Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Quản trị chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty TNHH MTV may mặc hồng phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.8 KB, 69 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài (Urgency of the topic)
Trong nền kinh tế thị trường, khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập
kinh tế với khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế, tài chính
thế giới; đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
WTO, nhiều cơ hội mới đã mở ra cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Song hành
cùng những cơ hội đó là những thách thức vô cùng lớn, sự cạnh tranh gay gắt từ
các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngoài, có năng lực vốn mạnh mẽ, lợi thế
về khoa học công nghệ kỹ thuật và trình độ quản lý. Với trình độ sản xuất còn hạn
chế, tài chính còn nhỏ, trình độ quản lý còn yếu, nhiều doanh nghiệp trong nước
vẫn hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các thương hiệu
sản phấm Việt Nam trên thị trường Thế giới còn yếu, làm thế nào các doanh
nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập, phát triển và vươn xa ra thị trường quốc tế.
Để đạt được mục đích phát triển lâu dài và bền vững, ngay từ bây giờ các
doanh nghiệp trong nước cần phải cải thiện bài toán năng suất và chất lượng. Có
thể nói, hiện nay chất lượng sản phẩm đang trở thành yếu tố cạnh tranh đóng vai
trò ngày càng quan trọng. Một sản phẩm có chất lượng và có tính cạnh tranh đòi
hỏi nó phải thỏa mãn được những nhu cầu tiêu dùng ngày càng phức tạp của
khách hàng với chi phí thấp nhất có thế. Mà nhu cầu của người tiêu dùng thì luôn
luôn thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Dựa vào những
nhu cầu ấy, ta sản xuất những sản phẩm có những thuộc tính mà khách hàng mong
muốn, đồng thời dự báo được xu hướng thay đổi nhu cầu của khách hàng trong
tương lai để có thể có chiến lược nghiên cứu, sản xuất mới. Và trong quá trình sản
xuất ấy, nhất thiết phải đảm bảo rằng từng khâu, từng giai đoạn sản xuất phải đáp
ứng được các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng. Muốn làm được điều này, khi xây
dựng chính sách phát triến tổng thế, doanh nghiệp cần đưa ra chính sách chất
lượng mà doanh nghiệp hướng đến là gì?; lập kế hoạch về các mục tiêu, yêu cầu
chất lượng; đồng thời phải có hệ thống theo dõi, đánh giá các công việc liên quan
đến toàn bộ quá trình sản xuất nhằm kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả nhất.




2

Công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong là một trong số các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương kinh doanh trong lĩnh vực vải các loại, may
quần áo, in ấn. Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quản trị chất lượng sản
phẩm, hơn nữa để theo kịp với nhịp độ phát triển của thời đại, ngay từ khi bắt đầu
quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã tiến hành lập kế hoạch và giám sát chặt
chẽ chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc thực hiện công tác quản trị chất lượng
sản phẩm của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chất lượng nguồn nhân
lực thực hiện công tác quản trị chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đề ra hệ thống
các tiêu chí cụ thể trong quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, nguồn
vốn công ty còn hạn chế,...Với mong muốn được đóng góp ý kiến, đưa ra giải
pháp để nâng cao công tác quản trị chất lượng sản phẩm của công ty, em quyết
định lựa chọn đề tài “Quản trị chất lượng sản phẩm may mặc tại Công ty TNHH
MTV may mặc Hồng Phong” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích cần tổng hợp và thể nghiệm kết quả (The objective of the
research)
Hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến tên đề tài;
Khái quát những lý thuyết cơ bản về quản trị chất lượng sản phẩm trong các
doanh nghiệp;
Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị chất lượng tại Công ty TNHH MTV
may mặc Hồng Phong;
Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp quản trị chất lượng tại Công ty TNHH
MTV may mặc Hồng Phong.
3. Đối tượng và phạm vi tổng hợp và thể nghiệm kết quả (Research
subject and domain of research)
- Đối tượng: Đề tài khóa luận tập trung tìm hiểu về vấn đề quản trị chất
lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty TNHH MTV

may mặc Hồng Phong nói riêng.
- Phạm vi của đề tài:
+ Về chủ thể: Chủ thể tìm hiểu của đề tài quản trị chất lượng sản phẩm may


3

mặc tại công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong;
+ Về không gian: Đề tài tổng hợp và thể nghiệm trong phạm vi công ty
TNHH MTV may mặc Hồng Phong
+ Về thời gian: Đề tài được tổng hợp và thể nghiệm tại công ty từ tháng
3/2017 đến tháng 8/2017. Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu lấy 3 năm gần đây
(2014- 2016).
4. Phương pháp tổng hợp và thể nghiệm kết quả (Method of th Synthesis
and Experimentation Results)
4.1. Phương pháp luận ( Methodology )
Để tiến hành những nội dung nghiên cứu, quan điểm thống nhất và xuyên
suốt trong quá trình nghiên cứu là quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm
duy vật lịch sử.
- Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng khi coi Công ty TNHH
MTV may mặc Hồng Phong hay công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc
của công ty trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với
các sự vật, hiện tượng khác;
- Phương pháp duy vật lịch sử là xem xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng
kinh tế - xã hội theo quan điểm lịch sử. Trong đề tài, phương pháp nghiên cứu này
được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của
Công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong , tình hình sản xuất kinh doanh, tình
hình lao động, tình hình tài sản và các quy luật vận động của nó trong quá trình
sản xuất kinh doanh của công ty.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu (Method of collecting

information and data )
4.2.1. Thông tin thứ cấp (Secondary information )
- Đây là các tài liệu, số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa
chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu,
nguồn gốc của các nguồn tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu
tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:


4

+ Tài liệu từ sách báo như: Các sách lý luận từ sách giáo khoa đến sách
chuyên khảo, các công trình khoa học đã được xuất bản (các đề tài nghiên cứu
thuộc các cấp, các luận văn, luận án), thông tin trên mạng internet,...;
+ Tài liệu, số liệu đã được công bố về kết quả hoạt động kinh doanh, tình
hình sử dụng chi phí kinh doanh,... các số liệu này thu thập từ báo cáo tổng kết
hàng năm của Công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong;
Các thông tin thu thập được, cho biết tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực
quản trị chất lượng sản phẩm, cung cấp lý luận cơ bản, cung cấp thông tin về t ình
hình kinh doanh nói chung của công ty và thực trạng công tác quản lý chất lượng
nói riêng tại công ty trong thời gian qua.
4.2.2. Thông tin sơ cấp (Primary information )
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra các cá nhân, bộ phận trong
Công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong, các tổ chức kinh tế trong ngành kinh
doanh và đối thủ cạnh tranh của công ty.
- Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các
sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Gồm:
+ Quan sát trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi đã được thiết kế sẵn;
+ Quan sát ngụy trang và công khai.
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Đề tài đã tiến hành điều tra bằng phiếu
hỏi được thiết kế sẵn đối với người lao động trong công ty để nhận thấy thái độ, ý

kiến của người lao động về các chính sách quản lý, về chất lượng sản phẩm. Điều
này giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra các chính sách phù hợp để hoàn thiện công
tác quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Các số liệu này được sử dụng để phân tích về thực trạng công tác quản lý
chất lượng tại Công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong.
4.3. Phương pháp xử lý thông tin ( Information processing method )
- Lựa chọn, loại bỏ những thông tin kém giá trị, phương pháp cơ bản là so
sánh các nguồn tài liệu với nhau.
- Tính toán lại số liệu trên cơ sở tôn trọng số liệu gốc, dùng phần mềm


5

Excel tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
4.4. Phương pháp phân tích (Analytical methods )
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc
so sánh một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu thế biến động của tiêu chuẩn cần
phân tích như: so sánh biến động về cơ cấu lao động, về doanh thu, chi phi giữa
các năm,...
- Phương pháp mô tả: Là phương pháp dùng để diễn đạt và giải thích thông
tin đã thu thân được thông qua kết quả xử lý thông tin như mô tả về số lao động,
doanh thu đạt được, chi phi bỏ ra hàng năm của công ty.
5. Dự kiến những đóng góp của đề tài (The contributions of the thesis)
Hệ thống hóa một số khái niệm, lý thuyết cơ bản về quản trị chất lượng sản
phẩm trong các doanh nghiệp;
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị chất lượng sản phẩm tại
Công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị
nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm tại Công ty.
6. Kết cấu của đề tài (Structure of graduation paper)
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận Khóa luận bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan những vấn đề cần giải quyết đối với tên đề tài Khóa luận;
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị chất lượng sản phẩm trong các
doanh nghiệp;
Chương 3: Thực trạng công tác quản trị chất lượng sản phẩm tại Công ty
TNHH MTV may mặc Hồng Phong;
Chương 4: Nhận xét, kết luận và khuyến nghị về công tác quản trị chất
lượng sản phẩm tại Công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
ĐỐI VỚI TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
1.1. Giải thích từ, cụm từ có trong tên đề tài (Interpretation of words,
cum words named in the subject )
1.1.1. Theo nghĩa phổ thông ( In the universal sense )
- Quản trị:
Theo nghĩa phổ thông: Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể
quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu
đã định trước.
- Chất lượng:
Quan điểm siêu việt: Chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản
phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm;
- Sản phẩm: sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc quá trình tập hợp
các nguồn lực và hoạt động có liên quan với nhau đế biến đầu vào thành đầu ra.
- May mặc: Là thực hiện và hoàn thành công nghệ cuối cùng đưa ra sản
phẩm của ngành Vải sợi tới tay người tiêu dùng.
- Công ty: là một tổ chức sản xuất, kinh doanh do nhiều thành viên cùng
góp vốn, cùng chia lợi nhuận hoặc cùng chịu lỗ, tương ứng với phần vốn góp.

- Công ty TNHH: là công ty chỉ chịu trách nhiệm trong một giới hạn (hữu
hạn) nào đó về vốn, về nghĩa vụ phải trả và các vấn đề liên quan đến hoạt động
SX, KD của công ty.
- MTV: là một cá nhân hoặc một tổ chức
- Công ty TNHH MTV: là công ty TNHH do MTV (có thể là cá nhân hoặc
tổ chức) chịu trách nhiệm chính đối với các hoạt động SXKD của công ty
1.1.2. Theo lĩnh vực đào tạo ( lĩnh vực kinh doanh và quản lý ) (By field
of training )
- Quản trị: là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để
duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong
một ngành nào đó.


7

- Chất lượng : Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với
một tập hợp các yêu cầu hay tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.
- Công ty: Khái niệm “Công ty” (company theo tiếng Anh hay compagnie
theo tiếng Pháp) được sử dụng từ khoảng thế kỷ thứ 17 ở Châu Âu, dùng để chỉ sự
hợp tác, liên kết của các cá nhân, các thương gia để thực hiện các hoạt động kinh
doanh. Khái niệm “công ty” được áp dụng không hoàn toàn giống nhau trong luật
pháp mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung, “công ty” có thể được hiểu là sự liên kết
của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm cùng
tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung nhất định” (Kubler).
Dưới quan điểm pháp luật, công ty là sự liên kết của nhiều cá nhân hoặc
pháp nhân, kết quả của sự liên kết này tạo ra một tổ chức được pháp luật thừa
nhận. Việc hình thành một công ty là một sự kiện pháp lý: Công ty phải có tên gọi
riêng, tên công ty được đặt theo các quy định cụ thể của luật pháp từng quốc gia;
Phải có tài sản do các chủ sở hữu góp vào, tài sản của công ty có sự độc lập tương
đối với tài sản của các chủ sở hữu tùy thuộc vào từng loại hình công ty và pháp

luật của từng nước. Khi đã góp tài sản vào công ty, tài sản đó trở thành tài sản
chung chứ không phải là tài sản của chủ sở hữu, tuy nhiên các chủ sở hữu vẫn có
quyền với phần góp của mình trong công ty. Tỷ lệ vốn góp của chủ sở hữu trong
công ty có thể là căn cứ trong việc ra quyết định kinh doanh của công ty; Mục tiêu
của công ty là tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận; Công ty phải
tự chịu trách nhiệm về nợ phải trả và nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ thuế với ngân sách
theo các quy định cụ thể của từng nước.
Theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam, công ty hay doanh nghiệp là các tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Công ty TNHH: là công ty trong đó các thành viên góp vốn và chịu trách
nhiệm về nợ phải trả của công ty trong phạm vi số vốn góp. Công ty trách nhiệm
hữu hạn có một số đặc trưng sau: Có tư cách pháp nhân đầy đủ; Các thành viên có
thể là cá nhân hoặc pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ phải trả của công


8

ty; Vốn góp được chia thành các phần nhưng không nhất thiết phải bằng nhau, vốn
góp của các thành viên thường được ghi trong điều lệ công ty chứ không phải trên
chứng chỉ giống như công ty cổ phần. Khả năng chuyển nhượng, thay đổi sở hữu
vốn bị hạn chế so với công ty cổ phần; Công ty TNHH thường không được huy
động vốn trong công chúng, thường bị giới hạn số lượng thành viên nhằm đảm
bảo sự nhất trí trong quản lý doanh nghiệp.
Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH MTV và công ty TNHH hai thành
viên trở lên. TNHH của các nhà đầu tư được giới hạn trong phạm vi số vốn đã đầu
tư vào công ty. Nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào công ty vì trong trường hợp
xấu nhất công ty thất bại hoặc phá sản, họ chỉ mất tối đa là số vốn đầu tư, tài sản
cá nhân của nhà đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng gì. Điều này cho thấy đã có sự tách
biệt giữa tài sản, vốn của công ty với tài sản của cá nhân nhà đầu tư trong vấn đề

chịu trách nhiệm về các khoản nợ phải trả. Mô hình công ty đối vốn hoàn chỉnh đã
xuất hiện chính từ những yếu tố pháp lý này.
- Công ty TNHH MTV: Theo quy định tại điều 73 Luật Doanh nghiệp
số Luật số 68/2014/QH13 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm
2015, công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm
chủ sở hữu; Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
1.1.3. Theo chuyên ngành đào tạo (Ngành quản trị kinh
doanh) ( By training)
- Quản trị: Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực
khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Chất lượng: Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc
tính đáp ứng yêu cầu.
- Công ty TNHH MTV: là công ty do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở
hữu của công ty phải là một pháp nhân nhưng không được phát hành cổ phiếu.
Đây là loại hình đặc biệt của công ty TNHH, việc thành lập, hoạt động của


9

loại hình công ty này cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.
Chủ sở hữu của công ty TNHH MTV có thể là các công ty TNHH, công ty
cổ phần, công ty nhà nước, các tổ chức Đảng, Đoàn thể, Mặt trận tổ quốc, Hội liên
hiệp phụ nữ… (được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp).
Bên cạnh các quy định về chịu trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu của công
ty TNHH MTV còn bị ràng buộc bởi một số quy định khác liên quan đến vốn góp
như: Chủ sở hữu không trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công
ty, cũng không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán được
các khoản nợ phải trả đến hạn. Tuy nhiên luật doanh nghiệp cũng quy định chủ sở

hữu của công ty TNHH MTV có thể được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn điều lệ cho tổ chức và cá nhân khác.
1.2. Xác định những nội dung cơ bản cần phải giải quyết theo đề tài
( Identify the basic content that needs to be addressed by topic )
Trong giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp, em đã thực hiện đề tài:
“Quản trị chất lượng sản phẩm may mặc tại Công ty TNHH MTV may mặc
Hồng Phong” qua một số nội dung cơ bản sau:
- Các khái niệm, kết luận chủ yếu có liên quan đến đề tài;
- Các loại hình cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và sự so sánh giữa
các loại hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
+ So sánh sự khác biệt giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và cơ
quan quản lý nhà nước;
+ So sánh sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp TNHH,
doanh nghiệp cổ phần, hộ sản xuất kinh doanh;
+ So sánh sự khác biệt giữa doanh nghiệp và cơ quan...;
- Những đặc trưng cơ bản của cơ quan hoặc đơn vị hoặc doanh nghiệp
thực tập;
- Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại doanh nghiệp thực tập và
những nhận xét, đánh giá, kết luận và khuyến nghị đối với công tác này tại Công
ty TNHH MTV Hồng Phong.


10

Tóm lại, đối với đề tài: “ Quản trị chất lượng sản phẩm may mặc tại
Công ty TNHH MTV may mặc Hồng Phong” thì mục tiêu là tìm hiểu, so sánh
công tác quản trị chất lượng tại công ty với lý thuyết cơ bản nhằm đánh giá tình
hình thực tế về chất lượng sản phẩm trong công ty TNHH MTV may mặc Hồng
Phong.
Từ đó, cán bộ quản trị chất lượng góp phần giúp cho lãnh đạo công ty nắm

bắt được tình hình chất lượng sản phẩm, nhu cầu của thị trường để có giải pháp tác
động kịp thời nhằm thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định chất
lượng, đem lại mục tiêu như đã định cho công ty.
1.3. Kết luận chương 1 (Concludes chapter 1)
Toàn chương em đã trình bày cụ thể các khái nệm liên quan đến đề tài, xác
định những mục tiêu cụ thể cho đề tài làm cơ sở cho các chương sau.


11

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng hợp những mệnh đề, khái niệm và kết luận chung chủ yếu có
liên quan đến đề tài (Synthesis of general clauses, concepts, and conclusions
is primarily concerned with the topic)
2.1.1. Khái niệm cơ bản về quản trị chất lượng sản phẩm (The basics of
product quality management)
2.1.1.1. Quản trị (Administration)
Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói
là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Mary
Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người
khác”. Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của
tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không
phải hoàn thành công việc bằng chính mình.
Định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và
Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử
dụng tất cả các nguồn lực khác của tồ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Một định nghĩa khác được nhiều người chấp nhận nhất là “Quản trị là sự tác động

có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những
kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước”. Khái niệm này chỉ ra rằng một hệ
thống quản trị bao gồm hai phân hệ:
(1) Chủ thể quản trị hay phân hệ quản trị;
(2) Đối tượng quản trị hay phân hệ bị quản trị. Giữa hai phân hệ này bao
giờ cũng có mối liên hệ với nhau bằng các dòng thông tin.
2.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm (Concept of the product)
Theo TCVN ISO 8402: Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc quá


12

trình tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan với nhau để biến đầu vào
thành đầu ra.
Nguồn lực ở đây được hiểu là nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực và thông
tin.
2.1.2. Chất lượng sản phẩm (Product quality)
2.1.2.1. Một số quan điểm về chất lượng sản phẩm (Some views on
product quality)
* Quan điểm siêu việt: Chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của
sản phẩm;
* Quan điểm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng được phản ánh bởi các
thuộc tính đặc trưng của sản phẩm;
* Quan điểm của nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một
sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hay tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước;
* Quan điểm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù họp của sản phẩm
với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Định nghĩa về chất lượng sản phẩm của ISO: Chất lượng là mức độ thỏa
mãn của một tập hợp các thuộc tính đáp ứng yêu cầu.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng (Factors affecting quality)

Các yếu tố ảnh hưởng có thể chia thành hai nhóm : các yếu tố bên ngoài và
các yếu tố bên trong.
a) Nhóm các yếu tố bên ngoài
a1) Chính trị pháp luật
Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế chính trị tương đối ổn
định. Tình hình chính trị khá phù hợp để Việt Nam chuyển sang quản lý kinh tế
theo cơ chế thị trường. Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao nhiều nước trên
thế giới, giúp cho các doanh nghiệp nói chung và cho ngành may nói riêng có cơ
hội quan hệ thương mại với nước ngoài, đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hóa.
Hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn hoạt động quản


13

lý nhà nước ngày càng được cải thiện. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu hoặc sản phẩm kinh doanh ngành hàng sử
dụng nhiều lao động nữ, nhưng trong thực tế điều này chưa thực hiện nên gây rất
nhiều khó khăn khi tham gia hội nhập quốc tế so với các nước bạn. Nước ta vẫn
chưa có một cơ chế thị trường hoàn hảo, chưa quy định pháp luật cạnh tranh,
chống bán phá giá, hàng giả hàng nhái… Quyền lợi của nhà kinh doanh chân
chính chưa được đảm bảo. Khi tham gia vào thị trường thế giới lại phải chịu tác
động những văn bản pháp lý trong và ngoài nước như mã hàng , nhãn hiệu…
a2) Kinh tế
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng quan tâm nhiều vấn đề
chất lượng trong cuộc sống. Mặt khác, thị trường tiêu thụ chủ yếu của các xí
nghiệp các nước có nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng ở các nước này có nhu
cầu cao về chất lượng, về tính tiện lợi an toàn..khi sử dụng sản phẩm. Để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng, đòi hỏi xí nghiệp phải quan tâm ngày
càng nhiều hơn đến hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm. Nhu cầu chất lượng

cuộc sống con người không chỉ gói gọn trong cuộc sống cá nhân mà còn cả chất
lượng xã hội. Người sử dụng sản phẩm không chỉ đòi hỏi chất lượng cao mà còn
phải bảo vệ môi trường sống. Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất của nước ta trong
những năm gần đây có sự phát triển nhiều mặt. Điều đó cho phép các doanh
nghiệp nước ta nói chung và công ty nói riêng có điều kiện phát triển sản phẩm có
chất lượng cao hơn, khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn.

 Nhu cầu của nền kinh tế
Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện
và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Tác động này thể hiện như sau.
- Đòi hỏi của thị trường:
Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng sử dụng, sự biến đổi của
thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm với thị
trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các loại sản
phẩm. Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị


14

trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách
lược đúng đắn.
- Trình độ kinh tể, trình độ sản xuất: Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích
lũy, đầu tư..) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết bị công nghệ và các kỹ
năng cần thiết) có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức
chất lượng tối ưu hay không. Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả
năng cho phép của nền kinh tế.
- Chính sách kinh tế:
Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các
loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.

- Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật: Trong thời đại ngày nay, khi khoa
học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất
kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Kết quả chính của
việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất,
chất lượng và hiệu quả.
Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện
nay là:
+ Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế;
+ Cải tiến hay đổi mới công nghệ;
+ Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.

 Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế:
Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế,
kỹ thuật, xã hội như:
- Kế hoạch hóa phát triển kinh tế;
- Giá cả;
- Chính sách đầu tư;
- Tổ chức quản lý về chất lượng.


15

a3) Văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội tác động đến ngành may gồm văn hóa xã hội ở Việt Nam và
các nước quan hệ mua bán với Việt Nam. Đối với khách hàng là người trong nước
trình độ nhận thức ngày càng cao. Những đòi hỏi về cái đẹp cái thẩm mỹ ngày
càng hoàn thiện hơn, mối giao lưu giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc
ngày càng mở rộng nên con người quan tâm nhiều đến hình thức. Đối với thị
trường nước ngoài, mỗi quốc gia có đặc điểm văn hóa xã hội khác nhau, ảnh

hưởng tâm lý tiêu dùng hàng dệt may của khách hàng. Hiện tại các doanh nghiệp
chưa có những thông tin về yếu tố xã hội của khách hàng quốc tế nên ít nhiều ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
a4) Công nghệ
Khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc thiết bị ngành dệt may đã có những
phát triển lớn, Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến, đổi mới công nghệ,
doanh nghiệp có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn.
b) Nhóm yếu tố bên trong
Trong nội bộ doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm có thể được biểu thị bằng qui tắc 4M, đó là:
b1) Men: Con người, lực lượng lao động trong doanh nghiêp
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong những năm qua tăng khá
mạnh về chất lượng cả số lượng. Được đào tạo bài bản có kiến thức có tay nghề
gắn bó với công việc. Trình độ tay nghề trong các khâu then chốt khá vững vàng.
Thể hiện:
- Để nâng cao chất lượng lao động, lãnh đạo công ty đã có sự quan tâm
đáng kể đến công tác huấn luyện, đào tạo và giáo dục lao động. Hàng năm, công
ty tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề và thi nâng bậc cho công nhân.
Ngoài ra công nhân được huấn luyện về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng
chống cháy nổ. Bên cạnh những lần tổ chức tập trung hoạt động huấn luyện, đào
tạo còn được thực hiện trong quá trình sản xuất. Trong tổ sản xuất luôn có sự kết
hợp giữa công nhân tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm với công nhân có tay nghề


16

thấp. Công nhân giỏi tay nghề sẽ kèm cặp. Cán bộ kỹ thuật, cán bộ phân xưởng, tổ
sản xuất thường xuyên kiểm tra hướng dẫn công nhân làm việc đúng kỹ thuật,
đúng quy trình. Việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề góp phần nâng cao chất lượng
sản phẩm trong quá trình sản xuất.

- Để nâng cao ý thức nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của
tiết kiệm, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty thực thi nhiều biện pháp giáo
dục tuyên truyền thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể và trách nhiệm
giáo dục người lao động của cán bộ quản lý trong quá trình sản xuất.
b2) Methods: Phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và
tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Việc áp dụng ISO trong quản lý sản xuất cho phép công ty kiểm soát quá
trình sản xuất, đặc biệt dòng lưu chuyển sản phẩm từ nguyên phụ liệu đầu vào đến
sản phẩm cuối cùng, Tuy nhiên, do mức độ áp dụng chưa triệt để nên hiệu quả đạt
được chưa cao.
Ngay từ khi mới được thành lập lãnh đạo công ty đã ban hành quy chế tổ
chức công ty, quy định chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận, làm cơ sở cho công
tác quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên, mức độ phân định còn chưa rõ ràng cụ
thể nên chưa được người lao động nhận thức đầy đủ dẫn đến tình trạng không
thống nhất trong hoạt động nên có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, ảnh hưởng tiêu
cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và trong hoạt động quản lý chất lượng
và chất lượng sản phẩm.
Công tác quản lý, điều hành sản xuất được thực hiện đến tổ sản xuất. Bên
cạnh đó lực lượng cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo sát hoạt động sản xuất. Việc
phân công lao động, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng nhờ vậy được thực
hiện chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn. Tuy nhiên do trình độ lao động thấp, năng lực
quản lý điều hành của cán bộ tổ, phân xưởng còn hạn chế.
Hoạt động kiểm tra chất lượng được bộ phận KCS và cán bộ kỹ thuật thực
hiện trong suốt quá trình sản xuất, trên từng sản phẩm, kịp thời phát hiện, sửa
chữa hoặc loại bỏ các sai hỏng, khuyết tật trước khi nghiệm thu. Nhưng mặt khác,


17

điều đó đã làm gây tâm lý ỷ lại. làm suy giảm ý thức tự kiểm tra sản phẩm trong

công nhân.
b3) Machines: Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
Máy móc thiết bị là cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty phản ánh năng lực
sản xuất hiện có và trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của Công ty. Đầu tư trang
thiết bị là điều kiện quan trọng để tăng sản lượng nâng cao năng suất lao động,
tăng chất lượng đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm.
Công ty có quy trình công nghệ máy móc thiết bị tương đối hiện đại, máy
moc thiết bị sản xuất và được đưa vào sử dụng nên hiệu quả sử dụng tương đối
cao. Nhưng cần bổ sung các thiết bị máy móc của các nước chuyên việt về dệt
may để nâng cao năng suất. Trong quá trình sản xuất, tổ cơ khí có trách nhiệm
thưởng xuyên theo dõi, kiểm tra, sửa chữa hàng hóa, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu
sản xuất và chất lượng sản phẩm.
b4) Materials: Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo
yật tư, nguyên nhiên yật liệu của doanh nghiệp.
Trong 4 yếu tố trên, con người được xem là yếu tố quan trọng nhất.
2.1.2.3. Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng sản phẩm (Indicators reflect
product quality)
Trong thực tiễn ta gặp rất ít sản phẩm chỉ có một chỉ tiêu chất lượng, mà
thường có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể tập họp một số chỉ tiêu sau để
đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mà
người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
phẩm hàng hoá.
- Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật - công nghệ: Bằng cách nào ta có thể kiểm tra,
đánh giá về giá trị sử dụng của sản phẩm. Ta sẽ không có kết luận gì về chất lượng
sản phẩm hàng hoá nếu như không nghiên cứu một số chỉ tiêu quan trọng sau:
+ Chỉ tiêu về cơ lý hoá như khối lượng, thông số kỹ thuật, các thông số về
độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, an toàn khi sử dụng và sản xuất... mà hầu như



18

mọi sản phấm đều có. Các chỉ tiêu này thường được quy định trong văn bản tiêu
chuẩn của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, họp đồng kinh tế...;
+ Chỉ tiêu về sinh hoá như mức độ ô nhiễm đến môi trường, khả năng toả
nhiệt, giá trị dinh dường, độ ẩm, độ mài mòn,... Tuỳ vào từng mặt hàng cụ thể và
thành phần mỗi chỉ tiêu chiếm mà ta tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu này ở một mức
độ nhất định, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm.
- Nhóm chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mỹ: Các chỉ tiêu này bao gồm: chỉ
tiêu về hình dạng sản phẩm, sự phối họp các yếu tố tạo hình, tính chất đường nét,
hoa văn, màu sắc thời trang...
Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào ý kiến chủ
quan của nhiều người, khó được lượng hoá và vì yậy đòi hỏi cán bộ kiểm nghiệm
hay người tiêu dùng phải có kinh nghiệm, am hiểu thẩm mỹ. Phần lớn các sản
phẩm mang đặc trưng này là các sản phẩm về nghệ thuật, tranh ảnh, quần áo thời
trang, đồ trang sức...
- Nhóm các chỉ tiêu kinh tế.
Mục tiêu lớn nhất của quản trị chất lượng là: Bảo đảm chất lượng của đồ án
thiết kế sản phẩm và tuân thủ nghiêm đồ án ấy trong sản xuất, tiêu dùng sao cho
tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của xã hội, thoả mãn thị trường với chi
phí xã hội tối thiểu.
Để đạt được mục tiêu trên nhiều tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác
nhau về quản trị chất lượng.
Trong các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật (JIS) có định nghĩa về quản trị chất
lượng như sau: “Hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết
kiệm những hàng hoá có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng
thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
Giáo sư tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia của Nhật về quản trị chất
lượng, cho rằng: “Quản trị chất lượng có nghĩa là nghiên cứu triển khai, thiết kế

sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho


19

người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng ”.
Định nghĩa của Philip B.Crosby: “ Quản trị chất lượng là một phương tiện
có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của
một kế hoạch hành động”.
Theo ISO - 9000: “Quản trị chất lượng là các phương pháp hoạt động được
sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng”.
Mặc dù còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau song ta có thể khái quát hoá
bằng một hệ thống các hoạt động, các biện pháp và quy định hành chính, xã hội,
kinh tế - kỹ thuật dựa trên các thành tựu của khoa học hiện đại, nhằm sử dụng tối
ưu những tiềm năng để đảm bảo, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng
nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của xã hội với chi phí nhỏ nhất”.
2.1.3. Vai trò của quản trị chất lượng sản phẩm (The role of product
quality management)
Quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi vì
quản lý chất lượng một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn
tốt hơn nhu cầu khách hàng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý.
Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường yị thế, uy tín trên thị
trường. Quản lý chất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản
phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mong đợi của khách hàng cả về t ính hữu
ích và giá cả.
Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc
dịch vụ. Về mặt chất, đó là các đặc tính hữu ích của sản phẩm phục vụ nhu cầu
của con người ngày càng cao hơn. Về mặt lượng, là sự gia tăng của giá trị tiền tệ
thu được so với những chi phí ban đầu bỏ ra. Giảm chi phí trên cơ sở quản lý sử
dụng tốt hơn các yếu tố sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh

nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, có
thể tập trung vào cải tiến công nghệ hoặc sử dụng công nghệ mới hiện đại hơn.
Hướng này rất quan trọng nhưng gắn với chi phí ban đầu lớn và quản lý không tốt
sẽ gây ra lãng phí lớn. Mặt khác, có thể nâng cao chất lượng trên cơ sở giảm chi


20

phí thông qua hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý chất lượng. Chất lượng
sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất. Các yếu tố lao động, công nghệ và con
người kết họp chặt chẽ với nhau theo những hình thức khác nhau. Tăng cường
quản lý chất lượng sẽ giúp cho xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản lý sử
dụng công nghệ, con gnười có hiệu quả hon. Đây là lý do vì sao quản lý chất
lượng được đề cao trong những năm gần đây.
2.1.4. Nội dung của quản trị chất lượng sản phẩm (Content of product
quality management)
Quản lý chất lượng trước đây có chức năng rất hẹp, chủ yếu là hoạt động
kiểm tra kiểm soát, nhằm đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn thiết kế đề ra. Ngày
nay, quản lý chất lượng được hiểu đầy đủ, toàn diện hơn bao trùm tất cả những
chức năng cơ bản của quá trình quản lý.
Quản trị chất lượng được thực hiện một cách liên tục thông qua triển khai
vòng tròn quản lý hay còn gọi là bánh xe Deming (vòng tròn PDCA). Dưới góc độ
quản trị vòng tròn PDCA là trình tự cần thiết khi thực hiện bất cứ một công việc
nào như tổ chức một buổi họp, đi dự một hội thảo, sắp xếp nhân sự trong phòng
lớn hơn như xây dựng chính sách chất lượng trong doanh nghiệp
2.2. Các loại hình cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp (tư nhân,
công ty TNHH, công ty cổ phần…) (Types of agencies, non-business units
and enterprises)
2.2.1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ ( Diagram on the

relationship

between

state

management

agencies,

non-business

units,

enterprises and households engaged in production and business )
Sơ đồ về mối quan hệ được thể hiện tại ( Phụ lục 01 ) Sơ đồ 2.1: Sơ đồ về
mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và
hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ
2.2.2. So sánh sự khác biệt giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước
và cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước, giữa cơ quan quản lý nhà nước và


21

đơn vị sự nghiệp công lập ( Compare the differences between state
administrative agencies and state management agencies, between state
management agencies and public service delivery agencies )
2.2.2.1. So sánh sự khác biệt giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và
cơ quan quản lý nhà nước ( Compare the differences between state administrative
bodies and state management agencies )

- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Là cơ quan quản lí Nhà nước (CQ
QLNN) và là tổ chức mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền
theo quy định của Pháp luật; là các cơ quan thuộc Bộ máy Nhà nước;
Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương,
được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất. Ở Việt Nam
bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các cơ quan trực thuộc Đảng
Cộng sản Việt Nam và các cơ quan đại diện nước ngoài và các tổ chức quốc tế như
tại Sơ đồ 2.1. Trong đó:
+ Cơ quan lập pháp, bao gồm:
(1) Quốc hội: Là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền lập hiến và lập pháp,
quyết định những chính sách đối nội, đối ngoại và các nhiệm vụ lớn của đất nước,
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước;
(2) Hội đồng nhân dân các cấp: tỉnh, huyện và xã;
+ Cơ quan tư pháp, bao gồm:
(1) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao;
(2) TAND cấp tỉnh, cấp huyện và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện;
+ Cơ quan hành pháp, bao gồm:
(1) Trung ương: Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang bộ. Trong đó:
(1.1) Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước;
(1.2) Bộ, bao gồm các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài
chính, Công thương, Lao động thương binh và xã hội, Giao thông vận tải, Xây
dựng, Thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo, Nông nhiệp và phát triển


22

nông thông, Kế hoạch và đầu tư, Nội vụ, Y tế, Khoa học và công nghệ, Văn hóa-thể
thao và du lịch, Tài nguyên và môi trường…;
(1.3) Cơ quan ngang bộ: bao gồm 4 cơ quan ngang bộ: Thanh tra chính phủ,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban dân tộc, Văn phòng chính phủ;
(2) Địa phương: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(gọi chung là UBND cấp tỉnh); Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố trực thuộc tỉnh
(gọi chung là UBND cấp huyện); Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung
là HĐND cấp xã);
+ Cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam: Trung ương (TW) Đảng,
Ban cán sự Đảng ở bộ, ngành TW; BCH đảng bộ các cấp: tỉnh, huyện, xã và tương
đương; các tổ chức chính trị-xã hội của Đảng (Mặt trận, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân trực thuộc Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo theo quy định của Hiến pháp.Vị trí và vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn được khẳng định với tính pháp lí ngày càng vững
chắc (nhất là trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 quy
định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc,
lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…"
- Trong các CQ QLNN nêu trên đều bao gồm:
(1) Cơ quan quản lý hành chính nhà nước (CQ QLHCNN) là CQ QLNN từ
Trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc
chung, thống nhất;
(2) Cơ quan chuyên môn thuộc CQ QLHCNN, là cơ quan giúp việc cho CQ
QLHCNN;
* Sự khác biệt giữa cơ quan QLHCNN và cơ quan chuyên môn
thuộc cơ quan QLHCNN: Cả 02 loại trên đều là CQ QLNN. Tuy nhiên,
CQ QLHCNN là tổ chức mang quyền lực Nhà nước…, còn cơ quan


23


chuyên môn trực thuộc CQ QLHCNN, là cơ quan giúp việc cho CQ
QLHCNN theo thẩm quyền…
2.2.2.2. So sánh sự khác biệt giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập (Compare differences between state management agencies and
public service delivery agencies )
- Như trên đã trình bày, CQ QLHCNN là tổ chức mang quyền lực Nhà nước
được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. Bao gồm các cơ
quan thuộc Bộ máy Nhà nước. Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan từ Trung
ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung,
thống nhất.
- Đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL): Là đơn vị do Nhà nước thành lập,
có tư cách pháp nhân và thực hiện dịch vụ công do Nhà nước giao hoặc đặt hàng;
Hiện nay ở nước ta có các loại hình ĐVSNCL: Không tự chủ hoặc tự chủ
một phần, hoặc tự chủ hoàn toàn.
* Như vậy: Sự khác biệt giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập là hoạt động QLNN (CQQLNN) và thực hiện dịch vụ công.
2.2.2.3. So sánh sự khác biệt giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị
sự nghiệp ngoài công lập (Compare differences between public service delivery
units and non-public service delivery units )
Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước, có tư cách pháp
nhân; còn đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là đơn vị thuộc sở hữu tư nhân và đều do
Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2.2.3. So sánh sự khác biệt giữa cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập với Công ty, Doanh nghiệp tư nhân và với Hộ sản xuất kinh
doanh dịch vụ (Compare the differences between state management agencies,
public service delivery units with companies, private enterprises and households
with production and business services )
Cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà
nước (tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ hay 51% vốn điều lệ hoặc có cổ



24

phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn): là tổ chức (cơ quan hoặc đơn vị sự nghiệp,
hoặc doanh nghiệp Nhà nước) thuộc sở hữu của Nhà nước, có tư cách pháp nhân và
do Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập;
Công ty gồm công ty cổ phần và công ty TNHH, thuộc sở hữu tư nhân, đăng
ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng
thời có tư cách pháp nhân;
* Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Được thành lập hợp pháp;
(2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
(3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó;
(4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Doanh nghiệp tư nhân là: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;
Hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ: Là tổ chức kinh tế tự chủ, không có tư
cách pháp nhân vì không có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản đó; đồng thời không nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập;
Theo pháp luật Việt nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ
dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên
có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung. Một số thuật ngữ khác
được dùng để thay thế thuật ngữ “hộ sản xuất” là “hộ”, “hộ gia đình”. Theo đó, hộ
sản xuất kinh doanh dịch vụ là một tổ chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản
xuất kinh doanh dịch vụ, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh dịch vụ,
tự tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà
nước, của địa phương và theo quy định của pháp luật. Hộ sản xuất kinh doanh dịch

vụ không chỉ độc lập tự chủ về kinh doanh mà còn tự chủ trong quản lý và tiêu thụ
sản phẩm. Do đó họ luôn luôn tích cực khai thác tiềm năng trí tuệ và năng lực sản


25

xuất kinh doanh dịch vụ của mình để tổ chức hoạt động kinh tế một cách phong phú
và đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, từng bước nâng cao đời sống, mở rộng
sản xuất, tăng tích lũy chính cho bản thân mình và xã hội.
Do vậy, sự khác nhau cơ bản nhất giữa giữa cơ quan quản lý nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập và công ty là tổ chức có tư cách pháp nhân nên chỉ chịu
trách nhiệm hữu hạn; còn DTTN và hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ không có tư
cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn.
2.2.4. So sánh sự khác biệt giữa Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh
nghiệp tư nhân và Hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ (Compare the difference
between joint stock companies, limited liability companies, private enterprises
and households production and business services )
- Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty cổ phần: Là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh
nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong
công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng
nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.
Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có
công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng
chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ
đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại
hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường
chứng khoán;
Bộ máy các công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty với
nguyên tắc cơ cấu nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu

quả;
Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban
Điều hành. Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc tổ
chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp


×