Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số biện pháp tăng cường giao tiếp tiếng Việt cho trẻ vùng đồng bào DTTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.4 KB, 7 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Ngôn ngữ nói là dụng cụ giao tiếp đặc trưng của xã hội loài người. Ngôn
ngữ tiếng Việt là ngôn ngữ chính của người Việt Nam. Phát triển ngôn ngữ là yếu
tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của một con người. Và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ lên 3 tuổi cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Từ xa
xưa, ông bà ta có câu “ Trẻ lên 3 cả nhà học nói”. Thật đúng như thế giai đoạn
phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi lên 3 tuổi là thời điểm thích hợp nhất trong quá
trình giáo dục và phát triển ngôn ngữ của cuộc đời một con người.
Chính vì vậy, phát triển ngôn ngữ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần
hình thành và phát triển nhân cách tích cực cho trẻ. Ngược lại, ngôn ngữ phát
triển không tốt làm cản trở quá trình giao tiếp, tạo cho trẻ rào cản tự ti mặc cảm
với mọi người. Bên cạnh đó, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ
dàng tiếp cận với các môn học khác. Đặc biệt là thông qua bộ môn phát triển
ngôn ngữ, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy, ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp
xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ ở lớp học có nhiều học sinh
dân tộc thiểu số học chung là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
Xuất phát từ những vai trò quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển
của trẻ, tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 3 tuổi ở lớp có nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số"
* Phạm vi áp dụng SKKN:
Lớp Mẫu giáo 3- 4 tuổi, trường MN 1-6, xã Yang Trung huyện Kông Chro
tỉnh Gia Lai.
B. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
a. Thuận lợi :


Nhà trường có hệ thống máy vi tinh kết nối mạng công nghệ thông tin nên


thuận lợi cho quá trình tìm hiểu các kiến thức, tài liệu tham khảo có liên quan
trong quá trình thực hiện đề tài.
Trường có trang bị nhiều tranh ảnh, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và
học .
Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt
động, các buổi tập huấn do phòng tổ chức và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng
thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng chủ đề
phù hợp với nhận thức, sự hứng thú của trẻ.
b. Khó khăn :
Lớp học gồm nhiều học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau như: kinh,
Tày, Nùng, Mường, BahNar. Hơn 90% học sinh chưa qua học Nhà trẻ nên rất
nhút nhát và giao tiếp rất hạn chế.
Phụ huynh ở lớp đều là người dân tộc thiểu số, kiến thức giao tiếng bằng
tiếng Việt còn nghèo nàn, thành phần kinh tế còn khó khăn nên thời gian để trò
chuyện cùng trẻ hầu như rất ít mà trò chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ tiếng Việt về
thế giới xung quanh càng ít hơn, đa phần là cô cung cấp cho trẻ kiến thức ngôn
ngữ ở tại trường lớp. Đối với phụ huynh là người Kinh thuộc diện kinh tế mới từ
goài Bắc vào ngôn ngữ phát âm còn "đớt" các phụ âm: ch - tr, l-n; các âm: o - oa.
Ảnh hưởng quá trình hình thành ngôn ngữ cho trẻ từ cha mẹ rất lớn nên việc dạy
trẻ phát âm chuẩn gặp rất nhiều khó khăn.
2. Một số biện pháp thực hiện :
2.1: Biện pháp trò chuyện:
- Cho trẻ được tiếp xúc và hoạt động với các đồ vật, tôi hỏi trẻ: “ Đây là cái gì?
Chiếc ô tô này màu gì? Quả bóng này to hay nhỏ…Từ những hoạt động này cũng
giúp trẻ mở rộng vốn từ, tôi thường xuyên sửa phát âm sai cho trẻ, hình thành
thói quen tư duy về mọi việc diễn ra xung quanh trẻ một cách tự nhiên nhất.
Ví dụ: trẻ quan sát vườn hoa trẻ kể lại. Hoa hồng màu đỏ có gai, hoa cúc màu
vàng, hoa rất thơm…



- Những lần sau tôi đã tích cực hóa lời nói của trẻ khi quan sát tôi đưa ra các câu
hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai ? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng?...Đối với trẻ 3 tuổi
biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi luôn bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ cho
trẻ. Những lúc trẻ lúng túng tôi đã gợi ý và giúp trẻ trả lời cho chính xác.
- Để các cháu dân tộc thiểu số khác hiểu và nói được các câu trên tôi thường cho
cháu nhắc đi nhắc lại các câu trả lời theo các bạn để cháu nói đúng câu từ tiếng
Việt.
2.2: Tổ chức cho trẻ chơi từng nhóm:.
- Tôi cho trẻ tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp theo từng nhóm nhỏ. Đây là cơ
hội cho các cháu được học hỏi, trao đổi nhau để phát triển tư duy ngôn ngữ cho
trẻ. Trong quá trình phân chia theo nhóm tôi phân xen kẽ các cháu dân tộc Kinh
và các dân tộc khác nhau cùng một nhóm nhằm giúp các cháu giúp đỡ nhau và hỗ
trợ nhau nhằm đạt được mục tiêu của giáo viên.
Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi ru em. Mỗi nhóm ngồi 3-5 trẻ, mỗi trẻ ôm 1 con búp bê,
tôi nói trẻ: Ru em à ơi và lắc lư người, từ đó cũng làm cho trẻ gia tăng trí tưởng
tượng và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Hay trong trò chơi xếp hình, xâu hạt. Tôi cũng tổ chức thường xuyên để trẻ
được hoạt động với đồ vật để trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và trẻ có thói quen sử
dụng các trò chơi. Qua đó cũng kích hoạt cho trẻ phát triển ngôn ngữ.
2.3 Sử dụng tranh ảnh trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
- Trong các tiết dạy tôi đã đưa ra các bức tranh có các nhân vật, thể hiện được nội
dung chủ đề. Tôi hướng dẫn trẻ quan sát một cách chi tiết những nội dung thể
hiện trong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát và từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ.
Trẻ không chỉ nhắc lời nói của cô giáo mà trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình qua
lời nói của trẻ.
Ví dụ: Khi đưa bức tranh về đàn gà tôi hỏi trẻ
Các con ơi đàn gà nhà Bà có đẹp không? Gà mẹ thì to, gà con thì nhỏ… Gà to có
bộ lông màu gì?...
- Những giờ trả trẻ tôi thường đọc sách, truyện có tranh minh họa, trẻ rất thích
thú và luôn miệng hỏi về những nhân vật trẻ nhìn thấy trong tranh.



2.4: Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong mọi hoạt động phát triển ngôn
ngữ cho trẻ:
- Ở lớp những đồ dùng đồ chơi như: Búp bê, ô tô, các con vật, các hình khối đều
có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của trẻ. Nó làm phong phú những
biểu tượng đạo đức, lời nói giữa cô và trẻ cũng làm tích cực hóa vốn từ cho trẻ
Ví dụ: Trong giờ tập nói về: Đồ dùng của bé tôi thấy trẻ tham gia hoạt động
chung một cách tích cực
*Tôi hỏi trẻ: Đi học Bé có mang dép không?
*Khi nắng bé phải đội gì?
*Bé dùng gì để lau mũi?
Qua đó các chuẩn mực hành vi và thói quen tự phục vụ cho trẻ cũng được
hình thành
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tự lập để phát triển lời nói
- Tôi đã hướng dẫn trẻ cách chơi, các kĩ năng cơ bản, trong quá trình chơi trẻ đã
được phát âm nhiều lần các từ khác nhau
Ví dụ: Trẻ chơi xếp ô tô
Trẻ sẽ tưởng tượng ra ô tô chạy và nói: Ô tô chạy…bíp …bíp
2.5: Sử dụng các bài đồng dao kết hợp trò chơi; Các bài hò vè :
- Trong các trò chơi ngoài trời tôi thường tổ chức cho cháu chơi các trò chơi dân
gian kết hợp các bài đồng dao cho trẻ đọc trong trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng
phát âm đúng cho trẻ như trò chơi: rồng rắn lên mấy; Dung dăng dung dẻ; Chi chi
chành chành; Gánh gánh gồng gồng...Đối với biện pháp này tôi cho cháu hoạt
động tập thể để cho các cháu thuộc các dân tộc thiểu số khác được đọc theo các
bạn nhằm phát triển ngôn ngữ cho bản thân mình.
- Trong các hoạt động học tôi khéo léo lồng ghép các bài hò vè cho trẻ đọc cùng
cô trong lần ổn định và giới thiệu bài học sao cho phù hợp và tạo sự hứng thú cho
trẻ. Thông qua đó trẻ được phát triển ngôn ngữ.
Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học một số loài chim tôi lồng ghép bài đồng

dao" chim Ri là dì sáo sậu" để giới thiệu bài. Từ đó giúp trẻ phát âm đúng các âm
"sờ" , " u", "i"...


"Chim Ri là dì Sáo sậu.
Sáo Sậu là cậu Sáo đen.
Sáo đen là chàng Tu Hú.
Tu hú là chú Bồ cát.
Bồ cát là bác chim Ri"
3. Kết quả đạt được:
Qua một năm tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra
những hướng tốt nhất cho cháu phát triển ngôn ngữ, với kinh nghiệm của bản
thân và những kiến thức được trang bị trong quá trình công tác tôi đã áp dụng
những biện pháp trên vào quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy chỉ là những
biện pháp có được từ cá nhân tôi, dựa vào tình hình của trẻ lớp tôi chủ nhiệm tôi
thấy các cháu lớp tôi cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt:
- Trên 80% trẻ đã nói trọn câu giao tiếp thông thường ngắn gọn. Ví dụ các
câu:“ Chào cô cháu vào lớp; Chúng cháu chào cô ạ; Con mời cô ăn cơm mời các
bạn ăn cơm; ...”. Và nói rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp, có nhiều cháu
trả lời lưu loát và trọn ý, trọn câu. Các cháu đọc thơ đã hay hơn, đúng vần, âm
hơn. Các giờ âm nhạc cháu đã hát được đúng giai điệu, rõ lời và nhịp nhàng
- Trong giao tiếp, đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn và tự
tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhác như lúc đầu
năm học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát
triển rõ rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá
về thế giới xung quanh.. Tôi cảm thấy rất vui mừng và các bậc phụ huynh cũng tỏ
ra hài lòng và mến phục.
3. Kiểm nghiệm (so sánh kết qủa).
Năm học
Nội dung

Nói trọn câu.

Đầu năm học:

Gần cuối năm học

2013-2014
Tổng số trẻ : 7/33 trẻ

2013 - 2014
Tổng số trẻ : 30/33trẻ

Đạt 68,2 %

Đạt 81,8 %


Nói đúng âm, không Tổng số trẻ : 10/33trẻ

Tổng số trẻ : 30/33 trẻ

nói ngọng nói lắp.
Đạt 77,3 %
Mạnh dạn trong giao Tổng số trẻ : 6/33 trẻ

Đạt 81,8 %
Tổng số trẻ : 28/33 trẻ

tiếp


Đạt 72,7 %

Đạt 63.6 %

Diễn đạt được suy Tổng số trẻ : 7/33 trẻ

Tổng số trẻ : 26/33 trẻ

nghĩ của mình bằng Đạt 81,8 %

Đạt 92,9 %

lời nói.
Theo thống kê trên cho thấy số lượng và tỉ lệ trẻ về các mặt phát triển,
ngôn ngữ, mạnh dạn trong giao tiếp đã có nhiều tiến bộ rõ rệt so với đầu năm
học.
C. KẾT LUẬN
Từ các phương pháp, biện pháp thực hiện trên và kết quả đạt được, bước
đầu tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên mầm non luôn bồi dưỡng trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát
âm chuẩn cho bản thân và cho trẻ. Vì kĩ năng này đóng một vị trí rất quan trọng
trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm giàu
cho kho tàng kiến thức của trẻ.
- Việc rèn luyện cho trẻ nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề quan trọng nên mỗi
giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện
bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang trí thức thắp sáng thế hệ mầm
non phấn đấu tất cả vì trẻ thân yêu.
- Luôn tìm tòi, sáng tạo nhiều trò chơi phát triển ngôn ngữ mới lạ và thay đổi
nhiều hình thức để thông qua trò chơi trẻ được phát triển ngôn ngữ.
- Học hỏi nhiều kinh nghiệm của các đồng nghiệp qua các tiết nhận biết tập nói,

trò chơi ngôn ngữ, thơ truyện.
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động tập nói.


- Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệp ở trường đó là một bài học để mình thử
nghiệm phương pháp dạy của mình trên trẻ, qua đó ta thấy được những biện pháp
nào nên áp dụng và áp dụng vào lúc nào, vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt
nhất.
Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn
trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không
những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt
động tốt với các bạn, khả năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn
và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là
niền vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục.
Trên đây là những điều tôi đã thực hiện và đã có kết quả khả quan đối với học
sinh ở trường chúng tôi. Tôi cũng mạnh dạn đóng góp kinh nghiệm của mình cho
các bạn đồng nghiệp với mong muốn tất cả các em học sinh dân tộc thiểu số đều
có thể giao tiếp với các bạn trong lớp, với các cô giáo và mọi người dù là những
từ đơn giản nhất. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót, rất mong được sự góp ý xây dựng của các đồng nghiệp, của ban lãnh
đạo chuyên môn phòng để sáng kiến tôi ngày càng hoàn thiện, áp dụng được đại
trà và có hiệu quả hơn. Tôi xin xhân thành cảm ơn những đóng góp xây dựng ấy.
Ngày 10 tháng 2 năm 2014
Người viết
Lê Thị Thu Nga



×