Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ TÂN HỘ CƠ, HUYỆN TÂN HỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ TÂN HỘ CƠ, HUYỆN TÂN HỒNG
TỈNH ĐỒNG THÁP”

SVTH
MSSV
LỚP
KHOÁ
NGÀNH

: THỊ THU NGÀ
: 08146119
: DH08L
: 2008 - 2012
: Quản Lý Đất Đai

Tháng 08 năm 2012


Sinh viên thực hiện: THỊ THU NGÀ

“QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ TÂN HỘ CƠ, HUYỆN TÂN HỒNG


TỈNH ĐỒNG THÁP”

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Bùi Văn Hải
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên:……… ……………)

Tháng 07 năm 2012


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát tự đáy lòng mình, tôi xin gởi lời biết ơn vô hạn đến ba mẹ tôi người
đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi để tôi có thể sống và trưởng thành như ngày hôm nay. Gia
đình, họ hàng và bạn bè là niềm động viên to lớn giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, thử
thách trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền dạy những kiến
thức cần thiết, bổ ích cho tôi và bạn bè trong suốt quá trình học tập tại trường và đặc
biệt là thầy Bùi Văn Hải người đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình để hoàn thành bài
báo cáo tốt nghiệp này.
Thời gian học 4 năm tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố HCM, được sự
chỉ dẫn nhiệt tình cũng như sự giúp đỡ cả quý Thầy Cô của trường, đặc biệt là quý
thầy cô của khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, cùng với thời gian thực tập tại
UBND xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, đã cho tôi học được những
bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, giúp tôi có thể vận dụng giữa lý thuyết và thực

tế để tôi hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp với đề tài “ Quy hoạch xây dựng nông thôn
mới xã Tân Hộ Cơ, Huyện Tân Hồng, Tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020”
Tôi thật sự biết ơn các Cô Chú, Anh Chị ở UBND xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân
Hồng, tỉnh Đồng Tháp, tuy bận rộn nhưng vẫn nhiệt tình cung cấp các số liệu cần thiết
để tôi hoàn thành bài báo cáo, đồng thời đã tạo điều kiện cho tôi tham gia học tập,
nguyên cứu và giúp đỡ tôi suốt trong quá trình thực tập.
Tôi cảm ơn tập thể lớp Quản lý Đất đai K34 – ngôi nhà thân thương thứ hai của
tôi, đã giúp đỡ rất nhiều về tinh thần và là nguồn động viên rất lớn để tôi hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp. Tôi xin chúc các bạn sẽ luôn may mắn và gặt hái được những
thành công trong cuộc sống
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TPHCM,
quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, các Cô chú, Anh Chị trong
UNND xã Tân Hộ Cơ, Tập thể lớp DH08QL dồi dào sức khỏe và thành công trong
cuộc sống. Chúc UBND xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp hoạt động
ngày càng hiệu quả cao và luôn hoàn tất mọi nhiệm vụ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thủ Đức, ngày 11 tháng 07 năm 2012.

Thị Thu Ngà

 

Trang i


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Thị Thu Ngà, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng,
tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 ”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải, Bộ môn Quy Hoạch, Khoa Quản lý
Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ CHí Minh.
Công tác quy hoạch nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội, xác lập cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch xây dựng nông
thôn mới theo các tiêu chí của TW, địa phương về xây dựng nông thôn mới; phù hợp
tình hình phát triển mới và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quy hoạch xây dựng xã Tân Hộ Cơ nhằm đánh giá rõ các điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội để đưa ra định hướng phát triển về không gian, sử dụng đất, mạng lưới
dân cư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh
vốn có của địa phương. Từ nhu cầu đó, đề tài bao gồm những nội dung chính:
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội-Môi trường, quy hoạch sử dụng
đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa,công nghiệpTTCN-dịch vụ trên địa bàn xã.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội-môi trường phát triển dân cư mới
và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai, tiềm năng sử dụng
đất đai và những kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng phương án quy hoạch đến 2020.
- Xây dựng kế hoạch quy hoạch giai đoạn 2010 – 2020 và các giải pháp thực
hiện.
* Các phương pháp sử dụng: Phương pháp thống kê, phương pháp kế thừa,
phương pháp điều tra, phương pháp bản đồ, phương pháp tổng hợp, so sánh-phân tích,
phương pháp dự báo, phướng pháp định mức, và các phương pháp khác ...
* Kết quả đạt được:
- Đánh giá được tổng nguồn lực về điều kiện tự nhiên
- Khái quát được hiện trạng kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và an ninh quốc

phòng trên địa bàn xã.
- Khái quát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch.
- Căn cứ vào định hướng phát triển của các ngành, xây dựng các phương án quy
hoạch nông thôn và lập kế hoạch của xã Tân Hộ Cơ đến năm 2020.

 

Trang ii


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i 
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................vi 
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii 
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ix 
PHẦN I: TỔNG QUAN .................................................................................................. 3 
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................... 3 
I.1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................... 3 
I.1.1.1. Các khái niệm:..................................................................................................... 3 
I.1.1.2. Trình tự thực hiện quy hoạch nông thôn mới: .................................................... 3 
I.1.1.3. Yêu cầu của quy hoạch xây dựng nông thôn mới: .............................................. 4 
I.1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................... 4 
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 6 

I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.................................................................................... 7 
I.2.1. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................................. 7 
I.2.2. Hiện trạng kinh tế-xã hội: ...................................................................................... 7 
I.2.2.1. Kinh tế: ................................................................................................................ 7 
I.2.2.2. Xã hội: ................................................................................................................. 8 
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN .... 8 
I.3.1. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................................. 8 
I.3.2. Phương pháp nguyên cứu: ...................................................................................... 9 
I.3.3. Quy trình thực hiện: ............................................................................................... 9 
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................10 
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CẢNH QUAN
MÔI TRƯỜNG..............................................................................................................10 
II.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................10 
II.1.2. Các nguồn tài nguyên .........................................................................................12 
II.1.3. Cảnh quan: ..........................................................................................................13 
II.1.4.Vấn đề thiên tai: ...................................................................................................14 
II.1.5. Đánh giá điều kiện cảnh quan môi trường ..........................................................14 
II.1.6. Đánh giá điều kiện tự nhiên ................................................................................14 
II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI ..............................................14 
II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cấu kinh tế .................................................14 
 

Trang iii


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà

II.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế .............................................................15 

II.2.3. Hiện trạng xã hội.................................................................................................18 
II.2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng .....................................................................................19 
II.2.5. Đánh giá tổng hợp phần hiện trạng .....................................................................29 
II.2.6. Hiện trạng sử dụng đất, biến động các loại đất và tình hình quản lý..................30 
II.2.6.1. Hiện trạng sử dụng đất .....................................................................................30 
II.2.6.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất từ năm 2000 – 2010 .....................32 
II.2.6.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng
đất ..................................................................................................................................32 
II.2.6.4. Phân tích tình hình quản lý sử dụng đất ...........................................................34 
II.2.7. Đánh giá nông thôn xã so với Bộ Tiêu chí Quốc gia về NTM ...........................34 
II.2.7.1. Đánh giá tổng hợp theo 19 tiêu chí ..................................................................34 
II.2.7.2. Đánh giá chung ................................................................................................39 
II.2.7.3. Đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội: ...........................40 
II.2.7.4. Dự báo quy mô dân số, lao động & đất đai .....................................................43 
II.2.7.5. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật ...........................................................................44 
II.3. Quy hoạch ..............................................................................................................45 
II.3.1. Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã................................................45 
II.3.1.1. Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp: ....................................................45 
II.3.1.2. Quy hoạch khu vực sản xuất công nghiệp, TTCN, làng nghề: ........................47 
II.3.1.3. Quy hoạch các ấp dân cư .................................................................................47 
II.3.1.4. Quy hoạch hệ thống trung tâm xã, ấp & các công trình công cộng.................47 
II.3.1.5. Giải pháp xây dựng & kiến trúc nhà ở............................................................48 
II.3.1.6. Quy mô đất đai xây dựng toàn xã ....................................................................49 
II.3.1.7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ..............................................................49 
II.3.2. Giải pháp quy hoạch nông thôn mới ..................................................................55 
II.3.2.1. Kế hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội ......................................................55 
II.3.2.2. Kế hoạch Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng
NTM Tân Hộ Cơ ...........................................................................................................60 
II.3.2.3. Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề nông thôn. .............................................................................................................60 

II.3.2.4. Giải pháp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại
dịch vụ và tổ chức sản xuất, đào tạo nghề giải quyết việc làm .....................................61 
II.3.3. Nguồn vốn thực hiện,cơ chế huy động, đầu tư quản lý và sử dụng ...................62 
II.3.3.1. Nguồn vốn thực hiện........................................................................................62 
II.3.3.2. Giải pháp thực hiện ..........................................................................................63 
II.3.3.3. Đánh giá hiệu quả phương án ..........................................................................63 
 

Trang iv


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà

II.3.3.4. Đánh giá chung ................................................................................................65 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. Error! Bookmark not defined. 

 

Trang v


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT



CT
TT
BTNMT
CP
UBND
KH
TTCN
TDT
TTg
KT – XH
QHSDĐ
THCS
TH
THPT
HTXT
HTKT
THT
HTX
GTVT
NTM
VHTT&DL

 

: Nghị định
: Quyết định
: Chỉ thị
: Thông tư
: Bộ Tài nguyên & Môi trường

: Chính phủ
: Ủy ban nhân dân
: Kế hoạch
: Tiểu thủ công nghiệp
: Thể dục thể thao
: Thủ tướng
: Kinh tế - xã hội
: Quy hoạch sử dụng đất
: Trung học cơ sở
: Tiểu học
: Trung học phổ thông
: Hạ tầng xã hội
: Hạ tầng kinh tế
: Tổ hợp tác
: Hợp tác xã
: Giao thông vận tải
: Nông thôn mới
: Văn hóa thông tin và du lịch

Trang vi


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 01: Hệ thống thủy văn xã Tân Hộ Cơ ..................................................................12 
Bảng 02: Thống kê diện tích các loại đất ......................................................................13 
Bảng 03: Kết quả thu ngân sách của xã Tân Hộ Cơ ......................................................15 

Bảng 04 : Hiện trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn xã.......................................16 
Bảng 05: Tổng số đàn gia súc, gia cầm trong xã Tân Hộ Cơ qua các năm. ..................16 
Bảng 06: Tên các trụ sở hành chính ..............................................................................20 
Bảng 07: Tỷ lệ học sinh đến trường ..............................................................................22 
Bảng 08: Hiện trạng bệnh viện xã Tân Hộ Cơ ..............................................................23 
Bảng 09: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .................. Error! Bookmark not defined. 
Bảng 10: Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng năm 2010 .................................31
Bảng 11: Chỉ tiêu sử dụng đất .......................................................................................43 
Bảng 12: Chi tiêu diện tích khuôn viên xã ....................................................................49 
Bảng 13: Chỉ tiêu cấp điện cho xã đến năm 2020 .........................................................51 
Bảng 14: Tính toán và tổng hợp phụ tải .......................................................................51 
Bảng 15: Bảng tính khối lượng chất thải .......................................................................53 
Bảng 16: Các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới ...........................................................65 
Bảng 17: Các tiêu chí chưa đạt chuẩn nông thôn mới ...................................................65 

 

Trang vii


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình II.1.1: Bản đồ ranh giới hành chính xã Tân Hộ cơ 
Hình 02: Trụ sở UBND xã Tân Hộ Cơ .........................................................................19 
Hình 03: Chi cục hải quan cửa khẩu Dinh Bà ...............................................................20 
Hình 04: Trạm kiểm dịch cửa khẩu quốc tế Dinh Bà ....................................................20 
Hình 05: Trường học xã Tân Hộ Cơ .............................................................................22 

Hình 06 : Trạm y tế xã Tân Hộ Cơ và phòng khám đa khoa Y Dinh Bà ......................23 
Hình 07: Bưu điện xã Tân Hộ Cơ và Đại lý viễn thông ................................................24 
Hình 08: Chợ Tân Hộ Cơ và Chợ Dinh Bà ...................................................................24 
Hình 09: Các cơ sở sản xuất kinh doanh ....................... Error! Bookmark not defined. 
Hình 10: Các loại hình nhà ở dân cư nông thôn ............................................................26 
Hình 11: Đường giao thông xã Tân Hộ Cơ ...................................................................26 
Hình 12: Các con sông trên địa bàn xã Tân Hộ Cơ .......................................................27
Hình II.2.6.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010……………………………………...39
Hình II.3.1.1: Bản đồ quy hoạch cơ cấu cây trồng……………………………………………62
Hình 3.1.7:
Bản đồ 1: Bản đồ quy hoạch giao thông……………………………………………………...67
Bản đồ 2: Bản đồ quy hoạch cơ sở hạ tầng…………………………………………………...67

Hình 13: Mặt cắt minh minh họa cho giải cho giải pháp trồng cây chắn sóng. ............50
Hình II.3: Bản đồ quy hoạch tổng hợp………………………………………………………..86

 

Trang viii


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Thị Thu Ngà

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
 

Biểu đồ 01: Cơ cấu dân số .............................................................................................18 
Biểu đồ 02: Biểu đồ cơ cấu nhóm đất ...........................................................................31 


DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH
Mô hình 01: Sử dụng Biogas trong hộ gia đình sản xuất…………………………….72
Mô hình 02: Quản lý rác thải cấp thôn (ấp) có đơn vị VSMT hoạt động…………….73

 

Trang ix


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực
sang hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển ổn định, đời sống
nhân dân cải thiện đáng kể. Sự chuyển biến theo hướng tích cực đó là nhờ sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước với đường lối chính sách phù hợp thực tiễn, đặc biệt là chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, thông qua Quyết định số
800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Chương
trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02
tháng 02 năm 2010); ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Quyết định số
491/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009), Thông tư liên tịch 26/2011/TTLTBNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 hướng dẫn một số nội dung thực
hiện quyết định số 800/QĐ-TTg; với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ; gắn phát triển nông

thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn
hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Trên cơ sở đó Tỉnh Đồng Tháp đã ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới bảo đảm
đến năm 2020 trên 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia
về nông thôn mới. Công tác quy hoạch xây dựng được ưu tiên tập trung triển khai, bảo
đảm đến năm 2011 cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn làm cơ
sở để đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới theo bộ Tiêu chí Nông thôn mới.
Thực hiện các văn bản trên, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Tháp; UBND
huyện Tân Hồng đã thành lập Ban chỉ đạo để tổ chức triển khai xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện. Năm 2010 huyện đã triển khai thí điểm xây dựng nông thôn
mới 02 xã Tân Công Chí và Tân Thành B; năm 2011 tiếp tục triển khai thực hiện Quy
hoạch xây dựng nông thôn mới các xã còn lại để phủ kín quy hoạch nông thôn mới.
Xã Tân Hộ Cơ là một trong các xã biên giới, thuộc khu vực phát triển khu kinh tế
cửa khẩu Tỉnh Đồng Tháp, trên địa bàn có khu kinh tế cửa khẩu Dinh Bà, có quốc lộ
30 đi qua. Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế-xã hội có nhiều chuyển
biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Tuy vậy cơ cấu kinh tế của xã chủ
yếu là nông nghiệp, cuộc sống của đại đa số người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp
nên đời sống dân cư trong xã chưa được nâng cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa phát
triển. Hiện nay, huyện Tân Hồng vẫn thuộc huyện nghèo của Tỉnh, xã Tân Hộ Cơ là xã
nghèo đặc biệt khó khăn của huyện. Để có cơ sở đầu tư quản lý và xây dựng xã theo
tiêu chí nông thôn mới, phát huy tốt các tiềm năng của xã, việc lập quy hoạch xây
dựng nông thôn mới theo các tiêu chí của TW, địa phương về xây dựng nông thôn
mới; phù hợp tình hình phát triển mới theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương trong thời gian tới là cần thiết và cấp bách.
 

Trang 1



Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

Quy hoạch xây dựng xã Tân Hộ Cơ nhằm đánh giá rõ các điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội để đưa ra định hướng phát triển về không gian, sử dụng đất, mạng lưới
dân cư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh
vốn có của địa phương, từ đó có thể chủ động kiểm tra quản lý xây dựng, đất đai của
địa phương, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất Đai và
Bất Động Sản trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, UBND xã Tân Hộ
cơ, chúng tôi thực hiện đề tài:“Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tân Hộ Cơ,
huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020” .
Mục tiêu nguyên cứu:
- Quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã phục vụ phát triển kinh tế xã hội
bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi
trường sinh thái.
- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển

nông nghiệp nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho mục
tiêu hiện đại hoá của xã đến năm 2020, hoàn thành các tiêu chí để xây dựng xã
thành xã nông thôn mới.
-Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hồng và xã
trong việc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đến năm 2020.
- Làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển các điểm dân cư và đồng bộ kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng và hướng dẫn phát
triển theo hướng quy hoạch trên địa bàn xã.
- Nhằm đánh giá sự thay đổi về nền kinh tế của Đồng Tháp trong những năm lại
đây, làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch cơ sở để quản lý sử dụng đất, lập dự án

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn phù hợp với các định hướng và yêu cầu phát
triển kinh tế -xã hội an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường của huyện và xã.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã; thực hiện có
hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
Đối tượng và phạm vi nguyên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Đất đai, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất.
Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường và các quy luật phát triển kinh tế - xã hội, các điều kiện về cơ sở hạ tầng trên
địa bàn xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Các quy định, quy chuẩn liên quan đến quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
*Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tân Hộ Cơ,
huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
Thời gian nghiên cứu: 4 tháng (từ 15/03/2012 đến 15/07/2012 ).

 

Trang 2


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm:
- Nông thôn: Là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ

ban nhân dân xã. Nông thôn có đặc điểm là dân số không đông, mật độ dân số thấp,
quy mô dân số nhỏ, lao động nông nghiệp đóng vai trò đáng kể, đời sống của người
dân chưa được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo và thất nghiệp ở mức cao, ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, phân hóa nghề nghiệp ít,…..
- Nông thôn mới: Một nông thôn được gọi là mới chỉ có thể đạt được khi từng
ngõ xóm, góc làng được chỉnh trang, xây dựng một cách hoàn chỉnh.
- Quy hoạch: Là một công việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bố các
công việc theo trình tự nhất định, trong một không gian nhất định và ở một thời gian
nhất định.
- Quy hoạch sử dụng đất: Là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông
qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư
liệu sản xuất cùng với các điều kiện sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian
vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó,
đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: là việc tổ chức hoặc định hướng tổ
chức hay sắp xêp không gian và các công trình xây dựng trong tương lai của nông thôn
nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân tại nơi đó, phát triển kinh tế,..., theo xu
thế của thời đại.
I.1.1.2. Trình tự thực hiện quy hoạch nông thôn mới:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.
Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng
NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện).
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu
chí quốc gia NTM.
Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã.

Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã .
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình.

 

Trang 3


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

I.1.1.3. Yêu cầu của quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
Đảm bảo các tiêu chí của Bộ tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐTTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới; Quyết định số 484/QĐ-UBND.HC ngày 18 tháng 6 năm 2010 của
Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới Tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2020.
Đảm bảo các yêu cầu quy chuẩn ngành.
Tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt.
Phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Phù hợp với các điều kiện hiện trạng và điều kiện kinh tế - xã hội của xã.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hànhTrung ương
Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về
Quy hoạch xây dựng.

- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 01/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn-Bộ Kế hoạch Đầu tư-Bộ Tài chính hướng dẫn một số
nội dung thực hiện quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010
-Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXDBNNPTNT-BTN&MT ngày 28
tháng 10 năm 2011 về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới;
- Luật đất đai 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi
hành Luật đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất.

 

Trang 4


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà


-Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,kế hoạch sử dụng
đất;
-Thông tư số 31/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng
về việc ban hành ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
-Thông tư 32/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về
việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp &
phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 08 năm 2010 của Bộ Xây dựng
Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới.
- Quyết định 315/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 23 tháng 02
năm 2011 về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông
nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020.
- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ VH-TT-DL ngày 08 tháng 03
năm 2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn.
- Thông tư số 17/2010/QĐ-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ xây dựng về việc
Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị
- Thông tư liên tịch số13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
28/10/2011 của bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới
- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 do Bộ Nông
nghiệp & PTNT ban hành về giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 07 năm 2009 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành quy chuẩn trung tâm văn hóa xã;
- Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí
của Trung tâm Văn hóa -Thể thao xã;
- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương
trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
- Luật số 38/2009/QH12 ngày 13 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan
đến đầu tư xây dựng công trình.
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
 

Trang 5


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 V/v Ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Thông tư 21/2009/TT/BXD quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ xây
dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm
vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 484/QĐ-UBND.HC ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch

UBND Tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới Tỉnh Đồng
Tháp đến năm 2020.
- Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Nông thôn mới Tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020 của Sở NN và PTNT Tỉnh Đồng Tháp.
- Công văn số 15/UBND-XDCB của UBND Tỉnh Đồng Tháp ngày 10 tháng
01 năm 2011 về việc nội dung và chi phí trong công tác lập quy hoạch xây dựng nông
thôn mới.
- Công văn số 35/SNN-KHTC của Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Đồng Tháp
ngày 18 tháng 01 năm 2011 về việc hướng dẫn lập quy hoạch Nông nghiệp cấp xã.
- Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Ban Chấp hành
Đảng bộ Tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
- Nghị quyết số 33-NQ/HU, ngày / /2009 của Huyện ủy Huyện Tân Hồng
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Tân Hồng đến năm 2020
- Chương trình hành động số 69.1-C.Tr/HU ngày 20 tháng 02 năm 2009 của
Ban chấp hành Đảng bộ Huyện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Tân Hồng
đến năm 2020.
- Đề án Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Tân Hồng đến
năm 2020.
- Quyết định 954/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 6 năm
2010 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu
Tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
- Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm 2011-2015 tỉnh Đồng Tháp.
- Quy hoạch các ngành: Công nghiệp, Nông nghiệp phát triển nông thôn, Giao
thông-Vận tải, Giáo dục- Đào tạo,Thể dục-Thể thao, Thương mại-Dịch vụ, Môi trường
... đến năm 2020.
- Các đề án : Đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020; Đề án Phát triển giao thông nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

- Nghị quyết đại hội Đảng bộ Huyện Tân Hồng nhiệm kỳ 2010 -2015.
- Báo cáo tổng kết hoạt động của UBND Huyện Tân Hồng hàng năm.

 

Trang 6


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

- Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Hồng
đến năm 2020.
- Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm 2011-2015 huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
- Số liệu thống kê huyện Tân Hồng các năm đến năm 2009 .
- Kết quả điều tra dân số huyện Tân Hồng năm 2009.
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 và thống kê đất đai các năm 2006, 2007,
2008, 2009.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội hàng năm và phương
hướng nhiệm vụ của các năm của xã.
- Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội Đảng xã Thông Bình nhiệm kỳ
2010-2015.
- Các tài liệu bản đồ và các dự án liên quan của địa phương.
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1. Điều kiện tự nhiên:
Xã Tân Hộ Cơ là một trong các xã biên giới, thuộc khu vực phát triển khu kinh
tế cửa khẩu Tỉnh Đồng Tháp, trên địa bàn có khu kinh tế cửa khẩu Dinh Bà, có quốc lộ

30 đi qua. Phía bắc giáp Campuchia, phía nam giáp xã Tân Thành B, phía đông giáp
xã Thông Bình, phía tây giáp xã Bình Phú. Diện tích tự nhiên là 4629,33 ha. Theo dân số
điều tra năm 2010 là 12.000 người, 6.030 nữ, 3.003 hộ, Lao động trong độ tuổi: 8.795
người ). Xã Tân Hộ Cơ gồm 4 ấp (Gò Bói, Đuôi Tôm, Chiến Thắng, Dinh Bà).
Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
cao độ trung bình từ 1.5m đến 4.0m. Tuy nhiên địa hình ở 2 cụm dân cư Chiến Thắng
và Gò Bối gần trung tâm xã có cao độ tương đối lớn từ 4.0m đến 5.6m. Chế độ trên
sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của 3 yếu tố là: chế độ thủy triều biển
Đông, chế độ dòng chảy của sông Tiền, chế độ mưa tại chỗ; do đó có thể chia ra hai
mùa là mùa lũ và mùa kiệt
Tân Hộ Cơ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm hai mùa
rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 11
chiếm 90% lượng mưa cả năm.
Toàn xã chỉ có 2 loại đất nằm trong 1 nhóm đất chính là: Nhóm đất xám,đất
xám trên phù sa cổ (khí hiệu là Ach.or ).Đất bạc màu trên phù sa cổ (kí hiệu là Ach.hy)
Về mặt tài nguyên của xã có nguồn nước mặt rất phong phú được cung cấp trực
tiếp bởi sông Tiền thông qua các hệ thống kênh, rạch thông nhau trên địa bàn xã, tài
nguyên rừng không có nhiều, chỉ có khoảng 194,63 ha rừng
Tài nguyên nhân văn: Người dân có bản chất lao động cần cù, có tinh thần đoàn
kết chung sống mang phong tục tập quán đặc sắc đậm đà tính dân tộc Việt Nam.
I.2.2. Hiện trạng kinh tế-xã hội:
I.2.2.1. Kinh tế:
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của xã, làm ổn định và tăng trưởng qua
các giai đoạn kinh tế của xã. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng tích cực,
 

Trang 7


Ngành Quản lý Đất đai


SVTT: Thị Thu Ngà

giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại
và dịch vụ.
*Về trồng trọt: Phát triển tương đối ổn định, diện tích gieo trồng cả năm 2005 là
5.760ha, trong đó năng suất đạt 6,33 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt 36.992 tấn. Diện
tích sản xuất hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày hàng năm 50 ha so chỉ tiêu đạt
12,5%, sản xuất chủ yếu là hoa màu, khoai lang, dưa, bắp.
*Về chăn nuôi: Chăn nuôi gia cầm có nhiều thay đổi đáng kể cả về măt số
lượng và chất lượng trong ngành nông nghiệp, nhiều năm qua việc thay đổi con giống
đã được chú ý nhiều hơn về số lượng và cả chất lượng.
*Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Ngành công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp của xã trong những năm qua có sự phát triển mạnh. Đã xây dựng được
một khu thương mại và một khu công nghiệp chế biến nông lâm sản xuất nhập khẩu.
Hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển hơn những năm trước cả về
mức độ và chủng loại hàng hóa.
I.2.2.2. Xã hội:
Theo số liệu thống kê của phòng thống kê huyện Tân Hồng năm 2010 dân số xã
Tân Hộ Cơ là 12.000/90.772 dân số của toàn huyện, chiếm tỷ lệ 13.2%, mật độ dân số
228 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,38%. Dân số sống tập trung chủ yếu ở dọc
theo các tuyến đường giao thông chính và các cụm tuyến dân cư nhất là cụm dân cư
chợ và trung tâm xã.
Thu nhập của người dân ngày càng ổn cao hơn so với những năm trước, thu
nhập bình quân đầu người 11 triệu đồng/năm (năm 2010).Vấn đề việc làm được các
cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Xã Tân Hộ Cơ có một lực lượng lao
động khá dồi dào, hiện tại đã có 6.578 lao động, chiếm 62,14%. Trong đó lao động
nông nghiệp chiếm hơn 80% tổng lao động của toàn xã, còn lại số lao động trong các
lĩnh vực khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại.
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN

I.3.1. Nội dung nghiên cứu:
- Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội hạ tầngkĩ thuật của xã (đánh giá theo 19 tiêu chí NTM) để xác định được động lực phát triển,
tích chất đặc trưng vùng miền, định hướng phát triển kinh tế xã hội, dự báo quy mô
dân số, dự báo sử dụng quỹ đất cho từng địa điểm dân cư, dự báo những khó khăn
vướng mắc trong quá trình xây dựng.
- Xác định quy mô diện tích, cơ cấu ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu đối với
hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng kĩ
thuật và nhu cầu phát triển.
- Xác định các hệ thống công trình công cộng cấp xã và hệ thống dân cư tập
trung trên địa bàn hành chính xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của
địa phương.
- Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống, các
vùng có tính đặc thù.

 

Trang 8


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

- Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng
phục vụ sản xuất kèm theo, mạng lưới hạ tầng kĩ thuật bố trí dân cư và hạ tầng công
cộng theo chuẩn nông thôn mới.
I.3.2. Phương pháp nguyên cứu:
- Phương pháp thống kê: Tổng hợp, phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên
và hiện trạng kinh tế- xã hội của xã, đặc điểm phân bố dân cư, hiện trạng phân bố hệ
thống cơ sở hạ tầng- kinh tế - xã hội- môi trường của xã..

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa toàn bộ các kết quả nghiên cứu hoặc các đồ
án quy hoạch trước đó có liên quan, tiết kiệm các chi phí không cần thiết. Phương
pháp cung cấp thông tin thứ cấp để có những phân tích, đánh giá nhận định cần thiết
cho quá trình thực hiện quy hoạch Nông thôn mới
- Phương pháp điều tra: Để cập nhật và đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội- môi trường, đặc biệt hiện trạng phát triển nông
nghiệp, dân cư và cơ sở hạ tầng theo các tiêu chí nông thôn mới. Phương pháp điều tra
có thể kết hợp giữa điều tra nhanh nông thôn, phỏng vấn qua phiếu điều tra, điều tra
thực địa.
- Phương pháp bản đồ: Thể hiện những yếu tố ít biến động như hệ thống cơ sở hạ
tầng, đất đai, vị trí địa lý.... Bản đồ hành chính, vị trí, mối quan hệ liên vùng, bản đồ
hiện trạng, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng, mạng lưới khu dân cư nông thôn, bản
đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế chủ yếu, bản đồ hiện trạng và quy hoạch
tổng thể kinh tế - xã hội .... được xây dựng dựa trên chồng ghép, số hoá từ các bản đồ
đơn tính. Các phần mềm của hệ thống GIS, để phân tích, tổng hợp cơ sở dữ liệu.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh-phân tích: Nhằm phân tích so sánh tổng hợp xử
lý các thông tin, bảng biểu trong quá trình lập quy hoạch.
- Phương pháp dự báo: Dự báo các chỉ tiêu có liên quan đến phương án quy
hoạch, Dự báo dân số,nhu cầu phát triển ngành,nhu cầu sử dụng đất
- .Phương pháp định mức: Áp dụng các định mức ngành trong đánh giá hiện trạng
và xây dựng phương án quy hoạch
- Các phương pháp khác: Đánh giá đất đai, chuyên gia hội thảo, điều tra nhanh
nông thôn, đánh giá nông thôn có sự tham dự của người dân.
I.3.3. Quy trình thực hiện:
- Thu thập tài liệu, số liệu và hệ thống bản đồ sẵn để đánh giá sơ bộ về địa bàn
nghiên cứu, khoanh vùng điều tra thực địa.
- Dựa trên bản đồ sẵn có tiến hành khảo sát thực địa thu thập các thông tin cần
thiết.
- Tổng hợp, phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử
dụng đất xác định thuận lợi, khó khăn cho mục tiêu phát triển của xã.

- Định hướng không gian, phân vùng chức năng sinh sống, sản xuất.
- Xác định quy mô diện tích, cơ cấu và ranh giới sử dụng đất cho các mục đích
trong kỳ quy hoạch.

 

Trang 9


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ CẢNH QUAN
MÔI TRƯỜNG
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý:
Xã Tân Hộ Cơ là một xã thuộc vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở phía
Bắc Huyện Tân Hồng.
- Phía Tây Bắc giáp Capuchia.
- Phía Đông giáp xã Thông Bình huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Nam giáp xã Tân Thành B huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Tây Nam giáp xã Bình Phú huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
Tổng chiều dài đường địa giới theo 360/CT là 32251m. Đường địa giới hành
chính chủ yếu đi theo sông, rạch, kênh, mương và đường bờ thửa.
Xã Tân Hộ Cơ gồm 4 ấp:
+ Ấp Gò Bói
+ Ấp Đuôi Tôm
+ Ấp Chiến Thắng

+ Ấp Dinh Bà
Phạm vi địa lý như sau:
- Từ 10053’13’’ đến 10058’40’’ độ vĩ bắc.
- Từ 105023’57’’ đến 1050 30’33’’ kinh độ đông.

 

Trang 10


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

2. Địa hình, địa mạo:
Theo tài liệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 đo vẽ năm 2010, địa hình xã Tân Hộ
Cơ tương đối bằng phẳng dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình từ
1.5m đến 4.0m. Tuy nhiên địa hình ở 2 cụm dân cư Chiến Thắng và Gò Bối gần trung
tâm xã có cao độ tương đối lớn từ 4.0m đến 5.6m, ranh giới 3 Ấp được chia cắt bởi 2
con kênh Tân Hòa và Đuôi Tôm; địa hình trong xã được chia cắt bởi các hệ thống
kênh rạch. Do đó thuận lợi cho việc đi lại và tưới tiêu, song lại hạn chế trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng cơ giới hóa nông nghiệp.
3. Khí hậu:
Tài liệu khí hậu sử dụng để đánh giá được lấy tại trạm khí tượng thủy văn tỉnh
Đồng Tháp gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, số giờ nắng, lượng bốc hơi và lượng mưa
tại huyện Tân Hồng.
Nhiệt độ trung bình của năm trong khu vực của xã là 27,30 C, vào tháng 5 nóng
nhất nhiệt độ bình quân cao nhất 35,60C, tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất là 18,60 C,
nhiệt độ dao động trong một ngày tương đối lớn; số giờ chiếu sáng/năm là 2.710 giờ. Độ
ẩm cao nhất trong năm là 100%, thấp nhất là 41%, trung bình là 82%. Lượng bốc hơi

đo bằng ống Piche, mùa khô lượng bốc hơi cao nhất là 2.850mm vào tháng (tháng 3),
mùa mưa lượng bốc hơi nhỏ nhất là (tháng 10) trung bình 361 mm; bình quân 1165
mm/năm. Do đó, khí hậu xã Tân Hộ Cơ rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, tăng
năng suất và nâng cao chất lượng nông sản của ngành nông nghiệp.
Xã Tân Hộ Cơ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm hai
mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.Mùa mưa kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 11
chiếm 90% lượng mưa cả năm, đăc biệt lượng mưa lớn lại trùng với tháng nước lũ ở
sông Mê Công đổ về gây ngập úng ở đồng ruộng, lượng mưa cao nhất trong năm là
2.304 mm, thấp nhất là 1.115mm; bình quân là 1.449mm/năm. Mùa khô kéo dài 5 tháng
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, trong
những tháng này cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.
4 Địa chất công trình, địa chất thủy văn:
Khu vực xã Tân Hộ Cơ hiện tại chưa có khoan thăm dò địa chất công trình, địa
chất thủy văn trên phạm vi địa bàn xã. Khi xây dựng công trình lớn cần khoan thăm dò
địa chất công trình, địa chất thủy văn cụ thể để có phương án xử lý nền móng.
5. Thủy văn:
Tài liệu thủy văn sử dụng tài liệu mực nước của các trạm trên sông Tiền như
trạm Tân Hồng.
Chế độ trên sông rạch thuộc địa bàn huyện chịu sự tác động của 3 yếu tố là:
chế độ thủy triều biển Đông, chế độ dòng chảy của sông Tiền, chế độ mưa tại chỗ; do
đó có thể chia ra hai mùa là mùa lũ và mùa kiệt.
+ Mùa lũ: Bắt đầu tháng 7 đến tháng 11 nước từ sông Mê Công đổ về, kết hợp
với mùa mưa và nước thủy triều dâng cao, biên độ chênh lệch thấp nên khả năng thoát
lũ kém.
+ Mùa kiệt: Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Mực nước đỉnh triều thấp
hơn so với các cao trình đồng ruộng nên phải sử dụng bơm nước để tưới cho cây trồng.
 

Trang 11



Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

Thủy văn trong xã gồm 6 con kênh nhỏ và một số hệ thống kênh mương nội
đồng, toàn bộ được phân bố khấp toàn xã tạo điều kiện cho việc giao lưu mua bán, trao
đổi hoàng hóa, tưới tiêu cũng như đi lại thuận lợi hơn.
Bảng 01: Hệ thống thủy văn xã Tân Hộ Cơ
STT

Tên kênh, rạch

Dài (m)

Rộng
(m)

Diện tích (ha)

1

Kênh Tân Hòa

4.275

30

12,8300


2

Kênh Tân Thành

8.667

50

43,3400

3

Kênh Tân Thành – Lò Gạch

5.636

50

14,0900

4

Kênh Sa Rài

7.729

25

9,7400


5

Kênh Đuôi Tôm

4.475

30

13,4300

6

Sông Sở Hạ

10.000

40

40,0000

7

Kênh mương nội đồng

140.840

4

56,3400


Tổng cộng

109,7600
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Tân Hồng)

II.1.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại, song lại giới hạn về mặt
không gian. Công tác quy hoạch sử dụng đất thực chất đánh giá bố trí sử dụng nguồn
tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả trong đời sống kinh tế xã hội.
Theo số liệu thống kê 2010 xã Tân Hộ Cơ có 4629,33ha diện tích tự nhiên và
toàn bộ diện tích này đang được đưa vào sử dụng, điều này cho thấy tài nguyên đất của
xã đang được khai thác sử dụng khá triệt để và có hiệu quả. Về mặt thổ nhưỡng, theo
kết quả điều tra đất của phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam năm
1997 và kết quả chỉnh lý bản đồ đất thì trên địa bàn xã Tân Hộ Cơ chỉ có 2 loại đất
nằm trong 1 nhóm đất chính là: nhóm đất xám và nhóm đất phèn.
Nhóm đất xám: Đây là nhóm đất duy nhất trong xã chiếm 100% diện tích trong đó
+ Đất xám trên phù sa cổ (khí hiệu là Ach.or) trong xã Tân Hộ Cơ có diện tích
khoảng 280,121ha chiếm tỷ lệ 64.7% diện tích tự nhiên trong xã chủ yếu phân bố ở 2
Ấp Chiến thắng và Gò Bói.
+ Đất bạc màu trên phù sa cổ (kí hiệu là Ach.hy) trong xã Tân Hộ Cơ diện tích
khoảng 118,912 ha chiếm tỷ lệ 27.5% diện tích tự nhiên trong xã chủ yếu dọc bờ Đông
kênh Sa Rài.
Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt nhẹ) có hàm lượng
dinh dưỡng thấp. Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, những nơi có địa hình
cao có khả năng trồng cây hoa màu, cây ăn trái và một số cây lấy gỗ....

 

Trang 12



Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

Bảng 02: Thống kê diện tích các loại đất
STT Ký hiệu
I

Tên đất

Diện tích

Nhóm đất xám

92,20 Toàn xã Tân
Hộ Cơ
7,20 Vùng đồi gò
trồng
màu,
cây lâu năm,
thổ canh, thổ


Ach.or

Đất xám trên phù sa cổ

22.801,21


2

Ach.hy

Đất xám bạc màu trên
phù sa cổ

1.189,12

Sông rạch

339,05

Tổng cộng

Phân bố

3.990,33

1

II

Tỷ lệ %

4.329,38

29,80
7,80 Rải rác khắp

các ấp
100,00

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Tân Hồng)
2. Tài nguyên nước
Nước mặt: Nguồn nước mặt rất phong phú được cung cấp trực tiếp bởi sông
Tiền thông qua các hệ thống kênh, rạch thông nhau trên địa bàn xã.
Nước ngầm: Các mạch nước ngầm trên địa bàn huyện cũng như xã Tân Hộ Cơ
ở nhiều độ sâu khác nhau (20m- 60m), chất lượng nước tương đối tốt việc khai thác
cũng ít tốn kém.
3. Tài nguyên rừng
Trong xã tài nguyên rừng không có nhiều, chỉ có khoảng 194,63 ha rừng trồng
khu vực gần Dinh Bà cập bờ sông Sở Hạ. Đồng thời, trong khu vực dân cư các hộ dân
cư vẫn trồng các loại cây xanh như tràm, bạch đàn và một số loại cây lâu năm khác để
lấy gỗ bảo đảm mật độ che phủ, cân bằng sinh thái trên đại bàn xã.
4. Tài nguyên nhân văn
Tân Hộ Cơ là một xã nằm trong khu vực biên giới, dân cư sinh sống chủ yếu ở
trên các hành lang ven kênh rạch và các trục lộ giao thông. Đây chính là đặc điểm
truyền thống của người Việt sống trên miền sông nước Nam Bộ và cũng chính là đặc
trưng của người dân trong xã Tân Hộ Cơ. Nhưng tính đến thời điểm hiện nay người
dân được bố trí sống tập trung hơn và được cải thiện hơn về lối sống văn hóa.
Dân cư sống chủ yếu sống bằng nghề nông, trong đó, phần lớn là người Kinh,
có một số đồng bào theo đạo, chủ yếu là đạo Phật đặc biệt theo thống kê trên địa bàn
xã không có người dân tộc thiểu số. Với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đặc biệt là
Đảng và chính quyền địa phương, người dân trong xã đoàn kết chung sống mang
phong tục tập quán đặc sắc đậm đà tính dân tộc Việt Nam.
II.1.3. Cảnh quan:
Có cảnh quan sông rạch đẹp, ấn tượng, có đặc thù của vùng sông rạch miền
Tây.
 


Trang 13


Ngành Quản lý Đất đai

SVTT: Thị Thu Ngà

II.1.4.Vấn đề thiên tai:
Xã Tân Hộ Cơ nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của bão và lũ. Tuy nhiên,
tháng mưa lớn lại trùng với tháng nước lũ ở sông Mê Công đổ về nên gây ngập úng
trong đồng ruộng và tình trạng thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân vào mùa
khô gây khó khăn cho đời sống, sản xuất của người dân.
II.1.5. Đánh giá điều kiện cảnh quan môi trường
Xã Tân Hộ Cơ là một xã thuộc khu vực đầu nguồn hàng năm được bù đắp bởi
phù sa từ sông Mê Công đổ về. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, môi trường không khí
trong sạch, có nguồn nước mặt phong phú, thời tiết thuận hòa tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển toàn diện ngành nông nghiệp như lương thực, thực phẩm ngày càng
tăng.
Môi trường nước ở sông, kênh rạch, ao hồ đang tiếp tục bị ô nhiễm do nước thải
sinh hoạt, chăn nuôi, rác thải. Do vậy, vấn đề cấp thoát nước xử lý nước thải, rác thải ở
các cụm tuyến dân cư là thực sự cần thiết và cấp bách.
Xã Tân Hộ Cơ, nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của bão và lũ. Loại hình thiên
tai có tác động lớn đến đời sống người dân ở đây là sạt lở dọc theo các triền sông.
II.1.6. Đánh giá điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
Nhìn chung điều kiện khí hậu khí hậu ôn hoà, diện tích đất đai rộng, thổ nhưỡng
đa dạng, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp hàng hoá với các sản phẩm đa dạng
cung cấp cho nhu cầu của thị trường.
Hệ thống kênh rạch phân bố đếu trên khắp địa bàn thuận lợi cho phát triển hệ

thống giao thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm tương đối dồi dào, chất lượng tốt, đặc biệt
là nguồn nước ngầm thuận lợi khai thác cho sản xuất và sinh họat của người dân.
- Khó khăn :
Chịu ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông, gây nhiễm
mặn, phèn diện tích đất ven sông.
Lượng mưa tập trung theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân.
Ngoài nguồn tiềm năng về đất đai & tài nguyên nước, trên địa bàn xã không
còn nguồn tài nguyên nào khác cho phát triển công nghiệp.
Nguồn đất tôn nền hạn chế, không đủ để tôn nền cho các khu dân cư tập trung có
quy mô lớn, quỹ đất đắp nền chủ yếu là cân bằng đào đắp tại chỗ.
II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI
II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cấu kinh tế
Theo báo cáo hoạt động của của Ủy ban nhân dân xã nhiêm kỳ 2005 – 2010
thì tình hình kinh tế - xã hội của xã Tân Hộ Cơ có nhiều biến đổi. Trong những năm
gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước, nền kinh tế của huyện nói chung
cũng như của xã Tân Hộ Cơ nói riêng dần đi vào ổn định, đời sống người dân ngày

 

Trang 14


×