Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ THÔNG BÌNH, HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI XÃ THÔNG BÌNH, HUYỆN TÂN HỒNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP

SVTH
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:

TRẦN VĂN DŨNG
DH08QL
2008 - 2012
Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Trần Văn Dũng 

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................3
I.2.KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................................6
I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH TH .....................7
I.3.1. Nội dung nghiên cứu đề tài ....................................................................................7
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................7
I.3.3. Quy trình thực hiện đề tài.......................................................................................7
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 9
II.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI......................................9
II.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................9
II.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội ..................................................................................13
II.1.3. Hiện trạng và quản lý sử dụng đất .....................................................................18
II.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG XÃ THÔNG BÌNH ....................26
II.2.1.Hiện trạng cơ sở hạ tầng xã hội ...........................................................................26
II.2.2.Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ........................................................................34
II.2.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: ........................................41
II.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÔNG THÔN CỦA XÃ THEO BỘ TIÊU CHÍ
NÔNG THÔN MỚI .......................................................................................................42
II.3.1.Quy hoạch ............................................................................................................42
II.3.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội .......................................................................................42
II.3.3. Thủy lợi (Tiêu chí 3) ...........................................................................................43
II.3.4. Điện (tiêu chí 4) ..................................................................................................44
II.3.5. Trường học (tiêu chí 5) .......................................................................................44
II.3.6. Cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí 6) .....................................................................44
II.3.7. Chợ nông thôn (tiêu chí 7): .................................................................................44
II.3.8.Bưu Điện (tiêu chí 8) ...........................................................................................45
II.3.9.Nhà ở dân cư nông thôn (tiêu chí 9): ...................................................................45

II.3.10. Kinh tế và tổ chức sản xuất ...............................................................................45
II.3.11. Văn hóa – Xã hội – Môi trường .......................................................................46
II.3.12. Hệ thống chính trị .............................................................................................46
II.3.12. An ninh, trật tự xã hội: ......................................................................................47
II.3.13. Đánh giá chung .................................................................................................47
II.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI
VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI........48
II.4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai : ...............................................................................48
II.4.2. Định hướng phát triển kinh tế -xã hội .................................................................49
II.4.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy hoạch nông thôn mới .....................................51
1. Dự báo quy mô dân số, lao động & đất đai...............................................................51


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

2. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.....................................................................................53
II.5. QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THÔNG BÌNH HUYỆN
TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020. ..................................................53
II.5.1. Quy hoạch định hướng phát triển không gian ....................................................53
II.5.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................................................................62
II.5.3. Kế hoạch thực hiện quy hoạch nông thôn mới đến 2015 trên địa bàn xã Thông
Bình
........................................................................................................................69
II.6. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI ..........71
II.6.1. Giải pháp về nguồn vốn ......................................................................................71
II.6.2. Giải pháp về kinh tế ............................................................................................71
II.6.3. Giải pháp về kỹ thuật ..........................................................................................72
II.6.4. Giải pháp về môi trường .....................................................................................72

II.6.5. Tuyên truyền và vận động ..................................................................................72
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 73
III.1. Kết luận................................................................................................................ 74
III.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội chúng ta không ngừng vận động và phát triển, đi kèm với sự phát triển
đó là nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao hơn. Đó là các nhu cầu về: sinh
hoạt, học tập, giải trí,… và trong các nhu cầu đó thì nhu cầu sử dụng đất đang trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết. Việt Nam cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Là
một quốc gia với dân số hơn 86 triệu dân nhưng đã có gần 70% người dân tập trung
sinh sống ở vùng nông thôn. Điều đó cho thấy nông nghiệp vẫn luôn luôn chiếm 1 tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, vấn đề cần đặt ra ở
đây là phải có những giải pháp, chiến lược, những định hướng cụ thể cho từng vùng,
từng địa phương của nông thôn Việt Nam trong việc sử dụng đất sao cho hợp lý, khoa
học và hiệu quả. Từ đó người dân vùng nông thôn đều có công việc với mức thu nhập
ổn định, đời sống được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó chính là nhiệm vụ mà
“quy hoạch” phải làm. Làm tốt được công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch nông
thôn mới nói riêng chính là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cả Việt
Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bức tranh nông thôn Việt
Nam từ đó sẽ thay đổi theo hướng tích cực và ngày càng hoàn thiện hơn.
Nắm được điểm cốt lõi của vấn đề này “chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
đang tiến hành triển khai theo Quyết định 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010. Xây

dựng nông thôn mới là cốt lõi của việc thực hiện nghị quyết trung ương 26 về nông
nghiệp, nông thôn và nông dân, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng và nhà nước
để phát triển khu vực nông thôn.
Trên cơ sở đó tỉnh Đồng Tháp đã ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới bảo đảm
đến năm 2020 có trên 50% các xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới. Và để thực hiện mục tiêu trên, công tác quy hoạch đã được tập
trung triển khai, bảo đảm đến năm 2012 sẽ cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông
thôn trên địa bàn, làm cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới theo bộ
tiêu chí nông thôn mới.
Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Tháp; UBND huyện Tân Hồng đã thành
lập Ban chỉ đạo để tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Năm 2010, huyện đã triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới 2 xã Tân Công Chí
và Tân Thành B; dự kiến năm 2012 tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới các xã còn lại để phủ kín quy hoạch nông thôn mới. Xã Thông Bình là
một trong các xã đang được triển khai trong công cuộc phủ kín quy hoạch nông thôn
mới trên toàn địa bàn huyện nói trên.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự chấp thuận của khoa Quản lý đất
đai và BĐS, UBND xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, tôi mong muốn
thực hiện đề tài: QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ
THÔNG BÌNH, HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP với sự hướng dẫn của
ThS. Trần Duy Hùng giảng viên khoa Quản lý đất đai và BĐS trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM.

Trang 1 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Phục vụ cho công tác thực hiện xây dựng.
Quản lý xây dựng và quản lý quỹ đất đai hiện có trên địa bàn xã.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng lập quy hoạch nông thôn mới: Quy hoạch định hướng phát triển
không gian xã theo bộ tiêu chí nông thôn mới của quyết định 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới và quyết định số 484/QĐ-UBND.HC ngày 18 tháng 6 năm 2010 của chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Đồng
Tháp đến năm 2020.
Phạm vi lập quy hoạch nông thôn mới: Công tác lập quy hoạch nông thôn mới
được tiến trên địa bàn xã Thông Bình, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
Quy hoạch nông thôn mới được triển khai thực hiện từ quy hoạch chung đến
quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi quy hoạch chung
xây dựng nông thôn mới.

Trang 2 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

PHẦN I. TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài:
- Đất đai: là phần không gian đặc trưng được xác định bao gồm các yếu tố thổ
quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển và khí quyển. Trong vùng đất đó bao gồm
các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng tương lai.
- Quy hoạch: Là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành

động dẫn dắt tới sự thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến.
- Quy hoạch sử dụng đất: Là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, và pháp
chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như
tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
và môi trường.
- Nông thôn: là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn là việc tổ chức không gian mạng lưới điểm
dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn xã
hoặc liên xã (quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn).
- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: là hệ thống bao gồm hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát
nước, xử lý các chất thải, nghĩa trang, và các công trình khác.
- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: là hệ thống bao gồm các công trình y tế,
văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt
nước và các công trình đầu mối phục vụ sản xuất khác.
- Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với
đô thị theo hướng quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp: là việc xác định phương án sản xuất nông
nghiệp theo từng giai đoạn trong tương lai, bố trí không gian và hạ tầng kỹ thuật phù
hợp.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: là việc xác định hướng, tuyến, vị
trí và quy hoạch phát triển công trình giao thông, thủy lợi, điện, phục vụ quy hoạch sản
xuất nông nghiệp.
- Quy hoạch bố trí sử dụng đất nông nghiệp: là việc bố trí quỹ đất cho các loại

hình phát triển nông, lâm, ngư, diêm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường của địa phương.
- Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau
trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất

Trang 3 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn,… được hình thành do điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
- Đường xã: là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường
nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp 4.
- Đường thôn: là đường nối giữa các thôn đến các xóm.
- Đường xóm, ngõ: là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên
gia đình).
- Đường trục chính nội đồng: là đường nối từ đồng ruộng đến khu dân cư.
- Cứng hóa: là mặt đường được trải bằng một trong những loại vật liệu như đá
dăm, lát gạch, bê tông xi măng,...
I.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
- Dự thảo phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Hồng đến năm 2020.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Tân Hồng nhiệm kỳ 2010 - 2015.
- Dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm 2011 – 2015 tỉnh Đồng Tháp.
- Quy hoạch các ngành: Công nghiệp, Nông nghiệp phát triển nông thôn, Giao
thông - Vận tải, Giáo dục - Đào tạo,Văn Hóa, Thể dục - Thể thao,Thương mại - Dịch
vụ, Môi trường,.... đến năm 2020.

- Các đề án: Đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến
năm 2020; Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020,...
- Báo cáo tổng kết hoạt động của UBND Huyện Tân Hồng hàng năm.
- Số liệu thống kê huyện Tân Hồng các năm đến năm 2010 .
- Kết quả điều tra dân số huyện Tân Hồng năm 2009 (có cập nhật 2010, 2011)
- Số liệu kiểm kê đất đai các kỳ 2000, 2005, 2010 và thống kê đất đai các năm
2006, 2007, 2008, 2009.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng năm và phương
hướng nhiệm vụ của các năm của xã.
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
- Báo cáo chính trị và nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Thông Bình nhiệm kỳ
2010-2015.
- Các tài liệu bản đồ và các dự án liên quan của địa phương.
I.1.3. Cơ sở pháp lý của đề tài:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật đất đai 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 V/v ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Trang 4 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc

ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020.
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng
về việc ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng
về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 08 năm 2010 của Bộ Xây dựng
quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới.
- Thông tư số 17/TT-BXD ngày 04/08/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01 năm 2006 do Bộ Ngông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành về giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
- Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/07/2009 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc ban hành quy chuẩn trung tâm văn hóa xã.
- Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể
tha và Du lịch về việc quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm
Văn hóa - Thể thao xã.
- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn lực chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương

trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
- Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Ban Chấp hành
Đảng bộ Tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định
về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới ngày
28/10/2011.
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13
tháng 04 năm 2011 về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số
800/QĐ-TTg ngày ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trang 5 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của chính phủ về quy hoạch
xây dựng.
- Quyết định số 484/QĐ-UBND.HC ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch
UBND Tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Đồng
Tháp đến năm 2020.
- Công văn số 15/UBND-XDCB của UBND tỉnh Đồng Tháp ngày 10 tháng 01
năm 2011 về việc nội dung và chi phí trong công tác lập quy hoạch xây dựng nông
thôn mới.
- Công văn số 35/SNN-KHTC của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp
ngày 18 tháng 01 năm 2011 về việc hướng dẫn lập quy hoạch Nông nghiệp cấp xã.
- Công văn số 488/SXD-KTQH.HTKT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Sở Xây
dựng tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn quy hoạch chung nông thôn mới.

I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1. Vị trí địa lý:
- Thông Bình là 1 xã biên giới giữa Việt Nam - Campuchia, nơi có cửa khẩu
Thông Bình đối diện với cửa khẩu Pemtia tỉnh Preyvey của Campuchia.
- Thông Bình nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Tháp: phía Tây giáp xã Tân Hội cơ,
Tây Nam giáp hai xã là xã Tân Thành A và Tân Thành B; phía Bắc giáp Peamtear,
Cheang Deak, huyện Kampong trabaek, tỉnh Prevey, Campuchia với ranh giới là sông
Sở Hạ; phía Đông giáp xã Hưng Điền, huyện Tân hưng, tỉnh Long An.
I.2.2. Lịch sử hình thành xã Thông Bình qua các giai đoạn:
- Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, vào thế kỷ XIX Thông Bình xưa là đất thuộc
làng xã Thông Bình, huyện Kiến Phong, phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường dưới nhà
Nguyễn.
- Năm Gia Long thứ XVIII, rời Bảo Thông Bình từ thôn Vĩnh Thịnh đến phía
Đông sông Vàm Dừa (là phân lưu của sông Tiền Giang, chảy từ ngã 3 Nam phủ Nam
Cao Miên về Việt Nam theo hướng Bắc-Tây-Bắc, Nam-Đông-Nam cắt dọc qua Thông
Bình)
- Năm Minh Mạng XXI (1840) đắp bằng đất, năm Thiệu Trị (1841) đắp thêm 1
lũy dài 80 trượng, cao 5 mét.
- Vào thời pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng Hòa, Thông Bình thuộc tỉnh Kiến
Phong.
- Ngày 06/03/1984 hội đồng bộ trưởng ban hành QĐ36-HĐBT về việc phân
vạch địa giới 1 số xã thuộc tỉnh Đồng Tháp chia Tân Thành ( thuộc huyện Hồng Ngự)
thành Tân Thành và Thông Bình.
- Ngày 22/04/ 1989 hội đồng bộ trưởng ban hành QĐ41- HĐBT về việc phân
vạch địa giới hành chính huyện Hồng Ngự, tách xã Thông Bình về huyện Tân Hồng:
tách 1.550 ha và 2.245 nhân khẩu cho Tân Thành A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng
Tháp; tách 550 ha và 260 nhân khẩu cho Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng
Tháp; nhận 550 ha và 215 nhân khẩu từ xã Tân Hội Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng
Tháp.


Trang 6 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện:
I.3.1.Nội dung nghiên cứu đề tài:
1. Đánh giá hiện trạng xã Thông Bình theo 19 tiêu chí.
2. Đánh giá tiềm năng định hướng phát triển kinh tế xã hội và các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã Thông Bình, huyện Tân Hồng,
tỉnh Đồng Tháp.
3. Quy hoạch nông thôn mới của xã đến năm 2020.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
I.3.2.Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thống kê: Các số liệu, thông tin thu thập được trong quá trình
khảo sát và điều tra sẽ được thống kê một cách có hệ thống để có thể đưa ra các kết
luận thật chính xác: thống kê đất đai, thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội,…phục vụ
xây dựng nông thôn mới.
2. Phương pháp điều tra: Công tác lập quy hoạch nông thôn mới phải thường
xuyên tiến hành điều tra nhằm kiểm tra, đánh giá và cập nhật các yếu tố về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
3. Phương pháp bản đồ: Bản đồ là một trong những kết quả chủ yếu cần đạt
được của công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Thành lập bản đồ trung gian và
bản đồ thành quả trong quá trình lập quy hoạch: Bản đồ định hướng quy hoạch phát
triển không gian, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch phát triển hạ tầng
kỹ thuật, bản đồ quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp,…
4. Phương pháp dự báo: dùng để dự báo dân số, dự báo lao động, dự báo nhu
cầu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài là quy

hoạch xây dựng nông thôn mới.
5. Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên
gia trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai, các nhà lãnh đạo xã trên địa bàn thực
hiện đề tài…
6. Phương pháp so sánh: dùng trong việc đánh giá biến động đất đai giữa các
gia đoạn từ đó dự báo xu hướng vận động của quỹ đất đai trên địa bàn xã.
7. Phương pháp đánh giá đất đai: xác định được mức độ thích nghi của cây
trồng, vật nuôi,…nhằm mục đích bố trí quỹ đất thích hợp trong phần xây dựng quy
hoạch của xã.
8. Phương pháp định mức: xác định định mức của từng loại đất nhằm dự báo
tổng nhu cầu sử dụng đất trong kỳ lập quy hoạch.
9. Các phương pháp khác: phương pháp chuyên gia, hội thảo,…
I.3.3.Quy trình (các bước) thực hiện đề tài:
1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần thiết phục vụ cho quá trình
thực hiện đề tài.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng trên địa bàn thực hiện đề tài về: điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng quản lý và sử dụng đất,…
3. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo các
tiêu chí nông thôn mới.
4. Đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên
cứu.

Trang 7 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

5. Tiến hành lập quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã: quy hoạch phát triển

không gian, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn trên
địa bàn xã,…
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp về kết quả thực hiện nghiên cứu đề
tài.

Trang 8 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý:
Thông Bình là một xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, với tổng diện tích tự
nhiên là 2938,88 ha, dân số năm 2010 là 14.328 người.
Có vị trí địa lý nằm trong khoảng 100 52’ 58” đến 100 58’ 07” độ vĩ Bắc và 1050
27’ 07” đến 1050 32’ 44” độ kinh Đông.
Phạm vi địa giới hành chính của xã gồm:
- Phía Bắc giáp Campuchia.
- Phía Nam giáp xã Tân Thành A.
- Phía Đông giáp huyện Tân Hưng - tỉnh Long An
- Phía Tây giáp xã Tân Hội Cơ,Tân Thành B.
Đường địa giới hành chính chủ yếu đi theo sông, rạch, kênh, mương và đường
bờ thửa. Trên địa bàn có Quốc lộ 30 (cũ) đi qua kết hợp với lộ Quốc Phòng, sông Cái
Cái, sông Sở Hạ thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ, thương mại, dần hình thành cửa
khẩu Thông Bình tạo điều kiện trao đổi mậu dịch Việt Nam - Camphuchia trong tương
lai.

Xã Thông Bình gồm 5 ấp: ấp Thị, ấp Phước Tiên, ấp Long Sơn, ấp Cà Vàng
và ấp Chòi Mòi.

Hình 1: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng xã Thông Bình, H.Tân Hồng, T.Đồng
Tháp
Trang 9 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

2. Địa hình, địa mạo
Xã Thông Bình có địa hình tương đối bằng phẳng, vùng cao và vùng thấp chênh
lệnh từ 1-1,5m, có độ nghiêng từ Tây sang Đông, các gò đống. Cao độ biến thiên từ
+1,70m đến +4,00m và có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Địa hình trong xã được chia cắt bởi các hệ thống kênh rạch, do đó thuận lợi
cho việc tưới tiêu, song lại hạn chế việc đi lại, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ giới hoá
nông nghiệp.
3. Khí hậu
Xã Thông Bình mang đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Sông Cửu Long,
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa
phong phú, chia làm 02 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình của xã khá cao khoảng 270c với độ
ẩm không khí tương đối cao và ổn định, trung bình là 83%, lượng mưa tương đối ổn
định qua các năm trung bình là: 227mm /năm. Tuy nhiên, lượng mưa của phân bố
không đồng đều giữa các tháng trong năm, mùa mưa lượng mưa chiếm 90% tổng
lượng mưa cả năm và tập trung vào tháng 9, 10 trong năm, vào mùa khô lượng mưa
không đáng kể chỉ chiếm (10%).
4. Địa chất công trình.

Nằm trong vùng đất được phù sa bồi đắp hàng năm, xã Thông Bình có nền địa
chất khá ổn định, nền đất tốt, bên cạnh đó mực nước ngầm của xã sâu tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác xây, móng các công trình xây dựng có độ vững chắc cao.
5. Điều kiện thủy văn:
Xã Thông Bình có sông Cái Cái và sông Sở Hạ chảy qua nên là nguồn cung cấp
nước chủ yếu cho hệ thống kênh mương trên địa bàn xã. Xã có hệ thống kênh mương
dày đặc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Hiện trạng các tuyến thủy văn trên địa bàn xã (Phụ lục 5)
Chế độ thủy văn của được chia làm hai mùa rõ rệt và chịu tác động của ba yếu
tố chính là yếu tố lũ và mưa nội đồng và thủy triều biển đông. Theo đó chế độ thủy
triều ở biển đông tác động trên dòng sông Tiền và hai sông vàm cỏ, mực nước bình
quân, mực nước và chân triều luôn luôn cao hơn phía sông Vàm Cỏ Tây. Mặt khác do
địa hình lòng sông rộng và sâu nên qua trình truyền triều sông thuận lợi sẽ là điều kiện
thuận lợi cho sản xuất.
Mùa lũ của vùng bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 với đặc trưng là tốc độ lũ lên
nhanh gây hiện tượng ngập úng diện rộng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng, trong khi đó mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 6 năm sau gây hạn hán và thiếu nước ở một số ấp của xã. Việc tăng
cường và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi là biện pháp quan trọng và chủ yếu để khắc
phục những khó khăn này.
Với hệ thống kênh rạch, sông ngòi dày đặc của vùng được phù sa bồi đăp hàng
năm sẽ là một điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp lượng nước ngọt quanh năm cho
vùng. Thông qua các hệ thống thủy lợi, các trạm cấp nước, trạm bơm tưới lấy nước từ
các tuyến kênh rạch, sông ngòi đó để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của
người dân.

Trang 10 


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Trần Văn Dũng 

6. Các nguồn tài nguyên.
a. Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra đất của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
miền Nam (1997) và kết quả chỉnh lý bản đồ đất (Đại học Nông Lâm 1998), xã Thông
Bình có 1 nhóm đất là nhóm đất xám và được chia thành 3 loại đất sau:
- Đất xám phù sa cổ : Có diện tích 868,74 ha chiếm 29.56 % diện tích đất tự
nhiên của xã chủ yếu phân bố ở ấp Thị.
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: Diện tích 446,70ha chiếm 15,20% diện
tích tự nhiên trong xã chủ yếu thuộc bờ Tây sông Cái Cái thuộc ấp Cà Vàng.
- Đất xám có tầng loang lổ: Diện tích 1.623,44ha, chiếm 55,24% diện tích tự
nhiên trong xã chủ yếu phân bố ở ấp Phước Tiên, Long Sơn, Chòi Mòi và một phần
Bờ Tây Sông Cái Cái.
Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt nhẹ) có hàm lượng dinh
dưỡng thấp.
Nhóm đất này thích hợp cho nhiều loại cây trồng, những nơi có địa hình cao có
khả năng trồng cây màu như: đậu phộng, rau, đậu nành, mè, cây ăn trái…, những nơi
có địa hình thấp chủ động điều kiện tưới tiêu thích hợp cho trồng lúa luân canh cây
màu.
Bảng thống kê diện tích nhóm đất xã Thông Bình (Phụ lục 1)
b. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Xã Thông Bình có nguồn nước mặt khá dồi dào, quanh năm
không bị nhiễm mặn. Trên địa bàn xã có 2 con sông chảy qua: Sông Sở Hạ và Sông
Thông Bình.
- Sông Sở Hạ chạy dọc biên giới và là ranh giới giữa Việt Nam - Campuchia.
- Sông Thông Bình chảy dọc từ Bắc xuống Nam và có các kênh: kênh Công
Binh, kênh Lộ 30, kênh Tân Thành, kênh Tân Thành - Lò Gạch và các kênh nhỏ làm
nhiệm vụ chính là tiêu nước, cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt cho các vùng của xã.

Tuy nhiên một số nơi thuộc vùng sâu của huyện Tân Hồng bị ảnh hưởng bởi nước
phèn vào đầu mùa mưa.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở xã được đánh giá toàn diện về độ sâu,
chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh
hoạt. Tầng chứa nước thứ IV: phân bố ở độ sâu 190 - 200 m, lưu lượng 14 - 26 l/s,
tổng độ khoáng hóa từ 0,5 - 0,6 g/l, chất lượng nước tốt, loại hình nước Bicarbonat Natri, có mức độ chứa nước phong phú, ổn định, là tầng triển vọng cấp nước trong khu
vực.
Nhưng qua tài liệu điều tra ban đầu và thực tế sử dụng nước của nhân dân
trong xã qua các giếng khoan thì để đảm bảo cho việc khai thác nguồn nước ngầm của
xã được bền vững, xã cần có chế độ và chính sách khuyến cáo người dân nên hạn chế
việc khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu vì hiện nay gần như hầu hết nhân dân trong
xã sử dụng nguồn nước giếng cá nhân khai thác từ tầng thứ IV này.
c. Tài nguyên rừng:
Xã Thông Bình nói riêng và toàn huyện Tân Hồng nói chung diện tích rừng chủ
yếu là rừng bạch đàn và các loại cây rất đặc trưng của vùng. Theo số liệu thống kê
Trang 11 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

năm 1999, diện tích rừng của toàn huyện Tân Hồng là 144 ha. Với diện tích rừng đang
ngày càng giảm, cần có những biện pháp bảo vệ và phát triển một cách hợp lý và hiệu
quả nhất.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Xã Thông Bình nói riêng và huyện Tân Hồng nói chung có nguồn tài nguyên
khoáng sản chủ yếu là sét Kaolin, bề dày mỏ khoảng 1-1,5m, nằm dưới lớp mặt đất từ
0,6-1,3m. Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp sành, sứ và gốm mỹ nghệ.
e. Tài nguyên nhân văn:

Xã Thông Bình trải qua quá trình hình thành và phát triển lịch sử lâu dài, gắn
liền với lịch sử phát triển huyện Tân Hồng nói riêng và toàn tỉnh Đồng Tháp nói
chung, mang đậm nét lịch sử của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ khi khai phá
cho đến ngày nay đã bao lần thay đổi ranh giới và tên gọi để có được xã Thông Bình
ngày nay.
Trải qua quá trình khai phá, xây dựng và phát triển bằng bàn tay khối óc con
người nơi đây, họ đã tạo cánh đồng màu mỡ với hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn
chỉnh, những thôn ấp trù phú. Họ không những cần cù sáng tạo trong lao động sản
xuất, mà còn anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm góp phần mang
lại nền độc lâp, tư do cho dân tộc.
Với sự kiên nhẫn và cần cù trong lao động, luôn luôn biết kế thừa những kinh
nghiệm của cha ông và tiếp thu những kiến thức mới thông qua quá trình học tập và áp
dụng thực tế sẽ là một điều kiện để hình thành nguồn nhân lực dồi dào và lớn mạnh
của xã.
7. Cảnh quan:
Là vùng có cảnh quan sông rạch đẹp, ấn tượng mang đặc thù của vùng sông
rạch vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng, một vùng sông nước hữu tình và
quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành. Là nơi thu hút lượng khách
du lịch lớn hàng năm từ các nơi đổ về, mang đến cho địa phương một tiềm năng lớn về
du lịch nếu biết tận dụng và phát huy nguồn cảnh quan hiện có của xã.
8. Vấn đề thiên tai.
Xã Thông Bình nằm trong vùng chịu ảnh hưởng lớn của vấn đề thiên tai. Trong
những năm trở lại đây do quá trình biến đổi khi hậu diễn biến phức tạp, mùa lũ đã gây
ra hậu quả lớn cho vùng. Theo số liệu thống kê thì đỉnh lũ 2011 so với đỉnh lũ 2000
chỉ thấp hơn 0,4m. Mực nước của lũ lên nhanh trong giữa tháng 9 và kéo dài đến cuối
tháng 10. Điều này đã làm thiệt hại toàn bộ diện tích lúa vụ thu đông ở khu vực cánh
đồng Cà Vàng với diện tích 1.141,41 ha, thiệt hại hoa màu với diện tích là 3,55 ha;
vườn cây ăn trái với diện tích 10,59 ha; nuôi trồng thủy sản thiệt hại 340,57 tấn cá tra
các loại.

- Đồng thời mùa lũ đã làm ngập toàn bộ lộ làng phía UBND xã và làm vỡ 2
đoạn tường chắn chiều dài 50m, dân tự đập vỡ tường chắn để thoát nước ra với 32
đoạn có tổng chiều dài 179m.
- Ngập toàn bộ lộ làng phía đông Long Sơn Ngọc, lộ làng sông Sở Hạ, cùng
các điểm trường học.
Trang 12 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

Vấn đề sạt lở trên địa bàn xã cũng hết sức nghiêm trọng, chủ yếu là sạt lỡ đê
bao. Do mực nước lũ lên cao nên hầu hết đê bao bảo vệ lúa Thu Đông trên xã đều bị
nước lũ uy hiếp, tuy có lực lượng cứu hộ để bảo vệ đê nhưng do áp lực dòng chảy quá
lớn nên không thể gia cố được. Vấn đề sạt lở các cụm dân cư cũng diễn biến phức tạp
nhưng biện pháp giải quyết chủ yếu chỉ là di dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lỡ.Vì
vậy, cần có biện pháp khắc phục triệt để hơn để đảm bảo cuộc sống ổn định của người
dân.
Năm 2011 vừa qua, xã đã xảy ra 5 cơn giông lốc mặc dù không gây nguy hiểm
về tài sản và tính mạng của người dân nhưng cũng cần có giải pháp đề khắc phục kịp
thời.
9. Đánh giá điều kiện tự nhiên.
a. Lợi thế:
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của xã Thông Bình thuận lợi cho phát triển các
loại động thực vật nhiệt đới. Nền địa chất tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho các ngành.
Tiềm năng đất đai của xã Thông Bình kể cả lượng và chất khá lớn sẽ là tiềm
năng cho phát triển sản xuất nông nghiệp - chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Xã Thông Bình nằm giáp biên giới với campuchia đóng vai trò quan trọng trong

việc thúc đẩy phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ thông qua việc đầu tư mở rộng
cửa khẩu chợ biên giới Thông Bình.
b. Hạn chế:
Điều kiện tự nhiên đất đai của xã chỉ phù hợp sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là
lúa nên giá trị kinh tế không cao, nông sản ít đa dạng. Hàng năm thường có giông, lốc,
và bão gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sạc lở đê bao, kênh mương...
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã còn hạn chế về giá trị lẫn sản lượng.
Vị trí của xã được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, điều kiện hạ
tầng kỹ thuật chưa đồng bộ nên hạn chế việc đi lại, thông thương, buôn bán và trao đổi
hàng hóa.
II.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thông Bình là xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,
trong những năm qua tình hình kinh tế của xã đang có những bước tiến đáng kể, đời
sống nhân dân ngày càng ổn định. Toàn xã có 04 hợp tác xã và 12 tổ hợp tác, 58 cơ sở
sản xuất và kinh doanh tập trung ở 3 khu vực chợ Biên Giới Thông Bình, chợ Công
Binh và Chợ Long Sơn Ngọc, đây là hướng phát triển chủ đạo của nền kinh tế trong
tương lai.
Mô hình sản xuất nông nghiệp hoạt động chủ yếu là cơ sở cung cấp vật tư
nông nghiệp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; có 20 cơ sở dịch vụ cày xới và bảo quản
sau thu hoạch, máy cắt đập liên hợp, máy cắt xếp dãy và máy suốt lúa.
Theo đó:
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 65%; Thương mại - dịch vụ 23%; Công
nghiệp - TTCN: 12%.

Trang 13 


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Trần Văn Dũng 

Hình 2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Thông Bình
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về kinh tế xã Thông Bình năm 2010
Chỉ tiêu
Tỷ lệ hộ nghèo

Đơn vị tính

Hiện trạng 2010

Ghi chú

%

12,68

Tổng thu ngân sách

Tỷ đồng

1,80

Tổng chi ngân sách

Tỷ đồng

3

Người


5

Số bác sĩ trên 1 vạn dân
Giáo dục

800 dân/1 điểm trường
35 học sinh/1 phòng học

(Nguồn: UBND xã Thông Bình)
2. Hiện trạng phát triển các ngành:
a. Về sản xuất nông nghiệp:
Cây lúa: năm 2010 toàn xã đã gieo trồng được 5.341,41 ha (trong đó có 3.928
ha lúa chất lượng cao) với năng suất bình quân đạt 64 tấn/ha, sản lượng đạt 26.880 tấn
trong đó vụ đông xuân năm 2010 toàn xã đã xuống giống 1.950 ha nhưng do ảnh
hưởng của mưa nhiều, diện tích bị ngập úng phải xạ lại 617,25 ha, năng suất bình quân
75 tạ/ha, sản lượng đạt 11.040 tấn; vụ hè thu năm 2010 xã đã xuống giống 1.950 ha,
năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha, sản lượng đạt 11.700 tấn; vụ thu đông 2010 đã xuống
giống 1.441,41 ha nhưng do tầng suất lũ lên nhanh đã làm vỡ đê gây mất trắng toàn bộ
diện tích 1.441,41 ha của cánh đồng Cà Vàng. Đối với cánh đồng Chòi Mòi diện tích
300 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha, sản lượng 1.800 tấn.
Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày: năm 2010 toàn xã đã xuống giống
được 224,8/220 ha. Gồm các loại: bắp, dưa hấu, khoai lang, đậu, sen ,ớt, rau xanh các
loại,... ( trong đó vụ đông xuân: 95 ha, vụ hè thu: 60,4 ha, vụ thu đông: 69,4 ha). Xã đã
tập trung phát triển tăng vụ kết hợp với luân canh cây màu nhằm bảo vệ đất đai lâu dài
theo hướng phát triển bềnh vững. Chuyển đổi cây trồng theo hướng phù hợp, hiệu quả.
Trang 14 


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Trần Văn Dũng 

Hiện xã trồng 30-40 ha khoai lang cho năng suất cao khoảng 250 tạ/ha (số liệu Phòng
Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng năm 2010).
- Vốn đầu tư nông nghiệp chủ yếu nguồn lực trong nhân dân, nhà nước hỗ trợ
về mặt thủ tục, pháp lý và tạo điều kiện cho các cơ sở hoạt động hiệu quả.
b. Chăn nuôi:
Trong những năm vừa qua chăn nuôi gia súc gia cầm đã có bước phát triển
đáng kể trong nông nghiệp, việc thay đổi con giống đã được chú ý theo hướng cải tạo
giống địa phương thành các giống lai có sản lượng và chất lượng cao. Điều kiện tự
nhiên và tập quán sinh sống của cộng đồng dân cư xã thích hợp cho việc chăn nuôi bò
thịt, mua bò từ nước bạn (Campuchia), vỗ béo và mang lên tiêu thụ tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm không xảy ra. Qua điều tra hiện
nay tổng số đàn trâu, bò là 575 con, đàn heo 4.900 con/4.500 con, đàn gia cầm 48.400
con (số liệu phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng, 2010).
c. Nuôi trồng thủy sản:
Là xã có nguồn nước ngọt quanh năm, chịu ảnh hưởng của nguồn nước lũ từ
Campuchia đổ về kênh Tân Thành – Lò Gạch đóng vai trò trong việc điều tiết nước để
phục vụ việc tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản. Kết quả cho thấy rất phù hợp với các
loài thủy sản như: cá tra, cá trê, cá rô đồng, ... ngoài ra vùng còn nuôi thêm một số loại
như: Ba ba, ếch, lươn,...
- Điều kiện sông rạch nhỏ, hạn chế trong công tác xử lý môi trường. Huyện
không phát triển chăn nuôi thủy sản tập trung (chủ yếu là cá tra thương phẩm) trên địa
bàn xã. Việc nuôi trồng thủy sản chủ yếu do dân tự bộc phát với diện tích nhỏ lẻ trên
các ao có diện tích nhỏ, các lồng bè cặp sông Sở Hạ, Sông Thông Bình, Kênh Tân
Thành - Lò Gạch. Ngoài cá tra thương phẩm, mô hình nuôi ba ba, cá rô đầu vuông
đang được phát động mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Toàn xã có 246 ao, hầm, bè,...diện tích 45/45 ha, sản lượng khai thác và nuôi

trồng năm 2010 là 1230 tấn, con giống thả nuôi là 4.320.000 con. Ngoài ra toàn xã có
6,5 ha cá tra giống với số lượng hiện tại 10.000.000 con và 86.000 con ba ba.
d. Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ:
- Tiểu thủ công nghiệp của địa bàn xã tương đối phát triển trong năm qua như:
cơ khí, đồ mộc gia dụng,...Cơ sở kinh doanh của xã hàng năm tăng từ 20-30 cơ sở, đến
nay trên địa bàn xã có 567 cơ sở (tăng 225 cơ sở so với năm 2005); giá trị tăng thêm
13 tỷ đồng (tăng 8 tỷ so với 2005).
- Việc mua bán ở các điểm chợ diễn ra bình thường, giá cả mặt hàng luôn biến
động, nhân dân gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh hộ kinh doanh
tăng mới 18/20 cơ sở tạp hóa, giải khát, tổng giá trị lưu chuyển hàng hóa đạt 18/20 tỷ
đồng, ngoài ra trên địa bàn xã đã kết hợp với các ban nghành chức năng kiểm tra và
không phát hiện hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại.
- Hiện xã có ba chợ đã được đầu tư nâng cấp để phục vụ đáp ứng nhu cầu nhân
dân: chợ Biên Giới Thông Bình, chợ Công Binh và chợ Long Sơn Ngọc.
e. Tài chính, tín dụng:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 đạt 1,8 tỷ đồng/năm
(tăng bình quân 3% năm)
Trang 15 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

Nguồn vốn tín dụng cho vay sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, xóa đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn cất nhà đạt 3 tỷ
đồng/năm.
f. Xây dựng cơ bản:
Được Trung ương, tỉnh và huyện đầu tư xây dựng 03 tuyến lộ:
- Từ Đồn Biên Phòng 905 đến Bửng Năm Hăng (3km).

- Tuyến lộ từ UBND xã đến bến đò Long Sơn Ngọc (4,2km).
- Lộ nhựa từ bến đò Long Sơn Ngọc đến Tân Thành B (2,3km), ngoài ra trên
địa bàn xã còn:
Xã đã xây dựng 04 trạm cấp nước sạch; 02 cầu bêtông: cầu qua sông Cái Cái
và Cầu Lộ 30 qua cụm dân cư; hạ thế 7 trạm bơm điện, làm mới tường chắn và các
kênh thủy lợi nội đồng khu vực lúa vụ 3 ấp Cà Vàng, gắn bóng đèn đường lộ 30, tu bổ
các đê bao trong toàn xã.
- Về điện: hiện nay có 3.471/3507 hộ, chiếm 99% số hộ sử dụng điện quốc gia.
- Về nước sạch: có 2.746/3.507 hộ, chiếm 78,3% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh.
- Về nhà ở có nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ sinh: 1.683/3.507 hộ, chiếm 48%
trên tổng số hộ trên địa bàn xã.
Xã đã tiến hành nâng cấp trường THCS Phước Tiên và sữa chữa các điểm
trường trên địa bàn xã để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong thời gian tới.
g. Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp của xã không đáng kể, phần lớn chủ yếu là rừng Bạch
đàn và đất trồng cây lâu năm. Hiện diện tích đất trồng cây lâu năm: 21.67 ha chiếm tỉ
lệ thấp 0,74%. Tương lai cần phát triển trồng rừng các tuyến biên giới ven sông Sở Hạ.
3. Xã hội:
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, xã đã thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục,
y tế, tập trung đầu tư và sự đóng góp của nhân dân ngày càng nhiều, hoàn thành các
chỉ tiêu nghị quyết đề ra góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân.
a. Dân số:
Theo số liệu thống kê dân số năm 2010, tổng dân số trên địa bàn xã Thông Bình
là 14.328 người với 3.507 hộ với mật độ dân số là 424 người/km2.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của xã là 1,08%. Dân cư chủ yếu phân bố dọc
theo các tuyến giao thông chính trên địa bàn xã.
Bảng 2: Hiện trạng dân số xã Thông Bình năm 2010
TT
1

2

Chỉ tiêu
Dân số
Số hộ

Đơn vị
tính
Người

Dân số phân theo các ấp
Phước

Long
Ấp Thị
Tiên
Vàng
Sơn
2.862
3.329 2.606 2.980

Hộ
609
796
516
(Nguồn: UBND xã Thông Bình)

Trang 16 

660


Chòi
Mòi
2.552
476

Tổng
14.328
3.507


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

b. Lao động:
Hiện nay, nguồn lao động trên địa bàn xã Thông Bình chủ yếu phục vụ cho lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp, hiện có 10.028/14.328 người chiếm 70% tổng dân số trên
địa bàn xã, trong đó:
- Lao động được qua đào tạo nghề: 172 người.
- Lao động được học nghề nông thôn: 141 người.
- Số lao động được giải quyết việc làm: 375 người/năm
c. Thu nhập:
Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của xã là 10.365.000đ/người/năm
bằng 0,67 lần so với thu nhập bình quân chung của tỉnh. Đây là nguồn thu nhập chủ
yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, và
các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ của người dân địa phương. Trong tương lai cần có
những giải pháp, chính sách hợp lý để tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân
địa phương.
d. Giáo dục :

Cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng khang trang, chất lượng dạy và học được
nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ vào mẫu giáo đạt 99%; huy động trẻ em vào bậc tiểu học
đạt 99%; huy động học sinh vào bậc trung học cơ sở đạt 98%; duy trì công tác đạt
chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
e. Y tế:
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được bảo đảm, trong năm 2011 xã đã
thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, duy trì mỗi trạm y tế có bác sĩ phục vụ,
công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc và bảo vệ trẻ em, góp phần giảm tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên xuống còn 1,0%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 13,77%.
f. Văn hóa - thể dục thể thao:
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển với tỷ lệ
dân số tham gia tập luyện thể dục thường xuyên đạt 16%, gia đình thể thao đạt 5,6%.
Chất lượng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa nâng lên ngày
càng rõ rệt. Theo đó hàng năm có trên 88% số hộ đạt gia đình văn hóa, hiện xã đã có
4/5 ấp đạt ấp văn hóa. Năm 2011 xã đã phát thanh được 278 lượt tin tức/năm. Đây là
một tín hiệu đáng mừng cho công tác xây dựng nông thôn mới của xã trong lĩnh vực
văn hóa xã hội.
g. Chính sách xã hội:
Được thực hiện thường xuyên trên địa bàn xã như: đã vận động sửa chữa xây
dựng được 34 căn nhà tình nghĩa và 106 căn nhà tình thương, xóa nhà tạm bợ 1.320
căn. Hàng năm đẩy mạnh công tác dạy nghề với 580 người/năm, giải quyết việc làm
1784 người, xuất khẩu lao động 30 người. Bên cạnh đó xã đã thường xuyên tổ chức
đến thăm và họp mặt các gia đình chính sách, người già neo đơn vào dịp tết và ngày
thương binh liệt sĩ (27/7) nhằm phát huy tinh thần tương thân tương ái, nâng cao đạo
đức lối sống của người dân địa phương.
h. Công tác xóa đói giảm nghèo:
- Trong nhiệm kỳ trên xã được giải ngân trên 7 tỷ đồng cho hộ nghèo vay vốn
chăn nuôi và mua bán, được ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã đã hỗ trợ hộ vay
vốn sử dụng đúng mục đích nên số hộ nghèo đã giảm 254 hộ và còn lại là 448 hộ
(chiếm 12,68%).


Trang 17 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

- Thực hiện chương trình của Chính phủ về xây dựng cụm, tuyến dân cư, đã
hoàn thành cụm Lăng Xăng 3, Côn Óet, Ba Lê Hiếu, ngã ba Thông Bình, Chảng Xê
Đá, cụm Cà Vàng, tuyến Lộ 30, tuyến Công Binh và bố trí được 455 hộ vào ở ổn định,
hỗ trợ di dân cho 271 hộ.
- Hiện tại xã có 7 trạm cấp nước sạch cung cấp cho dân: TCN CDC Chợ Long
Sơn Ngọc, TCN Chợ Biên Giới Thông Bình, TCN Chợ Trời(Công Binh), TCN Chín
Kheo (Mương Chín Kheo), TCN CDC Bờ Đông Long Sơn Ngọc, TCN TDC Lộ 30 cũ
và TCN Chòi Mòi. Có 70% hộ sử dụng nước sạch; 99% số hộ sử dụng điện sinh hoạt,
đạt nghị quyết đề ra.
Bảng thống kê các chỉ tiêu xã hội năm 2010 (Phụ lục 1).
II.1.3. Hiện trạng và quản lý sử dụng đất
1. Hiện trạng sử dụng đất xã Thông Bình năm 2010:
a. Cơ cấu sử dụng đất:
Những năm gần đây, thị trường đất đai ở các xã nói chung và trên địa bàn xã
Thông Bình nói riêng dần được hình thành, tuy không biến động lớn như ở các khu
vực thị trấn, thị xã, song trên địa bàn đất đai dọc theo các trục đường giao thông chính
và khu vực chợ xã thì việc mua bán, sang nhượng đất đai có xu thế gia tăng dưới nhiều
hình thức đa dạng, phong phú.
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất xã Thông Bình năm 2010
STT

Chỉ tiêu




Đất nông nghiệp

Tỷ lệ
(%)

2938,88

100,00

NNP

2428,11

82,62

TỔNG DIỆN TÍCH
1

Diện tích
(ha)

Trong đó:
1.1

Đất lúa nước

DLN


2396,20

81,53

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

21,67

0,74

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD

1.5

Đất rừng sản xuất


RSX

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

10,24

0,35

1,7

Đất làm muối

LMU

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

510,77

17,38

2.1


3,86

0,13

2.2

Trong đó:
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
CTS
trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
CQP

10,20

0,35

2.3

Đất an ninh

CAN
Trang 18 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 


2.4

Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại

DRA

0,64

0,02

2.5

Đất khu công nghiệp

SKK

2.6

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

0,1

0,00

2.9

Đất di tích danh thắng


DDT

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

0,13

0,00

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

SMN

174,26

5,93

2.13


Đất phát triển hạ tầng

DHT

168,88

5,75

3

Đất đô thị

DTD

4

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

DBT

5

Đất khu du lịch

DDL

6

Đất khu dân cư nông thôn


DNT

152,70

5,20

Hình 3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Thông Bình
Với diện tích 2938,88 ha, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 2428 ha
chiếm tỷ lệ 82,62 %, trong đó chủ yếu là:
- Đất trồng lúa nước 2396,20 ha, chiếm 81,53% trên tổng diện tích của xã.
- Đất trồng cây lâu năm 21,67 ha, chiếm 0,74% trên tổng diện tích của xã.
- Đất nuôi trồng thủy sản 10,24 ha, chiếm 0,35% trên tổng diện tích của xã.

Trang 19 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

Hình 4: Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp xã Thông Bình năm 2010
Đất phi nông nghiệp có diện tích 510,77 ha, chiếm 17,38% diện tích trên toàn
địa bàn xã. Trong đó chủ yếu là:
- Đất khu dân cư nông thôn có diện tích 152,70 chiếm 5,20% diện tích trên
toàn địa bàn xã.
- Đất có mặt nước chuyên dùng với diện tích 174,26 ha, chiếm 5,93% diện tích
trên toàn xã.
- Đất phát triển cơ sở hạ tầng với diện tích 168,88 ha, chiếm 5,75% diện tích
trên toàn xã.
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước có diện tích 3,86 ha chiếm

0,13% trên toàn diện tích của xã.
- Đất quốc phòng có diện tích 10,20 ha chiếm 0,35% diện tích trên toàn địa
bàn xã.
- Đất xử lý chôn lấp chất thải nguy hại có diện tích 0,64 ha chiếm 0,02% diện
tích trên toàn xã.
- Ngoài ra, đất phi nông nghiệp còn có các loại đất như: đất cơ sở sản xuất
kinh doanh, đất tín ngưỡng tôn giáo chiếm diện tích không đáng kể.

Trang 20 


Ngnh: Qun Lý t ai

SVTH: Trn Vn Dng

Hỡnh 5: C cu s dng t phi nụng nghip xó Thụng Bỡnh nm 2010
b. C cu s dng t theo i tng s dng v i tng qun lý:
Bng 4: C cu s dng t theo i tng s dng v i tng qun lý
t.
Tổng
diện tích
các loại
đất trong
địa giới
hnh
chính


cấu
DT

loại
đất
so
với
tổng
DT

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

2938,88

100.

2566,79

87,34

19,52

0,66


NNP

2428,11

82,62

2414,08

99,42

14,02

0,58

SXN

2417,87

82,27

2403,84

99,42

14,03

0,58

CHN


2396,20

81,53

2390,94

99,79

5,27

0,22

LUA

2396,20

81,53

2390,94

99,79

5,27

0,22

CLN

21,67


0,74

12,91

59,57

8,76

40,43

NTS

10,24

0,35

10,24

100

PNN

510,77

17,37

152,70

29,90


5,49

OTC

152,70

5,20

152,70

100

ONT

152,70

5,20

152,70

100

CDG

183,68

6,25

0,01


0,004

CTS

3,86

0,13

CQP

10,20

0,35

CSK

0,10

0,003

CCC

169,52

5,77

TTN

0,13


0,004

174,26

5,93



(3)

NTD
SMN

Cơ cấu diện tích theo đối tợng
đợc giao để quản lý

Cơ cấu diện tích theo đối tợng sử dụng
Tổ chức trong nớc (TCC)
Hộ gia đình, cá
nhân (GDC)

Diện tích

0,01

UBND cấp xã
(UBS)
Diện
tích


%

Tổ chức kinh
tế (TKT)
Diện
tích

%

Tổ chức khác
(TKH)

Diện
tích

Diện
tích

%

%

Cộng đồng
dân c (CDS)

Diện
tích

%


UBND cấp xã
(UBQ)

Diện
tích

%

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(22)

(23)

(26)

0,1

0,003

14,77


0,503

0,05

0,002

0,08

0,03

337,57

11,47

1,07

0,01

0,02

14,77

2,89

0,05

0,01

0,08


0,02

337,57

66,09

5,49

2,99

0,01

0,05

14,77

8,04

163,31

88,91

3,86

100
10,20

100


4,58

2,70

163,31

96,34

174,26

100,00

8,65

(10)

%

Cơ quan, đơn
vị của Nh
nớc (TCN)

0,01
1,63

0,96

(27)

91,35


0,05

38,72

0,08

(Ngun: Phũng TNMT huyn Tõn Hng, tnh ng Thỏp)

Trang 21

61,27


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trần Văn Dũng 

Xã Thông Bình có diện tích tự nhiên 2.938,88 ha, theo đó xét theo đối tượng sử
dụng và quản lý đất thì:
- Hộ gia đình cá nhân (GDC): với diện tích 2.566,79 ha, chiếm 87,34%.
- UBND cấp xã (UBS): với diện tích 19,518 ha, chiếm 0,664%.
- Tổ chức kinh tế (TKT): với diện tích 0,095 ha, chiếm 0,003%.
- Cơ quan đơn vị nhà nước (TCN): với diện tích 14,77 ha, chiếm 0,503%.
- Tổ chức khác (TKH): với diện tích 0,0512 ha, chiếm 0,002%.
- Cộng đồng dân cư (CDS): với diện tích 0,081 ha, chiếm 0,03%
- UBND cấp xã quản lý (UBQ): với diện tích 337,57 ha, chiếm 11,47%.
Đất nông nghiệp có diện tích là 2.428,11 ha trong đó cơ cấu sử dụng tính theo
đối tượng sử dụng đất gồm:
- Hộ gia đình cá nhân (GDC): với diện tích 2.414,09 ha, chiếm 99,42%.

- UBND cấp xã (UBS): với diện tích 14,03 ha, chiếm 0,58%.
Đất nông nghiệp của xã phần lớn là đất trồng lúa với diện tích 2.396,20 ha.
Trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân: có diện tích 2.390,94 ha, chiếm 99,78%.
- UBND cấp xã (UBS): có diện tích 5,27 ha, chiếm 0,22%.
Đất trồng cây lâu năm với diện tích 21,67 ha, trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân (GDC): có diện tích 12,91 ha, chiếm 59,57%.
- UBND cấp xã (UBS): có diện tích 8,76 ha, chiếm 40,43%.
- Đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 10,24 ha, trong đó hộ toàn bộ đối tượng
sử dụng là hộ gia đình cá nhân.
Đất phi nông nghiệp: có diện tích là 510,77 ha, trong đó cơ cấu theo đối tượng
sử dụng đất và đối tượng quản lý đất gồm:
- Hộ gia đình cá nhân (GDC): có diện tích 152,71 ha, chiếm 29,9%.
- UBND cấp xã (UBS): có diện tích 5,49 ha, chiếm 1,08%.
- Tổ chức kinh tế (TKT): có diện tích 0,1 ha, chiếm 0,01%
- Cơ quan đơn vị nhà nước (TCN): có diện tích 14,77 ha, chiếm 2,89%.
- Tổ chức khác (TKH): có diện tích 0,05 ha, chiếm 0,01%.
- Cộng đồng dân cư sử dụng đất (CDS): có diện tích 0,08 ha, chiếm 0,02%.
- UBND cấp xã quản lý (UBQ): có diện tích 337,57 ha, chiếm 66,09%.

Trang 22 


×