Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vận dụng mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M.Porter, anh chị hãy phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.44 KB, 16 trang )

Bộ môn: Quản trị chiến lược
GVHD:
LHP:
Nhóm: 9
Đề tài: Tình huống thảo luận số 3 trong SBT
Câu hỏi: Vận dụng mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của
M.Porter, anh chị hãy phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh của ngành mía
đường Việt Nam.

BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 9

1


STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Đánh
giá
BTL
trên
lớp

Đánh
giá
BTL ở
nhà


Ký tên

1

2

3

4
5

6

7

8

9

BÀI LÀM.

2


Phần I. Giới thiệu về ngành mía đường Việt Nam.
Theo nhiều tài liệu khác nhau cho biết cây mía nguyên thủy đã có từ kỷ đá phấn
(Creta) trên lục địa Á – Úc khi còn liền một dải. Đến 15.000 – 6.000 năm trước công
nguyên người thổ dân ở Tân – Guinée đã biết trồng mía. Khoảng 4.000 – 3.000 năm
trước công nguyên mía được lan truyền nhiều vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trong đó có
Việt Nam, nhân dân ta đã biết làm đường thủ công từ mía trong đó có “thạch mật” (tức

đường phèn) mà khoảng 200 năm trước công nguyên nước ta đã dùng làm cống phẩm
cho triều đình phong kiến phương Bắc. Cây mía phù hợp với điều kiện tự nhiên: ánh
nắng, nhiệt độ, ẩm độ không khí và lượng mưa, đa dạng sinh thái và thổ nhưỡng của vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới tập trung giữa 30 vĩ độ Bắc và 30 vĩ độ Nam. Nước Việt Nam ta
trải dài từ 8 đến 23 vĩ độ bắc nên rất phù hợp cho cây mía.

Cho đến trước thời Pháp thuộc, nước ta chỉ làm đường thủ công dưới dạng: mật
đường (đường trầm, đường thùng), đường tán, đường thẻ, đường phèn, đường phổi,
đường bông …
+
Miền Bắc có các vùng mía đường như: Sơn Tây, Vĩnh Yên, Bắc Giang, Hà Nội,
Nam Định, Thái Bình…
+
Miền Trung có các vùng mía đường như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa.
+
Miền Nam có các vùng mía đường như: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tân
An, Bến Tre.

Trong thời Pháp thuộc (1870 – 1945) và kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
Công ty người Pháp thành lập nhà máy đường đầu tiên tại Biên Hòa với công suất rất
nhỏ vào năm 1870 và đến năm 1872 công suất định hình 500 tấn mía/ngày (TMN). Sau
đó có thêm các công ty khác khai thác NMĐ tại Biên Hòa và xây dựng NMĐ tại Tây
Ninh nhưng đều thất bại. Năm 1927, Công ty đường Trung Kỳ (của Pháp) xây dựng tại
Đồng Bò - Phú Yên NMĐ 400 TMN, bắt đầu sản xuất năm 1930 (năm 1945 NMĐ này
đã sản xuất được 19.843 tấn đường). Năm 1925, Công ty đường Đông Dương (của Pháp)
phát triển một NMĐ công suất 150 TMN lên 300 TMN tại Hiệp Hòa – Long An, đến năm
1930 lắp thêm 1 dây chuyền 600 TMN, tổng công suất 2 dây chuyền là 900 TMN. NMĐ
này hoạt động cho đến sau thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, các NMĐ phần lớn nằm trong vùng ta quản lý nên máy móc xưởng cơ khí ta

tháo gỡ đem về công binh xưởng. Các lò đường thủ công ngưng hoạt động, diện tích

3


trồng mía giảm. Do đó chính quyền Pháp tại Việt Nam cho nhập đường về để phục vụ
nhu cầu .
Từ 1951 – 1955: nhập 143.788 tấn đường thô, 122.327 tấn đường trắng. Trong khi sản
xuất chỉ được: 20.517 tấn đường thô, 4.802 tấn đường trắng.
Tình hình công nghiệp mía đường Việt Nam từ 1954 – 1975
+

+

Miền Bắc: xây dựng các NMĐ
·

Việt Trì: 350 TMN (1958)

·

Sông Lam: 350 TMN (1959)

·

Vạn Điểm: 1.000 TMN (1961)

Miền Nam: xây dựng các NMĐ
.


Hiệp Hòa từ 900 TMN nâng lên 1.500 TMN (1963).

·
Biên Hòa từ NMĐ áp (affinée) 60.000 tấn/năm (1966) sau đó
xây dựng NMĐ đường luyện 200 tấn/ngày (1969) công nghệ Nhật
Bản hiện đại nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
·
Khánh Hội từ NMĐ áp 70 tấn/ngày (1953) nâng cấp lên thành
NMĐ luyện 150 tấn/ngày (1964).
·

Phan Rang: 300 TMN (1975 – thiết bị cũ của Hiệp Hòa).

·
Bình Dương: 1.500 TMN (1966 – thiết bị Nhật Bản, do chiến
tranh nên 1974 mới hoạt động).
·
Quảng Ngãi: 1.500 TMN (1966– thiết bị Nhật Bản, do chiến
tranh nên 1975 mới hoạt động).

Phần II. Phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh
1. Đe dọa gia nhập mới.
 Các rào cản gia nhập:
+ Tính kinh tế của quy mô:

4


Trữ lượng đường và năng suất mía Việt Nam còn thấp so với thế giới, điều này làm
cho giá thành mía nguyên liệu ở Việt Nam rất cao. Trong khi, giá mía ở Thái Lan rơi

vào khoảng 600 nghìn/ tấn thì tại Việt Nam là từ 900 – 1.200 nghìn/ tấn, cao gấp đôi
so với Thái Lan.
Một số khó khăn nội tại của ngành là quy mô sản xuất mía còn manh mún, nhỏ lẻ, dễ
thay đổi diện tích, khó áp dụng cơ giới hóa. Vùng nguyên liệu cả nước chưa phân bố
phù hợp, hợp lý. Công tác nghiên cứu và ứng dụng giống mía phù hợp với từng địa
phương còn nhiều hạn chế. Trình độ kỹ thuật của người nông dân trồng mía còn thấp,
làm đất chua kỹ, đầu tư vào phân bón ít, bón còn lãng phí và chưa đúng thời điểm. Tổ
chức thu hoạch còn nhiều bất cập, đã làm giảm năng suất thu hồi đường trong mía.
Ngoài những khó khăn nội tại, thì ngành đường còn gặp phải những khó khăn từ các
yếu tố khách quan bên ngoài từ thời tiết và sự cạnh tranh diện tích các cây trồng khác
ảnh hưởng tới diện thích và năng suất mía.
Những khó khăn này đã tạo ra rào cản lớn về tính kinh tế của ngành khi Việt Nam
chính thức thực hiện lộ trình cam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASIAN, các
nước trong khối sẽ không còn bị hạn chế nhập khẩu đường vào Việt Nam, thuế xuất
nhập khẩu chỉ là 5%. Đây sẽ là thách thức lớn với ngành mía đường còn non trẻ của
Việt Nam.
Điều này dẫn đến làm giảm cường độ cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam so
với thế giới.
+

Chuyên biệt hóa sản phẩm

Các sản phẩm của các nhà máy đường có sự khác biệt là rất thấp do các nhà máy có
các quy trình sản xuất tương đối giống nhau, điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của
ngành đường Việt Nam
+

Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu:

Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, cho một nhà máy sản xuất đường đạt tiêu

chuẩn là 60 triệu UDS, ngoài ra sẽ đầu tư vào vùng nguyên liệu
Nếu một nhà đầu tư muốn gia nhập ngành chỉ muốn tham gia vào khâu tinh luyện trở
đi thì có thể không cần phát triển vùng nguyên liệu mà chỉ cần thu mua đường thô từ
trong nước và thị trường nước ngoài.
+

Chi phí

Chi phí đầu tư 60 triệu usd/ nhà máy cao cộng thêm Chi phí mua nguyên liệu mía cao
(gấp 2 lần so với Thái Lan), điều này cũng khiến cho giá đường tăng cao, làm giảm sự
cạnh tranh ngành đường trong nước so với nhập khẩu đường

5


+

Gia nhập vào các hệ thống phân phối

Về hệ thống phân phối, ngoài một số ít nhà máy phát triển được hệ thống kênh bán lẻ
tiêu dùng và bán sỉ trực tiếp đến khách hàng nông nghiệp thì 90% lượng đường sản
xuất đều qua hệ thống thương lái trung gian để đến được nơi tiêu thụ.
Điều này gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp khi gia nhập vào hệ thống phân phối,
mà còn bị chi phối bởi các thương lái.
+

Chính sách của chính phủ

Theo quyết định 26/2007/QĐ – TTg và quy hoạch của bộ NN&PTNT giai đoạn 2020
– 2030, định hướng ngành mía đường đến năm 2020, không lập thêm nhà máy mới

mà đầu tư chiều sâu cho các nhà máy hiện tại. Không tăng nhiều diện tích mía mà tập
trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch thành những cánh đồng lớn. Một
nhà máy đường phải có công suất thiết kế 6.000 tấn mía/ ngày trở lên và diện tích
vùng nguyên liệu tương ứng thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Chính phủ đang đưa ra những chính sách, mục tiêu, định hướng, tạo điều kiện thuận
lợi để nâng cao năng suất, chất lượng của ngành đường Việt Nam, để có thể khai thác
năng suất sản xuất tối đa và hiệu quả nhất. Định hướng tập trung vào những thứ đã có
sẵn sẽ giúp các nhà máy giảm được chi phí đầu tư, và tập trung hơn trong quá trình
sản xuất, để nâng cao chất lượng ngành mía đường.
Tóm lại, rào cản gia nhập của ngành mía đường là cao, điều này dẫn đến gia nhập
tiềm năng thấp, đồng nghĩa với cường độ cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam là
thấp.
Vì vậy, có thể đánh giá, nếu doanh nghiệp muốn gia nhập ngành mía đường tại Việt
Nam sẽ gặp phải nhiều khó khăn về vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất, cũng như
gia nhập vào hệ thống phân phối hơn so với một doanh nghiệp nước ngoài khi gia
nhập mới vào Việt Nam (như Thái Lan).
2. Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:

Do đường và các sản phẩm tạo ngọt thường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều
vấn đề sức khỏe, từ béo phì đến cao huyết áp. Do vậy, mọi người đều muốn tìm kiếm
những sản phẩm thay thế các loại đường tinh luyện truyền thống. Ngoài ra các nhân tố
khách quan khác như cả nước hiện có 41 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế
150.000 tấn mía/ngày, sản lượng 1,2 - 1,5 triệu tấn đường/năm.
Trong 41 nhà máy, chiếm trên 50% công suất dưới 3.000 tấn mía mỗi ngày với dây
chuyền, máy móc lạc hậu, cũ kỹ. Nhưng theo tính toán của các chuyên gia, để hoạt
động hiệu quả, công suất nhà máy đường phải đạt 6.000 tấn mía mỗi ngày trở lên mới

6



có thể đáp ứng được nhu cầu. Nghiêm trọng hơn lượng lớn nhà máy buộc phải chọn
giải pháp nhập đường thô về tinh luyện thay vì thu mua mía của dân. Việc sản xuất ra
đường từ mía hiện tại rất khó khan về cả khâu sản xuất lẫn xuất khẩu, nên đó đã vô
hình tạo điều kiện cho sự phát triển của một số chất tạo ngọt khác vươn lên và thay
thế sản phẩm đường tinh luyện truyền thống
Các sản phẩm có khả năng thay thế đường:
Hiện nay, ở Việt Nam nói chúng và thế giới nói riêng đã tìm ra và khám phá được rất
nhiều chất tạo ngọt khác có thể thay thế đường làm từ mía. Cụ thể hiện nay có khoảng
20 sản phẩm bao gồm:
1. Mật cây thùa (Agave nectar): Mật cây thùa là một dung dịch nhẹ dịu, được chiết
xuất từ cây thùa và có vị ngọt hơn đường tinh luyện.
2. Mật mía: Mật mía thu được sau khi cây mía được đun 3 lần. Mật mía có vị ngọt
đậm đà và có thể là chất tạo ngọt tốt cho bột yến mạch và ngũ cốc.
3. Xi-rô gạo lứt: Xi-rô gạo lứt được chế biến từ gạo được nấu chín ủ với men, giúp
phá vỡ thành phần tinh bột trong gạo để tạo xi-rô đậm đặc. Xi-rô gạo lứt không quá
ngọt nhưng có hương vị bơ đường nhẹ đặc trưng.
4. Đường Fructose: Đường fructose được làm từ các loại đường hoa quả và ngọt hơn
đường tinh luyện. Phần lớn đường fructose được bán trong cửa hàng thực phẩm ở
dạng hạt.
5. Đường Rapadura: Đường Rapadura rất giống với đường thô. Đường Rapadura là
dạng nước ép tinh khiết từ cây mía và bay hơi ở nhiệt độ thấp. Đường Rapadura rất
dồi dào các khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng.
6. Xi-rô lúa mạch: Xi-rô lúa mạch được chế biến từ mầm lúa mạch rang chín và nấu
thành xi-rô. Hương vị mạch nha của xi-rô rất phù hợp để làm các loại nước sốt nghiền
và ngọt.
7. Mật ong: Mật ong được tạo ra từ những chú ong hút mật hoa. Mật ong là một chất
tạo ngọt tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng.
8. Đường Maltose: Đường Maltose được làm từ tinh bột của mầm ngũ cốc và gạo. Nó
được nấu chín và ủ lên men cho đến khi chuyển thành đường. Đường Maltose có thể
ở dạng tinh thể hoặc dạng xi-rô.

9. Cỏ ngọt: Cỏ ngọt là một loại thảo dược có vị rất ngọt và sẵn có tại các cửa hàng
thực phẩm dưới dạng bột hoặc chất lỏng.

7


10. Đường dừa: Đường dừa được làm từ nước ép của nụ hoa dừa. Đường dừa rất giàu
kali, kẽm, magiê và sắt. Với đặc tính đường huyết thấp hơn, đường dừa là một lựa
chọn lành mạnh cho sức khỏe.
11. Đường chà là: Đường chà là là một chất tạo ngọt làm từ quả chà là khô và ép.
Chúng rất giàu sắt, kali và vitamin.
12. Nước ép trái cây cô đặc: Nước ép trái cây cô đặc được làm từ nước ép trái cây và
rất sẵn có tại nhiều cửa hàng thực phẩm, với đầy đủ hương vị và giá trị dinh dưỡng.
13. Xi-rô cây thích: Xi-rô cây thích được lấy từ nhựa cây thích và đun sôi để cô đặc
thành xi-rô. Xi-rô cây thích chứa một lượng lớn canxi.
14. Xi-rô lúa mì: Sau khi lúa mì được thu hoạch, lá của nó được chiết xuất thành một
loại nước ép có vị ngọt. Nước ép được đun sôi, sau đó để nguội thành một dạng xi-rô
đậm đặc, màu vàng đậm và vị ngọt tinh tế.
15. Đường cây thích: Đường cây thích là sản phẩm còn lại khi toàn bộ chất lỏng được
nấu hết thành xi-rô cây thích. Đường cây thích mang hương vị đặc trưng của cây thích
và rất dịu nhẹ.
16. Đường Turbinado: Đường Turbinado là các hạt tinh thể màu nâu, nổi tiếng như
đường thô và đây là đường được chế biến một phần có chứa mật đường.
17. Nước mía ép bay hơi: Nước mía ép bay hơi là một dạng đường turbinado có màu
nhạt hơn. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng và vitamin B12.
18. Đường Sucanat: Đường sucanat hơi khác so với đường rapadura vì loại đường này
và mật đường được tách riêng trong quá trình chế biến và sau đó kết hợp lại. Vị ngọt
của chúng giống với đường rapadura.
19. Đường trái cây: Đường trái cây làm từ sự pha trộn tự nhiên giữa carbonhydrate
của nho và gạo. Đây là một sản phẩm làm ngọt tự nhiên mới.

20. Chất tạo ngọt Xylitol: Một chất tạo ngọt tự nhiên có trong trái cây và một số loại
rau củ. Xylitol được lưu trữ ở dạng tinh thể tại nhiều cửa hàng thực phẩm và rất tốt
cho bệnh nhân tiểu đường.

Và sản phẩm có khả năng thay thế đường hiện nay:
*Xylitol:

8


Xylitol là loại đường cao cấp có chứa chất ngọt tự nhiên chiết xuất từ cây bulô trắng
và loài cây gỗ cứng (có ở các quốc gia Bắc Âu như Phần Lan và Bắc Mỹ), nó có độ
ngọt không thua kém đường kính. Đặc điểm này cùng với cảm giác mát lạnh trong
miệng khi hoà tan làm cho xylitol cực kỳ hấp dẫn trong sản xuất bánh kẹo và đồ uống.
Không những vậy, xylitol được sử dụng làm nguồn đường thay thế cho các bệnh nhân
tiểu đường. Nó cũng được bổ sung vào nước xúc miệng, kẹo cao su và kem đánh rằng
nhằm chống sâu răng do có khả năng ức chế sự phát triển của một số vi sinh vật.
Tác dụng của đường Xylitol:
- Đường Xylitol có khả năng kích thích bài tiết nước bọt, giúp tăng cường tái tạo men
răng.
- Đường Xylitol có khả năng làm giảm vi khuẩn ờ mảng bám thức ăn, ức chế sự hình
thành a-xít gây sâu răng.
- Đường Xylitol làm tăng hấp thu canxi trong hệ thống tiêu hóa tốt cho răng của bạn,
giúp bạn chống lại bệnh loãng xương.
- Đường Xylitol có thể làm tăng sản xuất collagen, chống lại sự lão hóa của da.
Về công dụng, ta có thể thấy Xylitol có lợi thế hơn hẳn so với sản phẩm đường mía
truyền thống, khi sản phẩm này có tính ứng dụng cao và rất tốt cho sức khỏe. Và
xylitol cũng được các nhà khoa học của Viện Công nghiệp thực phẩm đã bắt tay vào
nghiên cứu sản phẩm và đã thành công từ nhiều năm nay.
Đường maltooligosacarit thành phầm gồm xylitol có ưu điểm là độ ngọt được giảm đi

rõ rệt nhưng không ảnh hưởng tới hương vị vốn có của bánh kẹo và đồ uống. Chúng
được hấp thụ từ từ vào máu nên giữ ổn định độ đường trong máu trong một thời gian
dài, làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể cũng như khả năng làm việc.
Maltooligosacarit đã được sản xuất thử trên quy mô công nghiệp tại một số công ty
sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam. Ước tính giá thành 1kg maltooligosacarit là 8.820
đồng, rẻ hơn so với đường kính (khoảng 12.000 đồng).
Tuy hiện tại xylitol chưa phải là đối thủ chính đe dọa vị trí của sản phẩm và ngành
mía đường, nhưng với những đặc điểm mà sản phẩm này mang lại nó sẽ hoàn toàn
thay thế đường mía trong tương lai.
3. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng
- Các yếu tố ảnh hưởng:
* Mức độ tập trung ngành: do biến đổi khí hậu, tình hình xâm nhập mặn kết hợp
với giá thu mua nguyên vật liệu mía đã khiến nhiều hộ nông dân trồng mía không
yên tâm sản xuất, dẫn đến sản lượng, năng suất mía bình quân thấp. Quy mô sản
xuất mía còn manh mún nhỏ lẻ ,dễ thay đổi diện tích, khó thay đổi diện tích, khó

9


áp dụng cơ giới hóa.Vì thế mức độ tập trung ngành không cao, quyền lực thương
lượng sẽ thuộc về khách hàng .
* Đặc điểm hàng hóa /dịch vụ: không có tính đa dạng hóa sản phẩm nên QLTLKH
cao.
* Chuyên biệt hóa sản phẩm /dịch vụ: sự khác biệt giữa các sản phẩm của các nhà
máy đường là rất thấp do các nhà máy có quy trình sản xuất tương đối giống nhau.
* Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng:
Việc thay đổi nhà cung ứng là rất khó trừ khi các nhà máy này được chấp thuận
quy hoạch vùng nguyên liệu khác.
Ngoài ra vùng nguyên liệu bắt buộc phải ở gần nhà máy để tiết giảm chi phí vận
chuyển và quan trọng hơn là tránh thất thoát trữ đường trong mía .Vì vậy chi phí

chuyển đổi nhà cung ứng cao, khách hàng càng trung thành với những nhà cung
ứng hiện tại và quyền lực thương lượng thuộc về nhà cung ứng .
* Khả năng tích hợp về phía sau (trước):
Ngoại trừ số ít nhà máy phát triển được kênh bán lẻ tiêu dùng và bán sỉ trực tiếp
đến khách hàng công nghiệp, 90% lượng đường sản xuất đều qua hệ thống thương
lái trung gian mới đến được nơi tiêu thụ .
Qua phân tích thực trạng ngành mía đường Việt Nam chúng ta có thể thấy quyền
lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng có mức độ ảnh hưởng rất lớn
đối với cường độ cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam.Vị thế mạnh yếu trong
mối quan hệ giữa người cung ứng với khách hàng mà chúng ta gọi là quyền
thương lượng, đe dọa từ mối quan hệ này càng cao thì ảnh hưởng đến việc tăng
(giảm) giá thành và mức độ tăng (giảm) lượng cung ứng (tiêu thụ) càng lớn.
Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành thể hiện:
Mức độ tập trung của ngành:
Hiện nay Việt Nam có khoảng 41 nhà máy đường phân bổ từ bắc đến nam.
Trong đó có 4 nhà máy có quy mô sản xuất lớn nhất là Công ty cổ phần đường
Quàng Ngãi, Công ty đường Biên Hòa, Công ty cổ phần Thành Thành Công và
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – đều là những công ty đạt trên 100 ngàn tấn
đường mỗi năm. Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi sản xuất được 11% tổng sản
lượng đường cả nước. Công ty cổ phần Thành Thành Công và Công ty đường
Biên Hòa là hai doanh nghiệp sản xuất đường lớn nhất khu vực kinh tế trọng điểm
Đông Nam Bộ, có vùng trồng mía lớn nhất so với các công ty cùng niêm yết.
Đường Biên Hòa dự kiến sẽ nâng công suất nhà máy luyện đường chính ở Biên
Hòa từ 320 tấn 1 năm lên 1000 tấn 1 năm vào năm 2018 giúp gia tăng thêm sản
lượng đường tinh luyện. Các công ty còn lại có quy mô khá nhỏ, công suất thiết kế
đều từ 3500 tấn 1 năm trở xuống.
4.

10



Về nguồn cung, vụ 2015/2016, cả nước có 62 tỉnh trồng mía với tổng diện
tích 284.367 ha. Vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là
3 vùng có diện tích mía lớn nhất cả nước lần lượt là 58,8 ngàn ha, 56,3 ngàn ha và
54,8 ngàn ha, tương ứng với 21%, 21% và 20% tổng diện tích mía cả nước. Trong
đó, Gia Lai và Thanh Hóa là 2 tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất cả nước. Mặc
dù Việt Nam có diện tích trồng mía lớn nhưng số lượng người trồng mía nhiều nên
mức độ tập trung không cao.
Mức độ tăng trưởng của ngành:
Định hướng ngành mía đường đến năm 2020, không lập thêm nhà máy mới
mà đầu tư chiều sâu cho các nhà máy hiện tại. Không tăng nhiều diện tích mía mà
tập trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch thành những cánh đồng lớn.
Một nhà máy đường phải có công suất thiết kế 6000 tấn mía/ngày trở lên và diện
tích vùng nguyên liệu tương ứng thì mới có thể đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Hiện chỉ có 8/38 nhà máy đạt được tiêu chuẩn này. Nguyên nhân đến từ một số
khó khăn nội tại của ngành: Quy mô sản xuất mía còn manh mún nhỏ lẻ, thay đổi
diện tích, khó áp dụng cơ giới hóa. Vùng nguyên liệu cả nước chưa phân bổ hợp
lý, còn nhiều bất cập. Công tác nghiên cứu và ứng dụng giống mía phù hợp với
từng địa phương còn hạn chế. Trình độ kỹ thuật của người dân trồng mía còn thấp;
làm đất chưa kỹ; đầu tư phân bón còn ít, bón còn lãng phí và chưa đúng thời điểm.
Tổ chức sau thu hoạch còn nhiều bất cập, làm giảm hiệu suất thu hồi đường trong
mía..
Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ:
Sự khác biệt giữa các sản phẩm của các nhà máy đường là rất thấp do các
nhà máy có quy trình sản xuất tương đối giống nhau.
Các chi phí chuyển đổi:
Để có được một nhà máy công suất ép 6000 tấn mía/ngày sẽ phải đầu tư
khoảng 60 triệu USD. Khả năng duy trì hay mở rộng diện tích mía phụ thuộc rất
lớn vào tính kinh tế của cây mía so với các hoạt động sản xuất khác.

Tình trạng dư thừa công suất:
Trong vài năm gần đây, nhất là từ cuối tháng 12/2016 đến nay, tình hình
tiêu thụ đường của các doanh nghiệp mía đường Việt Nam khá chậm. Lượng
đường tồn kho cả nước hiện đã ở mức trên 717.000 tấn. Sự chênh lệch về giá
đường trong nước và giá đường nhập lậu đã khiến các doanh nghiệp và thương
nhân thu mua đường không mua đường trong nước, làm trữ đường tồn kho cao,
khó khăn cho cả nông dân và các nhà máy sản xuất mía đường.
Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh:
Hoạt động xuất khẩu đường của Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế vì chưa
cạnh tranh được về giá.Trong khối ASEAN, Thái Lan là nước có sản lượng đường
lớn nhất, chiếm đến 62% sản lượng đường cả khu vực và cũng là quốc gia duy

11


nhất xuất khẩu ròng mặt hàng này. Thị trường xuất khẩu đường của Thái Lan chủ
yếu là các nước trong khu vực ASEAN. Vì vậy, vào đầu năm 2018, khi hiệp định
ATIGA được thực hiện, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt
Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ là 5%.
Trước sức ép cạnh tranh với đường ngoại nhập giá rẻ trong khu vực, đặc biệt là
cạnh tranh trực tiếp với đường Thái Lan, ngành mía đường Việt Nam đang đứng
trước áp lực buộc phải đổi mới nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Tình trạng sàng lọc trong ngành:
Hiện nay ngành đang gặp phải vấn đề là giá thành sản xuất cây mía (giá
thành nguyên vật liệu) quá cao, dẫn đến giá thành đường trong nước cao hơn giá
thành đường nhập khẩu của đối thủ cạnh tranh. Đó cũng chính là thách thức lớn
nhất của ngành mía đường Việt Nam hiện nay. Nếu ngành đường mía sản xuất nói
chung và các nhà máy sản xuất đường mía nói riêng không có những đỏi mới
trong tương lai thì sẽ không thể phát triển và cạnh tranh với được, đặc biệt là với
các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Ngành mía đường Việt Nam nói chung cần phải đổi mới, có một quy mô sản xuất,
mức độ tập trung nhất định cho ngành. Cần quy hoạch các vùng nguyên liệu riêng
để đảm bảo sản xuất. Cần phân bổ nguồn nguyên liệu cả nước hợp lý; Có công tác
nghiên cứu và ứng dụng giống mía phù hợp với từng địa phương; Nâng cao trình
độ kỹ thuật của người dân trồng mía; Tổ chức sau thu hoạch có kế hoạch, hiệu quả
hơn. Cần tập trung giải quyết thách thức lớn nhất hiện tại chính là giá thành. Khâu
nguyên liệu đòi hỏi phải có trình độ cơ giới hóa nhất định để hạ giá thành sản
phẩm.
5) Quyền lực tương ứng của các bên liên quan
a) Từ phía chính phủ
- Việt Nam không có luật mía đường, cơ sở pháp lý duy nhất đến nay là văn bản
của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Chính phủ về đề án tổng
quan mía đường Việt Nam đến 2010. Việt Nam chỉ có một tổ chức duy nhất là
Hiệp hội Mía đường chỉ có chức năng “đánh giá, giám sát”. Hiệp hội này chủ yếu
chỉ kiến nghị, không can thiệp được vào chính sách. Do không có pháp lý quy
định, việc phân chia lợi nhuận của nhà máy đường và nông dân dựa trên cơ sở
thoả thuận, tranh chấp xảy ra thường xuyên trong từng mùa vụ. 93% diện tích
nguồn nguyên liệu mía được các nhà máy đường bao tiêu theo hợp đồng với nông
dân, do đó khi tranh chấp, phần lớn thua thiệt thuộc về nông dân.
Trước đó, năm 2015, theo đề xuất của Bộ Công Thương, Chính phủ cho phép tạm
nhập tái xuất qua địa bàn tỉnh Lào Cai 220.000 tấn đường (chủ yếu là đường Thái
Lan), thời hạn thực hiện tái xuất được gia hạn đến ngày 31/12/2017, khoảng

12


500.000 tấn đổ bộ vào nội địa, gây khó cho các nhà sản xuất đường trong tiêu
thụ.... và các doanh nghiệp ôm hàng quá lớn, không kịp tái xuất.
b) Từ phía các Hiệp hội
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (Atiga được ký kết ngày 26/2/2009 ở

Thái Lan, tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14 giữa các nước thành viên Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức có hiệu lực là khi lúc thuế suất mặt
hàng đường vào Việt Nam sẽ về mức 0%. Cụ thể hơn, ngành mía đường nước ta
sẽ chịu cạnh tranh trực tiếp từ Thái Lan. hiện nay là đường của Thái Lan vào tới
biên giới Việt Nam có giá chỉ 8.000 đồng/ki lô gam, trong khi đường trong nước
vừa mới ra lò giá vốn đã tới 12.500 đồng/ki lô gam. Đây chính là lý do khiến
đường nhập lậu từ Thái Lan liên tục xâm nhập vào Việt Nam.
c) Thị trường trong nước.
Tiêu thụ chậm.
Nguyên nhân do tâm lý chờ tới Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA) sẽ chính thức có hiệu lực chỉ từ ngày 1/1/2018 với ưu đãi thuế nhập khẩu
đường về còn 5%, các doanh nghiệp chờ đợi giá đường trong nước sẽ thấp hơn
nữa mới bắt đầu thu mua để sản xuất hàng hóa.
Tình trạng buôn lậu đường diễn ra phức tạp tại khu vực biên giới.
(Chia sẻ về những khó khăn của ngành đường trong nước, ông Phạm Quốc Doanh
– Chủ tịch VSSA cho biết, hiện mỗi năm lượng đường nhập lậu từ Thái Lan vào
Việt Nam qua khu vực biên giới Tây Nam lên tới gần 500.000 tấn, chiếm gần 1
nửa sản lượng đường sản xuất trong nước. Có thời điểm đường Thái Lan làm chủ
thị trường, chỉ sau khi bán hết đường nhập lậu, đường của các nhà máy sản xuất
trong nước mới có cửa tiêu thụ).
III. Kết luận
Từ việc phân tích 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M.Porter, ta có
thể thấy:
1. Rào cản gia nhập của ngành mía đường là cao, điều này dẫn đến gia nhập
tiềm năng thấp
- Vì vậy, có thể đánh giá, nếu doanh nghiệp muốn gia nhập ngành mía
đường tại Việt Nam sẽ gặp phải nhiều khó khăn về vùng nguyên liệu, nhà
máy sản xuất, cũng như gia nhập vào hệ thống phân phối hơn so với một
doanh nghiệp nước ngoài khi gia nhập mới vào Việt Nam (như Thái Lan).
- Về đe dọa từ các sản phẩm thay thế, hiện tại một số sản phẩm có những đặc

tính có thể thay thế đường trong tương lai như đường Xylitol chưa phải là đối
thủ chính đe dọa vị trí của sản phẩm và ngành mía đường, nhưng với những
đặc điểm mà sản phẩm này mang lại nó sẽ hoàn toàn thay thế đường mía trong
tương lai.
3. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng

13


-

- Về mức độ tập trung ngành không cao do đó quyền lực thương lượng sẽ
thuộc về khách hàng.
- Đặc điểm của sản phẩm thấp, nên QLTLKH cao
Đường là sản phẩm tạo ngọt thường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn
đề về sức khỏe, béo phì nên, lúc này quyền lực lựa chọn sản phẩm tốt hơn cho
sức khỏe thuộc về khách hàng.
- Tính chuyên biệt hóa sản phẩm trong ngành mía đường là rất thấp, nên quyền
lực thương lượng của khách hàng cao sản phẩm không đa dạng do các nhà máy
có quy trình sản xuất tương đối giống nhau.
- Chi phí chuyển đổi thấp
Việc thay đổi nhà cung ứng là rất khó, do đa phần các nhà máy đường được
quy hoạch một vùng nguyên liệu riêng và có ký kết hợp đồng đầu tư với nông
dân trồng mía.
- Về khả năng kiểm soát giữa đầu ra, đầu vào, giữa nông dân trồng mía - nhà
máy và khách hàng vẫn chưa được tốt. Ngoại trừ số ít nhà máy phát triển được
kênh bán lẻ tiêu dùng và bán sỉ trực tiếp đến khách hàng công nghiệp, 90%
lượng đường sản xuất đều qua hệ thống thương lái trung gian mới đến được
nơi tiêu thụ .
4. Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại

- Mức độ tập trung ngành cao: Về nguồn cung, vụ 2015/2016, cả nước có 62
tỉnh trồng mía với tổng diện tích 284.367 ha. Vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên
và Duyên hải Nam Trung Bộ là 3 vùng có diện tích mía lớn nhất cả nước lần
lượt là 58,8 ngàn ha, 56,3 ngàn ha và 54,8 ngàn ha, tương ứng với 21%, 21%
và 20% tổng diện tích mía cả nước.
- Mức độ tăng trưởng của ngành:
Theo quyết định 26/2007/QĐ-TTG và quy hoạch của bộ NN&PTNT giai
đoạn 2020-2030, định hướng ngành mía đường đến năm 2020, không lập thêm
nhà máy mới mà đầu tư chiều sâu cho các nhà máy hiện tại.
- Tình trạng dư thừa công suất: Tình hình tiêu thụ đường của các doanh nghiệp
mía đường Việt Nam khá chậm, do đó dư thừa công suất. từ cuối tháng
12/2016 đến nay Lượng đường tồn kho cả nước hiện đã ở mức trên 717.000
tấn.
- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: với thuế suất nhập khẩu chỉ là 5%,
sức ép cạnh tranh với đường ngoại nhập giá rẻ trong khu vực ngày càng tăng,
đặc biệt là cạnh tranh trực tiếp với đường Thái Lan, ngành mía đường Việt
Nam đang đứng trước áp lực.
- Tình trạng sàng lọc trong ngành: với sức ép cạnh tranh càng ngày càng lớn từ
các bên, nếu không đổi mới hình thức sản xuất, chất lượng sản phẩm và giá

14


thành thì các công ty trong ngành đường mía Việt Nam sẽ phải đối mặt với các
nguy cơ phá sản.
5. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan
- Về phía chính phủ: Việt Nam không có luật mía đường, cơ sở pháp lý duy
nhất đến nay là văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận
của Chính phủ về đề án tổng quan mía đường Việt Nam đến 2010. Việt Nam
chỉ có một tổ chức duy nhất là Hiệp hội Mía đường chỉ có chức năng “đánh

giá, giám sát”. Hiệp hội này chủ yếu chỉ kiến nghị, không can thiệp được vào
chính sách. Do không có pháp lý quy định, việc phân chia lợi nhuận của nhà
máy đường và nông dân dựa trên cơ sở thoả thuận, tranh chấp xảy ra thường
xuyên trong từng mùa vụ. 93% diện tích nguồn nguyên liệu mía được các nhà
máy đường bao tiêu theo hợp đồng với nông dân, do đó khi tranh chấp, phần
lớn thua thiệt thuộc về nông dân.
- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (Atiga được ký kết ngày 26/2/2009
ở Thái Lan, tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14 giữa các nước thành viên Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức có hiệu lực là khi lúc thuế
suất mặt hàng đường vào Việt Nam sẽ về mức 0%, ngành mía đường nước ta
sẽ chịu cạnh tranh trực tiếp từ Thái Lan. Đây chính là lý do khiến đường nhập
lậu từ Thái Lan liên tục xâm nhập vào Việt Nam.
- Thị trường trong nước: Tiêu thụ chậm.
** Một số giải pháp:
-

Nhà nước cần hỗ trợ người nông dân, đưa ra luật mía đường để bảo vệ người
nông dân trồng mía.
Cần đẩy mạnh công tác ngăn chặn nhập lậu đường, nhất là từ phía Thái Lan.
Các nhà máy cần nâng cao đổi mới quy trình sản xuất và đa dạng hóa sản
phẩm, để cạnh tranh được trên chính sân nhà và quốc tế.
Các nhà máy đẩy mạnh các kênh bán lẻ, phân phối, để tìm đầu ra cho sản
phẩm.

15


16




×