Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Toán 5 chương 3 bài 3: Hình thang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.02 KB, 3 trang )

Toán 5

Tuần 19
Tiết 90:

HÌNH THANG

A.
MỤC TIÊU
- Hình thành được biểu tượng về hình thang
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số
hình đã học.
- Biết vẽ hình để rèn kỹ năng nhận diện hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
B.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
C.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu tên các hình đã học
- HS khác nhận xét
II.
Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
- HS nghe để xác định nhiệm vụ
2. Hướng dẫn bài mới
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng và một số đặc điểm của hình thang
a.


Hình thành biểu tượng ban đầu về hình
thang
- GV treo tranh vẽ cái thang yêu cầu HS quan - HS quan sát, nhận xét
sát trả lời
- Trong hình học có một hình có hình dáng
giống những bậc thang gọi là hình thang.
b.
Nhận biết một số đặc điểm của hình - Đàm thoại cả lớp
thang
- GV vẽ hình thang lên bảng.
- Giới thiệu: Cô có hình vẽ hình thang
ABCD. Hãy quan sát.
- Hình thang có mấy cạnh?
- Hình thang có 2 cạnh nào song song với
nhau?
- Hai cạnh song song gọi là 2 cạnh đáy. Hãy
nêu tên 2 cạnh đáy.
- Giới thiệu: Cạnh đáy dài hơn gọi là đáy lớn,
cạnh đáy ngắn hơn gọi là đáy nhỏ; 2 cạnh
còn lại là 2 cạnh bên.
- GV yêu cầu vài HS lên bảng chỉ hình vẽ và
nhắc lại các đặc điểm của hình thang.

- Có 4 cạnh
- AB và DC
- Cạnh đáy AB và cạnh đáy CD

- HS thao tác.



Toán 5
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua A vuông - HS thao tác
góc với DC, cắt DC tại H.

- Giới thiệu: Khi đó AH gọi là đường cao. Độ
dài AH là chiều cao của hình thang.
- Đường cao của hình thang vuông góc với - Đường cao của hình thang vuông góc với 2
những cạnh nào?
cạnh đáy AB và CD(2 đáy).
- Xác nhận: Đường cao vuông góc với 2 cạnh
đáy
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình - Hình thang ABCD có 4 cạnh là các cạnh đáy
thang ABCD.
AB và CD, cạnh bên AD và BC, 2 cạnh đáy
song song với nhau, đường cao vuông góc
với hai cạnh đáy.
Hoạt động 2: Thực hành – Luyện tập: Củng cố biểu tượng hình thang.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS đọc đề bài
- GV treo hình SGK yêu cầu HS thảo luận, - Hình 1,2,4,5,6 là hình thang
làm bài và tự ghi vào vở.
- Hình 3 không phải là hình thang vì không có
- Yêu cầu 1 HS đọc bài chữa.
cặp cạnh đối diện nào song song
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu - Hình 1,2,3 đều có 4 cạnh và 4 góc
hỏi ở SGK.

- Hình 1,2 có 2 cặp cạnh đối diện song song
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- Hình 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song
song.
- Chỉ hình 1 có 4 góc vuông. Hình 1 là hình
chữ nhật.
- Hình 2 là hình bình hành
- Hình 3 là hình thang
- GV có thể hỏi thêm
- Cả 3 hình đều có một cặp cạnh đối song
- Hình nào có đủ đặc điểm của hình thang?
song.
Bài 3:
- HS nêu đề bài: Vẽ thêm 2 đoạn thẳng vào
- Yêu cầu HS đọc đề
mỗi hình dưới đây để được hình thang.
- HS dưới lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Nêu cách vẽ.
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS chỉ ra 2 cạnh đối diện song


Toán 5
song trong mỗi trường hợp.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề
- Một HS đọc đề
- Yêu cầu HS làm bài
- Hình thang ABCD có góc A và D là góc

- Gọi một HS chữa bài tập, HS dưới lớp theo
vuông. Cạnh bên AD vuông góc với 2 cạnh
dõi
đáy.
- Giới thiệu: Hình thang có một cạnh bên
vuông góc với 2 đáy gọi là hình thang
vuông.
- Yêu cầu HS nhắc lại
- HS nhắc lại theo yêu cầu.
III. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của hình thang
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về học ghi nhớ, làm bài tập nếu chưa hoàn thành ở lớp.
- Cắt một hình thang bằng giấy bìa.



×