Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

sự phối hợp của các ngân hàng trung ương các nước phát triển thời kỳ khủng hoảng 2007 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 15 trang )

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Nhóm 1
Sự phối hợp các NHTW các nước phát
triển thời kỳ khủng hoảng 2007 - 2008

L/O/G/O
www.themegallery.com


Sự phối hợp các NHTW các nước phát
triển thời kỳ khủng hoảng 2007 - 2008
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2008
1.Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài
chính
2.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến
nền kinh tế thế giới nói chung, các nước
phát triển nói riêng

II.HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC NHTW
CÁC NƯỚC TIÊU BIỂU TRƯỚC
NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA TÌNH
HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI
1.Phản ứng khẩn cấp và trong ngắn
hạn
2.Các đề xuất về mặt pháp lý và
trong dài hạn

III. CÁC SỰ KIỆN PHỐI HỢP CỦA CÁC

Content



NHTW

1.Sự kiện phối hợp can thiệp lần thứ
nhất.
2.Sự kiện phối hợp can thiệp lần thứ
hai.


I. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng
tài chính giai đoạn 2007 - 2008
1. Nguyên nhân
xảy ra cuộc
khủng hoảng tài
chính

Nguyên nhân bắt nguồn khi bong bóng nhà đất
ở Mỹ sụp đổ.
Sau khi bong bóng Dot – com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế
hiện rõ, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã thực hiện hã lãi suất cho vay
qua đêm liên ngân hàng nhằm cứu nước này khỏi suy thoái.
Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát
triển của khu vực bất động sản và nganh xây dựng làm động lực cho
tăng trưởng kinh tế
Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu
hướng cho vay mạo hiểm, kể cả những người nhập cư bất hợp pháp
vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình
thành bong bóng nhà ở
Năm 2005, bong bóng nhà ở phát triển đến cực đại và vỡ. Các cá
nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ, nhiều tổ chức tín dụng cho vay

mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ.

Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức tài chính ngày càng xấu đi => Cuộc
khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra


2. Ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng đến nền kinh tế.
a. Đối với Hoa Kỳ
Cuộc khủng hoảng này là nguyên
nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ
rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm
2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt
suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ
kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới
tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn
lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất
việc làm.


a. Đối với Hoa Kỳ

Description
of the
contents
-

-


- Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có
những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời
bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình
trạng đói tín dụng
- Tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến
khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải
thu hẹp sản xuất sa thải lao động,  cắt giảm
các hợp đồng nhập đầu vào Thất nghiệp gia
tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và
qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại
làm cho các doanh nghiệp khó bán
được hàng hóa.

Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy
cơ bị phá sản, trong đó có cả ba nhà sản xuất ô
tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford
Motor và Chrysler LLC.
Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên
bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở
khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế
thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế
giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có
thể bị giảm phát.


a. Đối với Hoa Kỳ

Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar
TitleMỹ
in là

here
Mỹ lên giá. Do dollar
phương tiện
thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay,
nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar
để nâng cao khả năng thanh khoản của
mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm
cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.


b.Đối với các nước phát
triển khác trên thế giới
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó
khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là
những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế
ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào
suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.

Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm
trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản
đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước
như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy
thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực
đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày
thành lập.

Content Title


b. Đối với các nước phát

triển khác trên thế giới
- Các nền kinh tế Mỹ
Latinh cũng có quan hệ
mật thiết với kinh tế Hoa
Kỳ, nên cũng bị ảnh
hưởng tiêu cực khi các
dòng vốn ngắn hạn rút
khỏi khu vực và khi giá
dầu giảm mạnh. 
Ecuador tiến đến bờ vực
của một cuộc khủng
hoảng nợ.

- Kinh tế các khu vực trên
thế giới tăng chậm lại khiến
lượng cầu về dầu mỏ cho
sản xuất và tiêu dùng giảm
cũng như giá dầu mỏ giảm.
- Đồng thời, do lo ngại về bất
ổn định xảy ra đã làm cho nạn
đầu cơ lương thực nổ ra, góp
phần dẫn tới giá lương thực
tăng cao trong thời gian cuối
năm 2007 đầu năm 2008, tạo
thành một cuộckhủng hoảng
giá lương thực toàn cầu


II.Hành động của các ngân hàng Trung ương các
nước tiêu biểu trước những biến động của tình

hình kinh tế thế giới. Fed và các ngân hàng trung ương

1. Phản ứng khẩn
cấp và trong ngắn
hạn

Trong quý 4 năm 2008, các ngân hàng
trung ương Châu Âu đã mua 2,5
nghìn tỷ USD nợ chính phủ và các tài
sản tư nhân có vấn đề khác từ ngân
hàng -> Đây là đợt bơm thanh khoản
lớn nhất vào thị trường tín dụng, đợt
thực thi chính sách tiền tệ lớn nhất
trong lịch sử thế giới

trên thế giới đã thực hiện các bước
nhằm mở rộng lượng cung tiền để
tránh rủi ro của vòng xoáy giảm
phát mà trong đó lương thấp và tỷ
lệ thất nghiệp cao làm suy giảm nội
lực tiêu dùng trên toàn cầu.
Các chính phủ đã kích
hoạt các gói kích thích tài
chính rộng lớn bằng cách
vay mượn và chi tiêu
nhằm bù lại sự sụt giảm
trong sức cầu của khu
vực tư nhân gây ra bởi
cuộc khủng hoảng.



2.Các đề xuất về mặt Pháp
lý và biện pháp dài hạn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà tư vấn đã giới
thiệu nhiều đề xuất pháp lý trong tháng 7/2009. Các đề
xuất hướng về bảo vệ người tiêu dùng, trả lương cho
quản lý cấp cao, tấm đệm tài chính cho các ngân hàng
hoặc các yêu cầu và thẩm quyền cho Fed.

Click to add title in here
Click to add title in here


2. Các đề xuất về mặt Pháp lý
và biện pháp dài hạn.
Ben Bernanke: Thiết lập thủ tục giải
thể cho việc đóng của các định chế tài
chính khó khăn trong hệ thống ngân
hàng ảo bao gồm các ngân hàng đầu
tư và quỹ cân bằng.

A

Paul Krugman: Quản lý các định chế “
hoạt động như ngân hàng” như quả lý
ngân hàng.

Alan Greenspan: Ngân hàng nên có tấm đệm
tài chính mạnh hơn với yêu cầu bắt buộc về
vốn, không khuyến khích chúng trở nên quá

lớn.

Simon Johnson: Chia các định chế “ quá lớn
không thể suy sụp” để hạn chế rủi ro hệ thống.

Một số ý kiến
của những
chuyên gia có
ảnh hưởng lớn


III. Những sự kiện phối hợp
của các Ngân hàng Trung
ương.
1

Sự kiện phối hợp lần thứ nhất
- Ngày 10/08/2007, lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng bố ngày 11/09/2001
các ngân hàng Trung ương đã phối hợp các nỗ lực để gia tăng thanh khoản
cho thị trường tài chính quốc tế. Fed đã bơm kết hợp 43 tỷ USD, ECB bơm
156 tỷ Euro (214,6 tỷ USD), và Nhật Bản bơm 1000 tỷ Yen (8,4 tỷ USD). Sau
đó một số nước phát triển như Australia, Canada, Hồng Công cũng gia
nhập đợt phối hợp này.
- Thanh khoản của các ngân hàng trong giai đoạn này bị suy giảm là do
các khoản vay thế chấp nhà dưới chuẩn bắt đầu quá hạn hàng
loạt.Tháng 4/2007 CNN Money đưa tin các công ty tài chính và quỹ cân
bằng có thể đã sở hữu hơn 1000 tỷ USD chứng khoán có bảo đảm bằng
các khoản vay thế chấp. Lúc này khoảng 13% các khoản cho vay thế
chấp nhà dưới chuẩn bị quá hạn.



2. Sự kiện phối hợp lần
thứ hai
Ngày 08/10/2008, Ngân hàng trung ương của Mỹ, Anh, Trung Quốc,
Canada, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ và ngân hàng trung ương Châu Âu đã phối
hợp cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế thế giới.

Vào ngày 8/10/2008, 6 ngân hàng trung ương, bao gồm Fed, Ngân hàng trung
ương Anh, ngân hàng trung ương Châu âu đã đi một bước chưa có tiền lệ là
phối hợp công bố cắt giảm lãi suất cho vay, với hầu hết mức cắt giảm là nửa
điểm phần trăm.
Khi chính phủ các nước Châu âu đang cố gắng hỗ trợ niềm tin, ECB tiếp
tục tăng cung tiền, tuyên bố rằng các ngân hàng muốn vay bao nhiêu
tiền sẽ cung ứng bấy nhiêu với lãi suất cơ bản đã công bố kế từ ngày
15/10/2008. Vào ngày 07/10/2008, lần đầu tiền trong lịch sử, Fed đã cho
vay không có bảo đảm đối với các công ty.


Kết luận
- Cuộc khủng hoảng năm 2007 đã có những ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và đến ngày hôm nay
cả thế giới vẫn còn đang khắc phục những hậu quả của nó.
- Trong thời điểm khó khăn nhất thì sự hợp tác rất quan
trọng, nó vừa giúp các nước vượt qua được khó khăn,
khống chế được khủng hoảng vừa mang lại kinh nghiệm
lãnh đạo cho các nhà kinh tế. Chắc chắn rằng cuộc khủng
hoảng năm 2007 đã làm cho các nhà lãnh đạo phải suy
ngẫm rất nhiều về các biến đổi kinh tế không lường trước
được và đã để lại bài học rất bổ ích cho các thế hệ các nhà
kinh tế sau.

- Sự hợp tác cùng hành động không chỉ có ý nghĩa chỉ trong
thời kỳ khủng hoảng mà còn có giá trị cả trong thòi kỳ phát
triển kinh tế của mỗi nước trong giai đoạn sau này. Khi có
sự hợp tác thì việc quan hệ của các nước sẽ trở nên dễ dàng
và găn bó hơn để cùng nhau phát triển.


Thank You!
L/O/G/O
www.themegallery.com



×