ...............................................................................12
2.4.4 Một số ứng dụng dược lý ..................................................................................13
2.4.5 Tình hình nghiên cứu thực vật ..........................................................................14
2.4.6 Một số nghiên cứu trên động vật ......................................................................15

v


2.4.7 Các nghiên cứu ở Việt Nam..............................................................................15
2.5 Giới thiệu về trại gà .............................................................................................16
2.5.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................16
2.5.2 Nguồn nước.......................................................................................................16
2.5.3 Thời tiết và khí hậu ...........................................................................................16
2.5.4 Chuồng trại .......................................................................................................17
2.6 Tình hình sản xuất của trại...................................................................................17
2.6.1 Con giống ..........................................................................................................17
2.6.2 Dinh dưỡng .......................................................................................................18
2.6.3 Quy trình thú y ..................................................................................................18
2.6.4 Quy trình tiêm phòng thú y ...............................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...................................20
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................................20
3.1.1 Thời gian ...........................................................................................................20
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................20
3.1.3 Nội dung ...........................................................................................................20
3.2 Phương pháp thí nghiệm ......................................................................................20
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................................20
3.2.2 Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................................20
3.2.3 Bố trí thí nghiệm ...............................................................................................20
3.2.4 Chăm sóc nuôi dưỡng .......................................................................................21
3.2.5 Vệ sinh chuồng trại ...........................................................................................21
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................21
3.3.1 Tỷ lệ đẻ .............................................................................................................21
3.3.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn .................................................................................21
3.3.3 Trọng lượng trứng .............................................................................................22
3.3.4 Khảo sát trứng ...................................................................................................22

3.3.5 Tỷ lệ dập vỡ ......................................................................................................23
3.3.6 Tỷ lệ chết loại ...................................................................................................23
3.3.7 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................23
3.4 Phương pháp xử lí số liệu ....................................................................................23
vi


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................24
4.1 Tỷ lệ đẻ ................................................................................................................24
4.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn ....................................................................................26
4.3 Trọng lượng trứng................................................................................................29
4.4 Khảo sát trứng ......................................................................................................30
4.5 Tỷ lệ dập vỡ .........................................................................................................32
4.6 Tỷ lệ chết loại ......................................................................................................32
4.7 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................34
5.1 Kết luận ................................................................................................................34
5.2 Đề nghị .................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................35
PHỤ LỤC .....................................................................................................................37

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


: Thức ăn

DHC


: Diệp hạ châu

DHCĐ

: Diệp hạ châu đắng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TB

: Trung bình

P trứng

: Trọng lượng trứng

MLĐ

: Màu lòng đỏ

CSHD

: Chỉ số hình dạng

HU

: Độ Haugh


TLLTĐ

: trọng lượng lòng trắng đặc

% LTĐ

: tỷ lệ lòng trắng đặc

TLLĐ

: trọng lượng lòng đỏ

% LĐ

: tỷ lệ lòng đỏ

P vỏ

: trọng lượng vỏ

HSCBTA
ĐC
TACB

: hệ số chuyển biến thức ăn
: đối chứng
: thức ăn căn bản

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Định mức ăn của gà Ai Cập như sau .............................................................10
Bảng 2.2 Công thức trộn cám cơ sở của trại .................................................................18
Bảng 2.3 Lịch tiêm phòng thú y của trại .......................................................................19
Bảng 3.1 Hàm lượng hoạt chất chính có trong bột lá Diệp hạ châu .............................20
Bảng 3.2 Bảng bố trí thí nghiệm ...................................................................................21
Bảng 4.1 Tỷ lệ đẻ trung bình giữa 4 lô thí nghiệm (%). ...............................................24
Bảng 4.2 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày giữa 4 lô thí nghiệm (g/con/ngày) ..........26
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 quả trứng giữa 4 lô thí nghiệm (g/quả) ..........27
Bảng 4.4 Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg trứng (HSCBTA) giữa 4 lô thí nghiệm (kg
TĂ/ kg trứng) .................................................................................................................28
Bảng 4.5 Trọng lượng trứng trung bình giữa 4 lô thí nghiệm (g) .................................29
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng giữa 4 lô thí nghiệm ..................................30
Bảng 4.7 Tỷ lệ dập vỡ giữa 4 lô thí nghiệm (%)...........................................................32
Bảng 4.8 Tỷ lệ chết loại giữa 4 lô thí nghiệm (%) ........................................................32
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế giữa 4 lô thí nghiệm ...........................................................33

ix


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.2 Trứng gà Ai Cập .............................................................................................9
Hình 2.1 Gà Ai Cập ........................................................................................................9
Hình 2.3 Cây Diệp hạ châu ...........................................................................................11
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí chuồng trại .................................................................................17
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ đẻ ......................................................................................................25
Biểu đồ 4.2 Tiêu tốn thức ăn/gà/ngày ...........................................................................26
Biểu đồ 4.3 Tiêu thụ thức ăn cho 1 quả trứng...............................................................27

Biểu đồ 4.4 Tiêu thụ thức ăn cho 1kg trứng .................................................................29

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay đời sống người dân đang dần được cải thiện, cùng với đó nhu cầu về
thực phẩm ngày càng cao như: thịt, trứng, sữa. Trong đó trứng gà là loại thực phẩm
quan trọng và không thể thiếu đối với người dân vì đây là loại thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Hơn nữa, trứng còn làm cho một số thực
phẩm trở nên ngon hơn, bổ dưỡng hơn. Chính những điều kiện đó đã thúc đẩy ngành
chăn nuôi gà đẻ không ngừng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi
gia cầm ở nước ta.
Cùng với chủ trương cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho người tiêu dùng,
các nhà chăn nuôi đã áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi như:
quy trình tiêm phòng thú y, và một lượng lớn chất bổ sung vào thức ăn để phòng và trị
bệnh, kích thích tăng trưởng...và điều đó đã làm cho các sản phẩm cung cấp đến người
tiêu dùng có hiện tượng tồn dư kháng sinh hay hóa chất độc hại gây ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe con người.
Việc ứng dụng các chất có nguồn gốc thiên nhiên có trong các loại thảo dược
đang được mở rộng nghiên cứu và là biện pháp phòng bệnh tốt nhất nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và sức khỏe vật nuôi.
Đã từ lâu, con người biết đến công dụng của thảo dược và đã ứng dụng trong
chăn nuôi. Với tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số
chất có hoạt tính sinh học cao ở trong thảo dược như niranthin, hypophyllanthin,
phyllanthin... có trong cây Diệp hạ châu, các hoạt chất này có tác dụng giúp tiêu độc,
sát trùng, thông huyết, lợi tiểu... Đặc biệt có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ
gan, giúp cho quá trình hấp thu và trao đổi chất của cơ thể luôn hoạt động tốt, cải thiện

tăng trọng, kích thích hệ thống miễn dịch, giúp năng cao sức đề kháng với mầm bệnh.
Tuy vậy, trong ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, việc sử
dụng chất từ cây thảo dược này lại chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.
1


Từ thực tế đó, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn nuôi
Thú y, trường ĐH Nông Lâm, cùng với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Thiệu và
ThS. Nguyễn Kim Cương chúng tôi tiến hành thí nghiệm: “Khảo sát ảnh hưởng của
bột lá Diệp Hạ Châu trên thành tích sản xuất của gà đẻ Ai Cập”.
1.2 Mục đích
Đánh giá sự ảnh hưởng của bột lá Diệp Hạ Châu trên thành tích sản xuất của gà
đẻ Ai Cập.
1.3 Yêu cầu
Bổ sung bột lá Diệp Hạ Châu vào thức ăn cho gà đẻ Ai Cập trong giai đoạn thí
nghiệm.
Nuôi dưỡng và chăm sóc gà trong từng lô theo bố trí thí nghiệm.
Theo dõi ghi chép lại tỷ lệ chết loại, thành tích sản xuất và chất lượng trứng.
Tính hiệu quả kinh tế .

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình chăn nuôi gà nước ta
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền
thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành
chăn nuôi nước ta.
Ở miền Nam, vào những năm 1970 – 1972 hàng loạt trại gà công nghiệp ra đời

tại khu vực lân cận thành phố Sài Gòn ( nay là TP. Hồ Chí Minh) với mục tiêu sản
xuất trứng và thịt thương phẩm cung cấp cho thành phố. Gà con 1 ngày tuổi được nhập
vào phi trường Tân Sơn Nhất, thức ăn cũng được nhập vào theo xu thế chuyển giao
công nghệ từ các nước phát triển. Sau đó, các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc được
xây dựng để tận dụng một phần thực liệu trong nước như bắp, tấm, cám gạo, đậu nành,
bột cá. Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt và khi giải phóng năm 1975 nguồn gà con
giống không còn được nhập vào, tình hình sản xuất ở mức độ thấp.
Trong thời kỳ từ 1975 – 1980 ngành chăn nuôi gà công nghiệp vẫn được duy trì
trong điều kiện kinh tế khó khăn. Các địa phương đều thành lập các công ty gia cầm
nhưng hoạt động không được hiệu quả nên dần dần mai một.
Những năm gần đây ở Việt Nam cũng đã xuất hiện việc chăn nuôi tập trung.
Các trại nhỏ đã không còn thích hợp với đòi hỏi của thị trường về chất lượng và giá
thành sản phẩm. Các trại lớn hơn đã có sự đầu tư trang thiết bị, xu hướng chuyên hóa
và mở rộng quy mô, liên kết trong sản xuất đã từng bước phát huy hiệu quả của nó.
Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng
bằng sông Cửu Long và Đông Bắc. Sản lượng đầu con của các vùng này năm 2003
tương ứng là 50,13; 34,58 và 26,57 triệu con, chiếm 60% đàn gà của cả nước. Các
vùng phát triển tiếp theo là Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ, chiếm 26%, các vùng có
sản lượng thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 4-5% về số lượng đầu
con. (Cục Chăn nuôi - Báo cáo tại Hội nghị chăn nuôi gia cầm quốc tế tổ chức tại
Viện Chăn nuôi ngày 14/3).
3


Chăn nuôi gà có 3 phương thức chính:
 Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ: Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống của
nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là nuôi thả rông, tự
tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi
con. Phương thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với
các giống gà bản địa có chất lượng thịt trứng thơm ngon.

 Chăn nuôi bán công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi tương đối tiên
tiến, nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán tự
động. Các giống gà nuôi thường là các giống gà kiêm dụng như: Lương Phượng,
Sarso, Kabir…Sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp và đây là hình thức chăn nuôi
hang hóa, quy mô đàn thường từ 200 – 500 con, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi
cao, thời gian nuôi rút ngắn (70 -90 ngày), quay vòng vốn nhanh.
 Chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng
10 năm lại trở lại đây, nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống gà nuôi thường
là các giống gà cao sản (Isa, Ross, Hyline,…), sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp,
ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng, được chủ động điều
chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống theo hệ thống tự động…Năng suất chăn nuôi đạt
cao, gà nuôi 42 – 45 ngày tuổi đạt 2,2 – 2,4 kg/con. Tiêu tốn 2,2 – 2,3 kg TĂ/kg tăng
trọng. Gà đẻ đạt 270 – 280 trứng/năm, tiêu tốn 1,8 – 1,9 kg TĂ/10 quả trứng…Ước
tính, hiện nay chăn nuôi gà công nghiệp đạt khoảng 18 – 20 % trong số tổng sản phẩm
chăn nuôi gà.
Vì phương pháp chăn nuôi gà khá đơn giản nên phù hợp với điều kiện nuôi
dưỡng của nước ta. Tuy nhiên thực tế những năm gần đây nghành chăn nuôi gia cầm
nước ta gặp rất nhiều vấn đề khó khăn như giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh, giá sản
phẩm gia cầm liên tục giảm và dừng ở mức thấp.
Gần đây một giống gà với những quả trứng dán tem đã được nhập vào Việt
Nam, đó là giống gà Ai Cập. Giống gà này rất dễ nuôi, ăn tạp và ăn khỏe nên chống
lớn rất phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng của nước ta.

4


2.2 Sơ lược về gia cầm
2.2.1 Sinh lý đẻ trứng của gia cầm
Gà bắt đầu đẻ trứng từ 19 – 21 tuần tuổi tùy theo giống, tuy nhiên ta có thể cho
gà đẻ sớm hơn bằng cách tăng cường thời gian chiếu sang và bổ sung các chất kích

thích trong thức ăn, nhưng nếu cho gà đẻ quá sớm thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất cũng
như trọng lượng trứng sau này. Thực nghiệm cho thấy nếu gà đẻ quá sớm thì sản
lượng trứng không cao và trọng lượng trứng nhỏ hơn so với khi gà đẻ đúng độ tuổi. Gà
thường đẻ trứng vào buổi sáng, nếu gà đẻ trứng sau 14h thì sẽ ngưng xuất noãn cho
đến 16 – 18h sau, gà ngưng một chu kỳ đẻ trứng.
Nhu cầu về dưỡng chất của gà mái trong ngày cũng có sự đòi hỏi khác nhau,
buổi sáng gà cần nhiều protein cho việc tạo trứng, buổi tối gà cần nhiều canxi cho việc
tạo vỏ trứng, do đó ta cần cung cấp thật đầy đủ protein cho gà vào ban ngày.
Thời gian để gà tạo ra một quả trứng là khoảng 24 – 30h, do đó gà không thề đẻ
hơn một quả trứng trong một ngày. Đặc biệt ở gia cầm là có thể đẻ trứng chậm lại vài
giờ đồng hồ nếu điều kiện xung quanh không thuận lợi cho việc đẻ trứng, do gia cầm
có thể kiểm soát cơ âm đạo theo ý muốn. Nên ta cần tạo điều kiện tốt nhất cho gà trong
quá trình đẻ trứng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng suất của gà.
Quá trình đẻ trứng của gà có thể chia làm 3 pha:
Pha 1 (19 – 22 tuần tuổi): Giai đoạn này tương đối ngắn, tỷ lệ đẻ chưa cao.
Pha 2 (23 – 45 tuần tuổi): Đây là giai đoạn chính và kéo dài, gà cho năng suất
trứng cao và tương đối đồng đều.
Pha 3 (46 – 72 tuần tuổi): Đây là giai đoạn cuối nên tỷ lệ đẻ giảm tương đối
nhiều tuy nhiên trứng có xu hướng lớn hơn, gà bắt đầu có dấu hiệu ấp trứng hay thay
lông.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
2.2.2.1 Giống
Đây là yếu tố quyết định vì nó liên quan đến di truyền, do vậy ta phải chọn
giống gà ngay từ đầu sao cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng như phải phù hợp
với điều kiện chăn nuôi, ngoại cảnh, khí hậu của từng vùng…

5


Những giống khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Đối với gà có

khối lượng cơ thể lớn thì đòi hỏi lượng thức ăn cao hơn, ngược lại gà giống nhỏ có nhu
cầu thức ăn ít hơn.
Gà chuyên thịt nặng cân, ăn nhiều, trong khi đó gà đẻ chuyên trứng Isa-Brown
nhẹ cân ăn ít, nên nhu cầu protein trong khẩu phần phải cao hơn. Ví dụ: Gà Plymouth
thịt thì gà con cần 22% protein, gà giò cần 20% protein trong khẩu phần ăn. Gà Hybro
thịt thì gà con cần 24% protein, gà giò cần 22% protein trong khẩu phần ăn. Gà đẻ
chuyên trứng Isa-Brown, gà con (0 – 10 tuần tuổi) cần 20 – 21% protein, gà hậu bị (11
– 22 tuần tuổi) cần 17 – 18% protein, gà trong giai đoạn đẻ trứng (21 – 76 tuần tuổi)
cần 18 – 19% protein trong khẩu phần ăn. (Dương Thanh Liêm, 1980).
2.2.2.2 Dinh dưỡng
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến khả
năng tăng trưởng, sinh sản của gà. Thức ăn tác động đến suốt quá trình chăm sóc và
nuôi dưỡng, do vậy việc cung cấp dinh dưỡng cho gà đầy đủ sẽ mang lại hiệu quả tốt
trong chăn nuôi. Quan trọng nhất cho gà đẻ trứng là năng lượng và protein. Đối với
protein liên quan đến tỷ lệ và chất lượng protein.
Tỷ lệ protein trong khẩu phần: Trong quá trình chăn nuôi, tùy theo lượng thức
ăn gà ăn được mà bổ sung protein trong khẩu phần để có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu
cho duy trì, tăng trưởng, và sản xuất tối đa của gà.
Chất lượng protein: Sự cân đối acid amin trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả
sử dụng thức ăn của gia cầm, hạn chế tối thiểu chi phí protein trong thức ăn, qua đó
ảnh hưởng tốt đến sức sản xuất của gà. Khi chất lượng protein kém và khó tiêu hóa thì
gia cầm sẽ ăn nhiều hơn để đảm bảo cho sản xuất, nhưng không mang lại hiệu quả về
kinh tế. Trong số các loại thức ăn cung cấp protein thì bột cá và bột huyết có sự cân
đối về acid amin khá tốt.
Quan hệ với năng lượng
Mức năng lượng tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thức ăn của gà mái
đẻ.
Hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm tăng lên, nhu cầu về protein tăng lên khi
tăng mức năng lượng trong khẩu phần.


6


Quan hệ năng lượng/protein (C/P): Được tính bằng hàm lượng năng lượng của
một pound (hay kg) thức ăn trên tỷ lệ protein thức ăn đó. Tỷ lệ C/P thay đổi tùy theo
thể trọng, sức sản xuất.
2.2.2.3 Tuổi và giai đoạn đẻ trứng
Sức đẻ trứng của gà phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình đẻ trứng của gà,
như trong giai đoạn đầu của thời kỳ đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng của gà
tăng dần cho đến khi gà được khoảng 40 tuần tuổi thì tỷ lệ đẻ của gà bắt đầu giảm,
trọng lượng trứng lớn hơn. Tỷ lệ đẻ của gà sau một năm còn khoảng 70 – 80%, ngoài
ra khi gà càng lớn tuổi thì vỏ trứng càng mỏng và rất dễ vỡ, khả năng hấp thu thức ăn
giảm…Tùy theo từng giai đoạn của thời kì đẻ trứng có năng suất trứng khác nhau, gà
thường có năng suất cao trong giai đoạn pha 2 của quá trình đẻ trứng.
Trong giai đoạn gà đẻ cao, nhu cầu về dưỡng chất cũng như protein trong thức
ăn cần một lượng cao hơn giai đoạn gà đẻ thấp.
2.2.2.4 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Các yếu tố bên ngoài đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi và
ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng của gà như: stress, ánh sáng, bệnh tật, khí
hậu…
Khi bị stress: Nếu gà bị stress do các yếu tố bên ngoài thì sẽ làm rối loạn kích
thích tố từ đó sẽ làm giảm sản lượng trứng.
Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng cho gà đẻ thường từ 10 – 14h/ngày, ánh sáng
rất quan trọng đối với gà đẻ vì ánh sáng có tác dụng kích thích hệ sinh dục, cho nên
tăng thời gian chiếu sáng sẽ năng cao năng suất đẻ trứng. Nhưng nếu bạn lạm dụng
thời gian chiếu sáng quá nhiều thì sẽ dẫn tới tình trạng lì ánh sáng tức là không đáp
ứng với ánh sáng nữa, do vậy ta cần có thời gian chiếu sáng hợp lý.
Bệnh tật: nếu gà mắc các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, thương hàn,
E.coli…thì sẽ làm giảm năng suất trứng, hay bị viêm phần phểu dẫn đến làm giảm khả
năng bắt giữ noãn, nên lòng đỏ sẽ không đi vào tử cung mà noãn rơi vào xoang bụng

và được hấp thu vào xoang bụng.
Nhu cầu protein cũng thay đổi theo thời tiết, khí hậu và các mùa trong năm.
Mùa nóng gà ăn ít nên phải bổ sung protein cao hơn trong khẩu phần ăn, ngược lại vào
mùa lạnh gà ăn nhiều thì hàm lượng protein trong khẩu phần phải thấp hơn so với mùa
7


nóng. Thường thì khi nhiệt độ tăng thêm 50OC thì hàm lượng protein trong thức ăn
tăng thêm 1%. Hàm lượng protein trong mùa hè thường cao hơn trong mùa đông
khoảng 1 – 2%.
Qua theo dõi ở các trại gà TP.HCM thì vào tháng 3, tháng 4, tháng 5 mùa khô
nóng, gà mái đẻ trứng thương phẩm chỉ ăn hết từ 80 – 90g thức ăn một ngày, ít khi
vượt lên 100g. Ngược lại vào tháng 12, tháng 1, tháng 2 trời lạnh hay vào mùa mưa (từ
tháng 7 đến tháng 11) gà ăn từ 90 – 110g/con/ngày duy trì được sức đề kháng cao, do
đó cần pha trộn thức ăn vào mùa khô nóng có mức protein 19 – 20% cho gà đẻ, vào
mùa mát thức ăn biến động từ 18 – 19%. Mức 16 – 17% protein thô cho gà đẻ ở nước
ta không cho kết quả tốt. (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
Phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến việc cung protein cho gà như đối với
nuôi trên lồng thì đòi hỏi về protein sẽ cao hơn đối với nuôi ở nền, do nuôi trên lồng gà vận
động ít nên ăn ít hơn. Do đó cần nhu cầu protein cao hơn để cung cấp đầy đủ cho cơ thể,
ngược lại đối với gà nuôi dưới nền do gà vận động nhiều nên sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu
protein trong khẩu phần cũng ít hơn gà nuôi lồng mà vẫn đảm bảo nhu cầu protein cho cơ
thể. Thường thì sự chênh lệch về protein này là 1%. (Dương Thanh Liêm, 1980).
2.3 Giới thiệu về gà Ai Cập
Giống gà Ai Cập, là giống gà có nguồn gốc từ Ai Cập, được nhập vào nước ta
tháng 4 năm 1997. Đây là giống gà quý mới được nhập vào nước ta và tỏ ra rất thích
hợp với môi trường Việt Nam. Gà Ai Cập là giống gà đa dụng trứng thịt. Giống gà này
được thuần dưỡng từ giống gà rừng của Ai Cập. Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh
nhẹn, thịt chắc, chân cao, có khả năng chống lại bệnh tật rất giỏi. Gà Ta lai với gà Ai
Cập cho năng suất trứng rất tốt, tỷ lệ lòng đỏ cao, chất lượng trứng thơm ngon không

hề kém trứng gà ta.
Nếu nuôi theo hình thức thả vườn thì loài gà này rất dễ nuôi, ăn tạp và ăn khỏe
nên chống lớn. Hơn 2 tháng tuổi đã đạt trọng lượng 2-2,5 kg/con. Gà tự đào bới kiếm
thức ăn là chính nên khả năng đề kháng dịch bệnh rất cao, chịu được những thay đổi
bất thường của thời tiết. Do đặc điểm thả vườn nên giống gà này không phụ thuộc thức
ăn công nghiệp. Nông dân có thể tận dụng nông sản để nuôi gà hoặc thả dưới vườn cây
để gà tự kiếm mồi.

8


Khác với giống gà thông thường, gà Ai Cập chỉ cần nuôi đến 20 tuần là có thể
cho lứa trứng đầu tiên, trong khi gà thịt phải mất ít nhất 6 tháng mới đẻ trứng. Thêm
một ưu điểm của giống gà này là tỷ lệ đẻ khá cao, gần như gà đẻ trứng liên tục, nhưng
ít tiêu tốn thức ăn (trung bình gà đẻ chỉ ăn khoảng 100g thức ăn/con/ngày), một con gà
mỗi năm đẻ từ 200 – 220 trứng. (Theo Tài liệu của Trung tâm Khuyến nông Bình
Định, năm 2007).
Trứng gà Ai Cập có màu trắng hồng
nhạt; kích thước và trọng lượng tương đương
với trứng gà ta (khối lượng trứng đạt từ 42 44 gr); võ trứng dày, thuận lợi cho việc vận
chuyển trứng đi xa.
Tỷ lệ lòng trắng thấp: 52,2 – 55,5%
(hàm lượng Albumin thấp), khi sử dụng hàm
lượng đạm hấp thu nhanh, rất có lợi trong
việc điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa,
dễ tiêu hóa, đặc biệt khi cơ thể thiếu Vitamin A.

Hình 2.1 Gà Ai Cập

Trứng thơm, ngon, bổ dưỡng; sạch, hợp vệ sinh; tỷ lệ lòng đỏ cao (từ 32 - 34%), lòng

đỏ sậm màu do hàm lượng Vitamin A trong lòng đỏ trứng cao 17mg/gr.

Hình 2.2 Trứng gà Ai Cập

9


Bảng 2.1 Định mức ăn của gà Ai Cập như sau
Tuần tuổi

Trọng lượng cơ thể (g)

0–6

Thức ăn/con/ngày (g)
Ăn tự do

7–9

500 – 670

Ăn tự do đến 9h đêm

10-13

730-1020

60 – 65

14-17


1100-1280

70-75

18-19

1350-1400

80-85

TT

Tỷ lệ đẻ (%)

Thức ăn/ngày (g)

20-21

5,25-12,5

95

22-25

38,5-58,5

100-105

26-29


66,8-71,7

110-115

30-33

73-74,5

120

34-39

73,4-68,2

115-110

40-47

68-61,6

105

48-72

61,5-42,5

100

(Theo Tài liệu của Trung tâm Khuyến nông Bình Định, năm 2007)

2.4 Giới thiệu về Diệp hạ châu:
2.4.1 Sơ lược về cây Diệp hạ châu:
Tên khoa học là: Phyllanthus amaus Schum et Thonn, thuộc họ thầu dầu
(Euphorbiaceae).
Cây Diệp hạ châu còn gọi là cây chó đẻ răng cưu, diệp hòe thái, lão nha châu,
trân châu thảo, cam kiềm, rút đất, khao hàm (Tày)...Diệp hạ châu là loại cỏ sống hàng
năm hoặc nhiều năm, gốc hóa gỗ, thân nhẵn có nhiều cành mang lá, mỗi cành trông
như một lá kép. Hoa, quả mọc phía dưới lá. Mùa hoa quả: quanh năm. Hoa rất nhỏ,
cánh màu trắng, quả hình cầu nhỏ có 3 khía, khi già tự nứt vỏ, tung hạt ra.
Trên thế giới hiện nay, người ta đã phát hiện chi Phyllanthus L., họ thầu dầu
(Euphorbiaceae) có khoảng 700 loài, bao gồm từ những cây thân thảo, cây thân bụi
đến những cây thân gỗ nhỏ (Phan Văn Dân, 2009). Ở Việt Nam, theo tài liệu của giáo
sư Phạm Hoàng Hộ có 53 loài Phyllanthus.Tên của chi (Phyllanthus) dựa trên đặc
10


điểm sắp xếp hoa của loại hoa này.Trong tiếng Hy lạp, phyllon nghĩa là lá và anthos
nghĩa là hoa, diễn tả cách sắp xếp hoa nằm treo bên dưới lá (Phạm Minh Duy, 2010).
Nguồn gốc của cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus (Schum.et
Thonn.)) cho đến này vẫn chưa được xác định rõ. Thế nhưng, với một số bằng chứng
về phân loại học cho thấy nhiều khả năng loài cây này xuất phát từ West Indies (vùng
Caribbean) (Jain N. và ctv, 2003).
Phân bố địa lý: Cây DHCĐ có phân bố rộng khắp trên thế giới nhưng phân tán
trên các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: rừng nhiệt đới Amazon (Brazil), Ấn Độ,
Trung Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Myanmar, Phillipines), Trung Mỹ (Mexico, Cuba, Paraguay, Bahamas, v.v.), Peru,
Nam Phi, Florida và Texas (Mỹ) (Ngô Đức Trọng, 2008).
Ở Việt Nam, cây diệp hạ châu đắng cũng thấy rải rác khắp nơi, từ các tỉnh ở
vùng đồng bằng, ven biển, các đảo lớn đến các tỉnh ở trung du và miền núi. Điển hình
như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Giang...

2.4.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển:
Cây Diệp hạ châu đắng là một
cây thân thảo, sống hằng năm. Toàn
cây có thân màu xanh, thân nhẵn, mọc
thẳng đứng, mang cành nhỏ, cao
khoảng 30-50 cm, có khi lên tới 80
cm. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trông như
lá kép, phiến lá thuôn, dài 5-15 mm,
rộng 2-5 mm, đầu nhọn hay hơi tù,
mép nguyên, không cuống hoặc cuống
rất ngắn, có màu lục sẫm ở trên, màu
Hình 2.3 Cây Diệp hạ châu

xanh lơ ở mặt dưới. Hoa đơn

tính ở nách lá, màu lục nhạt không có cành hoa. Hoa đực có cuống ngắn, sắp xếp phía
dưới các hoa cái. Hoa cái có cuống dài hơn hoa đực.Qủa nang nhẵn, hình cầu nhỏ,
đường kính 2mm, chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van chứa 2 hạt. Hạt hình ba
mặt, hình trứng, màu nâu đỏ, hơi xám nhạt, đường kính 1mm, có cạnh dọc và lằn
ngang.
11


Cây thường mọc ở đất ẫm trong vườn, ruộng trồng hoa màu, ven đường đi hay
trên nương rẫy. Cây con mọc từ hạt thường xuất hiện vào khoảng cuối mùa xuân, sinh
trưởng nhanh chóng trong vòng 2 tháng của mùa hè, sau đó ra hoa quả và tàn lụi. Toàn
bộ vòng đời của cây chỉ kéo dài từ 3-4 tháng. Hạt của cây diệp hạ châu đắng tồn tại
trên mặt đất từ 7 – 8 tháng vẫn có thể nẩy mầm.
2.4.3 Một số công dụng sinh học
Diệp hạ châu đắng có vị hơi đắng, tính mát có tác dụng tiêu độc, sát trùng,

thông huyết, điều kinh, lợi tiểu, thống sữa. Được dùng làm thuốc trị viêm gan, vàng
da, sốt, đau mắt, rắn cắn. Dùng ngoài da, cả cây giã nhuyễn, đắp hoặc lấy nước cốt bôi
trị mụn nhọt, lở ngứa.
Diệp hạ châu được dùng trong y học cổ truyền Thái Lan trị vàng da. Trong y
học cổ truyền Ấn Độ, diệp hạ châu là thuốc làm săn, khai thông sát khuẩn, lợi tiểu và
được dùng trị vàng da, khó tiêu, ly, phù, các bệnh của hệ niệu sinh dục, bệnh lậu, đái
tháo đường. Nước sắc chồi non trị ly, rễ tươi trị vàng da, lá là thuốc lợi tiểu hóa, ép lá
dùng đắp trị lở loét. Ở Peru, người dân uống nước sắc phần trên mặt đất làm thuốc lợi
tiểu, trị sỏi mật và sỏi thận. Ở một số nước Nam Mỹ, cây diệp hạ châu được dùng trị
sốt rét, sỏi thận, sỏi bàng quang, các rối loạn về tiết niệu nói chung và còn có tác dụng
gây sẩy thai.
Ở Haiti, người dân uống nước sắc từ lá diệp hạ châu và tắm với nước ngăm lá
để trị sốt. Từ đảo Hải Nam đến Indonesia, người dân uống nước sắc hoặc nước từ cây
diệp hạ châu đắng làm thuốc lợi tiểu trị bệnh thận và gan, bệnh hoa liễu, đau bụng, làm
thuốc trị long đờm trị ho cho trẻ em, hạ sốt, điều kinh, trị tiêu chảy. Nước sắc toàn cây
là thuốc bổ dạ dày. Lá giã nát đắp trị vết thương và bệnh ngoài da.
Ở Napua Niu Ghine, nước toàn bộ cây đề nguội trị đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Các thầy thuốc cổ truyền ở Tanzania dùng cao nước phần trên mặt đất của cây diệp hạ
châu đắng trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Ở Nigeria, cac nước từ
cây khô trị bệnh tiêu chảy, lá nhai nuốt trị ho kéo dài, và sắc uống làm đỡ đau dạ dày.
Ở Tây Ấn Độ, cây diệp hạ châu được dùng trị giun cho trẻ em và ở Rarotonga
trị đau tai. Ở Bờ Biển Ngà, nhân dân uống nước sắc lá để làm đẻ dễ trong trường hợp
khó đẻ, trị vàng da, nôn, đau họng, đau gian sườn, đau mình mẩy kèm theo sốt và phù,
bệnh lậu và bệnh ngoài da (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
12


2.4.4 Một số ứng dụng dược lý
Dựa trên cơ sở những ứng dụng nêu trên, cây diệp hạ châu đã được nghiên cứu
ứng dụng dưới dạng cao trên súc vật thí nghiệm. Kết quả cho thấy thuốc có tác dụng

bảo vệ gan tốt, kể cả trường hợp bị xơ gan bằng việc giảm hàm lượng colagen trong
máu. Thuốc cũng dược thử nghiệm cho những người mang virut viêm gan B.
Năm 1977, một nhóm bác sĩ Việt Nam, khoa Tiêu Hóa, Gan, Mật đã sử dụng
bài thuốc gia truyền của Lương y Trần Xuân Thiện gồm 3 vị là diệp hạ châu, xuyên
tâm liên, quả dành dành để điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm dương tinh
với kháng nguyên bề mặt virut viêm gan B (HBsAg(+)). Sau một thời gian điều trị kết
quả xét nghiệm âm tính được coi là khỏi. Tỷ lệ đạt 26/98 bệnh nhân. Ngoài ra thuốc
còn giúp cơ thể người dùng sản xuất kháng thể chống HbsAg (59/98). Liều điều trị
trung bình 4 -5 tháng.
Năm 1988, các tác giả Blunberg và Thiogarajan công bố đã điều trị 37 bệnh
nhân viêm gan siêu vi B bằng cây Diệp hạ châu Phyllanthus amarus và Phyllanthus
niruri đạt kết quả âm tính 22/37 bệnh nhân sau 30 ngày. Các tác giả còn chứng minh
Phyllanthus amarus có chứa chất làm ức chế men plymerase DNA của virut viêm gan
siêu vi B.
Trong những năm gần đây, trường y học dân tộc và Bệnh viện Nhân Dân 115
TP.HCM đã phối hợp với Học viện quân y nghiên cứu thành công khả năng điều trị
viêm gan virut trên chuột bạch bằng chất chiết hepamarin được bào chế từ cây diệp hạ
châu. Công trình này dựa trên cơ sở nghiên cứu của bác sĩ Blumberg và cộng sự (1988
-1990).
Cao cây Diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ gan trên chuột bạch thí nghiệm đã
được cấy nhiễm độc gan bằng cacbon tetralorid. Thuốc có tác dụng làm giảm hàm
lượng colagen trong máu và làm giảm mức độ xơ gan ở động vật điều trị so với đối
chứng. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, chống oxy hóa và có độ an toàn cao trong thử
nghiệm. Các lignan phyllanthin và hypophyllanthin trong cây diệp hạ châu có tác dụng
bảo vệ tế bào gan chuột bạch thí nghiệm chống lại các tác dụng độc hại tế bào gây ra
bởi carbon tetraclorid và galactosamin.
Cao nước từ cây diệp hạ châu có tác dụng hạ đường máu ở thỏ bình thường và
thỏ gây đái tháo đường với alloxan. Cao làm hạ đường máu ngay cả khi cho thỏ uống
13



1 giờ sau khi cho uống glucose, và hoạt tính hạ đường máu của cây diệp hạ châu đắng
cao hơn tolbutamid.
Toàn cây diệp hạ châu có tác dụng gây hạ đường máu, hạ áp và lợi tiểu ở người.
Cây cũng có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Toàn cây làm giảm hoạt động của
đường tiêu hóa, làm chậm sự tống thức ăn ra khỏi dạ dày chuột bạch, gây dãn đáy dạ
dày và hồi tràng. Cao cốt làm giảm khả năng sinh sản của chuột đực.
DHCĐ đã được bào chế dưới dạng trà thuốc với tác dung mát gan, phòng và
chữa viêm gan vàng da.
2.4.5 Tình hình nghiên cứu thực vật
Những công trình nghiên cứu hóa học gần đây về các loài Phyllanthus đã phát
hiện một vài lignan, flavonoit và tanin thủy phân có tác dụng bảo vệ gan, có khả năng
làm sạch phần lớn các kháng nguyên HbsAg, ức chế mạnh HIV transcriptase ngược (
Ngô Đức Trọng, 2008).
Lá chứa một chất đắng là phyllanthin, không có quinine hoặc một ankaloid
khác. Lá khô chứa những chất đắng hypophyllanthin (0,05%) và phyllanthin (0,35%)
có độc với cá và ếch. Trong cây còn có niranthin, nirtetralin và phylteralin.
Ba hoạt chất của diệp hạ châu đắng có tác dụng ức chế aldose reductase là acid
elargic, brevifolin carbonxylat và ethyl brevifolin carbonxylat. Acid elargic có tác
dụng mạnh nhất, ức chế mạnh hơn 6 lần so với quercitrin là chất thiên nhiên ức chế
aldose reductase đã biết. Cao nước có tác dụng đối kháng có hoạt tính làm gãy gây bởi
clorid kền ở tế bào tủy xương chuột bạch, làm giảm tỷ lệ % tế bào bị tổn thương cũng
như tầng suất gãy ở mỗi tế bào do tác dụng của ba liều muối kền (10, 20 và 40 mg/kg
thể trọng). Những dữ liệu cho thấy tầm quan trọng của chế độ ăn có bổ sung thực vật
đề làm giảm nhẹ tính độc hại tế bào của kim loại. (Đỗ Huy Bích và ctv, 2002).
Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan
của diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định
Tường ( Học viện Quân Y, 1990 -1996) đã thành công với chế phẩm hepamarin từ
Phyllanthus amarus. Nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong
(Viện Dược Liệu) với bột phyllanthin (2001).


14


×