Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ BÌNH PHÚ, HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề Tài:

“QUY HOẠCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI XÃ
BÌNH PHÚ, HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐẾN NĂM 2020”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

TĂNG THANH HẬU
08124029
DH08QL
2008 – 2012
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

TĂNG THANH HẬU

“QUY HOẠCH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI XÃ
BÌNH PHÚ, HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐẾN NĂM 2020”

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Bùi Văn Hải
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………………………………)


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

Nợ mẹ, cha cao như núi Tản
Nợ thầy, cô rộng tựa biển khơi
Nợ đời… món nợ dài vô hạn.
(Cấn Đăng Hải)
Nghe lời bài thơ sao trùng với tâm trạng tôi lúc này quá, giờ đây khi cầm trên tay

quyển luận văn bìa xanh lán mịn còn vương mùi giấy mới. Đây là kết quả của 12 năm
đèn sách, 4 năm ngồi giảng đường và những đêm trắng miệt mài viết lách bên chiếc
máy tính, đó là tất cả nỗ lực của bản thân tôi nhưng như thế sẽ là không đủ để tôi cầm
được quyển luận văn lúc này đây và sắp tới là tấm bằng kỹ sư, một hành trang lý tưởng
vào đời.
Tôi biết rằng phía sau những kết quả tôi đạt được lúc này luôn in đậm dấu chân của gia
đình, thầy cô và bạn bè.
Nếu ba, mẹ tôi không thức dậy từ khi trời còn chưa sáng và đi làm đến tối mịt mới về
thì lấy đâu tiền cho tôi đi học; nếu bố mẹ và hai em không động viên an ủi thì làm sao
tôi có thể chuyên tâm vào con đường học vấn; nếu không có thầy, cô không quản ngại
khó khăn, gian khổ ngày ngày đến lớp thổi vào hồn tôi những lời ru tri thức thì lấy đâu
sự thành công của tôi ngày hôm nay và nếu không có bạn bè chia sẻ niềm vui nỗi buồn
thì làm sao tôi vượt qua được những ngày tháng đi học xa nhà.
Vâng, tất cả họ đã âm thầm lặng lẽ hi sinh và giúp đỡ tôi thực hiện ước mơ, hoài bảo
của tôi. Không biết nói gì hơn tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất
cả họ.
Đặc biệt là đến thầy Bùi Văn Hải người đã dẫn dắt tôi suốt quá trình viết luận văn, sửa
cho tôi từng lỗi chính tả, từng lỗi chuyên ngành và dành cho tôi những lời phê bình
thiết thực mỗi khi tôi làm không đúng.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến thầy Trần Duy Hùng và tất cả các thầy cô trong khoa
Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, gửi đến bạn bè tôi đặc biệt là tập thể lớp DH08QL.
Chúc thầy Hải và các thầy cô trong khoa luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc bên gia
đình, công tác tốt ở cơ quan và thành công trong cuộc sống. Chúc lớp DH08QL ra
trường có được việc làm tốt.
Cuối cùng hơn bao giờ hết, tôi muốn gửi đến bố mẹ tôi lòng biết ơn vô bờ bến và nói
rằng con yêu bố mẹ nhiều lắm, con rất tự hào vì được sinh ra và làm con của bố mẹ.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Tăng Thanh Hậu



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Tăng Thanh Hậu, khoa Quản lý Đất Đai & Bất Động Sản, Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Đề tài: “QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ BÌNH PHÚ, HUYỆN
TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải, Bộ môn quy hoạch, Khoa Quản Lý Đất Đai
và Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Xã Bình Phú là một trong các xã biên giới, thuộc khu vực phát triển khu kinh tế cửa
khẩu tỉnh Đồng Tháp, có quốc lộ 30 đi qua nối với cửa khẩu Dinh Bà, vị trí tiếp giáp
với thị xã Hồng Ngự. Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Tuy vậy cơ cấu kinh
tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, cuộc sống của đại đa số người dân chủ yếu dựa vào
nông nghiệp nên đời sống dân cư trong xã chưa được nâng cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
chưa phát triển. Để có cơ sở đầu tư quản lý và xây dựng xã theo tiêu chí nông thôn
mới, phát huy tốt các tiềm năng của xã, việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới
theo các tiêu chí của TW, địa phương về xây dựng nông thôn mới; phù hợp tình hình
phát triển mới theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian
tới là cần thiết và cấp bách.
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn, phương pháp thống kê, phương
pháp kế thừa, phương pháp dự báo, phương pháp bản đồ… Đạt được những kết quả
trong nghiên cứu như sau:
-


Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng - kỹ
thuật của xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

-

Xác định quy mô diện tích, cơ cấu ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu đối với hệ
thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng kỹ
thuật và nhu cầu phát triển của xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

-

Xác định các hệ thống công trình công cộng cấp xã và hệ thống dân cư tập trung
trên địa bàn xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

-

Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống và các
vùng có tính đặc thù của xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

-

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản
xuất kèm theo, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật bố trí dân cư và hạ tầng công cộng theo
chuẩn nông thôn mới cho xã Bình Phú, huyện Tân Hồng


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 

 

 
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................................ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN ........................................................................................................................ 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 3
I.1.1 Cơ sở khoa học ....................................................................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................................... 4
I.1.3. Cơ sở thực tiển ....................................................................................................................... 6
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 8
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện......................................................... 9
I.3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................................. 9
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 9
I.3.3. Quy trình thực hiện .............................................................................................................. 10
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 11
II.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................................................................. 11
II.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường ..................................... 11
II.1.2. Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................... 15
II.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng cơ sở hạ tầng KT-XH, hạ tầng kỹ thuật (HTKT). 20
II.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................................ 20
II.2.2. Hiện trạng hạ tầng KT-XH ................................................................................................. 24
II.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................................................... 33
II.2.4. Đánh giá tổng hợp theo 19 tiêu chí NTM ........................................................................... 38
II.2.5. Đánh giá tổng hợp .............................................................................................................. 42
II.3. Đánhgiá tiềm năng, định hướng phát triển KT-XH và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy hoạch
NTM .................................................................................................................................................. 42
II.3.1 Tiềm năng phát triển của xã ................................................................................................ 42
II.3.2 Định hướng phát triển KT - XH .......................................................................................... 44
II.3.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật quy hoạch NTM ............................................................................... 46

II.4.Quy hoạch NTM xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp ............................................ 47
II.4.1. Quan điểm quy hoạch ......................................................................................................... 47
II.4.2.Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã ................................................................. 47
II.4.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................................................. 54
II.4.3. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư........................................................................... 64
II.4.4. Khái toán kinh phí hệ thống hạ tầng giai đoạn 2010 - 2015 ............................................... 68
Kết Luận Và Kiến Nghị ...................................................................................................................... 69
1 Kết Luận ......................................................................................................................................... 69
2 Kiến Nghị ....................................................................................................................................... 69
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TW: Trung ương
UBND: Ủy ban nhân dân
BXD: Bộ Xây dựng
QCXDVN: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
TC: Tiêu chí
KT - XH: Kinh tế -xã hội
NTM: Nông thôn mới

HTKT: Hạ tầng kỹ thuật
HTXH: Hạ tầng xã hội
TD - TT: Thể dục - thể thao
VH - XH: Văn hóa - xã hội
CN - TTCN: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
TMDV: Thương mại dịch vụ
KHHGD: Kế hoạch hóa gia đình
DQTV: Dân quân tự vệ
TH -THCS: Tiểu học - trung học cơ sở
MN: Mầm non
QL: Quốc lộ
VCCCM: Vùng chuyên canh cây màu
HTX: Hợp tác xã
VH -TT - DL: Văn hóa - thông tin - du lịch
SX-KD: Sản xuất -kinh doanh
VSMT: Vệ sinh môi trường
CTR: Chất thải rắn

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 
HỆ THỐNG BẢNG BIỂU
Bảng 01: Cơ cấu dân số các ấp năm 2011 ................................................................................................8
Bảng 02: Hiện trạng yếu tố thủy văn trên địa bàn xã Bình Phú .............................................................13

Bảng 03: Các nhóm đất trên địa bàn xã Bình Phú - huyện Tân Hồng ...................................................14
Bảng 04: Hiện trạng ngành Giáo dục của xã ..........................................................................................18
Bảng 05: Tình hình và đặc điểm phát triển dân số qua các thời kỳ........................................................18
Bảng 06: Quan hệ dân số với sử dụng đất năm 2011 .............................................................................19
Bảng 07: Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn xã năm 2010 .....................................................21
Bảng 08: Trụ sở hành chính xã so với tiêu chí của NTM ......................................................................24
Bảng 09: Hiện trạng về giáo dục ............................................................................................................25
Bảng 10 : Danh mục các công trình công cộng theo tiêu chí nông thôn mới .........................................30
Bảng 11: Hệ thống cây xăng ..................................................................................................................31
Bảng 12: Hiện trạng các khu dân cư ......................................................................................................32
Bảng 13: Hiện trạng giao thông .............................................................................................................34
Bảng 14 : Hiện trạng thủy lợi .................................................................................................................36
Bảng 15 : Hiện trạng hệ thống cấp nước ................................................................................................37
Bảng 16 : Đánh giá tổng hợp theo 19 tiêu chí NTM ..............................................................................38
Bảng 17 : Dự báo quy mô dân số của xã đến năm 2020 ........................................................................47
Bảng 18: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ....................................................................................47
Bảng 19: Quy hoạch vùng chuyên canh cây màu đến năm 2020 ...........................................................48
Bảng 20: Quy hoạch phát triển chăn nuôi ..............................................................................................49
Bảng 21: Quy hoạch các khu dân cư .....................................................................................................52
Bảng 22: Quy hoạch Nghĩa trang ...........................................................................................................54
Bảng 23: Quy hoạch giao thông đến năm 2020 .....................................................................................55
Bảng 24: Tổng hợp nhu cầu cấp nước....................................................................................................59
Bảng 25: Quy hoạch mạng lưới cấp nước ..............................................................................................60
Bảng 26: Chỉ tiêu cấp điện .....................................................................................................................61
Bảng 27 : Tính toán phụ tải ....................................................................................................................61
Bảng 28: Tính toán chỉ tiêu chất thải .....................................................................................................61
Bảng 29: Đầu tư theo mục tiêu của 19 tiêu chí nông thôn mới. .............................................................64
Bảng 30: Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM qua các giai đoạn quy hoạch.........................................67
Bảng 31: Khái toán kinh phí đầu tư giai đạon 2010 - 2015 ...................................................................68


HỆ THỐNG SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Sơ đồ vị trí của xã Bình Phú ....................................................................................................8
Sơ đồ 02: Mô hình cây chắn sóng ..........................................................................................................58
Sơ đồ 03: Mô hình sử dụng Biogas trong hộ gia đình sản xuất .............................................................62
Sơ đồ 04: Mô hình quản lý rác thải cấp thôn (ấp) có đơn vị VSMT hoạt động ....................................63

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

HỆ THỐNG HÌNH ẢNH
Hình 01: Trụ sở hành chính của xã Bình Phú ........................................................................................25
Hình 02: Trường THCS Nguyễn Du ......................................................................................................26
Hình 03: Trường TH Bình Phú I ...........................................................................................................26
Hình 04: Trường MN Sơn Ca (điểm chính) ...........................................................................................26
Hình 05: Trường MN Họa Mi ................................................................................................................26
Hình 06: Trường TH Bình Phú II ...........................................................................................................27
Hình 07: Trường TH -THCS Cả Găng ...................................................................................................27
Hình 08: Trường TH -THCS Thống Nhất đang xây dựng .....................................................................27
Hình 09: Trạm Y Tế Xã Bình Phú .........................................................................................................27
Hình 10: Chùa Phước Thiện ...................................................................................................................28
Hình 11: Chùa Đôn Hậu .........................................................................................................................28
Hình 12: Bưu điện xã .............................................................................................................................29
Hình 13: Chợ Xã Bình Phú ....................................................................................................................30

Hình 14: Chợ Ấp Gò Da.........................................................................................................................30
Hình 15: Cây xăng Bình Phú..................................................................................................................32
Hình 16: Cây Xăng Lộc Thọ ..................................................................................................................32
Hình 17: Cầu Đúc...................................................................................................................................33
Hình 18: Quốc Lộ 30..............................................................................................................................33
Hình 19: Cầu Cây Dương .......................................................................................................................33
Hình 20: Quốc Lộ 30 Cũ ........................................................................................................................33
Hình 21: Quốc Lộ 30 Cũ ........................................................................................................................33
Hình 22: Đường khu dân cư Gò Chùa....................................................................................................34
Hình 23: Đường vào chùa Phước Thiện .................................................................................................34

HỆ THỐNG BẢN ĐỒ
Bản đồ mối liên hệ vùng ...................................................................................................................... 11*
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 ..................................................................................................... 22*
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất xã Bình Phú đến năm 2020 ................................................................. 47*
Bản đồ quy hoạch chung xã Bình Phú đến năm 2020 .......................................................................... 47*
Bản đồ quy hoạch nông nghiệp xã Bình Phú đến năm 2020 ................................................................ 50*
Bản đồ quy hoạch xây dựng xã Bình Phú đến năm 2020 ..................................................................... 55*
( * ): Xem bản đồ trang kế tiếp

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên 70% dân số sống ở
nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sáng tạo ra
68% tổng giá trị kinh tế nông thôn. Năng suất khai thác ruộng đất, năng suất lao động
thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội - kỹ thuật còn lạc hậu, đời sống nhân dân còn khó
khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Với nỗ lực không ngừng để thay đổi bộ mặt nông
thôn Việt Nam hiện đại hơn, người nông dân có thể sống tốt hơn trên mảnh đất mình
sinh ra. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách về nông thôn đúng
đắn, kịp thời và phù hợp với thực tiễn.
Cụ thể là, Nghị quyết số 26/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 kèm theo chương
trình hành động của chính phủ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020 (Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010); chương trình rà soát
quy hoạch xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02
năm 2010); ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Quyết định số
491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009).
Thực hiện các văn bản trên, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo UBND huyện
Tân Hồng tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Trong đó, xã
Bình Phú là một trong các xã biên giới, thuộc khu vực phát triển khu kinh tế cửa khẩu
tỉnh Đồng Tháp, có quốc lộ 30 đi qua nối với cửa khẩu Dinh Bà, vị trí tiếp giáp với thị
xã Hồng Ngự. Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều
chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, tuy vậy cơ cấu kinh tế của
xã chủ yếu là nông nghiệp, cuộc sống của đại đa số người dân chủ yếu dựa vào nông
nghiệp nên đời sống dân cư trong xã chưa được nâng cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa
phát triển. Huyện Tân Hồng vẫn thuộc huyện nghèo của Tỉnh, xã Bình Phú là xã nghèo
đặc biệt khó khăn của Huyện. Để có cơ sở đầu tư quản lý và xây dựng xã theo tiêu chí
nông thôn mới, được sự đồng ý của khoa QLĐĐ&BĐS Trường đại học Nông Lâm
TP.HCM; tôi thực hiện đề tài: “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bình Phú,
huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020”.

 Mục tiêu của đề tài:
- Phát triển nông thôn theo quy hoạch, bố trí lại dân cư nông thôn hợp lý
song song với xây dựng cụm, tuyến dân cư; gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn, tạo điều kiện để
nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Làm cơ sở đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn; xây dựng nông thôn mới bền vững, giàu đẹp; giữ gìn bản sắc văn
hóa truyền thống và bảo vệ môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý, đầu tư xây dựng và định hướng
phát triển chung.
Trang 1 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

 Đối tượng nghiên cứu
- Nông thôn Bình Phú: Bao gồm tất cả các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, các quy luật phát triển kinh tế; văn hóa - xã hội,
các điều kiện về hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của
vùng nông thôn.
- Nông dân Bình Phú: Đời sống vật chất tinh thần, mức độ hưởng lợi
của người nông dân từ quá trình đổi mới ở nông thôn.

 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian xây dựng phương án quy hoạch: Từ năm 2012 - 2020.
- Phạm vi nghiên cứu : Toàn bộ địa giới hành chính xã Bình Phú,
huyện Tân Hồng, Tỉnh Đồng Tháp, diện tích tự nhiên khoảng
4.350,41 ha, dân số 12.073 người.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài: 15/3/2012 - 15/7/2012.
- Nội dung: quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Bình Phú, huyện
Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

Trang 2 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

PHẦN 1: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
1. Các khái niệm:
-

Nông thôn: Là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập
hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong
một thể chế chính trị nhất định, chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác và phân biệt
với đô thị.


-

Quy hoạch: Là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân bố,
bố trí, sắp xếp, tổ chức… cho những định hướng phát triển trong tương lai.

-

Quy hoạch xây dựng nông thôn: Là việc tổ chức không gian mạng lưới điểm dân
cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn xã
hoặc liên xã. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch xây dựng mạng lưới
điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã hoặc liên xã (còn gọi là quy hoạch chung
xây dựng xã) và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (còn gọi là quy hoạch
chi tiết khu trung tâm xã, thôn, làng, xóm, bản…).

-

Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với
nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu
vực bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc được hình thành
do điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu
tố khác.

-

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất
thải, nghĩa trang và các công trình khác.

-


Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: Bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo
dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và
các công trình đầu mối phục vụ sản xuất khác.
2. Các yêu cầu trong quy hoạch xây dựng nông thôn
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành năm 2009
thì quy hoạch xây dựng nông thôn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

-

Tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng.

-

Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công
trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi
trường.

-

Phù hợp với đặc điểm của địa phương về:
+ Điều kiện tự nhiên: Địa hình, địa chất, thủy văn, đất đai, nguồn nước, môi
trường, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan.
+ Kinh tế: Hiện trạng và tiềm năng phát triển
+ Xã hội: Dân số, phong tục, tập quán, tín ngưỡng

-

Đảm bảo việc xây dựng mới, cải tạo các điểm dân cư nông thôn đạt các yêu cầu
của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đảm bảo phát triển bền vững.

Trang 3 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

-

Đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường.

-

Bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa, giữ gìn và phát triển bản sắc văn
hoá dân tộc, đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

- Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên.
3. Nội dung của đồ án quy hoạch nông thôn mới (NTM):
-

Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, KT - XH, hạ tầng kỹ thuật
(HTKT) của xã để xác định động lực phát triển, tính chất đặc trưng vùng, miền,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội, dự báo quy mô dân số, dự báo quỹ đất xây
dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá trình
quy hoạch xây dựng.


-

Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống, các vùng
có tính đặc thù, hệ thống công trình công cộng, xác định mạng lưới thôn, bản, hệ
thống các công trình phục vụ sản xuất.

-

Xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu về đất đối
với hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng
HTKT và nhu cầu phát triển. Xác định giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
hệ thống HTKT, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng với quy
mô đáp ứng yêu cấu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.

-

Xác định hệ thống dân cư tập trung thôn, bản trên địa bàn hành chính xã phù hợp
với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của từng vùng miền, xác định các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật, cụ thể gồm:
+ Quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, nhà ở và công trình công cộng tại thôn, bản.
+ Các chỉ tiêu cơ bản của công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục vụ sản xuất
chủ yếu trong thôn, bản.

-

Hệ thống công trình công cộng cấp xã:
+ Xác định vị trí, quy mô, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc được xây dựng
mới các công trình công cộng, dịch vụ như các công trình giáo dục, y tế, văn hóa,
TD - TT, thương mại, dịch vụ cấp xã và ở các thôn, bản phù hợp với điều kiện địa
lý, kinh tế, VH - XH và tập quán sinh sống của nhân dân.

+ Xác định hệ thống các công trình di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan có giá trị.

-

Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp nước,
cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang, các thôn, bản và vùng
sản xuất.

-

Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản, khu vực được
lập quy hoạch.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
-

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;

-

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Trang 4 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 


 

-

Luật số 38/2009/QH12 ngày 13 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến
đầu tư xây dựng công trình;

-

Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

-

Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy
hoạch xây dựng;

-

Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020;

-

Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;


-

Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 01/04/2008 của Bộ Xây Dựng về việc hướng
dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

-

Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về quy hoạch xây dựng;

-

Thông tư 21/2009/TT – BXD ngày 30/06/2009 quy định việc lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn;

-

Thông tư số 31/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng về
việc ban hành ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;

-

Thông tư 32/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;

-

Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;


-

Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông Nghiệp & phát
triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

-

Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 08 năm 2010 của Bộ Xây dựng Quy
định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới.

-

Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT - BXD - BNNPTNT - BTN&MT ngày
28/10/2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn
mới.

-

Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về
việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và
Đồ án quy hoạch xây dựng;

-

Thông tư số 17/2010/QĐ-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ xây dựng về việc Hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

-


Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 do Bộ Nông nghiệp
& PTNT ban hành về giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trang 5 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

-

Quyết định số 484/QĐ-UBND.HC ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch UBND
Tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới Tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020.

-

Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
của Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp.

-

Công văn số 15/UBND-XDCB của UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 10 tháng 01 năm
2011 về việc nội dung và chi phí trong công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn
mới.


-

Công văn số 35/SNN-KHTC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp ngày
18 tháng 01 năm 2011 về việc hướng dẫn lập quy hoạch Nông nghiệp cấp xã.

-

Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Ban Chấp hành Đảng
bộ Tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

-

Nghị quyết số 33-NQ/HU, năm 2009 của Huyện ủy huyện Tân Hồng về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Tân Hồng đến năm 2020.

-

Chương trình hành động số 69.1-C.Tr/HU ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Ban
chấp hành Đảng bộ Huyện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Tân Hồng
đến năm 2020.

-

Đề án Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Tân Hồng đến năm
2020.

-

Quyết định 954/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 6 năm 2010 về

việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2030.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
- Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các nước trên thế giới
+ Hàn Quốc: Có phong trào Saemaul Undong với mục tiêu của phong trào này là
"nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi
người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn
và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn".
Chính phủ tăng cường đầu tư vào nông thôn và đặt mục tiêu thay đổi suy nghĩ ỷ lại,
thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn, chính phủ chỉ hỗ trợ
nguyên vật liệu và người dân là người quyết định sẽ làm gì.
+ Nhật Bản : Từ năm 1979 đã khởi xướng và phát triển phong trào "Mỗi làng, một
sản phẩm" (One Village, one Product-OVOP) với mục tiêu phát triển vùng nông
thôn của nước này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản.
Phong trào "mỗi làng một sản phẩm" dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương
hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân
lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ
kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau 20
năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị
thương mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam
Kabosu,... giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương.
Trang 6 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 


 

-

-

+ Thái Lan: Thông qua mô hình OVOP, chính phủ đã xây dựng dự án cấp quốc gia
"mỗi xã, một sản phẩm" (One Tambon one Product-OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm
mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng, độc đáo, bán được trên toàn cầu.
Sản phẩm của OTOP được phân loại theo 4 tiêu chí: có thể xuất khẩu với giá trị
thương hiệu; sản xuất liên tục và nhất quán; tiêu chuẩn hóa; đặc biệt, mỗi sản phẩm
đều có một câu chuyện riêng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
2011 - 2015 tỉnh Đồng Tháp.
Quy hoạch các ngành: Công nghiệp, Nông nghiệp phát triển nông thôn, Giao thông
- Vận tải, Giáo dục - Đào tạo, Thể dục - Thể thao, Thương mại - Dịch vụ, Môi
trường .... đến năm 2020.
Các đề án: Đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020; đề án Phát triển giao thông nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Tân Hồng nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Báo cáo tổng kết hoạt động của UBND huyện Tân Hồng hàng năm.
Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Hồng đến năm
2020.
Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
2011 - 2015 huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Số liệu thống kê huyện Tân Hồng các năm đến năm 2009 .
Kết quả điều tra dân số huyện Tân Hồng năm 2009.
Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 và thống kê đất đai các năm 2006, 2007, 2008,
2009.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm và phương hướng
nhiệm vụ của các năm của xã.
Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội Đảng xã Bình Phú nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Các tài liệu bản đồ và các dự án liên quan của địa phương.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Trang 7 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu

Sơ đồ 01: Sơ đồ vị trí của xã Bình Phú
Theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính huyện
Hồng Ngự ban hành ngày 22/4/1989, chia huyện Hồng Ngự làm hai huyện là huyện
Tân Hồng và huyện Hồng Ngự. Xã Bình Phú là một đơn vị hành chính thuộc huyện
Tân Hồng, được thành lập mới từ 2.100 ha với 7.000 nhân khẩu của xã Tân Hộ Cơ,
800 ha với 860 nhân khẩu của xã Tân Công Chí và 620 ha với 350 nhân khẩu của xã
Bình Thạnh (thuộc huyện Hồng Ngự cũ). Tổng diện tích đất tự nhiên theo số liệu tổng
kiểm kê đất đai năm 2010 là 4.350,41 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp với
3.778,9 ha chiếm 86,86%, đất phi nông nghiệp là 571,49 ha chiếm 13,14%. Gồm có 4
ấp là Công tạo, Thống Nhất, Gò Da và Cả Găng với 12.073 nhân khẩu.


Trang 8 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

Bảng 01: Cơ cấu dân số các ấp năm 2011
Tên Ấp

Số hộ

CÔNG TẠO

Nhân khẩu

1.192

4.196

GÒ DA

778

3.006


CẢ GĂNG

731

2.409

THỐNG NHẤT

690

1.421

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Hồng)
Trong nhiều năm qua kinh tế của xã đã có bước tăng trưởng ổn định, xuất hiện nhiều
mô hình mới, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản
xuất lúa nước với nhiều giống mới cho chất lượng gạo cao hơn, chăn nuôi thủy sản, ..
hình thành tổ hợp tác xã, nông trại. Cơ cấu các ngành: Nông nghiệp 84,2%; Thương
mại - dịch vụ 4,3%; CN - TTCN: 11,5%. Tổng thu nhập bình quân đầu người thấp chỉ
có 4.300.000 /người/năm. Tổng thu ngân sách: 1,9 tỷ đồng; Tổng chi ngân sách: 1,2 tỷ
đồng bằng 72% dự toán năm. Tỷ lệ hộ đạt chuẩn văn hóa là 90,83%, ấp văn hóa là
100%. Tỷ lệ hộ dùng điện là 99,6%; hộ dùng nước sạch là 88,6%; hiện xã có 4 trạm
cấp nước sử dụng hiệu quả 2 trạm.
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
I.3.1. Nội dung:
-

Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng - kỹ
thuật của xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

-


Xác định quy mô diện tích, cơ cấu ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu đối với hệ
thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng kỹ
thuật và nhu cầu phát triển của xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

-

Xác định các hệ thống công trình công cộng cấp xã và hệ thống dân cư tập trung
trên địa bàn xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

-

Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống và các
vùng có tính đặc thù của xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

-

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản
xuất kèm theo, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật bố trí dân cư và hạ tầng công cộng theo
chuẩn nông thôn mới cho xã Bình Phú, huyện Tân Hồng.

I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: điều tra khảo sát lấy số liệu thực địa
-

RRA: Điều tra, thu thập các số liệu, thông tin cần thiết thông qua việc phỏng vấn
các nhà chuyên môn, các nhà chức trách địa phương và người dân.

-


PRA: là phương pháp thu thập tài liệu quan trọng trong quy hoạch, thông qua các
cuộc hội thảo có sự tham gia của các nhà chức trách, chuyên viên và cả người dân
Trang 9 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

nhằm thu thập các ý kiến, góp ý về định hướng quy hoạch nông thôn mới (NTM)
trên địa bàn xã.
2. Phương pháp thống kê: Thống kê tuyệt đối, thống kê tương đối, số liệu bình quân,
phân tổ thống kê, các chỉ số, các chỉ tiêu cần thiết liên quan đến công tác quy hoạch
xây dựng NTM, giúp phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế xã hội của xã; đặc điểm phân bố dân cư, hiện trạng phân bố hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường của xã.
3. Phương pháp kế thừa : Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, các kết quả nghiên
cứu, các đồ án quy hoạch trước đó nhằm cung cấp thông tin thứ cấp để có những phân
tích, đánh giá nhận định cần thiết cho quá trình thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
4. Phương pháp định mức : Áp dụng các định mức ngành trong đánh giá hiện trạng
và xây dựng phương án quy hoạch.
5. Phương pháp dự báo : Dùng để dự báo các chỉ tiêu có liên quan đến quy hoạch
NTM như dự báo về dân số, nhu cầu phát triển ngành, nhu cầu sử dụng đất.
6. Phương pháp bản đồ : Chủ yếu sử dụng phần mềm Microstation thể hiện các yếu
tố như hệ thống cơ sở hạ tầng, đất đai, vị trí địa lý... và thành lập các loại bản đồ hành
chính, vị trí, mối quan hệ liên vùng, bản đồ hiện trạng, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ
tầng, mạng lưới khu dân cư nông thôn, bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế
chủ yếu, bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội... trên cơ sở chồng

xếp, số hoá các bản đồ đơn tính.
7. Phương pháp tổng hợp, so sánh - phân tích: phân tích so sánh tổng hợp xử lý các
thông tin, bảng biểu trong quá trình lập quy hoạch.
8. Các phương pháp khác: Như lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo, đánh giá thích nghi
đất đai…
I.3.3. Quy trình thực hiện
Áp dụng Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXDBNNPTNT-BTN&MT ngày 28
tháng 10 năm 2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới. Theo đó việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã sẽ
gồm các bước sau:
-

Bước 1: Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan.
Bước 2: Khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng tổng hợp (kinh tế xã hội, hiện
trạng sử dụng đất, hiện trạng phát triển nông nghiệp, khu dân cư và cơ sở hạ
tầng) trên địa bàn xã.
Bước 3: Xác định nhu cầu, dự báo tiềm năng, định hướng phát triển dân số, hạ
tầng, kinh tế (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), môi trường trên địa
bàn xã.
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch không gian tổng thể toàn xã đến năm
2020.
Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng và quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu,
bản đồ và nộp báo cáo.
Trang 10 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
II.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường
1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
- Xã Bình Phú là một trong 9 xã, thị trấn của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp,
có diện tích tự nhiên là 4.350,41 ha, dân số là 12.073 người.
- Là xã biên giới, nằm ở phía Bắc của huyện, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp Campuchia
+ Phía Nam giáp xã Tân Công Chí và thị trấn Sa Rài
+ Phía Tây giáp thị xã Hồng Ngự
+ Phía Đông giáp xã Tân Hộ Cơ
-

Xã Bình Phú gồm 4 ấp: ấp Công tạo, ấp Thống Nhất, ấp Gò Da, ấp Cả Găng.
Địa bàn xã có Quốc lộ 30 đi qua, nối với cửa khẩu Dinh Bà, vị trí tiếp giáp thị
xã Hồng Ngự tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp,
nông thôn.
b. Địa hình, địa mạo
- Xã Bình Phú có địa hình tương đối bằng phẳng, vùng cao và vùng thấp chênh
lệch từ 1 - 1,5m, có độ nghiêng từ Tây sang Đông, có các gò đống. Cao độ biến
thiên từ +1,70m đến +4,00m và có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam.
- Theo tài liệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000 đo vẽ năm 1998 thì địa hình xã Bình
Phú tương đối bằng phẳng, dốc dần về hướng Đông Bắc - Tây Nam, cao độ

trung bình từ 1,3m đến 3,0m; tuy nhiên cũng có những gò đất cao có độ cao
>3m, như: Gò Da; Gò Chùa... thuộc địa bàn ấp Gò Da, độ cao từ 3,0m đến
3,5m; địa hình trong xã được chia cắt bởi các hệ thống kênh rạch, do đó thuận
lợi cho việc tưới tiêu, song lại hạn chế việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ giới
hóa nông nghiệp.
c. Khí hậu
- Tài liệu khí hậu sử dụng để đánh giá được lấy tại trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh
Đồng Tháp gồm các yếu tố:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của năm trong khu vực xã 27,30C, tháng 5 là
tháng nóng nhất nhiệt độ bình quân cao nhất là 35,60C, tháng 1 là tháng có nhiệt
độ thấp nhất nhiệt độ bình quân thấp nhất là 18,60C, biên độ nhiệt giao động
trong một ngày tương đối lớn; số giờ chiếu sáng / năm là 2.710 giờ.
+ Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche, mùa khô lượng bốc hơi
cao nhất trung bình (tháng 3) là 2.580 mm/tháng, mùa mưa lượng bốc hơi nhỏ
hơn (tháng 10) trung bình 361 mm/tháng; bình quân là 1.165 mm/ năm. Do đó
rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng
nông sản ngành nông nghiệp.
+ Lượng mưa tại xã Bình Phú: Xã Bình Phú nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
- Mùa mưa kéo dài 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 90% lượng mưa cả
năm, đặc biệt tháng mưa lớn lại trùng với tháng nước lũ ở sông Mê Công đổ về
Trang 11 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 


 

gây ngập úng trong đồng ruộng, lượng mưa cao nhất trong năm 2.304 mm ,
thấp nhất là 1.115 mm; bình quân trong năm là 1.449 mm, số ngày mưa bình
quân trong năm khoảng 125 ngày.
- Mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ
chiếm 10% lượng mưa cả năm, trong những tháng này các cây trồng thiếu nước
nghiêm trọng.
d. Thủy văn
- Tài liệu thủy văn sử dụng: tài liệu mực nước của các trạm trên sông Tiền như
trạm Tân Hồng, chế độ thuỷ văn trên sông rạch thuộc địa bàn xã chịu sự tác
động của 3 yếu tố là: chế độ thuỷ triều biển Đông, chế độ dòng chảy của sông
Tiền, chế độ mưa tại chỗ.
+ Chế độ thuỷ triều: Chế độ thủy triều gây ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước
sông, rạch về mùa khô, song mức ảnh hưởng không lớn lắm. Về mùa lũ, chế độ
thủy triều không gây ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước sông, kênh, rạch. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng thủy triều nên lũ rút chậm, kéo dài thời gian ngập ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
+ Chế độ dòng chảy của sông Tiền: Mực nước sông, kênh, rạch trực tiếp ảnh
hưởng từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về, đây là yếu tố chính quyết định
đến mực nước sông, rạch trong xã.
+ Chế độ mưa tại chỗ: Lượng mưa hàng năm bình quân là 1.449 mm nên không
gây ảnh hưởng lớn đến diễn biến nước trong sông, rạch.
Chế độ thuỷ văn của xã được chia làm 2 mùa rõ rệt:
 Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 nước từ sông Mê Kông đổ về,
kết hợp với mùa mưa và nước thuỷ triều dâng cao, biên độ chênh lệch
thấp nên khả năng thoát lũ kém. Thời gian lũ lớn từ tháng 8 đến tháng
11, đỉnh lũ cao nhất trên địa bàn huyện đo được năm 2000 là 5,83 m.
 Mùa kiệt: bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau; mực nước đỉnh triều
thấp hơn so với các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm nước để

tưới nước cho cây trồng.
- Thủy văn trong xã gồm có kênh lớn nhỏ, kênh đào ngắn nhất là 1.070m và kênh
dài nhất là kênh Sa Rài dài 7.792m, ngoài ra còn một số hệ thống kênh mương
và thuỷ lợi nội đồng; toàn bộ được phân bố đều khắp trong toàn xã tạo điều kiện
cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá, tưới tiêu cũng như đi lại được
thuận lợi hơn.
- Mặt khác do ảnh hưởng của sông Tiền và thủy triều của biển Đông tác động đến
chế độ dòng chảy nên mùa kiệt trên các kênh, rạch tồn tại dòng chảy 2 chiều,
chảy vào đồng khi triều lên, chảy ra biển khi triều xuống, nhưng trọn một con
triều nước được tháo xuống hạ lưu.

Trang 12 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

Bảng 02: Hiện trạng yếu tố thủy văn trên địa bàn xã Bình Phú
TT

Tên Kênh, Rạch

Chiều Dài(m)

Chiều Rộng(m)


Diện tích(ha)

1

Kênh Thống Nhất

5.216

30

7,80

2

Kênh Tân Công Chí

6.620

20

13,24

3

Kênh Tân Thành - Lò
Gạch

7.083


50

17,71

4

Kênh Sa Rài

7.792

25

9,74

5

Kênh Ba Đàng

3.020

10

3,02

6

Kênh Bà Quế

1.070


30

3,21

7

Sông Sở Hạ

7.200

40

28,80

8

Kênh mương nội đồng

101.550

4

40,62

Tổng Cộng

124,11
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp)

2. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất
- Theo kết quả điều tra đất của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
Miền Nam ( 1997 ) và kết quả chỉnh lý bản đồ đất ( Đại học Nông Lâm 1998 ),
trên địa bàn xã Bình Phú có 4 loại đất nằm trong 3 nhóm đất chính là:
+ Nhóm đất xám: Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng những nơi có địa
hình cao có khả năng trồng các loại cây như: đậu phộng, cây năn trái và các cây
hoa màu có giá trị kinh tế cao…, những nơi có địa hình thấp nếu có nguồn nước
tưới có khả năng trồng lúa và luân canh lúa màu đây là nhóm đất chủ yếu trong
xã chiếm 76,1 % diện tích trong đó:
 Đất xám trên phù sa cổ (kí hiệu là Ach.or) trong xã Bình Phú có diện
tích 2.800,71 ha chiếm tỷ lệ 73,4% diện tích tự nhiên trong xã chủ yếu
phân bố ở 2 ấp Công Tạo và Gò Da.
 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (kí hiệu là Ach.hy) trong xã Bình Phú
có diện tích khoảng 103,0 ha chiếm tỷ lệ 2,7% diện tích tự nhiên trong
xã chủ yếu phân bố dọc bờ Tây kênh Sa Rài.
 Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ) có hàm
lượng dinh dưỡng thấp.
+ Nhóm Đất Phèn
 Đất phèn có lớp sườn tích, lũ tích (kí hiệu FLt.ar): diện tích 555,30 ha
chiếm 14,6% diện tích tự nhiên được phân bố đều trên địa bàn xã.
 Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ cấp hạt sét chiếm ưu
thế. Do vậy rất khó khăn trong sử dụng, cải tạo, hạn chế bởi các tốc độ
phèn (Al+++ , Fe+++ ). Đất Phèn nhìn chung có độ pH rất thấp, hàm lượng
SO4 – cao (lớn hơn 0,15 - 0,25 %), có độ phì tiềm tàng rất cao, với hàm
Trang 13 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

lượng chất hữu cơ rất giàu ( 4 - 11 % OM ), giàu kali (0,5 - 1,5 %). Các
Cation kiềm trao đổi đều rất thấp.
+ Nhóm Đất Phù sa
 Đất phù sa có tầng loang lỗ (kí hiệu FLp.pl) diện tích 230,0 ha chiếm 6%
diện tích, phân bố phía tây xã Bình Phú ngay ngã 3 kênh Thống Nhất và
sông Sở Hạ.
 Đất phù sa có thành phần cơ giới nặng, chất hữu cơ khá cao, hàm lượng
đạm giàu (0,25 - 0,3%), hàm lượng Kali khá nhưng nghèo lân, Cation
trao đổi cao.
 Đất phù sa thích hợp với trồng lúa nước vụ 2 và vụ 3 ngoài ra có thể
trồng hoa màu và cây ăn trái.
Bảng 03: Các nhóm đất trên địa bàn xã Bình Phú - huyện Tân Hồng
TT

Ký hiệu

Diện tích(ha)

Tỷ lệ %

Nhóm đất xám

2.903,71

76,10


Ach.or

Đất xám trên phù sa cổ

2.800,71

96,50

Ach.hy

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

103,00

3,50

Acp.rh

Đất xám có tầng loang lỗ

0,00

0,00

555,30

14,60

0,00


0,00

1

2

3
4

Tên đất

Nhóm đất phèn
FLt.pt

Đất phèn tiềm tàng sâu

FLt.ar

Đất phèn có lớp sườn tích lũ tích

555,30

100,00

FLp.pl

Đất phù sa có tầng loang lỗ

230,00


6,00

Sông rạch

126,75

3,30

3.815,76

100,00

Tổng

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tân Hồng)
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước ngọt trên địa bàn của xã rất dồi dào và phong phú, được cung cấp
trực tiếp bởi con sông Tiền thông qua các hệ thống kênh rạch thông nhau phân
bố đều trên toàn địa bàn xã.
- Tình hình nước ngầm trên địa bàn huyện cũng như xã Bình Phú: Các mạch
nước ngầm ở nhiều độ sâu khác nhau (20 - 60m) chất lượng nước tương đối tốt,
việc khai thác cũng thuận lợi ít tốn kém.
c. Tài nguyên rừng
Trong xã rừng trồng và rừng tự nhiên không có, tuy nhiên trong khu vực dân cư
các hộ gia đình vẫn trồng các loại cây xanh như tràm, bạch đàn và một số loại
cây lâu năm khác để lấy gỗ, đồng thời đảm bảo mật độ che phủ và cân bằng
sinh thái trên địa bàn xã.
3. Thực trạng môi trường
- Xã Bình Phú là xã thuộc khu vực đầu nguồn hàng năm được bồi đắp bởi nguồn

phù sa từ sông Mê Kông đổ về, đất đai phì nhiêu và màu mỡ, môi trường không
Trang 14 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

khí trong sạch, có nguồn nước mặt phong phú. Thời tiết thuận hoà, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác phát triển toàn diện ngành nông nghiệp như sản xuất
chế biến các loại nông sản như: lúa, gạo và vật nuôi cây trồng. Bên cạnh đó
trước sức ép về sản xuất lương thực, thực phẩm ngày càng tăng để tăng năng
suất cây trồng con người đã sử dụng nhiều biện pháp khai thác tối đa nguồn
dinh dưỡng của đất làm thoái hóa đất mất cân bằng dinh dưỡng, thay đổi tính
chất đất.
- Môi trường nước ở sông, kênh, rạch, ao, hồ đang tiếp tục suy thoái do nước thải
sinh hoạt, chăn nuôi, rác thải… do vậy vấn đề cấp, thoát nước; xử lý rác, nước
thải ở các cụm tuyến dân cư là thật sự cần thiết và cấp bách.
II.1.2. Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế
Theo báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội của Uỷ ban nhân dân
xã từ năm 2005 - 2010 thì tình hình kinh tế xã hội trong 5 năm qua đã có nhiều
đổi mới trên nhiều lĩnh vực, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là
1.780.000đ/ người, năm 2010 là 4.300. 000đ/ người tăng 2.520.000đ. Trong
những năm tới UBND các cấp cùng các ban ngành cần quan tâm giúp đỡ để
Bình Phú giữ vững và phát triển nền kinh tế ngày một vững mạnh.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế hiện nay của xã Bình Phú là: Nông nghiệp - công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp (CN, TTCN) - Thương mại, dịch vụ (TM, DV). Trong đó sản
xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo mà chủ yếu là trồng lúa nước và nuôi
trồng thủy sản. Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thì cơ cấu kinh tế của xã Bình Phú cũng đã có sự chuyển dịch
theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành CN - TTCN, TMDV và giảm dần tỷ
trọng các ngành nông nghiệp cho phù hợp với xu hướng của huyện nói riêng và
của cả nước nói chung.

Cơ Cấu Các Ngành
4%

12%
Nông Nghiệp
Thương Mại‐ Dịch Vụ
84%

Biểu đồ 01: Cơ cấu các ngành
Trang 15

Công Nghiệp‐ TTCN


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 


3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Nông Nghiệp:
+ Trồng trọt: Phát triển theo hướng đi vào chiều sâu với việc thâm canh tăng
vụ, sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao và đẩy mạnh cơ giới hóa
trong nông nghiệp, diện tích sản xuất lúa vụ 3 và diện tích lúa chất lượng cao
tăng lên năm 2005 diện tích sản xuất lúa 2.972 ha đến năm 2009 còn 2.900 ha (
giảm 72 ha do diện tích đất bị thu hẹp để đầu tư các cụm tuyến dân cư), trong
đó diện tích sản xuất 02 vụ Đông Xuân và Hè Thu, năng suất sản lượng ngày
càng tăng gồm các cây truyền thống như đậu phộng, khoai lang, các loại rau
màu khác…; vườn cây ăn trái 30,4 ha; 5 năm qua trồng mới 190 triệu cây phân
tán chủ yếu là chắn sóng; chống sạt lở cụm, tuyến dân cư; gắn với đảm bảo nhu
cầu quốc phòng.
+ Ngành chăn nuôi phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, đàn trâu bò
có hướng phát triển, năm 2010 tổng đàn 1.500 con (tăng 182 con so năm 2005);
đàn heo 2.856 tăng 2,1 lần; đàn gia cầm 50.540 con tăng 6,5 lần; đàn dê hiện có
45 con giảm do giá cả bấp bênh người nuôi không có lợi nhuận; tình hình tiêm
phòng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát chặt chẽ, không để dịch
lớn xảy ra.
+ Nuôi trồng thủy sản: Có bước phát triển khá, ngày càng sử dụng có hiệu quả
và phát triển theo hướng tập trung các loại con giống như cá tra, cá lóc… bằng
các hình thức nuôi lồng bè và ao hầm; tổng diện tích nuôi thủy sản 75,5 ha, với
390 ao, hầm vèo mặt nước, tổng sản lượng 940 tấn (trong đó khai thác tự nhiên
78 tấn, giảm 2,6 lần). Tuy nhiên mô hình nuôi cá tra giống và cá tra thịt từ 2007
đến nay gặp khó khăn do giá cả không ổn định.
+ Về chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tiếp tục được
phát triển thực hiện chương trình cơ giới hóa nông nghiệp, đến nay có 100%
diện tích làm đất bằng máy, có 85% diện tích lúa thu hoạch bằng máy; có 85%
diện tích lúa bơm tưới bằng điện, việc thực hiện dự án cơ giới hóa đã giảm bớt
công lao động và giảm thất thoát sau thu hoạch xã có 25 máy gặt xếp dãy, 04

máy gặt đập liên hợp, 24 lò sấy lúa, 21 máy cày, 18 máy suốt lúa.
+ Thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, lồng ghép các chương trình dự
án, đến nay đã đầu tư được 4 trạm cấp nước sạch đạt 89% hộ sử dụng nước sạch
(khoảng 2.214 hộ; có 1.194 hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh và 2.264 hộ sử dụng
nhà tắm đạt 91%).
+ Các thành phần kinh tế hợp tác, tổ hợp tác sản xuất tiếp tục được củng cố và
nâng cao hiệu quả; hộ cá thể, kinh tế trang trại phát triển có quy mô, hình thức
phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế. Toàn xã có 2 hợp tác xã, 12 tổ hợp tác, 8
trang trại chăn nuôi và sản xuất, đã góp phần đáng kể trong sản xuất kinh tế.
-

Tiểu Thủ công Nghiệp, Thương Mại - Dịch Vụ:
Bình phú có lợi thế là có đường quốc lộ 30 dài 5,3 km đi lên cửa khẩu quốc tế
Dinh Bà, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh mua bán, sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển đã có nhiều tiến bộ góp
Trang 16 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Tăng Thanh Hậu 
 

 

-

phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Tuy nhiên, cửa khẩu Dinh Bà
còn phát triển chậm, dẫn đến kinh doanh dịch vụ còn nhỏ, lẽ. Toàn xã hiện có

138 hộ làm dịch vụ, kinh doanh, mua bán các ngành nghề ( tăng 79 hộ so với
năm 2005); có 374 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp như sửa chữa cơ khí, cơ
khí phục vụ nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập của người lao động
giải quyết một phần lao động nhàn rỗi cho 843 lao động. Xã có 2 điểm chợ;
dịch vụ thông tin liên lạc tăng nhanh, điện thoại cố định có đều ở 4 ấp, bình
quân 12 máy/100 dân, bưu điện văn hóa xã đã có dịch vụ viễn thông internet
nhưng phát triển còn chậm, ngược lại thông tin liên lạc bằng điện thoại di động
phát triển rất nhanh.
Xây dựng cơ bản:
Được Trung ương, tỉnh và huyện quan tâm đầu tư xây dựng cho xã các công
trình để phục vụ cho nhu cầu phát triển KT - XH ở địa phương như: 3 cây cầu
trên tuyến biên giới, 5 cụm dân cư biên giới, láng nhựa quốc lộ 30m từ cầu Đúc
đến cầu Cây Dương, làm bờ kè lộ ấp Thống Nhất với kinh phí 526 triệu đồng,
trụ sở ấp Cả Găng, trường mầm non Sơn Ca, trạm biên phòng ở ấp Cả Găng, lộ
Gò Rượu, đường lộ Gò Chùa kinh phí 191 triệu đồng, đường đất tuyến dân Tân
Thành - Lò Gạch, trường Tiểu Học - THCS Cả Găng kinh phí 1,5 Tỷ, trường
THCS Nguyễn Du kinh phí 1,6 tỷ, trạm y tế xã kinh phí 900 triệu đồng, trường
TH - THCS Thống Nhất, trường tiểu học Bình Phú 2, đường nội bộ bờ đông, bờ
tây ấp Gò Da kinh phí 2.484.069.000 đ.

4. Giáo dục - đào tạo
Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập được quan tâm đầu tư xây dựng
mới theo hướng kiên cố hóa và vượt lũ, đảm bảo cho học sinh đi học bình
thường trong mùa lũ; công tác giáo dục và đào tạo được chú trọng, đạt nhiều kết
quả tích cực, hàng năm tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 đạt trên 98%, vào lớp
6 đạt trên 98%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt bình quân 99%, trung học
bình quân đạt loại khá trong toàn huyện. Xã làm tốt công tác duy trì kết quả xóa
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành và duy trì phổ
cập THCS, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục luôn được quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng, công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và

học theo hướng chuẩn quốc gia được tăng cường, đã hoàn thành chương trình
kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 1, đang được trên triển khai giai đoạn 2.
Toàn xã có 7 trường học (trong đó có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2
trường tiểu học - THCS, 1 trường THCS).

Trang 17 
 


×