Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Các vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.26 KB, 56 trang )

CHƯƠNG I: NHÃN HIỆU VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
1.1. Khái niệm Nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu trong các Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là một trong những nguồn pháp luật cơ bản trong
việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu giữa
các quốc gia trên thế giới. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về nhãn
hiệu hàng hóa được đề cập tại Hiệp định TRIPS, một trong những Điều ước
quốc tế đóng vai trò không thể thiếu trong thương mại hiện nay:
Khoản 1 Điều 15 Hiệp định nêu rõ: “Bất kì một dấu hiệu, hoặc tổ hợp
các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một
doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có
thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên
riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các mầu sắc cũng
như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là
nhãn hiệu hàng hóa…”
Một điều rất dễ nhận thấy khi nghiên cứu khái niệm nêu trên đó là tính
khái quát. Không sử dụng phương thức liệt kê các đối tượng được bảo hộ
với tư cách nhãn hiệu hàng hóa, các nhà làm luật đã dựa trên mục đích sử
dụng trên thực tế của những đối tượng này để xây dựng khái niệm. Điều này
cũng có nghĩa là bất kì dấu hiệu này có thể giúp cho các tổ chức, cá nhân
khác phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp đều được coi là
nhãn hiệu hàng hóa. Đây là một quy định mang tính mở bởi việc đăng kí bảo
hộ đối với một số yếu tố đặc biệt như mùi vị, âm thanh,… tuy đã được thừa
nhận ở một số quốc gia nhưng chưa thực sự phổ biến trên thế giới, đặc biệt
là đối với những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
Page 1


1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kì
Cũng với những đặc điểm tương tự như khái niệm của Hiệp định
TRIPS, nhưng ngay từ năm 1946, Đạo luật Lanham (Hoa Kì) đã định nghĩa


nhãn hiệu hàng hóa như sau:
“Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kì từ, tên gọi, biểu
tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà – (1) được sử dụng bởi
một người, hoặc (2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó
trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại Luật này – để xác định và
phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm cả hàng hóa đặc chủng, với
những hàng hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người
khác và để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa thậm chí khi mà không xác định
được nguồn gốc đó.”
Định nghĩa của Đạo luật Lanham cũng xuất phát từ mục đích sử dụng
và cũng đã đưa ra được một cách khái quát nhất những đặc điểm cơ bản của
nhãn hiệu hàng hóa. Tuy vậy, nếu tiếp tục nghiên cứu Đạo luật, có thể thấy
dường như có sự xung đột giữa định nghĩa này với Điều 2 luật này: “Không
có nhãn hiệu hàng hóa nào có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp
đơn với những hàng hóa của người khác lại bị từ chối đăng kí vào sổ đăng
kí…”. Sự khác biệt giữa hai quy định này chính là tính mở. Theo định nghĩa
nêu trên thì tính phân biệt của nhãn hiệu hàng hóa chỉ được xác định thông
qua bởi các từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng
mới được. Trong khi đó, quy định tại Điều 2 lại mở rộng với bất kì dấu hiệu
nào có thể giúp phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể với
nhau. Trên thực tế, Hoa Kì là một trong những nước đầu tiên cho phép các tổ
chức và cá nhân sử dụng các yếu tố mới, bao gồm cả dấu hiệu về màu sắc,
mùi vị, âm thanh để đăng kí nhãn hiệu, miễn là chúng đảm bảo tính phân
biệt của nhãn hiệu, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Đạo luật Lanham. Mùi
Page 2


hoa cỏ tươi tái hiện mùi hoa Plimeria đối với mặt hàng chỉ may và sợi thêu
hay âm thanh PRELUDE của Metro-Goldwyn-Mayer Lion Corporation cho
một số mặt hàng điện tử là những ví dụ điển hình cho sự phát triển này.

1.1.3. Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hiệu có yếu tố nước ngoài theo pháp
luật Việt Nam
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, thuật ngữ nhãn
hiệu được định nghĩa: “là dấu hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Đây là định nghĩa dành cho nhãn
hiệu hàng hóa, dịch vụ nói chung. Nhãn hiệu hàng hóa có yếu tố nước ngoài
thì sao?
Vấn đề này chưa được pháp luật Việt Nam điều chỉnh một cách cụ thể
nhưng chúng ta đã có các khái niệm có liên quan thể hiện tại Bộ luật dân sự.
Trên tinh thần Điều 758, yếu tố nước ngoài của một quan hệ dân sự được
xác định dựa trên một trong ba yếu tố sau: (1) ít nhất một trong các bên tham
gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài; (2) căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ theo pháp luật nước ngoài hoặc ở nước ngoài; (3) tài sản liên quan
tới quan hệ đó ở nước ngoài. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 775, một
nhãn hiệu sẽ được coi là nhãn hiệu có yếu tố nước ngoài nếu đáp ứng hai
điều kiện sau:
- Một trong các bên có liên quan tới nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân,
pháp nhân nước ngoài;
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, đại diện cho
Nhà nước, cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận.
Theo quan điểm cá nhân, quy định như trên là chưa đầy đủ, chưa bao
quát hết các trường hợp. Ví dụ, ông A là công dân Việt Nam, trong thời gian
thường trú tại Singapore đã sáng tạo ra một loại nhãn hiệu dịch vụ và đã
đăng ký xin bảo hộ với cơ quan có thẩm quyền Singapore. Một thời gian sau
Page 3


đó, công việc kinh doanh trở nên phát đạt, nhãn hiệu được biết đến ở nhiều
quốc gia, ông ta muốn mở rộng kinh doanh về Việt Nam nên đã tiến hành
thủ tục xin bảo hộ với nhãn hiệu của mình. Giả sử, nhãn hiệu được Cục Sở

hữu trí tuệ công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Liệu đây có được coi là nhãn
hiệu có yếu tố nước ngoài? Nhãn hiệu này có đủ điều kiện để được công
nhận là nhãn hiệu có yếu tố nước ngoài bởi nó thuộc trường hợp thứ hai theo
quy định tại Điều 758. Rõ ràng, ông A tiến hành các thủ tục
1.2. Thành phần của nhãn hiệu
Định nghĩa nêu tại Luật sở hữu trí tuệ mới chỉ đề cập đến ý nghĩa thực
tiễn của nhãn hiệu, chứ chưa mang lại những yếu tố cụ thể về vấn đề này.
Nhãn hiệu được cấu tạo như thế nào? Bao gồm những yếu tố nào? Căn cứ
vào pháp luật của các quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể đưa ra một số
dấu hiệu hiện nay có thể được dùng làm nhãn hiệu hàng hóa như sau:
- Từ ngữ: tên công ty, họ, tên, tên địa lý và bất ky từ ngữ nào, cho dù
có phải là nhân tạo hay không, và khẩu hiệu.
- Các chữ cái và con số: đó có thể là một hay nhiều chữ cái, một hay
nhiều chữ số hay sự kết hợp giữa chúng. Tuy nhiên, nếu không có tính phân
biệt thì chúng sẽ không được công nhận là nhãn hiệu hàng hóa.
- Hình vẽ: các hình vẽ trang trí, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa
hai chiều của hàng hóa hay bao bì
- Sự kết hợp của bất kỳ yếu tố nào kể trên: dưới dạng hình khối và
nhãn hiệu
- Các nhãn hiệu màu sắc: từ ngữ, hình vẽ và bất kỳ sự phối hợp nào
giữa chúng có màu sắc hoặc sự kết hợp màu sắc hoặc bản thân màu sắc
- Các dấu hiệu và hình ảnh ba chiều:
Page 4


- Các dấu hiệu thính giác và các dấu hiệu khứu giác
- Những dấu hiệu khác không nhìn thấy được: thường được nhận biết
qua xúc giác.
Chúng ta cùng phân tích một ví dụ sau đây:


Nhãn hiệu của công ty Pepsi bao gồm yếu tố chữ viết “PEPSI” màu
trắng viền xanh, được viết hoa toàn bộ; phần hình ảnh gồm một hình tròn
được phân chia bởi dải màu trắng, nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh và
cả hai yếu tố này được đặt trên nền màu xanh nhạt. Trong khi đó, nhãn hiệu
của công ty Beiersdorf AG (Đức) lại chỉ có yếu tố chữ viết “Nivea” màu
trắng, được viết hoa toàn bộ trên nền xanh đậm.
Mặc dầu vậy, đây chỉ được coi là điều kiện cần. Nếu các yếu tố hình
ảnh và chữ viết trên không giúp cho người tiêu dùng phân biệt sản phẩm
công ty Pepsi hay Beiersdorf AG với các sản phẩm khác đã được đăng ký
trước đó thì chúng sẽ không nhận được sự bảo hộ của pháp luật Việt Nam.
Vì vậy, một đặc điểm quan trọng thứ hai của nhãn hiệu, điều kiện đủ để
được bảo hộ, là “Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu
nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác” (khoản 2 Điều 72). Đây
chính là mục đích quan trọng và cơ bản nhất của nhãn hiệu.
1.3. Phân loại nhãn hiệu
Page 5


1.3.1. Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ
Xét về mặt bản chất, nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ mang
những đặc điểm trùng nhau. Chức năng cơ bản và quan trọng nhất của hai
loại nhãn hiệu này là biểu hiện nguồn gốc của hàng hóa hay dịch vụ và phân
biệt chúng với những loại hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác.
Tuy vậy, tính chất hữu hình của đối tượng mang nhãn hiệu đem lại cho
chúng ta điểm khác biệt giữa hai loại nhãn hiệu này. Theo đó, nếu như nhãn
hiệu hàng hóa là những dấu hiệu phân biệt được gắn lên các sản phẩm là
hàng hóa, có thể được nhận biết dễ dàng thông qua các giác quan, thì nhãn
hiệu dịch vụ lại là những dấu hiệu phân biệt dành cho những sản phẩm vô
hình. Đây là điều rất dễ nhận biết khi tiến hành nghiên cứu hai khái niệm
trên. Tuy nhiên, mỗi hệ thống pháp ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có cách

thể hiện sự khác biệt này theo một cách khác nhau.
Trong hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu, các văn bản pháp
quy hầu như không đề cập tới vấn đề phân biệt giữa nhãn hiệu hàng hóa và
nhãn hiệu dịch vụ. Hay nói cách khác, Liên minh châu Âu mặc nhiên thừa
nhận sự khác biệt này. Các điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ nói chung và
nhãn hiệu hàng hóa nói riêng cũng có chung cách tiếp cận này.
Ngược lại với xu hướng trên, pháp luật sở hữu trí tuệ ở Mĩ thừa nhận
sự khác biệt bằng cách sử dụng những quy định hết sức cụ thể để phân biệt
hai loại hình nhãn hiệu này. Đạo luật Lanham 1946 đưa ra hai khái niệm
riêng biệt cho chúng. Theo đó, nhãn hiệu nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là
“bất kì từ, tên gọi, biểu tượng, hoặc vật dụng, hoặc sự kết hợp nào giữa
những yêu tố trên - được một người sử dụng hoặc theo đó một người có ý
định chân thành sử dụng nhằm mục đích thương mại và tiến hành đăng ký
lần đầu tiên theo quy định tại chương này – để nhận dạng và phân biệt hàng
Page 6


hóa của ông ta hay bà ta, kể cả hàng hóa đặc biệt, với những hàng hóa
được sản xuất hay phân phối bởi những người khác và để chỉ ra nguồn gốc
của hàng hóa, thậm chí khi không xác định được nguồn gốc này”. Khái
niệm nhãn hiệu dịch vụ cũng được định nghĩa giống như khái niệm nêu trên
nhưng cụm từ hàng hóa được thay thế bằng dịch vụ và còn được cụ thể hóa
bằng quy định “Tên gọi, tên riêng, và những đặc điểm phân biệt khác của
các chương trình rađiô,vô tuyến cũng có thể được đăng kí như là nhãn hiệu
dịch vụ cho dù chúng, hay những chương trình này, có thể quảng cáo cho
hàng hóa của nhà tài trợ”.
Pháp luật Việt Nam, ở một mức độ thấp hơn, chỉ đề cập tới vấn đề này
bằng một quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 63/CP ban hành năm 1996:
“Nhãn hiệu hàng hòa được hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ”. Tuy
nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn

bản pháp luật hướng dẫn cũng không đưa ra khái niệm nhãn hiệu hàng hóa
và nhãn hiệu dịch vụ như pháp luật Mỹ, mà chỉ sử dụng duy nhất khái niệm
“nhãn hiệu” (khoản 16 Điều 4).
Trong thực tiễn xây dựng, áp dụng và nghiên cứu pháp luật ở nước ta
hiện nay, hầu hết các học giả, cơ quan nhà nước đều đồng nhất hai khái niệm
này với nhau. Từ đó, chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi là tầm quan trọng của
sự phân biệt này là gì?
1.3.2. Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận
1.3.2.1. Nhãn hiệu tập thể
Việc sử dụng nhãn hiệu tập thể trong hoạt động thương mại có lịch sử
khá lâu đời ở một số quốc gia trên thế giới. Trong quan hệ quốc tế, các điều
ước quốc tế song phương, cũng như đã phương, lại hầu như không điều
Page 7


chỉnh khái niệm và các vấn đề liên quan tới nhãn hiệu tập thể, ngoại trừ Điều
7bis Công ước Paris. Tuy nhiên, điều khoản này lại chủ yếu miêu tả quá các
thủ tục liên quan tới việc đăng ký, hơn là đưa ra một định nghĩa và các đặc
điểm chung nhất cho loại hình nhãn hiệu này. Đây có thể coi là một khoảng
trống trong hệ thống điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, mặc dù các quốc gia
đã ký kết với nhau không dưới mười Công ước, Hiệp định liên quan tới khía
cạnh này.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí
tuệ 2005 đã định nghĩa nhãn hiệu tập thể “là nhãn hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của các thành viên tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó
của hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ
chức đó”. Theo định nghĩa này, nhãn hiệu tập thể có khả năng được sử dụng
bởi một hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân trong một tập thể hoặc do chính
tập thể đó. Hơn nữa, quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể có thể được trao cho
một cá nhân hoặc pháp nhân đại diện cho tập thể. Đây là điểm khác biệt so

với một số hệ thống pháp luật khác trên thế giới, điển hình là pháp luật EU
và pháp luật Mỹ. Ngoài ra, để đăng ký nhãn hiệu này, người nộp đơn phải
cung cấp một bản dự thảo quy chế sử dụng nhãn hiệu, áp dụng cho tất cả các
thành viên của tập thể đó.
Chúng ta có thể thấy rõ những đặc điểm nêu trên qua ví dụ sau. Năm
2009, sản phẩm rau Trà Quế, Thành phố Hội An (Quảng Nam) đã được Cục
sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể và Hợp tác xã nông
nghiệp Cẩm Hà, TP Hội An là đại diện hợp pháp của nhãn hiệu hàng hóa
này. Điều này cũng có nghĩa, các xã viên hay một công ty thành viên của
Hợp tác xã (nếu có) có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể với rau Trà Quế hoặc
chính bản thân Hợp tác xã cũng được quyền tự mình sử dụng trong thương
mại, cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống. Quy định hợp lý này
Page 8


vừa tạo điều kiện để các sản phẩm của nước ta được pháp luật bảo vệ vừa
tạo thuận lợi cho việc dùng các nhãn hiệu được đăng ký của các chủ thể,
cũng như giúp cho nhãn hiệu này ngày càng phát triển ổn định.
So với pháp luật Việt Nam, pháp luật Liên minh Châu Âu đã quy định
một cách cụ thể hơn về các khía cạnh liên quan tới nhãn hiệu tập thể. Về
khái niệm, Điều 64.1 Quyết định 1994/40/EC cho rằng: “Một nhãn hiệu tập
thể của Liên minh phải là một nhãn hiệu hàng hóa của Liên minh mà có thể
được miêu tả khi nhãn hiệu được sử dụng và có khả năng phân biệt hàng
hóa hay dịch vụ của các thành viên của tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác…”. Liên minh Châu Âu đã sử
dụng chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu nói chung, nhãn
hiệu tập thể nói riêng để định nghĩa về loại hình nhãn hiệu này. Bên cạnh đó,
các nhà lập pháp cũng cho phép nhãn hiệu tập thể chỉ rõ xuất xứ địa lý của
hàng hóa, dịch vụ mang nhãn. Đây là một sở mở rộng, ưu tiên tương đối lớn
dành cho chủ sở hữu nhãn hiệu nếu biết rằng các nhãn hiệu hàng hóa thông

thường không được phép làm như vậy, theo pháp luật Liên minh. Tuy nhiên,
chủ sở hữu nhãn hiệu, lúc này, lại không được phép cấm người thứ ba sử
dụng những dấu hiệu chỉ ra xuất xứ địa lý tương tự trên sản phẩm của họ vì
mục đích thương mại. Giả sử rượu vang Bordeaux của Pháp được pháp luật
Liên minh bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu tập thể. Khi đó, chủ sở hữu
nhãn hiệu sẽ không được cấm các cá nhân, tổ chức khác sản xuất và đưa ra
thị trường một loại phó mát mang nhãn hiệu Phó mát Bordeaux.
Ngoài ra, cũng tương tự như pháp luật Việt Nam, Liên minh Châu Âu
yêu cầu người nộp đơn xin đăng ký phải đệ trình lên cơ quan đăng ký quy
chế về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể. Nội dung của quy chế phải bao gồm
các vấn đề như: Những cá nhân, tổ chức nào được phép sử dụng nhãn hiệu,
điều kiện để trở thành thành viên của hiệp hội, điều kiện sử dụng nhãn hiệu
Page 9


và chế tài (nếu có), nếu nhãn chỉ rõ xuất xứ địa lý thì quy chế phải nêu rõ bất
kỳ người nào có hàng hóa, dịch vụ xuất xứ từ khu vực địa lý liên quan đều
có quyền trở thành thành viên của hiệp hôi, là chủ sở hữu nhãn hiệu.
1.3.2.2. Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép cá nhân tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức
sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ
an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
(khoản 18 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
Xét về bản chất, nhãn hiệu chứng nhận rất khác so với các loại nhãn
hiệu hàng hóa khác. Mặc dù nhãn hiệu chứng nhận cũng được sử dụng hay
dự định được sử dụng đối với các hàng hóa dịch vụ như các nhãn hiệu thông
thường khác, song chúng không có chức năng phân biệt nguồn gốc thương
mại của những hàng hóa, dịch vụ này với nhau. Ngay cả khi có mục đích

này thì cũng rất ít và không phải là chức năng chính của nó. Có thể khẳng
định điều này qua sự sử dụng rộng rãi nhãn hiệu chứng nhận, bao gồm nhiều
doanh nghiệp trong cùng một hiệu hội, thâm chí không cùng một hiệp hội
nhưng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sử dụng nhãn hiệu do chủ sở hữu đặt
ra và được chủ sở hữu đồng ý. Một trong những ví dụ điển hình đó là các
nhãn hiệu thuộc dòng ISO của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế bao gồm ISO
9001, ISO 9002, ISO 14000.
Ngoài ra, việc chủ sở hữu không được phép sử dụng, ngay cả đối với
hàng hóa, dịch vụ của mình, cũng là một trong những đặc điểm khác của loại
hình nhãn hiệu này. Người chủ nhãn hiệu chứng nhận đơn thuần chỉ là người
đứng ra đăng ký nhãn hiệu này và chỉ rõ mục đích của nó trong việc xác lập
một tiêu chuẩn nhất định như chất lượng, quy trình sản xuất hay sử dụng
Page 10


nhân công lao động. Họ cũng có trách nhiệm bảo đảm sự tuân thủ các điều
kiện đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của cá nhân hay doanh
nghiệp có sản phẩm mang nhãn hiệu của mình. Do đó, trên thực tế, chủ sở
hữu nhãn hiệu chứng nhận thường là các hiệu hội doanh nghiệp, các liên
minh doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước hay chính bản thân Nhà nước.
Do có những nét đặc thù như vậy, khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu
chứng nhận, chủ sở hữu nhãn hiệu phải có khả năng bảo đảm giá trị của
hàng hóa liên quan. Chủ sở hữu phải là người đại diện cho hàng hóa đăng ký
nhãn hiệu chứng nhận. Đây là một sử đảm bảo quan trọng cho việc bảo vệ
lợi ích công chúng khỏi những hành vi không trung thực.
1.3.3. Nhãn hiệu nổi tiếng
Thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng? Hầu hết các hệ thống pháp luật quốc
gia, cũng như quốc tế, không lựa chọn cách đưa ra định nghĩa về loại hình
này.
Thay vào đó là những điều kiện để một nhãn hiệu hàng hóa hay một

nhãn hiệu dịch vụ trở thành nhãn hiệu nổi tiếng, “famous mark” ở các nước
nói Tiếng Anh. Điều này là rất quan trọng đối với những nhãn hiệu có nguồn
gốc từ quốc gia khác bởi lợi ích, ưu tiên mà một nhãn hiệu nổi tiếng được
hưởng theo pháp luật ở hầu hết các quốc gia là rất lớn, mà điển hình là việc
một nhãn hiệu đó sẽ mặc nhiên được công nhận và bảo hộ ở quốc gia sở tại
nếu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Đây cũng là cách thức đang
được áp dụng tại một số quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật và Việt Nam.
Theo pháp luật Mỹ, một nhãn hiệu để được công nhận là nhãn hiệu
nổi tiếng phải đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:
(1) Mức độ của tính phân biệt mà tự bản thân nhãn hiệu có;

Page 11


(2) Thời gian và mức độ sử dụng nhãn hiệu đối với hàng hóa , dịch vụ
được gắn nhãn;
(3) Thời gian và mức độ quảng cáo và đưa ra công chúng của nhãn
hiệu đó;
(4) Phạm vi địa lý của khu vực thương mại liên quan đến nhãn hiệu;
(5) Các kênh thương mại hàng hóa, dịch vụ có gắn nhãn;
(6) Mức độ nhận ra nhãn hiệu đó tại các khu vực và kênh thương mại
có sự tham gia của người chủ nhãn hiệu và người mà chủ nhãn hiệu kiện;
(7) Bản chất và mức độ sử dụng các nhãn hiệu trùng hay tương tự bởi
bên thứ ba;
(8) Nhãn hiệu đó đã được đăng ký theo các luật có liên quan của Mỹ
chưa.
Trong khi những yêu cầu kể trên theo pháp luật Mỹ được pháp điển
hóa và thể hiện trong Đạo luật Lanham 1946, hệ thống pháp luật của Nhật
Bản lại không có quy định thành văn về vấn đề này. Đây là một điều khá
khác thường nếu biết rằng, về danh nghĩa, Mỹ là quốc gia theo hệ thống

pháp luật common law, vốn đề cao các án lệ, và ở nước Nhật là civil law, coi
trọng các văn bản pháp quy. Dựa trên thực tiễn áp dụng pháp luật, những nhà
nghiên cứu có thể tổng kết nên những tiêu chí cơ bản để cơ quan có thẩm
quyền của Nhật Bản đánh giá mức độ nổi tiếng của một nhãn hiệu. Theo đó
bao gồm:
(1) Thời gian sử dụng nhãn hiệu, thời điểm bắt đầu sử dụng, phạm vi
lãnh thổ sử dụng và phạm vu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn;
(2) Mức độ của hoạt động quảng cáo;
(3) Quy mô của công ty, tình trạng hoạt động, phạm vi kinh doanh và
các vấn đề khác của công ty;

Page 12


(4) Các kênh thương mại liên quan đến hàng hóa, phương thức sử
dụng nhãn hiệu hàng hóa trên sản phẩm mang nhãn.
Cũng tương tự như ở Mỹ, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đưa ra
những tiêu chuẩn cụ thể để phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng với các loại nhãn
hiệu thông thường khác và pháp điển hóa trong một văn bản pháp quy thống
nhất. Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
(1) Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông
qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông
qua quảng cáo;
(2) Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được
lưu hành;
(3) Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn
hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung
cấp;
(4) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
(5) Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

(6) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
(7) Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
(8) Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp
vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Ngoài ra, Luật sở hữu trí tuệ 2005 cũng đưa ra định nghĩa về nhãn
hiệu nổi tiếng. Khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Nhãn
hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt
Nam”.
Sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như phong tục, tập quán
đã mang lại những tiêu chí đánh giá và công nhận một nhãn hiệu hàng hóa
hay dịch vụ là nhãn hiệu nổi tiếng trong pháp luật của các quốc gia nêu trên.
Mặc dầu vậy, có thể thấy, cả Mỹ, Nhật và Việt Nam đều dựa trên thực tiễn ở
quốc gia mình, cũng như kinh nghiệm của các nước đi trước để đưa ra
Page 13


những tiêu chuẩn hợp lý nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình
điều chỉnh. Đánh giá riêng về Việt Nam, so với hai hệ thống còn lại, hệ
thống pháp luật nước ta về nhãn hiệu nổi tiếng vẫn chưa cụ thể, còn nhiều
cách hiểu khác nhau, đặc biệt là khi áp dụng vào đời sống. Ví dụ, điều kiện
thứ bảy yêu cầu về số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu đang được Việt
Nam xem xét công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, tuy không nêu rõ là bao
nhiêu nhưng có thể hiểu là “càng nhiều càng tốt”. Quy định như vậy liệu đã
hợp lý chưa? Giả sử nhãn hiệu Cocacola của Mỹ mới chỉ được duy nhất Anh
công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng nhưng nhãn hiệu Cocacola của Trung Quốc
đã được bảy quốc gia công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, Cocacola
của Mỹ xuất hiện trước và được biết đến rộng rãi hơn, phổ biến hơn trong
một thời gian dài thông qua quảng cáo so với của Trung Quốc. Cả hai công
ty này cùng đầu tư vào Việt Nam, cùng yêu cầu Chính phủ Việt Nam bảo hộ
quyền của mình với nhãn hiệu dưới danh nghĩa là nhãn hiệu nổi tiếng và đáp

ứng tất cả các điều kiện theo Điều 75 nêu trên. Vậy thì pháp luật nước ta sẽ
bảo hộ nhãn hiệu nào? Nếu căn cứ vào điều kiện thứ bảy thì chắc chắn là
nhãn hiệu Cocacola của Trung Quốc.
Điều kiện thứ năm của Điều 75 yêu cầu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn
hiệu có đơn xin đăng ký phải có “uy tín rộng rãi” và dừng ở đó. Nhưng hiểu
thế nào về cụm từ này thì Luật sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn
lại chưa hướng dẫn rõ ràng. Sự chưa cụ thể trong quy định nêu trên còn được
thể hiện ở về cách xác định giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sở
hữu, quy mô vốn đầu tư của nhãn hiệu đang xem xét nếu nó chưa từng được
chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu hay đã được đầu tư trong một
khoảng thời gian rất dài, có khi tới hàng chục năm. Việc quy định như vậy
có phần mâu thuẫn với bản chất của khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng, vốn xuất
phát từ thực tế trong thương mại là có những nhãn hiệu được nhiều người
Page 14


biết đến và sử dụng một cách rộng khắp. Đây là những yếu điểm của pháp
luật nước ta và cần phải được nhanh chóng khắc phục trong thời gian tới.
1.3.4. Nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu liên kết xuất hiện hầu như đồng thời với sự ra đời của các
tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Ví dụ, tập đoàn Mitsubishi
là một trong những công ty khá nổi tiếng của Nhật Bản không chỉ ở lĩnh vực
điện tử gia dụng mà còn ở những lĩnh vực khác như tài chính, bất động sản,
ô tô,… Điều này cũng đồng nghĩa, tập đoàn này có rất nhiều loại hàng hóa,
dịch vụ khác nhau. Nếu như tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mỗi
loại hàng hóa, dịch vụ này ở Nhật Bản, cũng như trên toàn thế giới, công ty
sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Thay vào đó, công ty có thể
đăng ký một nhãn hiệu Mitsubishi duy nhất và sử dụng cho tất cả sản phẩm
của mình ở tất cả các thị trường. Loại nhãn hiệu này được biết tới dưới cái
tên nhãn hiệu liên kết.

Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với pháp luật của các quốc gia,
cũng như pháp luật quốc tế và còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Các
điều ước quốc tế hiện nay về quyền sở hữu công nghiệp hầu như không đề
cập tới loại hình nhãn hiệu này.
Pháp luật Mỹ lại không cho rằng đây là một loại nhãn hiệu riêng biệt
và cũng không đưa ra một định nghĩa riêng biệt cho nó. Nhãn hiệu liên kết
được gộp chung vào trong phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng. Bởi các
nhà lập pháp Mỹ cho rằng đây là một biện pháp, cách thức để bảo vệ nhãn
hiệu nổi tiếng.
Cũng cùng quan điểm như vậy, nhãn hiệu liên kết (….. mark) được
pháp luật Nhật Bản gọi là “nhãn hiệu bảo vệ” (defensive mark) và đây được
Page 15


coi là một công cụ để bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó, chủ sở hữu một
nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ có thể đăng ký các nhãn hiệu bảo vệ giống hệt
với nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký của mình khi nhãn hiệu hàng hóa đó trở
nên nổi tiếng với người tiêu dùng và vì thế, người khác có thể sử dụng nhãn
tương tự cho các hàng hóa và dịch vụ không cùng loại, gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu của mình. Về bản chất, nhãn hiệu bảo vệ ở Nhật Bản có chức năng
giống như loại hình nhãn hiệu quy định tại Điều 16.2 Hiệp định TRIPS. Đó
cũng là sự mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không những trong
việc gắn nhãn hiệu tương tự lên những sản phẩm cùng loại mà còn cả các
sản phẩm không cùng loại nữa.
Trong khi đó, pháp luật Việt Nam quy định loại hình nhãn hiệu này
hoàn toàn độc lập với nhãn hiệu nổi tiếng. Trong khi khoản 20 Điều 4, Luật
sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng thì khoản 19 Điều
4 Luật này đề cập đến nhãn hiệu liên kết như sau: “Nhãn hiệu liên kết là các
nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho
sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với

nhau”. Quy định này là sự kế thừa cách định nghĩa ở các văn bản pháp luật
ban hành trước đó, như khoản 8A Điều 2 Nghị định 63/CP và Nghị định
06/2001/NĐ-CP. Nhìn chung, các định nghĩa này không có sự khác biệt cơ
bản và cùng phân chia nhãn hiệu liên kết thành hai loại, tùy theo mục đích
sử dụng của nó.
Loại thứ nhất là nhãn hiệu liên kết bao gồm một loạt các nhãn hiệu
hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau được một chủ sở hữu đăng ký dùng cho các
hàng hóa, dịch vụ cùng loại hay tương tự nhau.
Loại thứ hai là nhãn hiệu liên kết bao gồm các nhãn hiệu hàng hóa
giống hệt nhau nhưng đăng ký cho nhiều sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau
hoặc có liên quan tới nhau.
Page 16


Mặc dù còn nhiều sự khác biệt và nhiều cách định nghĩa khác nhau,
việc pháp luật các quốc gia pháp điển hóa loại hình nhãn hiệu này đã tạo ra
những thuận lợi đáng kể cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, đặc
biệt là những nhãn hiệu nổi tiếng. Bởi một trong những ưu điểm của nhãn
hiệu nổi tiếng là sự quen thuộc và tin tưởng của người tiêu dùng đối với nó.
Đây cũng là điểm dễ bị người thứ ba lợi dụng với mục đích trục lợi bất hợp
pháp bằng cách gắn những nhãn hiệu tương tự hoặc gần giống cho các hàng
hóa, dịch vụ cùng loại hay không cùng loại. Điều này sẽ gây ra những thiệt
hại không thể lường trước cho bản thân công ty sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng,
đặc biệt là tới những người tiêu dùng.
1.4 Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
1.4.1. Khái quát về bảo hộ nhãn hiệu
Khi nhắc đến khái niệm bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa,
không ít người nhầm lẫn nó với khái niệm bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu.
Thực chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và sự khác biệt đó
được thể hiện qua các chế định pháp luật về quyền sở hữu nhãn hiệu nói

riêng, quyền sở hữu công nghiệp nói chung.
Trước hết, cần phải nhìn nhận quyền sở hữu của một cá nhân hoặc tổ
chức đối với một nhãn hiệu dưới danh nghĩa là một quyền tài sản. Điều này
đã được pháp luật nước ta, mà cụ thể là Điều 181 Bộ luật dân sự 2005,
khẳng định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Do đó, chủ sở hữu
của quyền này được pháp luật bảo đảm trong việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt nhãn hiệu hàng hóa; có thể tự mình hoặc yêu cầu Nhà nước ngăn cản
việc sử dụng nhãn hiệu đó khi chưa được họ cho phép và trừng phạt bằng
các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự khi hành vi vi phạm xảy ra. Các
Page 17


quy định này không chỉ nằm trong một ngành luật độc lập và riêng lẻ, mà là
toàn bộ hệ thống pháp luật với nhiều ngành luật khác nhau do Nhà nước
thiết lập nhưng mục tiêu cuối cùng của chúng là nhằm bảo hộ quyền sở hữu
hợp pháp của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của một nhãn hiệu hàng hóa.
Cần lưu ý rằng, khi thực hiện các quyền này, chủ sở hữu nhãn hiệu phải
nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng pháp luật của Nhà nước. Từ những lập
luận trên, khái niệm “bảo hộ nhãn hiệu” là toàn bộ những quy định của
pháp luật với mục đích thiết lập quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu
hàng hóa. Cách định nghĩa này cũng có thể được áp dụng với đối tượng là
nhãn hiệu hàng hóa có yếu tố nước ngoài, theo đó, pháp luật cũng thiết lập
một hệ thống những quy định nhằm bảo đảm quyền sở hữu đối với một hay
nhiều nhãn hiệu hàng hóa của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Có thể thấy, chỉ có duy nhất một chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt
động bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đó là Nhà nước. Điều này xuất phát từ vai
trò của chủ thể này trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để
thiết lập các quy định về của chủ sở hữu nhãn hiệu. Thật vậy, không phải
một cá nhân hay tổ chức bất kỳ nào trong xã hội mà chỉ Nhà nước mới có

quyền tiến hành hoạt động này, đây là một quyền Hiến định. Hơn nữa, việc
bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được đặt ra ngay từ khi chủ sở hữu được cấp văn
bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Lúc
này, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phát sinh, có thể được thực hiện các
biện pháp bảo vệ nhãn hiệu cần thiết trên thực tế. Trong một số trường hợp,
việc bảo hộ này có thể xuất hiện sớm hơn thời điểm điểm nêu trên, ví dụ:
bảo hộ đối với chủ thể nộp đơn đầu tiên, bảo hộ chủ thể có quyền ưu tiên
Khác với bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa chỉ được
đặt ra khi hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa đã được pháp luật
bảo hộ do một chủ thể khác thực hiện. Khi đó, chủ sở hữu hợp pháp và các
Page 18


cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ đối chiếu với các quy định của pháp
luật, đồng thời đưa ra những biện pháp phù hợp với những quy định này để
bảo vệ, cũng như khôi phục quyền, lợi ích đối với nhãn hiệu bị xâm phạm.
Nếu như bảo hộ nhãn hiệu chỉ đơn thuần là những quy định của pháp luật
xác lập quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu thì bảo vệ nhãn hiệu dựa
trên cơ sở những quyền, nghĩa vụ đó để đưa ra những biện pháp ngăn chặn,
xử lý hành vi vi phạm. Hơn nữa, bên cạnh cơ quan Nhà nước, chủ sở hữu
nhãn hiệu cũng là một chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động bảo vệ
quyền sở hữu nhãn hiệu của mình, miễn là việc thực hiện đó nằm trong
khuôn khổ pháp luật quốc gia. Đây là một sự mở rộng tương đối lớn so với
bảo hộ nhãn hiệu.
Như vậy, bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa chính là một bộ phận quan trọng
và là sự thể hiện trên thực tế của bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Hai vấn đề này
nằm trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, do đó không thể tách rời
hay tồn tại độc lập. Nếu những quy định do Nhà nước ban hành không được
áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong cuộc sống thì nó sẽ mất đi ý nghĩa
mục đích cơ bản của mình. Ngược lại, việc bảo vệ quyền không được tiến

hành dựa trên những căn cứ pháp lý xác định hay không tuân theo một trình
tự luật định sẽ dẫn tới sự hỗn loạn. Vì vậy, để có một hệ thống pháp luật về
nhãn hiệu hàng hóa vững mạnh và phát triển, cần phải phát triển đồng thời
cả hai yếu tố này.
Ở nước ta, căn cứ để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước
ngoài được pháp luật quy định khá rõ ràng, cụ thể là tại Điều 774 Bộ luật
dân sự 2005. Theo đó, “quyền sở hữu công nghiệp… của người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp… đã được Nhà nước Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận
được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Page 19


Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên”.
1.4.2. Điều kiện để được bảo hộ
1.4.2.1. Điều kiện về tính phân biệt
Tính phân biệt (tiếng Anh là distinctiveness) của nhãn hiệu hàng hóa,
dịch vụ là đặc điểm được pháp luật của đa số các quốc gia đề cập khi điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu. Khái niệm về nhãn hiệu của một
số chủ thể nêu tại phần 1.1 cho thấy, tất cả đều nêu rõ: bất kì từ, hình ảnh,…
có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau… có thể
được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, thế
nào là tính phân biệt? và phạm vi của tính phân biệt nêu trong các văn bản
pháp luật nói trên? lại là hai câu hỏi được rất ít các quốc gia trả lời.
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam là một trong số ít các hệ thống pháp luật
trên thế giới đưa ra được khái niệm về tính phân biệt. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005, một nhãn hiệu nhất được coi là có
khả năng phân biệt“nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận
biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận

biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này”
Thứ hai, nếu khoản 1 của Điều 74 nhắc tới khái niệm tính phân biệt
thì khoản 2 Điều này lại cụ thể hóa những nhãn hiệu được coi là không có
tính phân biệt. Hay nói cách khác, đây chính là phạm vi tính phân biệt của
nhãn hiệu hàng hóa. Theo quy định này, có tất cả mười ba dấu hiệu khiến
cho một nhãn hiệu được coi là không có tính phân biệt và có thể được phân
chia thành ba loại như sau:
Loại thứ nhất là những dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một yếu tố sở
hữu công nghiệp khác, bao gồm: nhãn hiệu (từ điểm e đến điểm i khoản 2
Page 20


Điều 74), tên thương mại (điểm k), chỉ dẫn địa lý (điểm l và m), kiểu dáng
công nghiệp (điểm n). Riêng đối với yếu tố nhãn hiệu, pháp luật yêu cầu đó
phải là những dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một
nhãn hiệu khác. Vậy hiểu thế nào là “trùng” và thế nào là “tương tự đến
mức gây nhầm lẫn”? Khoản 11(iv) Điều 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
đã đưa ra một số căn cứ để đánh giá mức độ gây nhầm lẫn của dấu hiệu với
nhãn hiệu đối chứng. Theo đó, dấu hiệu “trùng hoặc tương tự tới mức gây
nhầm lẫn” là:
- Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hoá, dịch vụ mang
dấu hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối
chứng;
- Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hoá, dịch vụ trùng
với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng của cùng chủ sở hữu nhãn
hiệu;
- Dấu hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng
và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch
vụ mang nhãn hiệu đối chứng, trừ trường hợp ngoại lệ khi tính tương tự về

hàng hoá, dịch vụ và tính tương tự về dấu hiệu không đủ tạo ra khả năng
nhầm lẫn khi sử dụng dấu hiệu tương tự;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu
nổi tiếng và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu tuy không trùng, không tương
tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó, nhưng việc sử dụng dấu hiệu
làm nhãn hiệu có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có tồn tại mối
quan hệ giữa hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu
nổi tiếng, có khả năng thực tế làm suy giảm khả năng phân biệt của nhãn
hiệu nổi tiếng hoặc tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng
Page 21


Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định hết sức chi tiết
để giải nghĩa những thuật ngữ dễ gây khó khăn trong việc áp dụng trên thực
tế. Đây là một điểm tiến bộ của pháp luật nước ta so với một số quốc gia
khác, ngay cả so với những nước có hệ thống pháp luật về nhãn hiệu phát
triển. Những hướng dẫn này ra đời để cụ thể hóa những từ, cụm từ dễ gây
nhầm lẫn nhưng chính bản thân nó cũng sử dụng các từ, cụm từ có nhiều
cách hiểu khác nhau. Ví dụ: sản phẩm, dịch vụ ràng buộc với nhau hay dấu
hiệu có thể lợi dụng uy tín của nhãn hiệu đối chứng,… Điều này cũng xuất
hiện ở nhiều quy định được sử dụng để hướng dẫn luật, nghị định khác. Rõ
ràng, Nhà nước cần có những biện pháp khắc phục sự chồng chéo này để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đưa những quy định này vào cuộc sống.
Loại thứ hai là những dấu hiệu sử dụng các thuật ngữ gốc hay thuật
ngữ áp dụng chung. Một dấu hiệu sẽ được coi là mang tính áp dụng chung
khi nó xác định một loại hay một nhóm mà hàng hóa mang nhãn thuộc về
loại hay nhóm đó. Tương tự như vậy, thuật ngữ gốc ở đây là những thuật
ngữ rộng, luôn được sử dụng để chỉ các loại hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: đồ gia
dụng, ghế, rượu,… có thể được coi là những thuật ngữ gốc. Loại hình dấu
hiệu không có tính phân biệt này được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 74

Luật này. Khi pháp luật tiến hành ngăn ngừa việc sử dụng những dấu hiệu
thuộc loại này của các chủ thể, tính công bằng trong thương mại và khả năng
phân biệt, tránh gây nhầm lẫn của nhãn hiệu sẽ được bảo đảm.
Loại thứ ba là những dấu hiệu đơn thuần mang tính mô tả. Các đấu
hiệu mô tả là những đấu hiệu sử dụng trong thương mại để đơn thuần chỉ ra
chủng loại, chất lượng, mục đích sử dụng, giá trị, xuất xứ, thời gian sản xuất
hoặc bất kỳ đặc tính nào khác của hàng hóa. Nó có thể được áp dụng cho tất
cả các loại hàng hóa, dịch vụ và vì vậy, việc sử dụng sẽ gây ra những lầm lẫn
cho người tiêu dùng. Đây cũng là những nội dung được thể hiện tại điểm c
Page 22


khoản 2 Điều 74: “Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất,
chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị
hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ”.
Loại thứ tư là những dấu hiệu thiếu tính phân biệt khác. Có thể kể đến
một số dấu hiệu thuộc loại này như nhãn hiệu chỉ bao gồm “hình và hình
học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng”
(điểm a) hoặc “dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của
chủ thể kinh doanh” (điểm d). Cũng tương tự như ba loại trên, loại hình này
khi được áp dụng trên thực tế có thể làm mất đi mục đích phân biệt các loại
hàng hóa, dịch vụ của các chủ sở hữu khác nhau, một trong những đặc trưng
quan trọng nhất của nhãn hiệu hàng hóa. Chẳng hạn, người tiêu dùng sẽ
không thể phân biệt các hàng hóa mang nhãn hiệu là một hình tròn, cho dù
kích thước các hình tròn này là khác nhau.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, pháp luật vẫn đặt ra một ngoại lệ cho phép
lưu hành những loại dấu hiệu này trong thương mại nếu chúng đã được trong
một khoảng thời gian dài và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Ngoại lệ
này được áp dụng với các nhãn hiệu quy định tại các điểm a, c và đ khoản 2,
Điều 74. Ở Việt Nam, chúng ta vẫn thấy tồn tại những loại nhãn hiệu mang

những dấu hiệu được xếp vào nhóm không có tính phân biệt như: Bia 333,
kem đánh răng P/S, Bia Sài Gòn,… Đây là những nhãn hiệu được xây dựng
và tồn tại ở Việt Nam trong hàng chục năm trước khi được đăng ký với cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, uy tín, danh tiếng và chất lượng của chúng
được rất nhiều người tiêu dùng biết đến. Vì vậy, khi chọn lựa hàng hóa,
người tiêu dùng có thể hình dung và phân biệt với những sản phẩm này với
các loại hàng hóa khác. Hay nói cách khác “dấu hiệu đó đã đạt được khả
năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng
ký nhãn hiệu”.
Page 23


Ngoài ra, còn một ngoại lệ khác được áp dụng với nhãn hiệu quy định
tại h khoản này. Trong trường hợp này, nếu nhãn hiệu đối chứng đã bị mất
hiệu lực sử dụng vì lý do không sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian
luật định thì cá nhân, tổ chức khác có quyền đăng ký xin bảo hộ nhãn hiệu
trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu này. Quy định này sẽ giúp việc sử dụng
nhãn hiệu trở nên hiệu quả hơn, tránh lãng phí nguồn chất xám trong xã hội.
1.4.2.2. Điều kiện về bảo lưu trật tự công cộng và đạo đức xã hội

CHƯƠNG II:
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM
2.1. Bảo hộ trong giai đoạn xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu
2.1.1. Các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu
Nhận xét về vấn đề này theo pháp luật Việt Nam, có thể thấy, Luật sở
hữu trí tuệ 2005 đã quy định một phạm vi chủ thể khá rộng và đầy đủ, phù
hợp với các quy định quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một đôi nét khác
biệt, đặc thù, tương ứng với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam.
Từ những quy định của Điều 87, chúng ta có thể liệt kê ra những chủ

thể sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu, tương ứng với mỗi loại hình nhãn
hiệu như đã liệt kê ở trên. Theo đó bao gồm:
Một là, tổ chức, cá nhân sản xuất hay cung cấp một hoặc nhiều loại
hàng hóa dịch vụ.
Hai là, tổ chức, cá nhân không trực tiếp sản xuất, tạo ra hàng hóa, dịch
vụ nhưng có tiến hành các hoạt động thương mại hợp pháp liên quan tới
Page 24


những hàng hóa, dịch vụ này nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu
này và chấp thuận việc đăng ký.
Ba là, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn
hiệu tập thể và thiết lập theo quy chế sử dụng nhãn hiệu đó.
Bốn là, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc
tính nguồn gốc hoặc tiêu chí khác có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có
quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận nếu không tiến hành sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Năm là, người thừa kế, người nhận chuyển giao quyền đăng ký nếu họ
đáp ứng được những điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Sáu là, chủ sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký tại một quốc gia là
thành viên của một điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng tham gia ký kết.
Bảy là, ngoài những chủ thể nêu trên, Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã có
những quy định về vấn đề đại diện trong quá trình xác lập và bảo đảm thực
thi quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Người đại diện ở đây có thể là tổ chức
kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc cá nhân hành nghề đại
diện sở hữu công nghiệp. Những người này được phép tiến hành các hoạt
động trong phạm vi được ủy quyền nếu đáp ứng các điều kiện của pháp luật
và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ luật định.
So sánh với các điều ước quốc tế khác về những người có quyền nộp
đơn trong pháp luật về nhãn hiệu của Mỹ và Liên minh Châu Âu, những quy

định của pháp luật Việt Nam có nhiều nét tương đồng, phù hợp với xu thế
phát triển trên thế giới.
Đạo luật Lanham 1946 của Mỹ đã dành một phần riêng để quy định
về sự tham gia của người đại diện theo ủy quyền với bốn điều có tên gọi:
Việc đại diện của Luật sư hoặc những người đại diện theo ủy quyền khác.
Quyết định 1994/40 của Liên minh Châu Âu cũng hợp pháp hóa sự tham gia
Page 25


×