Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKNMột số phương pháp giúp học sinh lớp 8 làm bài tập dạng chia động từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.5 KB, 16 trang )

MỤC LỤC.
Trang
A. Đặt vấn đề. …………………………………………………………………. 2
B. Giải quyết vấn đề. ………………………………………………………….. 2
I. Cơ sở lý luận………………………………………………………………… 2
II. Thực trạng của vấn đề …………………………………………………….. 2
1. Thuận lợi …………………………………………………………………… 2
2. Khó khăn ……………………………………………………………………. 3
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện……………………………………………... 3
1. Giáo viên đưa ra các trường hợp chia động từ……………………………… 3
2. Phân tích cụ thể các trường hợp chia động từ……………………………….. 4
2.1. Chia động từ theo thì ……………………………………………………… 4
2.2. Chia động từ dựa vào loại động từ. ……………………………………….. 7
2.3. Chia động từ dựa vào cấu trúc câu. ………………………………………. 9
3.Đa dạng hóa các loại hình bài tập. …………………………………………. 13
IV. Kiểm nghiệm. ……………………………………………………………. 15
C. Kết luận và đề xuất………………………………………………………… 15
I. Kết luận. …………………………………………………………………... 15
II. Đề xuất …………………………………………………………………… 16
1. Đối với giáo viên…………………………………………………………... 16
2. Đối với lãnh đạo …………………………………………………………… 16

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay tiếng Anh được đưa vào trường học vừa là cơ hội, vừa là thách
thức cho học sinh. Nó là cơ hội bởi lẽ tiếng Anh chính là ngôn ngữ Quốc tế - là
chiếc cầu nối giữa các dân tộc với nhau ở hầu hết các lĩnh vực : Ngoại giao,
kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Tiếng Anh với tư cách là môn tiếng nước
ngoài, là môn văn hoá cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ


phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Nên tiếng Anh cung cấp cho học
sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những kiến thức khoa học, kĩ thuật
tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng
hội nhập với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên ngôn ngữ của một quốc gia không
đơn thuần chỉ là " tiếng nói" mà trong đó hàm chứa những nét đặc trưng riêng,
mang bản sắc văn hoá riêng và đại diện cho từng dân tộc. Với tính chất ấy việc
lĩnh hội và áp dụng một ngoại ngữ thật không đơn giản. Là một giáo viên được
nhà trường phân công dạy môn tiếng anh lớp 8, trong những năm qua và qua dự
giờ đồng nghiệp. Tôi thấy rằng để học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết mà giáo
viên đã cung cấp trong các tiết dạy vào làm bài tập dạng chia động từ vẫn còn
gặp nhiều khó khăn và đây chính là vấn đề mà tôi băn khoăn và trăn trở.
Xuất phát từ lý do trên trong quá trình giảng dạy. Tôi đã tham khảo các loại
sách về chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của đồng nghiệp ở trường
THCS Nga An và trường bạn đã tìm ra " Một số phương pháp giúp học sinh lớp
8 làm bài tập dạng chia động từ " vào giảng dạy tại Trường THCS Nga An.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Đối với học sinh lớp 8- là đối tượng được tiếp cận với 7 thì cở bản trong
ngôn ngữ tiếng Anh, thêm vào đó là hàng loạt các cấu trúc câu thì chia động từ
là mảng kiến thức khá phức tạp, có rất nhiều cách chia động từ, có khi phải chia
theo thì, lúc lại không chia theo thì - học sinh thấy có sự bối rối, không nhất
quán trong cách chia động từ. Qua các lần kiểm tra kết quả đạt được chưa cao,
rất ít học sinh nắm bắt và kết hợp được các quy tắc chia động từ.
- Nhiệm vụ của giáo viên là tìm hiểu, nghiên cứu những mặt mạnh và
khắc phục mặt yếu, có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển và làm
cho mọi học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, đồng thời góp phần phát
hiện, đào tạo nhân tài ngay từ những năm đầu ở bậc THCS.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
- Phần lớn các em ngoan, có ý thức trong học tập, tích cực hưởng ứng

phong trào thi đua dạy tốt , học tốt của nhà trường. Học sinh đã ý thức hơn về
tầm quan trọng của môn học.
- Các em có đầy đủ SGK, SBT,vở ghi, vở làm bài tập, … phục vụ cho việc
học.
2


- Phụ huynh đã tạo điều kiện hơn , quan tâm, giúp đỡ để các em đợc học
điều kiện tốt nhất.
- Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn luôn có sự động viên và
quan tâm hơn đối với việc dạy học môn đặc thù như môn Tiếng anh.
2. Khó khăn:
- Đây là môn học mới, kiến thức khá phức tạp.
- Học sinh chưa có nhiều thời gian để luyện tập, thực hiện .Môi trường
giao tiếp thực tế là không có ( khác với học sinh ở thành phố, các vùng có khách
du lịch nước ngoài).
- Đây là môn học còn mới nên đồ dùng dạy học còn hạn chế.
- Trong năm học 2013- 2014, tôi được phân công giảng dạy khối 8. ở giai
đoạn đầu, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân biệt các loại hình ngữ
pháp việc vận dụng kiến thức vào làm dạng bài tập chia động từ chưa cao. Kết
quả khảo sát chất lượng đầu năm học như sau:
STT TS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
32
3
9.4
8
25
11 34.3
6 18.8 4
12.5
8B
30
2
6.7
6 20
9 30
7 23.3 6
20
8C

32

2


6.2

6

18.8

10

31.2

8

25

6

18.8

Tổng

94

7

7.5

20

21.3


30

31.9

21

22.3

16

17

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giáo viên đưa ra các trường hợp chia động từ:
Thay vì liệt kê cụ thể tên các trường hợp chia động từ, giáo viên có thể
đưa ra một bài tập chia động từ . Sau khi thầy - trò giải quyết xong bài tập chia
động từ có thể phân loại các trường hợp chia động từ cho học sinh một cách dễ
dàng, cụ thể.
Example: Give the correct form of the verbs.
1. Mary often ( study)………………………....……late at night.
2. What you (do)………………………..…..….…….. last night?
3. I never ( visit)…………………………………..… China before.
4. There ( be) 30 teachers in my school.
5. They (can) ……………….……(swim)………………….. quickly.
6. I (must)…………………..…… (wait) …………..………..there after 9 a.m?
7. Lan ( have)………………… two brothers.
8. It is unsafe (leave) ……………….madicine around the house.
9. I wish I ( have)……………………. a new motorbike.
10. Living is in the cities ( be)……………………….…… very interesting.
=> Answer:

1. studies.
6. Must - wait.
2. did- do.
7. has.
3. have – visited.
8. to live.
3


4. are.
9. had.
5. can, swim.
10. is.
Dựa vào kết quả bài tập, chúng ta có thể chia ra 3 trường hợp chia động từ
như sau:
+ Chia động từ dựa vào thì.(Ví dụ 1,2,3)
+ Chia động từ dựa vào loại động từ ( 4,5,6,7)
+ Chia động từ dựa vào cấu trúc câu.
2. Phân tích cụ thể các trường hợp chia động từ:
2.1. Chia động từ theo thì:
Theo chương trình SGK của bộ giao dục, ở cấp học THCS học sinh được
tiếp cận 7 thì( thời) tiếng Anh. Đó là thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, tương lai
đơn ( lớp 6), thì tương lai gần, quá khứ đơn ( lớp 7). Đối với học sinh lớp 8, để
giúp học sinh có tư duy tổng quan, mạch lạc, dễ hình dung về thì, giáo viên
không cần tách ra dạy riêng từng thì mà nên đan xen dạy các thì ở cùng nhóm
thời gian theo 3 khoảng thời gian như sau:
(1) Past
(2) Present
(3) Future


Past ->
past
-> present -> present -> present-> simple / going to
simple
progressive
simple
progressive perfect future
* Nhóm 1- Past :
Ngay bản thân tên gọi của thì “ past” cũng phần nào giúp học sinh có sự
hình dung. “ Past” là “quá khứ” bao gồm thì quá khư đơn và quá khứ tiếp diễn.
Cả hai thì cùng được dùng để diễn tả hành động ở quá khứ. Nhưng làm thế nào
để phân biệt khi nào dùng thì quá khứ đơn, khi nào dùng thì quá khứ tiếp diễn,
cấu trúc câu của mối thì ra sao, để củng cố và nâng cao cho học sinh lớp 8, bản
thân tôi không dạy lại tỉ mỉ và tách rời hai thì mà thông qua bài tập vận dụng
thực tế, với sự phong phú về loại câu ( khẳng định, phủ định, nghi vấn), đồng
thời đưa ra những ví dụ có tính chất đan xen giữa hai thì các em không những
nhớ lại cấu trúc cơ bản mà còn có sự phân biệt giữa các thì.Có thể lấy bài tập
sau đây làm ví dụ:
Example: Give the correct form of the verbs.
1. I ( make) …………………….….that cake yesterday.
2. She ( not go) ……………….to school last week because she ( be)…………..…..………. tired.
3. Mr Huy ( buy)…………………….……..…… that motorbike a year ago?
4. While Hoa (eat)…………………………...... dinner, the phone ( ring)…………………………….….……
5. Mrs Hoa and Huy ( cook) ……..………when the mailman (come)……………………………..…
6. He ( watch)…………………………….……….. TV yesterday.
7. He ( watch) ………………………………....……TV at 5 p.m yesterday
=> Answer:
1. made
4



2. didn’t go ; was
3. Did – buy
4. watched
5. was watching
6. was eating; rang
7. were cooking; came
Từ bài tập trên ta thấy, ví dụ 1,2,3 giúp học sinh nhớ lại kiến thức cơ bản
của thì quá khứ đơn ở cả 2 loại động từ: quá khứ đơn của động từ tobe và quá
khứ đơn của động từ thường. Giáo viên còn nhấn mạnh đại từ nhân xưng I là
chủ ngữ số ít ở thì quá khứ với động từ tobe.
Ví dụ 4,5 là sự đan xen giữa thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn, trong đó
có sử dụng từ nối 2 vế câu là “ when và while”. Trong tình huống này cơ sở để
xác định thì không phải là vế câu có chứa từ nối mà phải dựa vào bản chất của
hành động.Chúng ta thường dùng thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn cùng
với nhau để nói rằng một việc nào đã xảy ra trong lúc một việc khác tiếp
diễn.Hành động ở quá khứ đơn là hành động có tính chất chen ngang, thường là
hành động ngắn.Tuy nhiên lại có những tình huống đặc biệt là có cùng một lúc
hai hành động cùng đang xảy ra: Last night, I was washing the dishes while my
sister was making a cake.
Đối với các ví dụ còn lại ,thì ví dụ 6, 7 chính là hai ví dụ đã làm cụ thể
cho lí thuyết về cách sử dụng của thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn .Học
sinh sẽ dễ dàng quan sát thấy sự khác nhau của ví dụ 6 và 7 là ở cụm từ “ at 4
p.m” . Cụm từ này là thời điểm xác định trong quá khứ. Từ ví dụ cụ thể này,
giáo viên có thể liên hệ với các cụm từ chỉ thời gian khác, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh tới cách nói thời gian không có hình thức rõ ràng bằng số mà bằng cụm từ
đặc biệt như:
“ at midnight = at 12 lúc 12 giờ”.
Ở cả hai cụm từ chỉ thời gian trên “ at 4 p.m” và “ at midnight” đều có
giới từ “at” đi kèm nhưng ngược lại không phải lúc nào sau giới từ “at” cũng là

thời gian. Để giúp học sinh tỉnh táo và dễ dàng nhận ra,chúng ta có thể dẫn dắt
các em bằng cách mở rộng tình huống sau:
* Give the corect form of the verbs:
1. He (watch ) …………………..…….TV last night.
2. He ( watch) ………..……………..TV at midnight last night.
3. He didn’t go out. He (watch…….…….. TV at home last night.
-> Answer: 1. watched;
2. was watching;
3. watched.
Nếu như liên hệ giữa ví dụ 1 và ví dụ 2 thì ví dụ 1 chia động từ trong
ngoặc ở quá khứ đơn còn ví dụ 2 chia động từ ở quá khứ tiếp diến là đương
nhiên bởi vì ví dụ 2 có cụm từ chỉ thời gian cụ thể “ at midnight” . Tuy nhiên
sang ví dụ 3 “ at home” không phải là cụm từ chỉ thời gian mà cụm từ chỉ nơi
chốn.
5


* Nhóm 2 - Present.
Có thể nói rằng các hoạt động sử dụng thì hiện tại là phong phú, đa dạng
và cũng phức tạp nhất. Sự khác nhau về dấu hiệu của thì có khi rất nhỏ nhưng lại
là cơ sở rất quan trọng để phân biệt thì.Trong đó điển hình là nhóm trạng ngữ chỉ
tần xuất “ always , never” và cụm từ thể hiện sự lập lại của hành động “once a
year /once …” Chúng ta có thể cho học sinh làm bài tập sau:
Example: Give the correct form of the verbs.
1. I always (go)……………………………. to school by bike.
2. Mrs. Nga always ( lose)…………….……. her umbrella.
3. Na never ( watch ) ………………………action movies.
4. Na never (watch ) …………………….……action movies before.
5. My mother ( visit) ………………………Thai Lan three times a year.
6. My mother ( visit)……………….……… China once.

-> Answer:
1. go
4. has…watched
2. is – losing
5. visits
3. watches
6. has visited.
“ always” “ never “ là trạng ngư chỉ tần xuất, nó là dấu hiệu của thì hiện tại
đơn. Cùng nhóm này ta còn có các trạng ngữ chỉ tần suất khác như: sometimes,
usually, often, occasionally, rarely. Nếu như ví dụ 1 và 3, từ always và never chỉ
đơn thuần dùng để diễn tả mức độ thực hiện một việc gì của ai .Nhưng khi cần
diễn đạt tình huống ai đó luôn có thói quen xấu chúng ta lại sử dụng trạng ngữ
“always” trong thì hiện tại tiếp diễn.Never dùng một mình trong câu là dấu hiệu
của thid hiện tại đơn, nhưng nếu nó kết hợp với before trong cụm “ …never …
before…” lại được dùng ở thì hiện tại hoàn thành.
Quan sát ví dụ 5 và 6 sự khác nhau chỉ là cụm từ “a year” nhưng lại
mang đến hai quyết định khác nhau. Cụm từ “ once a year = một lần mỗi năm”
thể hiện sự lấp lại của hành động, phù hợp với đặc trưng sử dụng của thì hiện tại
đơn còn cụm từ “ once = một lần” thể hiện kết quả của hành động tính đến hiện
tại. Đây chính là một trường hợp sử dụng của thì hiện tại hoàn thành.
* Nhóm 3 – Tương lai.
Trong chương trình THCS, học sinh mới chỉ được tiếp xúc với 2 thì tương
lai. Đó là thì tương lai đơn và thì tương lai gần với “going to” . Bản thân cấu
trúc của hai thì này khá rõ ràng, chúng ta chỉ cần lưu ý cho các em xem mặc dù
cùng nói vể hành động ở tương lai, và mặc dù lí thuyết là thì tương lai gần thể
hiện hành động xác định rõ ràng và chắc chắn hơn .Nhưng đôi khi lí thuyết đối
với các em chỉ là lí thuyết suông. Phải bằng những ví dụ cụ thể có tính chất đối
chiếu, chúng ta mới có thể giúp các em thoát khỏi rắc rối này.
1. A: Do you know our teacher is ill?
B: Really ? I’ll visit her this afternoon.

2. A: Do you know our teacher is ill?
6


B: I know. I’m going to visit her this afternoon
Từ những ví dụ cụ thể trên, học sinh sẽ thấy được sự khác nhau giữa hai
thì. Chúng ta dùng thì tương lai đơn khi chúng ta quyết định làm điều gì đó ngay
lúc nói, hành động có tính chất bộc phát, chưa có sự chuẩn bị và cụm từ “
Really?” đã thể hiện điều đó. Ở ví dụ 1, nhân vật B hoàn toàn không biết thầy
giáo ốm nên mới có một sự ngạc nhiên” Really? = Thật sao?” và anh ta đã đưa
ra quyết định đi thăm thầy một cách bộc phát mà chưa hề có kế hoạch. Ngược
lại ở ví dụ 2, với câu trả lời “ I know = Tôi biết” thì việc thăm thầy giáo chiều
nay hoàn toàn có chủ định,có kế hoạch .
Chúng ta còn dùng thì tương lai gần( không dùng thì tương lai đơn) khi
trong câu có chứa tình huống hiện tại cho thấy điều sẽ sảy ra trong tương lai.
Khi đó người nói cảm thấy chắc chắn về điều xảy ra cho tình huống hiện tại.Sau
đây là một số ví dụ có thể giúp các em học sinh hiểu thêm cả 2 tình huống :
Example: Give the correct form of the verbs.
1. Tom: Ann . We haven’t got any salt
Ann : Oh, haven’t we ? I ( get) ………………………….……some from the shop then.
2. Oh dear . It’s already 4 o’clock. We ( be)……….………. late.
3. I feel terrible. I think I ( be)…………………………………….….. sick.
4. A: I’ve got a terrible headache.
B: Have you? Wait there and I ( get) ………………..……an asprin for you.
5. A: Why are you filling that busket with water.
B: Because I ( wash)………………………….….. the car.
6. Look! The plane (fly) …………….…..toward the airport. It ( land)………….…
7. We ( see) ………………..a movie tomorrow . You ( join)……………………………..?
-> Answer:
1. will get/ shall get

2. are going to be.
3. am going to be.
4. willget/ shall get
5. am going to wash
6. is flying: is going to land.
7. are going to see. Will – join.
2.2. Chia động từ dựa vào loại động từ:
Chúng ta có thể giúp học sinh chia động từ dựa vào loại động từ. Theo tôi,
dựa vào đặc điểm khác biệt của các loại động từ, trong chương trình tiếng Anh
THCS, chúng ta có thể chia động từ thành 3 loại: Động từ tobe, động từ tình thái
và động từ thường.Để lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung này chúng ta có
thể đặt ra những câu hỏi để các em tranh luận , tự nhận thức ra vấn đề trước khi
giáo viên rút ra kết luận. Chẳng hạn , ta có thể hỏi các em: “ Theo các em trong
3 loại động từ động từ nào “ mạnh ” nhất, động từ nào “yếu” nhất?” Các em sẽ
có thể có những câu trả lời khác nhau, thậm chí lá trái ngược nhau. Ví dụ:
7


Học sinh A:
“ Theo em động từ “ yếu nhất ” là động từ thường vì nếu đi kèm với động
từ tobe hoặc động từ tình thái nó luôn phải đứng sau, và ở câu phủ định hoặc câu
hỏi tự nó không làm trợ được mà phải muợn trợ động từ. Động từ “mạnh nhất”
là động từ tobe bởi vì động từ tobe có thể tự làm trợ trong câu hỏi, câu phủ định
và quan trọng hơn nữa là động từ tobe có thể dùng một mình vẫn đủ nghĩa, đảm
bảo đúng ngữ pháp còn động từ tình thái thì không. Động từ tình thài phải có
một động từ nguyên thể không có to đi kèm mới đảm bảo về ngữ pháp và ngữ
nghĩa (Trừ cách trả lời ngắn: yes, I can…). ví dụ như:
- He is learning English now.-> Động từ thường phải đứng sau động từ
tobe
- She should brush her teeth regularly.-> Động từ thường phải đứng sau

động từ tình thái
- My father doesn’t have to go to work on Sundays.-> Động từ thường
- Did she break the vase yesterday?->Trợ trong câu hỏi và câu phủ định
- What is your name? -> Động từ tobe có thể làm trợ trong câu hỏi
- They aren’t hungry -> Động từ tobe làm trợ động từ phủ định
- He is an engineer -> Động từ tobe có thể dùng một mình vẫn đúng
ngữ pháp và đủ nghĩa
- We should be careful.( không nói: We should careful)-> Động từ tình
- They must clean the toilet.
thái không
( không nói: They must the toilet)
dùng một
mình
Học sinh B:
“ Theo em động từ tình thái là mạnh nhất bởi vì nó được phép đứng trước
cả động từ tobe và động từ thường. Tự nó làm trợ được trong câu hỏi và câu phủ
định và đặc biệt nó còn làm trợ cho cả động từ tobe còn động từ tobe thì không,
ví dụ như:
I can not swim quickly -> Động từ tình thái làm trợ động từ phủ định
trong câu phủ định
Can you do this exercise? -> Động từ tình thái làm trợ động từ trong câu hỏi
That must be Maryam. -> Động từ tình thái đứng trước cả động từ tobe và
là trợ động từ cho động từ “tobe.”
Cuộc tranh luận của các em học sinh có thể cứ kéo dài mãi và kết quả là
các em càng tranh luận nhiều bao nhiêu thì các em càng tự mình tìm ra đặc điểm
riêng của mỗi loại động từ bấy nhiêu.Để củng cố thêm kiến thức cho các em sau
một hồi tranh luận giáo viên có thể cho các em làm bài tập vận dụng. Điều đó có
thể là câu trả lời cho cuộc tranh luận.
Example: Give the correct form of the verbs.
1. I ( be) ……………….……..……………..……..a student.

2. She ( not be )…………………………...…a teacher.
8


3. Mr Hung ( not go)………….…………to work last week.
4. You ( buy) …………………………………this bike a year a go?
5. She ( water) ……………………………...the flowers at the moment.
6. Nam( visit) ………………………………..his friends tomorrow.
7. He (can)……………….……. (swim ) ………………….……quickly.
8. They ( not should)……………. ( play)……………… video games.
9. What Nam ( must)……………..( do) …………………everyday?
10. You( be) new comers?
=> Answer:
1. am
6. will visit
2. isn’t
7. can swim
3. didn’t go
8. shouldn’t play
4. Did- buy.
9. must – do
5. is watering
10. Are
Kết hợp phần tranh luận của học sinh và phần vận dụng làm bài tập của
các em, chúng ta có thể giúp các em nhận ra rằng mỗi loại động từ có một đặc
điểm riêng , việc đặt câu hỏi cho buổi tranh luận thực chất không phải để tìm ra
động từ nào “mạnh nhất” hay “ yếu nhất” mà cốt lõi chính là sau cuộc tranh luận
này các em sẽ nắm được đặc điểm riêng của môi loại động từ và phân biệt được
chúng.
2.3. Chia động từ dựa vào cấu trúc câu.

Có thể nói, chia động từ dựa vào cấu trúc câu là trường hợp gây nhiều khó
khăn cho học sinh nhất. Tuy nhiên khó khăn đó sẽ trở thành một trò choi lí thú
bởi ở đó các em được thử sức mình với sự bao la của kiến thức, với cách diễn
đạt đa dạng, phong phú của Anh ngữ. Mỗi câu trúc câu thể hiện một tình huống
nói.
* Câu mệnh lệnh: Có thể nói loại câu mệnh lệnh là một loại câu có cấu
trúc đặc biệt bởi ở đó người học có thể nhật thấy vai trò đặc biệt quan trọng của
động từ bởi vì duy nhất một mình động từ mới có thể dùng một mình mà vấn
đảm bảo đầy đủ về ngữ pháp và ngữ nghĩa.ví dụ như:
- Stop ! ( Dừng ngay!)
- Listen! ( Nghe!)
Câu mệnh lệnh là loại câu mà khi đối tượng tiếp nhận nó luôn đặt trong tình
huống hiện tại, chính ví vậy mà về cấu trúc câu, hầu hết câu mệnh lệnh chia ở
thì hiện tại, đặc biệt là thì hiện tại đơn. Để học sinh nắm vững đươc cấu trúc câu
của loại câu mệnh lệnh, chúng ta có thể cung cấp cho các em một số câu mệnh
lệnh để các em quan sát, phân tích và khái quát thành cấu trúc câu cơ bản.
Example:
1. Stop ( here) !
2. Come in, please !
3. Be quiet!
9


4. Don’t make noise!
5. Don’t smoke here !
6. No smoking here!
7. No parking here!
Từ các ví dụ trên, học sinh có thể rút ra hai cấu trúc cơ bản của câu mệnh
lệnh như sau:
- Câu khẳng định: V infinitive without to + …!

- Câu phủ định: Don’t + V infinitive without to + …!
No + Ving +…!
* Thành ngữ: Thành ngữ là những cụm từ cố định có tính chất đặc biệt cả
vể hình thức lẫn nội dung. Cũng như tiếng Việt, tiếng Anh cũng có rất nhiều
thành ngữ, nhưng trong phạm vi kiến thức cơ bản THCS tôi chỉ đưa ra một số
thành ngữ khá quen thuộc để thấy rằng thành ngữ là những từ, cụm từ đặc biệt
cả hình thức lẫn nội dung. Sau đây là một số ví dụ.
1. There are two difficulties (for us)………………….……….. to face.
2. He is intelligent. He’ll have (no) …….…difficulty passing the examination.
3. He often helps me (to)…………….……do the housework.
4. He looks funny. I can’t help laughing.
5. I go to see Dong Cuoc temples every weekend.
6. I go jogging every weekend.
So sánh ví dụ 1 và 2 ta thấy, nếu như trong ví dụ 1, bằng cách diễn đạt
thông thường, từ tiếng Anh mang nghĩa là “khó khăn” có hai hình thức.“ a
difficulty = một khó khăn” và “ difficulties = những khó khăn” tức là bản thân
danh từ này là danh từ đếm được nên có cả hình thức số ít và số nhiều. Ngược
lại trong thành ngữ “ have dificulty = găp khó khăn” từ “difficulty” cố định
không có mạo từ a/an đi kèm cũng không được chuyển sang hình thức số ít. Với
hai cách diễn đạt khác nhau này nó dẫn đến hai cách chia động từ khác nhau
giữa cách nói thông thường và thành ngữ như chúng ta đã thấy ở ví dụ 1 và 2.
Đối với ví dụ 3 và 4 bản thân từ “ help” về hình thức viết nhưng nghĩa của
động từ này đã khác. Từ “help” ở ví dụ 3 mang ý nghĩa thông thường là “giúp
đỡ”, động từ đứng sau ở hình thức nguyên thể có hoặc không có to. Tuy nhiên ở
ví dụ 4 thành ngữ “ can’t help = không thể không…” làm biến mất nghĩa của từ
help, động từ đứng sau thành ngữ này luôn chia Ving.
Trong cách diễn đạt thông thường của từ “go” , chúng ta có thể dùng một
động từ nguyên thể có to( như ví dụ 5). Tuy nhiên chúng ta còn dùng go + Ving
cho một số các hoạt động, đặc biệt là thể thao. Ngoài ví dụ 6 là một minh họa
cho cách diễn đạt trên chúng ta có thể cung cấp thêm một số tình hướng khác

như:
- go shopping: đi mua sắm
- go skiing : đi trượt tuyết
- go climbing: đi leo núi
- go riding : đi cưỡi ngựa
- go swimming : đi bơi
- go fishing : đi câu cá
10


- go sailing : đi bơi thuyền
- go camping : đi cắm trại
- go dancing: đi khiêu vũ
- go walking : đi bộ
* Cách sử dụng trong câu có chứa động từ : remember, try.
Cả 2 động từ : remember và try đều là những động từ khá quen thuộc
trong tiếng Anh THCS. Sau các động từ này ta có thể chia động từ thành hai
trường hợp : “V- ing” và “V- infinitive with to”. Tuy nhiên để phân định rõ ràng
khi nào “Ving” và “V- infinitive with to” chúng ta phải có sự phân tích kỹ lưỡng
vể cách sử dụng.
+ Rememer to do: bạn nhớ sẽ làm điều gì trước khi làm nó.“ Remember to do
something mang nghĩa trái ngược với “ forget to do something”
(quên làm điều gì).
Example:
- I remembered to lock the door before I left but I forgot to shut the windows.
- Please to remember to post the letter.
+ Remember doing: Bạn nhớ là đã làm điều gì “ I remember doing something
= tôi đã làm điều gí đó và bây giờ tôi vẫn còn nhớ điều đó.
Example:
- I clearly remember locking the door before I left.

- He could remember driving along the road just before the accident happened
Chúng ta dùng “ Try to do” khi hàm ý câu thể hiện ai đó nỗ lực, cố gắng làm
việc gì đó. “try doing” trong tình huống làm điều gì để kiểm tra hay thử nghiệm.
Example:
- I was tired. I tried to keep my eyes open but I could.
- We’ll try our best to improve our English.
- I’ve got a terrible headache. I tried taking an asprin but it didn’t help.
Đối với những cấu trúc câu phức tạp, đòi hỏi có sự phân tích tỉ mỉ về tình
huống, về ý nghĩa dùng thì những trường hợp như động từ đứng sau thành ngữ,
sau giới từ, động từ chỉ sở thích có hoặc không có would, động từ đứng sau giới
từ…là những cấu trúc khá đơn giản.Chỉ cấn thông qua một vài ví dụ cụ thể cho
tùng cấu trúc học sinh sẽ tự phân tích và khái quát thành quy tắc chung.
Example: Read these sentences , paid more attention to the bold words ,
underline the verbs after the bold words and find out the structures.
1. Students often take part in playing soccer afer school
2. Huy enjoys studying English. He would like to study English, too.
3. They mind doing the washing up. They would mind washing the clothes.
4. Lan is not old enough to get married.
5. It is not warm enough for us to go wsimming.
6. I don’t have enough money to buy a new bike.
7. It is interesting to walk in the rain.
8. Mary found it easy to ride a bike.
9. I am always busy doing my housework
11


10. Walking in the rain gives my brother pleasure.
11. Reading books brings us a lot of useful information.
12. It takes Lan thirty minutes to clean the house every week.
13. Lan spends thirty minutes cleaning the house every week.

14. My father used to smoke a lot when he was young.
15. Now, he is used to riding a motorbike.
Với yêu cầu của đề bài, học sinh lấy từ in đậm làm căn cứ,các em sẽ lần
lượt gạch chân vào các động từ đứng sau các từ in đậm như sau:
1. Students often take part in playing soccer afer school
2. Huy enjoys studying English. He would like to study English, too.
3. They mind doing the washing up. They would mind washing the clothes.
4. Lan is not old enough to get married.
5. It is not warm enough for us to go wsimming.
6. I don’t have enough money to buy a new bike.
7. It is interesting to walk in the rain.
8. Mary found it easy to ride a bike.
9. I am always busy doing my housework.
10. Walking in the rain gives my brother pleasure.
11. Reading books brings us a lot of useful information.
12. It takes Lan thirty minutes to clean the house every week.
13. Lan spends thirty minutes cleaning the house every week.
14. My father used to smoke a lot when he was young.
15. Now, he is used to riding a motorbike.
Sau khi ghạch chân động từ đứng sau phần từ in đậm, bản thân trong đầu
các em đã có sự nhận thức tương đối rõ ràng về cách chia động từ ở từng trường
hợp. Để giúp các em học sinh nắm chắc cấu trúc và có khả năng khái quát cấu
trúc từ những ví dụ đơn lẻ, thay bắng việc “ cung cấp tận nơi ” cho các em giáo
viên chỉ nên định hướng, dẫn dắt các em biết cách phân tích và bổ sung thêm
một số trường hợp đặc biệt.ví dụ như:
=> Ví dụ 1: từ in đâm “in” là giới từ.học sinh sẽ khái quát thành cấu trúc sau
giới từ nếu có động từ sẽ chia ở hình thức Ving.
=> Ví dụ 2: Động từ “ enjoy, like” mang nghĩa là thích – tức là động từ thường
chỉ sở thích. Động từ chỉ sở thích không đi kèm với would sau nó sẽ có thể là
một động từ ở hình thức Ving, nếu động từ chỉ sở thích đi kèm với would sau nó

sẽ là động từ nguyên thể không có to. Từ ví dụ cụ thể này, giáo viên có thể gợi ý
các em tìm ra các động từ chỉ sở thích khác như: prefer( thích hơn), love ( yêu
thích), dislike ( không thích), hate( ghét)… Riêng động từ “mind = ngại” là
trường hợp đặc biệt sau nó nếu là động từ thì luôn chia ở hình thức Ving.
=> Từ ví dụ 4,5,6 học sinh rút ra kết luận: Sau enough là động từ nguyên thể có
to.
12


=> Ví dụ 7,8 chính là quy tắc chung của cấu trúc sau tính từ, động từ chia ở hình
thức nguyên thể có to, trừ busy + Ving.
=> Ví dụ 10,11cho thấy nếu chủ ngữ của câu là một động danh từ thì coi là chủ
ngữ số ít.
=> Ví dụ 12,13 vận dụng của động từ “ take” và “spend” đưa ra kết luận
to take + Vifinitive with to: to spend + Ving
=> Đối với hai ví dụ 14,15 sau khi học sinh phân tích và rút ra cấu trúc khái
quát( used to + V infinitive without to: tobe used to +Ving…) chúng ta còn giúp
các em biết thêm ý nghĩa sử dụng của hai cấu trúc này. Used to chỉ dùng ở thì
quá khứ đơn để diễn tả hành động thường xảy ra trong quá khứ nhưng hiện tại
không còn diễn ra nữa. Ngược lại “tobe/get used to” mang nghĩa là quen với
( không còn xa lạ) được dùng ở tất cả các thì.
3. Đa dạng hóa các loại hình bài tập:
Để gây hứng thú cho học sinh, chùng ta có thể biến từ bài tập chia động từ
thông thường thành các hình thức vận dụng khác nhau và ở các mức độ khác
nhau như chọn đáp án đúng, sửa sai, chia động từ, dựng câu.
Exercise 1: Circle the best answer.
1. Lan …………………………English with her friends at the moment.
A. Studies
B. Studying
C. studied

D. is studying
2. My parents ………………………………...this action movie twice.
A. watch
B.have watched
C. Are watching D. will watch
3. …………….Mai…………………….English fluently?
A. Do………...can speak
B. Are …...…can speak
C. Can…….….speaks
D. Can………speak.
4. I…………….…….. lots of souvenirs for the children last year.
A. buy
C. bought
B. to buy
D. buys.
5. The Lan family……………..…………. when the mailman came.
A. is sleeping
C. to sleep
B. was sleeping
D. were sleeping.
6. Is it difficult …………………………….without any money?
A. to live
B. live
C. lived
D. living
7. Does Nam have difficulty ……………………………a job?
A. to find
B. find
C. found
D. finding

8. Chatting with friends …………………….…a very good way to relax.
A. are
B. is
C. x
D. am
9. Look at those black clouds, It………………………….
A. will rain
B. rained
C. raining
D. is going to rain
10. We tried ……….....…the fire out but we were unsuccessful.We had to call the
fire-brigade.
A. to put
B. puts
C. putting
D. are putting
13


=> Answer: 1. D
2. B
3. D
4. C
5. B
6. A
7. D
8. B
9. D
10. A
Với bài tập trên chúng ta có thể thay đổi tạo thành hình thức khác mà vẫn

xoay quanh chủ đề chia động tư.Thêm vào đó còn tạo cho học sinh sự đa dạng
trong vận dụng, tránh sự nhàm chán về hình thức vận dụng.
Exercise 2: Find one mistake in each sentence and correct it.
1. Lan studies English with her friends at the moment.
2. My parents watch this action movie twice.
3. Does Mai can speak English fluently?
4. I buy lots of souvenirs for the children last year.
5. The Lan family were sleeping when the mailman came.
6. Is it difficult living without any money?
7. Does Nam have difficulty to find a job?
8. Chatting with friends are a very good way to relax.
9. Look at those black clouds, It rains
10. We tried putting the fire out but we were unsuccessful.We had to call the
fire-brigade.
=> Answer:
1. studies -> is studying.
6. living -> to live
2. watch -> have watched
7. to find -> finding
3. Does Mai can speak-> Can Mai speak.
8. are -> is
4. buy-> bought
9. rains -> is going to rain
5. were -> was
10. putting -> to put.
Execise 3: Give the correct form of the verbs.
1. Lan ( study)…………………..………………………. English with her friends at the moment.
2. My parents (watch) ……………………….…….this action movie twice.
3. Mai (can speak) ……………………………….…..English fluently?
4. I ( buy)…………………………………………..……. lots of souvenirs for the children last year.

5. The Lan family (to be)………………..…...... sleeping when the mailman (come)……..…….
6. Is it difficult (live)………………….……….…without any money?
7. Does Nam have difficulty ( find) ………………............……..a job?
8. Chatting with friends (be)……………………..………..………………a very good way to relax.
9. Look at those black clouds, It( rain)…………………….…………………………………….…………………
10. We tried (put) …………………………….the fire out but we were unsuccessful.We had
to call the fire-brigade.
=> Answer:
1. is studying.
6. to live
2. have watched
7. finding
3. Can Mai speak.
8. is
4. bought.
9. is going to rain
5. was, came
10. to put.
14


IV. KIỂM NGHIỆM:
Qua thời gian tổ chức thực hiện áp dụng sáng kiến, bổ sung sau mỗi tiết
dạy, tăng cường dạy trong những buổi kèm học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh
giỏi, bản thân tôi tự nhận xét, rút kinh nghiệm về cách tiến hành. Nhìn chung
học sinh tiến bộ trong học tập có phần hăng say và sôi nổi.Kết quả đạt được như
sau:
- Phần lớn học sinh lớp phân loại được các trường hợp chia động từ.
- Học sinh áp dụng chia động từ ở các trường hợp thành thạo hơn,ít bị nhầm lẫn.
- Các em có hứng thú làm bài tập dạng chia động từ này hơn.

- Kết quả làm bài kiểm tra lại chủ đề trên ở tháng 3 năm 2014 học kì II của năm
học 2013 – 2014 ở khối 8 kết quả đối chiếu như sau:
* Kết quả khảo sát đầu năm.
TS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

25

11

34.3

6

18.8

4

12.5

8A

32

3

9.4

8

8B


30

2

6.7

6

20

9

30

7

23.3

6

20

8C

32

2

6.2


6

18.8

10

31.2

8

25

6

18.8

Tổng

94

7

7.5

20

21.3

30


31.9

21

22.3

16

17

* Kết quả thi giữa học kì II.
STT

TS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6.2

1

3.1

2

6.7

8A

32


6

18.8

9

28.1

14

43.8

2

8B

30

3

10

7

23.3

15

50


3

8C

32

3

9.4

7

21.9

17

53.1

3

9.4

2

6.2

Tổng

94


12

12.8

23

24.5

46

48.9

8

8.5

5

5.3

10

Như vậy so với kết quả khảo sát đầu năm – kết quả kiểm tra vận dụng
dạng bài tập chia động từ ở giữa kì II này đã tăng lên rõ rệt và qua đó thấy rõ
hiệu quả của việc triển khai kết quả của SKKN.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
I. KẾT LUẬN:
Là một giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THCS Nga An và nhiều năm được dạy môn tiếng Anh 8. Tôi đã rất quan tâm đến việc dạy dạng bài “ Chia động
15



từ” nên trong thời gian qua bằng kinh nghiệm của bản thân tôi đã vận dụng vào
việc dạy dạng bài tập chia động từ cho học sinh khối 8 trong năm học 20132014.
Qua kết quả nghiên cứu chất lượng học tập môn tiếng Anh, cách vận dụng
dạng bài tập chia động từ đã được nâng lên, số học sinh biết vận dụng kiến thức
cơ bản để làm dạng bài tập này đã tăng lên rõ rệt, các em hứng thú với dạng bài
tập này hơn.
II. ĐỀ XUẤT:
1. Đối với giáo viên:
Tất cả chúng ta cần quan tâm hơn nữa đối với học sinh có học lực khá,
giỏi và cũng như những học sinh có học lực yếu, kém và không ngừng trao đổi
chuyên môn, kinh nghiệm với đồng nghiệp để ngày càng có nhiều phương pháp
phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh của mình đang trực tiếp giảng dạy.
2. Đối với lãnh đạo:
- Tạo điều kiện cho Giáo viên có được những đồ dùng dạy học như băng ,
đĩa dùng để dạy trong các tiết dạy nghe.
- Tổ chức hoạt động một tháng hai lần cho học sinh toàn trường tham gia.
Nhằm thúc đẩy tinh thần học tiếng anh và giao lưu nói bằng Tiếng anh một cách
tích cực và hiệu quả hơn nữa.
Bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc viết về kinh nghiệm này,song
cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được quí đồng nghiệp đóng
góp ý kiến để đề tài này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga An, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện


Vũ Thị Giang

16



×